Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG,QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 238 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
_______________

TRẦN VĂN TÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
_______________

TRẦN VĂN TÌNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS.TS. Phạm Dũng
2.TS. Hoàng Quang Đạt

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
_______________

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS.TS. Phạm Dũng
2.TS. Hoàng Quang Đạt

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Nghiên cứu sinh xin cam đoan, Luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long” là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng nghiên cứu sinh; các tài liệu được
trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng; những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Nghiên cứu sinh

Trần Văn Tình


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án, trước hết, nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Phạm Dũng, TS. Hoàng Quang Đạt đã tận tâm hướng dẫn cả về nội
dung, phương pháp nghiên cứu, phong cách tư duy và chuẩn mực khoa học,
ứng xử trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính
Quốc gia, Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Khoa Sau đại học; đặc biệt là
PGS.TS. Hoàng Văn Chức, PGS.TS. Vũ Trọng Hách, PGS.TS. Nguyễn
Thanh Xuân, PGS.TS. Hoàng Minh Đô, TS. Chu Xuân Khánh, TS. Nguyễn
Thị Hường, TS. Lê Anh Xuân, TS. Bùi Hữu Dược đã có nhiều ý kiến đóng
góp cụ thể để nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án này.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo, chuyên viên Ban
Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố mà đề tài
đã khảo sát, phỏng vấn, đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp ý kiến, giúp đỡ
nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu sinh bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
luôn hỗ trợ động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh vượt qua

khó khăn để hoàn thành luận án.
Do nhiều điều kiện chủ quan, khách quan, kết quả nghiên cứu của luận
án không tránh khỏi thiếu sót. Nghiên cứu sinh chân thành lắng nghe và tiếp
thu các ý kiến đóng góp để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Trân trọng !
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Trần Văn Tình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO .......... 10
1.1. Nghiên cứu lý luận về tôn giáo ............................................................ 10
1.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo ......................................... 15
1.2.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo trên thế giới .............. 15
1.2.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ............... 17
1.3. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ................. 21
1.3.1. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một số
quốc gia........................................................................................................ 21
1.3.2. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ... 23
1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và hướng nghiên cứu tiếp theo của
luận án......................................................................................................... 30
1.4.1. Những vấn đề đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu có
liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo .......................... 30
1.4.2. Những vấn đề chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu
có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ..................... 32

1.4.3. Hướng nghiên cứu của luận án.................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 35
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ........................................................................ 36
2.1. Những khái niệm cơ bản ..................................................................... 36
2.1.1. Khái niệm tín ngưỡng ................................................................. 36
2.1.2. Khái niệm tôn giáo ..................................................................... 38
2.1.3. Khái niệm hoạt động tôn giáo ..................................................... 42
2.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ............. 47


2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ........ 48
2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ..................... 55
2.3.1. Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ................................................ 55
2.3.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
làm công tác tôn giáo ................................................................................... 57
2.3.3. Tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo thực
hiện quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước .................... 58
2.3.4. Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 59
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo ........................................................................................................ 60
2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ... 61
2.4.1. Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cầm quyền ................................. 61
2.4.2. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ............. 62
2.4.3. Sự phát triển về giáo dục, khoa học và công nghệ....................... 64
2.4.4. Mối quan hệ phức tạp giữa tôn giáo và dân tộc (tộc người) ........ 65
2.4.5. Hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo..................................... 67
2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo .............. 68
2.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một

số quốc gia ................................................................................................... 68
2.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo tại một
số khu vực ở Việt Nam ................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 81
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............. 82
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội đồng
bằng sông Cửu Long .................................................................................. 82
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 82


3.1.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa........................................................... 83
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................ 86
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng
bằng sông Cửu Long .................................................................................. 88
3.2.1. Hệ thống chính sách, pháp luật quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo................................................................................................ 88
3.2.2. Tổ chức bộ máy và trình độ, năng lực của cán bộ, công chức công
tác tôn giáo ................................................................................................... 92
3.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách
tôn giáo ...................................................................................................... 101
3.2.4. Thực trạng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo.............................................................................................. 103
3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo ................................................................. 105
3.2.6. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về
hoạt động tôn giáo ...................................................................................... 106
3.3. Nhận xét chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng
đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................... 117
3.3.1. Những kết quả đã đạt được ....................................................... 117

