Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Cảng thị nam bộ trong mạng lưới thương mại đông nam á (từ thế kỷ xviii đến nửa đầu thế kỷ xix)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 142 trang )

Đại học Quốc gia Tp.HCM
Trường Đại học KHXH&NV

Mẫu R08

h
Ngày nhận hồ

(Do CQ quản lý ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014



Tên đề tài: Cảng thị Nam Bộ trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á
(từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX)

Tham gia thực hiện

1.

Học hàm, học vị,
Họ và tên
ThS. Nguyễn Thế Trung

2.

Th.S Ngơ Hồng Đại

3.



ThS. Nguyễn Thị Hồng
Nhung

Tham gia

0989352692

hongnhung17128


4.

ThS. Thái Vĩnh Trân

Tham gia

0989087349

thaivinhtran@gm
ail.com

TT

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

Điện thoại


Email

0166234712
2

trungbiendao@g
mail.com

Thư ký

0984981604

dailong0606@ya
hoo.com

 
 

TP.HCM, tháng 5 năm 2015


Đại học Quốc gia Tp.HCM
Trường Đại học KHXH&NV



Minh
h

 


BÁOCÁOTỔNGKẾT

Tên đề tài: Cảng thị Nam Bộ trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á
(từ thề kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX)

 

Ngày 20 tháng 06 năm 2015
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)

Ngày 20 tháng 06 năm 2015
Chủ nhiệm
(Họ tên và chữ ký)

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ qun chủ quản

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ trì
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 
 
 

TP.HCM, tháng 06 năm 2015



MỤC LỤC
Tóm tắt……………………………………………………………………………...
Abstract……………………………………………………………………………..
Nội dung chỉnh sửa theo yêu cầu hội đồng…………………………………………
Lời cảm ơn………………………………………………………………………….

3
4
5
7

PHẨN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài………………………………………………………..
3. Mục đích của đề tài………………………………………………………………
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………….
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..
6. Đóng góp của đề tài……………………………………………………………..
7. Bố cục của đề tài…………………………………………………………………

8
8
10
14
15
15
16
16

PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………..

Chương 1: Hệ thống cảng thị Nam bộ từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ X
IX…………………………………………………………………………………..
1.1 Những tiền đề cho sự phát triển của cảng thị Nam bộ từ thế kỷ XVIII đến
nửa đầu thế kỷ XIX……………………………………………………………..
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên…………………………………..
1.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội………………………………………..
1.2 Yêu cầu phát triển thương mại và chính sách thương mại của các chúa
Nguyễn, vua Nguyễn…………………………………………………………...
1.2.1 Yêu cầu phát triển thương mại………………………………………
1.2.2 Chính sách thương mại của chúa Nguyễn, vua Nguyễn………….....
1.2.3 Thuế khoá……………………………………………………….......
1.3 Một số cảng thị tiêu biểu……………………………………………………
1.3.1 Cù lao phố……………………………………………………………
1.3.2 Cảng thị Mỹ Tho……………………………………………………..
1.3.3 Cảng thị Hà Tiên – Rạch Giá………………………………………..
1.3.4 Cảng thị Sài Gịn…………………………………………………….

17

Chương 2: Thương mại Đơng Nam Á từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

 

17
17
17
20
26
26
28

35
40
41
42
44
46
49


2.1 Mạng lưới thương mại Đông Nam Á trước thế kỷ XVIII………………….
2.1.1 Khái quát về Đông Nam Á…………………………………………..
2.1.2 Thương mại Đông Nam Á trước thế kỷ XVIII………………………
2.2 Những chuyển biến của mạng lưới thương mại Đông Nam Á từ sau thế kỷ
XVIII……………………………………………………………………………
2.2.1 Sự phát triển của công ty Đông Ấn Anh (EIC) và VOC của Hà
Lan…………………………………………………………………………
2.2.2 Sự gia tăng dân số và việc khai thác hiệu quả vùng đồng bằng ven hạ
lưu sông Mékong…………………………………………………………..
2.2.3 Sự ra đời Mạng lưới thương mại vịnh Thái Lan……...………………
2.3.4 Trung Hoa cũng đẩy mạnh hoạt động thương mại thương mại ở vùng
Nam Trung Quốc…………………………………………………………..
2.2.5 Những chuyển biến của thương mại Đông Nam từ thế kỷ XVIII…..
2.3 Hàng hố, bạn hàng của cảng thị Đơng Nam Á……………………………
Chương 3: Vị trí, vị thế của cảng thị Nam bộ trong mạng lưới thương mại Đông
Nam Á………………………………………………………………………...
3.1 Vùng Nam bộ trong sự phát triển của thương mại Đông Nam Á (từ đầu
công nguyên đến thế kỷ XVII) …………………………………………………
3.2 Vị trí của cảng thị Nam bộ trong hệ thống thương mại Đông Nam Á thế kỷ
XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX……………………………………………………..
3.2.1 Cảng thị chuyên xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ hải sản….…………

3.2.2 Cửa ngõ vùng Đông Nam Á lục địa…..……………………………..
3.2.3 Trung tâm liên vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo……………….
3.3 Vị thế của cảng thị Nam bộ trong hệ thống thương mại Đông Nam Á thế
kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX…………………………………………………
3.3.1 Đối với vùng Nam bộ và Việt Nam………………………………….
3.3.2 Đối với khu vực và quốc tế…………………………………………...
Kết luận……………………………………………………………………………..
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..


 

49
49
54
72
75
77
78
80
81
78

86
86
91
91
100
105
115

115
121
130
133


TÓM TẮT

Đồng Nai – Gia Định là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và có ý nghĩa
quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phịng khu
vực phía Nam Việt Nam. Đây là nơi hội tụ đầy đủ mọi yếu tố (về điều kiện địa lý,
kinh tế, xã hội,…) để trở thành đầu tàu đưa đất Việt Nam phát triển, hòa nhập cùng
khu vực và thế giới.
Từ thế kỷ XVIII, cư dân vùng đất này đã đẩy mạnh các hoạt động kinh tế trên
các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Ở khu vực đồng bằng sơng Mékong, diện tích canh
tác được mở rộng. Sản lượng nông nghiệp tăng nhanh. Ở vùng ven biển, cư dân đẩy
mạnh việc đánh bắt cá, thu nhặt lông chim, mật ong, sản xuất muối và xây dựng
thương cảng, mở rộng hoạt động ngoại thương trên biển với các nước láng giềng.
Hoạt động kinh tế chính của cư dân trên đảo là khai thác tài nguyên lâm sản, huyền
phách, yến sào, trầm hương… và sử dụng đất cho trồng trọt (tiêu, khoai…). Tất cả các
mặt hàng làm ra đều trở thành hàng hoá xuất khẩu.
Thương mại là hoạt động kinh tế nổi bật trong suốt thế kỷ XVIII và nửa đầu thế
kỷ XIX. Bên cạnh hàng hoá phong phú, các cảng thị vùng Đồng Nai – Gia Định
không những kết nối với vùng đất phía trên sơng Mékong mà cịn cả các cảng ở vùng
Đơng Nam Á hải đảo. Có thể nói, cảng thị Hà Tiên, Sài Gịn, Mỹ Tho,… đều giữ
những vị trí quan trọng trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á thời kỳ này. Chúng
thu hút đông đúc thương thuyền trong khu vực và cả phương Tây.


