Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Xây dựng đời sống văn hóa đông bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc trăng hiện nay_ thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.08 KB, 71 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÁC – LÊNIN, TT. HỒ CHÍ MINH
˜ & ™





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG
HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. GVC Phan Văn Thạng Trần Thị Kim Nhẫn
MSSV: 6044622
Lớp: SP.GDCD K30


Cần Thơ, 5/2008



PHẦN MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, nằm ven biển đông với
72 km đường biển, được khai thác bởi ba cộng đồng người Kinh, Hoa, Khmer. Phía
Bắc tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh, phía Nam giáp với Bạc Liêu, phía Tây giáp với Cần
Thơ và phía Đông giáp với biển. Diện tích tự nhiên 3.223,3Km
2
, tổng số dân
1.274.000 người, trong đó dân tộc Khmer có 374.711 khẩu với 80.856 hộ chiếm tỷ
lệ 30,24% dân số toàn tỉnh [1, tr 1]. Sóc Trăng có tỷ lệ người Khmer đông nhất
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đơn vị hành chính bao gồm 8 huyện và 1 thành phố
(thành phố Sóc Trăng), các huyện có đồng bào dân tộc Khmer tập sinh sống nhiều
như: Vĩnh Châu, kế đến là Mỹ Xuyên và Mỹ Tú.
Trên mảnh đất Sóc Trăng ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sống chan hòa gần
gũi xen kẽ lẫn nhau, tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nhưng vẫn bảo
lưu những giá trị văn hóa riêng của dân tộc mình. Đồng bào dân tộc Khmer thường
sống tập trung thành những phum, sóc, trong đó các gia đình thường sống liền kề
nhau. Từ lâu, dân tộc Khmer sống bằng nghề nông nghiệp, trồng lúa nước, hoa màu,
nhiều nghi lễ liên quan đến vụ mùa, nhiều tập tục thể hiện nếp sống văn hóa nông
nghiệp đã được hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc Khmer.
Văn hóa của người Khmer Sóc Trăng được hình thành từ rất lâu đời, là kết quả của
sự kế thừa nhiều nền văn hóa khác nhau vừa đa dạng vừa phong phú. Người Khmer
chiếm tỷ lệ khá đông dân cư toàn tỉnh, vì vậy việc xây dựng và phát triển đời sống
văn hóa đồng bào dân tộc Khmer cũng góp phần lớn cho sự phát triển văn hóa toàn
tỉnh cũng như của khu vực Tây Nam Bộ. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Sóc Trăng rất quan tâm đến việc xây dựng đời sống văn
hóa cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt chú trọng đến dân tộc Khmer. Hiện nay, đời
sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer có nhiều tiến bộ và thay đổi nhưng vẫn
gặp phải nhiều khó khăn, bất cập. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu lôi kéo,
dụ dỗ, kích động gây chia rẽ, thù hằn giữa các dân tộc trong khu vực cũng như trong

cả nước. Do đó, việc xây dựng đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc Khmer Sóc

Trăng hiện nay càng thực sự cần thiết và cấp bách, góp phần xây dựng nền văn hóa
Việt Nam thống nhất, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chính vì lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng đời sống văn
hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay - Thực trạng và giải pháp”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa đời sống văn hóa đồng bào
dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng.
Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng từ năm
2002 đến nay
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích đề tài hướng đến việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho
đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng một
nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
Từ mục đích trên nhiệm vụ của đề tài là: phân tích và đánh giá thực trạng
xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng. Từ đó, đề xuất
những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho đồng bào
dân tộc Khmer ở Sóc Trăng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh; những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, thống
kê, đối chiếu, so sánh từ các nguồn tài liệu thu thập được; ngoài ra còn sử dụng
phương pháp lịch sử, logic…
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở bài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương và 11 tiết.





Chương 1
VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA
1.1 Một số quan niệm về văn hóa
Văn hóa là một khái niệm hết sức đa nghĩa. Nó thể hiện trong toàn bộ mọi
hoạt động, mọi lĩnh vực của xã hội, của cộng đồng, của mỗi gia đình cho đến từng
các nhân. Cho đến nay, văn hóa vẫn là một trong những khái niệm phức tạp và khó
xác định.
Về mặt thuật ngữ khoa học, văn hóa được bắt đầu từ chữ la tinh “Cultus” mà
nghĩa gốc là gieo trồng được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất”
và “Cltus Animi” là “gieo trồng tinh thần” hay “canh tác tinh thần” tức là “sự giáo
dục bồi dưỡng tâm hồn con người”. Hoặc nói theo nhà triết học Anh Tomas
Hobbes: “Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là
gieo trồng tinh thần” [19, tr 93]
Cho đến nay, theo thống kê, có tới trên 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, những góc độ riêng, mục đích
riêng phù hợp với vấn đề mà họ quan tâm hay nghiên cứu.
Các nhà tâm lý học xem xét văn hóa từ góc độ tác động của nó đến các nhân
trong quá trình xã hội hóa: “Văn hóa là toàn thể những môn học cho phép cá nhân
trong xã hội nhất định đạt đến sự phát triển nào đó về cảm năng, về ý thức phê phán
và các năng lực nhận thức, các khả năng sáng tạo” (TeanLadriere, UNESCO 1977).
Theo các nhà triết học: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần
do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ
đạt được trong quá trình phát triển lịch sử của xã hội” (Từ điển triết học, tiếng
Bungari 1986).
Các nhà xã hội học cũng định nghĩa văn hóa theo nhiều cách khác nhau. Có
người đồng nhất văn hóa với văn minh, theo định nghĩa dân tộc rộng nhất, chỉ toàn
bộ tập hợp bao gồm khoa học, tín ngưỡng, đạo đức, pháp luật, phong tục, những kỹ

năng và thói quen khác do con người thu nhận được với tư cách thành viên của xã
hội (B.T. Etuốt). Có người cho rằng: văn hóa là tổng thể những hành vi học hỏi

được các giá trị, niềm tin, ngôn ngữ, luật pháp và kỹ thuật của các thành viên sống
trong một xã hội nhất định nào đó (P.T Côn và Tlobiu). Có người lại định nghĩa văn
hóa là một hệ thống các khuôn mẫu và chuẩn mực được soạn thảo (tức là được ghi
lại hình thức này hay hình thức khác trong các tập thể) về hành vi, hoạt động, giao
tiếp và tương tác của con người, có chức năng điều tiết và khống chế trong tập thể
lớn (T.M.Đritdơ) [ 19, tr 94]
Qua các định nghĩa về văn hóa, ta thấy tuy có nhiều điểm riêng theo từng góc
độ của nhà nghiên cứu, nhưng khái quát lại giữa chúng có những điểm chung như:
+ Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội
+ Là một hệ thống (các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tư tưởng…)
được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và
truyền lại cho các thế hệ sau.
+ Hệ thống văn hóa có chức năng như một khuôn mẫu chuẩn mực quy định
các hành vi xã hội. Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội, muốn hòa nhập
vào cộng đồng xã hội thì phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực đó. Về phương
diện này có thể coi văn hóa của xã hội là mục tiêu của quá trình xã hội hóa cá nhân
và nhóm.
Khái niệm văn hóa là khái niệm rất phức tạp. Không ít khái niệm người ta
đồng nhất văn hóa với khái niệm học vấn. Sự đồng nhất này có khi được biểu hiện
trên các văn bản có tính pháp quy. Ví dụ: trong mẫu các bản khai lý lịch có mục
trình độ văn hóa mà thực chất là trình độ học vấn, tuy nhiên cũng có người đạt trình
độ học vấn cao nhưng trong lối sống, cách ứng xử, trong quan hệ xã hội, vẫn cứ bị
coi là thiếu văn hóa.
Pufendorf - nhà khoa học Đức cho rằng: Văn hóa là toàn bộ những gì được
tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên. Tiếp tục
ý tưởng đó, nhà triết học Đức Herder cho rằng: Con người xuất hiện với tư cách
một thực thể tự nhiên, đến lần thứ hai con người hình thành và phát triển với tư cách

một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa.