3.3.2. Những hạn chế, bất cập............................................................. 120
3.3.3. Vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
vùng đồng bằng sông Cửu Long ................................................................. 124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 126
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG .................................................................................. 127


4.1. Dự báo xu hướng vận động của tôn giáo và quan điểm, phương
hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng
bằng sông Cửu Long ................................................................................ 127
4.1.1. Dự báo xu hướng vận động của tôn giáo vùng đồng bằng sông
Cửu Long ................................................................................................... 127
4.1.2. Thống nhất quan điểm, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long .............. 133
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
vùng đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. 140
4.2.1. Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới .................... 140
4.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo phù hợp với xu hướng phát triển ......................................................... 142
4.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo....................................................... 145
4.2.4. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, tín đồ các tôn
giáo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.......147
4.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo .......................................................................... 149
4.2.6. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo ................................................................. 150

4.2.7. Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống đồng bào có đạo vùng
đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................... 154
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................... 158
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 166
PHỤ LỤC.................................................................................................. 178



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu 3.1. Biểu đồ thể hiện số lượng cán bộ, công chức công tác tôn giáo phân
theo trình độ đào tạo năm 2003 - 2016 ......................................................... 99
Biểu 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng tín đồ tôn giáo năm 2003 - 2016 ........ 107
Biểu 3.3. Biểu đồ thể hiện số lượng tín đồ tôn giáo là đồng bào dân tộc thiểu
số năm 2003 - 2016 .................................................................................... 108
Biểu 3.4. Biểu đồ thể hiện số lượng chức sắc đã qua đào tạo năm 2003 - 2016. 110
Biểu 3.5. Biểu đồ thể hiện số lượng cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc năm
2003 - 2016 ................................................................................................ 112


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh tồn tại xã hội
ở những giai đoạn lịch sử nhất định, chịu sự tác động qua lại với các hình thái ý
thức xã hội khác, nhất là ý thức chính trị; vừa là một thực thể xã hội phức tạp, có
tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội loài người trong
suốt tiến trình lịch sử. Ngay từ khi tôn giáo ra đời, các giai cấp khác nhau có mối
quan hệ mật thiết với tôn giáo, có cả việc cấm đoán, cổ vũ tôn giáo phát triển và
lợi dụng tôn giáo cho mục đích ngoài tôn giáo, nhất là mục đích chính trị, trục lợi.

Trong lịch sử ở phương Đông lẫn phương Tây, tôn giáo đã gắn bó chặt chẽ với
giai cấp, đặc biệt là giai cấp thống trị, thần quyền hòa quyện với thế quyền, có tác
động vô cùng to lớn đến toàn bộ đời sống xã hội. Xã hội Châu Âu Trung cổ kém
phát triển “đêm trường trung cổ” là minh chứng điển hình cho ảnh hưởng của
thần quyền đến đời sống xã hội. Ngày nay, các thế lực phản động, cực đoan luôn
lợi dụng tôn giáo như một công cụ hữu hiệu để kích động bạo lực, chiến tranh,
mâu thuẫn sắc tộc, v.v… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh khu
vực và thế giới.
Bên cạnh những mặt tiêu cực, tôn giáo cũng chứa đựng những giá trị tích
cực, cổ vũ cho niềm tin về cái đẹp, cái thiện, cái nhân văn cao cả. Điều đó lý giải
cho sự tồn tại của tôn giáo đến nay, khi mà thế giới quan tôn giáo đã dần nhường
chỗ cho thế giới quan khoa học. Những giá trị tích cực của tôn giáo được thế giới
thừa nhận, đồng thời khẳng định tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản
của con người. Trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại Hội
đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948, Điều 18 khẳng định “Mọi
người đều có quyền về tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này
bao gồm việc tự do thay đổi tín ngưỡng hay tôn giáo của mình” [129,tr.11]. Do
đó, để đảm bảo quyền tự do tôn giáo của công dân, vừa phát huy những mặt tích
cực, vừa hạn chế những mặt tiêu cực trong hoạt động tôn giáo, đặc biệt là lợi
dụng tôn giáo, các nhà nước trên thế giới cần phải quản lý hoạt động tôn giáo.