 



ABSTRACT

Dong Nai - Gia Dinh is a natural-resource rich region and plays an important
role for the economic development and social-security defense in the Vietnam
southern region. Here is place converging factors (such as geographical conditions,
economic, social, ...) to become the leader of Vietnam in regional integration.
From 18th century, the economic activityies of the local people were extended.
In Mékong delta, cultivated surface was expanded. The food production was increased
quickly. At coastal areas, people focused on the exploitation of marine resources,
collecting wild bird’s fur, wax-collection, salt-production, constructing commercial
ports and expanding maritime trade with neighboring countries. The people living on
the islands exploited forest resources, huyen phach (a value stone used to make
jewelry), wild-bird nests, lignum aquilariae... and improved plants (pepper, potato...).
All items were made to be exported goods.
Commerce was the brilliantest economic activity during 18th century and early
19th century. Besides rich cargo, port cities in Dong Nai - Gia Dinh area connected
with not only the upper Mekong region but also port - cities of Southeast Asia
archeaology. It is sure to say that Ha Tien, Sài Gòn, Mỹ Tho were port cities keeping
strategic positions in the Southeast Asian commerce network. They attractted
merchant junks coming from the Asia and the European empires.


 


NỘI DUNG CHÍNH SỬA THEO YÊU CẦU HỘI ĐỒNG
STT


Nội dung chưa chỉnh sửa

Nội dung đã chỉnh sửa theo
yêu cầu hội đồng

Số trang

Tiêu đề chương 1: Sự phát triển Chương 1: Hệ thống cảng thị
của cảng thị Nam bộ từ thế kỷ Nam bộ từ thế kỷ XVIII đến
XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XIX

17

Tiêu đề chương 2: Mạng lưới
Chương 2: Thương mại Đông
thương mại Đông Nam Á và
Nam Á từ thế kỷ XVIII đến nửa
những chuyển biến của nó từ
đầu thế kỷ XIX
thế kỷ XVIII

49

Dẫn chứng rõ hơn hơn các nội
dung
Chính sách kêu gọi các nước
đến bn bán của chúa Nguyễn,
vua Nguyễn

30-31


Tính chất gió mùa – gió mậu
dịch vùng Đơng Nam Á

50

Văn hố trầu cau của Việt Nam
và Đông Nam Á

95

Chương 3:
Tiêu đề chương 3: Vị trí của
các cảng thị Nam bộ trong
mạng lưới thương mại Đơng
Nam Á

86
Chương 3: Vị trí, vị thế của các
cảng thị Nam bộ trong mạng
lưới thương mại Đông Nam Á

Gia cố thêm chương 3: tăng
115-128
thêm 15 trang
Bổ sung thêm mục 3.3: Vị thế
của cảng thị Nam bộ trong
mạng lưới thương mại Đông
Nam Á (từ thế kỷ XVIII đến
nửa đầu thế kỷ XIX): gồm 2

tiểu mục:

115

3.3.1 Đối với vùng Nam bộ và
Việt Nam

115-121

3.3.1 Đối với khu vực và quốc

121-128


 

86


tế
Tên nước: Thái Lan và Việt
Xiêm và Đại Việt
Nam
Lỗi cú pháp

Lỗi
chính
tả

2, 46


là một là điều kiện

là một điều kiện

15

tất các các nguồn lực

tất các nguồn lực

27

chịa

Chia

loại tổ sản

loại thổ sản

nổi bậc

nổi bật

Đông Nam Á lục đia,

Đông Nam Á lục địa,

kếu cấu


kết cấu

32
41
55

quốc gia quốc gia
quốc gia hùng mạnh
hùng mạnh

57

anh hưởng

ảnh hưởng

58

thâm nhập

xâm nhập

quan trong

quan trọng

giao buôn bán

bang giao, buôn bán


thâm nhập

xâm nhập

61
64

vịnh Thái Lan, hoạt
động thương mại mại vịnh Thái Lan, cũng những khu
cũng những khu vực vực nhộn nhịp
nhộn nhịp

68

kết nội vùng

kết nối vùng

74

lên bồ

lên bờ

chơ phiên

chợ phiên

Thởi khắc này


thời khắc này


 

73

79
94


LỜI CẢM ƠN

Chủ nhiệm và các thành viên đề tài chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại
học KHXH&NV đã cho phép thực hiện đề tài; cảm ơn Phòng Quản lý Khoa học – Dự
án và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Chính sách Quốc gia, Trường Đại học KHXH&NV đã tạo điều kiện cần thiết
để các thành viên đề tài hoàn thành nhiệm vụ;
Cảm ơn Hội đồng nghiệm thu đề tài đã có những đánh giá khoa học, khách
quan đối với nội dung và kết quả của đề tài.
Xin trân trọng cám ơn!

