TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÂN QUỐC GIA
VIỆN
XÃ HỘI
____•
___________•
__ HỌC
•____ _______
_
MAI VĂN HAI - MAI KIỆM
Xã hội học văn hóa
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI
Xâhôihoc
vàn hôa
9__ 9________
saclj nàg b d d c bien soan bà xuat ban
b tfï stf tài irtf cna CÇng Jforb iat 5@tfi ¿&ỵant
This book series are com pleted and published under
fin a n cia l support o f The F ord Foundation in Vietnam
TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA
___________
VIỆN
X Ã HỘI
HỌC
•__________
•_____•___
MAI VĂN HAI - MAI KIỆM
Xã hội học văn hóa
GIÁO TRÌNH ồo tạo sau đại học
CHUYỀN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
ị
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
Hà Nộỉ - 2003
MỤC LỤC
Trang
Lời giói thiệu
9
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VẢN HĨA
1. Lược sử khái niệm văn hố
13
2. Định nghĩa văn hóa
15
3. Hệ thống tự nhiên, con người và văn hóa
22
4. Quan hệ giữa văn hóa và văn minh
27
CHƯƠNG II
XÃ HỘI HỌC VẢN HĨA
VỚI T ư CÁCH LÀ MỘT CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
1. Sự hình thành Xã hội học văn hóa
35
2. Xã hội học văn hóa trong hệ thống các khoa học
nghiên cứu vãn hóa
42
3. Xây dựng và hồn thiện Xã hội học văn hóa
48
5
CHƯƠNG III
CÁC YẾU TỐ C ơ BẢN CỦA VÃN HÓA DƯỚI CÁI NHÌN
XÃ HỘI HỌC
1. Giá trị
58
2. Chuẩn mực
63
3. Biểu tượng
69
4. Ngơn ngữ
78
CHƯƠNG IV
CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VĂN HÓA TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sự thống nhất trong đa dạng hay là quan hệ giữa
cái chung và cái riêng trong văn hóa
84
2. Văn hóa vật thể và vãn hóa phi vật thể
87
3. Tiểu văn hóa
92
4. Thuyết lấy dân tộc mình là trung tâm và tính tương đơi văn hóa
97
CHƯƠNG V
TÍNH QUY LUẬT TRONG s ự VẬN HÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÃN HĨA
1. Bản Sắc Văn hóa
103
2. Giao lưu văn hóa
109
3. Biến đổi vãn hóa
116
6
CHƯƠNG VI
MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN
XÃ HỘI HỌC VÃN HÓA
cứu
1. Tiếp cận theo thuyết chức năng - cấu trúc
123
2. Tiếp cận theo thuyết xung đột
129
3. Tiếp cận theo hướng sinh thái học văn hóa
135
4. Tiếp cận phong cách sinh sống và phong cách văn hóa
141
5. Xu hướng phân tích văn hóa và xã hội học thấu hiểu
của M. Weber
148
PHỤ LƯC
GỢI Ý NHŨNG CHỦ ĐỂ VÀ ĐỂ t à i q u a n t r ọ n g c h o
c h ư ơ n g TRÌNH CAO HỌC XÃ HỘI HỌC VÃN HÓA
1. Lịch sử các khoa học về văn hóa
157
2. Các hình thái và động thái văn hóa xã hội
159
3. Các hệ chuẩn biến đổi và cách tiếp cận phân tích văn hóa
161
TÀI LIỆU THAM KHẢO
163
7
Lời giới thiệu
Trong quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu thực
tiễn cũng như xây dựng và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán
bộ nghiên cứu, Viện Xã hội học thuộc Trung tám Khoa học Xã
hội và Nhân văn Quốc gia đã nhận được sự hỗ trợ và hợp tác từ
nhiều tổ chức và cơ quan quốc tế. Tuy nhiên, trong số đó, các hỗ
trợ trực tiếp cho những hoạt động nghiên cứu cơ hán và sinh
hoạt học thuật thì khơng nhiều. Những nãm gần đây, Qũy Ford
tại Việt Nam là một trong số những nhà tài trợ đã thực hiện việc
hỗ trợ theo hướng này với một Chương trình dành rièng cho một
số chuyên ngành khoa học xã hội ở Việt Nam như xã hội học,
kinh tế học, nhân học, v.v...
Tại Viện Xã hội học, từ tháng 3 năm 2000, với sự tài trợ
của Qũy Ford, dự án "Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu xã hội học"
đã được triển khai trong thời hạn 2 năm. Dự án bao gổm 2 hoạt
dộng chính: 1) Tổ chức các seminar khoa học định kỳ trên các chủ
đề nghiên cứu và giảng dạy xã hội học, với sự tham gia rộng rãi
của các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh vién xà hội học và
2) Triển khai 10 đề tài nghiên cứu cơ bản, do cá nhản các nhà
nghiên cứu để xuất, nhằm khái quát hóa các kết quả nghiên cứu xà
9
hội học hiện có và xây dựng một sơ' tài liệu dùng cho đào tạo sau
đại học của một số chuyên ngành hẹp của xã hội học.
