Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc Bru - Vân Kiều (Nghiên cứu trường hợp ở hai xã Hướng Hiệp và Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.65 KB, 30 trang )


Đại học quốc gia H nội
Trờng đại học khoa học x hội v nhân văn





Lê Thị Kim Lan




phân công lao động theo giới trong cộng đồng
dân tộc bru - vân kiều
(Nghiên cứu trờng hợp ở hai x Hớng Hiệp và Tà Long,
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị)






Luận án tiến sĩ x hội học



H Nội, 2006


Đại học quốc gia H nội


Trờng đại học khoa học x hội v nhân văn




Lê Thị Kim Lan



phân công lao động theo giới trong cộng đồng
dân tộc bru - vân kiều
(Nghiên cứu trờng hợp ở hai x Hớng Hiệp và Tà Long,
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị)



Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số:
62-31-30-01



Luận án tiến sĩ x hội học


Ngời hớng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Lê Thị Quý
2.TS. Phạm Đình Huỳnh


H Nội, 2006

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Phân công lao động theo giới (PCLĐTG) là một vấn đề trung tâm của Xã
hội học về giới. Dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những
năm qua PCLĐTG ở nước ta đã có sự thay đổi tích cực nhưng vẫn còn nhiều
bất cập cần phải nghiên cứu và cải thiện. Sự bất cập này liên quan đến cơ sở
kinh tế, văn hóa, chính sách, v.v Trong những thập kỷ qua, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về PCLĐTG trên thế giới và ở Việt Nam. Ở nước ta, phần lớn
các nghiên cứu về PCLĐTG đều tập trung vào các cộng đồng đồng bằng, đô thị
và dân tộc thiểu số phía Bắc, Tây nguyên. Các nghiên cứu về khía cạnh giới và
PCLĐTG ở cộng đồng Bru-Vân Kiều vẫn còn là mảng trống. Trong khi đó, dân
tộc Bru-Vân Kiều là mộ
t dân tộc đông dân cư, có bản sắc văn hóa lâu đời nhưng
đang gặp nhiều khó khăn như sự nghèo đói, trình độ học vấn thấp, bất bình đẳng
giới, v.v Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về PCLĐTG
đồng thời góp phần cải thiện sự PCLĐTG và quan hệ giới ở cộng đồng Bru-Vân
Kiều, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa ph
ương.

2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Tác phẩm: "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước"
(Engels, 1884) đã mô tả sự PCLĐTG gắn liền với các kiểu hôn nhân và gia
đình, các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau. "Giới tính thứ hai"
(Simone De Beauvoir, 1949) đã giải thích các nguyên nhân dẫn đến "địa vị
hạng hai" của phụ nữ và lên tiếng đấu tranh nh
ằm xóa bỏ tình trạng bất bình

đẳng nam - nữ trên thế giới. "Sự huyền bí của nữ tính" (Betty Friedan, 1963) đã
chỉ ra sự khốn khổ và thất vọng của người phụ nữ nội trợ khi họ bị phụ thuộc
vào nam giới. "Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế "( Boserup, 1970) đã
xác định một cách có hệ thống và ở phạm vi thế giới sự PCLĐTG trong các nền
kinh tế nông nghiệp "Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân"
(Lê Ngọc Văn, 1997) đã chỉ ra mô hình PCLĐTG ở khu vực nông thôn trong
thời kỳ kinh tế thị trường. Vũ Tuấn Huy và Deborah S. Carr với nghiên cứu:
"Phân công lao động nội trợ trong gia đình" (2000) đã khẳng định sự bất bình
đẳng trong PCLĐ nội trợ - nơi phụ nữ đảm nhận chủ yếu. Các tác giả cũng chỉ
ra sự tác động củ
a các yếu tố nghề nghiệp, việc làm, số con, định hướng tâm thế
nghề nghiệp có liên quan đến văn hoá và xã hội hoá. "Vấn đề giới trong các dân
tộc ít người ở Sơn La, Lai Châu hiện nay" (Lê Thị Quý, 2004) đã đề cập khá rõ
nét về mối quan hệ giới của các dân tộc thiểu số ở địa phương thông qua
PCLĐTG, địa vị xã hội của phụ nữ và việc thực hiện chính sách bình
đẳng
giới ở địa phương.

2
[3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích: Xác định mô hình PCLĐTG của cộng đồng dân tộc Bru-Vân
Kiều, thông qua đó để tìm kiếm các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và
nhu cầu chiến lược của giới, góp phần cải thiện mối quan hệ xã hội giữa nam và
nữ Bru-Vân Kiều đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở đị
a phương.
3.2. Nhiệm vụ: (1) Phân tích thực trạng PCLĐTG của cộng đồng Bru-Vân
Kiều trong sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng. (2) Xem xét sự tác
động của một số yếu tố kinh tế và văn hoá đến sự PCLĐTG trong cộng đồng
Bru-Vân Kiều. (3) Xác định vị thế xã hội của phụ nữ và nam giới trong gia
đình và trong cộng đồng. (4) Đề xuất một số khuy

ến nghị và giải pháp nhằm
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cũng như nâng cao sự bình đẳng giới
trong cộng đồng Bru-Vân Kiều.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: PCLĐTG trong cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều.
4.2.Khách thể nghiên cứu: Phụ nữ và nam giới trong độ tuổi lao động (15 - 55
đối với nữ và 15 đến 60 đối với nam).
4.3.
Phạm vi nghiên cứu: Đây chỉ là một nghiên cứu trường hợp người Bru-Vân
Kiều trên số lượng mẫu không lớn; chỉ tập trung vào một số khía cạnh cơ bản
của các lĩnh vực: sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng; việc xem xét sự
tác động của các yếu tố đến sự PCLĐTG cũng chỉ tập trung vào một số khía
cạnh của yếu t
ố kinh tế và văn hoá mà thôi.

5. Giả thuyết nghiên cứu: (1) Sự PCLĐTG của cộng đồng dân tộc Bru-Vân
Kiều cơ bản dựa trên mô hình phân công lao động (PCLĐ) truyền thống: phụ
nữ đảm nhận chính trong sản xuất nông nghiệp và công việc tái sản xuất, nam
giới đảm nhận chính trong lâm nghiệp và công việc cộng đồng. (2) Yếu tố kinh
tế và văn hoá có tác động mạnh mẽ đến sự PCLĐTG (khuynh h
ướng cơ bản là
duy trì mô hình PCLĐ truyền thống của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều). (3)
Mặc dầu phụ nữ Bru-Vân Kiều là người có đóng góp quan trọng kể cả lao động
và thu nhập nhưng địa vị xã hội của họ thấp hơn nam giới.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu này dựa trên chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩ
a duy vật lịch sử; các lý thuyết xã hội học về giới (lý thuyết

cấu trúc - chức năng, lý thuyết vai trò, lý thuyết văn hoá và xã hội hóa); lý
thuyết giới.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính
6.2.1.1. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung (TLNTT): Dựa trên mục tiêu và
nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành 7 cuộc TLNTT ở cấp huyện, xã và
cấp thôn.

3
6.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: (40 trường hợp phân theo nhóm đối
tượngvà khu vực cư trú).
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp phỏng vấn cấu trúc
(300 phụ nữ và nam giới trong độ tuổi lao động, phân theo các đặc trưng về giới
tính, tuổi, học vấn, khu vực cư trú).
6.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu:(Tài liệu Xã hội học, Giới, Dân tộc
học ).
6.2.4. Phương pháp quan sát: (sử d
ụng quan sát công khai và có tham dự, quan
sát kết hợp với ghi chép công việc hàng ngày của lao động chính trong hộ).

7. Đóng góp mới của luận án:
Lần đầu tiên quan hệ giới của cộng đồng Bru-Vân Kiều sẽ được khám
phá một cách khá toàn diện và sâu sắc thông qua PCLĐTG và địa vị xã hội
của họ. Nghiên cứu đã làm rõ bức tranh về PCLĐTG ở một địa bàn miền
núi, ít chịu ảnh hưởng của n
ền kinh tế thị trường và cũng lần đầu tiên ở Việt
Nam, trong khuôn khổ một công trình nghiên cứu xã hội học về giới, các lý
thuyết và phương pháp của xã hội học và xã hội học về giới đã được vận
dụng và phân tích để làm sáng tỏ mối quan hệ giới, mối quan hệ giữa
PCLĐTG với các yếu tố kinh tế, văn hóa ở cộng đồng Bru – Vân Kiều, đặt

h
ướng nghiên cứu đúng đắn cho xã hội học về giới trong các tộc người ở
nước ta. Công trình này đã đưa các lý thuyết, quan điểm giới soi sáng vấn
đề nghiên cứu ở một cộng đồng cụ thể để kết nối lý thuyết và thực tiễn,
kiểm chứng lý thuyết. Với những đóng góp nói trên, công trình này sẽ làm
phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo về Xã hội học về giới, kể c
ả xã
hội học về tộc người cho các nhà nghiên cứu và những người quan tâm.

