Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc pa kô qua lễ hội ariêu ping (nghiên cứu tại thôn a liêng, xã tà rụt, huyện đakrông, tỉnh quảng trị)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.96 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NĂM 2011- 2012

ĐỀ TÀI:

“ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TÂM LINH CỦA DÂN TỘC PA
KƠ QUA LỄ HỘI ARIÊU PING”
(NGHIÊN CỨU TẠI THÔN A LIÊNG, XÃ TÀ RỤT, HUYỆN
ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ)

Chủ nhiệm :
NGUYỄN THỊ HIỀN - Lịch sử Việt Nam - khóa 2008 - 2012
Thành viên:
NGÔ THỊ NGỌC HƯƠNG - Lịch sử Việt Nam - khóa 2008 - 2012
LỮ TRIỆU HẠ - Lịch sử Việt Nam - khóa 2008- 2012
Giáo viên hướng dẫn :
PGS.TS. ĐẶNG VĂN THẮNG
Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH &NV TP. Hồ Chí Minh

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 04 năm 2012


MỤC LỤC

BẢN TÓM TẮT .................................................................................................. 1
A. MỞ BÀI ........................................................................................................ 3


B. NỘI DUNG.................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ VĂN HÓA TÂM LINH ... 12
Ở TÀ RỤT ......................................................................................................... 12
1.1.TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT TÀ RỤT........................................................... 12
1.2. DÂN TỘC PA KÔ Ở TÀ RỤT ...................................................................... 16
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI ARIÊUPING CỦA DÂN TỘC PAKÔ ........................ 45
2.1. LỄ HỘI ARIÊU PING .................................................................................. 45
2.2. QUAN NIỆM TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI PA KƠ VỀ VŨ TRỤ VÀ CÕI SỐNG, CÕI
CHẾT ............................................................................................................... 66
2.3. LỄ HỘI ARIÊU PING CỦA DÂN TỘC PA KÔ TRONG NỀN CẢNH CÁC DÂN TỘC
Ở TÂY NGUYÊN (BANA, GIARAI) .................................................................... 81
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÂM LINH CỦA LỄ HỘI ARIÊU PING
ĐỐI VỚI DÂN TỘC PA KÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ....................... 92
3.1.TÁC ĐỘNG CỦA LỄ HỘI ARIÊU PING ĐẾN ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA DÂN
TỘC PA KÔ ...................................................................................................... 92
3.2.NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI
ARIÊU PING................................................................................................... 101
C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 110
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 113
E. PHỤ LỤC .................................................................................................... 117


1

BẢN TĨM TẮT
Pa Kơ là một trong 21 tộc người nhóm ngơn ngữ Mơn – Khmer ở nước ta.
Văn hóa các tộc người nước ta nói chung và người Pa Kơ nói riêng trong thời kì
hội nhập và phát triển hiện nay là một vấn đề quan trọng đang đứng trước những
vận hội và thách thức không nhỏ. Mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu với
các góc độ khác nhau về Người Pa Kô - hay tộc người Pa Kơ nhưng về cơ bản thì

cho đến nay vẫn chưa có được những cơng trình nghiên cứu tổng quan, đồng bộ,
đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về lễ hội Ariêu Ping – một nghi thức cải táng
hay còn gọi là lễ bỏ mả rất đặc trưng của dân tộc Pa Kơ. Chính vì vậy, đề tài đặt ra
mục tiêu là nghiên cứu lễ hội Ariêu Ping. Qua đó lý giải những phong tục truyền
thống tốt đẹp, về tâm tư, tình cảm, đạo lý, đạo hiếu của người sống giành cho
người chết. Góp phần tìm hiểu về quan niệm, yếu tố tín ngưỡng ảnh hưởng đến lễ
hội và chi phối đời sống tâm linh của người Pa Kô qua đối chiếu so sánh với các
dân tộc ở Tây Nguyên. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi đánh giá được thực trạng
đời sống văn hóa tâm linh của người Pa Kô cùng với sự giao lưu, biến đổi, vai trò
cũng như hạn chế của lễ hội này trong cơng cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới
của người Pa Kơ. Đồng thời qua đề tài góp phần nghiên cứu lịch sử, văn hóa tộc
người Pa Kơ ở Việt Nam.
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thu thập và tổng hợp tư liệu về tộc
người Pa Kô. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu thực hiện 2 chuyến khảo sát điền dã
trong hai đợt: 15 – 17/9/2009 tại thơn Kỳ Nơi, xã A Túc, huyện Hướng Hóa và 12
– 20/1/2012 tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Trong quá trình đi điền
dã, dữ liệu được thu thập thông qua việc quan sát trực tiếp, phỏng vấn sâu. Nhóm
nghiên cứu đã có một q trình thực tế, được tiếp xúc và trao đổi với ông Nguyễn
Thanh Tùng, Trưởng phịng văn hóa thuộc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của
tỉnh Quảng Trị, tiếp đó là được sự giúp đỡ của các ơng Trần Văn Chạy, trưởng
phịng Văn hóa của huyện Đakrơng, ơng Hồ Văn Phương một cán bộ cơng tác
nhiều năm trong lĩnh vực văn hóa của huyện. Các ơng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo


2
điều kiện để cho nhóm nghiên cứu đến được với xã Tà Rụt, được gặp ông Kray
Sức, một người Pa Kô bản địa am hiểu về các lễ hội của dân tộc mình đồng thời
cũng là trưởng ban Văn hóa xã Tà Rụt, địa phương chính tổ chức lễ hội Ariêu Ping
mà nhóm nghiên cứu. Bên cạnh đó nhóm cịn được tiếp xúc với dân bản, với già
làng để trò chuyện, để được giải đáp nhiều vấn đề về lễ hội này.

Kết quả tìm hiểu cho thấy, đối với dân tộc Pa Kô ở Quảng Trị, từ xưa đến
nay vẫn cịn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, trong đó lễ hội
Ariêu Ping là một lễ hội quan trọng bậc nhất, mang dáng dấp của nét văn hóa bản
địa đậm tính bản sắc. Đó là lễ cúng nhà mồ, kèm với nghi thức phong tục, tập
quán là cất bốc, quy tập mồ mã về ngôi nhà chung của họ như khi đang còn sống.
Ý nghĩa này thể hiện sự đồn kết gắn bó huyết thống và mối cộng cảm từ buổi
hình thành dân tộc cho tới ngày nay; sự khác biệt cơ bản của các dân tộc người cận
cư, nên trở thành nét văn hóa độc đáo trong tiến trình phát sinh và phát triển. Lễ
hội biểu hiện nét văn hóa tâm linh, sự tơn kính, hiếu nghĩa của người sống đối với
người đã khuất. Khi lễ hội Ariêu Ping được tổ chức cũng là lúc người Pa Kơ quan
niệm mới kết thúc vịng đời người. Và cũng có thể gọi đây là một trong những
nghi lễ truyền thống của các dân tộc người bản địa, sau này thành lễ hội đâm trâu
của các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn và Tây Nguyên.
Qua đề tài chúng tơi đã tiếp cận được những nét văn hóa truyền thống tâm
linh của người Pa Kơ, nó dường như hiện hữu trong mọi nếp cảm, nếp nghĩ của
họ, hiện hữu trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người nơi núi rừng
Trường Sơn huyền thoại. Chúng tôi nghĩ cần có những nghiên cứu sâu hơn của các
nhà khoa học về người Pa Kơ, về những điều cịn bí ẩn, về mối tương quan trong
tín ngưỡng của họ qua các lễ hội mà Ariêu Ping là một điển hình, thể hiện một
nhân sinh quan của tộc người này, nó cịn nhiều điều mà hiện nay chưa giải thích
được, vì chỉ tiếp cận từ góc độ mơ tả lễ hội nên nhóm nghiên cứu cũng chưa thể
đạt được sự mong muốn khi nghiên cứu về đời sống văn hóa tâm linh của người
Pa Kô


