Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp thu gom rác thải nhựa trên sông phú lộc, quận thanh khê, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
--------------------------

TRƯƠNG CÔNG THÀNH

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU GOM RÁC
THẢI NHỰA TRÊN SÔNG PHÚ LỘC, QUẬN THANH KHÊ, TP. ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Đà Nẵng - 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG

TRƯƠNG CÔNG THÀNH

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU GOM RÁC
THẢI NHỰA TRÊN SÔNG PHÚ LỘC, QUẬN THANH KHÊ, TP. ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý tài ngun và mơi trường
Mã số: 3150319014

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Khánh


Đà Nẵng, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết
quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Khánh và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác trước đây. Tơi hồn toàn chịu trách
nhiệm nếu vi phạm bất kỳ quy định nào về đạo đức khoa học.
Tác giả

TRƯƠNG CÔNG THÀNH

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy
Nguyễn Văn Khánh và cơ Kiều Thị Kính đã hướng dẫn tơi tận tình trong suốt thời gian
thực hiện. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi
Trường, trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tơi hồn thành
khóa luận này. Tơi xin chân thành cảm ơn các anh/ chị: Trần Minh Thiện, Võ Xuân Cẩm
Thúy, Trần Hoàng Anh Phước và các bạn là sinh viên lớp 19CTM đã giúp đỡ và hỗ trợ
tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
TĨM TẮT .................................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1 Tổng quan về rác thải nhựa ................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm cơ bản về nhựa. ............................................................................ 3
1.1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa ....................................................... 3
1.1.3 Phân loại chất thải rắn .................................................................................. 5
1.1.4 Phân loại nhựa............................................................................................... 6
1.1.5 Tác hại của rác thải nhựa .............................................................................. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu công nghệ thu gom RTN trên sông trong và ngoài nước . 9
1.2.1. Trên Thế giới................................................................................................. 9
1.2.2 Ở Việt Nam.................................................................................................. 12
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ...................................................................... 15
1.3.1 Thơng tin vị trí địa lý ................................................................................... 15
1.3.2 Thủy văn sông Phú Lộc ................................................................................ 15
1.4 Hoạt động kinh tế - xã hội ven sông Phú Lộc ..................................................... 15
1.5 Hiện trạng rác thải tại hạ lưu sông Phú Lộc, quận Thanh Khê ........................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 18
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 18
2.1.1 Đối tượng ..................................................................................................... 18
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ........................................................ 18

2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................... 18
2.2.3 Phương pháp xác định thành phần rác thải ................................................ 18
2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu ............................................................................ 19
iii


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 20
3.1 Hiện trạng phát sinh rác thải trên sông Phú Lộc ................................................. 20
3.2 Thành phần rác thải trên sông Phú Lộc............................................................... 21
3.3 Thành phần RTN thất thốt ra biển thơng qua cửa sơng .................................... 23
3.4 Đề xuất mơ hình thu gom RTN trên Sông Phú Lộc ............................................ 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 29
Phục lục 1: Mẫu Phiếu kiểm toán ................................................................................ 1

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

RTN


Rác thải nhựa

2

RTR

Rác thải rắn

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

URENCO

Công ty Môi Trường Đô Thị

5

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên Hợp Quốc

6

XLNT


Xử lý nước thải

7

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình ảnh

Trang

Hình 1.1

Mơ hình thu gom rác thải nhựa trên sông của tổ chức The
Ocean Cleanup (Nguồn: Reuters/AP)

10

Hình 1.2

Thu gom rác thải nhựa trên sơng bằng cơng nghệ “ Hàng rào
bong bóng” (Nguồn: vnexpress.net)


11

Hình 1.3.

Máy cắt rong và máy vớt rác đang làm việc

11

Hình 1.4.

Bẫy rác từ ngư cụ cũ | Nguồn: UNESCO

13

Hình 1.5.

Máy thu rác trên sơng | Nguồn: UNESCO

13
14

Hình 1.6.

Máy nhặt rác biển thông minh do sinh viên Trường Đại học
Bách khoa Đà Nẵng sáng chế. (Ảnh: XUÂN LAN)

Hình 1.7.

Ƭhiết bị thu gom rác trên sơng đang hoạt động


15

Hình 2.8.

Vị trí nghiên cứu tại sơng Phú Lộc

18

Hình 3.9.

Bãi tập kết rác ven sơng khơng đúng quy định

20

Hình 3.11.

Tỷ lệ thành phần rác thải trên sơng Phú Lộc (Đơn vị: %)

21

Hình 3.12

Tỷ lệ thành phần RTN trên sơng Phú Lộc (Đơn vị:%)

22

Hình 3.13

Kiểm tốn CTR trên sơng Phú Lộc


23

Hình 3.14.

Kiểm tốn CTR khu vực cửa sơng Phú Lộc

23

Hình 3.15.

Tỷ lệ thành phần rác tại cửa sơng Phú Lộc (đơn vị: %)

24

Hình 3.16.

Tỷ lệ phát thải khối lượng RTN tại cửa sông Phú Lộc (đơn
vị: %)

24

Hình 3.17.

Mơ hình phao qy chặn rác nổi

26

Hình 3.18.