8. Khung lý thuyết:
Trên nền tảng kinh tế - xã hội hiện có của cộng đồng dân tộc Bru-Vân
Kiều, một mô hình PCLĐTG đã tồn tại với ba loại công việc cơ bản: sản xuất,
tái sản xuất và công việc cộng đồng. Sự PCLĐTG của người Bru-Vân Kiều phụ
thuộc vào các yếu tố như
giới tính, tuổi tác, đồng thời chịu tác động mạnh mẽ
của một số yếu tố kinh tế và văn hóa. Việc đảm nhiệm vai trò của phụ nữ và
nam giới trong mô hình PCLĐ nói trên có tác động đối với việc tạo lập địa vị xã
hội của họ trong gia đình và trong cộng đồng cũng như thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4



Điều kiện kinh tế - x hội



Phân công
lao động

theo giới

Yếu tố nhân khẩu
- xã hội:

- Giới tính
- Tuổi tác
- Học vấn
- Mức sống

Địa vị xã hội của phụ nữ
và nam giới

PCLĐTG trong
sản xuất

PCLĐTG trong
tái sản xuất


PCLĐTG công
việc cộng đồng


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm giới: Giới là một thuật ngữ Xã hội học bắt nguồn từ môn

Nhân loại học nói đến vai trò trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội qui định cho
nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và
lợi ích. Giới đề cập đến các qui tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không
theo thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không theo khía
cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo các xã h
ội và các vùng
địa lý khác nhau. Khi sinh ra chúng ta không mang theo các đặc tính giới mà
chúng ta học được những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoá của
chúng ta.
1.1.2. Khái niệm PCLĐ xã hội: Sự PCLĐ xã hội là sự chuyên môn hoá lao
động tức là chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành
và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.3. Khái niệm PCLĐ theo giới: PCLĐTG hay hành động giới là những
chức năng xã hội, những khả
năng và những cách thức của hành động thích hợp
để các thành viên của một xã hội căn cứ vào khi họ là một phụ nữ hoặc là một
nam giới.
1.1.4. Khái niệm vai trò giới: Vai trò giới là vai trò mà con người được xã hội
mong đợi thực hiện do chỗ họ là đàn ông hay đàn bà trong một nền văn hoá
riêng.
1.1.5. Khái niệm cộng đồng: Cộng đồng là một nhóm người sống trong một
môi trường, có những
điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất
định với nhau và do đó tự tổ chức thành một thực thể cộng đồng hoặc thực thể
xã hội.

1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
1.2.1. Quan điểm của Xã hội học lao động về phân công lao động và phân
công lao động theo giới.
Xã hội học lao động cho rằng: vấn đề trung tâm của lao động chính là các

hình thức tổ chức và phân công lao động, các mối quan hệ giữa con người với con
người với tư cách là các nhóm xã hội, các tập đoàn xã hội có đặc trưng về nghề
nghiệp, tuổi, giới tính, và trình độ học vấn khác nhau. Phân công lao động vừa
làm tăng năng suất, hiệu quả lao động vừa tạo ra sự hợp tác lao động, sự
đoàn
kết xã hội và hội nhập xã hội của người lao động. PCLĐ chịu tác động của yếu
tố tự nhiên (như tuổi tác, giới tính và các đặc điểm sinh học khác), đặc biệt yếu
tố giới tính luôn luôn tạo ra sự khác nhau về lao động giữa nam và nữ. PCLĐ
gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội và các
quan niệm xã hội về v
ị thế, vai trò của nam và nữ mà quan niệm ấy ăn sâu vào

6
văn hóa trở thành các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu được xã hội hóa. Nếu các
nhà lý thuyết xã hội học lao động thừa nhận PCLĐ tạo ra sự bất bình đẳng thì
PCLĐTG cũng hàm chứa sự bất bình đẳng bởi sự chi phối của thang giá trị xã
hội khi đánh giá về phụ nữ và nam giới và bởi PCLĐTG là một bộ phận trong
cấu trúc PCLĐ xã hội.
1.2.2.Chủ nghĩa Marx bàn v
ề phân công lao động theo giới:
Marx và Engels là một trong những người sớm phát hiện ra sự PCLĐTG.
Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, các ông đã phân tích sự
PCLĐTG trong các thời kỳ lịch sử khác nhau gắn liền với chế độ sỡ hữu khác
nhau và các hình thức hôn nhân và gia đình khác nhau. Nghiên cứu của các ông
đã chỉ ra rằng: Trong thời kỳ mẫu hệ, phụ nữ làm các công việc trong gia đình,
đàn ông làm vi
ệc ngoài phạm vi gia đình, nhưng đây là thời kỳ phụ nữ và nam
giới bình đẳng, mặc dầu quyền lực nằm trong tay phụ nữ. Khi chế độ chiếm hữu
tư nhân xuất hiện, chế độ phụ hệ ra đời cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật, sự
PCLĐ ngoài phạm vi gia đình đã biến đổi trong khi đó công việc gia đình vẫn

là công việ
c của phụ nữ. Từ đó, địa vị và quyền lực đã chuyển sang cho nam
giới. Dưới chế độ tư bản, sự áp bức đối với phụ nữ vẫn tiếp diễn và gắn liền với
áp bức giai cấp. Muốn giải phóng cho phụ nữ, cần phải xóa bỏ chế độ chiếm
hữu tư nhân, chế độ tư bản và xã hội hoá công việ
c nội trợ.
1.2.3. Lý thuyết cấu trúc - chức năng:
Lý thuyết cấu trúc - chức năng nhìn phụ nữ và nam giới như những vai
trò khác nhau mà những vai trò này quan trọng đối với sự sống còn của gia đình
xã hội. Họ cho rằng sự PCLĐ giữa phụ nữ và nam giới có liên quan đến yếu tố
sinh học và yếu tố xã hội. Trong xã hội truyền thống nam giới đảm nhận vai trò
kinh t
ế, kế sinh nhai của gia đình và các công việc liên quan đến quyền lực. Phụ
nữ thường đảm nhiệm các công việc liên quan đến duy trì cuộc sống, sinh hoạt
bình thường của các thành viên gia đình. Sự PCLĐ như thế là mang tính tự nhiên,
phổ biến và phù hợp với chuẩn mực trong xã hội truyền thống. Trong xã hội công
nghiệp hiện đại, nam giới đã được di chuyển ra ngoài hộ vào trong các nhà máy,
cơ quan, phụ nữ duy trì trong hoạt
động tư nhân hoặc công việc nhà. Nhưng khi
nền sản xuất xã hội càng phát triển, công nghiệp đã kéo người phụ nữ ra khỏi việc
bếp núc và đưa họ đến với các nhà máy, xí nghiệp. PCLĐTG không phải bất biến,
chúng cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. PCLĐTG
còn liên quan chặt chẽ đến văn hóa, xã hội hóa và bình đẳng giới. Lý thuyế
t cấu
trúc - chức năng chỉ dừng lại ở việc giải thích cấu trúc xã hội hiện hành mà chưa
tìm ra được bản chất của quan hệ giới và ủng hộ việc duy trì trật tự PCLĐ như cũ.
1.2.4. Lý thuyết nữ quyền
Phần lớn các nhà nữ quyền đồng ý với chủ nghĩa Marx rằng từ xã hội cổ
xưa đã tồn tại sự PCLĐ
giữa đàn ông và đàn bà. Trong đó, phụ nữ là người đảm


7
nhận toàn bộ công việc tái sản xuất bên cạnh những công việc sản xuất và công
việc cộng đồng. Trong khi đó nam giới chỉ đảm nhận chính trong công việc sản
xuất và công việc cộng đồng có liên quan đến cơ cấu quyền lực. Nhưng họ
không được đánh giá đúng với những đóng góp của mình. Điều này tồn tại
trong chế độ chiếm hữu tư nhân tiền t
ư bản, trong xã hội tư bản và thậm chí đến
tận ngày nay. Ở các nước thuộc thế giới thứ ba phụ nữ có vai trò ba mặt: công
việc sản xuất, công việc tái sản xuất và công việc cộng đồng. Người đàn ông được
coi là "cần câu cơm" hay "người trụ cột" của hộ hoặc gia đình, thậm chí khi nó
không có trên thực tế. Các nhà nữ quyền cho rằng PCLĐTG chị
u ảnh hưởng từ
giá trị, chuẩn mực, thói quen đến mô hình hành vi và cung cách ứng xử của con
người nói chung với giới tự nhiên và xã hội. Họ cho rằng "địa vị hạng hai" của
phụ nữ bắt nguồn từ sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, sự thống trị của tư
tưởng nam trị và sự đối xử không bình đẳng trong công việc nội trợ. Vì v
ậy cần
xóa bỏ thể chế tư bản chủ nghĩa và chế độ gia trưởng; thay đổi thực trạng
PCLĐTG (chuyển từ đảm trách công việc trong nhà sang tham gia sản xuất
công khai ngoài xã hội, xã hội hoá công việc nội trợ và chăm sóc con cái;
chia sẻ công việc gia đình); tạo ra các cơ hội phụ nữ tiếp cận với các tiến bộ
kỹ thuật, đặc biệt là cơ hội có việc làm, có thu nh
ập là con đường đưa phụ nữ
đi đến sự bình đẳng.
1.3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Đảng và Hồ Chủ Tịch nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về vai trò và những
đóng góp của phụ nữ và nam giới đối với thực tiễn xã hội, đặc biệt là trong đấu
tranh dựng nước và giữ nước trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá.