E.B Tay lor đưa một khái niệm hiện đại về văn hóa: Văn hóa là một tổng thể
phức tạp, bao gồm trí thức tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục tập
quán và thói quen mà con người đạt được trong xã hội.
Trong nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng ta khẳng định: phải xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến đại
hội IX một lần nữa nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa,
giáo dục, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm cho chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh
thần của nhân dân”
Khái niệm văn hóa của UNESCO hướng vào cái cơ nhất và chung nhất. Ở
đây, văn hóa được định nghĩa: Văn hóa là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác
với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi nhất đến tín ngưỡng, phong tục, tập
quán, lối sống và lao động, nhờ đó con người tự định vị mình trong không gian và
thời gian nhất định để có thể giải thích thế giới, phát triển các năng lực biểu hiện
giao lưu sáng tạo.
Phạm vi của văn hóa hết sức rộng lớn, nhưng quan trọng hơn cả, nó là những
giá trị do hoạt động tinh thần - sáng tạo của con người tạo ra, biểu hiện trình độ hiểu
biết, thước đo trình độ phát triển và sự vươn lên tự hoàn thiện của con người theo lý
tưởng chân, thiện, mỹ.
Phạm Văn Đồng - nhà văn hóa lớn của đất nước thế kỷ XX cho rằng: Nói tới
văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn bao gồm tất những
gì không phải là thiên nhiên có liên quan đến con người trong quá trình tồn tại, phát
triển, quá trình con người làm nên lịch sử…“Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn
hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả một hệ thống giá trị: tư
tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức nhạy cảm tiếp thu
cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức
đề kháng và sức chiến đấu tự bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc

Trong nhiều tác phẩm Mác - Ănghen, đã có những dự báo khoa học và nhận
định về những tính chất của nền văn hóa tất cả vì con người và khả năng xây dựng
con người hoàn thiện. Nền văn hóa mới sẽ trả lại cho con người những giá trị tinh
thần vốn có và tất cả những yếu tố tích cực ấy sẽ được phát huy trong xã hội mới.
Sau cách mạng tháng Mười Nga thành công, Lênin đã đưa ra luận điểm có tính chất
cương lĩnh về xây dựng nền văn hóa mới, trong đó có tiếp thu di sản văn hóa quá
khứ và những nguyên tắc xây dựng nền văn hóa vô sản, đã phát họa ra cưỡng lĩnh
của nền văn hóa mới và bắt tay vào hiện thực trong thực tế của nước Xô-Viết.
Mác –Ănghen chỉ ra rằng tư tưởng thống trị một thời đại, tư tưởng của giai
cấp thống trị. Trên cơ sở luận điểm đó, Lênin phát hiện mặt thứ hai của vấn đề dựa
trên cuộc đấu tranh của quần chúng lao động chống lại giai cấp thống trị bóc lột.
Cuộc đấu tranh đó tất yếu sản sinh ra một dòng “văn hóa thứ hai” biểu hiện trực tiếp
tư tưởng, tình cảm và lợi ích của quần chúng lao động. Đây là cơ sở để tạo nên mọi
giá trị tinh thần của truyền thống văn hóa dân tộc. Lênin nhận xét “Mỗi nền văn hóa
dân tộc đều có những thành phần thậm chí không phát triển của nền văn hóa dân
chủ và xã hội chủ nghĩa, vì trong mọi dân tộc đều có quần chúng lao động bị bóc lột
và điều kiện sinh sống của họ nhất định phải sản sinh ra một hệ tư tưởng dân chủ và
xã hội chủ nghĩa”.
Lênin nêu lên nhiệm vụ của văn hóa mới phải xây dựng những con người
của thời đại mới, có giác ngộ cách mạng và có trình độ văn hóa cao. Ngành văn hóa
cách mạng phải đi vào những mũi nhọn của cuộc đấu tranh, góp phần giải quyết
những vấn đề khó khăn đặt ra trong cuộc sống, phải chống lại âm mưu phá hoại của
kẻ thù và không thể có sự thỏa hiệp trên trận địa đấu tranh tư tưởng. Lênin cho rằng,
văn nghệ sĩ không được lạc hậu, phải đi trước cuộc sống một bước, phải bắt rễ sâu
trong quần chúng và phản ánh những mặt tiêu biểu của cách mạng. Lênin nói “Nghệ
thuật của nhân dân nó phải bắt rễ hết sức sâu xa trong quảng đại quần chúng lao
động. Nó phải được quần chúng hiểu và được ưa thích, nó phải liên hợp được tình
cảm và ý chí của những quần chúng ấy, nâng lên một trình độ cao hơn”

Xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến có tính chất xã hội chủ nghĩa thấm
nhuần nội dung và hình thức dân tộc, gắn với những yêu cầu của thời đại mới, thời

đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ đồng thời là mục tiêu quan trọng của
cách mạng tư tưởng và văn hóa. Nền văn hóa vô sản, văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Lênin gọi, kết hợp được truyền thống với hiện đại, vừa giữ gìn và phát huy được
bản sắc tinh hoa của dân tộc, vừa kế thừa được những thành quả tốt đẹp, ưu tú nhất
của văn hóa nhân loại qua các thời kỳ lịch sử. Một mặt, phải sáng tạo ra một nền
văn hóa phong phú, đa dạng và hiện đại; mặt khác phải làm cho giai cấp công nhân
và quần chúng lao động tham gia tích cực vào quá trình sáng tạo văn hóa, trở thành
chủ thể sản xuất tiêu dùng và cảm thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật, xây dựng mặt
trận văn hóa lành mạnh.
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ - nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con
người, vì hạnh phúc tự do phát triển toàn diện của nhân dân, xây dựng mối quan hệ
hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.
Những quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc được hình thành và phát triển trong quá trình thực tiễn lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng nền văn hóa cách mạng của dân tộc ta từ 1930 đến nay. Quan điểm
nhất quán xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo văn hóa của Đảng từ năm 1930 đến
nay luôn khẳng định văn hóa, văn nghệ là bộ phận khắng khít và gắn bó với đời
sống nhân dân.
“Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943) xác định: “Văn hóa gồm tất cả tư
tưởng, văn học, nghệ thuật”, văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị và
văn hóa; ba phương châm của văn hóa là dân tộc, khoa học, đại chúng. Đây là kim
chỉ nam cho việc xây dựng văn hóa mới. Năm 1946, tại Đại hội văn hóa toàn quốc
lần I Bác Hồ nói: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi
Đến Đại hội III của Đảng (1960) đã chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành cách
mạng tư tưởng, văn hóa đồng thời với cách mạng kỹ thuật và cách mạng trong quan
hệ sản xuất. Đại hội IV (1976) và Đại hội V (1981) tiếp tục xác định một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có hình thức
dân tộc, có tính Đảng và nhân dân.

