Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Anhchị hãy lựa chọn một hoặc một số quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong blds năm 2015 (các điều 601, 603, 604, 605) mà anhchị cho là bất cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.7 KB, 7 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT DÂN SỰ 2
ĐỀ 10: Anh/chị hãy lựa chọn một hoặc một số quy định về bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra trong BLDS năm 2015 (các
Điều 601, 603, 604, 605) mà anh/chị cho là bất cập.
HỌ VÀ TÊN

: ĐỖ THÙY DƯƠNG

LỚP

: CNBB09M-1-21 (N12)

MSSV

: 443012

Hà Nội, 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTH
TNBTTH
CHS
NCH

Bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại


Chủ sở hữu
Người chiếm hữu

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Phân tích, đánh giá những bất cập về quy định về bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra được quy định tại Điều 603 BLDS 2015.....................................1
II.

Một số định hướng nhằm hoàn thiện sửa đổi quy định về bồi thường

thiệt hại do súc vật gây ra.....................................................................................3
KẾT LUẬN...............................................................................................................3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................4


MỞ ĐẦU
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Các quy định pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra vẫn bộc lộ nhiều hạn chế,
trong đó có quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Vì vậy, em xin chọn
đề số 10: “Đề số 10: Anh/chị hãy lựa chọn một hoặc một số quy định về bồi thường
thiệt hại do tài sản gây ra trong BLDS năm 2015 (các Điều 601, 603, 604, 605) mà
anh/chị cho là bất cập. Hãy phân tích, đánh giá bất cập đó và đưa ra định hướng
hồn thiện” để phân tích, đánh giá ngắn gọn về bất cập tại Điều 603 đồng thời đưa
ra kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật.
Do kiến thức cịn hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và

mang tính chủ quan, em rất mong q thầy cô giúp đỡ để bài viết của em được tốt
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Phân tích, đánh giá những bất cập về quy định về bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra được quy định tại Điều 603 BLDS 2015
Bộ luật Dân sự năm 2015 có nhiều điểm mới nhằm khắc phục những hạn chế
của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra; tuy nhiên, vẫn còn
tồn tại một số điểm hạn chế cần được khắc phục. Tuy nhiên, cũng chính vì sự bổ
sung này đã thể hiện sự hạn chế về bồi thường thiệt hại.
Trước hết có thể thấy, cả BLDS 2005 và BLDS 2015 đều không đưa ra khái
niệm súc vật, nhưng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về súc vật được đưa ra.
Súc vật và thú dữ đều là các lồi động vật và đều có khả năng gây ra những thiệt
hại cho con người và môi trường xung quanh, dẫn đến việc phát sinh TNBTTH của
CSH hoặc các chủ thể khác. Mặc dù sự tách biệt các trường hợp BTTH do động vật
gây trong Bộ luật dân sự của Việt Nam đảm bảo việc xác định căn cứ phát sinh
1


TNBT trong các trường hợp khác nhau một cách chi tiết hơn, tuy nhiên việc tách
biệt sẽ rơi vào việc liệt kê các trường hợp BTTH do động vật gây ra, mà việc liệt kê
sẽ không thể bao quát được tất cả các trường hợp động vật gây thiệt hại, dẫn đến
việc khi giải quyết tranh chấp về BTTH sẽ phải viện dẫn quy định tương tự pháp
luật để giải quyết và đơi khi là khơng hợp lý, chính xác. Thực tế này cho thấy việc
hoàn thiện cơ cấu các quy định liên quan đến TNBTTH do động vật gây ra là một
trong những yêu cầu mà nhà làm luật cần phải quan tâm. TNBTTH do súc vật gây
ra cũng có thể thuộc về CSH, về người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật, về
NCH, sử dụng trái pháp luật súc vật.
Bên cạnh đó là những vấn đề bất cập về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
các chủ thể khác. Khác với TNBTTH do thú dữ gây ra, chủ thể chịu TNBTTH do
súc vật gây ra cịn có thể là người thứ ba có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho

người khác1. Có thể thấy, các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về gây thiệt
hại cho súc vật so với Bộ luật dân sự năm 2005 có nhiều thay đổi. Trong nội dung
này, NCH sẽ vừa phân tích cơ sở chịu TNBT của các chủ thể, đồng thời sẽ chỉ ra
những điểm mới trong quy định về TNBTTH do súc vật gây ra. Trên thực tế, việc
xác định mức độ lỗi của CSH và của người thứ ba hoàn toàn phụ thuộc vào nhận
định của Hội đồng xét xử, trên cơ sở những tình tiết thực tế của vụ việc. Vấn đề bất
cập ở đây là nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng súc vật mà
người này lại có lỗi để người thứ ba tác động đến sức vật thì họ có liên đới bồi
thường với người thứ ba khơng hay chỉ có người thứ ba bồi thường. Do đó, việc
xác định chính xác mức độ lỗi của mỗi chủ thể sẽ ảnh hưởng tới việc xác định mức
thiệt hại mà mỗi bên phải bồi thường. Trong trường hợp khơng có đủ căn cứ để xác
định mức độ lỗi của mỗi bên thì thiệt hại sẽ được chia đều, tức là mỗi bên phải bồi
thường một nửa thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Quy định tại Khoản 2 Điều 603 BLDS năm 2015: “2. Trường hợp người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật
gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi
thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
1

2


II.Một số định hướng nhằm hoàn thiện sửa đổi quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra
Để việc áp dụng pháp luật về BTTH do tài sản gây ra vào thực tế đạt hiệu quả
cao, đòi hỏi phải có một số giải pháp cho những bất cập, hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, luật pháp cần quy định khái niệm cụ thể để xác định súc vật để tránh
tình trạng gây khó khăn cho cơng tác như áp TNBTTH do sức vật gây ra trong thực
tiễn xét xử. Các quy định cụ thể với súc vật sẽ trở thành cơ sở cho cơ quan thực thi
pháp luật có căn cử giải quyết bồi thường một cách linh hoạt và kịp thời, đảm bảo

các quyền và lợi ích hợp cho người người bị thiệt hại dưới tác động, biến đổi phúc
tạp của đời sống xã hội.
Thứ hai, BLDS năm 2015 cần quy định rõ cơ sở pháp lý về trách nhiệm của chủ
sở hữu, chủ sở hữu, người sử dụng và người thứ ba của súc vật trong các trường
hợp. Những căn cứ này để đảm bảo tính thống nhất khi tài sản nói chung và súc vật
nói riêng là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Ngoài ra, cơ quan thẩm quyền cần tiếp tục đánh giá hiệu quả, tính khả thi của
chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tiếp thu ý kiến phản hồi
từ các cá nhân, tập thể liên quan trong xã hội để kiến nghị sửa đổi, bổ sung những
quy định còn phát sinh vướng mắc của Bộ luật dân sự 2015 nói chung và Điều 603
nói riêng.
KẾT LUẬN
Như vậy, bài viết đã tập trung đánh giá những điểm hạn chế còn tồn tại trong
quy định tại Điều 603 BLDS năm 2015 đồng thời đề xuất một số sửa đổi nhằm
định hướng hoàn thiện quy định pháp luật. Như vậy, việc hoàn thiện, tập trung sửa
chữa, bổ sung những bất cập trong quy định luật đồng thời đảm bảo tính thống nhất
của hệ thống pháp luật để phát huy hết tác dụng trong thực tế là hết sức cần thiết.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Bộ luật Dân sự năm 2005.
3. Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn (đồng chủ biên, 2019), Giáo trình Luật
Dân sự Việt Nam, Tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Bộ Công an nhân
dân.
4. Pháp luật bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra - Thực trạng và giải pháp : luận
văn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Trí Tuấn ; TS. Lê Đình Nghị hướng dẫn
5. Vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp thực

tiễn về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
/>6. Bàn về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Bộ
luật dân sự năm 2015
/>
4



×