Đồng thời Đảng và Bác Hồ còn thấy rõ hiện thực của sự áp bức phụ nữ và bất
bình đẳng nam - nữ, căn nguyên c
ủa nó (sự áp bức của chế độ thực dân, phong
kiến, của tư tưởng trọng nam khinh nữ, sự đói nghèo và PCLĐ chưa hợp lý) và
hậu quả đối với quá trình phát triển xã hội. Từ đó, đấu tranh cho bình đẳng nam
- nữ và giải phóng phụ nữ trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của
cách mạng Việt Nam. Đảng và Bác Hồ gắn vấn đề giải phóng phụ nữ vớ
i giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, gắn phát triển với bình
đẳng và tiến bộ xã hội. Để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam - nữ
trước hết cần giải phóng họ ra khỏi sự áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến,
xây dựng xã hội mới với sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa và pháp luật.
Đây là một cuộc cách mạ
ng thực sự, to lớn, khó khăn và lâu dài. Nó bao gồm cả
thay đổi nhận thức lẫn sự thay đổi về PCLĐ giữa phụ nữ và nam giới để phụ nữ
được giải phóng ra khỏi công việc bếp núc để đóng góp nhiều hơn cho xã hội.


8
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
(Nghiên cứu trường hợp ở hai xã Hướng Hiệp và Tà Long,
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị)

2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA DÂN TỘC BRU - VÂN KIỀU
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Đakrông là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị,
bao gồm 13 xã và một thị trấn. Với tổng diện tích 123.332 ha đất tự nhiên, toàn
huyện có 32.950 nhân khẩu, "trong đó gần 80 % là đồng bào dân tộc thiểu số

(Vân kiều, Pa Kô, Pa Hy ). Trong đó có 5 xã với 1.034 hộ, 6.119 nhân khẩu nằm
trong 1.715 xã đặc biệt nghèo trong cả nước. Xã Hướng Hiệp nằm dọc quốc lộ số
9. Phía B
ắc giáp xã Hướng Linh (Hướng Hoá), phía Nam giáp xã Ba Lòng, phía
Tây giáp xã Đakrông, phía Đông giáp huyện Cam Lộ. Tổng diện tích đất tự nhiên
là 15.660, 94 ha, trong đó đất canh tác 581,81 ha. Xã có 12 thôn, 789 hộ với 4.348
khẩu (nam chiếm 48,02 %, nữ chiếm 51,08 %). Về cơ cấu dân tộc: người Kinh
chiếm 10,77 %, người Vân Kiều chiếm 89,23 %. Xã Tà Long phía Bắc giáp xã
Đakrông, phía Nam giáp xã Húc Nghì, phía Tây giáp xã Ba Nang, phía Đông giáp
Ba Lòng và Hải Phúc. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.615, 71 ha. Trong đó
đất canh tác là 422,20 ha. Xã có 9 thôn với 420 hộ, 2.530 khẩu (trong đó nam
chiếm 49,08 %, nữ chiếm 50,92%). Trong xã có 4 dân tộc: Ng
ười Vân Kiều 368
hộ với 2260 khẩu (87,62 %), người Pahy 41 hộ với 220 khẩu (9,77 %), người Pa
Kô 2 hộ với 10 khẩu (0,47 %) và người Kinh 9 hộ với 40 khẩu (2,14 %)

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng Bru-Vân Kiều
Bru-Vân Kiều thuộc nhóm 20 dân tộc có dân số trên 50 ngàn người
(55.559 người). Kinh tế của người Bru-Vân Kiều thuộc loại hình kinh tế tự
nhiên, tự cung tự cấp, với các công cụ sản xuất đơn giản. Nguồn sống chủ yếu
dựa vào kinh tế nương rẫy, ngoài ra còn có chăn nuôi, trồng rừng và khai thác
rừng. Kinh tế thị trường h
ầu như rất xa lạ đối với người địa phương.
Về mặt văn hoá - xã hội, người Bru-Vân Kiều tồn tại dựa trên tính cố
kết cộng đồng mạnh mẽ với các giá trị văn hoá truyền thống và một trật tự về
giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên về khía cạnh văn hoá - xã hội cũng cần nhìn
thấy một thực tế là đại bộ phận nam và nữ
Bru-Vân Kiều đều có trình độ học
vấn thấp, cuộc sống nghèo khổ. Nhiều người không biết tiếng Kinh, đặc biệt
là phụ nữ. Đây thực sự là một trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển của

cộng đồng dân tộc này.

2.2. THỰC TRẠNG PCLĐTG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU
2.2.1. Phân công lao động theo giới trong sản xuất

9
2.2.1.1. Phân công lao động theo giới trong nông nghiệp
* Phân công lao động theo giới trong trồng trọt



Biểu đồ 2.1. Vai trò của phụ nữ và nam giới trong trồng trọt (%)


Kết quả nghiên cứu cho thấy trong trồng trọt phụ nữ đảm nhận chính ở
các khâu: áp dụng kỹ thuật, gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Nam
giới đảm nhận chính ở các khâu như lập kế hoạch, PCLĐ, và bán trao đổi sản
phẩm. Sự chuyên môn hoá này cơ bản dựa trên giới tính của người lao động.
Trong trồng lúa rẫy, phụ nữ đảm nhận chính 4 trong 7 khâu cơ bản. H

phải chi phí lao động cao kể cả về thời gian và sức lực của người lao động.

Bảng 2.1. Phân công lao động giữa nam và nữ trong trồng lúa rẫy (%)

Người đảm nhận chính
Công việc
Phụ nữ Nam giới Cả hai
Phát, cốt 4,4 75,0 20,6
Chọn giống, gieo hạt 63,7 25,3 11,0
Làm cỏ 80,7 15,7 3,6

Thu hoạch 65,0 10,0 25,0
Vận chuyển 28,0 32,5 39,5
Phơi/sấy, bảo quản 85,0 8,0 7,0
Bán/trao đổi sản phẩm 10,7 71,0 18,3
12
20,67
34
85,33
91,5
13,67

51,33
47

38,67
26,33
62

1
9
2
24,33
41

40,66
39,67
7,5

39,67
12,67

0

10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Lập kế
hoạch
PCLĐ Áp dụng kỹ
thuật
Gieo trồng,
chăm sóc
Thu hoạch Bảo quản
sản phẩm
Bán, trao
đổi sản
p
hẩm
Phụ n

N
am giới Cả hai



10
Trong trồng lúa nước, phụ nữ vẫn là người đảm nhận trong nhiều công
việc như cấy (89,7%), làm cỏ (72,8%), thu hoạch (56,6%), bảo quản sản phẩm
(81%). Tuy nhiên cũng phải nhìn thấy rằng trong trồng lúa nước, vai trò của
nam giới tăng lên một cách đáng kể. Nam giới là người đảm nhận chính trong
khâu: làm đất (nam chiếm 66%, nữ 7,3%), thuỷ lợi (nam chiếm 73,3%, nữ
9,7%), chọn và xử lý hạt giống (nam chiếm 36,3%, nữ 31%, bán hoặ
c trao đổi
sản phẩm (nam chiếm 81%, nữ 10%). Trong trồng rau màu, nam giới chỉ đảm
nhận chính ở khâu làm đất, các khâu còn lại do phụ nữ đảm nhận chính. So với
trồng lúa rẫy và lúa nước, vai trò đảm nhận chính của phụ nữ tăng lên đáng kể ở
khâu làm đất và bán sản phẩm (Biểu đồ 2.1).
Kết quả thảo luận nhóm tập trung cũng chỉ rõ sự khác biệt về vai trò và sự
đóng góp trong lao độ
ng trồng trọt giữa phụ nữ và nam giới (kể cả trồng lúa và
rau màu):
" Trong trồng trọt phụ nữ làm nhiều hơn nam giới, kể cả trồng lúa và
trồng rau màu. Chỉ có trồng lúa nước thì nam giới tham gia cao hơn so với lúa
rẫy nhưng họ chỉ làm các công việc nặng như cày bừa, vận chuyển lúa về nhà.
Sau đó nam giới đi rừng, còn lại phụ nữ phải làm hết. Họ gần nh
ư suốt ngày
trên nương rẫy" (TLNTT, UBND huyện Đakrông).
Tuổi tác có ảnh hưởng khá rõ nét đến PCLĐTG trong trồng trọt. Nhìn
chung, đối với phụ nữ mức độ tham gia cao nhất trong trồng trọt là ở nhóm tuổi
26 - 36 và 36 - 45. Trong đó, ở các khâu PCLĐ, bán sản phẩm, phụ nữ thuộc
các nhóm 15 - 25 và trên 45 tuổi tham gia với mức thấp hơn nhóm 26 - 35 và 36
- 45. Trong khi đó phụ nữ ở các nhóm tuổi càng cao thì mức độ tham gia càng
nhiều ở các khâu áp dụ
ng kỹ thuật, gieo trồng, chăm sóc. Đối với nam giới nhìn
chung ở các nhóm tuổi càng cao thì mức độ tham gia trong trồng trọt càng