Chủ nhiệm đề tài

Th.S Nguyễn Thế Trung


 



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nam bộ là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và có ý nghĩa lớn đối với công
cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Đây là nơi hội tụ đầy đủ mọi yếu tố (về
điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội,…) để trở thành đầu tàu đưa Việt Nam phát
triển, hòa nhập cùng khu vực và thế giới. Từ rất sớm, vùng đất này đã có một nền kinh
tế phát triển, đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Trong đó, vai trị của những cảng thị là
vô cùng quan trọng. Do biết kết hợp những thuận lợi từ bên trong và những yếu tố
khách quan bên ngồi, chính quyền chúa Nguyễn đã thiết lập được mối quan hệ giao
thương với nhiều nước trong khu vực, tận dụng được nội lực vùng cùng những mối
quan hệ bên ngoài để chiến thắng trong cuộc tranh chấp vương quyền với các thế lực
phong kiến đương thời.
Năm 1623, chúa Nguyễn cho thành lập hai trạm thu thuế Prey Nokor và Kas
Kobey trên vùng đất Thủy Chân Lạp thuộc Nam bộ ngày nay. Đến năm 1698, chúa
Nguyễn lại sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Nguyễn Hữu Cảnh đã “lấy đất
Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh
Trấn Biên, lập xứ Sài Gịn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đặt
chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị”1. Đây là những bằng chứng đầu tiên chứng tỏ
chủ quyền của người Việt trên vùng đất Nam bộ. Nhưng trên thực tế, trước đó, những
dân nghèo và cả một bộ phận dân cư khá giả từ miền Trung, miền Bắc đã “di chuyển
bằng ghe thuyền nhỏ men theo bờ biển, thuận theo chiều gió đổ bộ lên một vùng đất
xa lạ, rừng rậm hoang vắng và đầy bí ẩn” - miền Đồng Nai – Gia Định.
                                                            
1

Trịnh Hồi Đức (1998), Gia Định thành thơng chí, Nxb Giáo Dục, tr 77.


 



Ngày nay, Nam bộ đã chứng tỏ vị thế của mình, là một trung tâm kinh tế - văn
hố của cả nước. Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu làm rõ. Đơn cử như thương mại Nam bộ trong mạng
lưới thương mại Đông Nam Á thế kỷ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. 10 năm
trước, khi mà những vấn đề biển đảo của Việt Nam chưa được tuyên truyền đầy đủ thì
lịch sử thương mại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu.
Lĩnh vực ngoại thương chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp và việc nghiên cứu nó
lại gặp nhiều khó khăn. Cái khó khăn lớn nhất đối với nghiên cứu thương mại Nam bộ
là những hạn chế về tài liệu. Bởi, so với các vùng khác thì Đồng Nai – Gia Định vẫn
là vùng đất mới chính thức được sáp nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVIII. Thêm vào
đó, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, lại kinh qua nhiều cuộc
chiến tranh giữ nước, nên nhiều nguồn tài liệu chữ viết, sử liệu vật thật bị huỷ hoại, bị
đánh cắp; được sưu tập, hoặc được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ quốc gia ở Trung
Quốc, Pháp, Mỹ...
Ở một khía cạnh khác, các nghiên cứu về hoạt động thương mại ở Nam bộ từ
trước đến nay chủ yếu là căn cứ vào những ghi chép còn lại trong Phủ biên tạp lục,
Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Gia Định thành
thơng chí… và một số ít tài liệu nước ngồi. Trong những năm qua, những tài liệu liên
quan đến hoạt động thương mại vùng Đồng Nai – Gia Định với các nước ngồi được
chính quyền nhà Nguyễn cho người ghi chép lại như Trấn Tây phong thổ ký, Xiêm la
quốc lộ trình tạp lục,… đã được giới thiệu đến đơng đảo bạn đọc, gợi mở một cách
nhìn khách quan hơn về thương mại Việt Nam dưới thời chúa Nguyễn, vua Nguyễn.
Thêm vào đó, một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngồi đã được dịch
sang tiếng Việt. Đó là một cơ hội tốt để giúp những người quan tâm đến lịch sử có cái
nhìn khách quan, chính xác và đa chiều hơn về lịch sử thương mại của Việt Nam nói
chung, khu vực Nam bộ nói riêng.
Một cảng thị muốn phát triển thì yếu tố tiên quyết là nó phải có một vị trí địa lý
tốt và lượng hàng hố phong phú. Vị trí địa lý mở, có khả năng kết nối rộng rãi và

chặt chẽ với các khu vực trong và ngoài nước sẽ là điểm thu hút các nước đến buôn

 


bán. Tiêu biểu cho vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo nên sức hút thương mại là cảng Hội An
- dù trên thực tế lượng hàng do chính địa phương tại đây sản xuất không thật sự dồi
dào. Tuy nhiên, nếu địa phương tạo ra được lượng hàng hoá phong phú thì sẽ giúp cho
cảng thị đó phát triển hơn vì nó giúp cảng thị đó chủ động hơn. Vùng đất Nam bộ thoả
mãn được cả hai điều kiện trên. Nhưng những nghiên cứu lịch sử thương mại vùng đất
phía Nam chưa đi vào chi tiết, cụ thể, chưa chỉ ra khả năng kết nối của cảng thị Nam
bộ với các khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Đặc biệt, trong bối cảnh từ sau
thế kỷ XVII, công cuộc khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long đã mang lại cho
chính quyền Đàng Trong, chính quyền của vua Nguyễn một trong những mặt hàng
nơng sản, có giá trị xuất khẩu quan trọng hàng đầu. Đó là gạo.
Từ sau thế kỷ XVIII là giai đoạn mà các nước phương Tây như Hà Lan, Anh,
Pháp,… dần thắng thế các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong thương mại châu Á.
Các nước này làm biến đổi ít nhiều quan hệ thương mại giữa các nước Đông Nam Á.
Vượt ra khỏi những quy định về thương mại của các triều đình Đơng Nam Á, vượt ra
khỏi những hạn chế về kỹ thuật thuyền buôn của khu vực, những nước tư bản trẻ như
Hà Lan, Anh… dần tạo ra những nhu cầu thương mại mới. Khi không được thoả mãn
về lợi ích, cùng với tham vọng sẵn có về việc bành trướng thị trường và cả yêu cầu
nguyên liệu, thuộc địa hoá các nước yếu, các quốc gia phương Tây lần lượt xâm
chiếm các nước Đông Nam Á.
Trong bối cảnh phức tạp đó, việc xác định được sự liên kết của các cảng thị
Nam bộ trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á nhiều biến đổi là một đề tài mới.
Với đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ đặt cảng thị vùng Đồng Nai – Gia Định trong
mạng lưới thương mại khu vực để đánh giá vai trò của cảng thị Nam bộ trong thương
mại Đông Nam Á từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.
2. Tổng quan tóm tắt tình hình nghiên cứu của đề tài

Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn là quyển sách đầu tiên của Việt Nam cịn giữ
được đến nay có những ghi chép về những hoạt động sản xuất hàng hoá và thương
mại vùng đất Nam bộ (được ghi dưới tên Phủ Gia Định). Bước sang thời nhà Nguyễn,
các sách như Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định
10 
 


Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc triều chính biên tốt yếu, Đại Nam nhất thống chí, Đại
Nam liệt truyện,… đều có những ghi chép về giao thương vùng Đồng Nai – Gia Định.
Hạn chế của những sách này là ghi theo lối biên niên, lại quá thiên về các sự kiện
chính trị nên chưa phác hoạ được bức tranh kinh tế thương mại Việt Nam nói chung
và vùng Đồng Nai – Gia nói riêng .
Tác phẩm Gia Định thành thơng chí (1820) của tác giả Trịnh Hồi Đức là tác
phẩm miêu tả cụ thể và rõ ràng nhất về vùng đất phương Nam trong thế kỷ XIX. Với
các mục như Tinh dã chí, Sơn xuyên chí, Cương vực chí, Phong tục chí, Vật sản chí,
Thành trì chí, Trịnh Hồi Đức đã cung cấp những thông tin giá trị về vùng đất phía
Nam Việt Nam. Một số người nước ngồi trong thời kỳ này cũng đã viết về vùng Nam
bộ như Hamilton Alexander (1930), A new account of the East Indies, 2 volumes,
London, the Argonau Press; Báo cáo của J.Crawfurd năm 1822 trong A.lamb The
mandarin wad to old Hue, Edinburh năm 1970; Chaigneau với tác phẩm Ghi chép về
xứ Nam Kỳ viết năm 1820… Một số được giới thiệu tại Việt Nam nhưng hầu hết là
chưa xuất bản tại nước ta.
Tác phẩm Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ của Trương Vĩnh Ký (1997, Nguyễn
Đình Đầu dịch, Nxb Trẻ) cung cấp nhiều thông tin quan trọng về hệ thống hải khẩu
Nam bộ. Một số tác phẩm khác đã người Pháp nghiên cứu như Publications De
Societé des Étudies Indo - Chinoises, Géographie: Physique

Économique et


Historique, Monographie de la province D’Hà-tiên, SaiGon Imprimerie L.Ménard,
1901; J.Boualt, Géographie de L’indochine (Tonkin – Annam - Cochinchine –
Cambodge & Laos, III, La Cochinchine,

Imprimie d’extréme orient – Hanoi -

Haiphong E1diteur, 1930,… Điều đặt biệt là những bản đồ trong các tác phẩm này có
giá trị lớn về mặt tư liệu lịch sử.
Nhắc đến nghiên cứu lịch sử thương mại Việt Nam trong giai đoạn chúa
Nguyễn, vương triều Nguyễn, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu
XIX của tác giả Thành Thế Vỹ do Hội sử học xuất bản năm 1961 là một trong những
tác phẩm có giá trị. Ở phần thứ nhất, Thành Thế Vỹ chỉ ra hoàn cảnh trong nước, thế
giới cũng như ảnh hưởng và tác động của nó đến sự phát triển của nền ngoại thương
11 
 


Việt Nam giai đoạn này. Phần thứ hai của tác phẩm gồm các mục nghiên cứu về quá
trình phát triển và suy tàn của ngoại thương trong những thế kỉ XVII, XVIII và đầu
XIX, tính chất ngoại thương, các mặt hàng, thể lệ, thủ tục, bộ máy, thuế khóa, cách
thức mua bán, phương tiện vị trí địa lý,…
Sau đó vài năm (1968), tác phẩm Kinh tế và Xã hội Việt Nam dưới các vua
triều Nguyễn của nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh được xuất bản lần đầu tiên tại Sài
Gòn. Đến nay, nghiên cứu này đã được tái bản nhiều lần vào năm 1970 và 2008.
Ngồi lời nói đầu, nghiên cứu gồm các chương: Dân cư Việt Nam dưới các vua nhà
Nguyễn, Tổ chức xã hội: Giới sĩ phu, Nông dân và các hoạt động nông nghiệp, Các
hoạt động thương mại, Các vấn đề xã hội và các đề nghị cải cách. Với cách nhìn
khách quan và tiếp cận nhiều nguồn tư liệu phong phú, bức tranh về kinh tế Việt Nam
được phục dựng với nhiều thông tin khoa học.
Tác giả Đỗ Bang với Thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn (Nxb Thuận

Hóa, 1997) thể hiện một cách nhìn mới về chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn
thời bấy giờ. Theo tác giả, nhà Nguyễn chỉ hạn chế chứ không hồn tồn đóng cửa nền
kinh tế ngoại thương như những nhận định trước đó. Tác phẩm gồm 4 chương, phần
viết về ngoại thương từ trang 84 đến 112.
Nhà nghiên cứu Sơn Nam có nhiều khảo cứu về vùng đồng bằng sông Cửu
Long mà tiêu biểu nhất là Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1997), Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí
Minh; Biển cỏ miền Tây,… Một loạt những nghiên cứu về Nam bộ của các vị giáo sư,
nhà nghiên cứu đầu ngành, đến nay, vẫn có giá trị rất lớn như: Huỳnh Lứa (1987),
Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb Tp Hồ Chí Minh; Trương Minh Đạt (2001),
Nhận thức mới về đất Hà Tiên: khảo luận, đính chính, tư liệu, Nxb Trẻ & Tạp chí Xưa
và Nay, Tp.HCM; Thái Văn Long (cb) (2001), Lịch sử và địa lý Cà Mau, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Đình Tư (2008), Từ điển địa danh hành chính Nam bộ,
Nxb Chính trị Quốc gia; Trần Thanh Phương (1985), Minh Hải địa chí, Nxb Mũi Cà
Mau; Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Hà Tiên (Kiên
Giang, Minh Hải), NXb Thành phố Hồ Chí Minh….

12 
 


Nhiều bài nghiên cứu hay cung cấp cái nhìn khá tồn diện về thương mại Việt
Nam nói chung và Nam bộ nói riêng như Nguyễn Văn Kim, Hệ thống bn bán ở
biển Đông thế kỷ XVI - XVIII và vị trí của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn
từ điều kiện địa – nhân văn), tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2002, tr 45-52); Nam
Bộ Việt Nam – Môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các quốc gia khu vực thế
kỷ XVII – XVIII, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2006, tr 34-44); Đỗ Bang, Lịch sử
ngoại thương của triều Nguyễn, Thực chất và hậu quả, số 6(289)/1996; Dương Văn
Huy, Quản lý ngoại thương của chính quyền Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII, tạp chí
Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 12/2007; Dương Văn Huy, Tiền tệ trong hoạt động
thương mại ở Đàng Trong Việt Nam thời kỳ các chúa Nguyễn, tạp chí Nghiên cứu

