Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Luận án tiến sĩ quản lý công kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN QUỐC VIỆT

KIỂM SỐT HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM QUYỀN CƠNG DÂN
CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2017

Luận án tiên sĩ Quản lý công


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN QUỐC VIỆT

KIỂM SỐT HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM QUYỀN CƠNG DÂN
CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý công


Mã số: 62 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS. Đinh Văn Mậu

2. TS. Chu Xuân Khánh

HÀ NỘI, 2017

Luận án tiên sĩ Quản lý công


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả số liệu nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác
của các cơ quan chức năng đã cơng bố.
Tác giả Luận án

Trần Quốc Việt

II
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐQCD: Bảo đảm quyền công dân
CQHCNN: Cơ quan hành chính nhà nước
HĐND: Hội đồng nhân dân
KTNN: Kiểm tốn nhà nước
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc

TAND: Tịa án nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
UBTV: Ủy ban thường vụ
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

III
Luận án tiên sĩ Quản lý công


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án................................... 7
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án và những vấn
đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu .................................................... 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG
BẢO ĐẢM QUYỀN CƠNG DÂN CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC .............................................................................................................. 27
2.1. Hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước . 27
2.2. Khái niệm, chủ thể và nội dung kiểm sốt hoạt động bảo đảm quyền
cơng dân của cơ quan hành chính nhà nước ............................................ 34
2.3. Phương thức kiểm sốt hoạt động bảo đảm quyền cơng dân của cơ quan
hành chính nhà nước ................................................................................ 45
2.4. Sự cần thiết, yếu tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm kiểm sốt hoạt
động bảo đảm quyền cơng dân của cơ quan hành chính nhà nước.......... 58
2.5. Kiểm sốt hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính
nhà nước ở một số nước và những giá trị tham khảo cho Việt Nam ....... 67
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KIỂM SỐT HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM

QUYỀN CƠNG DÂN CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................. 78
3.1. Thực trạng thể chế kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền cơng dân của cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay ..................................... 78
3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền cơng
dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay .................. 87
3.3. Đánh giá chung về kiểm sốt hoạt động bảo đảm quyền cơng dân của cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay ................................... 107
IV
Luận án tiên sĩ Quản lý công


CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN CỦA CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 121
4.1. Phương hướng tăng cường kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền cơng dân
của cơ quan hành chính nhà nước .......................................................... 121
4.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền cơng dân của
cơ quan hành chính nhà nước ................................................................ 126
KẾT LUẬN ............................................................................................ 158
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 161
PHỤ LỤC ............................................................................................... 175

V
Luận án tiên sĩ Quản lý công


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Quyền lực ln có xu hướng tha hố. Ở đâu có quyền lực thì ở đó có thể
có sự lạm dụng quyền lực. Giới cầm quyền bên cạnh việc sử dụng quyền lực
để quản lý, để đem lại những lợi ích chung thì cũng dùng quyền lực để phục vụ
những nhu cầu tự thân, thu lợi cho cá nhân mình. Quyền lực càng cao thì nguy
cơ lạm quyền càng lớn. Mặt khác, con người ln có “một khát vọng khơng
ngừng đối với quyền lực” (Thomas Hobbes) [124, tr.161], thế lực cầm quyền
luôn củng cố địa vị thống lĩnh của mình. Quyền lực tự bản thân nó ln có xu
hướng giãn nở, bành trướng. Điều này dẫn đến vượt quyền, thậm chí là lộng
quyền. Mặc dù là một loại quyền lực đặc biệt nhưng quyền lực nhà nước cũng
khơng vượt ra ngồi các quy luật trên. Vì vậy, kiểm sốt quyền lực nhà nước
thơng qua kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước là một nhu cầu cần thiết,
khách quan.
Trong đó, kiểm sốt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
(CQHCNN) có ý nghĩa quan trọng, là trọng tâm của kiểm soát hoạt động của
cơ quan nhà nước. Bởi lẽ chính phủ là trung tâm của bộ máy nhà nước. Chính
phủ mạnh thì nhà nước mạnh. Có học giả nói: “chính phủ mới là một nhà nước
ở nghĩa đen và hẹp nhất của nhà nước” [25, tr.386]. Có thể thấy, trong ba
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, quyền hành pháp mang tính “trội” nhất.
Hoạt động thực thi quyền hành pháp có sức tác động mạnh nhất, nhanh nhất tới
xã hội. Mọi quyết sách xuất phát từ các CQHCNN có tác động trực diện và tác
động ngay tới đời sống xã hội, thậm chí có thể tính bằng giờ, bằng phút (ví dụ:
sự điều chỉnh giá xăng dầu). Mặt khác, sức mạnh của hoạt động thực thi quyền
hành pháp thể hiện ở tầm ảnh hưởng tới ngay cả hoạt động thực thi quyền lập
pháp và hoạt động thực thi quyền tư pháp (công tác lập pháp của Quốc hội bị
chi phối rất nhiều từ việc trình dự án luật của Chính phủ và chất lượng cơng tác
xét xử của Tồ án lại phụ thuộc rất lớn vào hoạt động điều tra và truy tố của
hành pháp). Vì vậy, đồng thời với việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động
của CQHCNN thì vấn đề kiểm soát hoạt động của loại cơ quan này cũng ngày
càng trở nên cấp thiết.
1