giảm. Trong đó nam giới ở độ tuổi 36 - 45 và trên 45 tham gia vào các khâu lập
kế hoạch, PCLĐ và bán sản phẩm cao hơn ở các nhóm tuổi khác. Nhưng ở các
khâu áp dụng kỹ thuật, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch sự tham gia của nam
giới giảm đi trong các nhóm tuổi 36 - 45 và trên 45. Mối tương quan giữa tuổi
vớ
i PCLĐTG khá chặt chẽ. Chúng tôi không thấy sự ảnh hưởng của học vấn
đến PCLĐ trong trồng trọt. Bởi vì, tình trạng học vấn của phụ nữ và nam giới
Bru-Vân Kiều rất thấp và thấp đều như nhau. Sự khác biệt giữa nhóm tự khai là
mù chữ và nhóm tiểu học không rõ ràng.

* Phân công lao động theo giới trong chăn nuôi
Ở cộng đồng Bru-Vân Kiều, hoạt động chăn nuôi bao gồm: chăn nuôi trâu
bò, dê; chăn nuôi lợn và gia cầm và nuôi cá nước ngọt. Hiện tại, người Bru-Vân
Kiều chăn nuôi gia súc, gia cầm theo dạng thả rông, qui mô nhỏ. Việc áp dụng
kỹ thuật mới đang được khuyến khích, một số hộ đã chuyển sang chăn nuôi
theo phương pháp mới. Phụ nữ là người đảm nhận chính trong ch
ăn nuôi. Phân
chia theo nhóm vật nuôi: phụ nữ đảm nhận chính trong chăn nuôi lợn, gà vịt

11
(nhóm phổ biến và quan trọng), nam giới đảm nhận chính trong nuôi trâu bò,
dê. Ở các hộ chuyền sang hình thức nuôi thâm canh với kỹ thuật mới thì phụ nữ
đóng vai trò chủ yếu. Trong 10 khâu cơ bản của nuôi cá nước ngọt, nam giới là
người đảm nhận chính tất cả các khâu này, kể cả những khâu liên quan đến kỹ
thuật mà họ tự mày mò hoặc học hỏi được để áp dụng trong công việc. Đặc biệt
là ở các khâu l
ập kế hoạch (74,7%), phân công lao động (81,5%), áp dụng kỹ
thuật (78%), mua cá giống (90,7%), chăm sóc cá (76,7%), bán sản phẩm
(90,4%). Tuy nhiên, cần phải thấy công việc này đang sử dụng một nguồn lao
động phụ đáng kể đó là phụ nữ.


Bảng 2.3. Vai trò của phụ nữ và nam giới trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
Người đảm nhận chính
Cộng việc
Phụ nữ Nam giới Cả hai
Lập kế hoạch 22,2 51,0 26,8
Phân công lao động 25,0 42,04 32,96
Áp dụng kỹ thuật 71,1 6,76 22,14
Làm chuồng 16,0 52,0 32,0
Chăm sóc, nuôi dưỡng 94,6 2,5 2,9
Phòng trừ dịch bệnh 23,3 36,3 40,4
Bán sản phẩm 13,57 58,57 27,86

"Hầu như trong chăn nuôi cũng không có kế hoạch gì lớn lao. Cứ theo tập
quán mà làm. Tháng nắng thì chăn nuôi nhiều, khi có tiền thì mua thêm con
lợn, con bò về thả. Cha mẹ làm gì con cái làm theo: đàn ông thả trâu, đàn bà
chăn lợn chăn gà." (Nam chủ hộ, 56 tuổi, thôn Vôi, xã Tà Long).
Nhìn chung nam và nữ đều tham gia chăn nuôi mạnh nhất là ở nhóm tuổi
26 - 35 và 36 - 45. Phụ nữ trên 45 tuổi vẫn là lực lượng lao động chính trong
chăn nuôi, đặc biệt là ở khâu chăm sóc, nuôi dưỡng như
ng phụ nữ ở nhóm tuổi
này lại giảm vai trò của họ trong lập kế hoạch, PCLĐ và bán sản phẩm. Nam
giới ở các nhóm tuổi dưới 25 tuổi và trên 45 giảm mạnh vai trò của họ trong các
khâu áp dụng kỹ thuật, chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhưng vai trò của họ được duy
trì trong PCLĐ và tăng lên trong bán sản phẩm ở nhóm tuổi trên 45. Chúng tôi
không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố học vấn và mức số
ng đến PCLĐTG trong
chăn nuôi.

12

Bng 2.4. nh hng ca tui n PCLTG trong chn nuụi gia sỳc, gia cm
Nhúm
tui
16 - 25 26 - 35 36 - 45
46 - 55 (60)

Gii tớnh
n
N Nam
C
hai
N
Na
m
C
hai
N
Na
m
C
hai
N Nam
C
hai

1. PCL

280 18,86 18,86 62,28 32,2 22,2 45,6 30,0 61,3 8,7 8,8 68,4 22,8
2. p
dng k

thut

280 50,9 - 49,1 68,9 6.7 24,4 82,5 - 17,5 78,9 21,1 -
3. Chm
súc nuụi
dng

280 100 - - 91,1 7,7 1,2 91,3 - 8,7 100 - -
4. Bỏn sn
phm

280
- 26,4 73,6 21,0 56,7 22,3 16,3 76,3 7,4 16,5 66,7

22,8

H s tng quan Cramer:
V1: N = 0,24, p < 0,05; Nam = 1, p < 0,001; C Hai = 0,61, p < 0,001
V2: N = 0,41, p < 0,001;Nam = 1, p < 0,001; c hai =1, p < 0,001;
V3: N = 0,41, p < 0,001; Nam = 0,47, p < 0,001; C hai = 1, p < 0,01;
V4: N = 1, p < 0,001;Nam = 0,47, p < 0,001; C hai = 0,56, p < 0,001

2.2.1.2. Phõn cụng lao ng theo gii trong lõm nghip
* Phõn cụng lao ng theo gii trong khai thỏc rng

0
91,67
8,33
65,67
17

17,33
0
100
0
0
100
0
63,93
14,73
21,34
20,33
51,4
28,27
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Lấy gỗ Lấy củi Lấy mật
ong
Săn thú Lấy cây
thuốc nam
Lấy mây,
đót

Phụ nữ Nam giới Cả hai

Biu 2.3. Phõn cụng cụng vic gia nam v n trong khai thỏc rng (%)
Trong kt qu iu tra, cú 98% s h khai thỏc rng t vic ly ci un
cho n khai thỏc cỏc sn phm khỏc. Ph n v nam gii u tham gia, tuy
nhiờn trong ú li phõn tỏch khỏ rừ rng: vic khai thỏc nhng sn phm bỏn
nhiu tin nh mt ong, g, sn thỳ, ly mõy phn ln l nam gii. Ph n thu

13
hái những sản phẩm thu nhập thấp hơn như củi, lá nón, nấm, măng, đót (khai
thác gỗ: nam 91,67% và cả hai cùng đảm nhận chính là 8,33%; lấy mật ong:
nam 100%; lấy củi và lấy cây thuốc nam chủ yếu là phụ nữ: 50,67% và 63,93%.
"Lấy mây, lấy đót, lá nón, lấy măng cả hai vợ chồng đều làm, không
riêng gì chồng. Vì chồng đi, vợ cũng đi. Chồng khỏe hơn chồng làm nhiều
hơn nên thu nhập nhi
ều hơn. Vợ đi sau lưng để vác đồ dùng" [TLNTT, nhóm
nữ xã Tà Long].
Phụ nữ tham gia khai thác rừng mạnh nhất là ở độ tuổi 26 - 35 và 36 - 45.
Nam giới cũng tương tự như vậy, nhưng nam giới bắt đầu tham gia khai thác
rừng sớm hơn và ở độ tuổi trên 45 nam giới tham gia khai thác rừng nhiều hơn
phụ nữ. Phụ nữ ở độ tuổi trên 45 chủ yếu là lấy củi và cây thuố
c nam. Tương
quan giữa tuổi và PCLĐTG trong khai thác rừng tương đối chặt chẽ và có độ tin
cậy p < 0,001. Chúng tôi không thấy rõ tác động của yếu tố học vấn đến
PCLĐTG trong khai thác rừng.

