Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Luận án tiến sĩ quản lý công quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 258 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN QUANG SÁNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG

Chun ngành: Quản lý Cơng
Mã số: 934 0403

HÀ NỘI – 2023

Luận án tiên sĩ Quản lý công


BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN QUANG SÁNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG
Chun ngành: Quản lý Cơng
Mã số: 934 0403

Người hướng dẫn:
1. GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển

2. PGS.TS. Trương Quốc Chính


HÀ NỘI - 2023

Luận án tiên sĩ Quản lý công


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các tài liệu, số
liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận án

i
Luận án tiên sĩ Quản lý công


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................. v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .......................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................. 9
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG ....... 9
1.1.1. Các cơng trình ngồi nước .......................................................................... 9
1.1.2. Các cơng trình trong nước......................................................................... 11
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG ........................... 20
1.2.1. Các cơng trình ngồi nước ........................................................................ 20
1.2.2. Các cơng trình trong nước......................................................................... 25
1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC

NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 29
Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG............................... 32
2.1. KHÁI QT CHUNG VỀ DỊCH VỤ CƠNG VÀ XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG ...... 32
2.1.1. Khái niệm dịch vụ cơng ............................................................................ 32
2.1.2. Xã hội hóa dịch vụ cơng............................................................................ 34
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN
XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG......................................................................... 44
2.2.1. Khái qt quản lý nhà nước về giáo dục đại học ....................................... 44
2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã
hội hóa dịch vụ cơng ........................................................................................... 52
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa
dịch vụ công ........................................................................................................ 57
2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG ........................... 67
2.3.1. Yếu tố chính trị.......................................................................................... 67
ii
Luận án tiên sĩ Quản lý cơng


2.3.2. Hệ thống pháp luật .................................................................................... 69
2.3.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ................................................ 711
2.3.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất ....................................................... 71
2.3.5. Truyền thông và công nghệ thông tin ..................................................... 733
2.3.6. Hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa ........................................................... 744
2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG VÀ BÀI
HỌC CHO VIỆT NAM ........................................................................................ 75
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa
dịch vụ cơng ở một số quốc gia ............................................................................. 75

2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .................................................... 85
Kết luận chương .................................................................................................. 88
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG Ở VIỆT NAM . 89
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM .................................................................................... 89
3.1.1. Về mạng lưới .............................................................................................. 90
3.1.2. Về quy mô .................................................................................................. 92
3.1.3. Về giảng viên.............................................................................................. 93
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG .................. 95
3.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về
giáo dục đại học................................................................................................... 95
3.2.2.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học........................... 102
3.2.3. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học.... 105
3.2.4. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ................................................ 1188
3.2.5. Thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục đại học........................................... 1222
3.2.6. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học ....................... 1266
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG ...................... 13030
3.3.1. Kết quả đạt được................................................................................... 13030
iii
Luận án tiên sĩ Quản lý công


3.3.2. Những hạn chế...................................................................................... 13434
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................. 1399
Kết luận chương ............................................................................................. 14141
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ

CƠNG .............................................................................................................. 1422
4.1.QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG.............. 1422
4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển về giáo dục ..................................... 1422
4.1.2. Định hướng quản lý giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ
cơng…….. ....................................................................................................... 1444
4.2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG ...................... 1499
4.2.1. Đổi mới vai trò quản lý của nhà nước kết hợp với mở rộng quyền tự chủ và
trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học ............................................ 1499
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục đại học . 1577
4.2.3. Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ............................. 16060
4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của giáo dục
đại học ............................................................................................................. 1655
4.2.5. Tăng cường phân cấp quản lý, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học.................. 1677
4.2.6. Thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập 1733
4.2.7. Tăng cường xã hội hóa giáo dục đại học .............................................. 1766
Kết luận chương .............................................................................................. 1877
DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 19292
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 2055

iv
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CL
CP

DVC
ĐH
ĐT
GD
GDĐH
GD&ĐT
GV
KĐCLGD
NCL
NCKH
NN
Nxb
QL
QLNN
SV
TTCP
UBND
XH
XHH

Cao đẳng
Cơng lập
Chính phủ
Dịch vụ công
Đại học
Đào tạo
Giáo dục
Giáo dục Đại học
Giáo dục và Đào tạo
Giảng viên

Kiểm định chất lượng
giáo dục
Ngồi cơng lập
Nghiên cứu khoa học
Nhà nước
Nhà xuất bản
Quản lý
Quản lý nhà nước
Sinh viên
Thủ tướng Chính phủ
Ủy ban nhân dân
Xã hội
Xã hội hóa

v
Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục đại học công lập trên GDP tổng chi
NSNN và tổng chi NSNN cho giáo dục ............................................................ 110
Bảng 3.2. Số lượng các cơ sở GDĐH được thẩm định và cơng nhận kết quả: chất
lượng Chương trình đào tạo và chất lượng Cơ sở giáo dục (giai đoạn 20162021)(Danh sách cụ thể xem Phụ lục 5) ........................................................... 119
Biểu đồ 3.1. Số lượng cơ sở GDĐH từ năm 2015 - 2020 ................................... 91
Biểu đồ 3.2. Số lượng sinh viên giai đoạn 2015 - 2020 ...................................... 92
Biểu đồ 3.3. Số lượng giảng viên đại học giai đoạn 2015 - 2020 ....................... 93
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu đội ngũ giảng viên tính đến 31/12/2020 ............................ 94
Biểu đồ 3.5. Thực trạng ban hành và thực hiện hệ thống VBPL QL về GDĐH 96
Biểu đồ 3.6. Thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học ......................... 99
Biểu đồ 3.7. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý GDĐH ................................. 103