1


Xuất phát từ thể chế chính trị khác nhau, các nhà nước vận dụng những lý
thuyết quản lý xã hội khác nhau; trong đó, có quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo. Riêng ở Việt Nam, ngay từ những ngày mới giành lại được độc
lập, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được Đảng, Nhà nước
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều thành tựu, góp phần to
lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Cùng với quá trình

đổi mới, hội nhập quốc tế, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về quản lý hoạt động tôn giáo có sự điều chỉnh, bổ sung
để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, do yếu tố nhạy cảm về chính trị, vấn
đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chưa được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu; đến nay, việc xác định chủ thể, nội dung, phương pháp quản lý
còn nhiều vấn đề bất cập, tranh luận, cần tập trung làm rõ, nhất là đối với vùng
mang yếu tố đặc thù về tôn giáo.
Thực tiễn đã chứng minh, ở những vùng có nhiều tôn giáo hay nhiều dân
tộc, giải quyết từng vấn đề đã rất khó. Nằm ở vị trí giao lưu văn hóa của khu
vực, thế giới, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dân tộc cùng sinh sống; trong
đó, có 03 dân tộc thiểu số (Khmer, Hoa, Chăm) chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 8,06%);
có 37% tổng dân số của vùng là tín đồ các tôn giáo với 34 tổ chức, hệ phái của
12 tôn giáo được nhà nước công nhận, 29 tổ chức tôn giáo có đăng ký nhưng
chưa được nhà nước công nhận và trên 15 tổ chức tôn giáo đang hoạt động mà
không trình báo cơ quan chức năng. Vấn đề tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ
mật thiết với nhau, trong đó, có 79,62% đồng bào dân tộc thiểu số là tín đồ tôn
giáo. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long
phải đồng thời giải quyết tốt vấn đề dân tộc bởi vì có dân tộc (Khmer, Chăm)
hầu như chỉ theo một tôn giáo; văn hóa tôn giáo trở thành một yếu tố cấu thành
văn hóa dân tộc; các cơ sở thờ tự đóng vai trò như một trung tâm sinh hoạt văn
hóa cộng đồng dân tộc; vấn đề tôn giáo, dân tộc có quan hệ chặt chẽ với vấn đề
tôn giáo, dân tộc ở Campuchia nói riêng, khu vục Đông Nam Á nói chung. Do
đó, những biến động kinh tế - xã hội ở Campuchia, Thái Lan, nhất là những biến

2


động chính trị trong thời gian gần đây có tác động rất lớn đến tình hình tôn giáo
và dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đồng bằng sông Cửu
Long là vùng có mặt bằng dân trí ở mức thấp, đời sống người dân còn nhiều khó

khăn. Đây là những vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp, đặc ra đối với quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn hiện nay.
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, hoạt động tôn giáo trên địa bàn có
nhiều đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ, phát triển của khu vực với nhiều hoạt
động từ thiện, nhân đạo góp phần chia sẻ gánh nặng với nhà nước trong thực
hiện chính sách xã hội, nhất là y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội; một số lễ hội tôn
giáo trở thành lễ hội chung, được cả cộng đồng đón nhận, đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt văn hóa của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo vẫn còn nhiều diễn
biến phức tạp, nhất là hoạt động truyền đạo, xây dựng cơ sở thờ tự trái pháp luật;
lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền mê tín, kích động mâu thuẫn tôn
giáo - dân tộc; một số tu sĩ có biểu hiện suy đồi về phẩm hạnh; các thế lực thù
địch tiếp tục ra sức lợi dụng quyền tự do tôn giáo gây ảnh hưởng đến an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực tế ấy đã và đang đòi hỏi phải tăng cường
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo để góp phần phát huy giá trị tích
cực của tôn giáo; đảm bảo cho đồng bằng sông Cửu Long phát triển về kinh tế xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long” làm Luận
án tiến sĩ có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, bổ sung cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo; trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng, đề xuất quan điểm,
phương hướng, giải pháp khoa học, mới nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối

3


với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long và những nơi có tình
hình tôn giáo tương đồng