Bảng 2.5. Ảnh hưởng của tuổi tác đến PCLĐTG trong các
hoạt động khai thác rừng
Nhóm tuổi 16 - 25 26 - 35 36 - 45 46 - 55 (60)


Giới tính
n
Nữ Nam Cả
hai
Nữ Nam Cả
hai
Nữ Nam Cả
hai
Nữ Nam Cả
hai
1. Lấy gỗ 259 - 88,7 11,3 - 93,2 6,8 - 89,0 11,0 - 96,0 4,0

2. Lấy củi 300 66,0 17,0 17,0 65,0 17,5 17,5 59,8 19,5 20,7 75,4 12,3 12,3

3. Săn thú 259 - 100 - - 100 - - 100 - - 100 -

4. Lấy mật ong 259 - 100 - - 100 - - 100 - - 100 -

4. Lấy mây đót 300 17,0

32,1

50,9

25,0

56,0

19,0


21,8

56,3

21,7

14,0

52,6

33,4

5. Lấy cây thuốc 279 68,8 18,8 12,4 65,2

14,6

20,2

57,6

14,1

28,3 67,9 10,7 21,4

6. Bán trao đổi SP 300 13,2 52,8

33,9 17,5 59,2 23,3 14,9

73,6


11,5

7,0

86,0

7,0


Hệ số tương quan Cramer:
V1: Nũ =1, p < 0,001; Nam =0,39, p < 0,00; V2: Nữ = 0,36, p < 0,001; Nam =
1, p < 0,001; Cả hai = 1, p < 0,001; V3:Nữ = 1, P < 0,001; Nam = 0,47, p <
0,001; V4: Nữ =1, P < 0,001; Nam =0,47, p < 0,001; V5: Nữ =0,62, p < 0,001;
Nam = 0,64, p < 0,001; Cả hai = 0,39, p < 0,001; V6: Nữ =0,46, p < 0,001;
Nam = 0,64, p < 0,001; V7: Nữ =0,21, p > 0.05; Nam = 0,54, p < 0.001;
Cả hai = 0,38, p < 0,001.

14
* Phân công lao động theo giới trong trồng rừng
Trong trồng rừng cũng hình thành sự PCLĐTG rất rõ ràng: Nam giới
đóng vai trò chủ yếu trong tất cả 10 khâu cơ bản của trồng rừng, phụ nữ chỉ
là lao động phụ.

Bảng 2.6. Phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trong trồng rừng (%)
Người đảm nhận
chính
Công việc
Phụ nữ Nam giới Cả hai
Lập kế hoạch 2,5 77,25 20,25
Phân công lao động 4,5 82,0 13,5

Làm đất 6,25 72,25 21,5
Đào hố 7,5 72,75 20,25
Mua cây giống 4,0 75,25 20,75
Trồng cây 14,5 49,0 36,5
Chăm sóc 8,5 53,75 37,75
Bảo vệ 1,5 82,75 15,75
Thu hoạch 4,25 68,3 27,45
Bán sản phẩm 3,5 89,25 7,25

Ở một số hộ làm nhiều nghề, sự chia sẻ giữa nam và nữ trong công việc
trồng rừng khá cao.
"Nhà tôi nhận đất trồng rừng đã được 5 năm. Công việc trồng rừng tốn
công ở giai đoạn đầu. Thường là vợ chồng rủ nhau cùng làm, việc nặng hơn thì
chồng làm nhiều hơn, việc nhẹ thì vợ làm. Nếu muốn trồng rừng nhiều mà
không chia sẻ công vi
ệc thì làm không xong để còn làm việc khác. Hơn nữa phụ
nữ cũng có thể trồng rừng tốt như nam giới" [Nam, chủ hộ, 43 tuổi, thôn Khe
Van, xã Hướng Hiệp].
2.2.1.3. Khả năng đóng góp thu nhập của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều
Có 3 khuynh hướng đánh giá về khả năng đem lại thu nhập chính của
phụ nữ và nam giới. Khuynh hướng thứ nhất khẳng định vai trò quan trọng của
ph
ụ nữ trong việc đem lại phần lớn thu nhập cho gia đình. Đây cũng là khuynh
hướng cơ bản, được nhiều người ủng hộ.
"Người Vân Kiều chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai
thác rừng. Từ trước đến nay, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là kinh tế nương
rẫy do phụ nữ làm Chính vì thế mà nhiều gia đình dựa chủ yếu vào thu nh
ập
và lao động của phụ nữ" [TLNTT, UBND huyện Đakrông]. Kết quả thăm dò
300 phụ nữ và nam giới trong độ tuổi lao động về vai trò đem lại thu nhập của

phụ nữ và nam giới, phần lớn đều khẳng định sự đóng góp đáng kể của phụ nữ
mặc dầu tỷ lệ ý kiến khẳng định nam và nữ đều mang lại thu nhập chính và nam
giớ
i cũng là người có khả năng đem lại thu nhập chính rất cao.

15


Biểu đồ 2. 5. Người mang lại thu nhập chính trong sản xuất (%)

Khuynh hướng thứ hai cho rằng vợ và chồng đều có thu nhập ngang nhau.
"Hai vợ chồng làm như nhau, thu nhập bằng nhau" [Nam chủ hộ, 54 tuổi, xã
Hướng Hiệp].
Khuynh hướng thứ ba cho rằng nam giới thu nhập cao hơn phụ nữ:
"Chồng vẫn là trụ cột trong gia đình, vì họ là chỗ dựa về tinh thần và kinh tế
cho gia đình
" [TLNTT, UBND xã Hướng Hiệp].
2.2.2 Phân công lao động theo giới trong tái sản xuất
Bảng 2.7. Mức độ đảm nhận chính của nam và nữ trong tái sản xuất (%)

Loại công việc Phụ nữ Nam giới Cả hai
Phân công công việc 6,3 82,7 11,0
Nấu ăn 90,7 2,0 7,3
Giã gạo 100,0 0,0 0,0
Lấy nước 75,7 4,0 20,3
Thu gom chất đốt 66,0 19,7 14,3
Đi chợ, mua sắm 10,0 78,7 11,3
Cất giữ tiền bạc 8,3 84,0 7,7
Đỡ đẻ, chăm sóc sản phụ 92,7 3,7 3,6
Quét dọn nhà cửa 94,0 2,3 3,7

Giáo dục con cái 52,0 29,3 18,7
Chăm sóc người già, người ốm 80,3 2,0 17,7

Trong tái sản xuất nam giới đảm nhận chính trong một số công việc như
làm nhà, phân công công việc, mua bán, cất giữ tiền, cúng giỗ. Phụ nữ đảm
nhận chính trong tất cả các công việc như nấu ăn, giã gạo, lây nước, thu gom
chất đốt, an ninh lương thực, đỡ đẻ, chăm sóc sản phụ, chăm sóc người già,
người ốm, ). Phần lớn công việc tái sản xuất của phụ nữ chư
a được đánh giá
đúng và chưa được nam giới chia sẻ. Thực trạng PCLĐTG trong tái sản xuất ở
cộng đồng Bru-Van Kiều giống với nhiều nước trên thế giới (Thuỵ Điển, Nhật
Ý kiến nam giới
26,66
36,67
36,67
N

