Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 183 trang )









LUẬN VĂN:




Bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóacủa lễ hội cổ truyền ở tỉnh
Vĩnh Phúc










MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và phát
triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá của cộng
đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa


linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một
bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử.
Muốn nghiên cứu văn hoá truyền thống, lẽ đương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là
lễ hội cổ truyền.
Trong những năm gần đây, lễ hội cổ truyền nước ta được quan tâm nghiên cứu và
đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung trên
bình diện tổng thể khu vực vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ…Nghiên cứu về lễ hội
cổ truyền ở phạm vi hẹp, thuộc địa bàn của một địa phương, một tỉnh vẫn còn chưa
nhiều. Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn hoá sắc thái riêng, cho nên khi nghiên cứu lễ hội
cổ truyền của người Việt, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu ở từng địa phương
cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở mỗi tiểu vùng văn hoá là những bước
đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Xuất phát từ
những đòi hỏi của công tác nghiên cứu văn hoá, chúng tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát
huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng châu thổ sông Hồng (khu vực chuyển tiếp giữa
miền núi và đồng bằng). Văn hoá dân gian Vĩnh Phúc vừa đậm nét cổ xưa nguyên thuỷ
của vùng văn hoá Hùng Vương, vừa có sắc thái văn hiến phức hợp của vùng văn hoá
Kinh Bắc- Thăng Long, với gần 500 làng cổ còn lưu giữ một kho tàng văn hoá phi vật thể
phong phú. Trong đó có khoảng 520 lễ hội cổ truyền.
Trong nhiều năm gần đây, do nhiều nguyên nhân mà lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc
chưa được nhìn nhận đúng mức. Nhiều lễ hội bị mai một, sự độc đáo của lễ hội bị giảm
dần do xu thế bắt chước. Việc nghiên cứu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội
cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết, tạo cơ sở cho công tác quản lý, hoạch
định chính sách và phát triển văn hoá, khai thác lễ hội như là nguồn lực di sản văn hoá để
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
1.3. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá truyền thống của dân tộc là một hoạt động
đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn bảo tồn và phát huy di sản văn hoá cần phải nhận
diện, đánh giá mọi giá trị văn hoá cổ truyền mà lễ hội cổ truyền là một phương diện tiêu

biểu, tồn tại trong những tiểu vùng văn hoá cụ thể.
Quá trình nghiên cứu lễ hội ở Vĩnh Phúc sẽ vận dụng những quan điểm, phương
pháp nghiên cứu văn hoá học vào một trường hợp tiểu vùng văn hoá. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào lĩnh vực học thuật, làm phong phú thêm kho tàng lý
luận văn hoá dân gian trên phương diện lễ hội cổ truyền, góp phần làm căn cứ khoa học
cho việc bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn hoá lễ hội của nhân dân Vĩnh Phúc.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá
trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm vận dụng lý luận văn hoá và
các phương pháp nghiên cứu văn hoá vào thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu một số thành tố cơ bản của lễ hội cổ truyền, những giá trị văn hoá của lễ
hội cổ truyền.
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền.
Hướng tới một cái nhìn tổng thể về lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp, những kiến nghị mong muốn góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện
nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lễ hội cổ truyền, trong đó tập trung làm rõ một số
lễ hội tiêu biểu đang diễn ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tới lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 1997 đến nay (mốc thời gian tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá để
nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp logic và lịch sử
+ Phương pháp liên ngành và chuyên ngành
+ Phương pháp điều tra xã hội học

+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Phương pháp quan sát tham dự
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có.

5. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn có thể được xem như một công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống về
lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc dưới góc độ văn hoá học và văn hoá dân gian; cung cấp cho
người đọc một hệ thống tư liệu phong phú, những giá trị đích thực về lễ hội cổ truyền ở
một địa phương cụ thể.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của
lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn sẽ góp phần xây dựng những định hướng cho
công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội trên phạm vi của tỉnh; đồng thời đề xuất những giải pháp
cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội Vĩnh Phúc trong xu thế hội
nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
6. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
6.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lễ hội
Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới. Từ trước tới nay, đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về vấn đề này. Những nghiên cứu của họ có thể tập hợp và phân loại theo
các nhóm sau:
- Nhóm công trình theo khuynh hướng miêu thuật từng lễ hội cụ thể:
Khuynh hướng sưu tầm nghiên cứu và miêu thuật từng lễ hội cụ thể là khuynh
hướng nổi trội nhất và có số lượng các công trình nhiều nhất như các công trình của các
tác giả Thạch Phương – Lê Trung Vũ, xuất bản năm 1995 có tựa đề: 60 lễ hội truyền
thống của người Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội), Nguyễn Chí Bền (trưởng
ban tuyển chọn) xuất bản sách: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân
tộc và Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, năm 2000), Trương Thìn (chủ biên) (1990)
ấn hành công trình: Hội hè Việt Nam (Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội).…. Theo nhóm các
tác giả tuyển chọn mà Nguyễn Chí Bền (là trưởng ban tuyển chọn) có khoảng 212 lễ hội
truyền thống được miêu thuật. Điều đáng quan tâm, các công trình trên chủ yếu dừng ở
việc miêu thuật và giải nghĩa các lễ hội chứ chưa nhấn mạnh vào những phân tích về mối

liên hệ của các lễ hội truyền thống với xã hội đương đại để có thể đưa ra những giải pháp
quản lý lễ hội.
- Nhóm công trình theo khuynh hướng nghiên cứu lễ hội ở bình diện tổng thể:
Khuynh hướng này chủ yếu nhìn nhận các vấn đề giá trị của lễ hội truyền thống theo
phương pháp định tính. Một trong những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là GS.
Đinh Gia Khánh trong các công trình ý nghĩa xã hội và văn hoá của hội lễ dân gian [7]
và Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam [11]; Tập thể các
tác giả của Viện Nghiên cứu Văn hoá (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) xuất bản công
trình Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ do PGS. Lê Trung Vũ (chủ biên) [41]….