3
A. MỞ BÀI
Người Pa Kô tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến những người đã khuất, thể
hiện một đạo lí rất nhân văn của con người, uống nước nhớ nguồn. Ngồi ra, lễ hội
cịn nhằm đồn kết cộng đồng, gắn kết mọi người lại với nhau trong mối quan hệ

gia tộc, dịng họ của dân tộc mình và điều đó thể hiện rõ nét qua lễ hội Ariêu Ping
hay với cái tên lễ bỏ mả. Lễ hội Ariêu Ping khơng mang nặng tính bắt buộc, khơng
phải năm nào cũng được tổ chức, nó phụ thuộc vào nguồn vật lực của bà con dân
tộc.
Người Pa Kơ cùng với nhóm người Pa Hy và Kân Tua nằm trong tộc người
Tà Ôi, một dân tộc trong 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, đều thuộc
nhóm ngơn ngữ Mơn-Khmer. Song hiện nay, vấn đề tên gọi Tà Ôi với các nhóm
địa phương Pa Kơ, Pa Hy và Kân Tua vẫn chưa được thống nhất. Nó đang cịn là
vấn đề tranh cãi trong việc ý thức tự giác dân tộc và trong lúc chờ đợi những cuộc
hội nghị, hội thảo xác định lại thành phần dân tộc giữa các nhóm người này thì
nhóm địa phương Pa Kơ, Pa Hy và Kân Tua vẫn thuộc nhóm tộc người Tà Ơi.
Trong thời gian vừa qua, cụ thể là trong năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế đã xúc tiến những công việc pháp lí đệ trình với Nhà nước cơng
nhận người Pa Kô là một tộc người riêng biệt chứ không phải nằm trong tộc người
Tà Ôi. Trong đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu, để thuận tiện cho việc phân
định và gọi tên chúng tôi xin gọi tên Pa Kô.
Trong cuộc sống hiện nay ở vùng người Pa Kô ở Quảng Trị, đồng bào
không những chỉ cần đáp ứng những nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại… mà
cần đáp ứng những nhu cầu về đời sống tinh thần trong đó văn hóa tâm linh là một
yếu tố vơ cùng quan trọng, nó chính là chiếc cầu nối gắn kết con người. Bởi đời
sống văn hóa tâm linh thấp, thiếu lành mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ
phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, việc chú trọng để xây dựng đời sống
tinh thần mà đặc biệt là đời sống văn hóa tâm linh cho đồng bào dân tộc ở tỉnh


4
Quảng Trị là một yêu cầu cấp bách. Góp phần giới thiệu, quảng bá những lễ hội
mang tính tâm linh của người Pa Kô đến được với nhiều người trên nhiều vùng
miền của đất nước. Đó chính là động lực để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Pa Kơ qua lễ hội Ariêu Ping”

1.Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt khoa học
Về mặt khoa học, văn hóa tâm linh là một tiêu chí quan trọng để phân biệt
tộc người. Đặc trưng của tộc người thực chất là đặc trưng văn hóa. Văn hóa tạo
nên bản sắc của cộng đồng tộc người. Do đó nghiên cứu văn hóa tâm linh góp
phần nghiên cứu đặc trưng tộc người, nghiên cứu bản sắc văn hóa Pa Kơ. Đồng
thời nghiên cứu văn hóa tâm linh của dân tộc Pa Kô qua lễ hội Ariêu Ping cịn
nhằm tìm ra nét đặc sắc, điểm khác biệt của cùng một lễ hội qua cận cảnh các dân
tộc Tây Nguyên.
Về mặt thực tiễn
Ở vùng người Pa Kô ở Đakrông sau 15 năm thành lập, tuy đời sống văn hóa
tâm linh được nâng cao nhưng nhìn chung là một vùng chậm phát triển nhất. Văn
hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, mất dần bản sắc dân tộc. Nhiều sinh hoạt
văn hóa truyền thống của dân tộc như hát dân ca, tổ chức các lễ hội truyền thống
cộng đồng, việc thực hiện các quy ước làng bản… không còn tồn tại phổ biến ở
nhiều vùng. Một bộ phận người dân có tư tưởng phủ định tín ngưỡng dân gian,
phủ định văn hóa truyền thống, xóa bỏ tục thờ cúng tổ tiên, hoang mang đi tìm
niềm vui mới ở vằng chứ tin vào tín ngưỡng mới mang tính chất cực đoan, gây
hậu quả về an ninh, đoàn kết dân tộc. Trong đó lễ hội Ariêu Ping là một điển hình.
Hiện nay với quan niệm của người Pa Kơ cùng với xu hướng đơn giản hóa các
nghi lễ tinh thần trong lễ hội đã làm biến dạng các tập tục truyền thống. Lễ hội này
đang nghiêng theo hướng sân khấu hóa, giảm đi nét văn hóa vốn có.


5
Vì vậy thực hiện đề tài: “Đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Pa Kô qua
lễ hội Ariêu Ping” nhằm góp phần nhỏ bé vào việc tìm lại những nét đẹp trong đời
sống văn hóa của đồng bào dân tộc Pa Kơ, góp thêm một tiếng nói vào việc quảng
bá về phong tục tập quán của người Pa Kơ nói riêng và các dân tộc anh em trên địa
bàn Quảng Trị nói chung.

Mặt khác, vốn là những người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng
Trị, có dịp tiếp xúc nhiều với cộng đồng dân tộc Pa Kô, chúng tôi rất yêu quý và
trân trọng những nét đẹp văn hóa mang tính bản sắc mà đặc biệt là lễ hội bỏ mả
Ariêu Ping.
Đó chính là những lí do chúng tơi thực hiện đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về dân tộc Pa Kơ.
Tuy nhiên các cơng trình đó chủ yếu mang tính khái qt về tộc người, ngơn ngữ,
kinh tế, nhạc cụ... Trong đó có thể kể đến các tác giả như:
Trần Nguyễn Khánh Phong và Ta Dưr Tư, Truyện cổ Pa Kô, Nhà xuất bản
Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2011. Sách giới thiệu 14 truyện cổ Pa Kô gồm:
Nguồn gốc dân tộc Pa Kô, Klang niếtka, Kuplụu - â rpụ, Kân tưi akọ kụt, sự tích
các lồi rắn ở núi Ki Kaal, Ku Moor AongAên, Avỗ Ânyểu ặt maanh, A Che klek
Kkleẽ, la lâu-âr ai, ku moor ta ngực, ky nhiênr, La lây tu đê, Nha Kả Chau, Nha
Koonh, Nha Xiêm Xai, A Doon, Piêr Chôn. Truyện cổ Pa Kô cũng có sự đa dạng
về nội dung và phong phú về giá trị nghệ thuật như những truyện cổ tích của các
dân tộc anh em khác. Những câu truyện cổ của họ tất cả đều nhằm phản ánh
những thói hư tật xấu trong xã hội cổ truyền. Trong danh mục các dân tộc thiểu số
Việt Nam, người Pa Kô, Pa Hy được xếp chung với dân tộc Tà Ôi và được xem là
nhóm địa phương của dân tộc này. Tuy là nhóm địa phương nhưng người Pa Kơ
có những nét riêng của mình, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và ngôn ngữ. Người
Pa Kô cư trú ở vùng thấp, trong các thung lũng, các con sơng, suối, địa hình tương


