Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cúng bến nước đồng bào dân tộc ê đê trên địa bàn tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 108 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến truyền đạt, góp ý
quý báu của các quý Thầy, Cơ, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp. Với lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu, Q Thầy, Cơ Khoa Sau đại học và các Phịng, Khoa
chun mơn của trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q tình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
- Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đỗ Ngọc Anh, người đã tận tình hướng dẫn,
động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình học tập và hồn
thành đề tài luận văn.
- Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi, chia sẻ tài liệu
và kinh nghiệm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn này chắc chắn khơng tránh khỏi
những khiếm khuyết, kính mong sự góp ý của các Thầy, Cơ, các bạn đồng
nghiệp…, để tơi có thể tiếp tục học hỏi, trau dồi, hồn thiện thêm.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Ngọc Anh. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực. Những kết luận của luận văn
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Đinh Mạnh Dũng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 8
6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 8
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 10
9. Bố cục luận văn ................................................................................................ 11
Chương 1 .............................................................................................................. 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............. 13
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................... 13
1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................. 13
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu ..................................................................... 18
1.1.3. Các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa .............................. 20
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 25
1.2.1. Khái quát tỉnh Đắk Lắk............................................................................... 25
1.2.2. Khái quát về đồng bào dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk ....................................... 28
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 35
Chương 2 .............................................................................................................. 36
LỄ CÚNG BẾN NƯỚC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ê ĐÊ, .......................... 36
TỈNH ĐẮK LĂK ................................................................................................. 36
2.1. Đặc trưng lễ cúng bến nước ....................................................................... 36
2.1.1. Giới thiệu chung lễ cúng bến nước của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
nói chung .............................................................................................................. 36
2.1.2. Đặc trưng lễ cúng bến nước của dân tộc Ê Đê tại tỉnh Đắk Lắk ............... 40
2.2. Các giá trị lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc ê đê, tỉnh Đắk Lắk ..... 42



2.2.1. Cơ sở hình thành các giá trị của lễ cúng bến nước ................................... 43
2.2.2. Những giá trị của lễ cúng bến nước ........................................................... 46
2.3. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cúng bến nước ................. 52
2.3.1. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cúng bến nước của đồng
bào dân tộc Ê Đê tại Đắk Lắk .............................................................................. 52
2.3.2. Đánh giá chung ........................................................................................... 63
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 69
Chương 3 .............................................................................................................. 70
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TỒN TẠI CỦA BẾN NƯỚC VÀ GIẢI
PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA ..................... 70
LỄ CÚNG BẾN NƯỚC ....................................................................................... 70
3.1. Các yếu tố tác động đến sự tồn tại của bến nước và các giá trị của lễ cúng
bến nước ............................................................................................................... 70
3.1.1. Biến đổi về không gian sản xuất ................................................................. 70
3.1.2. Biến đổi về hình thức sản xuất .................................................................... 71
3.1.3. Biến đổi không gian cư trú ......................................................................... 72
3.1.4. Biến đổi về chế độ sở hữu tài nguyên ......................................................... 74
3.1.5. Biến đổi cơ cấu dân dộc và về không gian sinh hoạt cộng đồng ............... 74
3.1.6. Biến đổi về tín ngưỡng ................................................................................ 76
3.2. Một số dự báo về xu thế tiến triển lễ cúng bến nước trong thời gian tới ... 78
3.2.1. Dự báo một số mặt tích cực ........................................................................ 78
3.2.2. Dự báo về sự biến dạng của lễ cúng bến nước trong xã hội hiện đại ........ 80
3.3. Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ cúng bến nước của người
ê đê trong đời sống xã hội hiện nay ở đắk lắk...................................................... 82
3.3.1. Nhóm giải pháp về bảo tồn các cơng trình bến nước ................................. 82
3.3.2. Nhóm giải pháp về nhận thức, giáo dục ..................................................... 83
3.3.3. Nhóm giải pháp cộng đồng ......................................................................... 85
3.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách .................................................................... 88
3.3.5. Giải pháp về cơng tác đào tạo cán bộ quản lý văn hóa các cấp ................ 90

3.3.6. Nhóm giải pháp về cơng tác quản lý hoạt động lễ hội ............................... 91


3.3.7. Nhóm giải pháp truyền thơng, quảng bá và đẩy mạnh xã hội hóa trong tổ
chức lễ hội ............................................................................................................ 91
3.3.8. Nhóm giải pháp gắn du lịch với việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội .... 93
Tiểu kết chương 3................................................................................................. 95
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 98
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 102


CHỮ VIẾT TẮT

CNH

:

Cơng nghiệp hóa

HĐH

:

Hiện đại hóa

DSVH

:


Di sản văn hóa

UBND

:

Ủy ban nhân dân

NXB

:

Nhà xuất bản

TSKH

:

Tiến sỹ khoa học

UNESCO

:

United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đắk Lắk nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ của nước ta, là vùng
đất nổi tiếng về cà phê, cao su và các lễ - hội. Tỉnh Đắk Lắk bao gồm 01 thành
phố, 01 thị xã và 13 huyện (với 184 xã, phường, thị trấn, 2.447 thơn, bn, trong
đó có 605 bn đồng bào dân tộc tại chỗ), trong đó thành phố Bn Ma Thuột là
trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Tỉnh
Đắk Lắk có 44 dân tộc anh em, trong đó Ê đê, M’nông và Giarai là ba dân tộc
bản địa (chiếm khoảng 30%). Ngồi ra cịn có các dân tộc nhập cư khác như:
người Xơ Đăng, Bahnar,...(phía Bắc Tây Nguyên); Xtiêng, Mạ, K’ho,… (Nam
Tây Nguyên) và các dân tộc phía Bắc như: Tày, Nùng, Dao, Thái,… Mỗi dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc Đắk Lắk tuy có truyền thống và bản sắc riêng độc
đáo, nhưng cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương và hình thành nên một nền
văn hoá phong phú và giàu bản sắc.
Ngày nay, đến Đắk Lắk hầu như ai cũng ngạc nhiên trước một hiện thực
văn hóa dân gian vơ cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc cư trú
ở cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa dạng và
đa dạng trong sự thống nhất, tạo thành một bức tranh văn hóa dân gian Đắk Lắk
với những mảng màu khác nhau, nhưng lại kết hợp khá hài hòa tạo nên một nét
hòa sắc độc đáo, tinh tế của một phong cách Đắk Lắk. Văn hóa cộng đồng ở Đắk
Lắk là sự hội tụ của văn hóa nhà dài (Ê đê, M’nơng) với văn hóa nhà rơng (Ja
Rai, Ba Na, Xê Đăng) cùng nền văn hóa nhà sàn của các dân tộc thiểu số phía
Bắc và văn hóa đình làng của người Việt. Nơi đây vừa có luật tục bn, vừa có
hương ước làng, bản, thể hiện sự gắn bó cộng đồng trong việc xây dựng và phát
triển đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, gìn giữ bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc.


2


Trong rất nhiều yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa tỉnh Đắk Lắk nói
riêng và Tây Nguyên nói chung thì hoạt động lễ - hội truyền thống là sinh hoạt
văn hóa nổi trội nhất, điển hình nhất về tính cộng đồng cao của các dân tộc Tây
Nguyên. Cùng với quan niệm, tín ngưỡng về chu kỳ sản xuất và vịng đời người,
đồng thời vận dụng tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” dẫn đến việc các dân tộc thiểu
số Tây Nguyên có rất nhiều lễ - hội. Dân tộc Ê đê cũng khơng nằm ngồi quy
luật đó. Nghi lễ - lễ hội của dân tộc Ê đê thường gắn bó mật thiết với đời sống
cộng đồng và cuộc sống canh tác nương rẫy, gắn với tín ngưỡng tâm linh đa thần
của các cộng đồng. Một trong số các lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Ê đê
đó chính là lễ cúng bến nước.
Ngồi việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất, bến
nước cịn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của cả cộng đồng. Hàng năm, các
buôn đồng bào dân tộc đều tổ chức lễ cúng bến nước. Trong lễ cúng, bà con cầu
mong cho mưa thuận gió hịa, mong cho mọi người có sức khỏe dồi dào, làm ăn
gặp điều may mắn; cầu mong mọi người đều làm việc tốt và đoàn kết thương yêu
nhau, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp. Với ý nghĩa là bến nước văn
hóa, theo quy ước của mọi người trong các buôn và điểm dân cư dân tộc thì mọi
người đều có trách nhiệm giữ sạch nguồn nước, bảo vệ cây cối quanh bến nước
và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian
và dưới tác động của hàng loạt nhân tố mới, việc bảo tồn, gìn giữ khơng gian văn
hóa bn làng, trong đó có lễ cúng bến nước chưa khi nào phải đối mặt với nhiều
khó khăn trước những tác động tiêu cực của đời sống xã hội và nhất là trước tác
động của q trình đơ thị hóa mạnh mẽ như hiện nay. Cây cối bên bến nước bị
chặt phá, phát rừng làm rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, hủy hoại môi
trường khiến mạch nước ngầm dần cạn kiệt, nước sinh hoạt ngày càng thiếu.
Chưa kể xung quanh khu vực đầu nguồn bến nước, bà con trồng các loại cây
công nghiệp dài ngày dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu.
Bên cạnh đó, đời sống văn hóa phát triển và du nhập các hoạt động từ miền xuôi



3

lên nên các lễ hội cũng dần bị thương mại hóa hay chỉ cịn xuất hiện trong các
dịp lễ hội lớn hoặc các hoạt động văn hóa do Nhà nước tổ chức. Các nghi lễ
truyền thống hiếm dần, và không nằm ngồi quy luật chung đó, các lễ cúng bến
nước trở nên không cần thiết nữa khi các bến nước mất dần, nước suối được thay
bằng nước giếng khoan, nước máy. Có thể nói, các lễ hội văn hóa vùng miền nói
chung và lễ cúng bến nước của dân tộc Ê đê nói riêng đã bị mai một nhiều.
Trong nhiều năm qua, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về
văn hóa của chính phủ về cơng tác bảo tồn phát huy các nghi lễ, lễ hội vùng dân
tộc thiểu số ở các tỉnh vùng cao, trong đó có tỉnh Đắk Lắk đã góp phần một phần
khơng nhỏ làm chuyển biến bộ mặt văn hóa cơ sở và nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần cho quần chúng nhân dân. Với chủ trương “bảo tồn có lựa chọn” một
số di sản và thực hành văn hóa tốt, có giá trị truyền thống và bản sắc tộc người
được lựa chọn để khuyến khích bảo tồn thì các thực hành văn hóa bị coi là rườm
rà và lạc hậu sẽ bị hạn chế hoặc khuyến khích xóa bỏ. Lễ cúng bến nước nằm
trong số những lễ - hội khuyến khích được phục dựng và bảo tồn nhằm hướng
tới việc tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đồng bào dân tộc. Đi đôi
với việc xây dựng quy ước thôn buôn, khu dân cư, các địa phương đã phục hồi
những bến nước và thực hiện nghi lễ cúng bến nước theo phong tục truyền
thống, phục hồi lại một nét văn hóa đẹp từ bến nước.
Để thực hiện chủ trương đó, ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và đặc
biệt là UBND tỉnh Đắk Lắk muốn phục dựng lại, duy trì lễ cúng bến nước thành
một nét văn hóa riêng để giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời phát
triển du lịch vùng miền. Chủ trương định hướng là vậy nhưng thực tế vấp phải
rất nhiều khó khăn. Do vậy, việc nghiên cứu các cơng cụ quản lý văn hóa từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị lễ cúng bến nước của
đồng bào dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết
trong bối cảnh hiện nay.



