Nghiên cứu khoa học
KẾT QUẢ VỀ KHẢ NĂNG THẤM
THUỐC BẢO QUẢN B (NAF +
NA2B4O7 ) ĐỐI VỚI MÂY CALAMUS,
GIANG MACCLUROCHLOA LÀM
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
KẾT QUẢ VỀ KHẢ NĂNG THẤM THUỐC BẢO QUẢN B (NAF + NA
2
B
4
O
7
) ĐỐI VỚI MÂY CALAMUS,
GIANG MACCLUROCHLOA LÀM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Hoàng Thị Tám
Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Với thuốc NaF + Na
2
B
4
O
7
5% tẩm theo phương pháp ngâm thường. Kết quả nghiên cứu về khả
năng thấm thuốc bảo quản B cho từng loại hình nguyên liệu mây, giang làm hàng thủ công mỹ nghệ theo
phương pháp ngâm thường đã xác định được: Mây chẻ sợi tại độ ẩm 48% đạt lượng thuốc thấm 29,71g/kg
mây nguyên liệu; Ruột mây tại độ ẩm 30,85 đạt lượng thuốc thấm 33,89g/kg mây nguyên liệu; Giang chẻ
thanh tại độ ẩm 48,79 đạt lượng thuốc thấm 1,09kg/m
3
; Giang chẻ nan tại độ ẩm 24,97% đạt lượng thuốc
thấm 26,57g/kg giang chẻ nan. Các kết quả nghiên cứu trên đạt hiệu lực tốt đối với nấm mốc và mọt gây hại.
Từ khoá: Thuốc bảo quản B, Mây, Giang, Hàng thủ công mỹ nghệ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mây Calamus, Giang Maclurochloa là nguồn lâm sản ngoài gỗ có đặc tính dẻo dai, dễ uốn, màu
trắng đẹp. Với thế mạnh về trữ lượng lớn và chu kỳ khai thác ngắn, mây, giang vẫn là nguồn vật liệu phổ
biến phục vụ làm hàng thủ công mỹ nghệ. Nhược điểm lớn của mây, giang là rất dễ bị nấm mốc và mọt phá
hoại. Các phương pháp bảo quản trước đây nhằm kéo dài tuổi thọ đã được áp dụng như ngâm nước, luộc
dầu, sấy diêm sinh nhưng có nhiều hạn chế về hiệu quả bảo quản và điều kiện áp dụng.
Những tiến bộ kỹ thuật về bảo quản bằng hoá chất có thể khắc phục các nhược điểm của phương
pháp bảo quản cổ truyền, góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng. Ở Việt Nam, trước những năm 1990,
một số đề tài nghiên cứu bảo quản chống mốc cho song, mây bằng thuốc hoá học đã được thực hiện và đạt
hiệu quả cao với các loại thuốc PBB, PNaF. Từ năm 2002 trở lại đây, các loại thuốc đó bị cấm sử dụng.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về các chế phẩm bảo quản cũng như kỹ
thuật tác động xử lý bảo quản tre, gỗ, chuyên đề: “Nghiên cứu khả năng thấm thuốc bảo quản lâm sản đối
với mây Calamus, Giang Maclurochloa làm hàng thủ công mỹ nghệ” được thực hiện, nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị của nước ta.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
+ Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance, 1975) có độ tuổi từ 3- 4 , khai thác tại Hoà Bình.
+ Giang (Maclurochloa sp) có độ tuổi từ 3 – 5 khai thác tại Tuyên Quang.
+ Thuốc bảo quản B, nồng độ dung dịch 5%.
Phương pháp nghiên cứu
* Khả năng thấm thuốc bảo quản B đối với mây chẻ sợi, ruột mây và giang chẻ nan.