6
đối bằng phẳng. Điều này được người dân lý giải qua truyện cổ Pa Kô. Nguồn gốc
người Pa Kô của mình một cách có cơ sở khoa học, và đặc biệt hơn trong truyện
này, người Pa Kơ có câu phương ngơn tiêu biểu cho cộng đồng mình như sau:
"Muốn mặc váy thì ngược lên aroh Ta oais (chỉ đất Lào-NV), muốn cần cái rựa,
cái rìu, cồng chiêng thì hãy xi về đồng bằng"1.

Và thông qua truyện cổ này chúng tôi đã kế thừa được cách tiếp cạnh của
tác giả đó chính là đặt những giá trị văn hóa của dân tộc Pa Kô ở vị trị độc lập. Mà
trước đây nhiều nhà nghiên cứu thường hay ghép chung văn hóa Pa Kơ vào chung
với dân tộc Tà Ơi.
Hồng Sơn, Người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Văn hóa Dân
tộc, Hà Nội, năm 2007. Thơng qua cuốn sách tác giả đã cung cấp cho người đọc
một bức tranh tồn cảnh về văn hóa Tà Ơi trên một xã cụ thể tại miền Tây Thừa
Thiên Huế với những giá trị truyền thống cịn giữ được cho đến ngày hơm nay.
Cuốn sách đã trình bày một cách cận cảnh về môi trường sinh thái nhân văn
và các tổ chức thiết chế xã hội đậm đà tính cơng xã nơng thơn với các làng, dịng
họ và gia đình, những hoạt động kinh tế tự cung tự cấp đang trong quá trình
chuyển đổi. Đó là những giá trị văn hóa vật thể với các kết cấu không gian ba
chiều và tập tục liên quan ghi đậm dấu ấn tư duy, lối ứng xử trong mối quan hệ với
con người với thế giới tự nhiên và với xã hội cộng đồng.
Ngoài ra cuốn sách còn cho ta thấy được những giá trị văn hóa phi vật thể,
những giá trị văn hóa (ẩn tàng) trong đời sống lam lũ bình dân nhưng lại ánh lên
những màu vàng lấp lánh của triết lý sống, lối ứng xử giàu tính nhân văn cao đẹp.
Đó là những quan niệm về thế giới tự nhiên và về con người với các tập tục trong
chu kỳ đời người, đến sản xuất nông nghiệp, đến đời sống cộng đồng. Bên cạnh đó
cuốn sách thực sự đã cho chúng ta một cách nhìn nhận rõ ràng về một góc đẹp của
1

Trần Nguyễn Khánh Phong và Ta Dưr Tư (2011), Truyện cổ Pa Kô, NXB Đại

học Quốc Gia Hà Nội.Tr. 15


7
bức tranh văn hóa của người Tà Ơi, các hình thức diễn xướng dân gian. Đó là
những nhạc cụ của bộ gõ, bộ hơi, bộ dây. Qua lời ru con hát giao duyên có tiếng

trống, tiếng cồng, tiếng chiêng...
Đỗ Đức Lợi “Văn hóa tộc người Tà Ơi”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc,
năm 2009. Vì tiếp cạnh dưới dạng văn hóa tộc người nên tác giả đã đi sâu vào
trình bày những phong tục tập quán cũng như các nghi lễ nghi thức trong cuộc
sống của người Tà Ôi một cách rất chi tiết và thấu đáo. Đặc biệt là qua cuốn sách
này chúng tơi đã có một cái nhìn khái quát về sự khác biệt giữa tộc người Pa Kơ
và tộc người Tà Ơi. Nếu trong sinh hoạt văn nghệ dân gian, người Pa Kơ có điệu
hát cha chấp, trong khi đó người Tà Ơi khơng có điệu hát này. Song ngược lại họ
có điệu Nhanhim mà người Tà Ơi khơng có. Hay trong lễ Ariêu Ping, lễ thức của
người Tà Ơi và Pa Kơ, về cơ bản giống nhau. Song lễ có khác nhau. Nếu người Tà
Ơi đánh trống rất chậm rãi, tiếng trống ngắt quãng nhau thì người Pa Kơ tiếng
trống trong lễ hội Ariêu Ping có tiết tấu nhanh, dồn dập...Tuy nhiên sự đề cập của
tác giả của tộc người Pa Kơ chưa có sự độc lập mà cịn đặt trong khn khổ của
tộc người Tà Ơi.
Lưu Hùng, Văn hóa Cơ-tu, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2006. Cuốn
sách đã trình bày một cách khá gọn gẽ, súc tích nhưng cũng chi tiết và làm rõ đời
sống kinh tế xã hội những phong tục tập quán lối sống của người Cơ-Tu cũng như
những nét tín ngưỡng rất đặc trưng của dân tộc sống trên dãy Trường Sơn Tây
Nguyên. Trên bình diện về mặt lý luận nhận thức tác giả đã cho chúng ta thấy
được sự tiếp nối của người Cơ Tu trong đời sống của họ đó là sự bảo tồn văn hóa
tính ngưỡng, vừa lãng quên một phần nếp cũ, đồng thời đang tích cực hịa nhập
với các yếu tố văn hóa mới.
Ngơ Văn Doanh, Bơthi-cái chết được hồi sinh (lễ bỏ mả và nhà mồ Bắc Tây
Nguyên)(2007), Nhà xuất bản Thế giới. Đây là một cơng trình viết về lễ bỏ mả và
nhà mồ bắc Tây Nguyên rất đặc sắc và ấn tượng trình bày một cách cụ thể và có


8
chiều sâu về lễ bỏ mả chủ yếu của hai dân tộc Ba Na và Gia Rai. Cuốn sách đã
tiếp cận lễ hội ở các phương diện sau: tiếng nhạc cồng chiêng trầm hùng, những