4

2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tiến hành tìm hiểu giá trị văn hóa của lễ cúng bến nước của đồng
bào dân tộc Ê đê tỉnh Đắk Lắk, thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị đó như thế
nào, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy các
giá trị của lễ cúng này.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về lễ - hội không phải là hướng nghiên cứu mới. Từ trước tới
nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Những nghiên cứu của họ có
thể tập hợp và phân loại theo các nhóm sau:
- Nhóm cơng trình theo khuynh hướng miêu thuật từng lễ hội cụ thể:
Khuynh hướng sưu tầm nghiên cứu và miêu thuật từng lễ hội cụ thể là khuynh
hướng nổi trội nhất và có số lượng các cơng trình nhiều nhất như các cơng trình
của các tác giả Thạch Phương – Lê Trung Vũ [1], Nguyễn Chí Bền [2], Trương
Thìn [3] … Theo nhóm các tác giả tuyển chọn mà Nguyễn Chí Bền (là trưởng
ban tuyển chọn) có khoảng 212 lễ hội truyền thống được miêu thuật. qua tìm
hiểu, học viên nhận thấy điều đáng quan tâm là các cơng trình trên chủ yếu dừng
ở việc miêu thuật và giải nghĩa các lễ hội chứ chưa nhấn mạnh vào những phân
tích về mối liên hệ của các lễ hội truyền thống với xã hội đương đại để có thể
đưa ra những giải pháp quản lý lễ hội.
- Nhóm cơng trình theo khuynh hướng nghiên cứu lễ hội ở bình diện tổng
thể:
Khuynh hướng này chủ yếu nhìn nhận các vấn đề giá trị của lễ hội truyền
thống theo phương pháp định tính. Những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng
này là Đinh Gia Khánh, tập thể các tác giả của Viện Nghiên cứu Văn hoá (Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam)… Đáng lưu ý là năm 1993, Trung tâm Khoa học Xã
hội và Nhân văn (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức một hội thảo

khoa học quốc tế về Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại. Các nhà
nghiên cứu tham gia hội thảo này đã đóng góp nhiều ý kiến về vai trị của lễ hội


5

truyền thống trong xã hội đương đại, trong đó tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng
lễ hội không phải là một hiện tượng văn hố bất biến mà nó có sự đổi thay qua
thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài hồ của nó đối với
khơng gian và thời gian nhất định [4].
Thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu không
quan niệm lễ hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lui vào huyền thoại, cô lập con
người. Lễ hội cũng không phải tồn tại để con người quay ra tìm sự huyền bí với
những cảm giác bồng bềnh ngây ngất nhằm mục đích thốt ly cuộc sống. Trong
lễ hội có sự tưởng tượng về sự hiện diện các thần linh, các bí tích, nhưng khơng
phải là để tấn công khoa học, để đi ngược chiều với những xã hội mới như xã hội
hậu công nghiệp. Một trong những cơng trình khác đánh giá tương đối đầy đủ về
thực trạng lễ hội truyền thống Việt Nam là đề tài khoa học cấp Bộ Văn hố Thơng tin của các tác giả Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú về Quản lý lễ hội cổ
truyền: thực trạng và giải pháp [5]. Học viên nhận thấy rằng, các nghiên cứu này
cho thấy con người các thế hệ đã biết và hiểu về lịch sử - văn hoá dân tộc/địa
phương mình qua các trải nghiệm hội hè. Rất nhiều trị chơi, trị diễn dân gian có
giá trị tìm lại được môi trường phục sinh và tôn tạo. Hàng loạt các nghề thủ công
- mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống… được củng cố và phát triển tạo ra những cơ
hội việc làm và thu nhập cho khơng ít lao động, góp phần bảo vệ di sản cơng
nghệ dân gian đang có cơ trở thành hàng hố có giá trị trong xã hội hiện đại. Các
tác giả trên đang nhấn mạnh rằng lễ hội đang trở thành một sản phẩm của ngành
du lịch, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế ở nhiều địa phương.
Hiện nay, có rất ít cơng trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học cũng như
ở mặt quản lý về lễ cúng bến nước trên cả nước nói chung và tại Tây Nguyên
cũng như dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk nói riêng. Tuy nhiên, sự xuất hiện cũng như

tầm quan trọng và các giá trị của bến nước cũng như lễ cúng bến nước đã có từ
rất lâu đời.