Đáng lưu ý là năm 1993, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (nay là Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam) tổ chức một hội thảo khoa học quốc tế về Lễ hội truyền thống
trong đời sống xã hội hiện đại [10]. Các nhà nghiên cứu tham gia hội thảo này đã đóng
góp nhiều ý kiến về vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại, trong đó tác
giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng lễ hội không phải là một hiện tượng văn hoá bất biến mà nó
có sự đổi thay qua thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài hoà của
nó đối với không gian và thời gian nhất định.
Thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu không quan niệm lễ
hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lui vào huyền thoại, cô lập con người. Lễ hội cũng không
phải tồn tại để con người quay ra tìm sự huyền bí với những cảm giác bồng bềnh ngây ngất
nhằm mục đích thoát ly cuộc sống. Trong lễ hội có sự tưởng tượng về sự hiện diện các thần
linh, các bí tích, nhưng không phải là để tấn công khoa học, để đi ngược chiều với những xã
hội mới như xã hội hậu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Đinh Gia Khánh còn nhận xét về các mặt tích cực và tiêu cực của sự
phát triển trở lại của các lễ hội truyền thống. Tác giả nêu ra một số quan điểm phổ biến
khi đánh giá về sự trở lại của lễ hội như sau:
1/ Những ý kiến không tán thành với sự trở lại này vì cho rằng điều đó gây lãng phí
tiền của, thời gian.
2/ Những ý kiến cho rằng sự trở lại của lễ hội gây ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội
do nó liên quan đến các hiện tượng mê tín, dị đoan.

3/ Một số nhà nghiên cứu phê phán sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thống và các
yếu tố hiện đại, coi đây là những sự lai căng, cần phải loại bỏ [10, tr.27-28].
Lê Hữu Tầng nêu ra những ảnh hưởng do sự bùng phát trở lại của lễ hội đối với
cuộc sống đương đại như nhu cầu lễ hội có thực sự là nhu cầu của đa số người dân hay
không, hay đó chỉ là nhu cầu do một số người muốn lợi dụng lễ hội để tiến hành các hoạt
động mê tín dị đoan, kinh doanh lễ hội để kiếm lời khai thác? Những biến đổi kinh tế - xã
hội sẽ tác động ra sao đối với nhu cầu hội lễ của người dân và ngược lại? [10, tr.21].
Đánh giá về vai trò của lễ hội đối với sự phát triển của xã hội, về những giá trị của lễ
hội truyền thống trong đời sống xã hội đương đại, GS. Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm,
trong xã hội đương đại, lễ hội truyền thống còn giữ năm giá trị cơ bản là:
1/ Giá trị cộng đồng, trong đó, lễ hội chính là “sự biểu dương sức mạnh của cộng
đồng” và là chất kết dính tạo nên “sự cố kết cộng đồng”. Lễ hội là môi trường góp phần quan
trọng tạo nên niềm “cộng mệnh” và “cộng cảm” của sức mạnh cộng đồng;
2/ Giá trị hướng về nguồn: Lễ hội có nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng.
Chính vì vậy, lễ hội thường gắn với hành hương - du lịch;

3/ Giá trị cân bằng đời sống tâm linh: Lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời
sống tâm linh của con người;
4/ Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá: Lễ hội do nhân dân tự tổ chức, làm tái
hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, và cũng chính bản thân họ là những người hưởng
thụ các sinh hoạt văn hoá đó;
5/ Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: Lễ hội truyền
thống là một bảo tàng sống về văn hoá dân tộc, nhờ đó, nền văn hoá ấy được hồi sinh, tái
tạo và truyền giao qua các thế hệ [30, tr.7- 8].
Một trong những công trình khác đánh giá tương đối đầy đủ về thực trạng lễ hội
truyền thống Việt Nam là đề tài khoa học cấp Bộ Văn hoá - Thông tin của các tác giả
Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú về Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp
[16]. Nhóm nghiên cứu nhận xét:
Con người các thế hệ đã biết và hiểu về lịch sử - văn hoá dân tộc/địa phương
mình qua các trải nghiệm hội hè. Rất nhiều trò chơi, trò diễn dân gian có giá trị

tìm lại được môi trường phục sinh và tôn tạo. Hàng loạt các nghề thủ công - mỹ
nghệ, ẩm thực truyền thống… được củng cố và phát triển tạo ra những cơ hội
việc làm và thu nhập cho không ít lao động, góp phần bảo vệ di sản công nghệ
dân gian đang có cơ trở thành hàng hoá có giá trị trong xã hội hiện đại” [16,
tr.44]
Các tác giả nhấn mạnh rằng lễ hội đang trở thành một sản phẩm của ngành du lịch, có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế ở nhiều địa phương [16, tr.44].
6.2. Quá trình nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc
Trong nhiều năm qua đã có đông đảo nhà nghiên cứu trung ương và địa phương
nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ về lễ hội và lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc. Song chủ yếu
những bài viết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giới thiệu hoặc miêu tả dưới góc độ đơn lẻ
từng lễ hội hoặc tập trung vào một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh, như lễ hội Tây Thiên (huyện
Tam Đảo), lễ hội Đúc Bụt (huyện Tam Dương), lễ hội Cướp Phết, lễ hội Chọi Trâu (huyện
Lập Thạch), lễ hội Rước Nước (huyện Vĩnh Tường).
Gần đây (từ năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập đến nay), Sở Văn hoá Thể thao và
Du lịch Vĩnh Phúc đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lễ hội cổ
truyền ở tỉnh và được xuất bản thành sách. Cụ thể như sau:
Công trình “Danh nhân Vĩnh Phúc” (1999) của Lê Kim Thuyên đã giới thiệu khá
đầy đủ về các danh nhân ở Vĩnh Phúc từ thời Hai Bà Trưng cho đến trước thời đại Hồ
Chí Minh, nơi thờ tự và tổ chức lễ hội của các danh nhân (nếu có).
Tại công trình “Địa chí Vĩnh Phúc (sơ thảo)” (2000), Lê Kim Thuyên đã đề cập về
vùng đất và con người Vĩnh Phúc nói chung và khái lược lễ hội cổ truyền nói riêng.