Luận án tiên sĩ Quản lý công


Bên cạnh đó, trong nhà nước pháp quyền, cơng dân và nhà nước có mối
quan hệ mật thiết, gắn bó, quyền công dân ngày càng được mở rộng. Bằng sự
thực thi quyền lực của mình, nhà nước tiến hành các hoạt động bảo đảm quyền
cơng dân (BĐQCD). Trong đó, thơng qua hoạt động kiến tạo các tiền đề kinh
tế, chính trị, văn hóa - xã hội và pháp lý, bộ máy hành chính nhà nước bảo đảm
cho cơng dân thực hiện các quyền của mình một cách thường xuyên và trực
tiếp nhất. Chính vì vậy, cần thiết phải kiểm sốt cả hoạt động này để thúc đẩy
bộ máy hành pháp hoàn thành trách nhiệm và để chống sự lạm quyền, vượt
quyền trong q trình tạo dựng một mơi trường thuận lợi cho công dân thực
hiện đầy đủ các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của mình.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN
chưa được giới học thuật nghiên cứu sâu, chưa được quy định rõ ràng, cụ thể
về mặt pháp lý và trên thực tế, hoạt động này còn nhiều mặt hạn chế. Cụ thể:
- Về mặt cơ sở lý luận, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu trực tiếp,
tồn diện và có chiều sâu về kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN. Các
vấn đề về khái niệm và phương thức kiểm soát hoạt động này chưa được lý
giải thấu đáo.
- Về mặt cơ sở pháp lý, nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước đã
được thể chế hóa thành nguyên tắc hiến định nhưng chưa được cụ thể hóa đầy
đủ trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho quá trình tổ chức thực hiện.
- Về mặt cơ sở thực tiễn, cơ chế kiểm soát hoạt động BĐQCD của
CQHCNN ở nước ta đã được hình thành, vận hành và đang từng bước được
hồn thiện. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng và hiệu
quả thấp. Kết quả kiểm soát chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra và chưa đạt được kỳ
vọng của tồn xã hội.
Vì vậy, đề tài “Kiểm sốt hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ

quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” được chọn cho Luận án tiến
sĩ của tác giả với mong muốn làm rõ hơn những vấn đề lý luận về kiểm soát
hoạt động BĐQCD của CQHCNN nhằm đánh giá thực trạng để từ đó đề xuất
phương hướng và giải pháp tăng cường cơng tác này, góp phần nâng cao chất
2
Luận án tiên sĩ Quản lý công


lượng kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước và đóng góp vào cơng cuộc
cải cách nền hành chính Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng kiểm soát hoạt động
BĐQCD của CQHCNN ở Việt Nam hiện nay, mục đích của Luận án là đề xuất
phương hướng và giải pháp tăng cường cơng tác này.
Để đạt mục đích trên, những nhiệm vụ đặt ra là:
- Nghiên cứu các công trình khoa học đã cơng bố liên quan đến đề tài
Luận án, đánh giá tổng quan về nội dung, mức độ của các cơng trình đó và rút
ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đối với Luận án.
- Nghiên cứu lý luận về kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN và
tìm hiểu kiểm sốt hoạt động BĐQCD của CQHCNN ở một số nước trên thế
giới;
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng kiểm sốt hoạt động
BĐQCD của CQHCNN ở Việt Nam hiện nay;
- Nghiên cứu, đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường kiểm soát
hoạt động BĐQCD của CQHCNN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự kiểm sốt một cách có hiệu quả
hoạt động BĐQCD của CQHCNN ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của Luận án:
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu sự kiểm soát do nhà nước và xã hội

tiến hành đối với hoạt động BĐQCD của CQHCNN. Cụ thể, đó là (1) sự kiểm
sốt mang tính quyền lực nhà nước (bao gồm: giám sát của Quốc hội; giám sát
của Hội đồng nhân dân; giám sát của Tòa án nhân dân; kiểm toán của Kiểm
toán nhà nước; kiểm tra, thanh tra trong hệ thống CQHCNN) và (2) sự kiểm
sốt mang tính xã hội (bao gồm: kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt
Nam; giám sát của các tổ chức, hiệp hội quần chúng; giám sát của công luận;
giám sát của cá nhân công dân).
- Về không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề trên phạm vi cả nước.
3
Luận án tiên sĩ Quản lý công


- Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề trong phạm vi thời gian từ
năm 2011 đến nay. Đó là khoảng thời gian bao trọn nhiệm kỳ từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận, trong quá trình triển khai nội dung, Luận án
sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vận dụng những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xem
xét vấn đề kiểm sốt hoạt động BĐQCD của CQHCNN.
Về mặt phương pháp nghiên cứu, Luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu những tài liệu trong và ngồi
nước đã cơng bố về kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước, quyền cơng dân
và BĐQCD, kiểm sốt hoạt động BĐQCD của CQHCNN để tìm lời giải đáp
cho những vướng mắc về các vấn đề (cả lý luận và thực tiễn) của Luận án.
- Phương pháp thống kê: Thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy để
thống kê được các số liệu thực tế phản ánh thực trạng kiểm soát hoạt động
BĐQCD của CQHCNN.

- Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện Luận án, phương pháp
so sánh đã được sử dụng nhiều lần để làm rõ hơn vấn đề. Ví dụ: So sánh giữa
kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN ở nước ta với các nước khác; so
sánh giữa kiểm sốt mang tính quyền lực nhà nước và kiểm sốt mang tính xã
hội; so sánh các mơ hình kiểm tốn tối cao…
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa vào những dữ liệu thông tin thu
được, tiến hành phân tích vấn đề theo góc nhìn của khoa học quản lý công rồi
tổng hợp lại để làm cơ sở cho những kết luận, đánh giá. Đây là phương pháp được
sử dụng nhiều nhất trong Luận án. Ví dụ như: phân tích và tổng hợp các cơng
trình khoa học đã cơng bố; phân tích và tổng hợp các phương thức kiểm sốt;
phân tích và tổng hợp thực trạng kiểm sốt hoạt động BĐQCD của CQHCNN…
- Phương pháp quy nạp: Đưa ra và phân tích những ví dụ thực tế điển
hình, tiêu biểu của từng phương thức kiểm soát hoạt động BĐQCD của
4
Luận án tiên sĩ Quản lý công