điệu múa trang trọng lưu luyến, những ngơi nhà mồ hồnh tráng, uy nghi, những
pho tượng mồ trầm tư đầy gợi cảm, những bữa ăn cộng cảm, với những món ăn
truyền thống, những bài cúng lâm ly tràn đầy chất văn nghệ dân gian. Do đó chúng
tơi có những cơ sở khoa học để đối chiếu so sánh với lễ hội Ariêu Ping của dân tộc
Pa Kô qua những phương diện đã được đề cập ở trên.
Ngồi ra trong q trình nghiên cứu chúng tơi cịn tiếp cận các cơng trình
nghiên cứu sau:
Nguyễn Xn Hồng, Bước đầu tìm hiểu thành phần dân tộc tộc người ở
huyện Hướng Hóa, tỉnh Bình Trị Thiên, Thơng báo dân tộc học, Viện dân tộc học,
tập II, Hà Nội 1979.
Nguyễn Xuân Hồng, Hơn nhân, gia đình, ma chay của người Tà Ôi, Cơ Tu,
Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa -Thơng tin Quảng Trị,
năm 1998.
Trần Văn Sáng (Trường ĐH Phú Xuân, TP Huế), Cách phiên chuyển địa
danh từ tiến Pa Kô - Tà ôi ở Thừa Thiên Huế sang tiếng Việt.
Nguyễn Thị Sửu (Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế),
Tiếng PaKô – Tà ôi ở A Lưới với sự phát triển kinh tế, văn hóa và bảo tồn ngơn
ngữ thời đẩy mạnh cơng nghiêp hóa và hội nhập quốc tế .
Do những hạn chế khi tham khảo tài liệu. Với những đặc trưng về tộc người.
Cụ thể là trước năm 2009 chưa có một dự án nào về việc xác định Pa Kơ là một
tộc người riêng biệt. Vì vậy ít có những cơng trình riêng biết viết về tộc người Pa
Kơ. Đó chính là lý do trong phần tổng quan nghiên cứu chúng tôi chỉ tiếp cận qua
các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu. Những dân tộc có nhiều điểm tương đồng với tộc người
Pa Kơ. Đây chính là một hạn chế lớn trong q trình chúng tơi thực hiện đề tài
này. Như vậy có thể nói đã có rất nhiều các cơng trình liên quan, từ trực tiếp đến


9
gián tiếp về văn hóa tâm linh người Pa Kơ, trong đó có lễ hội Ariêu Ping. Đây là
nguồn tư liệu q giúp chúng tơi tham khảo trong q trình nghiên cứu đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích các đặc trưng của lễ hội Ariêu ping
Qua đó lý giải những phong tục truyền thống tốt đẹp, về tâm tư, tình cảm,
đạo lý, đạo hiếu của người sống giành cho người chết. Góp phần tìm hiểu hiểu về
quan niệm, yếu tố tín ngưỡng ảnh hưởng đến lễ hội và chi phối đời sống tâm linh
của người Pa Kô qua đối chiếu so sánh với các dân tộc ở Tây Nguyên.
Đề tài góp phần nghiên cứu lịch sử, văn hóa tộc người Pa Kô ở Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi đánh giá được thực trạng đời sống văn hóa
tâm linh của người Pa Kơ cùng với sự giao lưu, biến đổi, vai trò cũng như hạn chế
của lễ hội này trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới của người Pa Kơ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài là cơng trình nghiên cứu thuộc chun nghành dân tộc học, khoa học
lịch sử nên phương pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về tính phổ biến
và tính đặc thù được quán triệt khi nghiên cứu văn hóa tâm linh của tộc người Pa
Kô.
Nhiệm vụ của của đề tài là nghiên cứu đời sống văn hóa tâm linh của dân
tộc Pa Kô qua lễ hội Ariêu Ping nên tác giả đề tài kết hợp chặt chẽ các phương
pháp nghiên cứu cụ thể của dân tộc học:
- Phương pháp điền dã dân tộc học: khảo sát thực địa vào ngày 15/9/2009
đến ngày 17/9/2009 tại thôn Kỳ Nơi, xã A Túc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị. Và ngày 12/1/2012 đến 20/1/2012 tại thôn A Liêng, thôn Tà Rụt 3, thuộc xã
Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.


10
- Phương pháp định tính: phỏng vấn sâu 6 trường hợp (trưởng phịng văn
hóa tỉnh Quảng Trị, chun viên văn hóa hóa huyện Đakrơng, cán bộ văn hóa xã
Tà Rụt, trưởng thôn A Liêng, người dân thôn A Liêng và thơn A Vương).
- Phương pháp phân tích tổng: sử dụng tài liệu thứ cấp (sách, tạp chí, báo

cáo khoa học và các báo cáo kết quả mơ hình lễ hội Ariêu Ping của các cấp tỉnh,
huyện, xã).
- Phương pháp sử học: những dẫn chứng cụ thể theo trình tự của lễ hội, về
ngày, tháng, về thời gian, địa điểm của lễ hội.
5. Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu tại thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng
Trị.
Mô tả về lễ hội Ariêu Ping của người Pa Kô diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15
tháng 7 năm 2011, qua đó góp phần tìm hiểu thêm về đời sống văn hóa tâm linh
của bà con người Pa Kơ. Huyện Đakrơng là huyện có đơng người Pa Kơ sinh sống
nhất trên địa bàn tỉnh, trong đó xã Tà Rụt là một đơn vị hành chính của huyện với
những đặc trưng về cộng đồng người Pa Kơ. Vì vậy khi giới hạn phạm vi nghiên
cứu của đề tài sẽ khơng làm ảnh hưởng đến tính chất, đặc điểm đời sống văn hóa
tâm linh của dân tộc Pa Kơ.
6. Các nguồn tài liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề cụ thể của dân tộc Pa Kô ở địa bàn xã Tà Rụt,
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị nên nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu của các tác
giả là tài liệu điền dã mà bản thân các tác giả đã sưu tầm ở các thôn của xã Tà Rụt.
Tác giả trực tiếp phỏng vấn, quan sát, ghi chép sưu tầm tư liệu ở 13 thôn ở xã Tà
Rụt. Đồng thời tác giả chú trọng khai thác các tài liệu của các tác giả địa phương
như Trần Văn Chạy, Hồ Phương, Kray Sức đã xuất bản hoặc lưu giữ tại phịng
Văn hóa Thơng tin Thể thao du lịch huyện Đakrơng. Tác giả cịn sử dụng tư liệu
trong các cơng trình nghiên cứu, các bài báo về văn hóa dân tộc Tà Ôi trong tạp


11
chí Dân tộc học, Văn hóa dân gian. Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu văn hóa nghệ
thuật, các báo cáo số liệu thống kê của phịng Văn hóa Thơng tin Thể thao và Du
lịch huyện Đakrơng và sở Văn hóa tỉnh Quảng Trị. Các tác giả còn khai thác các
tài liệu, các báo cáo nghiệm thu các đề tài khoa học ở thư viện Tổng hợp thành

phố Hồ Chí Minh…, cục thống kê các sở, ban nghành về người Pa Kô, các hiện
vật của bảo tàng tỉnh, các thư liệu địa chí của thư viện tỉnh Quảng Trị.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được
chia làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về vùng đất và văn hóa tâm linh ở Tà Rụt.
Chương 2. Lễ hội Ariêu Ping của dân tộc Pa Kô.
Chương 3. Giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội Ariêu Ping đối với dân tộc
Pa Kô và những vấn đề đặt ra.