N
am Cả hai
Ý kiến nam và nữ
32,66
31,67

35,67
N

N
am Cả hai
Ý


kiến phụ n

38,66
34,67

26,67

N

N
am Cả hai


Ý kiến nam giới

16
Bản, Trung Quốc, các nước Châu Phi ) và các cộng đồng Sán Dìu, Thái, Tày,
Nùng, Cơ Tu ở nước ta. Yếu tố tuổi tác có ảnh hưởng không rõ nét đến
PCLĐTG trong tái sản xuất.Thực tế cho thấy phụ nữ ở các nhóm tuổi nào họ là
người đảm nhận chính trong nội trợ, dĩ nhiên tuổi càng cao thì mức độ đảm nhận
chính trong tái sản xuất càng thể hiện rõ. Nam giới dù ở nhóm tuổi nào cũng ít
tham gia vào công việc nội trợ.
Trong nghiên c
ứu định lượng, khi kiểm tra tương quan giữa yếu tố học
vấn, mức sống với PCLĐTG trong tái sản xuất chúng tôi không thấy sự ảnh
hưởng của chúng. Nhưng trong nghiên cứu một số trường hợp cụ thể thì nam
giới có học vấn cao kèm theo có tham gia công tác xã hội hoặc đã từng tập kết
ra Bắc thường có sự chia sẻ khá cao trong công việc gia đình. Nhưng sự khác
biệt
ở đây không lớn vì số phụ nữ và nam giới Bru -Vân Kiều có học vấn cao,

tham gia công việc xã hội không nhiều.
2.2.3. Phân công lao động theo giới trong công việc cộng đồng
Trong công việc cộng đồng, nam giới đảm nhận chính trong tất cả 9 loại công
việc cơ bản. Đặc biệt là làm nhà Gươn, tham gia tổ chức cộng đồng, phòng chống
bão lụt,v.v Phụ nữ tham gia nhiều ở các công việc giúp đỡ hàng xóm, làm đường.
Nam giớ
i ở nhóm tuổi 36 - 45 và 46 - 55 thường tham gia công việc cộng đồng
nhiều hơn các nhóm tuổi còn lại đặc biệt là tham gia tổ chức và quản lý cộng đồng.
Nam giới trên 45 tuổi giữ nhiều trọng trách quan trọng hơn là độ tuổi dưói 45. Phụ
nữ ở nhóm tuổi 26 - 35 tham gia công việc cộng đồng nhiều hơn các nhóm còn lại
đặc biệt là so với nhóm trên 45. Nhóm phụ nữ trên 45 tuổi tham gia vào công việc
cộng đồng rất thấp, do h
ọ bị hạn chế bởi trình độ học vấn và ngôn ngữ.

Bảng 2.9. Mức độ đảm nhận chính của nam và nữ trong công việc cộng đồng (%)
Loại công việc Phụ nữ Nam giới Cả hai
Phân công lao động 3,3 68,7 28,0
Tham gia các tổ chức cộng đồng 3,33 81,0 15,67
Họp thôn 8,3 58,3 33,4
Làm thuỷ lợi 2,0 69,0 29,0
Làm đường 15,0 40,7 44,3
Làm nhà Gươn 0,0 100,0 0,0
Phòng chống bão lụt 1,7 88,0 10,3
Giúp đỡ hàng xóm 5,0 63,7 31,3
Sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng 0,0 91,6 8,4

Yếu tố học vấn cũng có tác động nhất định đến PCLĐ trong công việc
cộng đồng, đặc biệt các hoạt động có liên quan đến việc tham gia vào các tổ
chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính thức.



17
Chương 3
TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ, VĂN HOÁ ĐẾN
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI VÀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA
PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI BRU-VÂN KIỀU

3.1. TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ ĐẾN PHÂN
CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
3.1.1. Tác động của một số yếu tố kinh tế và văn hoá đến PCLĐTG trong
sản xuất
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng PCLĐTG chịu tác động của các yếu tố
như: cách thức tổ chức, quản lý sản xuất; Cơ cấu ngành nghề, kỹ thuật và thu
nhập. Các chủ hộ quản lý theo phương thức mới họ sử dụng lao động dựa theo

ng lực và yêu cầu công việc, các chủ hộ quản lý theo phương thức truyền
thống: dựa trên yêu tố giới tính và tuổi tác. Nhóm hộ đa nghề có sự chuyển đổi
vai trò giữa nam và nữ trong sản xuất, nhóm hộ ít nghề tuân theo mô hình
truyền thống trong PCLĐTG. Với loại hình sản xuất sử dụng kỹ năng, kinh
nghiệm truyền thống sẽ sử dụng PCLĐTG theo truyền thống, các loại hình sử
dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ diễn ra sự thay đổi PCLĐTG. Phụ nữ lao động trong
các ngành nghề có thu nhập thấp, nam giới lao động trong các ngành nghề có
thu nhập cao. Các chuẩn mực, qui tắc xã hội và hệ thống giá trị trong tín
ngưỡng, luật tục và hệ tư tưởng của nền văn hoá truyền thống Bru-Van Kiều là
cơ sở quan trọng đầu tiên hình thành vai trò giới trong sản xuất và để phụ n
ữ và
nam giới thực hiện hành vi và vai trò sản xuất của mình. Điều này thể hiện rõ
trong trồng trọt, chăn nuôi và khai thác rừng. Sự ảnh hưởng này thông qua thiết
chế kinh tế, thiết chế gia đình và con đường xã hội hoá cá nhân.
3.1.2. Tác động của một số yếu tố kinh tế và văn hoá đến PCLĐTG trong

tái sản xuất
Các hộ dựa trên các nghề truyền thống và áp dụng phương thức tổ chứ
c,
quản lý sản xuất theo kiểu cũ thì hầu như PCLĐTG trong tái sản xuất không
thay đổi so với mô hình truyền thống. Phụ nữ là người đảm nhận chính trong
hầu hết công việc tái sản xuất. Các hộ làm đa nghề, có thay đổi về cách thức tổ
chức sản xuất cơ bản vẫn dựa trên mô hình truyền thống trong PCLĐTG trong
tái sản xuất nhưng mức độ chia sẻ củ
a nam giới trong một số công việc cao hơn
so với các hộ khác (tham gia nấu ăn, lấy nước, lẫy củi, chăm sóc con cái ). Tái
sản xuất là công việc được coi là không tạo ra thu nhập, không có giá trị vì vậy
nam giới không muốn tham gia. Thông qua thiết chế gia đình và con đường xã
hội hoá, các giá trị, chuẩn mực, qui tắc trong luật lục, tín ngưỡng, của tư tưởng
trọng nam khinh nữ là định hướng cho hành vi thực hiện vai trò của phụ nữ

nam giới trong tái sản xuất: nam giới là người có quyền nên quyết định về tiền
nong, phân công công việc cho mọi người. Nam giới là người sạch sẽ nên
không tiếp xúc với phụ nữ khi sinh đẻ, phụ nữ phải tự đảm nhận hoặc tự giúp
nhau khi sinh để.

18
3.1.3. Tỏc ng ca mt s yu t kinh t v vn hoỏ n PCLTG trong
cụng vic cng ng
Nhỡn chung yu t kinh t tỏc ng khỏ rừ nột n PCLTG trong cụng
vic cng ng. Phn ln ngi Bru-Võn Kiu ỏp dng mụ hỡnh PCLTG
truyn thng da trờn c s ca nn kinh t t nhiờn, t cung t cp trong ú
gii tớnh v tui tỏc l tiờu chớ quan trng phõn cụng cụng vic: cụng vic
c
ng ng l cụng vic ca nam gii v ngi ln tui, ph n ch lo vic bp
nỳc. Nhng nhúm cú cỏch thc t chc, qun lý sn xut mi, lm a ngh ớt

nhiu cú s chia s gia nam v n trong cụng vic cng ng. Cỏc cụng vic
cú liờn quan n li ớch (lng, ph cp, quyn lc, uy tớn) u do nam gii
m nhn. Cỏc yu t vn hoỏ truyn thng nh
giỏ tr, chun mc, qui tc ó
n sõu trong nhn thc ca ph n v nam gii Bru-võn Kiu lm cho mụ hỡnh
PCLTG truyn thng trong cụng vic cng ng cú c s tn ti lõu di
cng ng ny. Khuynh hng thay i rt m nht v ch din ra vựng cú
giao lu vn hoỏ mnh m hn (nh xó Hng Hip).
* Túm li: Yu t kinh t v vn húa tỏc
ng n PCLTG trờn c 3 lnh
vc: sn xut, tỏi sn xut v cụng vic cng ng. c bit l trong tỏi sn xut
v cụng vic cng ng, yu t vn hoỏ tỏc ng mnh m hn yu t kinh t.
Trong mt s trng hp chỳng tỏc ng c lp, phn ln chỳng tỏc ng an
xen lờn mụ hỡnh PCLTG ca cng ng Bru -Võn Kiu. Cỏc yu t kinh t v
vn hoỏ tỏc ng n PCLTG theo 2 khuynh hng: lm thay i mụ hỡnh
truyn thng v duy trỡ mụ hỡnh truyn thng. Trong ú xu hng duy trỡ mụ
hỡnh truyn thng khỏ rừ nột, xu hng thay i mụ hỡnh truyn thng ang
din ra v c khuyn khớch nhng cũn chm chp v yu t.

