Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO SINH HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 76 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
SINH HỌC 10
THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
BIÊN SOẠN:
Tiến sĩ Đỗ Thanh Tuân
GVC Đại học Y Dược Thái Bình

THÁI BÌNH, 8- 2023

1


BIÊN SOẠN: TS ĐỖ THANH TUÂN
Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
- Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể,
quần xã và hệ sinh thái.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Nguyên tắc thứ bậc: tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ
chức sống cấp trên.
- Đặc tính nổi trội: là đặc điểm nổi bật riêng của một cấp tổ chức được hình
thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc diểm này khơng
thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn.
- Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống: trao đổi chất và năng
lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân
bằng nội mơi, tiến hóa thích nghi với mơi trường.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và


năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường
mà cịn góp phần làm biến đổi mơi trường.
- Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hịa
cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang
tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Nhờ sự kế thừa thông tin di truyền nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những
đặc điểm chung.
- Nhưng do sinh vật ln có cơ chế phát sinh biến dị di truyền được tự nhiên
chọn lọc nên chúng ln tiến hóa nhằm thích nghi với mơi trường, hình thành
thế giới sống đa dạng và phong phú.

2


Bài 2. Các giới sinh vật
I. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI
1. Khái niệm giới
- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần: giới,
ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống), loài.
- Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh
vật có chung những đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống phân loại 5 giới
- Giới Khởi sinh.
- Giới Nguyên sinh.
- Giới Nấm.
- Giới Thực vật.
- Giới Động vật.


II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI
1. Giới Khởi sinh (Monera)
- Gồm những sinh vật nhân sơ, kích thước nhỏ 1 – 5 μm (micrơmet).
- Mơi trường sống: trong đất, nước, khơng khí, trên cơ thể sinh vật khác.
- Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu
cơ.
- Đại diện: vi khuẩn, vi sinh vật cổ (sống ở 00C – 1000C, độ muối 25%).
2. Giới Nguyên sinh (Protista)
- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, một số lồi có diệp lục.
- Sống dị dưỡng (hoại sinh), hoặc tự dưỡng.
3


- Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh (trùng đế giày, trùng biến
hình).
3. Giới Nấm (Fungi)
- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế
bào chứa kitin, khơng có lục lạp, lơng, roi.
- Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.
- Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
4. Giới Thực vật (Plantae)
- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.
- Sinh vật tự dưỡng, sống cố định, có khả năng quang hợp, cảm ứng chậm.
- Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.
5. Giới Động vật (Animalia)
- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.
- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh.
- Đại diện: ruột khoang, giun dẹp, giun trịn, giun đốt, thân mềm, chân khớp,
động vật có xương sống.


4


Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước
I. CÁC NGUN TỐ HĨA HỌC
- Các ngun tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.
- C là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của
các đại phân tử hữu cơ.
- Các nguyên tố hóa học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hóa, hình
thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.
1. Các nguyên tố đa lượng
- C, H, O, N, S, K… là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khơ
của cơ thể.
- Vai trị: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit
nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
2. Nguyên tố vi lượng
- Fe, Cu, Mo, Bo, I… là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong khối
lượng khơ của tế bào.
- Vai trị: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu
tạo nên các enzim, vitamin.
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO
1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước
a) Cấu trúc
- 1 ngun tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hóa trị.
- Phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu do đơi electron trong liên kết bị kéo
lệch về phía ơxi.
b) Đặc tính
- Phân tử nước có tính phân cực.
- Phân tử nước này hút phân tử nước kia.

- Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.
2. Vai trò của nước đối với tế bào
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
- Là dung mơi hịa tan nhiều chất cần thiết.
5


- Là mơi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Tham gia vào q trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
Bài 4. Cacbohiđrat và lipit
I. CACBOHIĐRAT (ĐƯỜNG)
1. Cấu trúc hóa học
- Là hợp chất hữu cơ chứa 3 loại nguyên tố: cacbon, hiđrô và ôxi.
- Gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.
a) Đường đơn (Mơnơsaccarit)
- Ví dụ: Glucơzơ, Fuctơzơ (đường trong quả), Galactơzơ (đường sữa).
- Có 3 – 7 nguyên tử C, dạng mạch thẳng và mạch vịng.
b) Đường đơi (Đisaccarit)
- Ví dụ: Đường mía (Saccarơzơ), mạch nha, Lactơzơ, Mantơzơ…
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết glicơzit.
c) Đường đa (Pơlisaccarit)
- Ví dụ: Xenlulơzơ, tinh bột, Glicơgen, Kitin…
- Có rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.
- Xenlulôzơ: các phân tử liên kết bằng mối liên kết glicôzit. Nhiều phân tử
xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên thành tế
bào thực vật.
2. Chức năng
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Ví dụ: Kitin cấu tạo nên bộ xương ngồi của cơn trùng.