Biểu đồ 3.8. Thực trạng chính sách huy động nguồn lực cho GDĐH .............. 107
Biểu đồ 3.9. Cơ cấu chi trung bình NSNN trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở
các địa phương giai đoạn 2015-2020 ................................................................ 111
Biểu đồ 3.10. Nguồn NSNN và nguồn XHH chi cho giáo GD&ĐT giai đoạn
2015-2020.......................................................................................................... 112
Biểu đồ 3.11. Thực trạng công tác kiểm định GDĐH ...................................... 119
Biểu đồ 3.12. Thực trạng thanh tra, kiểm tra đối với GDĐH ........................... 123
Biểu đồ 3.13. Thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế về GDĐH ....................... 126

vi
Luận án tiên sĩ Quản lý công


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài được chọn nghiên cứu xuất phát từ những lý do sau đây:
Thứ nhất: Vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển trong bối cảnh
hiện nay.
Thế giới đang bước vào một xã hội mà vai trò của tri thức quan trọng hơn
bao giờ hết. Nên vai trò của GDĐH lại càng được quan tâm hơn bất kỳ một hệ
thống nào trong xã hội. Giáo dục đại học luôn đóng vai trị quan trọng đối với
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về
chun mơn, nhạy bén, giàu óc sáng tạo có đủ năng lực bắt kịp với tốc độ hội
nhập và phát triển của thế giới, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
quốc gia. Vai trò của giáo dục đại học càng trở nên vô cùng quan trọng trong
thời đại cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư đang có những tác động to lớn
đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Đối với các quốc gia đang phát triển như
Việt Nam, giáo dục đại học đang giữ vai trị chủ chốt, kéo cả đồn tàu giáo dục,
kinh tế và văn hóa đất nước đi vào hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động.
Mặt khác, chỉ có giáo dục đại học mới góp phần thực sự, nhanh chóng rút ngắn

khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và các nước phát triển. Chính vì vậy Nhà
nước luôn xác định: đầu tư cho giáo dục cần được quan tâm và ưu tiên hàng đầu
giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của quốc gia.
Điều này cũng được thể hiện rõ trong Luật Giáo dục 2019 “Giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”.
Thứ hai: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã
từng được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là trong Nghị quyết
số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc
sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước,
mà cịn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Trong Văn kiện đại hội Đảng luôn kế thừa
quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản,
1
Luận án tiên sĩ Quản lý công


toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế
sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở
con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết
lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Vì sao phải đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực? Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả GD&ĐT còn thấp
so với yêu cầu, nhất là GDĐH, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống GD và đào tạo thiếu
liên thơng giữa các trình độ và các phương thức giáo dục đào tạo; còn nặng lý thuyết,
nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh
và nhu cầu của thị trường lao động; chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối
sống và kỹ năng làm việc. Chất lượng GDĐH chưa tiếp cận được với trình độ tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng với các ngành nghề trong
xã hội; Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn
thấp: còn nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm; Cơ cấu trình

độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song vẫn còn
mất cân đối; Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng;
Cơ sở vật chất của nhà trường cịn thiếu thốn; Chương trình, giáo trình, phương pháp
giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa; Cơng tác quản lý giáo dục còn kém hiệu
quả. Đặc biệt trong xu thế xã hội hóa và hội nhập quốc tế chúng ta vẫn chưa tạo điều
kiện và tận dụng được mọi nguồn lực ngồi nhà nước.
Vì vậy, đổi mới giáo dục đại học trong điều kiện mới là yêu cầu tất yếu để
xây dựng một nền giáo dục đại học hiệu quả, đưa giáo dục Việt Nam tiệm cận
với nền giáo dục trong khu vực và thế giới.
Thứ ba: xã hội hóa dịch vụ cơng đặt ra nhiều vấn đề mới cho quản lý nhà
nước về giáo dục đại học cần phải giải quyết
Xã hội hóa là q trình huy động, tổ chức tham gia rộng rãi, chủ động của nhân
dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng DVC trên cơ sở phát huy tính sáng tạo
và khả năng đóng góp của mỗi người trên cơ sở tăng cường vai trị của NN. Xã hội
hóa là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện hiệu quả
2
Luận án tiên sĩ Quản lý công


cung ứng DVC vì từ thực tế có rất nhiều tổ chức công hoạt động kém hiệu quả, gây
tổn thất cho xã hội và lãng phí nguồn lực ngân sách do nhân dân đóng góp. Sự tham
gia của nhiều chủ thể trong cung cấp DVC trong đó có GDĐH đã đặt ra nhiều vấn đề
mà nhà nước cần giải quyết: làm thế nào để nâng cao chất lượng DVC mà khơng
làm giảm đi vai trị quản lý vĩ mơ của nhà nước; Nhà nước cần làm gì để tạo ra mơi
trường cơng bằng, bình đẳng cho các chủ thể tham gia cung cấp DVC (trong đó có
GDĐH) một cách tốt nhất; Nhà nước cần phải tạo động lực, mở rộng khả năng tham
gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội trong cung ứng DVC. Đồng thời, Nhà nước cần
có những biện pháp, chính sách và hệ thống cơng cụ hữu hiệu để đảm bảo chất lượng
DVC cũng như quá trình xã hội hóa đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn...
Thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa

dịch vụ cơng cịn nhiều bất cập
Trong thời gian vừa qua, hoạt động quản lý đối với GDĐH đã từng bước được
hoàn thiện. Tư duy quản lý đối với GDĐH đã được đổi mới theo hướng quản lý chất
lượng với những bước đi cụ thể và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Môi trường cho hệ
thống cơ sở GDĐH CL và NCL hoạt động đã được hình thành và dần phát huy hiệu
quả; Quyền tự chủ của các trường được mở rộng và đảm bảo; Thể chế quản lý về tài
chính và cơ sở vật chất của các cơ sở GDĐH cũng được xây dựng hoàn thiện nhằm
bảo đảm những điều kiện cần thiết cho chất lượng GDĐH. Đa kênh hóa hệ thống
cung cấp và phân hóa mức tài trợ nguồn lực cho giáo dục đại học; khuyến khích đầu
tư nước ngoài vào GDĐH; coi trọng và thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài...
Mặc dù vậy, hoạt động quản lý đối với GDĐH trong điều kiện XHH vẫn bộc
lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Chưa hoàn thiện được khung pháp lý về phân cấp
quản lý đối với cơ sở GDĐH; Thể chế quản lý GDĐH chậm được đổi mới và còn
tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành chính các cơ sở GDĐH; Hệ thống thể chế
quản lý GDĐH cịn thiếu đồng bộ, hệ thống; Chính sách phát triển GDĐH đã
hướng tới mục tiêu nhưng chưa thể hiện được hiệu quả và tính hiện thực. Chưa
phát huy được các cơng cụ của chính sách tài chính và chính sách đầu tư đối với
GDĐH; Chưa huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội vào việc phát triển
3
Luận án tiên sĩ Quản lý công