Thực hiện hoạt động thứ nhất, Viện đã tổ chức được 12
seminar khoa học trên các chủ đề khác nhau. Các seminar này đã
thu hút đông đảo người tham gia, bao gồm các cán bộ nghiên cứu
xã hội học, các giảng viên, sinh viên xã hội học, các cán bộ thực tế.
Đây là một loại hình sinh hoạt khoa học và trao đổi học thuật rất
sinh động và bổ ích cho tất cả các thành phần tham gia.
Trong hoạt động thứ hai, Viện đã khuyến khích và tạo mọi
điều kiện để các nhà nghiên cứu triển khai những nghiên cứu của
họ trên cơ sở khai thác các số liệu và kết quả nghiên cứu sẵn có, xử
ỉý thứ cấp và phân tích sâu để xây dựng nên các báo cáo nghiên
cứu mang tính khái quát cao hơn. Năm bản báo cáo (và bây giờ đã
trở thành 5 cuốn sách) đã được biên soạn theo hướng này, trên các
chủ đề khác nhau như: Phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng,
Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nơng thơn, Phân hóa
giàu nehèo và yếu tố học vấn, Xung đột gia đình trong quan hệ vợ
chổng, Đội ngũ cơng nhân các doanh nghiệp liên doanh.
Năm nhà nghiên cứu khác đã cố gắng biên soạn những
cuốn sách công cụ dùng cho đào tạo sau đại học một số chuyên
ngành hẹp của xã hội học như Xã hội học Nồng thôn, Xã hội học
Đơ thị, Xã hội học Vãn hóa, Xã hội học Dân số, Truyền thông và
Dư luận xã hội.
Cuốn sách mà các bạn đang có trên tay là một trong số
những sản phẩm của dự án “Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu xã hội
học” nói trên. Đây cũng là bộ sách được ra đời đúng vào dịp kỷ
niệm 20 năm thành lập Viện Xã hội học (1983 - 2003).
10
Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Charles
Bailey, Trưởng Đại diện Qũy Ford tại Việt Nam, TS. Oscar
Salemink, nguyên cán bộ chương trình trước đây và TS. Michael
DiGregorio, cán bộ chương trình đương nhiệm của Qũy Ford, về sự
hỗ trợ rất có giá trị mà Qũy Ford, cùng với lịng nhiệt tình và tinh
thần trách nhiệm cao mà các ông đã dành cho Viện Xã hội học
trong thời gian qua.
Viện Xã hội học xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Bộ
sách này và rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý bổ khuyết
trong quá trình sử dụng để Bộ sách có thể được hồn thiện hơn nữa
trong lần xuất bản sau.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2003
PGS.TS Trịnh Duy Luân
Viện trưởng Viện Xã hội học
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VĂN HÓA
1. Lược sử khái niệm văn hóa
Theo các nhà ngơn ngữ học, văn hóa (culture), với tư cách
là một danh từ độc lập, chỉ bắt đầu được sử dụng từ thế kỷ XVIII.
Trước đó, như nhiều tác giả đã viết, trong các câu hay các cụm từ,
nó được chuyển từ nghĩa đen “gieo trồng trên đất đai” sang nghĩa
bóng “vun trồng cho trí óc” (ở phương Tây) hay “giáo hóa bằng
văn” (ở phương Đơng)’. Ví như, từ giữa thế kỷ XIII, F. Bacon đã
nói về “vãn hóa và chăm bón trí tuệ”, hay xa hơn nữa, ở thế kỷ I
trước Công nguyên, Lưu Hướng (đời Hán) quan niệm văn hóa là
văn trị và giáo hóa. Nhìn chung, trước thế kỷ XVIII, từ vãn hóa
được hiểu chưa hồn'tồn trùng khớp với những gì mà ngày nay
người ta hiểu về nó.
Người đầu tiên có cơng đưa từ “culture” vào trong khoa
học là S. Pufendorf - nhà nghiên cứu pháp luật người Đức.
S. Pufendorf sử dụng thuật ngữ này để chỉ tồn bộ những gì do
con người tạo ra, và các sản phẩm nhân tạo này là khác với các
1Theo các tiếng châu Âu, từ vãn hóa có 2 nghĩa: 1)trồng trọt; 2) văn hóa; tiếng Hán,
từ văn hóa có nghĩa là làm cho trở thành vàn, hóa thành văn (vần cái gì tao nhà,
đẹp).