Trong sách “Văn hoá các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc” (2005), tác giả Lâm Quý giới thiệu
văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, tập trung ba dân tộc:
Dao, Cao Lan và Sán Dìu, trong đó có đề cập đến lễ hội của các dân tộc.
Lê Kim Thuyên còn nghiên cứu khái lược lễ hội Vĩnh Phúc dưới góc độ giới thiệu một lễ
hội cụ thể và thành tố của lễ hội, trong công trình “Lễ hội Vĩnh Phúc (2006)”.
Với cuốn sách “Văn hoá dân gian Vĩnh Phúc”(2007), Bùi Đằng Sinh, giới thiệu về
các loại hình văn hoá dân gian trên địa bàn Vĩnh Phúc, trong đó khái lược lễ hội cổ

truyền. Trong sách “Di tích- Danh thắng Vĩnh Phúc” (2007), Nguyễn Thị Diện giới thiệu
những di tích, danh thắng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó đề cập đến tổ
chức lễ hội tại di tích.
Công trình “Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc” (2008), của tác giả Lê Kim Thuyên,
đã nghiên cứu về Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, nơi thờ tự và tổ chức lễ hội tại khu di tích-
danh thắng Tam Đảo. Trong 3 năm 2005- 2007, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Vĩnh
Phúc đã tiến hành tổng điều tra di sản văn hoá phi vật thể tên địa bàn toàn tỉnh, đã thống
kê các lễ hội trên địa bàn. Ngoài ra, sách “Địa chí văn hoá dân gian vùng đất Tổ” (tỉnh
Vĩnh Phú cũ) của Nguyễn Khắc Xương đã đề cập đến lễ hội cổ truyền, trong đó có lễ hội
Vĩnh Phúc dưới góc độ thống kê sơ bộ và phân loại lễ hội.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu, thống
kê giới thiệu, chưa đề cập lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc một cách có hệ thống và chưa đưa
ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong giai đoạn
hiện nay.
Đề tài luận văn "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh
Vĩnh Phúc" sẽ cố gắng nghiên cứu lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc, làm rõ những giá trị văn
hoá trong lễ hội, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hoá góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn
hoá dân tộc trên quê hương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương, 11 tiết.

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN

1.1. QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1.1.1. Lễ hội
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một

lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán măng bản sắc riêng của mỗi vùng
miền, dân tộc, tôn giáo cho nền văn hoá của dân tộc. Trong đó lễ hội là yếu tố vừa đặc
trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn hoá đất nước đặc sắc hơn.
Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giải
khác nhau trong giới nghiên cứu. Tựu trung lại trên thực tế đã xuất hiện một số ý kiến sau
đây: có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trong cấu trúc lễ hội
dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hoá dân gian có lễ mà không có hội hoặc ngược
lại. Theo Bùi Thiết thì “Lễ là các hoạt động đạt tới trình độ nghi lễ, hội là các hoạt nghi lễ
đạt trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hoá truyền thống” [26]; khác với
quan điểm trên, nhà nghiên cứu Thu Linh cho rằng:
Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lệ trong các dịp
này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy định một cách
nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “ cải diễn hoá” cùng với không khí trang
nghiêm đóng vai trò chủ đạo. Đây chính là điểm giao thoa giữa lễ với hội, và có lẽ cũng
vì vậy người ta thường nhập hai từ lễ hội [15, tr.27].
Theo Nguyễn Quang Lê, thì bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống đan
quện và giao thoa với nhau:
1- Hệ thống lễ: Bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo
cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn
bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao
cảm với thế giới siêu nhiên là các thần thánh (các nhiên thần và nhân thần),
do chính con người tưởng tượng ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và
có tác động tốt đẹp đến tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình.
2- Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng
dân gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân
gian.v.v- chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thể tách
ra khỏi việc thờ cúng [13, tr.5-9].

Giáo sư Đinh Gia Khánh quan niệm: “ đặc điểm cơ bản của văn hoá dân gian
(trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp tức nói rằng quan hệ nghệ thuật ấy người ta

nhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt” [9, tr.12].
Nghiên cứu "Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch", Dương Văn Sáu cho
rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư
trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử hay
huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên-
thần thánh và con người với xã hội” [24, tr.35].
Tác giả Phạm Quang Nghị cắt nghĩa “ lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng,
có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân
tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho hôm nay, lễ hội chứa
đựng những mong ước thiết tha vừa thánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa
thế tục của bao thế hệ con người” [22, tr.96].
GS. Ngô Đức Thịnh quan niệm “ lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoá dân
gian tổng thể”, “ lễ hội là một hình thứ diễn xướng tâm linh" và diễn giải:
Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan
niệm mà nó hình thành trên trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó
(thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay là một thần linh nghề nghiệp nào
đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo nên một
tổng thể lễ hội cho nên một trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội
là phần phát sinh tích hợp [28, tr.37].
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau hai thành tố cấu trúc nên lễ
hội (phần lễ tức là nghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, linh thiêng;
phần hội tức là hội hè, là mặt thứ hai: vật chất, văn hoá nghệ thuật, đời thường). Tác giả
Trần Bình Minh cho rằng: “lễ và hội hoà quện, xoắn xít với nhau để cùng nhau biểu thị
một giá trị nào đó của một cộng đồng. Trong lễ cũng có hội và trong hội cũng có lễ”
[20, tr.120].
Nguyễn Tri Nguyên khẳng định:
Lễ hội là sự thể hiện, là sự phát lộ của ký ức văn hoá dân tộc. Giống như
gien di truyền, ký ức văn hoá chứa đựng hàm lượng thông tin các giá trị văn hoá
của quá khứ qua các truyền thống văn hoá dân tộc, tạo nên bản sắc và sự đa dạng
văn hoá, cũng thiết yếu đối với sự sống con người tựa như sự đa dạng sinh học

trong thế giới tự nhiên [23, tr.54- 56].
Từ những quan điểm trên, chúng tôi nhận thức như sau:

Lễ: là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người
đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
Hội: là tập hợp các trò diễn có tính nghi thức, các cuộc vui chơi, giải trí tại một
thời điểm nhất định, thường trong khuôn viên các công trình tôn giáo hay ở sát chúng,
có đông người tham gia, là đời sống văn hoá hàng ngày và một phần đời của cá nhân và
cả cộng đồng, nhân kỷ niệm một sự kiện quan trọng đối với một cộng đồng xã hội.
Lễ hội là sản phẩm của xã hội quá khứ, được truyền lại tới ngày nay và nó được
người dân, cộng đồng tiếp nhận và thực hành trong đời sống sinh hoạt văn hoá, tín
ngưỡng.
1.1.2. Lễ hội cổ truyền
Lễ hội cổ truyền là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp, vừa độc đáo,
vừa phong phú đa dạng của dân tộc Việt Nam, vốn có nguồn gốc phát sinh và phát triển
từ rất lâu đời trong lòng lịch sử văn hoá nước nhà. Có thể coi lễ hội cổ truyền là hình ảnh
thu nhỏ của nền văn hoá dân gian cổ truyền dân tộc. Bởi lẽ, trong lễ hội cổ truyền bao
hàm hầu như đầy đủ các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, như: về văn học dân gian,
có truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần phả, văn tế, văn bia, hoành phi câu đối, ca dao
hò vè ; về nghệ thuật biểu diễn dân gian, có diễn xướng, sân khấu dân gian, các làn điệu
dân ca, dân vũ, dân nhạc ; về tôn giáo có phong tục và tín ngưỡng dân gian gồm, các
nghi lễ, nghi thức, trò chơi, trò diễn, trò chơi dân gian, tục lệ, đối tượng thờ cúng, đức tin
và kỵ hèm dân gian Do vậy, lễ hội cổ truyền không chỉ là một hiện tượng văn hoá dân
gian, mà còn là một hiện tượng lịch sử xã hội. Nó phản ánh khá trung thực và rõ nét cốt
cách, bản lĩnh và bản sắc dân tộc, cùng với tâm linh, nguyện vọng của nhân dân trong
suốt thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội cổ truyền được ra đời, bảo tồn và phát huy trong lòng lịch sử- văn hoá dân
tộc, nó phản ánh khá đầy đủ và rất sinh động đời sống văn hoá- xã hội mà đã trải qua.
Nhiều yếu tố văn hoá tinh thần được lễ hội cổ truyền bảo lưu và truyền tụng từ đời này

sang đời khác; và thực sự trở thành di sản văn hoá truyền thống vô giá. Đó chính là kho
tàng các giá trị thuộc về tinh hoa văn hoá, phản ánh rõ nét bản lĩnh và bản sắc dân tộc
Việt Nam.
Khái niệm cổ truyền được Từ điển tiếng Việt cắt nghĩa như sau:
“Cổ: Thuộc về thời xa xưa trong lịch sử”;
“Truyền: Để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường thuộc thế hệ sau”;
“ Cổ truyền: Từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa” [38, tr.203, 204, 1053].

Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền”, Phan Đăng Nhật cho rằng: “ Lễ hội cổ truyền là một
pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hoá nghệ
thuật cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc” và lễ hội “còn là bảo tàng
sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt. Chúng đã sống, đang sống và
với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất”, tác
giả cũng cho rằng “Hội lễ là nơi bảo tồn, tích tụ văn hoá (theo nghĩa rộng) của nhiều thời
kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lại cho đương thời” [39, tr.24].
GS. Lê Trung Vũ và Nguyễn Hồng Dương khái quát: “ Hội làng- Lễ hội truyền
thống, là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng làng, xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống; sự tồn tại và phát triển cho cả làng, sự bình yên cho từng cá
nhân, niềm hành phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ; sự sinh sôi
của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà bao đời đã quy tụ niềm mơ ước chung vào 4
chữ “ Nhân khang vật thịnh”, hay “ Quốc thái dân an”. Hai tác giả giải thích tiếp:
Lễ hội truyền thống, còn gọi là lễ hội dân gian hay lễ hội cổ truyền
thường tổ chức ở đình, chùa (hội chùa mang nội dung và chức năng hội làng),
đền, miếu, phủ, điện trong các làng gọi là hội làng, hoặc ngày nay ở các thị
trấn, tỉnh thành chỉ gọi là hội đình, hội đền, hội phủ; do dân làng- trước hết là
các cụ, đại biểu nhiều mặt của cộng đồng làng xưa hoặc phường, phố tổ chức.
Đó là những lễ hội thường gồm hai phần: lễ và hội. Lễ với hệ thống lễ uy
nghiêm, và thần bí; Hội với hệ thống hội, vui tươi và thế tục; kèm theo và xen
kẽ là phong tục, trong đó mỗi hội thường có một tục hèm- tục kiêng- là đặc
điểm của mỗi hội [42, tr.8].

Chúng tôi sử dụng khái niệm lễ hội cổ truyền theo quan điểm của GS.Ngô Đức
Thịnh, cho rằng lễ hội cổ truyền là:
1/ “Một hình thức diễn xướng dân gian bao gồm nhiều hình thức diễn xướng nhỏ,
kết hợp hữu cơ với nhau tạo thành tổng thể diễn xướng lễ hội”;
2/ “Là một hình thức diễn xướng tâm linh” không còn là thế giới hiện thực mà đã
vươn lên thế giới biểu tượng linh thiêng. “Nó tái hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội
trong một “thời điểm mạnh”, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm thiêng, khác với
thời gian thường ngày”;
3/ “Diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt tới hiệu quả xã hội nhiều mặt, nó tạo nên và
biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm cộng cảm và cộng mệnh của

cng ng tho món c vng vn ti s ho ng gia con ngi vi thiờn nhiờn, vi
ci ngun [29, tr.17-22,]
Bờn cnh ú, l hi c truyn l mt hin tng vn hoỏ dõn gian tng th, c
hỡnh thnh trờn c s mt nghi l, tớn ngng no ú. Cỏc l hi c truyn l sinh hot
vn hoỏ tin hnh theo nh k, mang tớnh cng ng (thng l cng ng lng).
Ngoi ra, l hi l mt di sn vn hoỏ, mt sn phm ca lch s, tn ti v vn hnh
trong bi cnh xó hi hin ti.
1.1.3. Giỏ tr vn hoỏ ca l hi c truyn
Nghiờn cu giỏ tr vn hoỏ ca l hi c truyn, cng chớnh l tỡm v l hi c
truyn trong t cỏch l mt di sn vn hoỏ quan trng.
Khỏi nim di sn c hiu mt ngha n gin nht l ti sn ca th h trc
li cho th h sau. Hay ch chung cho cỏc ti sn vn hoỏ nh vn hc dõn gian, cỏc
cụng trỡnh kin trỳc, cỏc tỏc phm iờu khc, cỏc tỏc phm vn hc m cỏc th h trc
li cho th h sau [6, tr.667].
Lut Di sn vn hoỏ ca Nc Cng ho Xó hi Ch ngha Vit Nam xỏc nh di
sn l sn phm tinh thn, vt cht cú giỏ tr lch s, vn hoỏ, khoa hc, c lu truyn
t th h ny qua th h khỏc [17, tr.12].
Khỏi nim di sn l mt khỏi nim tin trin, cú ngha l nú thay i theo thi gian
v khụng gian. Gi õy khỏi nim di sn khụng hon ton ng nht vi khỏi nim ti sn

