Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

(Luận văn tmu) thực trạng việc triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.5 KB, 46 trang )

MỤC LỤC

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1
PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG.............................................................................3
Lý do chọn đề tài:................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận.....................................................................................................5
1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan...........................................................5
1.1. Khái niệm nghèo...........................................................................................5
1.2. Khái niệm giảm nghèo.................................................................................5
1.3. Quan niệm về giảm nghèo bền vững...........................................................6
1.4. Khái niệm CTXH với người nghèo.............................................................6
2. Các nguyên tắc làm việc với người nghèo.....................................................6
2.1. Tiến trình CTXH với người nghèo.............................................................6
2.2. Một số kỹ năng làm việc với người nghèo..................................................6
3. Một số văn bản, chính sách hiện hành của nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo..7


II. Thực trạng việc triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia nhằm
giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.................................9
1.Thực trạng việc triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia nhằm
giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.................................9
1.1. Khái quát chung...........................................................................................9
1.2. Đặc điểm và nhu cầu của người nghèo tại Thành phố Hà Tĩnh............10
1.3.Thực trạng việc triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia nhằm
giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh...............................13
2. Đánh giá việc triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm
nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.........................................15
2.1. Hoạt động cụ thể.........................................................................................15
2.2. Hiệu quả hoạt động....................................................................................19
III. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng triển khai theo chương trình
mục tiêu quốc gia nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà


Tĩnh.....................................................................................................................21
PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................25


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTXH: công tác xã hội
LĐ-TBXH: Lao động – Thương binh Xã hội
XĐGN: xóa đói giảm nghèo


PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi toàn nhân loại đang bước vào thế kỷ 21 với nhiều thành tựu
lớn trên nhiều lĩnh vực, đăc biệt là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các cơng
trình nghiên cứu và đời sống. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó vẫn tồn tại một
thách thức lớn cho nhân loại – nạn đói nghèo.
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, tiến tới một nước cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa. Song, nạn đói nghèo vẫn cịn diễn ra khá nhiều trên
địa bàn cả nước, đó là những cản trở lớn cho sự phát triển của nước ta trong thời
kỳ hộp nhập và phát triển.
Giảm nghèo là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay được đa sống
người dân trên cả nước quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rât nhiều
những chính sách, chương trình nhằm “xóa đói giảm nghèo” như các chương
trình: 134, 135- II,… và một số chính sách như: cho người nghèo vay vốn với lãi
xuất thấp, cấp vốn cho gia đình hộ nghèo,… Hướng dẫn các hộ gia đình tăng gia
sản xuất, tham gia tích cực vào hoạt động kinh tế,… Nhưng, kết quả mang lại
chưa cao.
Bên cạnh sự phát triển tại các cùng đơ thị lớn, vẫn cịn tồn tại một bộ phận
không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa... đang chịu


1


cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống
như ăn, ở, mặc, đi lại...Chính vì vậy, sự phân hố giàu nghèo ở nước ta ngày
càng diễn ra mạnh mẽ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng hiệu quả giảm nghèo chưa cao.
Do đó, bên cạnh việc thể hồn thiện hơn nữa các chính sách pháp luật thì
Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh sự phát triển ngành Công tác xã hội nhằm
trợ giúp những đối tượng yếu thế. Việc trợ giúp cho những đối tượng nghèo đói
là vấn đề cần thiết hiện nay của xã hội, nó mang tính xã hội, có ý nghĩa nhân văn
và nhân quyền sâu sắc, hướng tới xây dựng một Việt Nam văn minh, giàu mạnh
khơng cịn đói nghèo.
Thành phố Hà Tĩnh là một vùng đất nghèo thuộc miền trung của nước ta.
Công tác giảm nghèo ở Hà Tĩnh những năm qua đạt những kết quả đáng khích
lệ, diện mạo nơng thơn có nhiều khởi sắc, đời sống của người nghèo được cải
thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đến nay chỉ còn 5%. Song, tỷ lệ đó chưa bền vững,
tỷ lệ hộ cận nghèo còn khá cao.
Để làm rõ hơn về quá trình thực hiện cơng tác giảm nghèo tại địa phương,
tơi xin lựa chọn đề tài: “Thực trạng việc triển khai theo chương trình mục tiêu
quốc gia nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh”.

2


Do kiến thức, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bài viết của tơi khơng
tránh khỏi sai sót. Kính mong các thầy, cô chỉ bảo và nhận xét để bài viết của tơi
được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy, cô.