II. LIPIT
1. Đặc điểm chung
- Có tính kị khí.
- Khơng được cấu tạo theo ngun tắc đa phân.
- Thành phần hóa học đa dạng.
2. Cấu tạo và chức năng của lipit
a) Mỡ
6


- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo (16 – 18 nguyên tử C).
- Mỡ ở động vật chứa axit béo no.
- Mỡ ở thực vật và một số loài cá tồn tại ở dạng lỏng (dầu) là axit béo không no.
- Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.
b) Phôtpholipit
- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phơtphat.
- Chức năng: Tạo nên các loại màng tế bào.
c) Stêrôit
- Cấu tạo: Chứa các nguyên tử kết vòng.
- Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và một số hoocmôn.
d) Sắc tố và vitamin
- Một số vitamin A, D, E, K… và sắc tố như Carôtenôit cũng là một dạng lipit.
- Chức năng: Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.

7


Bài 5. Prơtêin
I.CẤU TRÚC CỦA PRƠTÊIN
1. Đặc điểm chung

- Prơtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa
phân.
- Đơn phân của prôtêin là axit amin (có khoảng 20 loại axit amin).
- Prơtêin đa dạng và đặc thù do số lượng thành phần và trật tự sắp xếp các axit
amin.
⟶ Bậc 1: Axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo nên chuỗi
pơlipeptit có dạng mạch thẳng.
⟶ Bậc 2: Chuỗi pơlipeptit xoắn lị xo hoặc gấp nếp nhiều liên kết hiđrơ giữa
các nhóm peptit gần nhau.
⟶ Bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều.
Cấu trúc bậc 3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch pơlipêptit.
⟶ Bậc 4: Prơtêin có 2 hay nhiều chuỗi pơlipeptit khác nhau phối hợp với nhau
tạo phức hợp lớn hơn.

8


2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin
- Yếu tố môi trường: nhiệt độ cao, độ pH… làm phá hủy cấu trúc không gian 3
chiều của prôtêin, làm cho prơtêin mất chức năng.
- Hiện tượng biến tính: là hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian.
II. CHỨC NĂNG CỦA PRƠTÊIN
- Prơtêin cấu trúc: cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ cơlagen tham gia cấu tạo
nên các mô liên kết da.
- Prôtêin dự trữ: dự trữ các axit amin. Ví dụ prơtêin trong sữa, trong các hạt
- Prôtêin bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. Ví dụ kháng thể.
- Prơtêin thụ thể: thu nhận thông tin và trả lời thông tin.
- Prơtêin xúc tác cho các phản ứng sinh hóa (các loại enzim).
9



Bài 6. Axit nuclêic
I. AXIT ĐÊƠXIRIBƠNUCLÊIC (ADN)
1. Cấu trúc hóa học của ADN
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
- Cấu tạo của một nuclêôtit: Đường đêôxiribôzơ (C5H10O4), Axit phôtphoric
(H3PO4), một trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X).
- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định (3’ – 5’) tạo thành
chuỗi pôlinuclêôtit.
- 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:
+ A – T bằng 2 liên kết hiđrô.
+ G – X bằng 3 liên kết hiđrơ.
- Trên mỗi mạch có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phơtphoric.
2. Cấu trúc khơng gian của ADN
- ADN có 2 chuỗi pơlinuclêơtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn
kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.
- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêơtit,
- Đường kính vòng xoắn là 20A0.

10


3. Chức năng của ADN
- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- Làm khuôn để tổng hợp ARN.
ADN tự sao → ARN → Prơtêin → Tính trạng
II. AXIT RIBƠNUCLÊIC (ARN)
1. Cấu trúc hóa học của ARN

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các ribônuclêôtit.
- Cấu tạo của một ribônuclêôtit: Đường ribôzơ (C5H10O5), Axit phôtphoric
(H3PO4), một trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).
- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định (3’ – 5’) tạo thành
chuỗi pôliribônuclêôtit.
- Chuỗi pôliribônuclêôtit có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phôtphoric.