13
sự vật trong thế giới tự nhiên tựa như con người được giáo dục
khác với con người khơng có giáo dục.
Đến G. G. Herder (1744-1803) - nhà triết học khai sáng,
nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Đức - thì thuật ngữ “văn hóa” đã
được sử dụng rất rộng rãi. Dựa trên những cơ sở khoa học về sự
tiến bộ trong tự nhiên, Herder đã phát triển quan niệm về sự tiến bộ
trong lịch sử và về sự vận động của xã hội đến chủ nghĩa nhân đạo.
Ông gọi văn hóa là q trình hình thành con người, là sự nắm bắt
và sử dụng kinh nghiệm, truyền thống, cho nên cần phải gắn văn
hóa với việc giáo dục tính nhân văn và lối sống của dân tộc. Chỉ
trong quá trình hình thành văn hóa con người mới trở thành con
người theo đúng nghĩa của nó. Và sự hình thành văn hóa, theo
Herder, phụ thuộc khơng chỉ vào các điều kiện khách quan của tự
nhiên và xã hội, nơi con người được sinh ra, mà cịn phụ thuộc vào
q trình lao động như là sự nỗ lực chủ quan của mỏi một cá nhân.
Cũng ở giai đoạn này, p. Voltaire (1694-1778) - nhà văn,
nhà triết học, nhà sử học đồng thời cũng là một trong những lãnh
tụ của phong trào khai sáng Pháp - đã nhắc tới văn hóa khi bàn về
sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, đạo đức, nhà nước, pháp
luật, thủ công, buôn bán. ôn g tán thành ý kiến cho rằng lịch sử
thực sự của loài người là lịch sử xã hội, lịch sử vãn hóa, chứ không
chỉ là lịch sử các vương triều. Ớ Ý, nhà xã hội học, nhà triết học G.
Vico (1668-1744) quan niệm rằng nếu như cuộc đời của con người
có các thời kỳ phát triển khác nhau, thì mỗi dân tộc cũng phát triển
14
qua các thời đại khơng giống nhau về vãn hóa. Trong các trước tác
của mình, ơng coi văn hóa như một phức thể, trong đó bao gồm cả
kinh tế, chính trị, khoa học và nghệ thuật.
Sang thế kỷ XIX và đặc biệt là ở thế kỷ XX, khái niệm văn
hóa được sử dụng ngày càng nhiểu không chỉ ở các chính khách,
các nhà chính luận hay khoa học, mà cả trong đời sống hàng ngày
của mọi tầng lớp, mọi nhóm xã hội khác nhau. Cho đến nay, trong
các nghiên cứu về khoa học xã hội, nhất là Xã hội học, từ văn hóa
được dùng để chỉ: 1- Một trạng thái xã hội hồn tồn xác định
trong khơng gian và thời gian, được phân biệt rõ ràng với các xã
hội khác đương thời với nó (bởi những biểu hiện cụ thể về dân tộc,
cơng nghệ, kinh tế, chính trị, quan hệ sản xuất...); và 2- Tổng thể
các giá trị vật chất và tinh thần của một xã hội cụ thể (ví như văn
hóa xã hội nguyên thủy). [1, 1977: 214]
Ngược trở lên là sự tổng thuật một cách ngắn gọn về lịch sử
từ và lịch sử nghĩa của từ vãn hóa. Khi đã trở thành một thuật ngữ
khoa học - nghĩa là được cấp cho một quan niệm với những tiêu chí
cụ thể - thì văn hóa đã trải qua rất nhiều các định nghĩa khác nhau.
Dưới đây ta sẽ tìm hiểu các định nghĩa về văn hóa kể từ khi
s.
Pufendorf đưa từ này vào trong khoa học.
2. Định nghĩa văn hóa
Định nghĩa được ghi nhận một cách rộng rãi đầu tiên là định
nghĩa của E. B. Tylor, trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy, xuất
15
bản tại Luân Đôn vào năm 1881. Nối tiếp Tylor, người ta đã đưa ra
vô số những định nghĩa khác nhằm chuẩn xác hóa định nghĩa của
ơng. Hầu như mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi trường phái, thậm chí là
mỗi nhà khoa học đều có định nghĩa riêng của mình về văn hóa.