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án có một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, luận án phân tích tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu có liên quan đến lý luận về tôn giáo, thực trạng hoạt động tôn giáo và quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, đặc biệt là quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đưa ra những vấn đề và
kiến thức còn chưa được nghiên cứu hoàn thiện, đầy đủ để tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích, bổ sung một số vấn đề lý luận và
thực tiễn nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo.
Thứ ba, luận án phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay; từ đó, làm rõ những thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ tư, luận án phân tích, dự báo xu hướng vận động của tôn giáo và đề
xuất một số quan điểm, phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo (sáu tôn giáo có số lượng tín đồ lớn hơn 50.000 người là Phật giáo, Phật
giáo Hòa Hảo, Công giáo, Cao Đài, Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam, Tin Lành)
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo ở 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là Long

4



An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Vĩnh Long.
Về thời gian, luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2016 (từ khi
có Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX).
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử; dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
Luận án tiếp cận vấn đề tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ
của khoa học quản lý; đồng thời, sử dụng các phương pháp luận của những
ngành khoa học có liên quan như tôn giáo học, luật học, dân tộc học v.v….
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, có các phương pháp chủ
yếu sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả phân tích nội dung các tài liệu
liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong thời gian qua, là
các thông tin đầu vào của quá trình nghiên cứu. Song song đó, tác giả tổng hợp
nội dung đã phân tích để đưa ra các nhận định, kết luận, là kết quả của quá trình
nghiên cứu.
Phương pháp điều tra xã hội học:
Về cách thức chọn mẫu, tác giả tập trung khảo sát ở các tỉnh có điều kiện
đặc thù, vùng biên giới giáp Campuchia, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, có
các trung ương giáo hội thuộc khách thể quản lý nhà nước có liên quan đến nội
dung luận án như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang, Bến Tre, An
Giang; trong đó, mỗi tỉnh, tác giả sẽ chọn mẫu 03 huyện, mỗi huyện chọn 02 xã.


5


Về cách thức thu mẫu, đối với công chức, ở cấp tỉnh, mỗi tỉnh sẽ thu 03
phiếu (tổng 18 phiếu); ở cấp huyện, mỗi huyện thu 02 phiếu (tổng 36 phiếu); ở
cấp xã, mỗi xã thu 01 phiếu (tổng 54 phiếu). Đối với chức sắc, nhà tu hành, mỗi
huyện chọn 02 cơ sở thờ tự đặc trưng, mỗi cơ sở thu 02 phiếu (tổng 72 phiếu).
Đối với tín đồ, ở mỗi cơ sở thờ tự thu 01 phiếu (tổng 36 phiếu). Bên cạnh đó, tác
giả thu thêm 20 phiếu ngẫu nhiên đối với 20 công chức phụ trách công tác văn
hóa - xã hội cấp xã.
Kết quả điều tra phân tích khách quan thực trạng quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo và dự báo xu hướng vận động tôn giáo trong thời gian tới
thông qua số liệu thống kê. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng hệ thống quan điểm,
phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và trong thời gian tới.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: tác giả nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo thời gian qua để đưa ra kết luận về những
thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Phương pháp thống kê, so sánh: tác giả thống kê các chỉ tiêu liên quan
đến hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo. Từ đó, so sánh, phân tích và đưa ra những kết luận khoa học về hoạt động
tôn giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Phương pháp sử dụng một số phần mềm công nghệ thông tin: tác giả xử lý
số liệu sơ cấp thu thập được bằng phần mềm SPSS, Microsoft Excel để tổng
hợp, phân tích nhằm đưa ra thông tin chân thực phục vụ nghiên cứu.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đã
hoàn thiện chưa ? Hoàn thiện cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo có giá trị như thế nào ?

6


Câu hỏi 2: Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đã hoàn thiện chưa ?
Câu hỏi 3: Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng
yêu cầu ổn định, phát triển ?
5.2. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh xây dựng ba giả thuyết
khoa học như sau:
Giả thuyết 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo chưa được hoàn thiện và khi được bổ sung, hoàn thiện sẽ là cơ sở, nền tảng
để phân tích thực trạng, xây dựng phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Giả thuyết 2: Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng
đồng bằng sông Cửu Long hiện chưa hoàn thiện do còn có một số mặt hạn chế
và cần sớm được khắc phục.
Giả thuyết 3: Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
gắn liền với những đặc thù về kinh tế - xã hội của vùng, nhất là mối quan hệ
giữa dân tộc và tôn giáo.
6. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án kế thừa, bổ sung cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo, cụ thể là khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động tôn
giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; luận giải sự cần thiết phải

quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, nhất là thực hiện chức năng quản lý
của nhà nước nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và sự ổn định về
chính trị - xã hội; chỉ ra những nội dung cơ bản và các yếu tố có ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động tôn giáo. Đây cũng là những nội dung mang tính nền tảng,
nhất quán, xuyên suốt, làm cơ sở để phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