12
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ VĂN HÓA TÂM LINH
Ở TÀ RỤT

1.1.Tổng quan về vùng đất Tà Rụt
1.1.1.Vị trí hành chính
ĐaKrơng là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị. Thành lập
ngày 1.1.1997 trên cơ sở 10 xã của huyện Hướng Hóa và 3 xã của huyện Triệu
Phong. Diện tích 123.332 ha dân số 25.917 nhân khẩu. Có vị trí địa lý từ
16017’55”- 16049’12” vĩ độ Bắc và 106044’01”- 107014’15” kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước CHDCND Lào.
- Phía Đơng giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
- Phía Tây giáp huyện Hướng Hố, tỉnh Quảng Trị và nước CHDCND Lào.
Huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 13 xã: Đakrơng, A Vao, A
Bung, A Ngo, Tà Rụt, Húc Nghì, Tà Long, Ba Nang, Mị Ĩ, Triệu Ngun, Ba
Lịng, Hải Phúc, Hướng Hiệp và thị trấn Krông Klang. Đường biên giới đất liền
tiếp giáp với nước CHDCND Lào dài 52,8 km trên địa bàn của 5 xã biên giới.

Xã Tà Rụt nằm dọc theo đường Hồ Chí Minh dài 14,5 km, cách trung tâm
huyện lỵ Đakrơng 60km về phía Nam. Có diện tích tự nhiên 6061,93 ha, dân số
đến cuối năm 2009 là 3.553 người, mật độ dân số bình quân 58,6 người/km2.
Phía Bắc giáp xã Húc Nghì, ranh giới là khe Kỳ Đơ.
Phía Nam giáp xã Abung, A Ngo, ranh giới là suối Pi Rao.
Phía Đơng giáp xã Húc Nghì, A Bung.


13
Phía Tây giáp xã A Vao.
Xã có 9 thơn: Tà Rụt 1, Tà Rụt 2, Tà Rụt 3, A Pul, Ka hẹp, A Đăng, Vực
Leng, A Leng, A Liêng, A Vương. Trên địa bàn có nhiều sơng suối nên có 2 thơn
bị chia cắt bởi dịng sơng Đakrơng là thơn A Liêng và Vực Leng nên về mùa mưa
lũ các thơn này đi lại rất khó khăn. Nhìn chung vị trí địa lý của xã thuộc vùng biên
giới, vùng sâu, xa so với trung tâm huyện nên cũng khó khăn cho đi lại và giao lưu
kinh tế xã hội với vùng khác
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Xã Tà Rụt nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởng khí hậu
tiểu vùng Tây Trường sơn, có tính chất nhiệt đới nóng ẩm và nền nhiệt cao hầu
như quanh năm, với các yếu tố khí hậu có những đặc trưng chính sau:
 Sự phân chia 2 vùng rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau: mùa
ít mưa từ tháng 2 đến tháng 7.
 Nhiệt độ trung bình hàng năm 250C, nhiệt độ cao nhất trung bình 29,10C
(mùa nóng do ảnh hưởng của gió Tây, nhiệt độ cao tuyệt đối có thể lên đến 39,240,50C), thấp nhất tuyệt đối 9,50C. Mùa lạnh khi gặp gió mùa đơng bắc thì nhiệt
độ trung bình có thể xuống dưới 150C. Đặc biệt tháng 1-2 năm 2008 do rét đậm
toàn bộ miền Bắc, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của xã.
Thời kỳ nhiệt độ cao cộng với độ ẩm đã làm bốc hơi lớn, gây khô hạn, ảnh
hưởng lớn đến đời sống của người dân.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Lịch sử vùng đất Đakrông từng thuộc các huyện Hướng Hóa, Gio Linh, Cam

Lộ, Triệu Phong: Do ảnh hưởng của chiến tranh do yêu cầu cách mạng nên nhiều
lần tách ra hợp vào nhiều lần. Đakrông là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa thời
tiền sử. vùng này, trên toàn thế giới là những trung tâm nảy sinh nghề nông (khảo
cổ học gọi là trung tâm “cách mạng đá mới” hay “cách mạng nông nghiệp”, bước


14
nhảy vọt sau thời Đá cũ, thu lượm. ở Đakrông các nhà khảo cổ học đã tìm được
ven đồi ven suối một ít dấu vết của thời kỳ đá mới thuộc văn hóa Hịa Bình, Bắc
Sơn . Ở đây cịn phát hiện nhiều dấu vết của nền văn hóa đồ đồng như rìu đồng,
giáo đồng, lưỡi câu đồng và một số đồ trang sức vv… Và giáo sư Trần Quốc
Vượng đã khẳng định rằng: “Tôi tin rằng chủ nhân của các rìu đá mài đó là tổ
tiên của đồng bào thuộc ngữ hệ Môn- Khơme, như người Vân Kiều, Pa Kô,
Kơtu…trước cách mạng họ làm nương rẫy không làm ruộng lúa”2. Qua những dữ
kiện đó chứng tỏ Đakrơng có bề dày lịch sử lâu đời là nơi con người lập nghiệp từ
rất sớm có những đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Vào buổi đầu của lịch sử nơi đây là địa bàn của trú của bộ Việt Thường. Từ cuối
thế kỷ II đến thế kỷ XIV thuộc về châu Ô, Châu Lý của nhà nước Chăm Pa. Từ
năm 1306 thuộc về nhà nước Đại Việt sau khi Chế Mân lấy Châu Ô, Châu Lý làm
lễ vật cầu hôn Huyền Trân công chúa. Năm1307 nhà Trần đổi Châu Ô, Châu Lý
thành Thuận Châu và Hóa Châu, Đakrơng lúc này thuộc Hóa Châu.
Dân cư ở đây khơng chỉ có người Chăm mà gồm cả đồng bào dân tộc ít người
như Vân Kiều, Pa Kơ cùng người Kinh định cư lâu đời. Từ năm 1831 khi nhà
Nguyễn thành lập tỉnh Quảng Trị thì Đakrơng chính thức thuộc về tỉnh Quảng Trị
từ đó đến năm 1976 Đakrơng thuộc tỉnh Bình Trị Thiên đến ngày 18.5.1981 xã
Đakrơng được thành lập trên cơ sở sát nhập các thôn Taliêng, Pa ra Từng, Chân
Rò tách từ xã Tà Long và thôn Ba ngao, Làng Cát, Vùng Kho. Các xã A Túc, A
Xốc và Kỳ Nơi thuộc huyện Hướng Hóa nhập vào làm một và lấy tên là A Túc.
Dân cư Đakrơng ngồi các dân tộc thiểu số như Ba Hy, Vân Kiều, Pa Kơ là chủ
yếu cịn có người Kinh sinh sống tính đến 2005. Có khoảng 34.160 người. Mặc dù

thành phần dân tộc phức tạp nhưng trải qua quá trình chung sống vật lộn đấu tranh
với thiên nhiên và giặc ngoại xâm cư dân Đakrông đã trở thành một khối thống
2

Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa-văn hóa, Nxb. Văn hóa dân tộc/

Tạp chí Văn hóa văn nghệ. Tr.356-387.