3


4


PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG

Lý do chọn đề tài:
Nghèo là một vấn đề xã hội mang tính chất tồn cầu, nó khơng chỉ diễn ra ở
các nước chậm phát triển với nền kinh tế lạc hậu mà còn diễn ra ở các nước
đang phát triển và trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài
chính tồn cầu, làm cho sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
giảm thì vấn đề nghèo lại càng gia tăng nhanh.
Theo báo cáo mới nhất năm 2017 vừa được Liên Hiệp quốc đưa ra, số
người đói nghèo trên khắp thế giới tăng cao. Trong năm 2016 có khoảng 815
triệu người đói nghèo - tăng 38 triệu so với một năm trước đó. Điều này làm ảnh
hưởng tới 11% dân số thế giới, đặc biệt làChâu Á - nơi có số người đói nghèo
nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại (520 triệu người).
Chính phủ Việt Nam coi vấn đề giảm nghèo là mục tiêu quan trọng xuyên
suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hơn hai mươi năm
đổi mới và phát triển, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều đề án, chương
trình, giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo xuống mức thấp nhất, cả hệ thống chính trị
Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, giảm

5


nghèo, đã đạt được những kết quả to lớn và bền vững rất đáng tự hào, được nhân

dân trong nước hưởng ứng mạnh mẽ, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước chủ động điều tiết
hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu và hoạt động xóa đói giảm
nghèo quốc gia. Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu như đầu tư hỗ trợ
sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ cứu trợ xã hội,.... để giúp đỡ, bảo
vệ người nghèo. Duy trì liên tục sự trao đổi, phân phối mang tính thị trường,
nhưng khơng loại người nghèo ra khỏi những nguồn lực và lợi ích của sự thịnh
vượng chung về kinh tế nước nhà.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH, năm 2016 cả nước có hơn 2,31 triệu hộ
nghèo (chiếm tỉ lệ 9,79% so với tổng số hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn 1,24
triệu hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
2016 - 2020. Như vậy, việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đã tăng tỉ lệ hộ nghèo
từ dưới 5% năm 2015 lên hơn 9% năm 2016. (Theo báo cáo tổng hợp của các
địa phương).
Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước thì vấn đề XDGN trở nên khó khăn và phức tạp hơn trước. Do đó, muốn giảm
nhanh tỷ lệ đói nghèo, đảm bảo mức sống người dân thì mỗi địa phương trên cả

6


nước cần có chiến lược, phương pháp XDGN riêng phù hợp với địa phương nhằm
thực hiện mục tiêu quốc gia, dân giàu nước mạnh xã hội văn minh.
Hà Tĩnh là một vùng đất nghèo với diện tích nhỏ nằm ở miền trung nước
ta. Được ví như “chảo lửa, túi mưa”, gồng gánh những khắc nghiệt từ thiên
nhiên, thế nên dù đã có nhiều nỗ lực, song Hà Tĩnh vẫn là một địa phương vẫn
cịn gặp nhiều khó khăn ở dải đất miền Trung. Theo thống kê tại Phòng LĐTBXH thành phố, tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo tồn Thành phố Hà
Tĩnh cịn 6,82%, hộ cận nghèo cịn 8,89% so với số tổng số dân.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thời gian qua, Hà Tĩnh
đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số chính sách, như: huy động sự tham gia

tích cực của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của các cấp, ngành, tổ
chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các hoạt động như rà sốt hộ chính
sách xã hội không thuộc diện hộ nghèo, hỗ trợ tiền điện, hướng dẫn cách làm ăn,
trợ giúp pháp lý, cấp thẻ BHYT, hỗ trợ cây, con giống để phát triển sản xuất...
Bên cạnh đó, Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực thực hiện có hiệu quả các chương
trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà
Tĩnh. Hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, nhân rộng mơ hình giảm nghèo trên địa
bàn tồn thành phố. Bước đầu các chương trình, chính sách này đã đem lại

7


những hiệu quả tích cực, góp phần giảm số lượng hộ nghèo trên toàn thành phố
một cách đáng kể. (Năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,82 %)
Ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành và phát triển, do
đó là một lĩnh vực khá mới. Song công tác xã hội đối với người nghèo ở Hà
Tĩnh hiện nay chưa có một chính sách cụ thể cũng như chưa được thể hiện rõ nét
vai trò của mình, chủ yếu lồng ghép vào các hoạt động của ngành LĐ-TBXH
thơng qua chỉ đạo và hướng dẫn của phịng LĐ-TBXH thành phố.
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan.
1.1. Khái niệm nghèo
Có rất nhiều quan niệm về nghèo đói được các các tổ chức kinh tế quốc tế,
tổ chức phi chính phủ đưa ra. Một số quan niệm đưa ra đều dựa trên những
nguyên tắc và cách tiếp cận riêng về nghèo đói, song nhìn chung có thể chú ý
vào một số quan niệm chủ yếu sau:
Tại hội nghị chống nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 09/1993 định nghĩa: “Nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con