CQHCNN để đi đến những nhận định, kết luận về thực trạng hoạt động này ở
nước ta hiện nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, có 01 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra
như sau: Hoạt động BĐQCD của CQHCNN ở Việt Nam hiện nay còn nhiều
hạn chế là do hoạt động này chưa được kiểm soát tốt. Vậy làm thế nào để tăng
cường kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN ở Việt Nam hiện nay?
Xuất phát từ câu hỏi trên, giả thuyết khoa học được đưa ra là: Để tăng
cường kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN cần chú trọng đến việc
nâng cao nhận thức của các chủ thể kiểm sốt, hồn thiện thể chế kiểm sốt,
tăng cường năng lực của các chủ thể kiểm soát, tối ưu hoá quy trình, thủ tục,
nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp trong kiểm sốt.
6. Những đóng góp mới của Luận án

Luận án có những đóng góp mới về lý luận như sau:
- Đưa ra được khái niệm hoạt động BĐQCD của CQHCNN. Có những
kiến giải để phân biệt hoạt động BĐQCD với hoạt động bảo vệ quyền công
dân của CQHCNN.
- Đưa ra khái niệm kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN (trong
đó, trình bày cả khái niệm kiểm sốt mang tính quyền lực nhà nước, khái niệm
kiểm sốt mang tính xã hội và so sánh hai phương thức kiểm soát này). Trình
bày nội dung kiểm sốt hoạt động BĐQCD của CQHCNN. Khái quát một cách
có hệ thống các phương thức kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN.
Làm rõ được sự cần thiết, yếu tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm kiểm soát
hoạt động BĐQCD của CQHCNN.
- Đưa ra những kiến giải mới về việc xây dựng một đạo luật chung về
giám sát của nhân dân và về vấn đề hiện thực hóa việc thành lập các Ủy ban
lâm thời của Quốc hội khi cần thiết. Đưa ra ý tưởng mới về việc thành lập một
Ủy ban chuyên trách về hoạt động giám sát của Quốc hội.
Ngoài ra, Luận án cũng có những đóng góp mới về thực tiễn như:
- Cung cấp luận cứ cho việc nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế,
nâng cao năng lực các chủ thể, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện kiểm soát
hoạt động BĐQCD của CQHCNN.
5
Luận án tiên sĩ Quản lý công


- Những giải pháp mà Luận án đưa ra có thể được áp dụng trong thực
tiễn góp phần hạn chế sự tha hóa quyền lực trong bộ máy hành chính nhà nước
nhằm làm cho quyền hành pháp được thực hiện khoa học, hiệu lực, hiệu quả,
thực sự bảo đảm tốt quyền lợi hợp pháp của công dân.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, Luận án có những ý nghĩa sau:
- Bổ sung, hồn thiện thêm và góp phần làm phong phú thêm lý luận về

hoạt động BĐQCD của CQHCNN và về kiểm soát hoạt động BĐQCD của
CQHCNN. Góp phần nâng cao nhận thức về vai trị và tầm quan trọng của
kiểm sốt hoạt động BĐQCD của CQHCNN.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần xây dựng cơ sở khoa học
cho việc tăng cường kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN ở Việt Nam
hiện nay.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa sau:
- Làm tài liệu phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Quản lý công và các
chuyên ngành khác tại Học viện Hành chính Quốc gia.
- Làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về quản lý công.
- Làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, nhà hoạch định
chính sách, đặc biệt là trong vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước và cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam.
- Làm nền tảng để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về cùng chủ đề.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.
- Chương 2: Cơ sở khoa học về kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền
cơng dân của cơ quan hành chính nhà nước.
- Chương 3: Thực trạng kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền cơng dân
của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động
bảo đảm quyền cơng dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
6
Luận án tiên sĩ Quản lý công


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về quyền cơng dân, bảo đảm quyền cơng
dân
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về quyền công dân, bảo đảm
quyền công dân
Tác giả Trần Ngọc Đường trong 02 cuốn sách “Bàn về quyền con người,
quyền công dân” [43] và “Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [44] đã trình bày các quan niệm về
quyền con người, quyền công dân, sự phát triển về mặt pháp lý và thực tiễn về
quyền con người, quyền công dân qua các Hiến pháp nước ta, vấn đề bảo đảm
pháp lý trong việc thực hiện quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. Ở đây có những kiến thức cơ
bản về quyền công dân và BĐQCD đã được Luận án tiếp thu.
Cuốn sách “Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một số
nước trên thế giới” [83] của tác giả Vũ Kiều Oanh đã trình bày những vấn đề
lý luận và tóm lược một số chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở
một số nước trên thế giới đồng thời đưa ra nhận xét tổng quan và liên hệ đến
việc hoàn thiện chế định này ở Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo rất có giá
trị cho Luận án khi tìm hiểu nội dung kiểm sốt hoạt động BĐQCD của
CQHCNN ở các quốc gia.
Tác giả Nguyễn Văn Động trong cuốn “Các quyền hiến định về xã hội
của công dân ở Việt Nam hiện nay” [42] đã xuất phát từ việc tìm hiểu cơ sở lý
luận của các quyền hiến định về xã hội của công dân để đi đến việc đề ra
những biện pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện các quyền này ở Việt
Nam hiện nay. Các vấn đề đặt ra trong cuốn sách này đã được tiếp thu để Luận
án làm rõ vấn đề BĐQCD.
Cuốn sách “Tư tưởng về quyền con người (Tuyển tập tư liệu thế giới và
Việt Nam)” [99] của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người, Quyền công
7
Luận án tiên sĩ Quản lý công