Đại hội VI của Đảng (1986) nhấn mạnh: Không có hình thái tư tưởng nào có
thể thay thế được văn học, nghệ thuật trong việc xây dựng tính cách lành mạnh, tác
động sâu sắc vào việc đổi mới nếp suy nghĩ, lẽ sống của con người.
Đại hội VII (1991) thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó chỉ rõ: xã hội chúng ta xây dựng có một đặc
trưng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 4
khóa VII lần đầu tiên khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội.
Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII đã khẳng định văn hóa Việt Nam là thành quả nghìn năm lao động, sáng tạo,
đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nền văn minh thế giới để không ngừng
hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh
Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nghị quyết còn khẳng định:
Phải xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Đến Đại hội IX, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi
với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai
trò chủ đạo trong đời sống của nhân dân…”
Xây dựng và phát triển nền văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng. Nhân dân là lực lượng làm
nên văn hóa trong cả ba khâu chủ yếu của tiến trình văn hóa: sáng tạo, truyền bá và
tiếp nhận. Đảng ta là lực lượng tiên phong về tư tưởng có sứ mệnh lãnh đạo, chỉ đạo
định hướng để nhân dân ta xây dựng văn hóa là vai trò rất quan trọng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc

dân tộc
Văn hóa theo nghĩa rộng nhất - đó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do loài người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình
trong tiến trình đi lên của lịch sử. Văn hóa là đặc trưng của toàn bộ đời sống của

loài người. Xây dựng văn hóa là xây dựng tất cả các mặt của đời sống xã hội và
quan tâm đến trình độ phát triển của con người [9, tr 155].
Văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp hơn - đó là những giá trị tinh thần, là đời
sống tinh thần của xã hội như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, thẩm mỹ, tâm linh,
nghệ thuật…Như vậy, văn hóa chỉ là một mặt chứ không phải toàn bộ đời sống xã
hội của loài người.
Văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp nhất, thường dùng hằng ngày - đó là
trình độ học vấn của con người.
Về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt,
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm mục đích thích ứng
với nhu cầu đời sống và đòi hỏi sinh tồn” [19, tr 95].
Như vậy, ta thấy quan niệm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính
khái quát cao, đồng thời cũng khá tương đồng với định nghĩa văn hóa của Tổng thư
ký UNESCO Federico Mayor. Có thể thống nhất định nghĩa văn hóa theo định
nghĩa của Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor: Văn hóa là tổng thể sống động
các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện
tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các
truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Có thể nói rằng, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa nước ta, đòi hỏi ý chí cách mạng kiên định, trình độ trí tuệ và tính tự giác cao.

Mỗi cán bộ đảng viên cần nêu cao vai trò cán bộ gương mẫu của người cộng sản,
động viên nhân dân thực hiện thắng lợi theo Nghị quyết của Đảng và Bác Hồ:
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
Toàn Đảng, toàn dân phấn đấu để tổ quốc ta mãi là quốc gia văn hiến, dân tộc ta

không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc dân tộc trong lịch sử và trong thế
giới hiện đại ngày nay.
1.2 Vai trò của văn hóa
Cũng như mọi sinh thể khác, con người là một yếu tố trong vũ trụ, chịu sự
quy định chặt chẽ những điều kiện môi trường sống xung quanh. Nhưng khác với
mọi sinh thể khác, con người lại sống trong một trật tự xã hội với những thiết chế
nhất định, với những khả năng hoạt động sáng tạo nhất định, hay nói cách khác là
có văn hóa. Nếu giới tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, thì văn hóa là
cái nôi thứ hai, mà ở đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được hình thành,
được nuôi dưỡng và phát triển. Con người không thể tồn tại nếu tách rời môi trường
tự nhiên, cũng như con người không thể thực sự là con người nếu tách khỏi môi
trường xã hội hay môi trường văn hóa.
Vì văn hóa là sự phát huy các năng lực bản chất con người, là sự thể hiện đầy
đủ nhất chất người nên dù đó là các hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội hay trong cách cư xử…Ngày nay, trong ngôn ngữ xã hội, người ta sử dụng khá
phổ biến các khái niệm có liên quan đến văn hóa như: văn hóa chính trị, văn hóa
ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa giáo dục, văn hóa lao động, văn hóa gia đình,
văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật…Lẽ dĩ nhiên điều đó không loại trừ sự tồn tại
những lĩnh vực hoạt động riêng của văn hóa, nghĩa là những hoạt động không thuộc
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các
giá trị tinh thần hoặc vật chất chứa đựng những giá trị tinh thần, nhằm giáo dục con
người khát vọng hướng tới cái chân, thiện, mỹ và khả năng sáng tạo ra cái chân,
thiện, mỹ trong đời sống. Do đó, có thể nói văn hóa là động lực cho sự phát triển
của mỗi dân tộc cũng như của toàn nhân loại. Đồng thời, văn hóa còn là nền tảng
tinh thần của mọi xã hội.

Nói đến con người là nói đến văn hóa, vì toàn bộ các giá trị văn hóa làm nên
những phẩm chất, những năng lực tinh thần của con người. Những phẩm chất và
năng lực đó, được vật chất hóa trong quá trình sản xuất. Đổi mới tư duy kinh tế của
nước ta là một thành tựu về văn hóa. Thành tựu đó đã thúc đẩy kinh tế đất nước
vượt qua sự khủng hoảng, đình trệ và vươn đến sự phát triển.

Gần đây, trong lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện khái niệm tài sản vô hình.
Tài sản vô hình bao gồm các yếu tố chính như: Thông tin và khoa học - kỹ thuật, tổ
chức bộ máy và nghệ thuật quản lý, sự tín nhiệm của khác hàng đối với công ty và
sản phẩm…Các tài sản vô hình đó là sự chuyển hóa các năng lượng tinh thần của
con người vào hoạt động kinh doanh. Đó chính là văn hóa. Thế giới đã có ý thức sử
dụng văn hóa như một động lực phát triển kinh tế. Một văn kiện của Vatican ra đời
năm 1972 trong phần nói về đời sống kinh tế của xã hội có viết: “Con người là tác
giả, tâm điểm và là cứu cánh của tất cả đời sống của xã hội…Trong thời đại mà sự
phát triển kinh tế, nếu được điều khiển và phối hợp một cách hợp lý và nhân đạo, có
thể giảm được những chênh lệch trong xã hội thì nhiều khi lại làm cho những chênh
lệch hoặc ở các nơi còn trở thành sự thoái hóa địa vị xã hội của những người yếu
thế và miệt thị những người nghèo túng…” [19, tr 99].
Khả năng phát triển của trí tuệ, của khoa học và kỹ thuật là điều kiện giải
phóng và phát triển con người. Nhưng sự phát triển của trí tuệ, của khoa học - kỹ
thuật cũng có khả năng ngược lại. Vấn đề là sử dụng trí tuệ và khoa học kỹ thuật
vào mục đích gì. Nghịch lý những thời kỳ lịch sử đã qua, lý trí và khoa học càng
phát triển thì lương tâm, đạo đức của con người càng suy thoái. Đúng như nhà triết
học Rabelais nói “Khoa học mà không có lương tâm thì chỉ làm bại hoại tâm hồn”.
Federico Mayor cũng nhận xét: “Chưa bao giờ như ngày nay, sự căng thẳng giữa
khoa học và lương tâm, giữa kỹ thuật và đạo đức lên đến cực điểm đã trở thành mối
đe dọa toàn thế giới”.
Điều này dẫn các nhà lý luận đến một quan niệm, văn hóa phải là mục tiêu
của phát triển kinh tế cũng có nghĩa là phát triển kinh tế phải hướng vào phát triển
và hoàn thiện con người, hướng vào phát triển hoàn thiện xã hội. Từ đó, nhân loại