t quỏ kh na vỡ nú liờn quan n quỏ trỡnh chn lc quỏ kh, nht l i vi cỏc di sn
ca cng ng (nh i vi trng hp l hi). Rừ rng l, khụng phi bt k quỏ kh
no cng cú th tr thnh di sn. Chớnh vỡ l ú, chỳng tụi quan nim: Di sn l s la
chn ký c, bỏu vt ca cng ng t nhng quỏ kh lch s th hin cho nhu cu,
nguyn vng, mong mun ca xó hi hin ti.
Di sn vn hoỏ c hiu l nhng gỡ cú giỏ tr do t tiờn, cha ụng truyn li cho
con chỏu, hoc núi rng hn l th h trc truyn li cho th h sau. Tuy nhiờn, iu ny
trờn thc t cha hon ton tho món nhng suy lun logic mun tỡm hiu k hn v khỏi
nim ny. Chỳng ta bit rng, khụng phi bt c ti sn gỡ do th h trc li cho th
h sau cng c xem nh di sn. Ly vớ d trong trng hp cỏc phong tc, tớn ngng,
bờn cnh nhng phong tc, tớn ngng c xem l di sn quý bỏu do tin nhõn li
cho th h chỳng ta ngy hụm nay, nhiu phong tc, tớn ngng b xem l h tc lc hu.
Nh vy, chỳng ta cn cú mt cỏch lý gii sõu sc hn v thut ng ny.
Trong diễn trình văn hoá của mỗi dân tộc, di sản văn hoá
đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó là nguồn lực nội sinh

cho quá trình tiếp biến văn hoá. Di sản văn hoá hàm chứa
những giá trị văn hoá xa để lại cho đời sau.
Văn hoá biểu hiện trình độ phát triển của xã hội và con
ngời. Văn hoá là tất cả giá trị vật chất, tinh thần do con
ngời sáng tạo ra, liên quan trực tiếp đến con ngời, nhằm
mục đích duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
ngời.
Tổng th ký UNESCO ông Federico Mayor định nghĩa: Văn
hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá
nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua
các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống
các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác
định riêng của mỗi dân tộc [5, tr.95].
Phần mở đầu của Luật Di sản văn hóa nêu rõ: "Di sản văn

hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có
vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nớc và giữ nớc của nhân
dân ta".
Di sản văn hóa tồn tại dới hai dạng: Di sản văn hóa vật
thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Tại chơng I điều 4 của Luật Di sản văn hóa ghi nh
sau:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá
trị lịch sử, văn hóa khoa học, đợc lu giữ bằng trí nhớ,
chữ viết, đợc lu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lu giữ, lu truyền khác, bao
gồm tiếng nói, chữ viết tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học, ngữ văn truyền miệng, diễn xớng dân gian, lối sống,
nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về
trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian
khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị
lịch sử văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể là
những hình thức tồn tại của di sản văn hoá. Nếu gọi di sản
văn hóa vật thể là gơng mặt lịch sử, là nhân chứng của các
thời đại, thì di sản văn hóa phi vật thể là linh hồn, là
tinh anh, hun đúc những giá trị cao nhất của dân tộc. Các
di sản văn hóa vật thể luôn luôn chứa đựng trong mình những
giá trị vô hình, nơi con ngời gửi gắm đức tin và tôn thờ
một đấng thiêng liêng nào đó, là không gian văn hóa cho

nhân dân trong những ngày lễ hội cổ truyền, lễ hội tôn
giáo, là nơi các nghệ nhân xa thể hiện năng lực sáng tạo
kiến trúc nghệ thuật của mình dâng lên đấng tối cao, thể
hiện khát vọng và ớc mơ thầm kín mãnh liệt của mình về
cuộc sống thế giới con ngời. Đối với di sản văn hóa phi
vật thể thì tự thân nó đã mang trong mình những thông điệp
của quá khứ và khi tham gia vào đời sống văn hóa hiện đại
sẽ làm cho văn hóa của mỗi dân tộc không bị tách rời khỏi
truyền thống, nó giữ lại những giá trị tự thân, đồng thời
tạo nên những giá trị bên trong của cốt cách, bản lĩnh,
năng lực của mỗi dân tộc. Những hệ giá trị này có tính ổn
định rất lớn và có tính bền vững tơng đối, có sức mạnh to
lớn đối với cộng đồng. Trong sự tiến bộ và phát triển của
xã hội, các giá trị này thờng không biến mất mà hóa thân
vào các giá trị của thời sau theo quy luật kế thừa, tái tạo
và đó cũng là biểu hiện của tính liên tục văn hoá.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nớc và nhân dân ta đã có
nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn
hóa của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây
dựng nớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việt
Nam là một trong những quốc gia rất có ý thức bảo tồn, phát
huy giá trị của di sản văn hoá. Vì vậy ngay sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, xét rằng việc bảo tồn cổ tích
là việc rất cần cho công cuộc kiến thiết nớc Việt Nam,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65 ấn định nhiệm vụ

cho Đông Dơng Bác cổ học viện nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ
tích trong toàn cõi Việt Nam.
Kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định số 519 TTg ngày 29/10/1957
về việc bảo tồn di tích, di vật lịch sử và danh lam thắng
cảnh. Điều 1 của Nghị định nói trên xác định:
Tất cả những bất động sản và động sản có một giá trị
lịch sử hay nghệ thuật (kể cả bất động sản và động sản còn
nằm ở dới đất hay dới nớc) và những danh lam thắng cảnh
ở trên lãnh thổ nớc Việt Nam, bất cứ là thuộc quyền sở hữu
của Nhà nớc, một đơn vị hành chính, một cơ quan, một đoàn
thể, hoặc một t nhân, từ nay đều đặt dới chế độ bảo vệ
của Nhà nớc quy định trong Nghị định này.
Khi đất nớc ta hoàn toàn thống nhất, chủ tịch Hội đồng
Nhà nớc đã ký Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử
- văn hóa và danh lam thắng cảnh (04041984). Mời tám năm
sau (2001), Nhà nớc Việt Nam đã chính thức ban hành Luật
Di sản văn hóa, đây đợc coi là một bớc tiến trên quá
trình hoàn thiện chính sách văn hóa vì sự phát triển của
đất nớc.
Trong Luật Di sản văn hóa này, cả hai hình thái văn hóa
đợc chứa đựng trong ký ức văn hóa của dân tộc: Di sản văn
hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể đều đợc đề cập
đến với t cách là đối tợng pháp lý chủ yếu của luật. Luật
pháp của nhà nớc không chỉ nâng cao nhận thức mà còn trao
cho mọi công dân một công cụ pháp lý để điều chỉnh các hoạt
động xã hội, để nhà nớc cùng các tổ chức, cá nhân có thể
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc vào đời
sống hiện tại.
Đồng thời luật cũng quy định rất cụ thể việc kiểm kê,
su tầm vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hoá bác học
và văn hoá dân gian) của ngời Việt và các dân tộc ngời
thiểu số; bảo tồn các làng nghề truyền thống, các tri thức