dân, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội lại là một cơng trình tập hợp khá
phong phú nguồn tư liệu về nhân quyền. Mặc dù cuốn sách không đề cập cụ
thể đến vấn đề quyền công dân nhưng quyền con người và quyền công dân là
hai phạm trù thống nhất với nhau nên đây cũng là tài liệu tham khảo quý giúp
làm rõ vấn đề của Luận án. Tương tự như vậy, cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người trong khu vực Asean” [28] của 2 tác giả Nguyễn Đăng Dung,
Phạm Hồng Thái cũng là một nguồn tư liệu tham khảo giá trị. Những thông tin
phong phú trong cuốn sách giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu cơ chế bảo
đảm quyền con người, quyền công dân ở một số nước.
Luận án tiến sĩ Luật học “Sự phát triển chế định quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân qua lịch sử lập hiến Việt Nam” [7] của tác giả Trần Văn
Bách đã đưa ra những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận, phác thảo những nét
chung nhất các giai đoạn phát triển của chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam đồng thời đưa ra các biện pháp
hoàn thiện chế định này trong giai đoạn hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo
quan trọng để Luận án tìm hiểu về vấn đề BĐQCD qua Hiến pháp nước ta.
Luận án tiến sĩ Luật học “Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện
quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân” [66] của tác giả Trần
Thanh Hương đã làm rõ cơ sở lý luận và khái quát thực trạng bảo đảm pháp lý
cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân, từ
đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện bảo đảm pháp lý cho vấn đề này. Tuy chỉ
tìm hiểu về lĩnh vực tự do cá nhân nhưng qua đó cũng có thể thấy được một số
nội dung trong tổng thể hoạt động BĐQCD.
Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính cơng “Chính quyền địa phương
trong việc bảo đảm thực hiện quyền công dân ở Việt Nam hiện nay” [87] của
tác giả Nguyễn Thị Phượng đã khái quát quyền công dân và bảo đảm thực hiện
quyền cơng dân của chính quyền địa phương, khảo sát thực tiễn và đưa ra giải
pháp hoàn thiện thể chế và bảo đảm thực hiện quyền công dân của chính quyền

địa phương ở Việt Nam hiện nay. Có thể tìm thấy ở luận án này những nội
dung cơ bản về quyền công dân và đặc biệt là cách thức mà bộ máy hành pháp
8
Luận án tiên sĩ Quản lý công


bảo đảm thực hiện quyền công dân, tất nhiên là chỉ ở giới hạn của chính quyền
địa phương.
Bài “Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật
hành chính Việt Nam (Một số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng
nghiên cứu)” [95] của các tác giả Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương
trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 28 cũng là tài liệu
tham khảo có giá trị cho việc triển khai các nội dung của Luận án về bảo đảm,
bảo vệ quyền cơng dân và vai trị của pháp luật trong việc BĐQCD.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước về quyền công dân, bảo đảm
quyền công dân
Cuốn “Citizenship: A very short introduction” (tạm dịch: Quyền công
dân: Một giới thiệu rất ngắn) [121] của tác giả Richard Bellamy đã đưa ra rất
nhiều vấn đề về quyền công dân. Tác giả cũng tìm hiểu lịch sử các lý thuyết về
quyền công dân từ Hy Lạp cổ đại đến hiện tại và bàn đến vấn đề “cơng dân
tồn cầu” thơng qua việc xem xét những thách thức công dân ngày nay. Bằng
cách tiếp cận đối tượng từ góc độ chính trị học, Richard Bellamy đã kết hợp
những sự kiện với việc phân tích, đưa ra quan điểm, ý tưởng mới để khám phá
và trả lời các câu hỏi đặt ra, giải quyết sự phức tạp đằng sau những vấn đề thời
sự lớn. Từ đây, Luận án tiếp thu được nhiều kiến thức về khái niệm quyền
công dân, sự giáo dục công dân, vấn đề công dân trong xã hội hiện đại, quyền
dân chủ và mối quan hệ giữa quyền công dân và quyền dân chủ.
Các cuốn sách “Textbook on civil liberties and human rights (tạm dịch:
Sách giáo khoa về tự do dân sự và quyền con người) [122] của tác giả Richard
Stone, “Textbook on international human rights” (tạm dịch: Sách giáo khoa về

nhân quyền quốc tế) [120] của tác giả Rhona Smith, “Human rights: A very
short introduction” (tạm dịch: Quyền con người: Một giới thiệu rất ngắn) [116]
của tác giả Andrew Clapham cũng là nguồn tham khảo có giá trị cho Luận án
về các vấn đề: tự do dân sự, các quyền con người, bảo vệ, giám sát, triển khai
và thực thi quyền con người, pháp luật về quyền con người...
Trong cuốn sách “Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội” [81], hai tác giả
N. M. Voskresenskaia và N. B. Davletshina đã bàn rất nhiều về thế nào là dân
9
Luận án tiên sĩ Quản lý công


chủ, xã hội và các giá trị dân chủ, văn hóa và dân chủ và đặc biệt là bàn về
quyền con người trong xã hội dân chủ. Ngoài những kiến thức cơ bản về quyền
con người và quyền công dân, những nhận định về xã hội dân sự, xã hội dân
chủ… có thể coi là những luận điểm có tính tham khảo cho Luận án.
Trong cuốn “Các mơ hình quản lý nhà nước hiện đại” [24], tác giả
David Held đã giới thiệu 10 mơ hình quản lý nhà nước dân chủ và một số biến
thể trong lịch sử. Đặc biệt, tác giả đã đưa những kiến giải về dân chủ hiện nay
có nghĩa là gì bằng việc đưa ra khái niệm “tự trị dân chủ”. Qua cuốn sách, có
thể tìm thấy sự phát triển theo thời gian nội hàm của các khái niệm công dân,
quyền công dân, người đại diện, cơ quan đại diện… Đây là tài liệu tham khảo
có giá trị đối với Luận án khi tìm hiểu về quyền công dân cũng như sự tham
gia của công dân vào cơng việc của nhà nước.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về kiểm sốt hoạt động của cơ quan nhà
nước
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về kiểm sốt hoạt động của cơ
quan nhà nước
Thứ nhất, đối với các vấn đề chung về kiểm soát hoạt động của cơ quan
nhà nước, có thể kể tới các cuốn sách sau:
Cuốn “Mơ hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN

Việt Nam” [105] của tác giả Đào Trí Úc khi tập trung xây dựng mơ hình tổng
thể các thiết chế Nhà nước đáp ứng yêu cầu và phản ánh những đặc trưng của
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng đã dành một dung lượng lớn để
trình bày mơ hình tổng thể các cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền
lực nhà nước. Trong cuốn sách này, tác giả Luận án đã tìm được những kiến
thức cơ bản về cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và
thực trạng cơ chế này ở nước ta hiện nay. Một phần mơ hình tổng thể được đề
xuất trong cuốn sách này là sự gợi ý rất có giá trị cho việc xây dựng các giải
pháp trong Luận án.
Tác giả Nguyễn Đăng Dung trong cuốn “Sự hạn chế quyền lực nhà
nước” [25] lại tiếp cận vấn đề dưới góc độ hạn chế quyền lực nhà nước. Cuốn
sách đã làm rõ cơ sở lý luận của sự hạn chế quyền lực nhà nước với các nội
10
Luận án tiên sĩ Quản lý công


dung: sự cần thiết phải hạn chế quyền lực nhà nước; Hiến pháp - phương thức
quan trọng nhất để hạn chế quyền lực nhà nước; lý thuyết nhà nước pháp
quyền - sự thể hiện tập trung ưu tư của nhân loại về giới hạn quyền lực nhà
nước. Tác giả cũng đã dành phần lớn dung lượng của cuốn sách để đưa ra
những nội dung của việc hạn chế quyền lực nhà nước. Cụ thể bao gồm: Bảo
đảm nhân quyền không bị vi phạm; các chức danh quan trọng của nhà nước
phải được bầu cử và với một nhiệm kỳ nhất định; quyền lực nhà nước được
giới hạn bằng việc phân chia/phân công, phân nhiệm và tự kiểm tra bên trong
bằng cơ chế kìm chế và đối trọng; Chính phủ phải chịu trách nhiệm; những
phương thức hạn chế quyền lực nhà nước từ bên ngoài.
Luận điểm xuyên suốt cuốn sách (và cũng là điểm quan trọng nhất mà
Luận án tiếp thu) là:
Nhà nước thì ở thời nào cũng rất cần, nhưng quyền lực của nó cần
phải được hạn chế, mới thực sự là động lực thơi thúc. Vì xét cho

cùng Nhà nước pháp quyền là Nhà nước bị hạn chế quyền lực [25,
tr.3].
Cuốn “Phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực với việc sửa đổi
Hiến pháp năm 1992” [45] của tác giả Trần Ngọc Đường đã trình bày cơ sở lý
luận về phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước. Cuốn sách cũng
trình bày thực trạng vấn đề này ở nước ta theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001) đồng thời đưa ra giải pháp tiếp tục hồn thiện việc phân cơng,
phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước. Ở đây, có thể tìm thấy những vấn
đề chung nhất liên quan đến nội dung mà Luận án đề cập.
Cuốn “Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” [27] của các tác
giả Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Cơng Giao cũng có nhiều bài
viết liên quan đến vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước. Đó là các bài viết của
Phạm Hồng Thái, Phạm Thế Lực, Ngô Huy Cương, Vũ Thư, Lê Cảm và Vũ
Văn Hn. Qua đây, có thể tìm thấy những vấn đề cơ bản về quyền lực nhân
dân và quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, sự thống
nhất, phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan.
11
Luận án tiên sĩ Quản lý công


Đặc biệt, cuốn sách chuyên khảo “Kiểm soát quyền lực nhà nước - một
số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” [114] của tác giả Trịnh
Thị Xuyến là một cơng trình khá tồn diện và khúc chiết về vấn đề kiểm soát
quyền lực nhà nước. Những nội dung của cuốn sách này giữ vai trò quan trọng
đối với việc xây dựng kết cấu của Luận án và cách thức mà Luận án triển khai
vấn đề. Cụ thể:
- Trong Chương một của cuốn sách, Luận án tiếp thu được những luận
điểm cơ bản về tính tất yếu của kiểm soát quyền lực nhà nước, khái niệm, nội
dung và mục đích của kiểm sốt quyền lực nhà nước. Cùng với đó, các phương
thức kiểm sốt quyền lực nhà nước (hạn chế phạm vi quyền lực nhà nước, sự

kiểm soát của nhân dân và xã hội, sự kiểm soát của nhà nước) cũng là nội dung
được Luận án tiếp thu.
- Những kiến thức về thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số
nước trên thế giới ở Chương hai của cuốn sách được tác giả Luận án tìm hiểu
kĩ và vận dụng trong tiểu mục “Kiểm soát hoạt động BĐQCD của CQHCNN ở
một số nước và những giá trị tham khảo cho Việt Nam” của Luận án.
- Nội dung Chương ba của cuốn sách viết về thực trạng kiểm soát quyền
lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Ở phần này, tác giả Luận án học tập được
cách thức tổng hợp và phân tích các vấn đề thực tế. Đặc biệt, cuối Chương ba
là những vấn đề đặt ra trong kiểm soát quyền lực nhà nước. Ví dụ như: Pháp
luật phải xác lập một hành lang chặt chẽ và tương đối hẹp cho việc hành xử
của công quyền để hạn chế phạm vi quyền lực nhà nước; nếu thể chế, quy định
là điều kiện cần cho sự giám sát xã hội thì ý thức chính trị của công dân trong
quan hệ với Nhà nước là điều kiện đủ… Những vấn đề đưa ra ở phần này là
những gợi mở quan trọng, định hướng cho nội dung Luận án.
- Ở Chương bốn, tác giả Trịnh Thị Xuyến cho rằng kiểm soát quyền lực
nhà nước phải theo hướng thay đổi quan niệm về tổ chức và kiểm soát quyền
lực nhà nước. Đây là luận điểm mà tác giả Luận án hồn tồn đồng tình và vận
dụng trong việc đưa ra phương hướng tăng cường kiểm soát hoạt động
BĐQCD của CQHCNN.
12
Luận án tiên sĩ Quản lý công