2. Cấu trúc không gian ARN
- Gồm một mạch pôliribônuclêôtit.
- ARN gồm có 3 loại: mARN, tARN, rARN.
3. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
a) ARN thông tin (mARN)
11


- Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi pôliribônuclêôtit.
- Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.

b) ARN vận chuyển (tARN)
- Có cấu trúc với 3 thùy, 1 thùy mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn
kết axit amin → giúp liên kết với mARN và ribôxôm.
- Vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prơtêin.
c) ARN ribơxơm (rARN)
- Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các
vùng xoắn cục bộ.
- Cùng prôtêin tạo nên ribôxôm. Là nơi tổng hợp prôtêin.

12



Bài 7. Tế bào nhân sơ
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ
- Chưa có nhân hồn chỉnh.
- Tế bào chất khơng có hệ thống nội màng.
- Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực) ⟶ có lợi:
+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng
nhanh.

II. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ

13


1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
a) Thành tế bào
- Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (cấu tạo từ các
chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn).- Vai trị:
quy định hình dạng của tế bào.
- Vi khuẩn được chia làm 2 loại:
+ Vi khuẩn Gram dương: có màu tím, thành dày.
+ Vi khuẩn Gram âm: có màu đỏ, thành mỏng.
⟶ Sự khác biệt này giúp chúng ta có thể sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để
tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
b) Màng sinh chất
- Cấu tạo từ 2 lớp phơtpholipit và prơtêin.
- Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào.
c) Lông và roi
- Roi (tiên mao): cấu tạo từ prơtêin có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di
chuyển.

- Lông: giúp vi khuẩn bám chặt trên mặt tế bào người.
2. Tế bào chất
Gồm 2 thành phần chính:
- Bào tương (dạng keo bán lỏng): khơng có hệ thống nội màng, các bào quan
khơng có màng bọc.
- Ribôxôm (cấu tạo từ prôtêin và rARN): không có màng, kích thước nhỏ, là nơi
tổng hợp prơtêin.
3. Vùng nhân
- Khơng có màng bao bọc.
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vịng.
- Một số vi khuẩn có ADN dạng vịng nhỏ khác là plasmit và khơng quan trọng.

14


Bài 8-9-10: Tế bào nhân thực
A. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. những điểm tiến hóa của tế bào nhân
thực bao gồm:




Có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ
Chính thức có màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất
Có hàng loạt bào quan có màng bọc, chuyên hóa những chức năng riêng biệt.

B. Cấu tạo tế bào nhân thực
I. Nhân tế bào
Mỗi tế bào nhân thực có một nhân. Nhân tế bào hình bầu dục hoặc hình cầu, đường kính 5µm

và có lớp màng kép phospholipid bao quanh. Trên màng nhân có các lỗ giúp các chất ra vào
nhân.

15


Trong nhân có chứa DNA điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, ngoài ra nhân cũng là
nơi diễn ra q trình nhân đơi DNA và phiên mã. Trong nhân cịn có hạch nhân, là nơi tổng
hợp rRNA.

II. Tế bào chất
1. Bào tương:

16


Bào tương là khối tế bào chất đã tách bỏ hết nhân và các bào quan. Bào tương chiếm 50%
khối lượng tế bào, chủ yếu là nước và ion, chất hữu cơ ... Bào tương là môi trường diễn ra các
q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.
2. Ribosome:
Ribosome 80S ở tế bào nhân thực được cấu tạo bởi 2 tiểu phần gọi là: tiểu phần nhỏ và tiểu
phần lớn, khơng có màng bao bọc. Ribosome dạng cầu, đường kính 150A0, thành phần hóa
học chính là rRNA.
Ribosome có rất nhiều trong tế bào, đóng vai trị là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

3. Lưới nội chất:
Lưới nội chất là hệ thống các ống và túi dẹp chứa dịch thông nhau thành 1 mạng lưới, bao
gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.

17



4. Bộ máy Golgi:
Bộ máy Golgi gồm các túi dẹp nằm song song nhưng khơng thơng nhau.
Bộ máy golgi có nhiệm vụ chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipit rồi phân phối
chúng tới nơi cần thiết.