đang đi tới một lý thuyết về sự phát triển. Nhận thức mới về sự phát triển không
dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế. Phấn đấu cho các chỉ tiêu là cần thiết để đảm bảo sự
tồn tại của con người, đáp ứng nhu cầu về vật chất (ăn, ở, mặc, đi lại…), những sự
phấn đấu có thể là nguyên nhân tạo nên sự bất bình đẳng trong thu nhập và hưởng
thụ, có thể dẫn đến lối sống không lành mạnh, ích kỷ, thực dụng, coi thường nhân
cách và trí tuệ…Vì vậy, sau các chỉ tiêu kinh tế, người ta phải quan tâm đến hàng

loạt các chỉ tiêu khác như: tuổi thọ trung bình, trình độ học vấn chung của xã hội, tỷ
lệ người có công ăn việc làm, môi trường xã hội lành mạnh, môi trường tự nhiên
trong sạch…
Định hướng của thế giới hiện đại là khởi động sức sống của văn hóa để phát
triển và hội nhập, để cân bằng với tiến trình văn minh. Vì vậy, văn hóa ngày nay
càng chứng tỏ vai trò tiên quyết của mình, nó không còn được xem đơn thuần như
một thứ hoa lá trang trí cho cỗ máy đại công nghiệp, ngược lại nó được coi là cái
“chốt an toàn”, là “chìa khóa” và “động lực” của sự phát triển như lời kêu gọi của
UNESCO khi phát động “thập kỷ phát triển văn hóa thế giới” trước ngưỡng cửa thế
kỷ XXI [19, tr 101]. Như vậy, văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát
triển, đang trở thành vấn đề lý luận và thực tiễn có tính thời đại. Đó là hành trang
chung của mọi quốc gia để bước vào kỷ nguyên mới.








Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 Đặc điểm chung về đời sống văn hóa của dân tộc Khmer Sóc Trăng
2.1.1 Sơ lược vài nét đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer
Đồng bào dân tộc Khmer - một trong những dân tộc thiểu số ở nước ta, có
mặt khá sớm ở khu vực Tây Nam Bộ nói chung và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói
riêng. Nhiều địa danh ở Sóc Trăng đến nay hãy còn mang dấu vết cư trú xa xưa của
người Khmer.
Về nơi ở của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng
Đồng bào dân tộc Khmer phần lớn sống tập trung ở nông thôn, trên đầu
giồng, họ trồng hoa màu trên đất rẫy (chăm ca); trồng lúa trên đất ruộng (Srê). Họ
sống thành từng cụm gọi là phum (tương đương với xóm của người Kinh), trước kia
mỗi phum từ năm đến sáu mươi nóc nhà. Cụm dân cư đông hơn gọi là Sróc (người
Kinh gọi là sóc) gần bằng một xã của người Kinh. Ngay từ thời Nguyễn những cụm
dân cư người Khmer đã sống xen kẽ với người Kinh, Hoa, nên phum và sóc đã
được hợp thức hóa vào những tổ chức cộng cư của người Việt.
Ngày nay, nhà ở của người Khmer xét về hình dáng, vật liệu, kiến trúc cũng
gần giống nhà nhười Kinh, Hoa. Đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng có kinh
nghiệm làm nhà bằng lá dừa nước, dùng nguyên tàu lá dừa xé dọc làm hai, khi lợp
sẽ xếp chồng lên nhau gọi là một đôi. Ngoài ra, họ còn sử dụng một số vật liệu khác
như: đước, tràm, bạch đằng, gỗ tre, lá (những người giàu có thì xây bằng gạch nung,
gỗ quí, lợp mái ngói…) Họ dựng vách bằng lá dừa nước, thông thường lá ở bên
ngoài, sống lá bên trong, nhưng cũng có một cách dựng vách khác là đâu sống vào
nhau, lá được ém kín ở bên trong rất đẹp. Người Khmer có các loại nhà: nhà một
gian, hai gian, ba gian hoặc nhà có mái hiên…Nhà một gian có hai cột cái, một đòn
dông nối với bốn cột con bằng hai hàng vì kèo, cứ như thế hai gian có ba cột cái, ba
hàng vì kèo, ba gian thì bốn cột cái và bốn hàng vì kèo…khi cất nhà ngươi Khmer
có tập quán rất tốt, họ luân phiên phụ giúp nhau gọi là vần công cất nhà.

Một điểm nổi bật khác ở dân tộc Khmer là giàu hay nghèo nhưng vẫn có
chung cách bố trí nội thất giống nhau.
Đây là cách bố trí chung, song những nhà khá giả xây nhà theo kiến trúc hiện đại,

bày trí theo lối hiện đại. Nhà nào cũng có bàn thờ Phật ở gian chính, đôi khi cũng
được đặt trên đầu tủ một cách đơn giản nhưng rất trang trọng. Ngày trước, người
Khmer không có phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhà, nhưng do dung nạp tín
ngưỡng của người Kinh, Hoa nên một số gia đình người Khmer ngày nay cũng thờ
cúng tổ tiên, họ thờ riêng hoặc thờ chung trên bàn thờ Phật, thường thì ảnh người
quá cố đặt dưới ảnh Phật.
Trong những năm gần đây, nhà ở của người Khmer đã thay đổi khá lớn, nhà
lá vẫn còn nhưng thưa dần, thay vào đó là những căn nhà xây bằng gạch, ngói.
Nhưng dù nhà lá hay gạch, thì bộ phận nóc nhà không còn nhọn như lúc truớc, cửa
nẻo làm chắc chắn hơn, không bỏ ngõ như xưa, có nhiều gia đình xây nhà theo kiểu
hiện đại.
Y phục, trang sức của người Khmer
Ngày nay, y phục của người Khmer rất giống và gần gũi với người Kinh,
nhất là đối với nam, nữ thanh niên. Nhưng đến những ngày lễ hội, không những
người cao tuổi mà cả thanh niên nam, nữ đều mặc những bộ y phục truyền thống
của mình. Khi lao động ngoài đồng ruộng, họ mặc quần bà ba đen, đầu bịt khăn.
Trang phục truyền thống hiện nay chỉ xuất hiện trong các lễ cưới, lễ hội, sân
khấu…đó là những chiếc săm pốt thật xinh xắn, sặc sỡ nhiều hoa văn và chiếc áo bó
sát người màu sắc lộng lẫy. Săm pốt nguyên là tấm vải rộng được quấn từ hông trở
xuống. Phải nói rằng, phụ nữ Khmer rất khéo tay trong việc thiết kế trang phục, họ
Buồng con gái Buồng con trai
Tủ Bàn ghế Tủ
Chõng tre Chõng tre
Bàn tiếp khách