15
nhất trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của cộng đồng cư dân Việt
Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng. Cộng đồng cư dân sinh sống đầu tiên ở
trên địa bàn huyện Đakrơng đó là cộng đồng người Ba Hy. Họ sống theo dạng du
canh du cư từ ngọn núi này sang ngọn núi khác nhưng sau một thời gian sinh sống
họ gặp phải dịch bệnh và thú dữ tấn công nên đã chuyển đi nơi khác sinh sống.
Sau khi người Ba Hy dời đi thì những người mới đến định cư ở đây (còn gọi là
người Bru nghĩa là những người sống ở trên cao). Ngồi người Vân Kiều cịn có
người Pa Kơ cư trú ở phía Tây Nam của huyện ở các xã A Túc, A Bung, Tà Rụt.
Ngôn ngữ của của đồng bào Vân Kiều gọi là Kado, Kanay, thuộc ngữ hệ Môn –
Khơme Người Vân kiều Pa Kô sống thành các bản làng gọi là Vil hay Vel mỗi bản
thường có 20-30 gia đình. Đứng đầu Vil hay Vel là Aryay vel có thể là người đứng
đầu dịng họ hoặc được bầu lên nói chung đó là người có uy tín và trách nhiệm với
cộng đồng được cộng đồng tin tưởng. Nhà ở của đồng bào Đakrông đều là nhà sàn
lợp bằng lá tranh, mây, sàn lát bằng nứa hoặc gỗ. Giữa hai cộng đồng có nhiều
điểm tương đồng về văn hóa như cà răng, căng tai, các mơ típ trang trí, hay các
câu chuyện dân gian v.v…
Sau khi người Kinh lên sinh sống cùng với cộng đồng ở đây dã trở thành một
cộng đồng cư dân mới hết sức đoàn kết và gắn bó cùng nhau tồn tại và phát triển.
Nơng nghiệp cơ bản dựa vào sản xuất lương thực là chủ yếu nhưng năng suất thấp,
diện tích ít, kỹ thuật canh tác kém. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni theo

hướng sản xuất hàng hố chậm; sản xuất phân tán, qui mô nhỏ lẻ, chưa tập trung.
Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích cịn thấp, thiếu tính bền vững. Năng suất chất
lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao. Chăn nuôi chủ yếu
theo hình thức thả rong, khơng có chuồng trại và chăn dắt nên khơng phịng ngừa
được các loại dịch bệnh lây lan (như đợt dịch năm 2007 và đầu năm 2008 làm thiệt
hại rất lớn đến tổng đàn gia súc, gia cầm, thu nhập kinh tế hộ gia đình giảm, ảnh
hưởng đến đời sống khó khăn chung của tồn vùng).


16
Tình trạng phát rừng làm nương rẫy vẫn cịn tiếp tục ở một số nơi dẫn đến
rừng bị tàn phá, đất bị xói mịn, lũ lụt thường xun xảy ra hàng năm, ảnh hưởng
rất lớn đến việc canh tác nông nghiệp, sản lượng thu hoạch thấp, khơng đảm bảo
an tồn lương thực tại chỗ.
Do sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp với quy mơ nhỏ lẻ, khơng có vùng
chun canh, trình độ canh tác lạc hậu, do đó tổng sản lượng nơng sản phẩm hàng
hố ít, thị trường tiêu thụ khó nên mức thu nhập từ sản xuất của người dân đạt ở
mức rất thấp. Phần lớn sản phẩm nông nghiệp dành cho tiêu dùng tại chỗ.

1.2. Dân tộc Pa Kô ở Tà Rụt
1.2.1. Đôi nét về dân tộc Pa Kơ
Quảng Trị là một vùng đất có bề dày lịch sử khá lâu đời. Từ rất sớm trên vùng
đất này đã có con người cư trú. Tuy nhiên họ có phải là tổ tiên của những cư dân
này hay không vẫn chưa có câu trả lời chính xác từ các nhà khoa học. Đây là địa
bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số: Pa Kô, Vân Kiều, Cơtu..
Dân tộc Pa Kơ có khoảng 13.000 người, thuộc ngữ hệ Mơn – Khmer, tên gọi
này có nghĩa là “phía núi”, vì địa hình cư trú chủ yếu của họ trên miền núi có
(trung bình 1.500 – 1.600m), cao hơn địa bàn cư trú các dân tộc khác, đa số cư dân
thuộc bộ phận chính dịng phân bố tại vùng núi mang tên họ. Do có những mối
quan hệ gần gũi, văn hóa và ý thức tự giác tộc người, các nhà Dân tộc học đã cố

tình xếp dân tộc Pa Kơ và một số dân tộc thuộc nhóm địa phuơng khác như Pa Hy,
Kađơ, Tà Ơi… vào dân tộc Tà Ơi.
Tuy nhiên tên gọi Pa Kơ đã xuất hiện từ rất lâu và đuợc dùng phổ biến trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, gắn liền với những bài hát như “người con gái Pa
Kô” của nhạc sĩ Huy Thục, với các tên tuổi anh hùng như: Hồ Vai, Kan Lịch, Hồ
Dục… tuy mới xuất hiện nhưng họ đuợc cộng đồng các cư dân phụ cân đều dùng
đó làm tên gọi cho dân tộc họ.


17
Theo các nhà dân tộc học khi thừa nhận tộc danh Tà Ơi đã cho rằng tên gọi Pa
Kơ chỉ là từ phiếm xưng “người ở núi” (như tên gọi Bru của dân tộc Vân Kiều).
Đứng trước thực tế này, hiện nay đã có ý kiến của nhà Dân tộc học Phan Hữu Dật
đã đề nghị xác minh lại thành phần dân tộc trong nhóm cộng đồng Tà Ơi, đặc biệt
là Pa Kô.
Về nguồn gốc xa xưa của dân tộc Pa Kơ hiện nay có 2 quan điểm chủ yếu:
Một quan điểm cho rằng tộc người Pa Kô vốn từ Tây Trường Sơn tràn qua Đông
Trường Sơn vào những thời điểm khác nhau, do quá trình di cư và tiếp biến văn
hóa, một quan điểm khác lại đi tìm nguồn gốc bản địa của các cư dân.
Dù vậy thực tế lịch sử cũng đã chỉ ra rằng: trong tiến trình phát triển của các
dân tộc, các dân tộc này bỏ ra nhiều công sức và xương máu để xây dựng quê
hương và họ cũng chính là chủ nhân lâu đời tại vùng núi Quảng Trị.
Trong các thời kì lịch sử vừa qua, vùng đất này là một trong những vùng đất
có nhiều biến động. Chiến tranh chống Pháp, Mỹ đã làm xáo trộn dữ dội tình hình
phân bố dân cư ở vùng đất này. Việc di chuyển làng hay bám trụ lại của dân tộc Pa
Kơ đều mang tính cộng đồng dân tộc rất cao. Tuy nhiên những biến động cư trú đã
làm mất đi nhiều nét cổ truyền trong cư trú của dân tộc Pa Kô. Những nét xưa cũ
trong cấu trúc làng bản đã phai mờ nhiều theo thời gian. Mặc dù vậy, ta vẫn còn
nhận ra làng nào của dân tộc nào nhờ vào những đặc tính văn hóa riêng cịn giữ
lại.