Vào nãm 1952, hai nhà nhân học Mỹ là A. L. Kroeber
(1876-1960) và G Kluckhohn (1905 - 1960) đã dành hẳn một cuốn
sách có nhan để là Văn hóa: tổng quan về khái niệm và định nghĩa
để bàn về vấn đề này. Trong cuốn sách nổi tiếng đó, các tác giả tập
hợp 161 định nghĩa vể vãn hóa, trong đó định nghĩa được cơng bố
sớm nhất vào năm J 871, muộn nhất là năm 1951, và phân chia
chúng thành 7 biểu cơ bản xếp thứ tự từ A đến G. Các định nghĩa
này được phân bố như sau: biểu A: 20; biểu B: 22; biểu C: 25; biểu
D: 38; biểu E: 9; biểu F: 40; biểu G: 7 [2, 1963: 81 - 142]. Cho đến
nay, số lượng» định nghĩa về văn hóa đã tăng lên nhiều lần. Điều lý
thú là, sau Kroeber và Kluckhohn vẫn có nhiều người tiếp tục sưu
tầm, phân loại và phân tích các định nghĩa về vãn hóa với mục đích
ngày càng hiểu sâu hơn về bản chất, chức năng và những biểu hiện
đa dạng và sinh động của nó.
Dựa vào cách phân loại của Kroeber và Kluckhohn, cũng
như của những người nối tiếp các ơng sau đó như L. G. Ionin
(1996), Đồn Văn Chúc (1997), Hoàng Vinh (1999), A. A. Belick
(2000), Phạm Khiêm ích (2001), chúng tơi xếp các định nghĩa vé
văn hóa thành 6 nhóm như sau:
1) Các định nghĩa liệt kê: Đại diện cho nhóm này là định
16
nghĩa của E. B. Tylor (1832 -1917): “Từ vãn hóa hay văn minh,
theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng
lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một
thành viên xã hội” 1.
Đây là một định nghĩa nổi tiếng và có tầm quan trọng đặc
biệt trong truyền thống các khoa học nghiên cứu về vãn hóa, nhất
là ở phương Tây. Với định nghĩa này, lần đầu tiên vãn hóa khơng
cịn được hiểu bó hẹp ở trường nghĩa “vun trồng cho trí óc” hay
“giáo hóa bằng vãn” nữa, mà - với các hiện tượng cụ thể được tác
giả liệt kê, văn hóa hiện lên như là kết qủa trong các lĩnh vực hoạt
động của con người, bất luận là các hoạt động đó ở trình độ nào
trong các bậc thang tiến hóa. Bằng việc chỉ ra sự khác biệt giữa tự
nhiên và văn hóa, định nghĩa của Tylor cịn tạo ra một cơ sở vững
chắc cho thuyết tương đối văn hóa về sau này - một lý thuyết cho
rằng chỉ có sự khác biệt giữa các văn hóa, chứ khơng coi nền văn
hóa nào cao hơn nền văn hóa nào.
Hạn chế có tính lịch sử trong định nghĩa của Tylor là ở
chỗ nó chưa nói được rõ ràng về văn hóa vật chất, cũng như chưa
làm rõ được mối liên hệ giữa các yếu tố của văn hóa với tư cách
là một chỉnh thể. ở định nghĩa này, tác giả cũng chưa có sự phân
1Các định nghĩa mà chúng tơi viện dẫn ở phần này đều được trích lại trong sách
của các tác giả trên.
17
biệt giữa văn hóà với văn minh - ơng coi hai khái niệm chỉ là một
[3,2000: 13].
2) Các định nghĩa lịch sử: Thuộc nhóm này, có thể viện
dẫn định nghĩa của B. K. Malinowski (1884-1942): “Văn hóa bao
gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá
tri”. E. Sapir (1884 -1939) có cùng một quan điểm như vậy: văn
hóa là “tổ hợp những phương thức hoạt động và niềm tin tạo thành
trụ cột của cuộc sống chúng ta, được kế thừa về mặt xã hội”.
Mặc dầu khắc phục được những hạn chế trong định nghĩa
của Tylor, song các định nghĩa thuộc nhóm này lại dựa trên giả
định về sự ổn định của văn hóa, do đó biến vãn hóa thành một mơ
hình cứng nhắc và tĩnh tại. Kiểu định nghĩa này thường bỏ qua sự
biến đổi của văn hóa, tức là bỏ qua tính tích cực của con người
trong phát triển và cải biến văn hóa.
3) Các định nghĩa chuẩn mực: Minh họa cho nhóm này,
cũng có thể chọn ngẫu nhiên một số định nghĩa làm vĩ dụ. Chẳng
c. w. Wissler cho rằng: “Lối sống mà một công xã hay bộ lạc
tuân thủ được gọi là vãn hóa”, w. Thomas (1863-1947), nhà xã hội
hạn
học Mỹ, là hội viên sáng lập trường phái Chicago cũng coi vãn hóa
là “các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các
thiết chế, tập tục, tâm thế, phản ứng cư xử), không phụ thuộc vào
việc đó là người man rợ hay là người văn minh”.