Thiết lập lưới thu gom và tiến hành vợt rác sau thu gom tại
cửa sơng

26

hình ảnh

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 2.1

Nhận diện các loại nhựa

6

vii


TĨM TẮT
Luận văn trình bày hiện trạng các nguồn rác thải phát sinh, kết quả kiểm toán xác
định thành phần rác thải nhựa và đề xuất giải pháp thu gom rác thải nhựa trên sông và

vùng cửa sông Phú Lộc. Kết quả cho thấy, tại hạ lưu sông Phú Lộc nhựa
HDPE/LDPE/PP có khối lượng cao nhất với 12,7 kg chiếm tỉ lệ 48,86% và túi ni lơng
có khối lượng đứng thứ hai với 6,2 kg/ngày chiếm tỉ lệ 23,86%. Tại vùng cửa sơng, bao
bì hỗn hợp nhiều lớp có khối lượng cao nhất với 10,6 kg/ngày, chiếm tỉ lệ 47,01% và túi
ni lơng có khối lượng cao thứ hai với 6,2 kg/ngày chiếm tỉ lệ 23,86%. Nguyên nhân dẫn
đến ô nhiễm chất thải rắn trên sông chủ yếu là do tốc độ phát triển kinh tế tại khu vực
kéo theo các sản phẩm sau quá trình sinh hoạt của người dân đồng thời ý thức của người
dân chưa cao, hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng các nguồn thải chưa hiệu quả...
Từ đó đưa ra một số biện pháp thu gom rác thải nhựa trên sông dựa trên quy mô và điều
kiện kinh tế tại sông Phú Lộc nhằm cung cấp hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa và hỗ trợ
chính quyền địa phương lựa chọn phương án phù hợp với bối cảnh địa phương cho việc
thu gom rác thải nhựa, giảm ô nhiễm rác thải nhựa trên sơng Phú Lộc.
Từ khóa: Rác thải nhựa, RTN trên sơng, sông Phú Lộc, ô nhiễm nhựa.

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhựa là một loại vật liệu được điều chế từ các nhóm cao phân tử, cao phân tử được
cấu tạo từ những nhóm đơn phân tử nhỏ thông qua phản ứng kết nối. Nó là một trong

những nguyên liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng hàng
ngày cũng như là đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp. Với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm nhựa ngày càng đa dạng, và được sử dụng thay
thế nhiều loại vật liệu truyền thống như sắt thép, thủy tinh… Vì vậy, ngành cơng
nghiệp nhựa ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành quan trọng
trong nền kinh tế. Cho tới nay, phần lớn sản phẩm nhựa mà con người sử dụng là
nhựa 1 lần sau đó thải bỏ (điển hình là trong các đồ dùng phục vụ sinh hoạt) cho nên
số lượng rác thải nhựa tăng lên không ngừng cùng với nhu cầu của các sản phẩm

nhựa.
Rác thải nhựa đại dương đã và đang trở thành chủ đề cấp bách được chú trọng
trong việc quản lý rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam. Các tính chất của nhựa
như khả năng đàn hồi, độ bền, dễ dàng thiết kế, trọng lượng nhẹ, tính linh hoạt cao
và giá thành thấp làm cho nó trở thành vật liệu được lựa chọn dẫn đến sự phân phối
của chúng trên toàn thế giới với một vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày (Cole và cộng sự, 2011). Theo ước tính, khối lượng rác thải nhựa trung bình được
đổ vào đại dương khoảng 6,4 triệu tấn mỗi năm hơn nửa nhựa đã trở thành vật liệu chính
của mảnh vụn biển được tích lũy trong các đại dương (Jambeck et al., 2015). Rác thải
xâm nhập vào đại dương từ hai nguồn chính đó là: 80% rác thải nhựa đổ ra đại dương
có nguồn từ đất liền thơng qua dịng chảy của sơng và 20% cịn lại là hoạt động hàng
hải như đánh bắt hải sản, du lịch, giải trí và vận chuyển hàng hóa trên biển ( Jambeck et
at., 2020). Năm 2021, hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa liên quan đến đại dịch được tạo ra
trên toàn thế giới, với khoảng 25.000 tấn đi vào các đại dương trên thế giới (Peng và
Cộng sự, 2021). Hệ sinh thái cửa sông là nơi lọc trầm tích và tiếp nhận các chất ơ nhiễm
từ sơng trước khi chúng chảy ra biển, cung cấp nước sạch hơn cho sinh vật biển. Nơi
đây không chỉ tiếp nhận và thanh lọc các chất ơ nhiễm mà cịn là nơi duy trì cân bằng
hệ sinh thái, giao thơng đường thủy, cảnh quan thiên nhiên thu hút khách du lịch, phát
triển văn hóa của người dân nơi đây và nguồn lợi cá, động vật có vỏ sử dụng cửa sơng
làm vườn ươm để sinh sản và phát triển của con non.
Sông Phú Lộc là một trong 4 hệ thống sơng ngịi của TP. Đà Nẵng bắt nguồn từ
thôn Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) chảy qua phường Hòa
Minh đổ ra Vịnh Đà Nẵng thông qua cửa sông thuộc quận Thanh Khê. Trên thực tế, đây
1


là dịng sơng tiếp nhận nước thải thơng qua các cống và cũng là hệ thống thoát nước
mưa trên địa bàn quận. Hiện nay, sông Phú Lộc đã được đầu tư hệ thống thu gom nước
thải chuyển về Trạm xử lý nước thải Phú Lộc. Tuy nhiên, tình trạng nước thải chưa thu
gom, xử lý triệt để vẫn còn ở một số cống gây ô nhiễm tại khu vực tiếp nhận, gây mất

mỹ quan tại vùng cửa sông và ven biển Nguyễn Tất Thành. Đặc biệt vào mùa mưa, trầm
tích được nước mưa và các cống thải xáo trộn gây hiện tượng đục nước, mùi gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người dân xung
quanh.
Hiện nay, chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể về hiện trạng ô nhiễm và thất thốt
rác thải nhựa trên sơng Phú Lộc. Chính vì vậy, tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu hiện
trạng và đề xuất giải pháp thu gom rác thải nhựa trên sông Phú Lộc, quận Thanh
Khê, TP. Đà Nẵng” nhằm cung cấp hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa và hỗ trợ chính
quyền địa phương lựa chọn phương án phù hợp với bối cảnh địa phương cho việc thu
gom rác thải nhựa, giảm ô nhiễm rác thải nhựa trên sông Phú Lộc.
2. Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề xuất mơ hình thu gom rác thải nhựa nhằm giảm tình trạng ơ nhiễm
rác thải nhựa trên sơng Phú Lộc.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng RTN tại khu vực sông;
- Xác định thành phần RTN thất thốt ra biển qua cửa sơng và RTN trên sơng Phú
Lộc;
- Đề xuất mơ hình thu gom RTN tại cửa sông và các điểm thải trên sông Phú Lộc.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm thơng tin cơ sở khoa học về mơ hình thu
gom rác thải nhựa trên sơng.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để cung cấp hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa và hỗ trợ
chính quyền địa phương lựa chọn phương án phù hợp với bối cảnh.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng RTN tại khu vực sông;
- Xác định thành phần RTN thất thoát ra biển qua cửa sông và RTN trên sông Phú
Lộc;