3.2. A V X HI CA PH N V NAM GII BRU-VN KIU
Địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều đợc xem xét thông
qua cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích cũng nh quyền quyết
định của họ.
3.2.1. Cơ hội tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực và lợi ích của phụ nữ và
nam giới
Nh vậy về cơ bản phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều đã có sự bình đẳng
nhất định trong tiếp cận các nguồn lực, nhng lại không bình đẳng trong việc
kiểm soát chúng. Nam giới kiểm soát phần lớn các nguồn lực quan trọng nh

đất đai, nguồn nớc, vốn, tín dụng

Bảng 3 .1. Cơ hội tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ và nam giới (%)
Tiếp cận Kiểm soát Các nguồn lực
Phụ nữ Nam giới Cả hai Phụ nữ Nam giới Cả hai
Đất đai 0,0 2,5 97,5 3,5 83,0 13,5
Nguồn nớc 0,0 0,0 100 2,0 74,0 24,0
Vốn 3,5 15,0 81,5 11,0 66,5 22,5
Kỹ thuật 6,0 13,5 80,5 21,0 33,5 45,5

19
Về lợi ích, việc phân chia lợi ích là tương đối bình đẳng giữa nam và nữ.
Nhưng trong một số yếu tố như sử dụng tiền mặt, giáo dục, thông thường nam
giới hưởng lợi nhiều hơn phụ nữ (nam giới thường sử dụng tiền cho các khoản
như đi chơi, thăm viếng bà con, bạn bè, uống rượu, v.v cái mà phụ nữ ít hoặc
hầu như không thấ
y). Nam giới còn là người quyết định sử dụng và phân phối
lợi ích cho các thành viên khác.

Bảng 3.2. Cơ hội tiếp cận và kiểm soát lợi ích của phụ nữ và nam giới (%)
Tiếp cận Kiểm soát
Các lợi ích
Phụ nữ Nam giới Cả hai Phụ nữ Nam giới Cả hai
Lương thực, thực phẩm 0,0 0,0 100 24,5 18,5 57,0
Tiền mặt 1,0 5,0 94,0 7,0 77,0 16,0
Áo quần, đồ trang sức 0,0 0,0 100 9,5 58,5 32,0
Khám, chữa bệnh 7,0 13,5 79,5 13,5 47,5 39
Giáo dục 5,5 23,0 71,5 5,0 82 ,5 12,5

3.2.2. Quyền quyết định của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều
Nam giới là người nắm quyền quyết định trong gia đình. Phụ nữ có tham
gia trong quá trình bàn bạc để ra quyết định nhưng mức độ thấp và họ không

phải là người quyết định cuối cùng. Trong thực tế, kể cả cấp gia đình và cộng
đồng, phụ nữ chỉ là người thực hiện các quyết định được
đưa ra bởi nam giới.

Bảng 3.3. Quyền quyết định trong sản xuất và trong đời sống
của phụ nữ và nam giới (%)
Người quyết định
Các loại quyết định
Phụ nữ Nam giới Cả hai
1. Quyết định trong sản xuất

Đầu tư sản xuất 6,0 69,6 24,4
Vay và sử dụng vốn 3,0 88,3 8,7
Áp dụng kỹ thuật mới 30,4 30,6 39,0
Chuyển nhượng đất đai 9,8 77,2 13,0
Sử dụng/bán sản phẩm 19,3 56,7 24,0
2. Quyết định trong đời sống

Mua sắm đồ dùng đắt tiền 4,7 89,3 6,0
Sửa chữa nhà ở 2,5 90,5 7, 0
Mua lương thực, thực phẩm 10,7 68,0 21,3
Chi phí cho học tập của con cái 7,6 82,0 10,4
Chi phí cho khám, chữa bệnh 12,0 65,2 22,8
Số con 7 74,5 18,5
Hôn nhân của con cái 3,0 76,0 21,0

20
Xem xét tương quan giữa tuổi tác và quyền quyết định cho thấy rằng
nam giới dù ở nhóm tuổi nào họ cũng là người có khả năng nắm giữ quyền
quyết định trong gia đình. Nhưng phụ nữ và nam giới ở các nhóm tuổi khác

nhau thì mức độ tham gia ra quyết định cũng khác nhau. Nam giới ở các
nhóm tuổi 36 - 45 và 46 - 60 vai trò quyết định trong gia đình và cộng đồng
của họ rất lớn. Ở nhóm tuổi 16 - 25 và 26 - 35 h
ọ thường bị chi phối bởi
quyền lực của người ông, cha, anh trong gia đình, hoặc họ chia sẻ quyền
quyết định với phụ nữ. Ngược lại phụ nữ ở các nhóm tuổi 36 - 45 và 46 - 55
ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng.
"Trong xã này 60% mọi việc do nam giới quyết định, 40% do phụ nữ
quyết định. Đàn ông có quyền lực hơn. Phần lớn các cặp vợ
chồng trên 40
tuổi thì đàn ông là ông chủ trong nhà, họ quyết định hết "[TLNTT, nhóm nữ,
xã Hướng Hiệp].
Phụ nữ Bru-Vân Kiều không có địa vị xã hội bình đẳng với nam giới và
không tương xứng với đóng góp lao động và thu nhập của họ. Trong một số
trường hợp, họ bị phân biệt, đối xử và trở thành nạn nhân của bạo lực giới. Địa
vị của phụ
nữ Bru- Vân Kiều giống với địa vị của phụ nữ Ấn Độ, Nhật bản,
Trung Quốc, Thái Lan và phụ nữ ở các cộng đồng Thái, Nùng, Phù Lá và các
dân tộc miền núi Thanh Hoá.




















21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Quan hệ giữa phụ nữ và nam giới là một trong những điểm nổi bật về
quan hệ xã hội của cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều, trong đó PCLĐTG là một
khía cạnh hết sức quan trọng phản ánh bản sắc của quan hệ ấy. PCLĐTG của
người Bru-Vân Kiều tồn tại dựa trên n
ền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Mô
hình PCLĐTG này cơ bản mô phỏng theo mô hình PCLĐTG truyền thống.
Trên một góc độ nào đó, sự PCLĐ giữa phụ nữ và nam giới Bru - Vân Kiều còn
mang tính chất tự nhiên: phụ nữ đảm nhiệm những công việc trong gia đình và
sản xuất ra những thứ chủ yếu phục vụ tiêu dùng gia đình. Nam giới đảm nhiệm
những công việc liên quan đến xã hội. Nh
ưng sự PCLĐTG này cũng không
phản ánh nguyên mẫu của mô hình truyền thống, bởi vì phụ nữ Bru-Vân Kiều
không chỉ làm các công việc gia đình mà họ còn là lực lượng lao động chính
trong việc làm ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống của bản thân, con cái và
gia đình của họ đồng thời đóng góp cho xã hội.
2. Trong lao động, phụ nữ và nam giới Bru- Vân Kiều đều là lực lượng lao
động cơ bản, nh
ững mức độ tham gia và đảm nhận chính của họ trong sản xuất, tái

sản xuất và công việc cộng đồng cũng như trong từng hoạt động cụ thể của 3 lĩnh
vực đó là hoàn toàn khác nhau. Trong lĩnh vực sản xuất: phụ nữ đảm nhận chính
trong trồng trọt và chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm; nam giới đảm nhận chính trong
khai thác rừng và trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc, nuôi cá. Trong công việc tái
sản xu
ất hầu như không có sự khác biệt với mô hình truyền thống: phụ nữ vẫn là
người quán xuyến mọi công việc gia đình. Bất chấp sự biến đổi của thời gian và
điều kiện kinh tế - xã hội, phụ nữ Bru-Vân Kiều vẫn gắn chặt với công việc tái sản
xuất, kể cả tái sản xuất sinh học và tái sản xuất ra sức lao động. Sự chia sẻ củ
a nam
giới trong công việc này rất thấp. Trái lại, trong công việc cộng đồng vai trò chính
thuộc về nam giới, đặc biệt là trong tham gia tổ chức cộng đồng, cơ cấu quyền lực
cộng đồng, các hoạt động tín ngưỡng, văn hoá. Sự tham gia của phụ nữ chỉ tập
trung vào các hoạt động như trợ giúp hàng xóm, làm vệ sinh, làm đường. Thực
trạng PCLĐTG và địa vị xã hội của người Bru-Vân Kiề
u cơ bản giống với các cộng
đồng thiểu số như dân tộc Cơ Tu, PaKô, BaHy, Xê Đăng, ÊĐê, Rơ Măm, ở miền
Trung; dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, Sán Dìu ở phía Bắc. So với cộng đồng
người Kinh ở cả ba miền, người phụ nữ Bru-Vân Kiều cũng là người lao động
chính trong sản xuất, và họ hoàn toàn giống phụ nữ người Kinh ở vai trò đảm nhận
chính trong công việc tái sản xuất nh
ưng ít có mặt trong công việc tổ chức và ra
quyết định ở cộng đồng. Tuy nhiên, ở một số cộng đồng người Kinh, phụ nữ có có
tiếng nói bình đẳng hơn so với phụ nữ Bru-Vân Kiều.
3. Yếu tố giới tính và tuổi tác là những yếu tố tác động hết sức mạnh mẽ
đến PCLĐ giữa nam và nữ, đặc biệt là yếu tố giới tính. Điều này hoàn toàn phù
hợ
p với đặc trưng của nền kinh tế tự nhiên. Hiện tại, yếu tố mức sống và học
vấn hầu như không có ảnh hưởng rõ ràng đến PCLĐTG trong cộng đồng này.