Sự đóng góp của các định nghĩa thuộc nhóm chuẩn mực là
18
đã thấy được tính tương đối của hệ thống giá trị và tồn trọng sự
khác biệt của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, khi quá đề
cao các giá trị riêng biệt, các tác giả đã không quan tâm đúng mức
đến các mối quan hệ tương tác cũng như sự biến đổi tất yếu của hệ
thống này từ quá khứ đến hiện tại.
4) Các định nghĩa tâm lý học: Đây là nhóm định nghĩa
được xây dựng trên cơ sở của tâm lý học và là nhóm lớn nhất trong
tổng số các nhóm định nghĩa về văn hóa. Người đại diện của nhóm
này là
w. Summer
(1840-1910) viết: ‘Tổng thể những sự thích
nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn
hóa”. Một đại diện khác là R. Benedict (1887-1948) thì hiểu “Văn
hóa như là hành vi ứng xử có được mà mỗi thế hệ người cần phải
nắm lại từ đầu”.
Nhấn mạnh đến các hành vi ứng xử và sự thích nghi của
con người, các định nghĩa thuộc nhóm tâm lý học khẳng định tính
chất ổn định của các mơ hình văn hóa. Nhưng thực ra, trong đời
sống xã hội, con người vừa khuôn theo, lại vừa khơng theo các
khn mẫu văn hóa đã có sẵn. Chính xu thế “biến dị” đó làm hình
thành các khn mẫu và chuẩn mực mới, tạo ra sự đa dạng, tính
tương đối và sự phát triển của văn hóa.
5) Các định nghĩa cấu trúc: Để có cái nhìn bao qt
nguồn tư liệu, ở nhóm này chúng tơi chọn định nghĩa của một học
giả Việt Nam là Đào Duy Anh: “Người ta thường cho rằng văn hóa
chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem
19
văn hóá vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải
là như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của vãn
hóa, nhưng phàm sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng
hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại khơng phầi ở trong
phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ
chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta
có thể nói rằng: “Văn hóa tức là sinh hoạt”.
Định nghĩa của Đào Duy Anh được đưa ra trong cuốn Việt
Nam văn hóa sử cương, do Quan hải tùng thư xuất bản tại Huế,
năm 1938. Khi tác giả nói “Vãn hóa tức là sinh hoạt” là ơng đã chú
trọng tới khía cạnh cấu trúc của vấn đề, đã coi văn hóa như một
kiêu thức sinh tồn của xã hội, do đó thấy được sự gắn bó của nó với
các cơ cấu, các thiết chế xã hội khác. Quan điểm của Đào Duy
Anh rất gần với quan điểm của UNESCO trong các định nghĩa về
văn hóa được đưa ra trong mấy thập kỷ gần đây.
6) Các định nghĩa biến sinh: Khác với các nhóm trên,
nhóm định nghĩa biến sinh thường được chia thành nhiều nhóm
nhỏ hơn nữa. Do khn khổ trang viết có hạn nên chúng tơi cũng
chỉ đơn cử hai trường hợp tiêu biểu. Trường hợp thứ nhất là định
nghĩa của nhà xã hội học p. Sorokin (1889 - 1968): “Với nghĩa
rộng nhất của từ, vãn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra hay
được cải biến bởi hoạt động có ý nghĩa hay vơ thức của hai hay
nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của
nhau”. Trường hợp thứ hai là một định nghĩa ngắn gọn hơn của nhà
20
triết học
w.
OstWald: “Chúng tơi gọi những gì phân biệt con
người với động vật là vãn hóa”.
Đặc điểm quan trọng của nhóm định nghĩa biến sinh là các
tác giả của chúng đã chú ý tới khía cạnh nguồn gốc của văn hóa,
thấy được văn hóa chính là cái phân biệt giữa con người và động
vật. Hơn thế nữa, các định nghĩa thuộc nhóm này cịn' chỉ ra được
sức tác động của văn hóa trong đời sống xã hội. Mặc dầu vậy, với
các định nghĩa thuộc nhóm này, người ta vẫn chưa thoả mãn, bởi
các tác giả của chúng chưa nói rõ sự khu biệt giữa nền văn hóa này
với các nền văn hóa khác, v.v...
Khái quát lại, có thể chia các định nghĩa trên thành hai
nhóm lớn: đó là nhóm các định nghĩa liệt kê (như định nghĩa của
Tylor) và nhóm các định nghĩa thuộc tính (các định nghĩa cịn lại).