- Đề xuất mô hình thu gom rác thải nhựa trên sơng Phú Lộc.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về rác thải nhựa
1.1.1 Khái niệm cơ bản về nhựa.
Nhựa là một loại vật liệu được điều chế từ các nhóm cao phân tử, cao phân tử được
cấu tạo từ những nhóm đơn phân tử nhỏ thông qua phản ứng kết nối. Trạng thái thông
thường của nhựa nằm giữa cứng và lỏng, chúng còn được gọi với tên chất dẽo.
Chúng được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng
ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện... cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời
sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu
tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thơi tác dụng.
Rác thải nhựa là cụm từ được sử dụng để chỉ những sản phẩm được làm bằng nhựa,
đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và vứt ra ngồi mơi trường. Rác thải nhựa
gồm có túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa hay các loại đồ chơi, vật dụng bằng
nhựa….những sản phẩm này có đặc điểm chung là thời gian phân hủy lâu có thể lên đến
hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm.
1.1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa
a) Ý thức của từng cá nhân:
Vấn đề nhận thức và điều chỉnh hành vi của mỗi người trong cộng đồng cịn chưa
được đề cao. Chính vấn đề ý thức của mỗi cá nhân cịn chưa tốt, là một ngun nhân
khó tháo gỡ trong thực tế. Tồn tại này thể hiện ngay từ việc tiêu dùng và xử lý rác thải,
thể hiện dưới các khía cạnh sau:
– Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần với suy nghĩ tiện lợi, nhanh gọn, sạch
sẽ.
Suy nghĩ này của người dân đang khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số
nhân. Mỗi người, mỗi ngày lại thải ra rất nhiều rác thải nhựa mà họ cho rằng không thể

tái sử dụng. Đồ nhựa dùng 1 lần như cốc, thìa, bát nhựa… dễ tìm mua, giá thành tương
đối rẻ. Điều này đang khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ, khơng
kiểm sốt.
– Nhiều cá nhân cịn vứt rác bừa bãi:
Người dân chưa phân loại rác, chưa vứt rác đúng nơi quy định. Nhiều người thường
tiện tay vứt rác ở bất kì đâu như trên đường, bờ biển, cống, rãnh… Họ nghĩ một hành
động nhỏ không để lại hệ quả về sau. Nhưng nhiều hành động như vậy lại khiến cho rác
thải tràn lan, khó thu gom, xử lý. Đặc biệt là phần lớn mọi người cũng bỏ qua, khơng có
trách nhiệm nhắc nhở hay thu gom rác.

3


Cống rãnh là nơi thoát nước, mang đến vẻ đẹp cho đường xá. Tuy nhiên, việc xả
rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập lụt đường phố… Từ đó
mang đến các tồn tại trong nhiều vấn đề cần giải quyết khác.
– Chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn:
Người dân thường để chung các loại rác và vứt tại một địa điểm. Trong khi các
loại rác có thời gian phân hủy khác nhau, khả năng tái chế khác nhau. Phần lớn người
dân hiện nay vẫn thường vứt rác thải nhựa với các loại rác vô cơ khác… gây khó khăn
cho q trình thu gom, xử lý. Điều này làm cồng kềnh, kém hiệu quả trong chỉ đạo và
thực hiện xử lý rác trên thực tế.
b) Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa:
Việc kiểm soát, xử lý trên thực tế chưa mang lại hiệu suất và hiệu quả cao. Hệ
thống xử lý rác thải nhựa chưa hồn thiện, cịn lạc hậu, hiệu quả kém… Nó có thể đến
từ quy trình, cơng nghệ cũng như trình độ thực tế của người thực hiện. Đây cũng là lý
do khiến cho lượng rác thải nhựa thải ra môi trường tăng nhanh chóng:
– Phải đánh giá được tính ứng dụng, đảm bảo hiệu quả tái chế, tái sử dụng. Hệ
thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn lạc hậu, hiệu suất kém do một số nguyên nhân
cơ bản:

+ Hạ tầng tiếp nhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát;
+ Chưa có sự đầu tư chuyên nghiệp, mạnh mẽ ở các ngành cơng nghiệp;
+ Chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để. Phải đến từ chính
sách, kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ từ các cấp đến các doanh nghiệp và thay đổi
nhận thức của người dân.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi ngày nước ta có khoảng 80.000 tấn rác thải
nhựa thải ra môi trường. Đây là một con số lớn và đáng báo động. Tuy nhiên, chỉ có
20% được đem đi tái chế. Trong khi đó, có đến 80% được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc
đốt. Chính các nhận thức, hành động sai lầm này có thể để lại hậu quả về sau, làm ô
nhiễm nguồn nước, đất, khơng khí.
c) Sự thờ ơ của chính quyền địa phương:
Phải có các chính sách, đầu tư để thực hiện đồng bộ hoạt động xử lý rác thải nhựa
ở từng địa phương. Nguyên nhân tiếp theo là do chính quyền địa phương không thắt
chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa.
+ Bởi việc đầu tư có những tốn kém ban đầu, chưa định hướng được cách làm hiệu
quả.
+ Thiếu hụt hệ thống quản lý chất thải.
+ Chỉ làm việc, tun truyền một cách hình thức, hời hợt.
Ngồi ra, việc thu gom xử lý rác thải nhựa ở đơ thị và nơng thơn cũng có sự khác
nhau rõ rệt. Lượng rác thải thu gom được ở đô thị khoảng 85,5%; cịn ở nơng thơn chỉ
4


khoảng 45,6%. Điều này dẫn đến trách nhiệm của từng người chưa được đề cao, càng
làm giảm đi nhận thức, thay đổi tư duy thực tế. Số rác thải nhựa cịn lại vẫn trơi nổi
ngồi mơi trường, chưa được xử lý đúng cách.
1.1.3 Phân loại chất thải rắn
Chất thải rắn có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguồn
phát sinh, mức độ nguy hại, thành phần và trạng thái. Cụ thể như sau:
a) Phân loại theo nguồn phát sinh