về y, dợc cổ truyền, văn hoá ẩm thực tôn vinh và trọng

đãi những nghệ nhân, nghệ sĩ bậc thầy trong các ngành, nghề
truyền thống.
Trong Luật Di sản văn hoá cũng có thêm những quy định về
quản lý bảo vệ và phát huy giá trị của các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia, công việc xây dựng các bộ su tập và tổ
chức quản lý các bảo tàng ở Việt Nam; xác định rõ quyền sở
hữu đối với di sản văn hoá; xác định cụ thể sự phân cấp
quản lý giữa trung ơng và địa phơng; quy định việc mở hệ
thống các cửa hàng mua bán cổ vật, lập các bảo tàng và su
tập t nhân.
Luật cũng có một mục riêng đề cập cụ thể về vấn đề nguồn
lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di sản
văn hoá, trong đó quy định thống nhất việc sử dụng các
nguồn thu và trách nhiệm của nhà nớc trong việc cung cấp
ngân sách cho các hoạt động này. Ngoài những quy định cụ
thể về việc xếp hạng di tích, su tầm các di sản văn hoá
phi vật thể, thăm dò khai quật khảo cổ học, luật cũng đồng
thời quy định cụ thể về công tác thanh tra, kiểm tra cùng
mức độ khen thởng và xử phạt trong lĩnh vực bảo tồn các di
sản văn hoá.
Quán triệt đờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nớc ta
hiện nay, Luật Di sản văn hoá cũng đồng thời có những quy
định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị các
di sản văn hoá nh: việc cho phép tổ chức trng bày cổ vật
ở nớc ngoài, việc ngời nớc ngoài nghiên cứu, su tầm các
di sản văn hoá ở Việt Nam và đặc biệt là việc hợp tác quốc
tế để bảo hộ những di sản văn hoá Việt Nam ở nớc ngoài

Về cơ bản, có thể khẳng định rằng Luật Di sản văn hoá
đợc thông qua tại kỳ họp lần thứ 9 Quốc hội khoá 9, tháng
6 năm 2001 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 01 2002
là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh việc đổi mới các
hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở
Việt Nam, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi những
đờng lối, chủ trơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới

đất nớc nói chung, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng, đồng thời
đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá của thế giới.
Bên cạnh hiệu lực của pháp luật nhà nớc về bảo vệ di
sản văn hoá, nhận thức của xã hội trong thời gian gần đây
cũng có nhiều thay đổi. Đến nay di sản văn hoá không chỉ
đợc coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, mà
còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế, xã
hội của đất nớc. Do đó di sản văn hoá đã trở thành một
lĩnh vực đợc quan tâm đặc biệt, huy động đợc nhiều đóng
góp của nhân dân và đã đạt đợc nhiều kết quả quan trọng.
Nhiều văn bản quản lý nhà nớc về di sản văn hoá đã đợc
ban hành, nhiều đề tài khoa học, dự án bảo tồn các di sản
văn hoá thuộc nhiều lĩnh vực đợc thực hiện, nhiều loại
hình văn hoá, nghệ thuật truyền thống đợc khôi phục, bảo
tồn khai thác và phát huy.
Đến nay đã có rất nhiều dự án nghiên cứu, su tầm và một
khối lợng lớn phim, ảnh, băng đĩa hình, đầu sách về di sản
văn hoá phi vật thể đợc thực hiện. Nổi lên là việc su tầm
hàng trăm sử thi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với
kinh phí lên tới hàng chục tỉ đồng. Nhiều làng nghề thủ
công truyền thống đợc phát huy và bớc đầu có vị trí trong

nền kinh tế nh: gốm Bát Tràng, gốm Đồng Nai, lụa Hà Đông,
chạm khảm Đồng Kỵ, Sau nhiều nỗ lực của Nhà nớc và nhân
dân ta, kho tàng di vật, cổ vật đã đợc bổ sung lên tới vài
triệu hiện vật, đang đợc bảo quản, trng bày và phát huy
tác dụng trong các nhà bảo tàng trên cả nớc. Trong những
năm qua, đã có hàng trăm ngàn di vật văn hoá có giá trị
đợc điều tra, su tầm làm giàu cho kho tàng văn hoá dân
tộc. Hàng loạt cuộc khai quật có giá trị đợc thực hiện nh
ở Lung Leng, Lam Kinh, Cố đô Huế khai quật 5 con tàu cổ bị
chìm ở Việt Nam. Đặc biệt là việc khai quật khảo cổ tại khu
vực Ba Đình (Hà Nội) với diện tích gần 20.000m
2
đã thu góp
đợc một khối lợng hiện vật hết sức phong phú và quý giá

về Hoàng thành, cung cấp những thông tin có giá trị về lịch
sử nghìn năm Thăng Long Đông Đô Hà Nội.
Trong những năm vừa qua chúng ta cũng đã có 7 di sản văn
hoá đợc công nhận là di sản văn hoá thế giới, trong đó Nhã
nhạc cung đình Huế và Không gian văn hoá cồng chiêng Tây
Nguyên đợc UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hoá phi
vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sự công nhận của
UNESCO vừa làm tăng thêm lòng tự hào, vừa nâng cao ý thức
trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị
di sản văn hoá ở nớc ta.
L hi c truyn c xem l mt phm trự thuc khỏi nim di sn vn húa phi vt
th. õy l mt khỏi nim thu hỳt c nhiu s chỳ ý trong thi gian 10 nm tr li õy.
UNESCO ó tho ra mt cụng c v vic bo v di sn vn hoỏ ny.
Di sn vn hoỏ phi vt th c hiu l cỏc tp quỏn, cỏc hỡnh thc th hin, biu
t, tri thc, k nng v kốm theo ú l nhng cụng c, vt, to tỏc v cỏc khụng