8


người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát
triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) : Người nghèo là tất cả
những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền
được coi như đủ để mua sản phẩm thiết yếu để tồn tại.
Theo quan điểm của Tổng cục thống kê việt Nam: Tiêu chuẩn nghèo theo
tổng cục thống kê Việt Nam được xác định bằng mức thu nhập tính theo thời
gian vừa đủ để mua một rổ hàng hóa lương thực thực phẩm cần thiết duy trì với
nhiệt lượng 2100 kcalo/ngày/người. Những người có mức thu nhập bình qn
dưới ngưỡng trên được xếp vào diện nghèo.
Theo quan điểm của Bộ LĐTB&XH cho rằng nghèo là tình trạng của một
bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người
mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển
kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng khu vực.
1.2. Khái niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư nghèo năng cao mức sống,
từng bước thốt khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ % và số
lượng nghèo giảm xuống. Nói cách khác, giảm nghèo là q trình chuyển bộ

9


phận dân cư lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là
chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện
lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
1.3. Quan niệm về giảm nghèo bền vững
Theo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về kinh tế-xã hội, lao động-việc

làm đều cho rằng, giảm nghèo bền vững là cần hỗ trợ phát triển hạ tầng, nghề
nghiệp và tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội phát triển kin tế. Từ đó, các
hộ nghèo vươn lên thốt nghèo và làm giàu dựa vào chính sức lực của bản thân
mình dựa trên những điều kiện kinh tế-xã hội sẵn có. Thực hiện theo phương
châm “Cho cần câu, không cho xâu cá” hướng tới giảm nghèo bền vững.
1.4. Khái niệm CTXH với người nghèo
CTXH với người nghèo là hoạt động chuyện nghiệp. Trong đó, nhân viên
CTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong
hỗ trợ người nghèo và gia đình tự giải quyết vấn đề của họ nhằm giúp người
nghèo thoát nghèo bền vững. Đồng thời, CTXH thúc đẩy hệ thống chính sách,
mơ hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người nghèo góp phần ổn định đời sống
người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo đảm quyền công dân, quyền con
người.

10


2. Các nguyên tắc làm việc với người nghèo
2.1. Tiến trình CTXH với người nghèo
Người nghèo có những vấn đề, nhu cầu, đặc điểm tâm lý, xã hội khá đặc
thù và khó giải quyết. Điều này địi hỏi, nhân viên CTXH ý thức được trong quá
trình làm việc với người nghèo biết huy động kiến thức, kỹ năng phù hợp.
Tiến trình CTXH với người nghèo bao gồm:
- Tiếp nhận đối tượng
- Thu thập, phân tích thơng tin, xác định vấn đề và nguyên nhân
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
- Kết thúc quá trình giúp đỡ/chuyển giao
2.2. Một số kỹ năng làm việc với người nghèo

- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng vấn đàm:
+ Kỹ năng tạo lập mối quan hệ
+ Kỹ năng đưa ra câu hỏi
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực

11


- Kỹ năng thu thập và phân tích thơng tin
- Kỹ năng tham vấn
- Kỹ năng biện hộ
3. Một số văn bản, chính sách hiện hành của nhà nước về hỗ trợ giảm
nghèo
- Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định
hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020
- Quyết định 59/2015/QĐ-TTg Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 1614/QĐ-TTg Phê duyệt đề án tổng thể “ Chuyển đổi
phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sáng đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020”
- Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
+ Mục tiêu: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo;
góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải
thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo
điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ

12



bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thơng tin), góp
phần hồn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị
quyết Quốc hội đề ra.
+ Nội dung chương trình: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
 Hỗ trợ phát triển sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển
giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân
bón, thức ăn chăn ni, thuốc bảo vệ thực vật, thú y…;
 Hỗ trợ thơng qua khốn chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để
trồng rừng sản xuất;Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo
ruộng bậc thang, nương xếp đá;
 Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật
tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
 Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển
sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;Hỗ trợ các hoạt
động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục,
tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và
quy định của phát luật.
+ Nhân rộng mơ hình giảm nghèo:

13


 Nhân rộng các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả, mơ hình liên kết phát
triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa
hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với
an ninh quốc phịng; ưu tiên nhân rộng các mơ hình giảm nghèo liên
quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
 Xây dựng và nhân rộng mơ hình tạo việc làm cơng thơng qua thực hiện
đầu tư các cơng trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho

người dân; mơ hình sản xuất nơng, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo
gắn với trồng và bảo vệ rừng; mơ hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng
với biến đổi khí hậu.