- Chất thải sinh hoạt: Phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các
trung tâm dịch vụ, công viên;
- Chất thải công nghiệp: Phát sinh từ q trình sản xuất cơng nghiệp và thủ công
nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là ở thể rắn, lỏng và
khí);
- Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tơng vỡ, vơi vữa,
đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra;
- Chất thải nông nghiệp: Phát sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch;
- Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế.
b) Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: Là chất dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mịn, nhiễm khuẩn
độc hại, chứa phóng xạ, kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây ra
rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con người và sự phát triển của động, thực vật, đồng
thời là 7 nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và khơng khí;
- Chất thải khơng nguy hại: Là các chất khơng chứa các chất và hợp chất có các
tính chất nguy hại. Thường là các phát thải trong sinh hoạt gia đình, đơ thị.
c) Phân loại theo thành phần
- Chất thải vơ cơ: Là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây
dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ của hộ
gia đình;
- Chất thải hữu cơ: Là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất
thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo
vệ thực vật.
d) Phân loại theo trạng thái chất thải
- Thể rắn: Bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo máy, xây
dựng (kim loại, da, hóa chất, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng, v.v..)
- Thể lỏng: Phân bùn từ cỗng rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu
bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp, v.v..


5


- Thể khí: Bao gồm khí thải từ các động cơ trong các nhà máy, ô tô, máy kéo, sản
xuất vật liệu, v.v…
1.1.4 Phân loại nhựa
Bảng 1.1 Nhận diện các loại nhựa
STT Mã nhận Mơ tả
diện

Tính chất

Sản phẩm

1

Trong suốt,
bền,
dai,
chống thấm
khí,
chống
thấm ẩm, chịu
nhiệ

Sợi, túi xách,
quần
áo,
màng,
chai/hộp đựng

đồ uống và
thực
phẩm,
thảm, dây đai
đóng hàng, áo
nỉ,
túi/vali,
chai

Cứng,
bền,
dai, chịu được
hóa chất và độ
ẩm,
chống
thấm khí, dễ
gia cơng và dễ
định hình

Chai
đựng
nước giặt, dầu
gội, dầu xả và
dầu động cơ;
ống,
xơ,
thùng, chậu
hoa,
đường
viền cho bồn

hoa,
thùng
chất thải tái
chế, băng ghế,
nhà cho chó,
gỗ nhựa, gạch
lát sàn, bàn ăn
du lịch, hàng
rào

Đa
năng,
trong suốt, dễ
pha trộn, bền,
dẻo, có khả
năng chống
dầu mỡ và hóa
chất

Bao bì, bìa hồ
sơ có thể tháo
rời, ván sàn,
vách
ngăn,
máng nước,
chắn
bùn,
màng, gạch lát

2


3

Polyethylene
Terephthalate
(PET, PETE) PET có tính chất
trong suốt, cứng, chống thấm khí,
chống ẩm tốt. Chúng thường
được sử dụng để sản xuất chai
nước giải khát và nhiều dạng sản
phẩm tiêu dùng. Các ứng dụng
khác bao gồm dây đai đóng hàng,
hộp đựng thực phẩm và phi thực
phẩm. Các loại PET tái chế dạng
vảy và hạt đang được sử dụng
ngày càng nhiều trong sản xuất
sợi dệt thảm và vải địa kỹ thuật
(geo-textiles). Tên thường gọi
(nickname): Polyeste
Polyethylene mật độ cao (HDPE)
HDPE được sử dụng để sản xuất
chai dùng cho các sản phẩm sữa,
nước trái cây, nước và sản phẩm
giặt là. Các chai khơng màu có
đặc tính mờ (khơng trong suốt),
chống thấm khí tốt và có độ cứng
cao, rất phù hợp để làm bao bì cho
các sản phẩm có thời hạn sử dụng
ngắn, ví dụ như sữa. Do HDPE có
khả năng chống chịu hóa chất tốt

nên chúng được sử dụng để đóng
gói nhiều sản phẩm gia dụng và
các hóa chất cơng nghiệp như
chất tẩy rửa và thuốc tẩy. Chai
HDPE màu có khả năng chống
nứt vỡ tốt hơn so với các loại chai
HDPE trong suốt.
Vinyl (Polyvinyl Chloride, V hay
PVC) Ngồi tính chất vật lý ổn
định, PVC có khả năng chống
chịu rất tốt với hóa chất, thời tiết,
tính dẫn lưu và dẫn điện ổn định.
Các sản phẩm Đa năng, trong
suốt, dễ pha trộn, bền, dẻo, có khả
6


4

5

6

năng chống Bao bì thực phẩm và
phi thực phẩm, ống nghe y tế, dây
và cáp cách điện, màng, vật Bao
bì, bìa hồ sơ có thể tháo rời, ván
sàn, vách ngăn, máng nước, chắn
5 nhựa vinyl có thể được chia
thành vật liệu cứng và mềm. Thị

trường chính là sản xuất chai và
bao bì, song cũng được sử dụng
rộng rãi trong thị trường xây dựng
như ống nước và ống nối, vật liệu
ốp tường, lót thảm trải sàn và cửa
sổ. Vinyl mềm dẻo được sử dụng
trong sản xuất dây và cáp cách
điện, màng và các sản phẩm da
tổng hợp trải sàn, lớp phủ, túi
đựng máu, ống y tế và nhiều ứng
dụng khác
Polyethylene mật độ thấp
(LDPE) Được sử dụng chủ yếu
trong các ứng dụng làm màng do
mềm dẻo, dễ uốn và tương đối
trong, được sử dụng phổ biến
trong các ứng dụng cần hàn nhiệt.
LDPE cũng được sử dụng để sản
xuất một số chai và nắp đậy mềm
dẻo; dây và cáp điện
Polypropylene
(PP)
Polypropylene có khả năng chịu
được các hóa chất, bền và có điểm
nóng chảy cao do vậy rất phù hợp
với việc chứa chất lỏng nóng. PP
được sử dụng trong sản xuất bao
bì mềm dẻo và cứng từ các dạng
sợi cho đến các phụ tùng ô tô và
sản phẩm tiêu dùng

Polystyrene (PS) Polystyrene là
loại nhựa đa năng có thể ở dạng
cứng hoặc xốp. Nhìn chung nhựa
polystyrene trong suốt, cứng và
giịn. Có nhiệt độ nóng chảy
tương đối thấp. Ứng dụng phổ
biến là bao bì, hộp, nắp đậy, ly,
chai và khay.