giáo dục đại học; Việc đảm bảo công bằng giữa các cơ sở ĐH cơng lập và NCL
vẫn cịn là dấu hỏi lớn trong công tác quản lý nhà nước; Thể chế, chính sách về học
phí, lệ phí và học bổng chưa thực sự đảm bảo sự công bằng trong GDĐH về quyền
và nghĩa vụ của sinh viên; Cơ chế kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về
hoạt động GDĐH chưa được thực hiện hiệu quả...
Do vậy, nghiên cứu sinh chọn “Quản lý nhà về giáo dục đại học trong điều
kiện xã hội hóa dịch vụ công” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm hệ thống hóa lý luận về xã hội hóa dịch vụ cơng và quản
lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện XHHDVC, trên cơ sở đó phân
tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
GDĐH trong điều kiện XHH DVC ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp và phân tích tài liệu để xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu
liên quan đến đề tài luận án để chứng minh tính mới, tính khơng trùng lắp của
luận án.
- Luận giải và hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản liên quan đến dịch
vụ công, XHH DVC và quản lý nhà nước về GDĐH trong điều kiện XHH DVC.
- Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về GDĐH khi
XHH dịch vụ công. Xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng QLNN về GDĐH trong điều kiện XHH dịch vụ công.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ khảo sát thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp
hồn thiện QLNN về GDĐH trong điều kiện XHH dịch vụ công ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
đại học trong điều kiện XHHDVC.
4
Luận án tiên sĩ Quản lý công


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về GDĐH khi thực
hiện XHH GDĐH: thể chế, bộ máy quản lý, nguồn lực cho GDĐH và kiểm tra
giám sát hoạt động GDĐH, kiểm định CLGDĐH...
Về không gian: Luận án nghiên cứu quản lý giáo dục đại học trong điều kiện

XHH DVC ở Việt Nam (không bao gồm các trường trong lực lượng vũ trang).
Về thời gian, từ năm 2012 đến 2021, từ khi Luật Giáo dục đại học được ban
hành. Mốc đề xuất giải pháp là từ nay đến năm 2025.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Để luận giải lý luận quản lý nhà nước về GDĐH trong mối tương quan với
điều kiện XHH DVC luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời dựa trên cơ sở lý luận tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục
để nhìn nhận đánh giá khách quan và định hướng về những nội dung nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp khảo cứu lý thuyết: được sử dụng nhằm thu thập thông tin
thứ cấp phục vụ nghiên cứu lý luận thông qua các tài liệu về quản lý đối với giáo
dục đại học về XHH DVC. Trên cơ sở tài liệu thu thập được, luận án đưa ra khái
niệm quản lý giáo dục đại học trong điều kiện XHH DVC, những nội dung cơ bản
về quản lý giáo dục đại học từ trong điều kiện XHH DVC, các nhân tố ảnh hưởng
và các công cụ được sử dụng trong quản lý GDĐH.
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng nhằm nghiên cứu tài liệu, tìm
hiểu các cơng trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngồi nước có
liên quan, tìm ra khoảng trống nghiên cứu định hướng cho đề tài nghiên cứu đồng
thời phân tích thực trạng, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục
đại học trong điều kiện XHH DVC ở Việt Nam trong thời gian vừa qua làm căn
cứ đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý đối với GDĐH ở nước ta.
5
Luận án tiên sĩ Quản lý công


- Phương pháp phân tích và tổng hợp đánh giá: Được sử dụng để nghiên cứu
các tài liệu liên quan đến luận án thông qua việc phân chia những nội dung thành

từng bộ phận, khía cạnh, yếu tố cấu thành để phát hiện ra xu hướng, luận điểm trong
nghiên cứu đồng thời sắp xếp hệ thống các nội dung nghiên cứu để chắt lọc dữ liệu
và rút ra suy luận logic bám sát đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp điều tra xã hội học: NCS xây dựng bảng hỏi với số phiếu 240
phiếu tập trung vào các nội dung quản lý nhà nước về GDĐH, chủ trương XHH
giáo dục. Đối tượng điều tra trả lời bảng hỏi là cán bộ quản lý về giáo dục tại Bộ
Giáo dục, các cơ quan quản lý về GDĐH, giảng viên các trường ĐH CL và NCL.
Thực hiện điều tra NCS sử dụng phần mềm google forms để gửi và thu kết
quả điều tra,
Kết quả điều tra 208/240 phiếu, cụ thể với từng đối tượng: Cán bộ quản lý
nhà nước về giáo dục: 35 phiếu; các Cơ quan quản lý NN về GDĐH: 73 phiếu;
Giảng viên các trường ĐH CL và NCL: 100 phiếu.
Sau khi thu thập số liệu NCS sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu cụ thể
theo từng đối tượng. Kết quả cụ thể được NCS trình bày tại Chương III của luận án.
Bên cạnh đó luận án sử dụng một số phương pháp khác: phương pháp
thống kê toán học và sử dụng phần mềm tin học để xử lý các kết quả nghiên cứu;
mơ hình hóa, sơ đồ hóa, đồ thị hóa các kết quả nghiên cứu.
5. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện XHH DVC gồm những
nội dung gì?
Để huy động nguồn lực cho phát triển giáo dục đại học nhà nước cần ban
hành những chính sách nào?
Quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện XHH DVC ở Việt Nam
hiện nay ra sao?
Quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện XHH DVC cần được
hoàn thiện thế nào để phù hợp điều kiện Việt Nam?
6
Luận án tiên sĩ Quản lý công