14


II. Thực trạng việc triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia
nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh
1.Thực trạng việc triển khai theo chương trình mục tiêu quốc gia
nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh
1.1. Khái quát chung
Bảng báo cáo kết rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành
phố Hà Tĩnh năm 2016
Nguồn: Phòng LĐ-TBXH Hà Tĩnh thống kê năm 2016
STT

I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
II
11

12
13
14
15
16

Đơn vị

Khu vực thành phố
Phường Bắc Hà
Phường Nam Hà
Phường Tân Giang
Phường Trần Phú
Phường Hà Huy Tập
Phường Đại Nài
Phường Nguyễn Du
Phường Văn Yên
Phường Thạch Linh
Phường Thạch Quý
Khu vực nơng thơn
Xã Thạch Hưng
Xã Thạch Đồng
Xã Thạch Bình
Xã Thạch Trung
Xã Thạch Môn
Xã Thạch Hạ
Tổng (I + II)

Tổng số
hộ rà soát

17.343
2.635
1.881
1.869
1.696
1.608
1.532
1.424
895
1.977
1.820
7.893
973
1.119
719
2.462
858
1.762
25.236

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ


Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ

633
54
21
65
48
58
94
41
62
116
74
443
52
87
33
139
47
85
1.076

1.790
185
65
213

183
148
262
106
132
297
199
962
141
167
62
259
122
211
2.752

3,65
2,05
1,12
3,48
2,83
3,61
6,11
2,88
6,93
5,87
4,07
5,61
5,34
7,77

4,59
5,65
5,48
4,82
4,26

433
46
30
58
58
20
30
14
28
89
60
520
83
103
47
177
24
86
953

1.629
200
104
212

249
57
117
56
95
343
196
1.454
269
256
149
466
64
250
3.083

2,50
1,75
1,59
3,10
3,42
1,24
1,95
0,98
3,13
4,50
3,30
6,59
8,53
9,20

6,54
7,19
2,80
4,88
3,78

15


Nghèo đói hiện đang là một trong những vấn đề được đông đảo người dân
tại Thành phố Hà Tĩnh quan tâm. Năm 2016 trên tồn thành phố có 10 phường
và 6 xã với tổng số hộ được rà soát là 25.236 hộ dân với tổng số 633 hộ nghèo
khu vực thành phố tương đương 1790 khẩu chiếm tỷ lệ 3,65. Khu vực nơng thơn
có tổng số 443 hộ nghèo tương đương 962 khẩu chiếm tỷ lệ 5,61 %. Ngoài ra hộ
cận nghèo khu vực thành phố có 433 hộ, tương đương 1.629 khẩu, chiếm tỷ lệ
2,5 % . Khu vực nơng thơng tỷ lệ hộ cận nghèo chỉ cịn 953 hộ. Theo đánh giá
của phịng LĐ-TBXH, nhìn chung số lượng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại thành
phố có xu hướng giảm. Song, tỷ lệ giảm so với những năm trước là chưa cao.
Năm 2016 là năm đầu tiên thành phố thực hiện theo chương trình mục tiêu
quốc gia giao đoạn 2016-2020. Toàn thành phố và người dân trên địa bàn đã tích
cực tham gia chương trình mục tiêu quốc gia xóa nghèo bền vững và thu lại
được nhiều kết quả đáng mong đợi. Điều này thể hiện cụ thể qua việc tỷ lệ hộ
nghèo trên toàn thành phố giảm xuống chỉ còn 4,26% so với năm 2015 là 6,8%,
giảm 1,5 lần. Bên cạnh đó hộ cận nghèo trên tồn thành phố chỉ còn 3,78% giảm
một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
1.2. Đặc điểm và nhu cầu của người nghèo tại Thành phố Hà Tĩnh
* Đặc điểm của người nghèo:

16



Nhìn chung người nghèo có đặc điểm tâm lí mặc cảm tự ti do hoàn cảnh và
cuộc sống của họ không được bằng mặt bằng chung của cộng đồng. Người
nghèo thường ngại giao tiếp và ngại tham gia vào các hoạt động tập thể. Các
động xã hội và hoạt động giảm nghèo tại địa phương cịn ít người dân tham gia.
Nguyên nhân chủ yếu do họ tập trung vào hoạt động kinh tế của hộ gia đình
mình, ít có thời giant ham gia vào các hoạt động tập thể.
Bên cạnh đó cịn một số tư tưởng bng xi, phó mặc và chưa thật sự
quyết tâm vươn lên. Không giám đấu tranh, không giám bộc lộ bản thân, ngại
thay đổi, không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến, cho rằng lời nói của mình
khơng có trọng lượng, khơng được chấp thuận. Những cuộc khảo sát ý kiến
người dân, đặc biệt hỗ trợ cơng tác giảm nghèo chưa có nhiều ý kiến từ những
hộ gia đình nghèo.
Đối với người nghèo, dường như tất cả các nhu cầu cơ bản đều thiếu hụt.
Nghèo đói đã dẫn người nghèo gặp nhiều nguy cơ trong cuộc sống, không đáp
ứng được những nhu cầu cho bản thân họ trong đời sống cũng như toàn xã hội.
*Nhu cầu của người nghèo tại Hà Tĩnh:

17



×