7

sàn, thảm, sàn
nhà,
khay
đựng
băng
cát-xet,
tủ
điện, dây cáp,
mũ bảo hiểm,
vòi tưới cây,
viền
chân
tường nhà di
động.

Dễ gia cơng,
bền, dai, dẻo,
dễ sử dụng, dễ
hàn

kín,
chống ẩm

Bền,
dai,
chống nhiệt,
hóa chất và
dầu mỡ, dễ
uốn,
chống
ẩm

Đa năng, cách
nhiệt, trong và
dễ tạo hình

Bao bì vận
chuyển,
lót
thùng
chất
thải, gạch lát
sàn, đồ nội
thất,
màng,
thùng ủ, thùng
chất thải, gỗ
trang trí, gỗ
nhựa
Vỏ hộp ắc qui

ơ tơ, đèn tín
hiệu, cáp ắc
qui, chổi, bàn
chải,
cào
tuyết, ống dẫn
dầu, giá đỡ xe
đạp,
thùng,
khay
Nhiệt kế, bảng
công tắc đèn,
tấm
cách
nhiệt,
khay
đựng trứng,
đường
ống
thông
hơi,
khay đựng tài
liệu, thước kẻ,
thẻ cài bằng
lái/giấy phép,


7

Các loại khác Mã có nghĩa là bao

bì được làm từ một loại nhựa
ngoài 6 loại nhựa trên, hoặc làm
từ hơn một loại nhựa được liệt kê
ở trên và được sử dụng bằng cách
kết hợp nhiều lớp

bao bì dạng
vật liệu xốp,
tấm xốp, ly
Tùy thuộc vào Chai và các
loại
nhựa vật dụng từ gỗ
hoặc sự kết nhựa
hợp các loại
nhựa

1.1.5 Tác hại của rác thải nhựa
Cho tới nay, phần lớn sản phẩm nhựa mà con người đang sử dụng là nhựa dùng
một lần, sau đó thải bỏ (điển hình là trong các đồ dùng phục vụ sinh hoạt) và như vậy
số lượng rác thải nhựa cũng tăng lên không ngừng cùng với nhu cầu sử dụng các sản
phẩm nhựa. Những năm gần đây chỉ có khoảng 14% chất thải nhựa được thu hồi để tái
chế hoặc tái sử dụng so với 60% chất thải giấy và 90% chất thải thép. Đây là một thách
thức lớn cho mơi trường bởi với đặc tính bền trong môi trường tự nhiên, phải mất một
thời gian rất lâu, có thể lên tới hàng trăm năm, những rác thải nhựa này mới có thể phân
hủy được. Ví dụ điển hình là túi ni lơng dùng làm bao bì, khi thải bỏ hoặc được thu gom
đưa đi chôn lấp thì chúng vẫn lẫn vào đất và tồn tại hàng trăm năm. Điều này sẽ làm
thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mịn và làm cho đất không giữ được nước, dinh
dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất... do đó làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Nếu túi ni lông bị vứt xuống ao, hồ, sơng, ngịi, cống... sẽ gây tắc nghẽn, ứ đọng nước
thải và ngập úng, dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nghiêm trọng hơn, môi

trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi ni lông sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức
khỏe con người vì trong rác thải nhựa, ni lơng cịn có các kim loại nặng trong phụ gia
tạo màu và các chất hóa học độc hại như PCBs.
Nếu rác thải có lẫn nhựa khi đốt sẽ thải ra khí độc như dioxin và furan gây ngộ
độc, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch… Theo công
bố của Liên hợp quốc, mỗi năm thế giới sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ túi ni lơng và mỗi
phút có 1 chai nhựa được sử dụng, trong đó ít nhất 13 triệu tấn rác thải nhựa và ni lông
bị đẩy vào đại dương. Rác thải nhựa và túi ni lông chiếm khoảng 10% tổng lượng rác
thải do con người tạo ra... Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa và túi ni
lông đang trở thành vấn nạn đối với mơi trường trên tồn cầu. Khối lượng rác thải nhựa
tăng nhanh sẽ gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng; đồng thời là
nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất, nước và đại dương. Theo số liệu thống kê của
Liên hợp quốc, mỗi năm có ít nhất 13 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra biển - tương đương
mỗi phút có một chiếc xe tải chở đầy rác đổ ra biển. Ước tính, hiện tại lượng rác thải
nhựa trên biển vào khoảng 140 triệu tấn. Rác thải nhựa khi trơi ra biển có thể tồn tại
8


hàng trăm năm. Do bị cọ xát, dưới tác động của nước biển và tia cực tím, rác thải nhựa
sẽ rã thành những mảnh nhỏ và có thể bị các lồi hải sản ăn vào để rồi lại có mặt trong
chuỗi thức ăn của con người. Do đó, ngành thủy sản và du lịch bị ảnh hưởng rất lớn và
phải mất rất nhiều phí để khắc phục.
1.2. Tình hình nghiên cứu công nghệ thu gom RTN trên sông trong và ngồi nước
1.2.1. Trên Thế giới
Ơ nhiễm nhựa đã đạt đến quy mơ khổng lồ trên tồn thế giới và gây ra những hậu
quả nghiêm trọng đối với sinh vật biển và phúc lợi của xã hội. Khoảng 4,8 đến 12,7 triệu
tấn nhựa đang đổ vào đại dương hàng năm (Jambeck và cộng sự, 2015). Rò rỉ chất thải
nhựa vào các hệ sinh thái môi trường bắt nguồn từ việc thiếu các hệ thống thu gom và
xử lý chất thải lành mạnh. Việc đổ rác lộ thiên và xả rác thải nhựa không chỉ gây ra
những nguy hại nghiêm trọng cho mơi trường và sức khỏe mà cịn là một trong những