Định nghĩa liệt kê thường được nêu ra ở chặng đầu của quá trình
nhận thức. Ưu điểm của kiểu định nghĩa này là đưa ra được cái
nhìn trực tiếp cảm tính, song nhược điểm là dài dịng và có nguy cơ
càng kể càng thiếu, vì người ta khó có thể kể được hết mọi yếu tố
của các sự vật hay hiện tượng, nhất là đối với một hiện tượng rộng
lớn như văn hóa. Khơng lạ gì ở kiểu định nghĩa này, các tác giả
luôn phải đặt thêm từ “vân vân” đằng sau mỗi định nghĩa. Trái lại,
định nghĩa thuộc tính lại thường được đưa ra ở các chặng sau của
quá trình nhận thức khoa học - khi mà các nguồn thông tin về sự
vật hay hiện tượng đã được tập hợp, phân loại và phân tích. Cách
định nghĩa này phản ánh được các nét bản chất của sự vật, hiện
21
tượng, song lại dễ làm mất đi cái ấn tượng trực quan - cảm tính, do
đó làm cho các định nghĩa trở nên chung chung trừu tượng, rất khó
vận dụng mổi khi cần phân tích các vấn đê cần quan tâm.
Như vậy, mặc dầu mỗi định nghĩa đểu nắm bắt được một
phương diện quan trọng nào đó, song do tính phức tạp đến vơ tận
của văn hóa, nên dường như khơng có định nghĩa nào có thể được
gọi là một định nghĩa nhất quán và cạn kiệt. Đấy là chưa kể giữa
các định nghĩa này vẫn tồn tại những bất đồng rất cơ bản và đáng
kể. Người ta chỉ có thể xây dựng một định nghĩa về văn hóa trong
một bối cảnh nhất định - với tư cách là một khái niệm làm việc - để
giúp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó được chuẩn xác mà thơi.
3. Hệ thơng tự nhiên, con người và vân hóa
Có người nhận xét rằng “Tất cả những gì khơng phải là tự
nhiên đẽu là văn hóa”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi, khi bàn về
vấn đẻ này, đã binh luận: nếu là định nghĩa, thì, tuy khơng nhất
thiết là đầy đủ nhất, nhưng đây là định nghĩa ngắn gọn nhất. Sự
biểu dương của Từ Chi, theo chúng tơi, ngồi sự ngắn gọn, còn là ở
ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa này. Bởi vì, để hiểu văn
hóa là gì, tác giả của định nghĩa đã đặt cạnh văn hóa một phạm trù
đối lập với nó, đó là tự nhiên.
Quả là để tìm hiểu về văn hóa, nhất là nguồn gốc của nó,
người ta khơng thể khơng bắt đầu từ thế giới tự nhiên. Khoa học đã
chứng minh rằng khi con người chưa xuất hiện thì trái đất này chỉ
22
mới là thế giới của tự nhiên. Khi ấy, tự nhiên tồn tại một cách “tự
nhiên“ như từ xưa vẫn thế. Nhưng khi con người xuất hiện, thì thế
giới tự nhiên khơng cịn tồn tại như cũ nữa. Thế giới ấy được bổ
sung thêm một thành phần cực kỳ quan trọng - thành phần người mà sau đó nó đã đem lại cho thế giới cũ một chất lượng mới - cái
chất lượng mà dưới đây ta sẽ gọi là văn hóa.
Nói như vậy khơng có nghĩa đơn giản cứ có con người là lập
tức có ngay văn hóa. Các cứ liệu Khảo cổ học, c ổ sinh học cũng như
những tài liệu tích luỹ được của Nhân học chỉ ra rằng con người đã
xuất hiện trên trái đất 500 ngàn năm. Thế nhưng nền nông nghiệp cơ sở cần thiết của sự định cư - chỉ mới có khoảng 12 ngàn năm. Còn
các nển văn minh sớm nhất đều có niên hạn chưa vượt quá 6 ngàn
năm. Như vậy, phải trải qua hàng trăm ngàn năm thì văn hóa mới trở
thành mơi trường lồi đặc thù đối với lồi homo sapiens.
Nương theo dòng lịch sử của thế giới tự nhiên và xã hội ta
sẽ có thêm cơ sở để phán đốn xem con người đã nhân hóa thế giới
tự nhiên và tạo ra cái “tự nhiên“ thứ hai, tức là tạo ra văn hóa như
thế nào,
Người ta nói rằng trong thế giới tự nhiên mn hình nghìn
vẻ kia, con người là một loài sinh vật yếu đuối nhất: mắt của người
khơng nhìn xa bằng mắt chim ưng, tai khơng thính bằng tai thỏ,
mũi khơng có khả năng đánh hơi như mũi chó rừng, tứ chi của con
người cũng khơng có sức mạnh và nhiều vuốt sắc như ở các lồi
hổ, báo hay sư tử... Tóm lại, con người là sinh vật ít có khả năng
23
bam sinh nhất để cỏ thể dễ dàng thích nghi với môi trường tự nhiên
bao quanh. Nhưng bù lại, con người lại là sinh vật biết sáng tạo và
nhờ khả năng này, con người đã chinh phục cả tự nhiên ở bên
ngồi lẫn cái tự nhiên ở chính mình để tạo ra vãn hóa.