Đơng Nam Á số 7/2008; Đặng Hồng Giang (2008), Theo dấu đơ thị cổ Hà Tiên, tạp
chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 10…
Các nhà nghiên cứu nước ngồi có nhiều cơng trình về vùng này, tiêu biểu là
Sakurai Yumlo, Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (thông qua
mối quan hệ biển và lục địa), bản dịch của Vũ Minh Giang, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 4, tr 37-55, năm 1996). Giáo sư Sakurai Yumlo đã phác hoạ cấu trúc kinh
tế thương mại Đông Nam Á với việc khẳng định vai trò của những trung tâm liên thế
giới, trung tâm liên vùng, trung tâm địa phương,… trong việc kết nối các cảng thị, các
trung tâm kinh tế lại với nhau. Và mạng lưới cấu trúc mà giáo sư Sakurai Yumlo phát
hoạ sẽ là cấu trúc mạng lưới thương mại chính được tác giả sử dụng trong nghiên cứu
của mình.
Li Tana với Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và
XVIII (Nxb Trẻ, 1999) giúp người nghiên cứu có cái nhìn mới hơn về kinh tế Đàng
Trong. Đây là một học giả nước ngoài nổi tiếng có nhiều nghiên cứu về kinh tế Việt
Nam. Tại hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất (Hà Nội, 2002), Li Tana có bài
viết Ngoại thương của Việt Nam thế kỷ XIX: Quan hệ với Singapore. Bài viết cung
cấp rất nhiều số liệu quý về mối quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Singapore.
Đặc biệt, Li Tana and Paul A.Van Dyke (2007) viết chung bài Canton, Cancao, and
Cochinchina: New Data and New Light on Eighteenth - Century Canton and the
13 
 


Nanyang trên tạp chí Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 1, 2007 cung cấp
những tư liệu mới về thương mại ở cảng Hà Tiên suốt gần hai thế kỷ.
GS.TS Choi Byung Wook (người Hàn Quốc, trường Đại học Inha) viết 4 tác
phẩm có liên quan trực tiếp đến thương mại Nam bộ: Sự thay đổi của xã hội Việt Nam
trong thế kỷ thứ XIX; Hoạt động ngoại thương của những thuyền quan Việt Nam ở
Đông Nam Á vào nửa đầu thế kỷ XIX (1823-1847) (Journal of Asian Historical Studies
No.70, 2000); Sự trỗi dậy của thương nhân ngoại thương Việt ở Miền Nam trong giai

đoạn giữa thế kỷ XIX (Journal of Asian Historical Studies No.78, 2000); Sự “phóng
túng” của phụ nữ miền Nam Việt Nam ở thế kỷ XIX và những hàm ý của nó (The
Southeast Asian Review Vol.13 No.1, 2003); Hoạt động kinh tế của phụ nữ Việt Nam
trong lịch sử: từ làng xã đến đại dương (Journal of Asian Historical Studies No.96,
2006). Các bài viết này là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc nghiên cứu
lịch sử Việt Nam. Tác phẩm Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng của ông đã được
nhà xuất bản Thế giới dịch và phát hành năm 2011. Cơng trình đem đến cho người
đọc nhiều thông tin thú vị về vùng đất Nam bộ.
Có thể thấy, nghiên cứu về thương mại Đơng Nam Á và cảng thị Nam bộ có
khá nhiều tài liệu. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về cảng thị Nam bộ mới dừng lại ở
nghiên cứu từng cảng thị riêng lẽ. Hoặc nếu nghiên cứu tất cả cảng thị thì các đề tài
chưa chỉ rõ mối quan hệ cũng như sự chuyển dịch vai trò giữa các cảng thị Nam bộ.
Thêm vào đó, vị thế của các cảng thị vùng này, đặc biệt là cảng thị Hà Tiên, cảng thị
Sài Gòn chưa được đánh giá đúng mức…
3. Mục đích của đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tài nguyên vị thế, sự tác động của yếu tố
bên trong và bên ngoài, đề tài làm rõ sự hình thành và phát triển của các cảng sơng và
cảng biển vùng Nam bộ từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX;
- Tái hiện, miêu tả và phân tích một số cảng thị Nam bộ; mạng lưới thương mại
nội khu vực Đông Nam Á (chủ yếu là vùng vịnh Thái Lan) và thương mại giữa khu
vực này với các nước khác,
14 
 


- Xác định tầm quan trọng, vị trí của một số cảng thị Nam bộ đối với các cảng
thị thuộc Đông Nam Á (chủ yếu là vùng vịnh Thái Lan)…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng, đề tài nghiên cứu về sự ra đời, hình thành và phát triển của các
cảng thị Nam bộ. Tuy nhiên, do kinh phí và thời gian của đề tài có hạn nên nhóm tác

giả chỉ nghiên cứu những cảng thị tiêu biểu, giữ một vai trò nhất định trong việc kết
nối các trung tâm kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với khu vực.
Về phạm vi nghiên cứu, khu vực nghiên cứu của đề tài là vùng đất Đồng Nai –
Gia Định tương đương với vùng Nam bộ hiện nay.
Thời gian nghiên cứu của đề tài sẽ kéo dài từ đầu thế kỷ XVIII với sự kiện Mạc
Cửu2 dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn cũng là thời gian mà vùng đất hạ lưu sông
Mékong được khai phá trên quy mô lớn. Gạo làm ra là để phục vụ nhu cầu của thị
trường.
Giới hạn trên về mặt thời gian của đề tài sẽ không phải kéo dài đến 1858 mà sẽ
lấy mốc Chiến tranh nha phiến giữa Trung Quốc và Anh xảy ra. Khi mà quốc gia có
nền thương mại phát triển và ảnh hưởng nhất châu Á là Trung Quốc bắt đầu bị các
nước thực dân phương Tây thuộc địa hố.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngồi hai phương pháp chính của đề tài nghiên cứu chuyên ngành lịch sử là
lịch sử và phương pháp logic, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng thêm một số phương
pháp Nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary) như:
Phương pháp diền dã: nhóm tác giả đi thực tế vùng ven biển và các đảo gần bờ,
xa bờ vùng biển đảo Hà Tiên - Kiên Giang bao gồm các cảng biển, các di tích lịch sử,
các bảo tàng,….
                                                            
2
Về năm Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, trong Mạc Thị Gia phả ghi là 1714. Tuy nhiên các sách
như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt triệt đều ghi năm 1708. Nhà Hà Tiên học Trương Minh Đạt trong những
nghiên cứu của mình đã có những giải thích rõ về sự kiện nay. Đồng ý với quan điểm của tác giả, tôi cho rằng
việc Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn vào năm 1708 là chính xác hơn.