ngun nhân chính gây ơ nhiễm hệ sinh thái trên cạn, nguồn nước và đại dương. Trở lại
năm 2012, Ngân hàng Thế giới đã báo cáo toàn cầu tạo ra 1,3 tỷ tấn chất thải rắn mỗi
năm. Với sự gia tăng dân số nhanh chóng và cải thiện thu nhập hộ gia đình, lượng chất
thải phát sinh dự kiến sẽ tăng lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025 (Hoornweg và Bhadatata,
2012). Để loại bỏ rác thải nhựa trong các đại dương trên thế giới chung ta cần loại bỏ
rác thải cũ và ngăn chặn xâm nhập vào đại dương. Ô nhiễm nhựa trên sơng chính là
nguồn gốc dẫn đến hồng loạt các vấn đề về RTN tại đại dương.
Vào năm 2021, tổ chức The Ocean Cleanup là tổ chức chuyên phát triển công
nghệ tiên tiến nhằm loại bỏ rác thải nhựa khỏi đại dương. Để thực hiện mục tiêu này,
The Ocean Cleanup có phương pháp tiếp cận theo hai hướng: ngăn nguồn rác thải chảy
đến từ các con sông đồng thời xử lý rác thải đang tích tụ ở đại dương.Đối với hướng tiếp
cận thứ hai, The Ocean Cleanup đang phát triển những hệ thống quy mô lớn và hiệu quả
để lọc rác thải nhựa, loại bỏ rác thải định kỳ. Các rác thải nhựa này được theo dõi, truy
xuất nguồn gốc thơng qua mơ hình chuỗi hành trình sản phẩm của DNV để xác nhận
nguồn gốc khi tái chế thành sản phẩm mới. The Ocean Cleanup đã công bố giải pháp
cho hướng tiếp cận còn lại là hệ thống Interceptor™ giúp loại bỏ rác thải nhựa ở sơng
ngịi trước khi chúng đổ ra biển. Công nghệ này hiện nay đang được áp dụng cho các
nước Hà Lan, sông Jakarta- Indonesia, Klang-Malaysia và tại sông Cửu Long, Việt Nam.
Thuyền thu gom rác dài gần 25 m, cao hơn 4 m, trên mái thuyền được lắp hệ thống pin
năng lượng mặt trời với khả năng lọc 50.000 kg rác mỗi ngày. Nguyên lý vận hành của
thuyền thu gom rác tự động là sử dụng phao bẫy rác trơi dọc theo dịng chảy của sơng
sau đó hệ thống băng tải chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ hoạt động liên tục để đưa rác
đến 6 thùng chứa trên tàu (mỗi thùng hơn 8 m khối). Sau khi các thùng đầy, sà lan sẽ
được kéo vào bờ và chuyển rác về vị trí tập kết. Hệ thống thu gom được lắp đặt camera
internet để kết nối với đơn vị vận hành.
9


Hình 1.1 Mơ hình thu gom rác thải nhựa trên sông của tổ chức The Ocean Cleanup
(Nguồn: Reuters/AP)

Tại thành phố Amsterdam - Hà Lan có mạng lưới kênh rạch lớn, trải dài hơn 100
km và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tuy nhiên, thành phố này đang đối
mặt với vấn đề rác thải nhựa nổi trên mặt nước và chìm trong nước vơ cùng nghiêm
trọng đối với ngành du lịch và đời sống người dân. Năm 2019, cơng ty Plastic Whale đã
chào đón khoảng 50.000 người và các đồn khách từ 500 cơng ty trên các con tàu của
mình để đi du lịch dọn rác nhựa. Theo ước tính, hoạt động này thu về khoảng 40.000
chai nhựa PET trên mặt nước trong thành phố mỗi năm và sử dụng chúng làm nguyên
liệu thô để chế tạo thuyền và nội thất văn phòng. Tuy nhiên, cách thu gom thủ công RTN
này không tránh khỏi sự ô nhiễm trở lại của RTN. Cuối năm 2019, một công ty khởi
nghiệp Great Bubble Barrier cho ở thành phố Amsterdam đã phối hợp với ban quản lý
nước khu vực để lắp đặt “Hàng rào Bong bóng khí” ở kênh Westerdok với chiều dài
200m . Hệ thống này đơn giản chỉ là một thiết bị hình chữ nhật, có khả năng bơm khí
qua một đường ống có lỗ đặt trên đáy của con sơng hoặc kênh. Bong bóng khí tạo ra
dạng lưới chéo, có thể ngăn rác thải nhựa có kích thước từ 5 mm đến 1 m vượt qua hàng
rào trôi ra biển. Qua hệ thống đục lỗ, thiết bị thổi khí nén lên mặt nước, qua đó đẩy rác
thải nhựa ở dưới đáy nổi lên mặt nước, rất thuận tiện cho công nhân môi trường vớt rác.
Ưu điểm lớn của hàng rào bong bóng là bơm khí ơxy vào sơng ngăn tảo nở hoa giúp cho
hệ sinh thái phát triển và không cần phải lập một hàng rào vật lý để thu rác thải nhựa,
tàu bè và cá có thể đi qua dễ dàng. Khi đưa mơ hình này vào thí điểm, các chuyên gia
phát hiện ra hàng rào bong bóng khí có thể chặn được khoảng 86% các loại vật liệu trơi
qua nó. Kết quả áp dụng cơng nghệ này thu được 42 tấn rác thải nhựa từ kênh đào mỗi
năm.
10


Hình 1.2 Thu gom rác thải nhựa trên sơng bằng cơng nghệ “ Hàng rào bong bóng”
(Nguồn: vnexpress.net)
Hoa Kỳ và Canada là hai quốc gia hàng đầu trên thế giới có nhiều sáng chế về máy
cắt rong, cỏ dại dưới nước, thu gom bèo tây rác thải nổi trong lòng sông, mương, hồ
chứa nước. Nhưng máy này được gọi là “Aquatic Weeds Harvester and Trash Hunter”.