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước hồn tồn giải
phóng, miền núi Quảng Trị đã có nhiều thay đổi. Người Pa Kô sinh sống ở vùng
rừng sâu từ bên kia dãy Trường sơn đã về định cư lại vùng thấp của các huyện
Hướng Hóa, Đakrơng. Các làng bản đã tập trung ổn định lại trong các điểm mới
định canh định cư. Tình trạng sống phân tán biệt lập đuợc chấm dứt. Bên cạnh đó,
cư dân người Kinh từ vùng xi lên làm ăn và nhất là mở rộng giao lưu kinh tế,
mở mang văn hóa. Cũng như các tộc người khác tại vùng núi và cao nguyên miền


18
Nam nuớc ta, nguồn sống chủ yếu của người Pa Kô là làm rẫy đa canh làm theo lối
cổ truyền: phát – cốt – đốt – trỉa hạt. Rẫy chính là nơi cung cấp lương thực, thực
phẩm chính cho người Pa Kô. Giống lúa mà người Pa Kô dùng phổ biến là lúa nếp
có tên gọi: atut, trang, abung… thân cao, chịu gió Lào tốt phù hợp với địa hình.
Trải qua quá trình làm nương rẫy lâu dài, người dân Pa Kơ đã tích lũy được
bao kinh nghiệm sản xuất quý báu từ chọn đất, phát, đốt, gieo hạt đến chăm bón và
thu hoạch. Một vài nhận định trên để lí giải tính bản địa của người Pa Kơ.
1.2.2. Người Pa Kơ ở Tà Rụt
Dân cư và tình hình phân bố dân cư
Người Pa Kô vốn từ Tây Trường Sơn tràn qua Đông Trường Sơn vào những
thời điểm khác nhau do q trình di cư và tiếp biến văn hóa.
Tình hình cư trú phân tán và biệt lập là những nét đặc thù của các dân tộc ở
miền tây Quảng Trị. Trong các thời kì lịch sử vừa qua, vùng đất này là một trong
những vùng đất có nhiều biến động. Chiến tranh chống Pháp, Mỹ đã làm xáo trộn
dữ dội tình hình phân bố dân cư ở vùng đất này. Những trận càn quét, đốt làng,
dồn dân cư, kẻ thù đã buộc người dân rời bỏ làng, bỏ nhà đi tìm đất mới để làm ăn.
Việc di chuyển làng hay bám trụ lại của dân tộc Pa Kô đều mang tính cộng đồng
dân tộc rất cao. Tuy nhiên những biến động cư trú đã làm mất đi nhiều nét cổ
truyền trong cư trú của dân tộc Pa Kô. Những nét xưa cũ trong cấu trúc làng bản
đã phai mờ nhiều theo thời gian. Mặc dù vậy, ta vẫn còn nhận ra làng nào của dân

tộc nào nhờ vào những đặc tính văn hóa riêng cịn giữ lại.
Tà Rụt là một xã vùng sâu thuộc huyện Đakrông, nằm giáp với nước bạn Lào.
Nơi đây là nơi tập trung cư trú của các dân tộc ít người như: Vân Kiều, Pa Kơ.
Theo thống kê huyện Đakrơng năm 2010 tồn huyện có khoảng 10313 người Pa


19
Kô chiếm 27,32%3. Người Pa Kô ở Tà Rụt khoảng 3202 người. Tên gọi Pa Kơ có
nghĩa là “phía núi”, vì địa hình cư trú chủ yếu của họ trên miền núi có (trung bình
1.500 – 1.600m), cao hơn địa bàn cư trú các dân tộc khác.
Ngôn ngữ
Theo Nguyễn Thị Sửu (2008), Cấu tạo tiếng Ta Ôi (trong sự so sánh với tiếng
Việt), luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học. Nghiên cứu cho thấy có sự gần gũi về nguồn
gốc và có nhiều điểm chung về loại từ giữa tiếng Pa Kô, Tà ôi và Cơ tu4. Cụ thể
giữa các tiếng Pa Kơ:
Tà Ơi Bru vân kiều Cơ tu
Pa Kơ 76%

68% 44%

Cơ tu 47% 40%
Bru vân kiều 54%
Kết quả cho thấy tiếng Pa Kô và tiếng Tà ôi rất gần nhau. Tuy nhiên, hệ thống
ngữ âm của mỗi ngôn ngữ lại lại khác nhau. Về chữ viết, mặc dù chữ Pa Kơ, Tà
Ơi, Cơ Tu (và cả chữ quốc ngữ) đều có tự dạng Latinh nhưng là những hệ thống
khơng trùng khớp: chúng có số lượng kí hiệu, nội dung kí hiệu và các quy tắc
khơng giống nhau. Điều này có nghĩa là khơng thể đọc chữ Pa Kơ, Tà Ôi, Cơ Tu
và chữ quốc ngữ theo cùng một cách.
Người Pa Kơ đã có chữ viết cho riêng mình chữ viết này đã được sử dụng
trong sách tiếng Pa Kô – Tà Ôi được biên soạn gần đây nhất, năm 1986 : sách học

3

Số liệu chi cục thống kê huyện Đakrông , Niên giám thống kê 2000-2010. “Số

lượng phân bố đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Đakrông”
4

Nguyễn Thị Sửu (2008), Cấu tạo tiếng Ta Ôi (trong sự so sánh với Tiếng Việt).

H: Viện Ngôn Ngữ học


20
tiếng Pa Kơ – Tà Ơi (cơng trình do ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên chủ trì với sự
cộng tác chuyên môn của viện ngôn ngữ học). Về mặt ngơn ngữ, giữa các nhóm
Pa Kơ, Pahy, Tà Ơi có một số điểm khác nhau về từ vựng và cả trong cách phát
âm nhiều từ ngữ cụ thể. Có thể xem những khác biệt như vậy là của các tiếng địa
phương trong cùng một ngôn ngữ chung tiếng Pa Kô- Tà Ôi.
Các chữ cái và dấu:
 Các chữ cái (chữ hoa và chữ thường):
A,a,Ă,ă,Â,â,B,b,C,c,D,d,E,e,Ê,ê,G,g,H,h,I,i,J,j,K,k,L,l,M,m,N,n,O,o,Ơ,ơ,Ơ,ơ,
P,p,Q,q,R,r,S,s,T,t,U,u,V,v,Y,y.
 Các dấu:
Dấu sắc và dấu gạch ngang (-), ngoài ra trong văn bản bằng chữ Pa Kơ cịn có
các dấu chấm, phẩy, hỏi … giống như chữ quốc ngữ.
Cách ghi âm tiết5:
Trong tiếng Pa Kơ có hai loại âm tiết: tiền âm tiết (hay còn gọi là “âm tiết
phụ”) và âm tiết chính. Tiền âm tiết (âm tiết đứng trước) được viết liền với âm tiết
chính. Ví dụ: Akăi (con); pasooi (giảng dạy), taran (vẽ), ânnăr (cánh)…
Khi âm tiết chính khơng có chữ cái ghi âm đầu, thì để tránh nhầm lẫn phải

dùng dấu “gạch ngang” xen giữa tiền âm tiết và âm tiết chính. Ví dụ: a-ăm (bố);
ti-oh (đứt)…
Cách ghi phụ âm6:

5

Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số lớp 1(2002), Nxb.
Thuận Hóa.Tr 12.
6

Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số lớp 1(2002), Nxb.
Thuận Hóa. Tr 12.