Thứ hai, về các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước cụ thể, có
thể điểm qua một số cuốn sách sau:
Cuốn “Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” [109]
của Văn phòng Quốc hội có nhiều bài viết về quyền giám sát của Quốc hội: bài
“Quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyền giám sát của các cơ quan của
Quốc hội” của tác giả Trần Ngọc Đường; bài “Về giám sát của quốc hội” của

tác giả Nguyễn Thái Phúc; bài “Hoạt động giám sát của quốc hội các nước và
ở nước ta” của tác giả Lê Thanh Vân; bài “Trao đổi về hoạt động giám sát của
Quốc hội” của hai tác giả Hoàng Duy và Hoàng Minh Hiếu; bài “Hoạt động
giám sát của Quốc hội đối với văn bản pháp luật” của tác giả Bùi Xuân Đức.
Cuốn “Địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước” [72] của Phan Trung Lý
(chủ biên), Lê Huy Trọng, Đặng Văn Hải (đồng chủ biên) đã tập trung nghiên
cứu làm rõ địa vị pháp lý của loại hình kiểm sốt đặc biệt này. Trong đó, đặc
biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết quy định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà
nước (KTNN) trong Hiến pháp.
Tác giả Nguyễn Mạnh Bình trong cuốn “Hồn thiện cơ chế pháp lý giám
sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” [15]
đã tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận về cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với
việc thực thi quyền lực nhà nước; nghiên cứu thực trạng cơ chế pháp lý giám
sát xã hội và rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực thi
quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn “Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng
và nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [106] do tác giả Đào Trí Úc
chủ biên đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận của việc xây dựng cơ chế giám sát
của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng và nhà nước ta. Từ đó, các
tác giả đánh giá đúng thực trạng và đưa ra giải pháp tăng cường sự giám sát
của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước và mơ hình của
các cơ chế giám sát đó.
Cuốn sách chuyên khảo “Công tác giám sát trong Đảng giai đoạn hiện
nay” [84] do các tác giả Đặng Đình Phú và Trần Duy Hưng đồng chủ biên đã
13
Luận án tiên sĩ Quản lý công


trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơng tác giám sát trong Đảng để

từ đó đưa ra phương hướng chủ yếu tăng cường công tác giám sát này.
Đề tài “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng” (đề tài KHXH 05.05 thuộc chương trình KHXH 05 do nhà
khoa học Đào Trí Úc làm chủ nhiệm đề tài, nhà khoa học Đinh Văn Mậu làm
phó chủ nhiệm đề tài) khi rút ra những đặc trưng của nhà nước pháp quyền
cũng nhắc đến việc dùng quyền lực để kiểm tra, giám sát quyền lực.
Luận án tiến sĩ Luật học “Hồn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm sốt
quyền lực nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Anh đã làm rõ
những nội dung quan trọng liên quan đến đề tài Luận án như: Khái niệm, các
yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trị, mục
đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý; Nội dung và phương thức hoạt động
của cơ chế pháp lý; Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở
một số nước và những giá trị tham khảo cho Việt Nam; Thực trạng tổ chức,
hoạt động của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế và nguyên nhân hạn chế;
Quan điểm hoàn thiện và các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay.
Luận án tiến sĩ Luật “Hoàn thiện pháp luật về KTNN đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của tác giả Đặng Văn Hải
đề cập đến các nội dung về KTNN. Tuy nhiên, Luận án này chỉ tìm hiểu vấn
đề trên bình diện hồn thiện pháp luật.
Tác giả Đinh Văn Mậu trong bài “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Quản lý nhà
nước đã khẳng định: “Kiểm soát quyền lực nhà nước là một việc lớn, thậm chí
rất hệ trọng” [76, tr.2]. Đặc biệt, nội dung phương thức kiểm soát quyền lực
nhà nước trong nội bộ nhà nước và kiểm sốt từ phía xã hội của bài báo đã
được vận dụng, đưa vào Luận án.
Bài viết “Tư tưởng của Rousseau về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà
nước” [113] của tác giả Trịnh Thị Xuyến đăng trên Thông tin Khoa học xã hội
đã đi sâu vào việc tổng hợp, phân tích những luận điểm của Rousseau về mô

14
Luận án tiên sĩ Quản lý công


hình tổ chức và kiểm sốt quyền lực nhà nước bảo đảm quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Qua bài viết này, có thể thấy trong tư tưởng của Rousseau
chứa đựng những tiền đề quan trọng của các thiết chế chính trị hiện đại. Đặc
biệt là vấn đề làm thế nào để có một nhà nước hiệu quả, một cơ chế kiểm soát
quyền lực hữu hiệu bảo đảm quyền lực của nhân dân.
Trên trang thông tin điện tử của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, tác giả
Trần Ngọc Đường trong bài “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” [46] đã đề cập đến ý nghĩa của kiểm
soát quyền lực và nội dung cơ bản của kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước
ta. Trên trang báo điện tử Đại biểu nhân dân, tác giả này cũng có bài “Xem xét
cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước bên trong bộ máy Nhà nước ta” [47] đề
cập khá kỹ về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bằng giám sát tối cao của
Quốc hội đối với các quyền hành pháp, tư pháp và kiểm soát quyền lực nhà
nước trong hệ thống các cơ quan hành pháp, tư pháp.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước về kiểm sốt hoạt động của
cơ quan nhà nước
Cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự” của
tác giả John Locke là một tài liệu quý đối với Luận án. Tác giả đã đưa ra rất
nhiều luận điểm có giá trị về quyền lực và kiểm soát quyền lực, về mối quan
hệ giữa nhân dân và nhà nước, trong đó “cộng đồng luôn là cái mang quyền
lực tối cao” [69, tr.212] và “(…) nhân dân có quyền hành động với tư cách
quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục cơng việc lập pháp, hoặc dựng lên một
hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn là theo hình thức cũ nhưng đặt vào tay
những con người mới, theo những gì họ cho là tốt đẹp” [69, tr. 326].
Tác giả Montesquieu trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật” [78]
kinh điển cũng đã đưa ra mơ hình phân lập ba quyền lực lập pháp, hành pháp