Trước hết, với cái tự nhiên ở bên ngồi. Như đã nói, với sự
xuất hiện của con người, thế giới tự nhiên khơng cịn tồn tại như
trước đó. Trải qua hàng ngàn năm, vạn năm, lồi người đã biến đất
đá, cây cỏ, động vật, kim loại và những tài nguyên thiên nhiên
khác thành nhà cửa, quần áo, vườn ruộng, công cụ lao động, xe tàu
và các loại hình truyền thơng nhằm thoả mãn các nhu cầu ngày
càng tăng trong cuộc sống của mình. F. Enghen, trong tác phẩm
Biện chứng của tự nhiên, khi bàn về vai trò của lao động trong quá
trình chuyển biến từ vượn thành người đã nhận xét: mặc dù con
người chỉ là một “thành phần của tự nhiên”, là “sản phẩm của tự
nhiên”, song con người hiếm khi chỉ thích nghi với mơi trường
xung quanh, tức là chỉ sử dụng tự nhiên đế tiêu dùng như các lồi
động vật khác. Con người ln tìm cách làm chủ thế giới xung
quanh mình và kết quả của mối quan hệ đó là con người đã tác
động vào tự nhiên, làm thay đổi diện mạo của nó, khiến nó khơng
tồn tại một cách “tự nhiên nhi nhiên” nữa, để bắt nó phải phục vụ
những mục đích đã được vạch ra từ trước của mình.
Bên cạnh việc cải tạo và biến đổi tự nhiên cho phù hợp với
nhu cầu của mình, con người cịn sáng tạo ra những cái hồn tồn
mới, vốn khơng có trong tự nhiên, v ề vấn đề này, Chủ tịch Hồ
24
Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, lồi người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vãn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ãn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là
văn hóa” [4, 1995: 431].
Đối với cái tự nhiên ở chính bản thân con người cũng vậy.
Có nhà nghiên cứu đã nói rằng con người khơng phải là động vật
xã hội duy nhất, tuy nhiên con người là động vật xã hội duy nhất
có văn hóa. Khác với những con ong hay con kiến là những động
vật cũng sống quần tụ thành xã hội mà hành vi của chúng được lập
trình sẵn theo cách di truyền sinh học, hành vi của con người
không chỉ được lặp lại theo gien di truyền, mà quan trọng hơn còn
được qui định bởi nền văn hóa được chia sẻ. Chẳng hạn, cũng là
hành động “ăn”, nhưng nếu ở loài vật là “ăn sống nuốt tươi”, thì ở
con người điều đó lại khác. Con người biết nấu chín con mồi trước
khi ãn, hơn nữa họ còn biết thực thao cái sự “ăn” đó bằng bát và
đũa như ở Đơng Á, hay bằng dao, thìa và dĩa như ở châu Âu.
Tương tự, những bản năng sinh học khác như khóc, cười, sợ hãi,
thích thú hoặc quan hệ tính dục, v.v... tất cả đã được con ngưịi
làm cho có ý nghĩa nhờ thấm nhuần tinh thần của văn hóa.
Cố nhiên là cái “tinh thần văn hóa” đó khơng phải ngẫu
nhiên mà có. Các nhà triết học cho rằng “khả năng đối xử có tính
người đối với thế giới và đối với những người khác, khả năng lao
25
động, giao tiếp với những con người xung quanh, khả năng tư duy,
cỏ những tình cám đạo đức và những xúc cám thấm mỹ - tất cá
những cái đó đều khơng phải íà những đặc tính của cơ thể, mà là
những nét đã hình thành trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội,
tiêu biểu cho thực chất của con người trong cách biểu hiện và bộc
lộ cá thể của nó. Những nét ấy được hình thành nhờ chỗ con người
tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội, vào quá trình hoạt động
lao động, đi liền với sự tham gia của con người vào quá trình nắm
vững và tái tạo nền văn hóa xã hội” [5, 1975: 99].
Bằng cách cụ thể hơn, các nhà xã hội học cũng chỉ ra: trong
xã hội loài người, ngay từ khi mỗi đứa trẻ mới ra đời thì cái tập thể
bao quanh chúng - lúc đầu là cha mẹ, anh chị, rồi họ hàng, làng
xóm, tiếp nữa là trường học và các nhóm xã hội khác - đã nối tiếp
nhau thực hiện cái cơng việc được gọi là xã hội hóa một cá nhân.