21
Kí hiệu để ghi phụ âm có thể là một chữ cái hoặc hai chữ cái ghép lại.
Chữ
P
Ph

Cách đọc

Ví dụ

Đọc như tiếng Việt (trong các từ
Pi (nói), pơk (đi); kắp
pin, pô, tốp, nấp…)
(cắn), sứp(mặc áo)
Đọc như p nhưng luồng hơi bật
mạnh ra


Pheet

(phổi);

phaq

(đục lỗ)

B

Đọc như b trong tiếng Việt (trong
các từ ba, bốn, bác…)

Băr (hai), biq (ngủ)

T

Đọc như tiếng Việt trong các từ ta,
Tăq (làm); măt (mắt);
tiếng tắt…
ăt (ở)

Iq

Đọc như I kèm theo tiếng tắt nghẹn
Ngoiq (uống); lâiq
trong cổ họng (như phát âm q)
(không)


Ih

Đọc như âm I kèm theo tiếng thở
nhẹ (như khi phát âm h)

Uih (lửa), a-aih (bẩn)

*Cách ghi nguyên âm7
Kí hiệu để ghi ngun âm có thể là một chữ cái hoặc hai chữ cái có thể có dấu
sắc hoặc khơng có dấu sắc.
Chữ

Cách đọc

Ví dụ

I

Đọc như I trong tiếng Việt (đi,

pi (nói), achiu (con

tìm…)

dao)

Í

Đọc như I nhưng ngắn hơn


bíq (ngủ), ính (muốn)

Ê

Đọc như ê trong tiếng Việt (trên,

pêq

đê…)
ế

(chuối),

alêng

(kiến)

Đọc như ê nhưng ngắn hơn

Pếq (địu), chếh (mổ
ra)

7

Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số lớp 1(2002), Nxb.
Thuận Hóa.


22
Ơơ


Đọc gần như ơ, nhưng gốc lưỡi
lùi về phía sau

ớơ

Đọc như ơơ nhưng ngắn hơn

pơơ (khỏi bệnh),yơơr
(run)
Katơớr (nhột, buồn),
iklơớr (gọt)

iê-ia

Đọc như iê, ia trong tiếng Việt

achiêng

(voi),

tria

(nấm)

Đời sống vật chất
Cũng như các tộc người khác tại vùng núi và cao nguyên miền Nam nước ta,
nguồn sống chủ yếu của người Pa Kô ở Tà Rụt vẫn là rẫy đa canh làm theo lối cổ
truyền: phát – cốt – đốt – trỉa hạt. Rẫy chính là nơi cung cấp lương thực, thực
phẩm chính cho người Pa Kơ. Rẫy trước kia chỉ làm có một mùa (từ tháng 4- 11),

phát ở rừng già, rẫy mùa chuyên trồng các giống lúa cổ truyền, xen kẽ có cây ngơ,
mơn và các cây gia vị. Kinh tế nương rẫy với việc trồng cây lúa khô, mỗi năm 2 vụ
là nền kinh tế cơ bản nhất của đồng bào. Những sản phẩm như lúa, ngô, khoai,
sắn, chuối… là những thứ đã nuôi sống người Pa Kô bao đời nay. Trải qua quá
trình làm nương rẫy lâu dài, người dân Pa Kơ đã tích lũy được bao kinh nghiệm
sản xuất quý báu kể từ chọn đất, phát, đốt, gieo hạt đến chăm bón và thu hoạch..
Nhưng do kĩ thuật canh tác cịn lạc hậu, cơng cụ sản xuất thô sơ nên năng suất
thấp và bấp bênh.
Hiện nay do nhu cầu phát triển của xã hội, cũng như chính sách kinh tế mở
rộng của huyện mà người Pa Kô đã có những thay đổi trong kinh tế nơng nghiệp.
Đó là đã biết tiến hành làm lúa nước, tuy không nhiều nhưng cũng đem lại nguồn
lợi lớn cho bà con nơi đây. Người Pa Kơ có truyền thống chăn ni gia súc lớn,
nhất là trâu để làm vật hiến sinh, cũng để bán cho miền xi và bán sang Lào,
ngồi ra cịn có lợn, dê. Ở vùng người Pa Kơ sinh sống, giao lưu mua bán khá phổ
biến và phát triển. Việc giao lưu với các dân tộc anh em khác cùng chung xã,


23
huyện như : Kinh, Vân Kiều và một số dân tộc từ nước bạn Lào đã làm cho bộ mặt
kinh tế nơi đây thay đổi nhanh chóng.
Làng bản, nhà cửa
Làng bản: Người Pa Kô ở Tà Rụt cũng như tất cả những người Pa Kô sinh
sống khắp dãy Trường Sơn chỉ biết một tổ chức rất gần gũi đó là tổ chức Vel
(làng), hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể : khu cư trú, các nguồn nước, khu
canh tác, khu săn bắn, khu chăn nuôi, khu rừng “cấm” (rừng ma) chôn cất người
chết...
Làng (Vel) truyền thống của người Pa Kơ là hình móng ngựa. Các ngơi nhà
dân được xây cất gần kề nhau theo lối hàng ngang làm thành một đường cong như
hình móng ngựa. Các làng cư trú cách khá xa nhau khoảng một ngày đường, trong
làng các thành viên đều có quyền và nghĩa vụ trên địa phận ranh giới của làng

mình.
Hiện nay do xu hướng quần tụ đông đúc ở các khu vực trung tâm, hoặc dọc
hai bên tuyến đường, các hệ thống giao thông liên xã, trường học, trạm y tế... nên
dân tộc Pa Kô đã bắt đầu di chuyển từ trên vùng núi cao xuống các vùng đất thấp
hơn, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Những ngơi nhà gươn truyền thống
khơng cịn nữa, những ngơi nhà dài vì thế cũng thay bằng ngôi nhà sàn nhỏ hoặc
nhà trệt.
Nhà cửa: Nhà cửa là dạng thức cụ thể của văn hóa, là phức hợp văn hóa tộc
người vừa thể hiện yếu tố vật chất vừa thể hiện yếu tố tinh thần.
Mỗi làng Pa Kô bao gồm nhiều dòng họ (Yăq) quần cư và trong mỗi dịng họ lại
có các chi họ (Kattooh), mỗi dịng họ sống trong ngôi nhà dài theo quy chế “làm
chung - ăn chung- ở chung”. Chính vì vậy mà nhà ở của họ có hai loại cơ bản đó
là nhà gươn giành cho cả làng và nhà dài dành cho những gia đình có mối quan hệ
thân tộc trực hệ và cùng dịng máu. (Ngơi nhà dài nổi tiếng của người Pa Kơ cịn


×