5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên giả thuyết XHH DVC làm thay đổi bối cảnh, vai
trò quản lý nhà nước về GDĐH từ sự tồn tại độc quyền của hệ thống GDĐH CL
sang sự ra đời và phát triển của hệ thống GDĐH NCL và sự tham gia của các thành
phần xã hội vào hoạt động GD. Quản lý nhà nước về GDĐH sẽ thay đổi theo hướng
từ việc Nhà nước độc quyền quản lý GDĐH, quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, can thiệp sâu vào nội bộ các trường sang việc ban hành thể chế tạo mơi
trường bình đẳng cho GDĐH giữa công lập và NCL, phát huy quyền tự chủ của các
cơ sở GDĐH; huy động nguồn lực cho GDĐH và kiểm soát chặt chẽ chất lượng
GDĐH nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển GDĐH trong điều kiện XHH DVC.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về lý luận
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tiếp cận một cách hệ thống, có cơ
sở khoa học, luận án đã góp phần làm rõ, bổ sung thêm vào hệ thống cơ sở lý luận về
quản lý nhà nước về GDĐH trong điều kiện XHH DVC, cụ thể như sau: luận án đã
đề xuất được khái niệm QLNN đối với GDĐH trong điều kiện XHH DVC, đã chỉ ra
được những nội dung cơ bản của QLNN về GDĐH trong điều kiện XHH DVC.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về GDĐH trong điều kiện
XHH DVC.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn và những quan điểm, tư tưởng, chính
sách về phát triển GDĐH của Đảng và NN, luận án đã đề xuất những giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước về GDĐH trong điều kiện XHH DVC nhằm cung cấp cơ sở
khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển GDĐH phù hợp với chủ trương
về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH và xu thế phát triển GDĐH trên thế giới.
6.2. Về thực tiễn
- Luận án đã tổng hợp, so sánh, đánh giá thực tiễn hoạt động QLNN về
GDDH trước và sau khi XHH DVC để làm rõ những ưu điểm, hạn chế, bất cập và
xác định các nguyên nhân cơ bản của thực trạng quản lý GDĐH, đồng thời trên cơ
sở chọn lọc kinh nghiệm ở một số nước, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp về

7
Luận án tiên sĩ Quản lý công


hoàn thiện quản lý nhà nước về GDĐH trong điều kiện XHH DVC: thể chế, xây
dựng bộ máy, về XHH giáo dục,..và các chính sách khác nhằm phát triển GDĐH
trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa của Luận án
- Luận án đã làm rõ và sâu sắc hơn lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về
GDĐH trong điều kiện XHH DVC ở Việt Nam; trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa
các văn bản pháp luật về XHH, về quản lý nhà nước về GDĐH và các số liệu
nghiên cứu thực tiễn luận án cho thấy được bức tranh về thực trạng những ưu
điểm và hạn chế, bất cập của hoạt động quản lý về GDĐH hiện nay, chỉ ra các
nguyên nhân để đề xuất các giải pháp; sẽ có ý nghĩa quan trọng trong q trình
xây dựng và thực hiện chính sách giai đoạn tới hợp lý hơn nhằm thúc đẩy phát
triển GDĐH trong điều kiện XHH DVC, nâng cao chất lượng đào tạo góp phần
phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà
hoạch định chính sách để xây dựng và thực hiện chính sách xã hội hố giáo dục nói
chung và GDĐH nói riêng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Hơn nữa hệ thống lý luận và thực tiễn của luận án cũng có ý nghĩa thiết thực
trong nghiên cứu là giảng dạy chuyên đề QLNN về giáo dục hiện nay.
8. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luận
án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong
điều kiện xã hội hóa dịch vụ cơng
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong

điều kiện xã hội hóa dịch vụ cơng ở Việt Nam
Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo
dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ cơng
8
Luận án tiên sĩ Quản lý cơng


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HĨA DỊCH VỤ CƠNG
1.1.1. Các cơng trình ngồi nước
Richard A. Loverd (1997), trong “Leadership for the public service, Power
and policy in action” [137]. (Lãnh đạo đối với dịch vụ cơng cộng, Quyền lực và
chính sách hành động), đưa ra lý luận chung về quyền lực và phương hướng lãnh
đạo. Đưa ra các ví dụ và phân tích lãnh đạo của một số tổng thống như J.Kenedy,
G. Ford, B. Clinton,...và sự lãnh đạo của những người làm luật pháp của bộ máy
hành chính và các thống đốc bang. Trong nghiên cứu chỉ ra rõ vai trò của cung ứng
dịch vụ công cho xã hội đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của người lãnh đạo
(Leader) với q trình cung ứng dịch vụ cơng.
Ahmad Sarji Bin Abdul Hamid (1992)“The public of Malaysia, some
reflections on qualitu productivity and discipline” [122], tập hợp các bài phát biểu
của bộ trưởng Chính phủ Malaysia về quản lý dịch vụ cơng cộng, hoạt động văn
hóa, thơng tin, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động kế hoạch đến năm 2020 về
phát triển dịch vụ công cho đất nước.
R.RI. Smith, Patrick Weller (1978) [138], Public service inquiruies in Australia
(Dịch vụ công công ở Autralia) nghiên cứu về sự hình thành nhu cầu dịch vụ công
cộng và trách nhiệm của Nhà nước đáp ứng các nhu cầu đó. Nghiên cứu thực tế tại
ba bang của Australia: Victoria, Nam Australia và New South Wales. Trong đó có
nói đến kinh nghiệm một số nước và ứng dụng tại Australia. Cơng trình này khá thực