6

Trong cuốn sách có tựa đề “Miền đất huyền ảo” (tập hợp các chuyên khảo
về đời sống, phong tục, tập quán của người Jrai, K’ho, Stiêng… cách đây nửa thế
kỷ của học giả người Pháp- Jacques Dournes dưới tên gọi khác là Dambo) do
Nhà xuất bản Hội nhà văn in ấn và phát hành năm 2003 đã nhận ra điều cốt lõi
và sâu sắc nhất trong lễ cúng bến nước của người dân tộc thiểu số tại chỗ chính
là đề cao thơng điệp gìn giữ tồn vẹn và bền vững khơng gian sống của mình.
Jacques Dournes cho rằng, các dân tộc thiểu số ở đây đã biết vận dụng yếu tố tín
ngưỡng, tâm linh để thực hiện một cách khơn khéo và nhuần nhuyễn thông điệp
này. Những lời khấn yàng và các thần (Kriu yang) trong lễ cúng bến nước đều có
nội dung cầu xin, nhắc nhở các thế lực siêu nhiên cùng con người sống và hành
xử với tâm thế biết ơn, nâng đỡ nhau một cách nhân văn nhất.
Giá trị văn hóa của bến nước cịn thể hiện rõ trong “Luật tục của người Ê
đê”, điều 163, chương VIII (Các trọng tội) quy định “xử phạt những kẻ bỏ thuốc
độc, trồng ngải, rắp tâm làm sập các máng nước ở nguồn nước chung, giết hại cả
làng phải được đưa ra xử trước mọi người trong cộng đồng buôn làng”.
Hay trong “Sử thi Ê đê Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh Mlan” do Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Hữu Thấu xuất bản năm
2003 có viết rằng “người Ê đê thường kể cho con cháu của họ nghe về bến nước
của người nhà trời trong các sử thi…”. Yếu tố bến nước cũng đã được đề cập rất
rõ và lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các sử thi của các tộc người vùng Tây
Nguyên.
Năm 2006, trong bài viết chuyên đề “Bảo tồn các lễ cúng bến nước góp
phần bảo vệ môi trường nước sạch ở nông thôn Đắk Lắk hiện nay” của tác giả
Lương Thanh Sơn thuộc cơ quan Bảo tàng Đắk Lắk cũng khái quát một lần nữa

tầm quan trọng cũng như ý nghĩa văn hóa của các bến nước.
Tháng 3-2012, tác giả Hồ Thị Diệu Hiền (văn hoá học K9) đã thực hiện và
bảo vệ luận văn thạc sĩ đề tài “Bến nước dưới góc nhìn văn hố học”. Đề tài đề


7

cập đến tính biểu tượng và ý nghĩa văn hóa của bến nước dưới góc nhìn văn hóa
học.
Khi đời sống bà con được nâng lên, trình độ văn hóa phát triển, người dân
bắt đầu tìm về những nét văn hóa truyền thống đã bị lãng quên trong một thời
gian dài, du lịch phát triển, thì nhu cầu tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng đậm đà
bản sắc dân tộc này đang được các cơ quan ban ngành hữu quan bắt đầu quan
tâm và cũng xuất hiện nhiều bài viết được chuyển tải lên internet khá phong phú.
Chỉ cần lên cơng cụ tìm kiếm internet và gõ cụm từ tìm kiếm “lễ cúng bến nước”
sẽ có khoảng 4.480.000 kết quả tìm kiếm, hầu hết các kết quả tìm kiếm đều là
các bài viết từ các cơ quan ban ngành quản lý văn hóa từ Trung ương đến địa
phương. Điển hình như trên trang thơng tin điện tử chính thức của Bộ văn hóa,
Thể thao và Du lịch, có bài viết “Độc đáo Lễ cúng Bến nước của người Tây
Nguyên” [6] hay trang điện tử tỉnh Đắk Lắk có bài viết “Lễ cúng bến nước của
người Ê đê ở buôn Ea Nur” [8] đề cập đến những nghi thức được thực hiện trong
lễ cúng bến nước. Trên trang tin điện tử Nhân dân có bài viết “Tái hiện lễ cúng
bến nước người dân tộc Ê đê”[9] hay trên báo điện tử của Bộ Tài ngun và Mơi
trường có bài viết “Độc đáo Lễ cúng bến nước và Lễ cúng sức khỏe cho
Voi”[10], bài viết trên báo điện tử Bảo tàng lịch sử quốc gia “Linh thiêng bến
nước đại ngàn” [11] đề cập đến các nét đẹp sinh động của lễ cúng bến nước...
Tuy nhiên, những nghiên cứu chính thống về bến nước, lễ cúng bến nước và đặc
biệt là công tác bảo tồn phát huy giá trị của lễ cúng bến nước của đồng bào dân
tộc Ê đê tại Đắk Lắk cịn rất hiếm hoi, đây chính là khó khăn của việc nghiên
cứu đề tài và cũng là những góc cạnh mà đề tài cần chú trọng tìm hiểu và cập

nhật bổ sung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác bảo tồn và phát huy giá
trị của lễ cúng bến nước đồng bào dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi nghiên cứu:


8

+ Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu giới hạn trong khơng gian văn
hóa của đồng bào dân tộc Ê đê tỉnh Đắk Lắk
+ Về mặt thời gian: luận văn nghiên cứu vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa của lễ cúng bến nước từ năm 2003 đến nay (mốc thời gian tỉnh Đắk
Lắk được tái lập).
- Nội dung nghiên cứu: tập trung vào tìm hiểu vấn đề bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa của lễ cúng bến nước đồng bào dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk hiện nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk có giá trị như thế
nào?
- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc
Ê đê ở Đắk Lắk được thực hiện ra sao?
- Cần có những giải pháp gì để bảo tồn phát huy được tốt những giá trị của lễ
hội cúng bến nước ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk
nói riêng.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk
đóng vai trị quan trọng trong đời sống hiện thực và đời sống văn hóa của đồng
bào dân tộc nói chung và dân tộc Ê đê nói riêng. Vai trị quan trọng này thể hiện
qua nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc cần được bảo vệ và giữ

gìn để tránh bị mai một.
- Giả thuyết 2: Do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến vì nguồn
nước bị cạn kiệt bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và do điều kiện sinh sống
của bà con bị ảnh hưởng bởi đơ thị hóa mà lễ cúng bến nước của đồng bào dân
tộc Ê đê ở Đắk Lắk đang dần bị mai một. Mặc dù được Đảng và nhà nước quan
tâm tạo điều kiện để phát triển kinh tế đi đơi với phát triển đời sống văn hóa tinh
thần, nhưng công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ cúng bến nước của đồng bào