7


Thứ hai, luận án đã phân tích rõ những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hoạt
động tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Trong đó, phân tích những yếu tố đặc thù về địa lý tác động đến
sự hình thành, phát triển tôn giáo; về lịch sử đoàn kết giữa các dân tộc (Kinh,
Khmer, Hoa, Chăm); về mối quan hệ giữa dân tộc - tôn giáo (đồng bào dân tộc
Khmer - Phật giáo Nam tông) và quan hệ giữa tôn giáo trong khu vực với tôn giáo
ở nước ngoài (chủ yếu là Phật giáo Nam Tông ở khu vực với Phật giáo Nam tông
ở Vương quốc Campuchia); về sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Thứ ba, phân tích, đánh giá toàn diện về quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ ra những thành tựu, hạn chế
và nguyên nhân dưới góc độ của khoa học quản lý; đồng thời, làm sáng tỏ những
vấn đề đặt ra cần giải quyết thấu đáo để hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt
động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ tư, luận án phân tích, dự báo về các xu hướng vận động của tôn giáo
và đề xuất một số quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, tập trung giải
pháp hoàn thiện về thể chế, tổ chức bộ máy, đào tạo - bồi dưỡng công chức, tổ
chức thực hiện chính sách, tuyên truyền - vận động, hợp tác quốc tế, thanh tra kiểm tra.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án phân tích làm rõ, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần xây
dựng, hoàn thiện cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và trong giảng dạy,
học tập, nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

8


8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có
04 chương:
Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 4: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo vùng đồng bằng sông Cửu Long.

9


Chương 1:
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. Nghiên cứu lý luận về tôn giáo
Thứ nhất, nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và một số
nhà khoa học về tôn giáo. Hướng nghiên cứu này phân tích, làm rõ quan điểm

của Karl Heinrich Marx (1818 - 1883), Friedrich Engels (1820 - 1895), Vladimir
Ilyich Lenin (1870 - 1924) (Mác - Lênin) và một số nhà triết học, xã hội học về
vấn đề tôn giáo. Trong đó, chủ yếu là nghiên cứu việc vận dụng quan điểm duy
vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề tôn giáo ở
Việt Nam. Theo cách tiếp cận này, có các công trình tiêu biểu sau:
Nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải
Thanh biên soạn (2005) công trình “Tôn giáo lý luận xưa và nay”. Công trình
này có hai phần, phần thứ nhất nghiên cứu những tiền đề lý luận của tôn giáo
học như lịch sử triết học tôn giáo, các lý thuyết tôn giáo học và phân tích tôn
giáo với tư cách là một hiện tượng xã hội; phần thứ hai, nghiên cứu về lịch sử
các tôn giáo lớn và một số phong trào tôn giáo mới trên thế giới.
Năm 2006, nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp (chủ biên), Nguyễn Công Oánh,
Bùi Thành Phương biên soạn và xuất bản công trình “Tôn giáo học nhập môn”.
Trong đó, các tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về tôn giáo, đặc biệt là phân tích
quan điểm về tôn giáo của các nhà triết học, xã hội học như E.Troeltsch, R.Otto,
P.L.Berger, K.Marx, F.Engels, M.Weber, V.Jemes, S.Freud, E.Fromm v.v…
Đồng thời phân tích lịch sử hình thành tôn giáo và tư tưởng triết học của một số
tôn giáo, mối quan hệ giữa tôn giáo, con người, xã hội.
Năm 2011, tác giả Trần Quang Thái đã biên soạn công trình “Một số vấn
đề triết học tôn giáo”, đã phân tích vấn đề thượng đế, niềm tin vào thượng đế,
cái ác, mặc khải, số phận con người v.v… dưới nhiều góc độ tiếp cận, học
thuyết, tư tưởng khác nhau như học thuyết xã hội học tôn giáo, thần học tôn