tế và cũng đi sâu vào dịch vụ công cơ bản, đưa ra các giải pháp khá cụ thể và thiết
thực để nâng cao chất lượng dịch vụ cơng.
Cơng trình nghiên cứu của Haroon Chowdry (2006), “Funding Higher
Education: Issues and Implications (Tài chính cho giáo dục đại học - Vấn đề và thực
hiện”. Tác giả cơng trình đã chỉ ra rằng ở Vương quốc Anh, chi phí mà cá nhân đóng
góp chung cho hệ thống giáo dục đại học trước khi có cải cách chỉ chiếm khoảng 8%
9
Luận án tiên sĩ Quản lý công


chi phí dạy học và sau cải cách phấn đấu tỷ lệ đạt 23%. Điều này cũng có nghĩa là áp
lực rất lớn đối với ngân sách nhà nước dành cho GDĐH và vấn đề QLNN các khoản
ngân sách này luôn là thách thức. Đầu tư bao nhiêu từ NSNN cho GDĐH đang trở
thành vấn đề bàn cãi khi quyết định đầu tư của nhà nước cho các chương trình, dự
án[131]. Nghiên cứu chỉ ra rằng những ai học đại học có cơ hội kiếm tiền, việc làm
dễ hơn những người khác. Vì vậy, khi nghiên cứu quan niệm về đầu tư cho GDĐH
sẽ khơng mang tính cơng. Do đó, địi hỏi tăng đóng góp tư cho GDĐH như là một
thỏa đáng. Nhưng mặt khác, GDĐH có thể tạo ra những yếu tố tích cực, nghĩa là tác
động ảnh hưởng đem lại khơng chỉ cho chính người đi học mà còn cho cả nền kinh
tế. Đầu tư của nhà nước cho GDĐH là tất yếu. Bài viết cũng chỉ ra thách thức của dự
án đầu tư cho GDĐH thông qua chương trình cho vay đối với sinh viên. Các ngân
hàng đều do nhà nước chỉ định và làm thế nào để kiểm soát được thu hồi nợ cũng là
thách thức của dự án đầu tư ngân sách cho GDĐH theo “chương trình, dự án cho
vay”. Nhóm tác giả đã khẳng định mơ hình chia sẻ chi phí GDĐH là tất yếu.
Cơng trình nghiên cứu của các tác giả thuộc WB với sản phẩm là quyển sách có
tựa đề: “Đưa giáo dục đại học vào công việc, kỹ năng và nghiên cứu để phát triển ở
Đông nam Á - Putting Higher Education to Work, Skills and Research for Growth in
East Asia”(2012)[146] cũng phân tích một số nội dung về chi ngân sách nhà nước
đối với dịch vụ công ở Anh và một số nước khác như Australia, New Zealand, chính
sách chọn lựa được thể hiện dưới các hình thức như: Dành một số dịch vụ cơng miễn

phí hoặc trợ giúp cho những người nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất (trợ cấp gia
đình, nhà ở cho các đối tượng chính sách) nhưng những đối tượng thụ hưởng ngày
phải trải qua “thẩm tra tài chính” của chính phủ trước khi được hưởng dịch vụ. Chính
phủ Singapore cũng thực hiện hỗ trợ bằng tiền cho những gia đình và khó khăn.
Những hình thức thể hiện khác của chính sách này là cân đối hoặc thay đổi chi phí
dịch vụ bằng cách tăng chi phí đối với những tầng lớp thu nhập cao nhất hoặc đối
một số hình thức tiêu thụ; áp dụng cơ chế trả tiền đối với dịch vụ công trên cơ sở bù
trừ đối với người thu nhập thấp dưới hình thức dịch vụ tối thiểu (y tế) hay học bổng
chính sách chọn lựa dựa trên tình trạng tài chính của đối tượng thụ hưởng dịch vụ
10
Luận án tiên sĩ Quản lý công


công đã được một số quốc gia xem xét áp dụng, tuy nhiên q trình triển khai chính
sách này gặp nhiều khó khăn. Xu hướng chung của các nước Pháp và Đức là đặc biệt
quan tâm đến các giải pháp kiểm sốt đầu ra, tính tốn chi phí quản lý đối với từng
loại, từng lĩnh vực hoạt động. Từ việc xác định chi phí quản lý các chính phủ có căn
cứ để xác định nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho cơng ứng dịch vụ cơng. từ đó xác
định, phân cấp nguồn người hưởng dịch vụ phải chi phí, nguồn mà NSNN sẽ tài trợ.
Ngoài ra, các nước cũng hướng tới đa dạng hóa nguồn thu của mình bằng nhiều hình
thức khác nhau, từ đó đổi mới cung cách đầu tư từ ngân sách nhà nước trong cung
ứng dịch vụ sự nghiệp cơng. Trong chương trình cải cách hành chính của hai nước
này, vấn đề xây dựng và phát triển nền mạng lưới điện tử được xác định là trọng tâm
ưu tiên. Học hỏi những bài học, kinh nghiệm của các nước khác là một cách để
chúng ta tìm ra những biện pháp và hướng đi phù hợp cho công cuộc cải cách đầu tư
từ ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập trong tình hình hiện nay.
1.1.2. Các cơng trình trong nước
Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên, 2002), Vai trò của nhà nước trong cung ứng
DVC - nhận thức, thực trạng & giải pháp. Trong cơng trình các tác giả đã nghiên
cứu làm rõ vai trò của nhà nước trong cung ứng DVC đồng thời cũng xây dựng các

mơ hình cung ứng hiệu quả nhất. Cơng trình cũng cho rằng trong quá trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường nhà nước tiến hành nhiều giải pháp cải cách hành chính
nhằm xây dựng bộ máy hiệu lực và hiệu quả để cung ứng tốt nhất DVC cho nhân
dân thì cần “xã hội hóa dịch vụ cơng” và cho thấy hai xu hướng đáng quan tâm: Xu
hướng thứ nhất: xã hội hóa DVC trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu chung của
cộng đồng: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, giao thông công cộng,... như vậy, đối
với loại hình dịch vụ này có thể thực hiện theo ngun tắc: cái gì thành phần kinh tế
khác làm được, thì nhà nước khơng nhất thiết phải tham gia (Chính phủ chỉ đóng vai
trị kiểm sốt, điều tiết và bảo hộ) hoặc việc gì mà thành phần kinh tế khác khơng
tham gia hoặc chưa tham gia, thì nhà nước là người chịu trách nhiệm cung cấp nó
cho xã hội. Xu hướng thứ hai: việc hình thành các trung tâm hỗ trợ hành chính trong
thời gian qua đã nhận được khơng ít sự đồng tình của người dân. Các trung tâm này
11
Luận án tiên sĩ Quản lý công