9

dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk bên cạnh những thuận lợi thì hiện nay đang gặp rất nhiều
khó khăn.
- Giả thuyết 3: cần xem xét các yếu tố tác động đến sự tồn tại của lễ cúng
bến nước ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk nói
riêng để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy một cách phù hợp.
Một trong số các giải pháp mà chúng ta cần chú ý là cần có sự quan tâm đúng
mức trong công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức cộng đồng trong
công tác bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của lễ cúng bến nước.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
+ Phương pháp thu thập thông tin: phối hợp với các cơ quan nghiên cứu
khoa học về các nội dung có liên quan mà cụ thể ở đây là phối hợp với Ban dân
tộc tỉnh Đắk Lắk để tìm hiểu về tập quán sinh sống, nét văn hóa của lễ cúng bến
nước người dân tộc nơi đây. Bên cạnh đó, phối hợp với Viện Khoa học thuỷ lợi
miền Nam, cơ quan đang thực hiện đề tài nghiên cứu về việc điều tra, tìm kiếm
và khơi phục nguồn nước mạch lộ, xây dựng và khôi phục các bến nước.
+ Phương pháp so sánh: Đối chứng vùng văn hoá và tiểu vùng văn hố ở
tộc người khác nhau để tìm ra những nét đặc sắc trong lễ cúng bến nước của
đồng bào dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk và của những dân tộc khác.

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có: đề tài sẽ nghiên
cứu những văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
+ Phương pháp điền dã kết hợp phỏng vấn sâu: đây là phương pháp tìm
hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin cho vấn
đề cần nghiên cứu. Đây là một phương pháp quan trọng khi thực hiện đề tài đồng
thời mang lại nhiều thông tin cho đề tài. Để việc phỏng vấn sâu đạt được giá trị
cao, bên cạnh việc khảo sát thực tế, tác giả đã phối hợp với các cán bộ của Viện
Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng như các cán bộ của Ban dân tộc tỉnh tổ chức
thực hiện các buổi phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn, tác giả cũng đã quan sát


10

cũng như làm việc với các ban ngành địa phương trước, sau đó dưới sự hướng
dẫn của các cán bộ phịng văn hóa thơng tin, mời bà con trong địa phương đến để
đặt câu hỏi, xin ý kiến nhằm tạo sự an tâm thoải mái cho q trình phỏng vấn
chính thức. Bên cạnh việc phỏng vấn cộng đồng, tác giả cũng áp dụng việc tham
vấn mở để thu thập thông tin đa dạng và cụ thể hơn. Số lượng bảng hỏi cấu trúc
là 150 người, bao gồm bà con của các dân tộc khác.
- Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề về sự tồn tại của các bến
nước, sự tồn tại của lễ cúng bến nước, nguyện vọng của người dân trong việc
xây dựng và phục hồi các bến nước đã xuống cấp, nguyện vọng của người dân
trong việc phục dựng và tổ chức các lễ cúng bến nước. Tuy nhiên trong khuôn
khổ đề tài này, tác giả sẽ chỉ đề cập đến các nội dung có liên quan đến lễ cúng
bến nước.
- Đối tượng tiến hành mời phỏng vấn bao gồm: 4 đối tượng là: già làng,
trưởng thơn, người dân và cán bộ phịng Văn hóa-Thơng tin. Đây là những đối
tượng có liên quan trực tiếp đến lễ cúng bến nước.
- Việc chọn mẫu để phỏng vấn sâu, tác giả cũng cân nhắc đến các yếu tố
như nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính. Theo đó, chọn mẫu theo chức danh tác giả

sẽ chọn các đối tượng là trưởng thơn/ bn, già làng... để tìm hiểu về sự phát
triển của lễ cúng bến nước. Bên cạnh đó, tác giả cịn chọn mẫu theo yếu tố lứa
tuổi gồm nhóm cao tuổi và trẻ tuổi trong cộng đồng. Mục đích để lý giải những
khó khăn và thuận lợi khi tổ chức lễ cúng bến nước cũng như những bước thăng
trầm của việc tổ chức lễ cúng bến nước, mỗi nhóm người sẽ có cách nhìn nhận
riêng của họ, khi tham gia vào lễ cúng, họ có cách nhìn vừa chung và vừa riêng
so với thế hệ trước, nhất là tính kế thừa.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn nêu rõ những nét đặc trưng từ lễ cúng bến nước ngày nay nhất là
lễ cúng các bến nước của đồng bào dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk đang hoạt động dựa


11

trên những truyền thống và đang dần thích nghi một cách có sáng tạo với xã hội
hiện đại. Vai trị và các hoạt động cũng như sự hình thành và phát triển của lễ
cúng bến nước trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Ê đê tại
Đắk Lắk dưới góc nhìn quản lý văn hóa. Phân tích những yếu tố tác động đến
q trình hình thành, phát triển và duy trì của lễ cúng bến nước từ xưa đến nay.
Những biến đổi để thích nghi với xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở đó, luận văn sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề
xuất và cụ thể hóa các chủ trương chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước
nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ cúng bến nước của
đồng bào dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn sẽ góp phần làm cho sự hiểu biết về đời sống văn hóa tinh thần
của đồng bào dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk nói riêng và tại Tây Nguyên nói chung
thêm phong phú, đặc biệt là các vấn đề về tín ngưỡng, về giá trị văn hóa, đời
sống tinh thần của người dân.