gian vn hoỏ cú liờn quan m cỏc cng ng, cỏc nhúm v mt s trng hp l cỏc cỏ
nhõn, cụng nhn l mt phn di sn vn hoỏ ca h. c chuyn giao t th h ny sang
th h khỏc, di sn vn hoỏ phi vt th c cỏc cng ng v cỏc nhúm khụng ngng tỏi
to thớch nghi vi mụi trng v mi quan h qua li gia cng ng vi t nhiờn v
lch s ca h, ng thi hỡnh thnh trong h mt ý thc v bn sc v s k tc, qua ú
khớch l thờm s tụn trng i vi s a dng vn hoỏ v tớnh sỏng to ca con ngi [35,
tr.144].
Trong cỏc loi hỡnh di sn vn hoỏ phi vt th, l hi truyn thng l mt loi hỡnh
tiờu biu. L hi truyn thng c cỏc nh nghiờn cu khai thỏc di nhiu gúc khỏc
nhau. Mt s tỏc gi khai thỏc l hi di hỡnh thc cỏc sinh hot vn hoỏ cng ng [30,
tr.6-9] hay mt hỡnh thc trỡnh din dõn gian [25, tr.36-40]; mt s tỏc gi khỏc li quan
tõm n vai trũ ca l hi truyn thng trong xó hi ng i [10, tr.25-31], [19, tr.3-
6].
Trờn thc t, chỳng ta thy rng l hi c truyn l mt hin tng xó hi tng th,
trong ú cú mt s cỏc c trng ch yu nh:
+ L mt dng sinh hot tớn ngng - tõm linh;
+ L dp biu dng sc mnh ca cng ng a phng;
+ L dp on kt, giỏo dc truyn thng cng ng;
+ L hi ch trng by cỏc sn phm a phng v cỏc vựng khỏc;

+ Là dịp tổ chức các hoạt động giao tiếp như sinh hoạt nghệ thuật, các trò chơi giải
trí, thể thao;
+ Là địa điểm hành hương, du lịch
Từ những cả những đặc trưng trên của lễ hội cổ truyền đều gắn với một đặc điểm là:
lễ hội là một sản phẩm của quá khứ, được gìn giữ cho hiện tại và mai sau, lễ hội cổ
truyền là một di sản văn hoá của cộng đồng người Việt.
Trong Luật Di sản văn hoá, lễ hội được xem là di sản văn hoá phi vật thể. Điều 4 của
Luật Di sản văn hoá định nghĩa khái niệm di sản văn hoá phi vật thể như sau:
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền

nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết,
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ
truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân
gian khác [17, tr.12-13].
Ngô Đức Thịnh và Lê Hồng Lý cũng nhấn mạnh rằng phong tục tín ngưỡng và lễ
hội rất quan trọng đối với cuộc sống của người nông dân. Đó có thể được xem như sự
phản chiếu sinh động của truyền thống, bản sắc văn hoá cộng đồng cũng như là biểu
tượng của tinh thần cố kết cộng đồng làng xã được hun đúc qua thời gian. [27, tr.35-
39].
Phạm Quang Nghị lại nhấn mạnh đến khía cạnh “bảo tàng văn hoá dân gian của lễ
hội, theo đó lễ hội lưu trữ nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống, và nhiệm vụ của thế hệ
ngày hôm nay là phải kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá ấy” [2, tr.3-7].
Nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định:
“Lễ hội là một di sản văn hoá phi vật thể đặc biệt. (…) Lễ hội là một hiện tượng văn
hoá gắn liền với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế và sinh hoạt của con người. Lễ
hội đã và sẽ còn tồn tại hết sức lâu dài trong đời sống xã hội” [21, tr.3-7].
Khác với những di sản văn hoá vật thể, được xem là hoá thạch của văn hoá tại những
thời điểm nhất định, di sản văn hoá phi vật thể (trong đó có lễ hội cổ truyền) là sự biến đổi,
tích luỹ và lựa chọn văn hoá qua thời gian. Trong các lễ hội cổ truyền đang tồn tại ngày hôm
nay, chúng ta có thể thấy những truyền thống văn hoá còn tồn đọng ở những hình thái nhất
định. Với tư cách là một di sản văn hoá, sự biến đổi của các lễ hội cổ truyền cho chúng ta
thấy cách quan niệm và xử lý đối với di sản của từng thời kỳ lịch sử ra sao. Nhiều học giả
cho rằng lễ hội cổ truyền là một bảo tàng sống về văn hoá dân tộc. Nhờ đó, nền văn hoá ấy

được hồi sinh, tái tạo và truyền giao qua các thế hệ. Quan niệm này chứng tỏ rằng, lễ hội cổ
truyền không phải là một thứ gì đó tĩnh tại, mà ngược lại, nó vận động và biến đổi trong
không gian cũng như thời gian. Một mặt, sự biến đổi của lễ hội cổ truyền chịu sự chi phối
của ý thức hệ hay quan niệm của mỗi thời kỳ trong việc chuyển giao các di sản văn hoá của
mình cho các thế hệ tiếp nối; mặt khác, lễ hội cũng lưu giữ những giá trị văn hoá - xã hội của

một cộng đồng đối với cả không gian cũng như thời gian. Các thế hệ sau có thể tìm hiểu về
cuộc sống trong quá khứ. Bên cạnh đó, với quan niệm lễ hội cổ truyền là một di sản văn hoá
thích ứng với thời gian và không gian cụ thể, chúng ta sẽ xác định những biện pháp bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền trong xã hội hiện đại.
Lễ hội cổ truyền với tư cách là di sản văn hoá thường tồn tại trong những không
gian văn hoá vật thể (đình, đền, chùa, miếu ) và không gian văn hoá phi vật thể (tín
ngưỡng, tâm linh, nghi thức, tế lễ, rước sách, thờ cúng ). Lễ hội cổ truyền là địa chỉ tiêu
biểu của các giá trị văn hoá mà ông cha ta để lại cho con cháu muôn đời.
1.1.3. Một số đặc trưng của lễ hội cổ truyền
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền của nhiều dân tộc ở
nước ta cũng như trên thế giới. Nó là tấm gương phản ánh trung thực đời sống văn hoá của
mỗi dân tộc. Lễ hội cổ truyền có hai đặc trưng cơ bản sau:
1.1.3.1. Lễ hội cổ truyền - một “hiện tượng văn hoá gian tổng thể”
GS. Ngô Đức Thịnh quan niệm “hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể” là: “một
hiện tượng văn hoá mang tính phức thể, mà trong phức thể ấy, một yếu tố văn hoá dân
gian nào đó giữ vai trò chủ đạo đó và cũng như gắn kết đa chiều với thực tại xã hội” [33,
tr.334].
Tổng thể của lễ hội không phải tổn thể “chia đôi” giữa phần lễ và phần hội như một
số người quan niệm, mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó
(tường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử, hay một thần linh nghề nghiệp, thần linh huyền
thoại ) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá phái sinh để tạo
nên một tổng thể lễ hội. Cho nên, trong lễ hội, phần lễ là gốc rễ, chủ đạo, phần hội là
phần phái sinh tích hợp.
Nhìn một cách tổng thể, thì lễ hội chủ yếu vẫn thuộc phạm trù cái thiêng, của thế
giới thiêng liêng chứ không phải “cái tục”, cái thuộc về đời sống trần tục. Ngôn ngữ của
lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, vượt lên trên đời sống hiện hữu hàng ngày. Ngay một số
sinh hoạt vui chơi, giải trí, thi tài diễn ra trong lễ hội, như đua thuyền, đấu vật, kéo co,
thậm chí các trò chơi mang tính phồn thực vẫn mang tính nghi lễ, phong tục chứ không
còn mang tính “trần tục” thuần tuý, mà đã trở thành “cái tục” của thế giới thiêng liêng. Từ
đây rút ra một hệ quả mang tính thực tiễn là hiện nay chúng ta đang phục hồi, phát huy lễ hội