dệt những chiếc xà rông thật tinh xảo với những họa tiết duyên dáng. Mỗi chiếc xà
rông đều có đường viền và hình ống không có một đường vải nối nào. Y phục cổ
truyền của người Khmer còn thấy ở những phụ nữ lớn tuổi. Đó là cái áo dài màu
đen may bít không xẻ tà và không cài nút ở thân, ở cổ áo khoét một lỗ tròn đủ để
choàng qua đầu khi mặc (áo quện). Ngoài trang phục, phụ nữ Khmer rất thích đeo

các loại trang sức như nhẫn, dây chuyền, vòng, hoa tai…
Trang phục của người Khmer vừa kín đáo vừa trang trọng, xinh đẹp thể hiện
được sắc thái riêng của dân tộc mình. Chính sự thay đổi lớn về cách ăn mặc nên đôi
khi khó phân biệt với người Kinh, Hoa.
Phong tục ăn uống của người Khmer
Một đặc điểm không kém phần độc đáo của người Khmer là phong tục ăn
uống. Đồng bào Khmer có nhiều cách thức nấu thức ăn ngon. Từ gạo nếp, gạo tẻ,
họ chế biến thành cơm, cháo, xôi, các loại bánh như: bánh tét (num chruôt), bánh ít
(num tiel), bánh dừa (num đôn), bánh xèo (num chắc òm beng), bánh da lợn (lốp
ột)…Ngoài ra, họ còn biết làm cốm dẹp dùng trong lễ Oóc Om Bok. Nếp còn xanh
đem rang chín rồi dùng chày cối quết cho dẹp, sảy sạch đem trộn đường, dừa là ăn
được ngay. Trong lễ Đônta, Chôl Thnăm Thmây đều có bánh tét. Đặc biệt người
Khmer còn có một món ăn rất nổi tiếng đó là mắm Prahoc (người Kinh thường gọi
là mắn bò hốc), đây là món ăn đặc sản của người Khmer, dùng để đãi khách quý.
Nguyên liệu để làm loại mắm này là cá trắng, tép nhưng cách làm lại rất công phu
và tốn nhiều thời gian (từ ba đến bốn tháng mới có thể ăn được). Trước tiên cá làm
sạch, rửa hết máu, phơi nắng một ngày, một đêm cho sình, sau đó trộn chung với
muối và cơm nguội theo công thức: 2 bát cá+ 1 bát muối+ ½ bát cơm nguội. Tất cả
xếp vào khạp đậy kín, phơi nắng khoảng 3-4 tháng sau sẽ ăn được. Loại mắm này
có thể đem chưng, kho chấm với các loại rau mác, rau dừa, cải trời, bông
súng…Ngoài ra, mắm prahoc còn được người Khmer dùng nêm các loại canh để
tăng thêm hương vị, nhất là canh cải bẹ xanh, rau dền nấu với cá lóc chiên nêm
thêm mắm prahoc. Các loại canh này thường có trong bữa ăn của người Khmer, nó
rất thơm và đặc trưng của dân tộc này. Những món ăn này đôi lúc cũng xuất hiện
trong bữa ăn của người Kinh, Hoa. Hơn nữa một món ăn rất đặc trưng và được mọi

người ưa thích đó là món Sòm lo mun mờ chót (hay còn gọi là bún nước lèo). Cách
nấu món này đối với người Khmer Sóc Trăng rất công phu và nhiều hương vị hơn
cả người Kinh. Họ dùng cá lớn ít xương như cá lóc, cá kèo rút hết xương, nêm thêm
muối, sả, ớt…và hai thứ không thể thiếu là ngãi bún giã nhỏ và mắm prahoc, món

nước cốt sau khi nêm và nấu chính gọi là nước lèo dùng ăn với bún có thêm giá, hẹ
và rau thơm. Món bún này rất được ưa chuộng kể cả người Kinh, Hoa ở Sóc Trăng
nói riêng và khu vực Tây Nam Bộ nói chung.
Các món ăn của người Khmer không cầu kỳ như những món ăn của người
Hoa nhưng hương vị rất đặc biệt và gần gũi với mọi người, nhiều món ăn của đồng
bào dân tộc Khmer đã được Việt hóa hoặc được cải tiến để phù hợp với khẩu vị của
từng địa phương.
2.1.2 Những phong tục và lễ hội tiêu biểu
Người Khmer xem chùa là linh hồn của mỗi phum, sóc, nhà là nơi tạm trú,
chùa là nơi dạy học, nơi linh hồn tổ tiên trú ngụ. Trước đây người Khmer có gần hai
mươi lễ hội trong năm nhưng hiện nay chỉ còn một vài lễ hội chính như:
Lễ tết (Chôl Thnăm Thmây)
Đạo Phật tiểu thừa là tôn giáo chính của người Khmer Nam Bộ cũng như của
cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, nó đã thâm nhập khá sâu trong sinh hoạt
đời sống của quần chúng, nên những lễ hội của họ dù bắt nguồn từ đâu, vẫn mang
màu sắc tôn giáo và không thoát khỏi cổng chùa. Trong quá trình phát triển lịch sử
các lễ hội còn chịu pha tạp của những yếu tố tôn giáo khác như đạo Bà la môn, song
ở đây cũng tồn tại khá rõ nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước.
Điều đó cũng dễ nhận biết qua các lễ hội tiêu biểu dù đó là lễ Chôl Chnăm Thmây,
lễ Đônta (lễ cúng ông bà), hay lễ Oóc Om Bok (lễ cúng trăng).
Các ngày lễ của người Khmer theo tập quán lâu đời, được tổ chức theo Phật
lịch, dù hiện nay hằng ngày trong đời sống họ vẫn sử dụng dương lịch. Lễ Chôl
Chnăm Thmây có nghĩa là “vào năm mới” (Phật lịch), tức là lễ tết lớn nhất hằng
năm của người Khmer, còn gọi là lễ chịu tuổi, thường diễn ra vào tháng tư dương
lịch (tức đầu tháng Chét của người Khmer). Đây là thời điểm giao mùa giữa mùa
nắng và mùa mưa, trong khi đó, lễ Oóc Om Bok (lễ cúng trăng) lại diễn ra vào thời

điểm giữa mùa mưa và mùa nắng (tống tiễn mùa ẩm ướt để đón ánh nắng mặt trời).
Lễ thường kéo dài trong ba ngày, ngoài ý nghĩa đón mừng năm mới, lễ Chôl Chnăm
Thmây còn có ý nghĩa chất dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nắng trời dồi

dào để chuẩn bị cho vụ làm mùa tới.
Theo thường lệ hằng năm gần đến ngày lễ Chôl Chnăm Thmây, bà con
Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo, mà trước hết tập trung vào việc ăn, mặc, ở. Để
chuẩn bị cho việc ăn uống, đãi khách, dâng cho chùa, gia đình nào cũng lo chà gạo
để sẵn, làm bánh, chuẩn bị thịt heo, gà, vịt… Nước sinh hoạt cũng được gánh đầy
ghè, chum. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật, quét dọn sân nhà, kết cổng
chào…Mọi công việc ruộng rẫy lúc này cũng được dừng lại, trâu bò trong mấy ngày
này cũng được chuẩn bị rơm cỏ đầy đủ, để ở trong chuồng hoặc thả tự do ở nơi có
điều kiện.
Trong đêm giao thừa trên bàn thờ có bày sẵn năm nhánh hoa, năm cây đèn
cầy, năm cây nhang, năm hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp
con cháu lại, ngồi xếp chân phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái 3 vái tiễn
đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa
là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian một năm, hết
nhiệm kỳ sẽ có vị khác xuống thay thế.
Sáng ngày thứ nhất (Săngk-ran) là lễ rước “Maha Săngk-ran mới”. Mọi
người đều được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa. Dưới
sự điều hành của ông Achar, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chánh điện ba vòng
rồi làm lễ chào mừng năm mới.
Ngày thứ hai (Wonbót), mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sáng và buổi trưa
cho các vị sư sãi, trước khi ăn sư sãi tụng kinh tạ ơn người làm vật thực. Buổi chiều
thì làm lễ “Đắp núi cát” ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành theo
sự hướng dẫn của vị Achar. Hình thức đắp núi cát cũng có nhiều thay đổi so với
trước đây: trong những ngày gần tết người Khmer đến cửa hàng vật liệu để mua một
số cát, số cát này được xe chở đổ trước sân chùa, trước để làm lễ, sau làm vật liệu
xây dựng các công trình công cộng. Với sự hướng dẫn của vị Achar, người Khmer
dùng số cát này đắp tháng chín ngọn núi nhỏ có rào chắc bằng tre hoặc vật liệu khác