- Quy cách mẫu:
+ Ruột mây, mây chẻ sợi: 10 sợi có kích thước 1000 x (3-4)(mm) cuộn thành một mẫu
+ Giang chẻ nan: 10 nan có kích thước 500 x 50 x (1-1,5) (mm) bó thành một mẫu:
Số l mẫu cho mỗi công thức thí nghiệm là 9
- Phương pháp xử lý mẫu:
Các mẫu mây chẻ sợi, ruột mây, giang chẻ nan được ngâm chìm trong dung dịch thuốc bảo quản
theo các cấp thời gian 30, 60, 90 phút. Mẫu sau khi vớt để ráo mặt và đánh giá theo công thức:
1
12
P
CPP
Po
(g/kg)
Trong đó: P: lượng thuốc thấm
P
1
khối lượng nguyên liệu trước khi tẩm
P
2
khối lượng nguyên liệu sau khi tẩm
C nồng độ dung dịch chế phẩm trước khi tẩm
* Khả năng thấm thuốc bảo quản B đối với giang chẻ thanh:
- Quy cách mẫu: Mẫu lấy ở phần giữa cây có kích thước 200 x 20 x chiều dày thành giang (mm)
không chứa đốt. Số lượng mẫu cho mỗi thí nghiệm là 20
- Phương pháp xử lý mẫu: Các mẫu giang chẻ thanh được ngâm chìm trong dung dịch thuốc bảo
quản trong thời gian 16 giờ, 24 giờ , 48 giờ. Mẫu sau khi vớt để ráo mặt và đánh giá theo công thức:
C
Vc
PP
P
12
(kg/m
3
)
Vc là thể tích của vật liệu tẩm m
3
Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mền Excel chuyên dụng
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả về độ ẩm ban đầu của nguyên liệu mây, giang được ghi tại bảng 1 và kết quả về khả năng
thấm thuốc B theo phương pháp ngâm thường được thể hiện tại bảng 2 và bảng 3
Bảng 1. Độ ẩm ban đầu của các loại hình nguyên liệu mây, giang
TT Nguyên liệu Độ ẩm (%) Ghi chú
Chẻ sợi 48,0
1 Mây
Ruột mây 30,85
Chẻ thanh 48,79
2
Giang
Chẻ nan 23,16
Kết quả tại bảng 1 cho thấy: Do các làng nghề thủ công chủ yếu sử dụng mây, giang đã qua sơ chế,
nên độ ẩm ban đầu khi đưa vào sản xuất đều dưới ngưỡng độ ẩm 50%.
Bảng 2. Lượng thuốc thấm của mây chẻ sợi, ruột mây và giang chẻ nan
theo các cấp thời gian ngâm
Loại nguyên liệu Độ ẩm (%)
Thời gian
ngâm
Lượng thuốc
thấm (g/kg)
Ghi chú
30 23,98
60 29,71
Mây chẻ sợi 48
90 32,84
30 26,3
60 33,89
Ruột mây 30,85
90 42,43
Giang chẻ nan 23,16 30 26,57
60 30,65
90 32,01
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Lượng thuốc thấm (g/kg)
30 60 90
Thời gian ngâm (phút)
Lîng thuèc thÊm cña m©y chÎ sîi, ruét m©y vµ giang chÎ nan
Mây chẻ sợi
Ruột mây
Giang chẻ nan
Qua bảng 2 cho thấy:
- Lượng thuốc thấm của mây chẻ sợi tăng dần lên theo thời gian ngâm. Với lượng thuốc thấm đạt
29,71g/kg cho thấy thuốc có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập đối với nấm mốc và mọt. Ở phần sợi, các tế
bào hoàn toàn xắp xếp theo chiều dọc thân cây ngay cả nơi tiếp xúc giữa 2 lóng thân tiếp giáp nhau, khi
ngâm sợi mây vào trong dung dịch thuốc, các ống mạch trở thành các ống mao dẫn, dẫn thuốc thấm sâu vào
sợi mây. Hơn nữa, đặc điểm của mây chẻ sợi rất mỏng nên cũng rất thuận lợi cho quá trình thấm thuốc bảo
quản.