10


giáo, học thuyết tôn giáo của S.Freud và tư tưởng của nhiều nhà triết học khác
giải thích, phân tích các vấn đề có liên quan.
Đặc biệt, năm 2012, tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã biên soạn và xuất bản
công trình “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, đã phân tích

sâu sắc những vấn đề lý luận chung về tôn giáo như khái niệm, lịch sử hình thành
ý thức tôn giáo, yếu tố cấu thành một hình thức tôn giáo, nhu cầu, vai trò và diễn
biến tôn giáo trong đời sống. Trong đó, khẳng định “Những hình thức tôn giáo….
vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thế tục, quan hệ chặt chẽ với đời sống một
xã hội nông nghiệp, qua các phong tục, tập quán, theo chu kỳ đời người từ lúc
sinh ra, qua thời trưởng thành khi về già, kéo dài sang thế giới bên kia với tổ tiên,
với các vị thần linh. Tôn giáo đã trở thành “một hiện tượng xã hội” [124,tr.473].
Bên cạnh đó, còn có các bài viết “Hệ tư tưởng Đức trong sự tiến triển
quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen về tôn giáo” của tác giả Nguyễn Quang
Hưng, Tạp chí triết học, số 4 (179), tháng 4-2006; “Tư tưởng tôn giáo trong luận
án tiến sĩ của C.Mác” của tác giả Ngô Đức Thịnh, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo,
số 6-2008; “Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen về lao động bị tha hóa và sự
tha hóa của tôn giáo” của tác giả Trương Hải Cường, Tạp chí nghiên cứu tôn
giáo, số 6-2001; “V.I.Lênin bảo vệ và phát triển tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăngghen về tôn giáo” của tác giả Lê Đại Nghĩa, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo,
số 2-2002; “Lại bàn về Tôn giáo” của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Tạp chí nghiên
cứu tôn giáo, số 04-2004; “Ph.Ăngghen về tôn giáo - những di sản quý giá” của
tác giả Nguyễn Đức Lữ, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 5-2004; “Vài suy nghĩ
về quan niệm của C.Mác và Ph.Ănghen về tôn giáo” của tác giả Nguyễn Quang
Hưng, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 5-2005; “Tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về chức năng, vai trò của tôn giáo qua một số công
trình kinh điển” của tác giả Nguyễn Khắc Đức, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số
10-2009; đã phân tích, chỉ ra bối cảnh lịch sử, cơ sở hình thành, những luận điểm
chủ yếu của K.Marx và F.Engels về những vấn đề cốt lõi của tôn giáo, sự mâu
thuẫn giữa ảo tưởng tôn giáo với đời sống hiện thực và nhiệm vụ của những

11


người cộng sản đối với tôn giáo. Đồng thời, phân tích các quá trình của tôn giáo

qua một số giai đoạn lịch sử để nhận thức về tôn giáo trong mối quan hệ với lịch
sử, văn hóa, dân tộc.
Hệ thống quan điểm về tôn giáo của các nhà triết học đã cung cấp, luận
giải dưới nhiều góc độ tiếp cận, góp phần cung cấp góc nhìn toàn diện về vấn đề
liên quan đến tôn giáo. Đặc biệt, triết học Mác - Lênin với quan điểm duy vật về
lịch sử đã luận giải một cách khoa học về nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn
giáo đối với đời sống xã hội. Đây là một trong những cơ sở lý luận quan trọng
đối với quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.
Thứ hai, nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo. Hướng nghiên cứu này phân tích tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
công tác tôn giáo trong điều kiện đặc thù của dân tộc nhằm phát huy sức mạnh
đoàn kết toàn dân. Từ đó, nêu ra một số giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo hiện
nay trên cơ sở kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhóm tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Ngô Phương Bá, Võ Minh Tuấn,
Nguyễn Minh Ngọc nghiên cứu và xuất bản (1998) công trình “Hồ Chí Minh về
vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng” góp phần tìm hiểu tư tưởng, quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng. Đồng thời, tập hợp một số bài nói,
viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề này.
Năm 2003, nhóm tác giả Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Lê Huy Hòa,
Nguyễn Đăng Vinh đã xuất bản công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc,
tôn giáo và đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam”, công trình này tuyển chọn
các bài viết, bài phân tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, tôn giáo;
các bài nghiên cứu về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với vấn đề tôn
giáo, vấn đề dân tộc nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Năm 2009, tác giả Vũ Văn Hậu xuất bản công trình “Củng cố mối quan
hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh”, trình bày mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
và phân tích quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