đã góp phần khắc phục dần ách tắc, trì trệ trong hoạt động của các cơ quan hành
chính, đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân về các DV hành chính,[44,tr16-48].
Theo tác giả thì cần tư duy lại vai trị của nhà nước trong điều kiện hiện nay từ
đó khảng định được điều mới mẻ và đúng đắn trong tiến trình cải cách hành chính ở
nước ta là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc đổi mới hoạt động của bộ máy nhà
nước. Tuy cơng trình đã có những phân tích đánh giá, và đưa ra những giải pháp
thực tế để nâng cao vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, nhưng đấy là
những giải pháp tổng hợp chưa đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào.
Trong cuốn “Xã hội hóa cơng tác giáo dục nhận thức và hành động” (1999)
của Viện Khoa học Giáo dục. Trong cơng trình này, các tác giả cũng đã khái quát
được khái niệm về XHH công tác giáo dục, các đặc điểm của công tác XHH giáo
dục, cũng như giải thích được vì sao phải thực hiện XHH cơng tác giáo dục ở Việt
Nam. Bên cạnh đó trong cơng trình cũng đã đưa ra các nội dung của công tác XHH
giáo dục như: Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo

dục; Huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục; Đa dạng hóa các loại hình
học tập, loại hình nhà trường và huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục.
Các tác giả cũng đã khái qt được vai trị của cơng tác XHH giáo dục đối với việc
phát triển giáo dục nước nhà. để thực hiện tốt công tác XHH giáo dục theo các tác
giả cần phải có sự vào cuộc của cơ quan của Đảng, Nhà nước, bên cạnh đó cũng lơi
cuốn các tổ chức chính trị, Chính trị xã hội, cá nhân và các doanh nghiệp cùng tham
gia vào công tác xã hội hóa giáo dục.[89]
Tạ Thị Bích Ngọc , Xã hội hóa dịch vụ công cộng ở Việt Nam hiện nay (2012).
Đã nghiên cứu và phân loại dịch vụ công ở đây chủ yếu là dịch vụ cơng cộng phục
vụ lợi ích chung tối cần thiết cho cả cộng đồng, do nhà nước đảm nhận hay ủy nhiệm
cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và cơng bằng xã hội.
Tác giả đưa ra những lợi ích của việc XHH DVC, có vai trị vơ cùng quan trọng
trong q trình cải cách hành chính và phát triển đất nước, những cơ sở lý luận và
thực tiễn của tác giả đưa ra đã nói lên sự cần thiết của XHH[67]. Có thể nói, cơng
trình đã đi sâu nghiên cứu khá cơng phu về hoạt động này, có thể làm tài liệu nghiên
12
Luận án tiên sĩ Quản lý công


cứu cũng như hoạch đinh chính sách khá hiệu quả. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên
cứu của tác giả mới chỉ nói chung chung về “Dịch vụ cơng” mà lại chưa nói cụ thể
và đi sâu vào một dịch vụ nào, trong khi đó có rất nhiều dịch vụ cần nghiên cứ sâu:
giáo dục, y tế, văn hóa,...
Chu Văn Thành (Chủ biên,2004), Dịch vụ cơng và xã hội hóa dịch vụ công –
một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu chỉ ra rằng “ở nước ta, quan điểm của
Chính phủ chỉ rõ phải XHH, từng bước “làm thí điểm với sự chỉ đạo chặt chẽ, rút
kinh nghiệm trước khi mở rộng”. Vậy, vấn đề quan trọng là những loại DVC nào
khơng XHH và những DVC nào có thể XHH trước mắt hoặc lâu dài? Có rất nhiều ý
kiến khác nhau, nhưng đều có chung tiêu chí là: không thể XHH mọi mặt hoạt động
phục vụ dời sống của người dân, song cũng không phải tất cả đều do nhà nước trực

tiếp thực hiện mà cần xác định cụ thể, rõ ràng bằng pháp luật để thấy rõ trách nhiệm
của nhà nước đối với dân và nghĩa vụ của nhân dân với nhà nước. Thực hiện được
điều này sẽ phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, Nhà nước sẽ gần dân và
thực sự là của dân”[78]. Như vậy theo ý tác giả thì khơng phải tất cả dịch vụ của nhà
nước đều XHH, những hoạt động không được XHH như: hoạt động gắn với quyền
lực của nhà nước, buộc phải có tư cách (thay mặt) quyền lực công, hay những việc
đáp ứng quyền lợi chung, cơ bản của cộng đồng, bảo đảm nền tảng xã hội chủ nghĩa,
duy trì trật tự cơng cộng hoặc những việc khơng có cá nhân tổ chức nào đủ quyền lực
để thực hiện do vốn quá cao, khả năng thu hồi vốn chậm,...ngồi những lĩnh vực đó
nhà nước có thể san sẻ cơng việc cho xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế,..
Đỗ Thị Hải Hà (Chủ biên,2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
công. Đã nghiên cứu và đưa ra lý luận về cách hiểu về DVC và phân loại DVC,
theo tác giả DVC bao gồm các loại dịch vụ sau: Dịch vụ công đặc thù – đây là
hoạt động cung cấp dịch vụ truyền thống, hay chính là chức năng quản lý của nhà
nước; Dịch vụ Hành chính cơng – là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
cung ứng trực tiếp cho các tổ chức và cơng dân các hàng hóa cơng cộng: cấp Giấy
xác nhận (Giấy khai sinh, khai tử, giấy chứng nhận quyền sở hữu,..), Công chứng
giấy tờ,,...; Dịch vụ sự nghiệp cơng – cung cấp chủ yếu các hàng hóa công cộng
13
Luận án tiên sĩ Quản lý công