Đó là việc giáo dục, dạy dỗ nhằm trao truyền cho đứa trẻ những kỹ
năng và tri thức, những giá trị và chuẩn mực và tập dần cho đứa trẻ
cách ứng xử phù hợp với những khuôn mẫu của cộng đồng người
mà đứa trẻ là thành viên. Cứ thế, lớn dần lên, mỗi bé trai hay gái đã
mang sẵn trong tâm hồn mình những yếu tố chung của đời sống tập
thể và nó sẽ biết tự kiểm sốt hành vi của mình để có thể ứng xử
hài hồ - theo những điều đã học được - trước từng trường hợp cụ
thể của đời sống.
Nhưng không dừng lại ở các giả thuyết khoa học hay những
nhận định được rút ra từ phương thức tư duy trừu tượng, đã có khơng
26
ít nghiên cứu thực nghiệm nhằm giải đáp cho vấn đé được đặt ra.
Nhà nhân học M. Mead (1901 - 1978), vào những năm 30 của thế kỷ
XX, đã tiến hành các cuộc nghiên cứu về sự khác biệt giữa nam và
nữ trong các xã hội thuộc châu Đại Dương, chứng minh rằng nhân
cách của mỗi bên được xác định bởi giới tĩnh sinh học ít hơn là bởi
hình mẫu văn hóa mà mỗi xã hội truyền lại và được áp định cho họ
từ thuở ấu thơ. Cũng trên tinh thần đó, có nhà khoa học đă kháng
định rằng con người khơng chỉ đơn giản là một sinh thể có văn hóa,
mà hơn thế nó cịn là một sinh thể nhân tạo; cịn văn hóa khơng
những là một hình thức ổn định của đời sống xã hội mà còn là q
trình xã hội hóa, tức là q trình làm hình thành con người, kể cả
tinh thần và thể xác [6, 2000: 151],
Vậy có thể nói, văn hóa là cái đánh dấu sự vượt lên những
gì là tự nhiên và bản năng của con người. Đó là sản phẩm riêng của
xã hội loài người, thứ sản phẩm mà con người phải nhào nặn lại từ
tự nhiên và chính bản thân mình hàng nghìn năm mới có được. Đối
với mỗi cộng đồng, văn hóa là cái có thể cùng chia sẻ. Cịn đối với
mỗi cá nhân thì văn hóa là do học hỏi mà có - nghĩa là phải tiếp
nhận nó bằng con đường xã hội hóa, chứ khơng phải dựa vào di
truyén vể mặt sinh học.
4. Quan hệ giữa văn hóa và văn minh
Từ văn minh xuất hiện sớm nhất ở Pháp, trong phong trào
khai sáng (thế kỷ XVIII). Nó được dùng để chỉ các thành tựu của
27
lịch sử như sự tẩy rửa các tập quán, để cao luật pháp và trật tự xã
hội. Sang thế kỷ XX, từ văn minh được dùng để chỉ trình độ khai
hóa của con người hay tiêu chí tiến bộ của một quốc gia, xã hội,
đối lập với sự giã man. Với ý nghĩa ấy, người ta nói vể các nền văn
minh cổ đại như: Hy Lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, v.v...
Trong các cuốn từ điển cũng như trong các cơng trình
nghiên cứu hiện nay, thuật ngữ “văn minh” được hiểu như là tổng
thế của các kiên thức, khả năng, phương tiện và tố chức có mục
tiêu làm thoả mãn các nhu cầu của con người và giúp cho con
người làm chủ cuộc sống của mình. Đơi khi thuật ngữ này cịn
được dùng để chỉ một trình độ phát triển nhất định của xã hội như:
văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh tin học.
Với cách hiểu này, từ một khái niệm tĩnh, văn minh đã và đang trở
thành một khái niệm động, nó phản ánh các khía cạnh hoặc các
giai đoạn chuyển tiếp trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Do mang hàm nghĩa như trên nên từ trước đến nay, trong
khoa học cũng như trong đời sống hàng ngày, từ văn minh vẫn
thường song hành cùng từ văn hóa. Cùng song hành, song mối
quan hệ giữa “văn minh” và “văn hóa” quả thực là khơng đơn giản
và điều này đã làm nảy sinh nhiều cách lý giải khác nhau. Dưới
đây sẽ trình bày một số khuynh hướng tiêu biểu.
Trước hết, đó là khuynh hướng đỏng nhất văn hóa với ván
mình. Đại biểu lớn nhất của khuynh hướng này là E. B. Tylor.
Ngay từ những dòng đầu trong cơng trình rất nổi tiếng của mình là
28