và tư pháp với sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau để từ đó hạn chế sự lạm quyền
của cơ quan nhà nước.
Jean-Jacques Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” [68] đã
đưa ra những vấn đề về quyền lực tối cao, ý chí chung của tồn dân, chủ quyền
tối cao. Theo đó: “quyền lực tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên
15
Luận án tiên sĩ Quản lý công


hợp lại tạo ra nó, cho nên nó khơng có và khơng thể có lợi ích nào trái ngược
với các thành viên” [68, tr.71]; “ý chí chung chỉ có thể điều khiển các lực
lượng Nhà nước theo mục đích của cơ chế nhằm phục vụ lợi ích chung” [68,
tr.79]; “chủ quyền tối cao là sự thực hiện ý chí chung” [68, tr.79].
Cuốn sách “Power and politics in organizations” (tạm dịch: Quyền lực
và chính trị trong các tổ chức) [117] của Cynthia Hardy là một cơng trình tổng
hợp 27 bài viết của các học giả quốc tế có uy tín. Trong đó có nhiều bài đáng
chú ý: “The problem of power” (tạm dịch: Vấn đề của quyền lực) của Michel
Crozier; “Some problems in defining social power” (tạm dịch: Một số vấn đề
trong việc định nghĩa quyền lực xã hội) của Dennis H. Wrong; “The effective
use of power” (tạm dịch: Sử dụng hiệu quả quyền lực) của Robert C. Benfari,
Harry E. Wilkinson và Charles D. Orth; “Toward a definition of organizational
politics” (tạm dịch: Hướng tới một định nghĩa của tổ chức chính trị) của
Bronston T. Mayes và Robert W. Allen; “Politics in organization and its
perception within the organization” (tạm dịch: Chính trị trong tổ chức và sự
nhận thức về chính trị ở trong tổ chức) của Amos Drory và Celia T. Romm;
“Power and resistance” (tạm dịch: Quyền lực và sự kháng cự) của JM Barbalet.
Cuốn “Power and politics” (tạm dịch: Quyền lực và chính trị) [120] của
hai tác giả Mark Haugaard và Stewart R Clegg cho thấy lý thuyết về quyền lực
là một lĩnh vực quan trọng của khoa học xã hội. Cuốn sách đưa ra những
nghiên cứu về quyền lực và chính trị qua việc tìm hiểu các vấn đề liên quan

như: hành chính quốc gia, nghiên cứu văn hóa, quản lý và lý thuyết dân chủ.
Cuốn “Introduction to global politics” (tạm dịch: Giới thiệu về chính trị
tồn cầu) [123] của các tác giả Steven L.Lamy, John S.Masker, John Baylis,
Steve Smith và Patricia Owens có các chương quan trọng liên quan đến đề tài
Luận án. Cụ thể: Chương 1 - Giới thiệu về chính trị tồn cầu với các lý thuyết
về chính trị tồn cầu, quan hệ quốc tế và tồn cầu hóa, các vấn đề về nhà nước
- quốc gia, tôn giáo, xã hội; Chương 3 - Các lý thuyết về chính trị tồn cầu bàn
đến các nội dung về hiện thực, tự do, chủ nghĩa tự do trong thực tiễn, tồn cầu
hóa, lý thuyết nữ quyền, chính sách đối ngoại; Chương 5 - Luật quốc tế và các
chủ thể nói về việc duy trì hịa bình, an ninh quốc tế, quá trình cải cách Liên
16
Luận án tiên sĩ Quản lý công


hiệp quốc, Liên minh châu Âu, quá trình hội nhập châu Âu, Liên minh châu
Phi, sự phát triển của xã hội dân sự tồn cầu, các tổ chức phi chính phủ, các
tổng công ty đa quốc gia; Chương 7 - Nhân quyền và an ninh con người với
các nội dung nhân quyền là gì, nguồn gốc khái niệm nhân quyền, tự do nhân
quyền, pháp luật nhân quyền quốc tế, an ninh con người...
Hai tác giả Harold Koontz và Cyril O'Donnell trong cuốn sách “Nguyên
tắc quản trị” [53] đã dành cả Phần Sáu (gồm 4 chương) để nói về kiểm sốt.
Hai ông đã bàn đến các vấn đề: Diễn trình kiểm soát (điều kiện kiểm soát, tầm
quan trọng của kiểm soát, các phương pháp kiểm soát…); Những kỹ thuật
kiểm soát mới (kỹ thuật tín dụng, hệ thống tiếp vận, đo lường những biến cố
nhân sự…); Sự kiểm sốt cơng việc tồn bộ (bản đúc kết và báo cáo ngân sách,
kiểm soát bằng tiền lời, kiểm soát qua những lãnh vực chủ yếu…); Kiểm soát
phẩm chất quản trị (kiểm soát gián tiếp, kiểm sốt trực tiếp, kiểm sốt quản
trị…). Trong đó, các tác giả đã liệt kê 7 nguyên tắc mà các nhà quản trị phải
tuân theo khi xây dựng cơ chế kiểm tra.
Cũng trong cuốn sách “Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội” [81] đã