(phúc lợi công) cho người dân: giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học,..nhà nước có thể
tiến hành thu phí nhưng có thể từng bước xã hội hóa các lĩnh vực này bằng cách
ủy quyền cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện trong khuôn khổ pháp luật;
Dịch vụ cơng cộng – là dịch vụ có thu phí nhằm đáp ứng các nhu cầu bức thiết
của công dân mang tính phi lợi nhuận do các cơ sở thực hiện theo yêu cầu của cơ
quan hành pháp nhà nước: nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, cây xanh, chiếu
sáng...[39,tr27-33]. Theo tác giả thì giáo dục là 1 loại dịch vụ cơng mà trong q
trình xã hội hóa nhà nước đã chia sẻ nhiệm vụ cung cấp dịch vụ này cho các đơn

vị, tổ chức ngoài nhà nước cung cấp cho xã hội.
Chu Văn Thành (Chủ biên,2007), Dịch vụ công - đổi mới quản lý và tổ chức
cung ứng ở VN hiện nay. Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra cách hiểu về dịch vụ
công: dịch vụ công là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung
của người dân và cộng đồng, bảo đảm ổn định và công bằng xã hội do nhà nước
chịu trách nhiệm, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, tác giả
cũng đã phân loại dịch vụ cơng như sau: Dịch vụ hành chính cơng- đây là dịch vụ
phục vụ chung cho mọi người dân nhà nước phục vụ các quyền của người dân:
giấy tờ hành chính, tư pháp... Dịch vụ sự nghiệp công – cung cấp các hàng hóa
dịch vụ về giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa tinh thần..do các tổ chức
sự nghiệp cung ứng. Khơng thu tiền hoặc có thu tiền một phần nhưng khơng vì
mục tiêu lợi nhuận; Dịch vụ cơng ích- là hoạt động cung cấp các hàng hóa dịch vụ
tính chất kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho sinh hoạt của người dân,
nó gắn liền với việc cung ứng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản [79, tr52-61].
Về XHH DVC, tác giả đã cho rằng: XHH DVC là một cách để không chỉ giải
quyết sự thiếu hụt tài chính của DVC, mà cịn là để giảm bớt sự can thiệp của nhà
nước nhưng lại nâng cao chất lượng, hiệu quả của DVC. Như thế XHH DVC là
việc tư nhân, các hội, tổ chức phi chính phủ tham gia cùng nhà nước thực hiện
DVC ở khâu nào đó, lĩnh vực nào đó mà khơng làm biến đổi tính chất DVC mà
nhà nước phải cung cấp cho xã hội, khơng làm mất đi vai trị của nhà nước trong
việc cung cấp hàng hóa cơng cho xã hội. Điều cần nhấn mạnh là, XHH DVC chỉ
14
Luận án tiên sĩ Quản lý công


có nghĩa là làm thay đổi thành phần chủ thể cung cấp hàng hóa cơng. Khơng làm
mất đi hay giảm tính cơng của hàng hóa [79, tr81-82].
Lê Chi Mai (Chủ biên,2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam. Tác giả cho
rằng: Dịch vụ công là những giao dịch trực tiếp giữa Nhà nước và các công dân
với tư cách là khách hàng của nhà nước. Đương nhiên, những giao dịch cụ thể

này có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương
tiện giao tiếp như qua mạng, qua telephone, qua thư từ...cơng trình của tác giả
cũng phân loại DVC thành 2 loại sau: Một là, loại dịch vụ có tính chất cơng cộng
phục vụ nhu cầu chung, tối cần thiết của cả cộng đồng và mỗi cơng dân. Trên
thực tế, có những loại dịch vụ rất quan trọng phục vụ nhu cầu của cả cộng đồng
nhưng tư nhân không thể cung cấp hoặc cung cấp khơng đầy đủ khơng đảm bảo
lợi ích cho xã hội, lúc đó, nhà nước với tư cách là một tổ chức cơng quyền có
trách nhiệm cung ứng hoặc điều tiết, kiểm soát việc cung ứng các dịch vụ này
nhằm đảm bảo sự ổn định, công bằng và hiệu quả của nền kinh tế. Hai là, các
hoạt động gắn với thẩm quyền của Nhà nước để đáp ứng các quyền và nghĩa vụ
hợp pháp của các tổ chức và công dân. Loại dịch vụ này gắn với thẩm quyền của
nhà nước, vì vậy về ngun tắc nhà nước khơng thể chuyển giao việc cung ứng
các dịch vụ này cho tư nhân[60, tr19-22]. Do đó, các dịch vụ này ít nhiều mang
tính bắt buộc, u cầu các cơng dân và tổ chức phải tuân thủ.
Như vậy, tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản nhất về DVC và XHH DVC
trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Trong đó có dịch vụ giáo dục, tác giả dã nêu
ra sự tồn tại và phát triển của 3 cơ sở giáo dục sau: Cơ sở giáo dục bán công: do
nhà nước thành lập trên cơ sở huy động các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; Cơ sở giáo dục dân lập: do các tổ
chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế xin phép thành lập và tự đầu tư
bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; Cơ sở giáo dục tư thục: do cá nhân hay một
nhóm cá nhân xin phép thành lập và đầu tư. Đây là cơ sở tư theo đúng nghĩa
thông thường của từ này, do các cá nhân sở hữu và quản lý[60,tr138 -139].