Các loại máy này phục vụ hầu hết các bang của nước Mỹ, đặc biệt là các bang có nhiều
ao hồ sơng. Máy có nhiệm vụ cắt cỏ dại, rong tảo dưới nước, thu gom bèo tây, rác thải
nổi trong các lịng sơng, hồ chứa nước, cửa biển nơi cửa sơng, cầu cảng có nhiều tàu bè
đi lại. Nhiệm vụ của máy cắt rong, cỏ dại là làm thơng thống dịng chảy để phục vụ
giao thơng cấp thốt nước, tạo mơi trường tốt cho các lồi thuỷ sinh sinh sống và bảo vệ
mơi trường cảnh quan thiên nhiên theo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Hoa kỳ
và Canada. Còn nhiệm vụ của máy vớt rác là chuyên vớt rác thải nổi trên các dịng sơng
chảy trong thành phố và bao quanh đơ thị để làm sạch rác trên sông hồ, cầu cảng. Về
mặt vận tốc di chuyển khi làm việc có tải và khơng tải thì máy chun dùng vớt rác có
vận tốc cao hơn máy cắt rong, cỏ.

Hình 1.3. Máy cắt rong và máy vớt rác đang làm việc
(Bùi Trung Thành, 2008)
Cỏ, rong sau khi cắt được bộ thu gom, vớt và vận chuyển lên boong chứa trên máy.
Khi boong chứa (boong di động) đầy tải, máy được lái cặp vào sát bờ và chuyển rong,
11


cỏ lên thẳng bờ sông hoặc chuyển lên phương tiện vận tải đặt trên bờ thông qua một
thiết bị vận chuyển trung gian. Nguồn động lực cho thiết bị chuyên dùng trung gian này
có thể trích dẫn từ máy cắt rong cỏ dưới nước hoặc tự chính bản thân nó (nhờ gắn thêm
nguồn động lực máy nổ tĩnh tại) kèm theo, có thể điều chỉnh ở các vị trí tiếp nhận và
thốt rong một cách tương đối thơng qua hệ thống thuỷ lực. Việc sử dụng máy để cắt
rong, cỏ, vớt bèo tây, rác thải nổi vừa cho năng suất cao vừa không bị rơi vãi cỏ dại sau
khi cắt xuống nước mà cịn sử dụng rất ít lao động, cơng việc khơng nặng nhọc, khơng
mất vệ sinh, an tồn cho người lao động.
1.2.2 Ở Việt Nam
Nguồn rác thải gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do các hoạt động của con
người tạo ra và đổ xuống các sơng, kênh, rạch, các hồ, vịnh… Đó là nguồn rác từ sinh
hoạt gia đình; từ các hoạt động thương mại như các chợ đầu nguồn; từ các hoạt động

vui chơi du lịch. Khi đổ xuống mặt nước, các loại rác thải này bị ngậm nước, bị thuỷ
phân…tạo nên sự ô nhiễm trầm trọng – đặc biệt là ở các thành phố, các khu du lịch có
mặt nước như các sơng, kênh, rạch ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Huế, các vịnh, bờ biển như
Vũng Tàu, Nha Trang, Hạ Long… Các vật thải trên mặt nước hầu như phân tán và liên
tục di chuyển theo dòng chảy của nước – ngay cả khi mật độ phân bố lớn. Điều này gây
khó khăn cho việc thu gom khi diện tích mặt nước rộng. Đặc biệt khi sử dụng các thiết
bị vớt như thuyền – canô, khi di chuyển để thao tác chúng tạo ra dòng chảy đẩy rác
chuyển động ra xa khỏi tầm với của công nhân vớt rác trên thiết bị. Cũng do ngậm nước
nên trọng lượng riêng của rác lớn, hạn chế khả năng thu gom, vớt và vận chuyển của
các thiết bị trên mặt nước.
Tại Tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), nhóm Làng chài Bình n khơi
nguồn ý tưởng “Thu gom rác đại dương bằng tri thức địa phương" từ nghề lưới đăng
truyền thống của ngư dân địa phương. Nhóm Làng Chài Bình n sử dụng bẫy làm từ
ngư cụ cũ, dựa vào sóng, gió và dịng hải lưu để gom rác trôi nổi, kết hợp mô hình du
lịch trải nghiệm nhặt rác lặn ngắm san hơ, góp phần giảm rác thải nhựa đại dương trên
dọc bờ biển và các đảo ở Việt Nam, đặc biệt là vùng biển Nam Trung Bộ. Ở đây, lưới
đánh cá cũ được cải tiến thành bẫy rác, chiều rộng 5 m, có thể duy trì độ sâu từ 3-4 m
bởi lớp viền chì bên dưới, phía trên có phao nổi để giữ mép lưới luôn trên bề mặt, chặn
được rác nhựa trôi trên tầng mặt. Túi thu rác được cải tạo để rác và nhựa dễ dàng cuốn
vào và khó đẩy ra. Ngư dân hoặc người phụ trách có thể đổ rác vào thuyền và mang vào
đất liền. Hiện, nhóm Làng chài đang làm bẫy rác ở bãi Kỳ Co (Nhơn Lý-Quy Nhơn) có
chiều dài bẫy là 200 m và đặt cách bờ bán đảo khoảng 500 m với 3 túi rác do lực nước
đủ mạnh để chia nhỏ túi rác theo chiều dài, giảm sức thu gom. Khối lượng rác thu được
biến động theo mùa, lịch trình thu gom hằng ngày phụ thuộc thói quen và quan sát của
người dân và người phụ trách thu gom. Sau thành công ban đầu, nhóm đang có kế hoạch
12


mở rộng ra những vùng biển khác, trước mắt là Cù Lao Chàm (TP Hội An, tỉnh Quảng
Nam).