bao quanh, tám ngọn núi ở tám hướng và một ngọn ở chính giữa tượng trưng cho
trung tâm của trái đất và bốn phương tám hướng của vũ trụ. Tục đắp cát ý nghĩa

ngăn ma quỷ và những điều không tốt lành, nhắc nhở mọi người luôn tích công, tích
phúc lớn dần như núi cát và sẽ lan khắp tám phương.
Ngày thứ ba (Lơnsắk), sau khi đã dâng cơm cho các vị sư sãi ở chùa, người
ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị
sư cao niên ở chùa, nhằm rửa hết cái cũ, những bụi bậm của trần thế trong năm cũ,
để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ, hoàn toàn mới.
Tiếp đó, là lễ cầu siêu (Băngskôl). Các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài
cốt của những người quá cố để cầu kinh cho linh hồn họ được siêu thoát. Đến trưa
mọi người về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, rồi chúc mừng cha
me, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn. Cũng có khi tổ chức lễ tắm ông bà, cha mẹ gọi
là để báo hiếu. [10, tr 1041-1043].
Trong lễ Chôl Thnăm Thmây, hoạt động văn nghệ cũng được coi trọng, chùa
nào cũng tổ chức văn nghệ, mời đoàn văn nghệ đến phục vụ hoặc tổ chức văn nghệ
nghiệp dư tại chùa. Trong đêm cuối cùng, mọi người vui chơi đờn hát, nhảy múa, kể
chuyện…cho đến khi trời sáng mới thôi.
Đối với người Khmer chùa là chỗ dựa tinh thần, nơi tín ngưỡng tôn nghiêm
nhất, trung tâm văn hóa của địa phương, nơi sinh hoạt cộng đồng, cho nên khi tết
đến đồng bào dân tộc Khmer không chỉ đến viếng chùa mà tất cả đều tập trung ở
chùa ăn tết, xem đây là mái nhà chung của dân tộc mình. Tết Chôl Thnăm Thmây
có ý nghĩa rất trọng đại, vừa là ngày mở đầu của năm mới, ngày mở đầu cho mùa
vụ, ngày vui tươi hạnh phúc nhất trong năm, đối với thanh niên nam, nữ coi đây là
dịp để trao đổi, tâm sự, hẹn hò…
Lễ cúng ông bà (pithi Sen Đônta)
Đồng bào người Khmer xưa không có thói quen tổ chức giỗ hàng năm vào
ngày mất của người quá cố trong thân tộc như người Kinh. Việc đền ơn đáp nghĩa,
báo hiếu tổ tiên, người dưỡng dục sinh thành đều tập trung tế lễ trong ba ngày từ 29
tháng 8 đến ngày mùng 1 tháng 9 âm lịch gọi là lễ Sen Đônta (lễ cúng ông bà)

Ngày thứ nhất, là ngày quan trọng trong lễ Sen Đônta, các thành viên trong
gia đình đều phải có mặt đông đủ để đón tiếp vong linh của người đã mất. Việc đầu

tiên là họ dọn dẹp bàn thờ Phật sạch sẽ, trưng bày hoa, nhà nào có bàn thờ tổ tiên
cũng trang hoàng. Tiếp đến là trải chiếu mới lên giường đồng thời sắp đặt mùn,
mền, gối mới và một bộ quần áo mới lên chiếu cùng với trà, rượu, bánh trái…Một
mâm cơm cúng được đặt trên bàn thờ. Đây là thời khắc quan trọng, mọi người trong
gia đình đều tụ tập lại cúng tế, họ đốt nhang đèn và đơm cơm bốn bát kèm theo một
đôi đũa, sau đó mời vong linh tổ tiên ăn và nghỉ ngơi trên chiếc giường đã được bố
trí sẵn.
Ngày thứ hai, từ sáng đến chiều, hầu hết mọi người trong phum, sóc đã có
mặt trong chùa để vui chơi cùng tổ tiên của họ, chùa gần như là ngôi là chung, tất cả
các cuộc vui chơi, ăn uống giao lưu đều diễn ra ở đây. Về ăn uống, mỗi nhà mang
theo thức ăn, khi ăn họ khấn vái tổ tiên như ở nhà của họ. Chiều hôm đó, mọi người
lại mời tổ tiên về nhà ăn buổi cơm chiều, rồi mời tổ tiên nghỉ ngơi. Đặc biệt người
Khmer tin rằng: Đêm nay tổ tiên sẽ ở nhà cùng con cháu.
Ngày thứ ba, từ sáng sớm mỗi gia đình đều chuẩn bị nhang đèn và mâm cơm
để đưa tổ tiên của mình về “nhà”. Con cháu có mặt đầy đủ, xới cơm mời, khấn vái
và sau ba tuần trà rượu, họ đổ tất cả cơm nước, thức ăn và rượu vào một chiếc
thuyền làm bằng bẹ chuối để tổ tiên và quân gia ăn trên đường về. Chiếc thuyền
được làm rất công phu, mỗi chiếc thuyền có khắc hình cá sấu để chống thủy tộc,
trên thuyền có cắm hình tam giác để trừ tà yếm quỷ đến quấy phá. Sau đó, chiếc
thuyền chuối được thả trên sông gạch gần nhà, rồi mọi người trở về tiếp tục vui chơi
ăn uống cho hết ngày hôm đó.
Lễ Sen Đônta hiện nay có nhiều thay đổi phù hợp hoàn cảnh mỗi gia đình,
nhưng những nét chung thì người Khmer vẫn giữ được truyền thống cổ xưa.
Lễ cúng trăng (pithi Sâm peak preach khe)
Lễ cúng trăng là một lễ hội dân gian có từ lâu đời của người Khmer. Hằng
năm cứ đến ngày rằm âm lịch (ngày 15 tháng kà đâk theo lịch Khmer) là ngày cuối
cùng một chu kỳ mặt trăng xoay quanh trái đất, là thời điểm chấm dứt thời vụ của
một năm, theo tín ngưỡng của người Khmer để cảm tạ thần mặt trăng bảo hộ mùa

màng, điều hòa thời tiết đem lại ấm no cho mọi người, nên tổ chức một lễ lớn gọi là