15
Luận án tiên sĩ Quản lý công


Trong cuốn “Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế”(2010) do Trần Quốc Toản chủ biên cũng bàn về XHH GD như sau:

Xã hội hóa giáo dục – đào tạo khơng chỉ là huy động sự tham gia đầu tư, đóng góp
trí tuệ, nhân lực, vật lực,... của mọi chủ thể, các thành phần kinh tế và của toàn xã
hội cho phát triển giáo dục đào tạo.....Xã hội hóa giáo dục – đào tạo được nhận thức
và thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả sẽ kết hợp được sức mạnh của Nhà
nước với sức mạnh của toàn xã hội và của mỗi người, tạo được động lực mạnh mẽ
cho phát triển giáo dục – đào tạo trong giai đoạn mới [85,tr 465]. Bên cạnh đó, tác
giả cũng đưa ra một số phương hướng nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống giáo
dục quốc gia trong điều kiện XHH: kết hợp có hiệu quả hợp tác “công - tư” trong
phát triển hệ thống giáo dục quốc dân: Khẳng định vai trò chủ đạo của hệ thống cơ
sở giáo dục – đào tạo công lập, song phải đẩy mạnh đổi mới để nâng cao chất
lượng gắn với thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ. Khuyến khích phát triển hệ
thống trường ngồi công lập theo nhu cầu của xã hội, nhu cầu của thị trường, nhất
là ở những nơi có điều kiện kinh tê – xã hội phát triển cao hơn (cả cơ chế khơng vì
lợi nhuận và vì lợi nhuận). Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp để phát
triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học với cơ chế tự chủ cao trên
cơ sở kết hợp nguồn lực của nhà nước của xã hội và của người học [85,tr495].
Lê Quốc Hùng (Chủ biên,2004) trong “Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ
pháp luật”. Có đưa ra ba mơ hình tổ chức hệ thống giáo dục khi XHH GD, trong đó
đề cao và quan tâm đến phát triển hệ thống trường GD tư thục. Thứ nhất, giáo dục tư
thục đại trà, hạn chế công lập, được thực hiện ở Nhật Bản, Philipin, Hàn Quốc,
Inđônêxia...nhằm mục tiêu thỏa mãn phần lớn nhu cầu học tập của cơng chúng. Nhờ
mơ hình học tập này mà Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều thành cơng trong đào tạo
nguồn nhân lực. Nhật Bản đã có nhiều thế hệ những người lao động thông minh và
sáng tạo, những nhà doanh nghiệp nổi tiếng, đội ngũ trí thức có trình độ cao, đội ngũ
cơng nhân kỹ thuật lành nghề đông đảo. Nhật Bản đã thành công trong việc vận động
xã hội đầu tư cho GD, mở rộng cơ hội học tập cho mọi người, xây dựng một nền GD
rộng lớn và đa dạng trên cơ sở hệ thống trường tư. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cũng
16
Luận án tiên sĩ Quản lý công



cho thấy, có được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế trước hết là nhờ biết đầu tư hiệu
quả cho GD. Người ta so sánh, vào những năm 60 của thế kỷ trước, Hàn Quốc và
Pakistan có trình độ phát triển như nhau, nhưng trong khi Pakistan chỉ có 30% số trẻ
em được vào trường tiểu học thì Hàn Quốc tỷ lệ đó là 94%. Kết quả là vào giữa
những năm 80, GDP tính theo đầu người của Hàn Quốc tăng gấp 3 lần Pakistan và
đến năm 2001 là 21 lần. Chính sách đầu tư cho GD ở Hàn Quốc được xác định rất
rõ: đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, thực hiện phương
châm đào tạo “Con người trọn vẹn” – con người có năng lực tự học, tự sáng tạo và
có khả năng sống độc lập. Thứ hai, giáo dục công lập và GD tư thục song song phát
triển được thực hiện ở các nước phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ. Sự khác biệt cơ bản
giữa trường công và trường tư thể hiện ở chỗ, hệ thống trường tư được phát triển
nhằm tăng khả năng lựa chọn cho người học và tăng cường tính đổi mới thích ứng
với mơi trường. Thứ ba, giáo dục công lập rộng lớn (chủ yếu) và GD tư thục ngoại vi
(hỗ trợ), nghĩa là GD công lâp hầu như thỏa mãn tất cả các chức năng xã hội còn
giáo dục tư thục chỉ thực hiện những nhiệm vụ mà GD cơng lập bỏ qua. Mơ hình này
được áo dụng chủ yếu ở Mỹ La tinh. Theo tác giả, trong cả 3 mơ hình giáo dục trên,
thì trong các mơ hình của các quốc gia trường tư thục đều giữ vai trò quan trọng
trong nền giáo dục quốc dân (đặc biệt là mơ hình thứ nhất và thứ hai).(47,tr28-29).
Trong bài trao đổi của tác giả Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Phát triển Giáo dục (IRED) với nội dung “Định nghĩa lại vai trò của nhà nước trong
giáo dục”(2013), cho rằng vai trò của nhà nước với GD cần được xem xét lại. Để có
cải cách hay đổi mới thật sự về GD thì phải xác lập lại triết lý GD và định nghĩa lại
vai trò của 5 chủ thể then chốt trong GD, đó là: nhà nước, nhà trường, nhà giáo,
người học và gia đình.Về mặt quản lý GD, một trong những nguyên nhân chính làm
cho chất lượng GD khơng cao đó là nhà trường, nhà giáo và người học thiếu những
quyền cơ bản trong giáo dục. Cũng theo tác giả, mơ hình giáo dục trên thế giới đang
rất thịnh hành và hiệu quả, đó là mơ hình “Charter school” người ta thấy rằng nhà
nước vẫn làm đúng vai trị và sứ mệnh của mình trong GD và tin rằng với mơ hình
này thì chất lượng GD sẽ được cải thiện hơn, nếu nhà nước kiểm sốt tốt. Đồng thời,

17
Luận án tiên sĩ Quản lý cơng


×