Luận văn góp phần giúp các cấp chính quyền ở cơ sở đánh giá đúng về
thực trạng các hoạt động của các lễ cúng bến nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
hiểu biết rõ hơn về các nhu cầu đời sống văn hóa của người dân trong quản lý
kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp
mang tính tham khảo cho các nhà quản lý địa phương.
Qua đó, kết quả của luận văn sẽ góp thêm nguồn tài liệu tham khảo bằng
văn bản nhằm hệ thống và cung cấp các kiến thức về quản lý di sản cho các
ngành, các cấp trong lĩnh vực quản lý văn hóa nói chung và quản lý lễ cúng bến
nước của vùng nói riêng để có thể tìm hiểu và vận dụng vào thực tế. Đó sẽ là một
minh chứng sống động cho công tác bảo tồn và quản lý di sản.
9. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 110 trang, trong đó phần Mở đầu 11 trang, Kết luận 2
trang. Bên cạnh đó có 3 chương chính bao gồm: Chương 1 về Cơ sở lý luận và


12

tổng quan địa bàn nghiên cứu với 20 trang, Chương 2 về Lễ cúng bến nước của
đồng bào dân tộc Ê đê tỉnh Đắk Lắk với 30 trang, Chương 3 về các yếu tố tác
động đến sự tồn tại của bến nước và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị của lễ cúng bến nước với 24 trang. 11 trang phụ lục và tài liệu tham khảo 3
trang với 44 tài liệu.


13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1.


Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm
a) Bến/giọt nước
Bến nước tiếng Ê đê là pin êa. Giọt nước tiếng Ê đê là êa nguôm. Bến/giọt
nước (gọi chung là bến nước) là danh từ chung chỉ nơi cung cấp nước phục vụ
nhu cầu sinh hoạt có tính tập thể, cơng cộng. Nó có thể là một bến sơng, hồ,
muội nước... ở đồng bằng. Hoặc những mạch nguồn phát lộ, nguồn suối ở các
vùng cao.
Ở các buôn làng người dân tộc thiểu số vùng cao tại Việt Nam, bến nước
là khái niệm chỉ những nơi lấy nước từ những nguồn mạch phát lộ chảy tự nhiên,
cũng có thể là một muội nước trồi lên khỏi mặt đất hoặc hình thức thường thấy
nhất là các mạch nước chảy ra từ một vách đất, đầu nguồn suối, cho chất lượng
nước tốt, cung cấp nước ăn cho cả bn làng (nó cũng tương tự như hình
thức giếng làng tại các làng mạc vùng người Kinh nhưng giếng làng không được
coi là bến nước). Để lấy nước người ta dùng các ống tre, nứa đã được chọc thông
các mắt hứng từ mạch phát lộ và đưa dịng nước chảy tự nhiên ra ngồi để người
dùng có thể hứng được. Trong điều 80, điều 231, điều 232 của luật tục Ê Đê có
chỉ rõ việc xung quanh bến nước ln có hệ thống cây rừng giữ nước và được
coi như rừng thiêng của buôn làng; người ta thường phạt rất nặng những ai dám
chặt cây hoặc làm ô nhiễm nguồn nước [12].
b) Lễ cúng bến nước
Trong “Từ điển tiếng Việt” có định nghĩa như sau:
- Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lịng tơn kính của con
người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Do ngày càng mở rộng


14


phạm vi nên đến đây “Lễ” đã mang ý nghĩa bao quát mọi nghi thức ứng xử của
con người với tự nhiên và xã hội. Như vậy ta có thể đi đến một khái niệm chung,
khái niệm “Lễ” được đề cập đến trong đề tài không phải là chữ “Lễ” của đạo
Khổng. “Lễ” theo tiếng việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc
kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó.
- Lễ cúng là là nghi thức dâng lễ vật lên thần linh để tỏ lịng cung kính hay
tưởng nhớ người đã khuất, thường đi đôi với việc báo tin hay kỷ niệm một sự
kiện đặc biệt nào đó liên quan đến cõi vơ hình.
- Lễ cúng bến nước được đề cập trong luận văn này là lễ cúng bến nước của
bà con sống ở khu vực Tây Nguyên. Lễ cúng bến nước này là hoạt động được
các buôn làng tổ chức hàng năm tại các bến nước với mục đích cảm ơn các vị
thần đã cứu giúp, tạo dựng cho họ có được cuộc sống no đủ, bên cạnh đó cầu xin
nguồn nước luôn trong mát, đừng bao giờ cạn kiệt, đừng bị ơ nhiễm, cầu mưa
thuận gió hịa, để các vị thần nước, thần núi, thần sơng… biết được nơi đó có dân
làng sinh sống mà ban sức khỏe, làm ăn khấm khá, hơn thế nữa bà con trong
buôn làng luôn yêu thương nhau, sống thủy chung, trước sau như một.
c) Bảo tồn
Theo từ điển tiếng Việt tại trang 39, “Bảo tồn là giữ lại không để cho mất
đi. Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức
vốn có của nó, bảo tồn là không để mai một không để thay đổi, biến hóa” [13].
Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm chi tiết, “Bảo tồn chính là hoạt động
giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, hay nói
cách khác bảo tồn có nghĩa là bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và
hãm xuống cấp của kết cấu đó.” [14].
Đề cập đến vấn đề này, Ngô Đức Thịnh quan niệm, “Bảo tồn là những nỗ
lực nhằm gìn giữ các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp vốn có (truyền thống) của
mỗi dân tộc, quốc gia...” [15].