lễ cúng trăng. Thức ăn chính trong lễ này là cốm dẹp, trước để dâng cúng sau cho
trẻ con ăn, tượng trưng cho sự no đủ về lương thực do mình làm ra. Vì vậy, còn gọi
là lễ đút cốm dẹp (Oóc Om Bok) đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc
Khmer, hàng năm được tổ chức rất quy mô ở thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố
Sóc Trăng) với nhiều nghi lễ và sinh hoạt văn hóa, thể thao độc đáo như: thả đèn
gió, đèn nước, hát dù kê, cùng với những điệu múa lâm thôn rộn ràng phum, sóc.
Trong lễ hội này còn có hội đua nghe ngo (tiếng Khmer gọi là tuk ngô) thể hiện tinh
thần thượng võ và sức mạnh của dân tộc Khmer .
Cứ đến ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm, Sóc Trăng lại diễn ra lễ hội
đua ghe ngo rất đặc sắc và tưng bừng. Đua ghe ngo được tổ chức trong ngày kết
thúc lễ hội Oóc Om Bok. 12 giờ 30 phút cuộc đua ghe ngo mới chính thức khai
mạc, nhưng tờ mờ sáng từng đoàn người từ các phum, sóc đổ về các ngã đường
thành phố Sóc Trăng đông nghịt. Đây là lễ hội thu hút đông đảo đồng bào Khmer
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tham dự, ngoài ý nghĩa kết thúc một năm lao
động vất vả chuẩn bị bước vào vụ mùa mới, cuộc đua ghe ngo thực sự là ngày hội
của mọi người dân Sóc Trăng.
Trong trang phục đủ màu sắc, từng đoàn người nối tiếp nhau tụ tập dọc hai
bên bờ song đường Lý Thường Kiệt (thành phố Sóc Trăng) từ sớm tinh mơ. Năm
nào cũng vậy, chưa đến giờ đua ghe ngo nhưng hai bên bờ sông đã chật nít người,
có tốp người chen nhau xuống đầy ấp các boong tàu đậu cập mé sông, có tốp lại
trèo lên nóc nhà dọc hai bên bờ, tốp thì ngâm mình dưới nước để tận mắt thấy cuộc
đua ghe ngo diễn ra.
Những chiếc ghe ngo có chiều dài khoảng 25-30m, bề ngang 1-1,4m có thể
chứa từ 50-60 người chèo, riêng người điều khiển nhịp chèo ngồi ở trước mũi,
người điều khiển phải có một nghệ thuật điêu luyện, giàu kinh nghiệm, có uy tín,
thông thạo đường nước…Ngoài ra, còn có người đứng ở giữa thổi còi phụ họa theo
nhịp người điều khiển. Mái chèo làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, không thấm nước, bản rộng,
mỏng dần về cán. Mỗi chiếc ghe ngo có những biểu tượng khác nhau, thường là kha
la (con cọp), rồng, sư tử…Ghe ngo là một loại thuyền độc mộc lớn, được khoét từ


thân gỗ tốt, mũi và lái đều cong, được trang trí sặc sỡ, treo đèn kết hoa thật lộng lẫy.
Hầu hết các chùa đều có một chiếc ghe ngo, được bảo quản rất cẩn thận. Để ngày
hội đua ghe ngo hấp dẫn, đông vui cách đó một tháng các chùa đã chuẩn bị tuyển
chọn tay bơi là những chàng trai Khmer vạm vỡ ở các phum sóc rồi tập dợt cho dẻo
dai, đều nhịp mái chèo để tham gia đua tài. Trước khi hạ thủy họ làm lễ, thắp hương
vái cúng vị thần phù hộ cho ghe.
Chiếc ghe ngo là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo của đồng bào dân
tộc Khmer, biểu tượng của sự no ấm, sung túc. Chiếc ghe ngo là hình ảnh đại diện
cho mỗi phum sóc hoặc toàn xã, toàn huyện nên cuộc đua ghe ngo thường diễn ra
quyết liệt không phải vì giá trị tiền thưởng mà vì danh dự và vinh quang của đơn vị
đăng ký tham gia. Đội đua ghe ngo truyền thống của tỉnh Sóc Trăng từng tham gia
thi đấu với các nước Đông Nam Á đoạt được thứ hạng cao.
Lễ hội Oóc Om Bok mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần
của đồng bào Khmer. Nó thể hiện được những khát vọng, tâm hồn và tình cảm của
con người đối với con người và đối với các đấng bề trên. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội
Oóc Om Bok hằng năm ở Sóc Trăng không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp
văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào dân tộc Khmer, mà còn là
sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút du khách bốn phương.
Lễ cưới hỏi
Lễ cưới hỏi thường được tổ chức vào mùa khô, trước tết Chôl Thnăm
Thmây, thường tổ chức bên nhà gái nhưng do đàn trai sắp xếp thành ba giai đoạn:
Lễ ăn trầu: Đối với người Khmer việc dựng vợ gã chồng là việc chọn giống
thích hợp để sinh con đẻ cái, lưu truyền tông tộc. Vì vậy, sau khi đôi trái gái đã tìm
hiểu nhau, nếu thấy tâm đầu ý hợp thì cha mẹ (hay người thay thế) đàn trai sẽ nhờ
người mai mối (Maha) sắm sửa trầu cau đến nhà gái cầu hôn.
Lễ hỏi: Sau lễ ăn trầu nếu đàn gái thống nhất thì đàn trai tiến hành lễ hỏi,
hình thức giống như lễ hỏi của người Kinh. Trong lễ hỏi đàn trai trình ngày cưới,
ngày cưới được xem xét kỹ trên cơ sở ngày tháng năm sinh của đôi trai gái.

Lễ xin cưới: Trước ngày cưới nhà trai mang lễ vật (trà, rượu, trầu cau, bánh

trái) đến nhà gái để xin cưới. Trong lễ này nhà trai mang theo cả trang sức như bông
tai, vòng, nhẫn để tặng cô dâu.
Tang ma (Bon sop)
Theo phong tục của người Khmer, sau khi chết thường hỏa táng, có một số
trường hợp chết vì dịch bệnh thì đem chôn.
Việc đầu tiên là bỏ đồng bạc (hoặc đồng chì) vào miệng người chết, dùng
chăn hoặc mền đậy kín lại. Trong thời gian đợi liệm, phải để trên ngực người chết
một nải chuối, hai lá trầu có cắm ba cây nhang.
Trong thời gian chuẩn bị chôn hoặc thiêu xác, nhà sư luôn tụng kinh cầu
siêu, năm vị Achar vừa tụng kinh vừa đi quanh quan tài ba vòng. Sau đó quan tài
được mở ra, cắt dây buộc xác người quá cố để con cháu nhìn mặt lần cuối trước khi
chôn hoặc thiêu. Nếu chôn thì buổi lễ kết thúc khi quan tài được đặt vào lòng đất,
còn nếu thiêu buổi vẫn tiếp tục, các vị Achar vẫn tụng kinh cầu cho linh hồn sớm
được siêu sinh. Sau đó, họ tiến hành thiêu xác. Khi ngọn lửa thiêu tàn, vị Achar
đánh ba tiếng cồng, con cháu dùng nước tưới vào đống tro cho nguội để làm lễ cúng
thần đất, rồi nhặt tro xương để vào chiếc mâm có trãi sẵn khăn trắng, đội mâm
mang về. Khi đến cổng nhà con cháu phải làm lễ cúng tám phương xong mới đem
tro xương vào nhà mời sư cầu siêu lần cuối trước khi rửa xương với nước dừa khô
cho sạch, phơi thật khô cho vào thố hoặc tháp nhỏ (Kôd) để thờ trong nhà hoặc gửi
vào chùa.
Hỏa táng là một phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer,
tuy nhiên việc thiêu trực tiếp hoặc thiêu trong lò không đảm bảo kỹ thuật, dẫn tới
mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường. Nhằm hạn chế tình trạng đó, Sở khoa học
và công nghệ Sóc Trăng nghiên cứu xây dựng thành công lò hỏa thiêu cải tiến với
nhiều ưu điểm. Chi phí vận hành thấp, công suất lớn, tuổi thọ sử dụng cao, thời gian
mỗi lần hỏa táng ngắn, phù hợp với tập quán của đồng bào dân tộc Khmer. Nó
không chỉ góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng
bào dân tộc Khmer mà còn bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta.