12



Qua đó, công trình nêu ra một số giải pháp củng cố quan hệ giữa dân tộc và tôn
giáo ở Việt Nam; trong đó, tập trung phân tích vai trò của việc phát huy tính
đồng thuận xã hội, văn hóa, đổi mới nhận thức, chống lợi dụng tôn giáo.
Năm 2012, tác giả Lê Bá Trình đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Triết
học “Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng quan điểm đó vào
việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay” tại Học viện
Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình đã hệ thống những quan điểm cơ bản của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo, đoàn kết dân tộc, nhất là đoàn kết lương giáo;
đồng thời, phân tích kết quả việc vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
để xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc, chủ yếu giai đoạn 1990 đến 2012.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận
dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc.
Năm 2017, nhóm tác giả Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Xuân Trung (đồng chủ
biên) nghiên cứu, biên soạn công trình “tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín
ngưỡng”. Công trình này nghiên cứu, tổng hợp có hệ thống, chặt chẽ về cơ sở
hình thành, quá trình phát triển và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời, phân tích quá trình vận dụng và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng trong thời kỳ mới.
Trong đó, công trình đã làm nổi bật tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng là khoan dung, đoàn kết lương giáo.
Ngoài ra, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác tôn giáo còn
có các bài viết như “Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo với một số lĩnh
vực của đời sống xã hội” của tác giả Nguyễn Đức Lữ, Tạp chí nghiên cứu tôn
giáo, số 6-2002, “Quan điểm của Hồ Chí Minh về đề cao sự tương đồng, tôn trọng
sự khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội” của tác giả Phạm Hữu Xuyên, Tạp
chí nghiên cứu tôn giáo, số 5-2006, v.v… đã phân tích khái quát về tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo

đã đạt được nhiều thành công, góp phần làm nổi bật những nguyên tắc, quan

13


điểm xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác tôn giáo là "khoan
dung, đoàn kết lương giáo". Đồng thời, chứng minh những giá trị mang tính thời
đại của những tư tưởng ấy qua những thành công trong chính sách tôn giáo hiện
nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu xu hướng vận động của các tôn giáo, những vấn đề về
tôn giáo mới phát sinh trong thời kỳ phát triển của khoa học kỹ thuật và hội
nhập quốc tế.
Năm 2007, tác giả Trịnh Quốc Tuấn, Hồ Trọng Hoài đã xuất bản công
trình “Toàn cầu hóa và tôn giáo”; trong đó, phân tích các vấn đề toàn cầu hóa,
tác động của toàn cầu hóa đến tôn giáo; đặc biệt là vấn đề tôn giáo trong những
thập niên đầu thế kỷ XXI và các thái độ, quan điểm đối với tôn giáo trước những
đổi thay của thời đại.
Các bài viết “Toàn cầu hóa tôn giáo: khái niệm, biểu hiện và mấy vấn đề
đặt ra” của tác giả Đỗ Quang Hưng, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 02-2006; “Về
những điều mới xuất hiện trong đời sống tôn giáo hiện nay” của tác giả Đặng
Nghiêm Vạn, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 03-2006; “Suy nghĩ về nguyên tắc
thế tục trong mối quan hệ Nhà nước và Giáo hội” của tác giả Nguyễn Khắc Nghĩa,
Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 04-2004; “Trao đổi về một số xu hướng phát triển
tôn giáo” của tác giả Trần Văn Trình, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 08-2008 đã
phân tích những xu hướng, những biểu hiện mới của tôn giáo trong thời đại ngày
nay. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra những xu hướng cơ bản của hoạt động tôn
giáo như đa dạng hóa, thế tục hóa, phát triển quan hệ quốc tế .v.v...
Đặc biệt, bài viết “Xung đột tôn giáo nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế”,
của tác giả Hoàng Khắc Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4-2004, phân tích
khái quát về con đường ra đời của tôn giáo, khẳng định bản chất của tôn giáo

không phải là xung đột và bạo lực; chỉ ra năm nguyên nhân của sự xung đột tôn
giáo. Đồng thời, tác giả khẳng định: “xung đột tôn giáo không xuất phát từ bản
chất tôn giáo. Xung đột tôn giáo còn xảy ra bởi nguyên nhân phi tôn giáo. Vì

14


×