15

Như vậy, khi con người hiểu được những tác động trong cuộc sống, sẽ
làm ảnh hưởng đến quá trình tồn tại của các giá trị văn hóa, thì họ đã nghĩ đến
việc bảo tồn. Do đó, trong tiến trình lịch sử, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa
xuất hiện, ngay từ khi con người ý thức được giá trị của di sản văn hóa trong đời
sống. Đồng thời, hiểu được mối nguy hại do tác động của thiên nhiên và chính
con người gây ra, họ đã khơng ngừng tìm kiếm các biện pháp bảo tồn. Công tác
bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt động như:
bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi, quy hoạch bảo tồn.
Tuy nhiên, cần phải hiểu bảo tồn di sản văn hóa là việc bảo vệ, giữ gìn
những giá trị liên quan từ quá khứ đến hiện tại làm cho di sản văn hóa giàu có
hơn và tất yếu cái được bảo tồn phải phù hợp với thời đại. Đây là xu hướng để
các di sản văn hóa có thể tiếp tục song hành, cùng xu hướng đi lên của cuộc
sống. Bảo tồn, chính là những nỗ lực nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển qua
việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục, tôn tạo, quảng bá và phát triển nhằm phục
vụ các hoạt động tiến bộ của con người trong xã hội.
Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể) cần thỏa
mãn hai điều kiện:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận
minh bạch, khơng có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (tức
là có giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh
thần của con người, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay với
chính sách mở cửa và bối cảnh nền kinh tế thị trường và q trình tồn cầu hóa
đang diễn ra cực kỳ sôi động.
 Bảo tồn nguyên vẹn
Bảo tồn nguyên vẹn hay còn gọi là bảo tồn trong dạng “tĩnh”. Trong đó,
chủ yếu là vận dụng kỹ thuật để đảm bảo giữ nguyên trạng thái hiện vật như sự
vật vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng đối với di sản vật



16

thể. Đối với văn hóa phi vật thể, bảo tồn ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu
tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó vốn có, lưu giữ chúng ở
dạng bản ghi chép hoặc mơ tả bằng băng hình, bằng băng đĩa hoặc các dạng khác
để có thể lưu giữ được lâu nhất…
 Bảo tồn trên cơ sở kế thừa
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa hay bảo tồn ở dạng “động” tức là bảo tồn các
hiện tượng văn hóa vốn cổ giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục
chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể. Đối với các di sản văn hóa phi vật
thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay
chính trong đời sống cộng đồng, giữ gìn, bảo vệ vốn cổ đồng thời làm giàu và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trong q trình phát triển. Bởi lẽ, cộng đồng
khơng những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà
cịn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể
trong đời sống xã hội theo thời gian.
Hiện nay, công tác bảo tồn thường được lựa chọn trên cơ sở bảo tồn kế
thừa. Vì hiện nay ngồi việc bảo tồn cịn tùy thuộc vào nguyện vọng được lưu
giữ bảo tồn lại của chủ thể văn hóa đó.
d) Phát huy
Từ điển Tiếng Việt trang 768 cắt nghĩa: “phát huy là làm cho cái hay, cái
tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [16]. Còn theo từ điển từ và ngữ
Việt Nam trang 803 thì “phát huy là làm cho tác dụng lan rộng ra hoặc phát triển
lên”. [17].
Như vậy có thể hiểu rằng, phát huy chính là việc làm cho cái hay, cái
đẹp tiếp tục phát triển một cách có hiệu quả. Ngồi ra theo tác giả, phát huy
thường gắn với giá trị truyền thống, hoặc các di sản vật thể, phi vật thể như bản
sắc văn hóa dân tộc… Khái niệm phát huy gắn với phục hồi, xây dựng mới hoặc

bảo tồn trên nền tảng cái cũ. Mục đích của phát huy nhằm phục vụ cho sự tiến bộ


17

của xã hội, cho việc bảo tồn và phát huy phục vụ du lịch, góp phần quan trọng
trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
e) Giá trị và giá trị văn hóa
Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm về giá trị, Hồ Sĩ Quý, cho
rằng: “Giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã
hội học dùng để chỉ ý nghĩa văn hóa và xã hội của các hiện tượng. Về thực chất,
toàn bộ sự đa dạng của hoạt động người, của các quan hệ xã hội, bao gồm cả
những hiện tượng tự nhiên có liên quan, có thể được thể hiện là các "giá trị
khách quan" với tính cách là khách thể của quan hệ giá trị, nghĩa là, được đánh
giá trong khuôn thước của thiện và ác, chân lý và sai lầm, đẹp và xấu, được phép
và cấm kỵ, chính nghĩa và phi nghĩa, v.v..” [18].
Theo Trần Ngọc Thêm “khái niệm văn hố kéo theo khái niệm giá trị, tính
giá trị. Không phải mọi cái do con người sáng tạo ra đều là văn hố, mà chỉ có
những gì có giá trị mới thuộc về văn hoá. Trong từ văn hố thì, trong truyền
thống phương Đơng, văn là khái niệm đối lập với võ, văn có nghĩa là vẻ đẹp, là
giá trị; văn hố có nghĩa là trở thành đẹp, thành có giá trị. Văn hố chỉ chứa cái
đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người”.
[1].
Ngô Đức Thịnh, cho rằng “Giá trị văn hóa (cultural value) là yếu tố cốt
lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sữ của cộng
động, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa
hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều
tốt đẹp (chân, thiện,mỹ), từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất NGƯỜI. Giá trị văn
hóa ln ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực
văn hóa...”. [19].