2.1.3 Tín ngưỡng - tôn giáo
Về các vị thần bảo hộ, người Khmer Sóc Trăng có tín ngưỡng Arăk, Neakta,
Têvâda. Thần bảo hộ cho dòng họ là Arăk, mỗi dòng họ có thể có một hay nhiều
Arăk và ngược lại một Arăk có thể được thờ bởi nhiều dòng họ. Với ý niệm là thần
bảo hộ, còn có các Arăk bảo hộ nhà (Arăk Ftech), bảo hộ gia đình (Arăk phtan) bảo
hộ khu đất ở (Arăk phum), bảo hộ ruộng rẫy (Arăk veal)…Thần bảo hộ cho sroc
(sóc) là Neakta (người Việt gọi tắt là ông Tà) và rộng hơn cho cả cộng đồng là
Têvâda (tiên thánh). Trong số các Neakta nói trên chỉ có Neakta chủ xóm và một số
Neakta chùa mới được con sóc cúng kiếng định kỳ hàng năm.
Hầu hết người Khmer Sóc Trăng đều theo Phật giáo nam tông tiểu thừa. Sóc
Trăng hiện có 92 ngôi chùa và 36 Salate với khoảng 1699 vị sư sãi. Ngôi chùa đối
với đồng bào Khmer có vai trò rất quan trọng, nơi bảo tồn kho tàng văn hóa dân tộc.
Từ lâu nay chùa là tụ điểm sinh hoạt văn hóa xã hội của người Khmer. Phật giáo chi
phối tất cả mọi sinh hoạt của đồng bào từ thành thị đến nông thôn. Hình dáng đức
Phật là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất trong ký ức người Khmer từ rất lâu đời.
Chùa không những là nơi tôn nghiêm truyền bá giáo lý của đức Phật mà còn là địa
điểm giáo dục văn hóa, đào tạo trí thức cho cộng đồng. Theo phong tục của người
Khmer đi tu là để báo hiếu vì vậy hầu hết con trai ở tuổi vị thành niên đều phải vào
chùa tu và học đạo bao gồm: học tiếng Khmer, kinh phật trong ba năm. Nhưng trên
thực tế, thời gian tu dài hay ngắn tùy thuộc vào mỗi người. Lễ xuất gia đi tu thường
bắt đầu từ tuổi mười hai và thời điểm thời trước ngày lễ năm mới. Người Khmer
xem việc tu hành vừa là nghĩa vụ vừa danh dự. Ngày nay người đi tu có thể hoàn
tục bất cứ lúc nào, người tu theo đạo tiểu thừa không ăn chay, thường đi “bát”– đi
khất thực có gì ăn nấy không sát sinh. Một số người ở lại chùa tu luyện thêm để trở
thành các vị chức sắc hoặc thành sư sãi trụ trì nhà chùa. Đặc biệt chỉ có nam giới
mới được xuất gia làm sư ở chùa, còn nữ chỉ được sư dạy bảo tu tâm tại nhà. Trừ
người xuất gia số còn lại không kể nam nữ đều phải đến chùa nghe tụng kinh, nghe
phật pháp ít nhất là sáu lần một tháng vào các ngày 5, 8, 13, 15, 30 âm lịch. Đa số
người Khmer có lòng tin vào việc bố thí làm phước, trong các hình thức thì làm
phước lớn nhất là cúng dường thức ăn cho sư sãi, dâng cúng tiền để xây dựng để tu


sửa chùa hoặc làm công việc phúc lợi xã hội của Phật giáo. Vì vậy trong khi hoàn
cảnh gia đình khó khăn, người Khmer vẫn bỏ tiền ra để xây chùa nguy nga lộng lẫy.
Sóc Trăng hiện có 584.000 tín đồ (chiếm 49,78% dân số toàn tỉnh), 2.951 vị
chức sắc, nhà tu hành, 8.266 vị chức việc; 263 cơ sở thờ tự, 206 đình miếu, một
trường trung cấp Phật học, một trường bổ túc văn hóa Paly Nam Bộ.
2.1.4 Các loại hình nghệ thuật
Ngoài tín ngưỡng tôn giáo, người Khmer còn có một kho tàng văn hóa nghệ
thuật. Nghệ thuật của người Khmer rất đa dạng phong phú gồm các loại âm nhạc,
múa, kiến trúc, hội họa….ví dụ trong âm nhạc có cổ nhạc, nhạc dân gian, các loại
nhạc cụ…đó là những bộ phận trên sân khấu rôbăm, dù kê, hội họa
Múa là một loại hình nghệ thuật được phổ biến rộng rãi nhất trong cộng đồng
người Khmer. Đa số họ đều biết múa và thường múa trong những kỳ lễ hội, đám
tiệc liên hoan…múa là một bộ phận quan trọng trên sân khấu, riêng sân khấu rôbăm
múa được xem như một thứ ngôn ngữ để biểu đạt nghệ thuật. Ba điệu múa tiêu biểu
nhất của người Khmer: Răm vong (còn gọi là Lâm thôn); Lâm lêv và Saran vốn có
nguồn gốc từ Thái Lan, Lào, Inđônêsia, nhưng từ lâu đã hòa nhập vào cuộc sống
của đồng bào Khmer Nam Bộ cũng như đồng bào Khmer Sóc Trăng như máu thịt
không thể tách rời.
Một loại hình nghệ thuật đáng chú ý khác của người Khmer là kiến trúc chùa
bao gồm cả kỹ thuật xây dựng, điêu khắc, hội họa và trang trí hoa văn. Để thực hiện
công trình kiến trúc chùa, phải có một đội ngũ xây dựng bao gồm nhiều bộ phận kỹ
thuật, mỹ thuật và phải có thời gian dài để xây dựng, chưa kể đến kinh phí khá lớn
nên đa số các chùa Khmer phải trải qua nhiều giai đoạn mới hoàn thành. Thợ xây
dựng và nghệ nhân kiến trúc điều xuất thân ở chùa. Vì vậy khi xây chùa nhất thiết
phải tuân thủ ý kiến của sư trụ trì, mọi chi tiết về kỹ thuật và mỹ thuật đều phải theo
một khuôn khổ nhất định. Bởi những lý do đó, các chùa Khmer ở Nam bộ cũng như
ở Sóc Trăng từ trước đến nay về hình dáng thường tương tự nhau. Người Khmer
xem chùa là nơi thiêng liêng và tôn nghiêm nhất, là linh hồn của từng phum sóc,
biểu tượng văn hóa của từng địa phương. Ngôi chùa thường được xây dựng ở những

nơi cao ráo, đông dân cư, yên tĩnh, một ngôi chùa bao gồm: chánh điện, sala, nhà

×