22
4. Sự PCLĐTG của người Bru-Vân Kiều được hình thành dựa trên các
điều kiện kinh tế - xã hội của một tộc người sống ở vùng cao vì vậy chúng chịu
ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện kinh tế - xã hội đã sản sinh ra chúng. Nghiên
cứu này muốn góp phần khẳng định rằng: yếu tố kinh tế và văn hóa không chỉ
có quan hệ với sự PCLĐ xã hội nói chung mà còn có quan hệ chặt ch
ẽ với sự
PCLĐTG. Trong thực tế, có khi chúng tác động độc lập, có khi chúng tác động
đồng thời hoặc chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như giới tính, tuổi tác. Sự
tác động của yếu tố kinh tế và văn hóa đến sự PCLĐTG đều trực tiếp hoặc gián
tiếp ảnh hưởng đến địa vị xã hội và sự bình đẳng nam nữ theo hướng hoặc là cải
thiện địa vị cho phụ nữ và nam giới, gia tăng sự bình đẳng giới, hoặc là làm suy
giảm vị thế của họ do những tác động có thể kiểm soát và không thể kiểm soát
được khi kinh tế và văn hóa tác động vào sự PCLĐTG. Vì vậy, trong tiến trình
phát triển của kinh tế, sự thăng hoa và giao thoa của yếu tố văn hóa cũng là một
trong những nguyên nhân cơ bản làm biến đổi mô hình PCLĐTG trong truyền
th
ống của họ. Đây cũng là sự tất yếu trong tất cả các cộng đồng dân cư trên thế
giới và ở nước ta. Sự biến đổi ấy đang diễn ra theo hai khuynh hướng: (1) Duy trì
và củng cố mô hình truyền thống; (2) làm thay đổi diện mạo của mô hình truyền
thống. Hiện tại xu hướng thứ nhất đang phổ biến và chiếm ưu thế, xu hướng thứ
hai đang diễ
n ra và được khuyến khích nhưng tốc độ chậm chạp và mờ nhạt.
Trong những năm tới, nếu có những chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội
đúng đắn và có hiệu quả, cùng với xu hướng đô thị hoá và phát triển mạnh kinh tế
thị trường thì xu hướng thứ hai sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong một số lĩnh
vực quan trọng của cộng đồng Bru-Vân Kiều.
5. Trong xu th
ế phát triển kinh tế thị trường, việc sử dụng lao động một
cách hợp lý và có hiệu quả là một xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế nông

hộ nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm và cải thiện đời sống cho các thành
viên. Thực tế về sự PCLĐTG ở cộng đồng Bru-Vân Kiều hiện nay chưa vươn
tới định hướng này. Sự bất hợp lý về
PCLĐ đã thể hiện rõ: phụ nữ phải đảm
nhận cùng một lúc gánh nặng công việc sản xuất và công việc tái sản xuất. Họ
đang đứng trước sức ép về cường độ và thời gian lao động, trong khi nguồn lao
động nam giới chưa huy động đúng với khả năng vốn có của nó. Nam giới có
nhiều cơ hội để tham gia vào các công việc có thu nhập cao trong khi phụ nữ chỉ
tham gia vào nhữ
ng công việc phải chi phí nhiều thời gian, công sức nhưng có thu
nhập thấp hơn các công việc do nam giới đảm nhận chính. Sự bất cập ấy đã không
giải phóng được sức lao động của phụ nữ và nam giới để thoát ra khỏi nền kinh tế
tự cấp, tự túc vươn tới nền kinh tế hàng hoá.
6. Bất bình đẳng giới khá nặng nề là một thực tế của cộng đồng này. Có
thể nói sự bất bình đẳng về giới đã xuất hiện từ trong thực trạng PCLĐTG ở
cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều. Mặc dầu phụ nữ Bru-Vân Kiều là lực lượng
lao động chính, mang lại thu nhập chính nhưng họ bị hạn chế trong kiểm soát
nguồn lực và lợi ích, trong xây dựng và ra quyết định. Tư tưởng "trọng nam,
khinh nữ" đã len lỏi vào trong lĩnh vực kinh t
ế, trong đời sống gia đình và chi

23
phi mnh m quan h ca nam v n Bru - Võn Kiu. Vi nhiu lý do khỏc nhau,
cụng vic tỏi sn xut do ph n m nhn chớnh ó khụng c ỏnh giỏ mt cỏch
y v giỏ tr ca nú. Ph n Bru-Võn Kiu phi lao ng quỏ sc duy trỡ v
m bo cuc sng cho bn thõn v con cỏi ca h. Mt tt yu l h s cũn rt ớt thi
gian ngh ngi tỏi s
n xut ra sc lao ng trong iu kin khụng m bo v dinh
dng v h phi lm chc nng ngi m. Vn sc khe sinh sn ca ph n
Bru-Võn Kiu cng c t ra t thc trng lao ng quỏ sc ny. Bi vỡ chỳng va

liờn quan n ngi m va liờn quan trc tip n con cỏi ca h. Lao ng quỏ sc
trong i
u kin khc nghit khụng ch nh hng n sc khe ca ph n m cũn
nh hng n c hi hc tp, nõng cao trỡnh v k thut sn xut ca h. Mt s
chng trỡnh phỏt trin ó cú nhng n lc nõng cao nng lc cho ph n Bru-
Võn Kiu, nhng mt khi ph n quỏ bn rn vi cụng vic kim s
ng v cụng vic
gia ỡnh, trỡnh hc vn li quỏ thp khụng tip thu c thỡ c hi tip nhn cỏc
tin b k thut nhm ci thin nng sut lao ng cng ch l cõu chuyn xa vi i
vi ph n Bru-Võn Kiu. Mt khỏc nhng hin tng to hụn, a thờ, ỏnh p ph
n cũn ri rt li rt
ỏng lo ngi. õy l nhng tr ngi ln trờn con ng u tranh
gii phúng ph n, thc hin bỡnh ng gii cng ng ny.
Vỡ vy, xõy dng quan h bỡnh ng gii cng ng Bru-Võn Kiu l
nhim v cp bỏch hin nay nhm thỳc y s phỏt trin kinh t - xó hi ca a
phng v gúp phn vo cuc u tranh gii phúng ph n ca nhõn lo
i.
7. Kt qu núi trờn ó chng minh tớnh cht ỳng n ca cỏc gi thuyt
m chỳng tụi a ra trong quỏ trỡnh thit k nghiờn cu.
2. MT S KHUYN NGH
Trờn c s nhng kt qu nghiờn cu ban u, chỳng tụi xut mt s
khuyn ngh sau õy:
2.1 Các khuyến nghị mang tính chiến lợc:
1. Cần xây dựng các chớnh sỏch kinh t - xó hi mang tớnh nhy cm gii v
phự hp vi c im kinh t - vn húa ca ng bo dõn tc Bru-Võn Kiu. V
kinh t phi phỏt huy c th mnh ca a phng, ci thin mnh m i sng
ca ph n v nam gii theo hng bn vng. Khuyn khớch c ph n v nam
gii tham gia vo cỏc hot ng kinh t trờn c s bỡnh ng v c hi v li ớch.
Về văn hoá phi m bo vic gi gỡn v phỏt huy cỏc giỏ tr vn húa truyn thng
tt p ca ngi Bru-Võn Kiu va mang tớnh hin i, vn minh v tin b.

2. Về mặt luật pháp, cn b sung vo Lut t
ai nhng iu khon cú liờn
quan n phõn chia t ai khi ly hụn nhm m bo quyn li cho ph n núi
chung, ph n Bru-Võn Kiu núi riờng. Giỏm sỏt vic thc thi cỏc b Lut m
bo cụng bng v gii.
3. Thay đổi PCLTG mt cỏch hp lý hn phỏt huy mi ngun lc lao
ng, gii phúng lao ng n, to nờn mt c cu kinh t mi nụng thụn min nỳi.
4. Nõng cao nng lc v tng cng s tham gia ca ph n Bru-Võn Kiu
vo cụng tỏc lónh o v qun lý cỏc cp thuc c quan ca ng, chớnh quyn
v cỏc on th a phng. Cú phng hng c th v tớch cc hn trong vic

×