Mặt dù cịn rất nhiều quan niệm khác nhau về giá trị văn hóa. Nhưng nhìn
chung, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến, giá trị văn hóa và nhất là giá trị văn
hóa truyền thống, tức là nói đến những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu


18

biểu cho bản sắc đặc trưng của mỗi dân tộc. Nó mang trong mình, sứ mệnh
những giá trị tiêu biểu và truyền lại cho thế hệ sau, những gì cần được bảo lưu và
phát triển.
Như vậy có thể hiểu rằng, giá trị văn hóa là tất cả những thành tựu về văn
hóa, nghệ thuật, tư tưởng. Trải qua bao thăng trầm và biến cố lịch sử nhưng cộng
đồng ấy, dân tộc ấy với những hoàn cảnh địa lý, tự nhiên rất khác nhau nhưng sự
hòa nhập, tiếp biến giao lưu và phát triển đã tạo ra những giá trị văn hóa rất riêng
biệt và khác nhau.
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu
Bến nước nói chung và lễ cúng bến nước nói riêng là một nét sinh hoạt
văn hóa đặc thù của người dân đồng bào dân tộc vốn đã có mặt ở Tây Nguyên
hàng trăm năm qua. Trong quá trình phát triển, văn hóa ln biến đổi để phù hợp
với cuộc sống mới. “Những biến đổi này có thể xét trên hai tính chất của văn hóa
là tính truyền thống – hiện đại và tính cộng sinh văn hóa. Trong đó, tính truyền
thống – hiện đại được dựa trên cơ sở tích lũy, lưu truyền và tái tạo những giá trị
của văn hóa trong cộng đồng”. Cùng chia sẻ quan điểm trên, theo đó khi nghiên
cứu bến nước cũng như lễ cúng bến nước không thể tách rời bối cảnh phát triển
kinh tế vùng miền và những biến động thăng trầm của lịch sử, cũng như những
yếu tố hình thành và tác động đến sự hình thành và phát triển đó, Ngơ Đức Thịnh
(2008), cho là: “...Một cách tiếp cận về lịch sử văn hóa Việt Nam, có nhiều cách
tiếp cận lịch sử văn hố, trong đó có cách tiếp cận lịch sử văn hoá với tư cách là
"cái tổng thể", tức nghiên cứu, nhận dạng các nền văn hoá đã từng tồn tại, phát
triển trên đất nước ta và sự biến đổi kế tiếp giữa chúng trong khung cảnh chung

của lịch sử dân tộc...”.[22].
Từ các quan điểm trên, khi nghiên cứu về bến nước và giá trị của lễ cúng
bến nước, tác giả sẽ vận dụng 2 lý thuyết sau để nghiên cứu: lý thuyết kinh tế
chính trị, lý thuyết về sinh thái học văn hóa.


19

a) Lý thuyết kinh tế chính trị:
Khuynh hướng nghiên cứu theo lý thuyết Marxism trong khối nói tiếng
Anh đặc biệt là ở Mỹ, xuất phát từ thuyết hệ thống các thế giới và thuyết kém
phát triển trong xã hội học chính trị của Wallerstein và Frank vào những năm 70
của thế kỷ XX. Các nhà Nhân học nghiên cứu theo hướng kinh tế chính trị nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của lịch sử trong nghiên cứu nhân học. Họ cho rằng
những hoạt động văn hóa của con người mang tính lịch sử. Cụ thể như William
Roseberry đã nói:
“Nó mang tính lịch sử, theo cách hiểu là nó cố gắng coi các cộng đồng địa
phương là kết quả của những tiến trình xã hội, chính trị, kinh tế và văn hố qua
nhiều thế kỷ, và theo cái nghĩa là nó hiểu các tiến trình đó trong điều kiện tồn
cầu. …Mục tiêu của việc khảo sát lịch sử không phải là để xếp lịch sử của các
địa phương vào trong các tiến trình tồn cầu, mà là để hiểu sự hình thành của các
chủ thể nhân học (“những con người thật đang làm những việc thật") tại giao
điểm giữa những sự tương tác và các mối quan hệ ở địa phương với các tiến
trình bao quát hơn của sự hình thành nhà nước và đế chế...” [19]
Do vậy để hiểu được sự hình thành, phát triển và các đặc điểm của các
hoạt động văn hóa chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị,
xã hội cụ thể. Vấn đề này không chỉ là bối cảnh của từng địa phương mà còn
phải gắn chúng trong những bước phát triển kinh tế và chính trị quan trọng của
cả nước. Trong nghiên cứu đề tài, để tìm hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa của bến
nước và lễ cúng nơi đây, học viên phân tích theo chiều dài thời gian từ trong lịch

sử đến hiện nay, xem xét trong từng bối cảnh và từng giai đoạn để nhìn nhận
những biến đổi nơi đây, cũng như các nhân tố tác động đến sự thay đổi và phát
triển của bến nước.
b) Lý thuyết về sinh thái học văn hóa:
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng lý thuyết sinh thái học văn hóa
(cultural ecology) của Julian Steward. Ơng chủ trương rằng trong mọi nền văn


×