- Lượng thuốc thấm của ruột mây lớn hơn so với mây chẻ sợi. Tại ngưỡng thời gian 60 phút lượng
thuốc thấm đạt 33,89g/kg có hiệu lực phòng chống nấm mốc tốt. Tiếp đến là thời gian ngâm 90 phút lượng
thuốc thấm có tăng lên đáng kể đạt 42,43g/kg và hoàn toàn có khả năng phòng chống nấm mốc. Ở phần
ruột mây, tế bào nhu mô có kích thước lớn hơn rất nhiều so với ở phần cật (gấp 2 – 3 lần so với phần cật).
Đặc điểm cấu tạo này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thấm thuốc.
- Lượng thuốc thấm của giang chẻ nan cho thấy: Thời gian ngâm 30 phút lượng thuốc thấm chỉ đạt
26,57g/kg. Sau 60 phút ngâm trong dung dịch thuốc bảo quản lượng thuốc đạt được là 30,65 g/kg và cao
nhất là tại ngưỡng thời gian ngâm 90 phút đạt 32,01g/kg. Theo kết quả khảo nghiệm hiệu lực của thuốc bảo
quản đối với giang chẻ nan, ở định mức đạt lượng thuốc thấm 30,65g/kg thuốc có khả năng ngăn chặn nấm
mốc gây hại. Đối với giang chẻ nan thuốc bảo quản thấm dễ dàng hơn so với giang chẻ thanh bởi ở dạng
nan phần biểu bì và ruột lụa đã được tách ra. Ở phần lóng, các tế bào của giang hoàn toàn xắp xếp theo
chiều dọc thân cây nên hướng thấm từ hai bên là chủ yếu. Do vậy con đường để thấm dung dịch thuốc bảo
quản chính là các lỗ thông ngang trên vách tế bào.
Tóm lại, khả năng thấm dung dịch thuốc ở phần ruột mây là lớn nhất, tiếp theo là giang chẻ nan và nhỏ
nhất là mây chẻ sợi. Do đó, trong qua trình ngâm tẩm hết sức chú ý đến kết cấu nguyên liệu để đảm bảo
màng thuốc được liên tục.
Kết quả đạt được về lượng thuốc thấm của giang chẻ thanh khi tẩm thuốc B 5% theo phương pháp
ngâm thường với thời gian 16 giờ, 24 giờ, 48 giờ được ghi trong bảng 3
Bảng 3. Lượng thuốc thấm của giang chẻ thanh
TT Độ ẩm (%)
Thời gian ngâm
(h)
Lượng thuốc
thấm (kg/m
3
)
Ghi chú
1 16 0.80
2 24 1.09
3
48,79
48 1.14
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
Lîng thuèc thÊm (kg/m3)
16 24 48
Thêi gian ng©m (h)
Lîng thu èc th Êm cña gian g chÎ thanh
Kết
quả nhận được từ bảng 1.3 cho thấy khi thời gian ngâm tăng thì lượng thuốc thấm của giang cũng tăng. Như
vậy thời gian ngâm có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng thuốc thấm. Tuy nhiên, lượng thuốc thấm vào giang
trong ngày đầu là lớn nhất. Xét ở cùng nồng độ 5%, ngâm 24 giờ lượng thuốc thấm đạt 1.09kg/m
3
. Kéo thời
gian ngâm thêm 24 giờ nữa lượng thuốc thấm nhận được tăng lên không nhiều ( 0.05kg/m
3
.). Đối với giang
chẻ thanh, khi ngâm tẩm do phần biểu bì chứa nhiều diệp lục tố và được cấu tạo bởi lớp cutin hoá và sáp, lỗ
khí khổng phân bố trên các mô cứng của biểu bì, khi ngâm tẩm bảo quản lớp mô cứng và sáp tạo thành yếu
tố ngăn cản dung dịch thuốc bảo quản khó thấm qua. Hơn nữa ở phần cật giang, độ rỗng của các tế bào rất
nhỏ nên khả năng thấm thuốc bảo quản cũng rất hạn chế. Ở phía trong cùng của thành giang là một lớp tế
bàảo cứng và được bao bọc bởi ruột lụa mỏng mầu trắng. Lớp lụa này có tác dụng bảo vệ, tăng thêm độ
cứng vững cho lớp tế bào nhu mô của ruột giang, đồng thời nó cũng gây khó khăn cho chất lỏng như dung
dịch thuốc bảo quản thấm qua.
Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2002) về sức thấm thuốc bảo quản tre, luồng ở độ ẩm
thấp cũng chỉ ra rằng với thời gian ngâm 24 giờ lượng thuốc thấm đạt 7,09 kg/m
3
, khi tăng thời gian ngâm 72
giờ lượng thuốc thấm đạt 9,66kg/m
3
. Như vậy, nếu kéo dài thời gian ngâm thì lượng thuốc thấm tăng thêm là
rất nhỏ
KẾT LUẬN
Với thành phần của thuốc NaF + Na
2
B
4
O
7
5% xử lý tẩm theo phương pháp ngâm thường, kết quả về
khả năng thấm thuốc cho từng loại hình nguyên liệu mây, giang làm hàng thủ công mỹ nghệ được xác định:
- Mây chẻ sợi tại độ ẩm 48% đạt lượng thuốc thấm 29,71g/kg mây nguyên liệu đạt hiệu lực tốt đối
nấm mốc và mọt gây hại.
- Ruột mây tại độ ẩm 30,85% đạt lượng thuốc thấm 33,89g/kg mây nguyên liệu đạt hiệu lực tốt đối
với nấm mốc và mọt gây hại.
- Giang chẻ thanh tại độ ẩm 48,79 đạt lượng thuốc thấm 1,09kg/m
3
đạt hiệu lực tốt đối với nấm mốc
và mọt gây hại.
- Giang chẻ nan tại độ ẩm 24,97% đạt lượng thuốc thấm 26,57g/kg giang chẻ nan đạt hiệu lực tốt
đối với nấm mốc và mọt gây hại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và
cấm sử dụng ở Việt Nam.
Phạm Danh Biểu, 2004. Nghiên cứu khả năng thấm thuốc NaF – Bo của hai loài Thông mã vĩ, bạch đàn
trắng bằng phương pháp chân không áp lực
Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2002. Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản tre dùng trong xây dựng, Luận án Tiến sĩ kỹ
thuật.
Lê Duy Phương, 2004. Nghiên cứu tạo thuốc chống mốc cho lâm sản, Báo cáo nghiệm vụ khoa học, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trung tâm khảo nghiện thuốc BVTV phía Bắc, 2006. Hướng dẫn khảo nhiệm hiệu lực của thuốc bảo quản
chống mốc cho gỗ.
RESULTS OF PRESERVATIVE B (A MIXTURE OF NAF AND NA
2
B
4
O
7
) PERMEABILITY CAPACITY OF
MATERIALS USED FOR FINE ARTS AND HANDICRAFT PRODUCTS MADE FROM RATTAN
(CALAMUS) AND BAMBOO (MACCLUROCHLOA)
Hoang Thi Tam
Forest Products Preservation Research Division
Forest Science Institute of Vietnam
The preservative B (a mixture of NaF and Na
2
B
4
O
7
) is penetrated into the bamboo Maclurochloa and
the rattan Calamus, which are used for producing handicrafts and fine art products, using the ordinary
immersion method at a concentration of 5%. Results show preservative permeability capacity of the
materials: Rattan slat moisture 48% Preservative capacity 29,71 g/kg material; Rattan core moisture 48.79%
preservative capacity 33.89 g/kg material; Bamboo strip moisture 24.97% preservative capacity 1.09 kg/m
3
material; Bamboo slat moisture 24.97% preservative capacity 26.57 kg/m
3
material.
Keyword: B preservation, Calamus, Maclurochloa, handicrafts products