15 
 



Phương pháp Khu vực học (Area Studies): xem xét cảng thị Nam bộ trong bối
cảnh và mối tương tác với các cảng thị khu vực Đơng Nam Á.
6. Đóng góp của đề tài
- Bổ khuyết những tri thức khoa học về lịch sử thương mại của Việt Nam trên
vùng Nam bộ nói chung, tri thức khoa học về biển đảo nói riêng;
- Đề tài được thực hiện và kết quả giúp ích trực tiếp cho cơng cuộc nghiên cứu
tồn diện lịch sử - kinh tế - xã hội – văn hóa – tộc người khơng chỉ ở Nam Bộ nói
riêng mà cịn của Việt Nam và Đơng Nam Á.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Sự phát triển của cảng thị Nam bộ từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế
kỷ X IX
Chương 2: Thương mại Đông Nam Á từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Vị trí của các thương cảng Nam bộ trong hệ thống thương mại
Đông Nam Á

16 
 


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
HỆ THỐNG CẢNG THỊ NAM BỘ
TỪ THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1 Những tiền đề cho sự phát triển của cảng thị Nam bộ
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Yếu tố quan trọng hàng đầu giúp vùng đất Đồng Nai – Gia Định vào thế kỷ
XVIII - XIX phát triển vượt bậc là tính chất mở về mặt địa lý. Chính vị trí địa lý đã
tạo ra những tiền đề thuận lợi cho cảng thị Việt Nam phát triển như Vân Đồn, Thăng
Long, Phố Hiến,… ở khu vực miền Bắc; Hội An, Thanh Hà, Thị Nại,… ở miền

Trung; Mỹ Tho, Hà Tiên, Bassac, Sài Gịn… ở miền Nam.
Về vị trí địa lý, Nam bộ phía Đơng Bắc giáp với cao ngun Nam Trường Sơn,
phía Đơng giáp với biển Đơng, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với đồng
bằng Campuchia. Với hai mặt giáp biển, Nam bộ dễ dàng phát triển thương mại
đường biển với các nước trong khu vực và thế giới. Nếu các vùng ven biển và hải đảo
có điều kiện rất tốt cho thương mại quốc tế thì hệ thống sơng ngịi kết nối với
Campuchia là một điều kiện tiên quyết để các cảng thị ở vùng hạ lưu sơng Mékong có
thể nhận được hàng lâm sản từ những vùng đất phía trên. Đặc biệt, trong khoảng thời
gian thế kỷ XV-XIX, hương liệu, lâm sản,… luôn là mặt hàng được các nước có nền
thương mại lớn ở cả phương Đơng và phương Tây u thích.
Xét về mặt địa hình thì Nam Bộ tương đối bằng phẳng. Nam bộ chia làm hai
vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Miền Đơng Nam bộ có diện tích khoảng 27.920
km2 với độ cao trung bình từ vài chục đến 200m trên mực nước biển. Khu vực này chủ
yếu là những cao nguyên thấp và những ngọn đồi lượn sóng. Ở Đơng Nam bộ, đất phù
sa cổ chiếm diện tích đa số, độ màu mỡ khơng cao nên thích hợp với những loại cây
trồng phục vụ cho công nghiệp. Miền Tây Nam bộ có diện tích 39.950km2, được tạo
thành bởi phù sa mới của hai sông Đồng Nai và sông Cửu Long bồi đắp. Xét về mặt
địa hình thì có những nơi cao thấp không đồng đều nhưng độ chênh lệch là không
17 
 


đáng kể. Địa hình cũng như đất đai ở vùng sơng Cửu Long rất thích hợp để canh tác
các loại nơng nghiệp mà quan trọng nhất là lúa gạo.

Hình 1.1: Đồng bằng Trung và Tây Nam bộ (không kể các đảo)3
Về sơng ngịi, Nam bộ có hai hệ thống sơng chính sơng Đồng Nai và sơng
Mékong.
Sơng Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nơng, Bình Phước, Đồng
Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, và Tiền Giang với chiều dài

trên 437 km và lưu vực 38.600 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực
huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sơng Đa Nhim, sơng Bé, sơng La Ngà,
sơng Sài Gịn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các phân lưu của nó có tên gọi là sơng
Lịng Tàu (sơng Ngã Bảy), sơng Đồng Tranh, sơng Thị Vải, sơng Sồi Rạp (sông
Soi)…4.
Sông Mékong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua 6 nước: Trung
Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Phần hạ lưu sông Mékong
chảy qua Nam bộ dài 250 km theo hai nhánh lớn: đó là sơng Tiền và sông Hậu. Sông
                                                            
3
4

Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam-Lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 256.
Theo http.www. Wikipedia.org

18 
 


Tiền chảy men theo Đồng Tháp Mười qua Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà
Vinh và đổ ra biển bằng 6 cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên,
Cửa Cung Hầu, Cửa Ba Lai. Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ,
Sóc Trăng và đổ ra biển bằng 3 cửa: cửa Định Tường, cửa Bát Xúc, cửa Tranh Đề.
Ngồi hai con sơng trên ở Nam bộ cịn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Chính hệ thống kênh rạch này đã giúp lượng hàng hoá từ các khu vực lân cận tập
trung về các cảng thị ở các lưu vực sông hoặc nơi tiếp giáp với biển. Đơn cử như vùng
Sài Gòn vào thế kỷ XVII-XIX, nhiều sông lớn, nhỏ ăn liền với các kênh rạch tạo ra
những tuyến đường thuỷ phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá. Theo ghi chép của
John White trong lần thăm Sài Gịn năm 1819 thì “sơng Sài Gịn rộng bằng sơng nước
Xiêm, nhưng dường như lưu lượng nó mạnh hơn. Tàu bè mọi cỡ đều lưu thơng được.