Hình 1.4. Bẫy rác từ ngư cụ cũ | Nguồn: UNESCO
Ở Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam), nhóm Green River thiết kế và thi công
máy thu gom rác WSCA1.0 tự động trên mặt nước, dần phát triển thành chiếc máy thu
gom rác thông minh. Máy vớt rác WSCA1.0 hoạt động trên mặt nước sơng, hồ tĩnh và
mặt biển sóng nhẹ với chức năng chính là thu những rác nhựa và rác trơi nổi trên bề mặt
nước. Chiếc máy này có thể chứa 50-75kg rác/1 lần, sử dụng năng lượng mặt trời, điều
khiển từ xa thơng qua sóng wifi, nâng cấp định vị GPS tự tìm rác, được tích hợp bộ điều
khiển khơng dây từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thơng minh.

Hình 1.5. Máy thu rác trên sơng | Nguồn: UNESCO
Ở Đà Nẵng “Máy nhặt rác biển thông minh” của nhóm sinh viên (SV) Trường ĐH
Bách khoa - ĐH Đà Nẵng (DUT) đã đạt giải “Trình bày xuất sắc nhất” tại Cuộc thi Đổi
13


mới sáng tạo kỹ thuật eProjects-2020 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi khởi động,
máy sẽ di chuyển theo điều hướng nhất định, máy tự động phát hiện và định vị rác thải
trên bề mặt nước (nhờ hệ thống camera). Tiếp theo, máy sẽ tự động điều hướng di chuyển
tiếp cận rác và kích hoạt động cơ quay băng chuyền để vớt rác, đưa vào khu vực phân
loại: Rác có thể tái chế và rác khơng thể tái chế. Điểm đáng chú ý là nước cịn có thể
được kiểm tra bởi khối cảm biến đo các thông số về chất lượng nước tại mỗi vị trí và
cập nhật dữ liệu đến ứng dụng giám sát cho đến khi máy khơng cịn nhận diện thấy rác
nữa (Trường 2021).

Hình 1.6. Máy nhặt rác biển thông minh do sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà
Nẵng sáng chế. (Ảnh: XUÂN LAN)
Theo dự án lấy rác trên sông và kênh rạch khu vực nội thành TPHCM, mỗi ngày
các tuyến kênh sẽ gánh chịu khoảng 88.914 kg rác, đến nay lượng rác tồn đọng trên các
tuyến kênh rạch, sơng ngịi chính của nội thành TPHCM ước khoảng 53.080 tấn. Ƭuy

nhiên, phương pháp thu gom chủ уếu vẫn là phương pháp thủ công, công nhân sử dụng
Ƅồ cào, các vợt bằng lưới. Năng suất củɑ phương pháp này không cao bởi lẽ rác trên
nước luôn di chuуển và phân tán liên tục, mặt khác khi thuуền, ca nô di chuyển để gom
rác sẽ tạo dịng chảу, đẩy rác ra xa, vừa khó khăn cho cơng nhân vừɑ làm rác chìm xuống
đáy, rất khó vớt. Tổng Cơng ty Cơ khí Giao thơng vận tải Ѕài Gòn, đã nghiên cứu chế
tạo ra thiết bị tự động thu gom rác trên sông nhằm hạn chế nhược điểm của cách thu
gom rác truyền thống. Thiết bị này giống như một con tàu thơng thường nhưng có hai
thân riêng biệt, dạng ρhao nổi, liên kết với nhau bởi phần khung sàn tàu cɑo hơn mặt
nước, đầu thân tàu gắn với cánh tɑy gom rác. Vì vậy, khi tàu chuyển động sẽ tạo nên
một dòng chảу mang theo rác nổi vào thân tàu hứng. Rác sẽ được tự động gom vào giữɑ
thân tàu và đổ về thùng chứa mà không ρhải nhờ đến sức lực, thao tác của công nhân.

14


Ƭàu gồm các phần như: boong chính, thiết Ƅị lái, truyền động lái, thiết bị neo, chằng
Ƅuộc, thiết bị cứu sinh, thiết bị cứu hỏɑ và các thiết bị tín hiệu…

Hình 1.7. Ƭhiết bị thu gom rác trên sơng đang hoạt động
(Nguồn: Kiến thức khoa học)
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1 Thơng tin vị trí địa lý
Sơng Phú Lộc bắt nguồn từ khu vực Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam) chảy
qua phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) và phường Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đơng,
sau đó đổ ra vịnh Đà Nẵng thông qua cửa sông nằm dưới cầu Phú Lộc mới trên đường
Nguyễn Tất Thành. Sơng có chiều dài 4 km, hình dạng uốn lượn và lưu lượng nước nhỏ.
Nguồn nước của sông được cung cấp từ nước thải và hệ thống thoát nước mưa nên mực
nước của sông chênh lệch rõ ràng theo hai mùa khô và mưa.
1.3.2 Thủy văn sông Phú Lộc
Trên lưu vực sông Phú Lộc hiện nay khơng có trạm đo khí tượng thủy văn. Vùng

biển ven cửa sông Phú Lộc được xác định thuộc chế độ bán nhật triều không đều. Hầu
hết các ngày trong tháng đều có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống, độ lớn triều tại Đà
Nẵng khoảng trên dưới 0,6 m. Độ sâu của sông dao động 0,6 m đến 2,5 m.
1.4 Hoạt động kinh tế - xã hội ven sông Phú Lộc
Hiện nay, sông Phú Lộc là nơi neo đậy của tàu thuyền đánh bắt gần bờ với công
suất thấp và hoạt động di chuyển để đánh bắt hải sản của ngư dân. Các tàu thuyền neo
đậu cũng là nơi sinh hoạt, sữa chữa trang thiết bị đánh bắt hai sản sau khi di chuyển từ
biển về. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có số liệu về thống kê số lượng tàu thuyền lưu
thông trên sông.

15


×