nêu ở trên, hai tác giả N. M. Voskresenskaia và N. B. Davletshina đã dành
nhiều chương để viết về nhà nước và chính quyền (Chương 4), về bầu cử - cơ
chế thực thi dân chủ quan trọng (Chương 5), về chế độ liên bang và các hình
thức tổ chức nhà nước khác (Chương 6) và về các đảng chính trị và tổ chức xã
hội (Chương 7). Trong cuốn sách này, có rất nhiều những luận điểm có giá trị
tham khảo lớn về quyền lực và sự kiểm sốt quyền lực dưới góc nhìn của
những học giả người Nga.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về kiểm sốt hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về kiểm soát hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước
Cuốn “Phân cấp quản lý nhà nước” [94] của các tác giả Phạm Hồng
Thái, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Chí có bài “Cơ chế kiểm sốt chính
quyền địa phương tại Việt Nam” của tác giả Phạm Duyên Thảo. Bài viết đã
luận giải khái niệm cơ chế kiểm sốt chính quyền địa phương là: “tập hợp
17
Luận án tiên sĩ Quản lý công


những thành tố, hình thức, các mối quan hệ, các thiết chế, các cách thức… mà
qua đó thực hiện việc xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận
thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, đảm bảo cho các bộ phận, hoạt
động của các bộ phận đó tuân theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo
quyền lực thực sự của dân, do dân, vì dân, tơn trọng và bảo vệ quyền tự do,
dân chủ của nhân dân” [94, tr. 515]. Bài viết cũng trình bày thực trạng, đánh
giá nguyên nhân của những hạn chế, chỉ ra các yếu tố chi phối cơ chế kiểm
sốt và khảo sát kinh nghiệm kiểm sốt chính quyền địa phương một số nước.
Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm sốt chính
quyền địa phương tại Việt Nam, bao gồm: phát huy dân chủ, tận dụng tích cực
vai trị phản biện xã hội; bố trí hợp lý cơ cấu chính quyền địa phương; nâng

cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của các chủ thể kiểm sốt; tăng cường tính
chịu trách nhiệm, tính minh bạch trong hoạt động giám sát.
Luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân
đối với CQHCNN ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Minh Hội đã làm rõ các nội
dung: Khái niệm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật về giám sát của
nhân dân đối với CQHCNN; Tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện và các yếu
tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với
CQHCNN; Pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN ở một số
nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam; Quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN ở
Việt Nam; Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với CQHCNN ở
Việt Nam hiện hành; Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân
đối với CQHCNN ở Việt Nam hiện nay; Giải pháp hoàn thiện pháp luật về
giám sát của nhân dân đối với CQHCNN ở Việt Nam hiện nay.
Cũng trong bài “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay” [76] đăng ở Tạp chí Quản lý nhà nước nêu trên,
tác giả Đinh Văn Mậu đã gợi mở vấn đề kiểm sốt tính “trội” của quyền hành
pháp. Tính “trội” của hệ thống Chính phủ, bộ và chính quyền địa phương thể
hiện ở các phương diện: hành pháp tạo thành một hệ thống từ trung ương
xuống cơ sở; hành pháp tác động quyền lực bằng lập quy và bằng tác động
18
Luận án tiên sĩ Quản lý công


quyền lực trực tiếp; hành pháp có hệ thống thẩm quyền rộng lớn; trong hành
pháp, dù có tăng cường dân chủ đến đâu thì quyền quyết định cũng thuộc về
người đứng đầu. Từ đó, tác giả nhận định: cần dùng quyền kiểm sốt “bao
vây” nền hành chính từ trung ương xuống địa phương và kiểm soát chặt chẽ
người đứng đầu các cơ quan hành pháp. Bài viết còn đề cập tới vấn đề kiểm
soát quyền hành pháp trong trường hợp dân khiếu kiện địi bồi thường thiệt hại

do cơng quyền gây ra. Theo đó, việc tồn tại một thiết chế tài phán hành chính
là hợp lý, hợp pháp và cần triển khai ngay. Thiết chế này “sẽ kiểm soát tốt hơn
đối với quyền hành pháp trong thực hiện thẩm quyền bảo đảm, bảo vệ tự do,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân do cơng quyền xâm hại mà có” [76, tr.
8]. Nó sẽ tạo thêm quyền phán quyết độc lập đối với việc ra quyết định hành
chính và thực hiện hành vi hành chính của cơ quan hành pháp.
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương trong bài “Hoàn thiện cơ chế kiểm
soát quyền lực của nhánh quyền hành pháp trong xây dựng nhà nước pháp
quyền” [86] trên Trang thông tin điện tử của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp đã
đề cập trực tiếp đến vấn đề kiểm soát quyền hành pháp. Tuy nhiên, tác giả mới
chỉ triển khai nghiên cứu vấn đề với quy mô hạn chế trong khuôn khổ một bài
báo. Tác giả cũng không đi sâu vào các vấn đề lý luận mà chỉ tập trung đưa ra
các giải pháp hồn thiện cơ chế kiểm sốt loại quyền lực này. Cụ thể, việc
hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực của Chính phủ cần được triển khai theo
các hướng sau: Tăng cường sự kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp;
Kiểm sốt quyền lực của Tịa án Hiến pháp đối với hành pháp; Nâng cao vai
trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đối với hoạt động Chính
phủ; Xây dựng cơ chế kiểm sốt quyền lực của nhân dân.
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước về kiểm sốt hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước
Cuốn “Handbook of public administration” (tạm dịch: Sổ tay về hành
chính cơng) [118] của tác giả James L. Perry gồm 42 bài viết của các học giả
quốc tế. Trong đó, có nhiều bài đáng chú ý có liên quan đến vấn đề hoạt động
của CQHCNN: “Enhancing Accountability” (tạm dịch: Tăng cường trách
nhiệm) của Barbara S. Romzek; “Developing Effective Relations with
19
Luận án tiên sĩ Quản lý công



×