Nó ít uốn khúc hơn nhiều so với con sơng khác và nước của nó ít đục hơn. Thường
thường các bờ sơng bao phủ đầy đước”5.
Về khí hậu, trong Gia Định thành thơng chí, Trịnh Hồi Đức ghi: “Khí hậu Gia
Định thường ấm, tháng 3 mới bắt đầu mưa, mùa hạ chính là mùa mưa, mùa thu thì
mưu dầm thấm, mỗi lúc mưa to chẳng khác nghiêng vò mà đổ nước xuống, nhưng chỉ
mưa trong một, hai giờ rồi tạnh nắng, một khi mưa lâm li 1,2 ngày, nhưng khơng có
khi nào mưa cả tuần, cả tháng. Tuy bốn mùa nhiều hoa đua nở thơm tho, nhưng hè khi
trời mát trăng trong thì tức là trung thu khơng cần phải xét đốn. Tơ Thức kí có câu
“Tứ thời câu thi hạ, nhất vũ tiện thành đông”6. Trong Đại Nam thực lục ở phần Lục
tỉnh Nam kỳ cũng có những ghi chép tương tự: “Hằng năm khí trời thường nóng ấm,
khơng lạnh lắm… Mùa hạ nhiều gió nam, thu đơng khơng có nạn gió bão…”7. Và loại
khí hậu này rất thích hợp để phát triển các loại cây nơng nghiệp và tạo ra một thảm
động thức vật vô cùng phong phú.
1.1.2 Điều kiện về mặt kinh tế - xã hội
                                                            
5
Đỗ Văn Anh, Sài Gòn – Gia Định qua một số bài ký bằng tiếng nước ngồi, Trong Sài Gịn Xưa và Nay, NXb
Trẻ, Tạp chí Xưa và Nay, 2007, tr 69.
6
Trịnh Hoài Đức (1998), Sđd…, tr 16.
7
Tu-Trai Nguyễn Tạo (1959), Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Việt, Tập hạ, Nxb Nhà Văn Hóa Bộ Quốc
Gia Giáo Dục, Tập số I, tr 54.

19 
 


Thứ nhất, sự đa dạng trong thành phần dân cư
Nam bộ là vùng đất sinh sống của nhiều tộc người khác nhau. Theo nghiên cứu

của Nguyễn Thanh Liêm, “vùng rừng rậm hoang vu này là vùng cư trú của nhiều
nhóm dân tộc thiểu số mà người Việt gọi chung là người “Man” theo tiếng Hán Việt
hay nôm na là người “Mọi”. Đó là các dân tộc thiểu số người Mạ, người Xtiêng,
người Mnơng, người Cơho, người Churu,… Trong các nhóm này, quan trọng hơn hết
là người Mạ ở vùng Mô Xoài – Bà Rịa, người Xtiêng ở vùng Biên Hoà, Bình Dương
và người Khmer ở Tây Ninh. Dân tộc Mạ hay Châu Mạ (Châu theo tiếng Mạ có nghĩa
là người) nói tiếng thuộc Mơn-Khmer”8.
Sự đa dạng về thành phần dân cư trên vùng đất Nam bộ mang yếu tố lịch sử.
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI, vùng đất Nam bộ thuộc về lãnh thổ vương quốc Phù
Nam. Từ thế kỷ VI, vương quốc Khmer nổi lên thơn tính Phù Nam. Sau khi vương
quốc Phù Nam bị sụp đổ vào thế kỷ VI cho đến thế kỷ XVI, người Khmer là cư dân
chủ yếu ở miền Tây và một phần miền Đông lan tới lưu vực sông Bến Nghé (nay là
sơng Sài Gịn). Các dân tộc trên lại phải ở dưới quyền quản lý của chính quyền
Khmer. Tuy có chịu ảnh hưởng của Khmer, nhất là ngơn ngữ, song vẫn sống với
phong tục tập quán riêng. Các bộ lạc đó có thể tiến lên thành tiểu quốc hoặc các làng
có thủ lĩnh địa phương, mà người đứng đầu vẫn cịn sống giản dị “bằng nghề nơng
sau cơng việc triều chính”9.
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, vùng đất Nam bộ thuộc sự kiểm soát của Chân
Lạp. Chân Lạp thời kỳ này chia ra thành Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Các dân
tộc trên vùng đất Nam bộ (ngày nay) vẫn sống tự trị. Và mấy sóc Khmer lẻ tẻ chưa
hợp thành đơn vị hành chính thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó, triều
đình Chân Lạp phải tập trung lực lượng ở phía Nam Biển Hồ (sau khi bỏ Angkor ở
phía Bắc) để đối đầu với Xiêm đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía Tây.

                                                            
8
9

Nguyễn Thanh Liêm, Tóm lược Lịch sử Định Tường, namkyluctinh.org
Nguyễn Đình Đầu (1987), Địa lý lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 143.


20 
 


Vào thế kỷ XIII, Châu Đạt Quan hành trình sang vùng đất của Campuchia. Khi
đi qua vùng hạ lưu sông Mékong để đến kinh đơ Angkor, ơng ghi nhận: nhìn lên bờ
thấy những bụi mây dài, cây to, cáng vàng, lau sậy trắng. Khi thuyền vào cửa sông,
ông thấy những chịm cây rậm rạp của khu rừng thấp. Cửa sơng quá rộng, cây to và
mây dài, tạo bóng mát và chỗ trú cho chim chóc và mng thú, tiếng kêu tiếng hót
vang dội. Vào được nửa đường sơng, lần đầu tiên tác giả thấy được cánh đồng lúa
rộng bạt ngàn, không một gốc cây to. Trâu rừng hàng ngàn con, họp từng bầy trên
đồng cỏ. Dọc bờ sông là rừng tre gai, măng tre có vị đắng10.
Vào cuối thế kỷ XVI hoặc đầu thế kỷ XVII, khi lưu dân Việt Nam bước chân
tới khẩn hoang lập ấp, thì đất Nam bộ “từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa
Đại (trở lên) tồn là rừng rậm hàng mấy nghìn dặm”. Có lẽ trên các giồng đất cao khi
ấy vẫn cịn ít nhóm người dân tộc sinh sống như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
khẳng định “vẫn là đất tự do của các dân tộc mà hầu như là vô chủ, là đất đai hoang
nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa”11.
PGS Huỳnh Lứa sau một quá trình dài nghiên cứu về vùng đất
Nam bộ khẳng định: “Vùng Đồng Nai - Gia Định (tức Nam bộ ngày
nay) đến thế kỷ đến thế kỷ XVII là vùng đất hoang vu, chưa được khai
phá, dân cư thưa thớt. Trước khi có những lớp cư dân mới xuất hiện, ở
đây đã có những cư dân địa phương sinh sống, nhưng vì dân số ít ỏi,
năng lực chinh phục thiên nhiên bị hạn chế, nên họ chỉ phân bố rải rác
trên một số giồng đất cao hình vịng cung song song với duyên hải,
những sống đất ven sông Tiền, sông Hậu như các khu đất cao ở Gị
Cơng, Mỹ Tho, Tân An, Ba Tri, Sóc Sãi, Mõ Cày, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Long Hồ, Kiên Giang, Cần Thơ, Long Xuyên”12.
…. “thông thường, những cư dân người Việt này đi vào đất Đồng Nai Gia Định theo hai cách. Một là họ tự động và đi lẻ tẻ, hoặc người khỏe

mạnh đi trước rồi đón gia đình đến sau, hoặc mấy người, mấy gia đình
kết lại cùng nhóm cùng đi với nhau. Hai họ tham gia vào các đợt di
dân khẩn hoang do nhà nước (triều Nguyễn) đứng ra tổ chức và bảo
trợ”13.