5. Ti thể
Ti thể là bào quan được bao bọc bởi 2 lớp màng: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp
tạo mào. Khoang ngoài chứa ion H+; màng trong và chất nền có hệ enzyme tham gia hơ hấp
tế bào để tổng hợp ATP.
Tế bào hoạt động càng nhiều thì càng có nhiều ti thể (VD như tế bào cơ tim).
18


Ngồi ra, chất nền ti thể cịn chứa DNA nhỏ và ribosome để tổng hợp protein cho riêng mình.

6. Lục lạp - bào quan hấp thụ năng lượng ánh sáng
Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp hình bầu dục, được bao bọc bởi 2 lớp
màng giống như ti thể. Bên trong lục lạp có hệ thống túi dẹp gọi là thylakoid - chứa sắc tố
hấp thụ ánh sáng. Enzyme quang hợp có cả ở chất nền (stroma) và hệ thống thylakoid.
Ngoài ra, lục lạp cũng có DNA và ribosome của riêng mình, để tổng hợp những protein cần
thiết cho quang hợp.

7. Một số bào quan khác:
a) Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào:
19


Bộ khung xương tế bào là mạng lưới vi sợi, sợi trung gian và vi ống liên kết với nhau. Vai trị

chính của bộ khung xương tế bào là nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữ các bào quan
và enzyme, hỗ trợ các bào quan và tế bào di chuyển.

b) Cấu tạo và chức năng của peroxisome và lysosome:
Lysosome là bào quan có màng đơn, bên trong chứa rất nhiều loại enzyme thủy phân khác
nhau. Lysosome được hình thành từ bộ máy golgi và chỉ có ở tế bào động vật.
Nhiệm vụ của lysosome bao gồm: phân giải các tế bào bị tổn thương hay bào quan quá hạn
và thải bỏ các chất thải ra ngoài; đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn bằng đường thực bào.

20


Peroxisome là bào quan hình cầu, bao bọc bởi màng đơn mỏng. Bào quan này chứa các
enzyme biến đổi chất độc thành dạng không độc, phân giải chất béo thành lipid và
cholesterol.
c) Cấu tạo và chức năng của không bào:
Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc, chỉ có ở thực vật. Khơng bào nằm ở trung
tâm tế bào, có nguồn gốc từ bộ máy golgi và đóng nhiệm vụ điều hịa áp suất thẩm thấu trong
tế bào bằng cách: là kho chứa các chất như carbohydrate, muối, ion, chất thải, enzyme thủy
phân và các enzyme khử chất độc...; bơm nước ra khỏi tế bào khi tế bào có quá nhiều nước (ở
trùng giày); chứa sắc tố nhằm thu hút côn trùng, động vật ăn để phát tán hạt (ở các tế bào hoa,
quả, …).

d) Cấu tạo và chức năng của trung thể:
Trung thể gồm hai trung tử nằm vng góc nhau, mỗi trung tử gồm nhiều bộ ba vi ống xếp
thành vòng.
21


Trung thể có vai trị hình thành nên thoi phân bào, giúp NST di chuyển trong phân bào.


III. Màng sinh chất
1. Cấu tạo của màng sinh chất:
Mơ hình cấu trúc màng tế bào gọi là mơ hình khảm lỏng với nhiều thành phần, mỗi thành
phần đảm nhận các chức năng riêng biệt:

2. Chức năng của màng sinh chất:

22


Màng sinh chất là ranh giới giữa môi trường bên trong và bên ngồi tế bào, do đó màng sinh
chất đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng:
- Vận chuyển các chất

- Truyền tín hiệu
- Chức năng nhận biết tế bào

IV. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
1. Cấu tạo và chức năng của thành tế bào:
23


Thành tế bào là lớp cấu trúc vững chắc bên ngồi màng tế bào, chỉ có ở tế bào thực vật.
Thành tế bào được cấu tạo từ các bó sợi cellulose vững chắc và được gia cố thêm bởi lignin
(hoặc chitin ở nấm). Thành tế bào có vai trị bảo vệ, định hình tế bào.

2. Cấu tạo và chức năng của chất nền ngoại nào:
Chất nền ngoại bào là cấu trúc bên ngoài tế bào, bao gồm phân tử proteoglycan kết hợp với
sợi collagen tạo thành mạng lưới bên ngoài tế bào. Chất nền ngoại bào có khả năng điều

khiển gene bên trong tế bào, điều phối hoạt động của các tế bào trong cùng một mô.

24


25


×