                                                            
10

Đoàn Thanh Hương (1998), Gia Định - Sài Gịn - TP.Hồ Chí Minh, 300 năm (1698-1998), Tập I, Trung tâm
khoa học xã hội và nhân văn Tp.HCM, tr 56.
11
Trần Văn Giàu (1987), Lược sử thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 236.
12
Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 80.
13
Huỳnh Lứa, Sđd…., tr 42-43.

21 
 


Vậy là ngoài một số dân tộc như Mạ, Xtiêng, Khmer… thì vào cuối thế kỷ XVI
đầu thế kỷ XVII, xét về thành phần dân cư Nam bộ có thêm người Việt với số lượng
khá lớn. Trước sự xuất hiện của cư dân người Việt, một số rất ít bn làng các dân tộc
Xtiêng, Mạ, Kơho, Mnông, bỏ mất giồng đất rút về phía Bắc, nơi đã có đồng bào họ
sinh sống và một số khơng đáng kể phum sóc người Miên cũng bỏ đất giồng kéo về
Tây Ninh gần chân núi Bà Đen - nơi có mơi sinh quen thuộc để sống với người thuộc
dân tộc mình.
Trong lớp cư dân mới đến vùng Đồng Nai - Gia Định vào thế kỷ XVII, cịn có
một số lớn người Hoa từ Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). Đến thế kỷ XVIII,

lại có thêm một số lớn người Chăm gia nhập vào cư dân ở đây. Số người Chăm này là
những người tản cư lên Lovek (Chân Lạp) vào cuối thế kỷ XVII, nay chuyển về định
cư ở vùng núi Bà Đen. Trịnh Hồi Đức trong Gia định thành thơng chí ghi lại: Gia
Định là đất phương Nam của nước Việt. Khi mới khai thác, lưu dân nước ta cùng
người kiều ngụ như người Đường (Tàu), người Cao Miên, người Tây Phương, người
Phú Lang Sa (Pháp), người Hồng Mao (Anh), Mã Cao (người Tây ở Ma Cau đến),
người Đồ-bà (Java), ở lẫn lộn, nhưng về y phục, khí cụ thì người nước nào theo tục
nước ấy14.
Sự đa dạng về thành phần dân cư vừa mang lại cho sự phát triển của vùng
Đồng Nai – Gia Định cả những thuận lợi lẫn khó khăn. Khó khăn lớn nhất là việc
khác biệt văn hóa giữa các dân tộc. Đây là một tình trạng thường xuyên xảy ra ở
phương Đông mà đến ngày nay vẫn cịn tồn tại. Chính quyền chúa Nguyễn non trẻ
phải có những chính sách đối với từng dân tộc để xây dựng vùng đất này thành một
khối thống nhất. Trong khi đó, chính các cộng đồng dân cư cũng phải trải qua một
thời gian cùng chung sống, cùng làm kinh tế với những vai trị khác nhau.
Bên cạnh khó khăn thì sự đa dạng trong thành phần dân cư cũng mang lại cho
Nam bộ những thuận lợi. Chính sự giao lưu văn hóa của nhiều thành phần dân cư,
dân tộc, tạo ra độ đậm đặc và đa dạng của truyền thống. Mỗi dân tộc ở Nam bộ đều
                                                            
14

Trịnh Hoài Đức (1998), Sđd…, tr 143.

22 
 


định cư trên các khu vực có điều kiện mơi sinh thích hợp nhất với bản thân dân tộc đó.
Hơn ai hết, chính cư dân này sẽ sử dụng nguồn tài nguyên trên khu vực họ cư trú tốt
hơn các dân tộc khác. Mặt khác mỗi thành phần dân cư đều chuyên về một loại hình

kinh tế khác nhau (người Hoa, người Chăm làm thủ công nghiệp, buôn bán; người
Việt làm nghề nơng….). Vì vậy mà lượng hàng hóa sản xuất ra phong phú, đa dạng.
Và nhu cầu trao đổi hàng hóa để phục vụ cho nhu cầu sống của nhau là tất yếu. Chính
nhu cầu này làm nảy sinh sự lưu thơng hàng hố giữa các khu vực trong một vùng,
giữa các vùng và liên vùng.
Thêm vào đó, sự liên kết của nhóm dân cư cùng một tộc người sinh sống trên
những đất nước khác nhau đem lại cho vùng Nam bộ một tiềm năng liên kết trong
giao thương. Bởi ở Đơng Nam Á lúc bấy giờ, nhiều nhóm người đã xây dựng nên
những mạng lưới thương mại riêng trong mạng lưới thương mại chung của khu vực.
Đặc biệt là người Hoa ở vùng Nam bộ có khả năng thiên phú trong việc buôn bán. Họ
cũng xây dựng được một mạng lưới thương mại tồn châu Á. Chính điều này khi đến
định cư ở những vùng đất ven biển, ven sơng như Mỹ Tho, Hà Tiên, Sài Gịn, Chợ
Lớn,… họ đã xây dựng những cảng thị rất phát triển, đóng góp quan trọng vào cơng
cuộc khai thác và phát triển của toàn vùng.
Thứ hai, sự thay đổi tư duy về kinh tế thương mại
Một trong nhân tố khác góp phần thúc đẩy nền thương nghiệp ở vùng Nam bộ
phát triển chính là tư tưởng xem trọng nhà bn của cư dân Đàng Trong, đặc biệt là
người Hoa. Có một sự thay đổi trong tư duy của người dân vùng đất Đồng Nai – Gia
Định so với cư dân của những vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam đối với kinh tế
thương mại. Người Nam bộ có câu:
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Xuống biển lên nguồn, gạo chợ nước sông
Sự thay đổi tư duy về thương mại người xứ Đồng Nai – Gia Định không phải
đợi đến khi lưu dân Việt vào Nam bộ mới xuất hiện mà đã có từ trước đó. Khi các
23 
 


×