cổ truyền thì phải luôn nhận thức lễ hội thuộc phạm trù cái thiêng, cái biểu tượng, vượt lên
trên thế giới trần tục, thực tại; nếu biến lễ hội thành cái trần tục, thì lễ hội với đúng nghĩa của
nó sẽ không còn nữa.
Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng hợp, nên phải tiếp cận nó như một
hệ thống, phân biệt đâu là yếu tố tạo hệ thống, đâu là yếu tố tích hợp, phái sinh, tìm ra
mối quan hệ hữu cơ giữa chúng và mối quan hệ giữa lễ hội với thực tại xã hội. Nói cách
khác, phải nhận thức diện mạo, bản chất của xã hội như thế nào đã sản sinh ra hiện tượng
lễ hội như thế.
1.1.3.2. Lễ hội cổ truyền - một hình thức diễn xướng tâm linh
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, một hình thức diễn
xướng tâm linh.
Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành
động và lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một
nhóm người với một nhóm người khác. Như vậy có thể coi toàn bộ các sinh
hoạt văn hoá dân gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng. Hay nói cách khác,
diễn xướng là một môi trường thể hiện, tồn tại và biến đổi của văn hoá dân
gian. Vì vậy, về mặt phương pháp luận thì mọi hiện tượng văn hoá dân gian
đều được tiếp cận trong môi trường diễn xướng. Từ quan niệm chung như vậy
chúng ta có thể bàn tới lễ hội với tư cách là một diễn xướng tâm linh [33,
tr.338].
Trong lễ hội cổ truyền, tính “diễn xướng” và tính “cộng đồng” đều được thể hiện
một cách khá rõ nét và tiêu biểu. Thông qua trình diễn bằng hành động và lời nói của tập
thể những con người trong cộng đồng, người ta muốn tái hiện lịch sử, tái hiện xã hội, tái
hiện cội nguồn của tự nhiên và con người. Tham gia lễ hội là toàn thể thành viên của
cộng đồng ở phạm vi làng xã, vùng hay toàn quốc. Trong lễ hội cổ truyền không có
những người trình diễn chuyên nghiệp, hay có những người chỉ biết thưởng thức, hưởng
thụ, mà toàn thể thành viên đều tự nguyện tham gia trình diễn với niềm háo hức, phấn
khởi.
Thời điểm diễn ra lễ hội là thời điểm thiêng tức là ngày kỵ, giỗ của thần linh (ngày

sinh, ngày hoá) và cùng với các hành động hội mang tính biểu trưng làm cho thời điểm
diễn ra lễ hội là “thời điểm thiêng”, “thời điểm mạnh”. Đó là thời điểm mà người xưa tin
rằng có giá trị đặc biệt, có ý nghĩ thiêng liêng, khác với thời điểm bình thường của đời
sống hàng ngày.
Ngôn ngữ của diễn xướng lễ hội rất đa dạng, như tế lễ, rước, các trò diễn, Tế là nghi
thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh, với ngôn ngữ, ăn mặc và điệu bộ theo quy định của từng

địa phương. Ngoài tế, trong lễ hội còn có nhiều nghi thức khác nữa, đặc biệt là lễ khai hội và
lễ rã hội. Đây là những hình thức diễn xướng mang tính thiêng liêng nhất của lễ hội.
Rước cũng là một nghi lễ thiêng có ở các lễ hội, thể hiện sự nghênh tiếp thần linh,
phô diễn sức mạnh cộng đồng. Rước thường là màn trình diễn rất ngoạn mục vừa mang
tính trang nghiêm lại vừa rất sôi động, thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng với
các nghi trượng tiêu biểu như cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng, trống, lọng và dàn nhạc
bát âm. Tuỳ theo các di tích thờ cúng là đền, đình hay chùa và đặc tính của các vị thần
linh mà đám rước có sắc thái khác nhau.
Các trò diễn và diễn xướng cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong các lễ hội.
Có nhiều trò diễn và diễn sướng khác nhau, như diễn xướng sự tích, diễn xướng thi tài,
diễn xướng vui chơi giải trí.
Cả lễ hội là một đại diễn xướng, trong đó bao gồm nhiều diễn xướng lớn, nhỏ khác
nhau, tuy nhiên chúng kết hợp theo một trình tự và cấu trúc chặt chẽ, không dễ thay đổi
một cách tuỳ tiện. Thường là diễn xướng nghi lễ (lễ, tế, rước) giữ vai trò chủ đạo trong
mọi lễ hội, nó diễn ra từ ngày mở đầu đến kết thúc lễ hội.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, lễ hội cổ truyền là một hình thức diễn xướng dân gian xuất hiện xa xưa
trong lịch sử, trong đó bao gồm nhiều loại hình diễn xướng nhỏ, kết hợp hữu cơ tạo nên
một tổng thể diễn xướng lễ hội.
Thứ hai, lễ hội cổ truyền là một loại hình diễn xướng tâm linh, nó không còn là thế
giới hiện thực, “trần tục nữa”, mà nó vươn lên thế giới biểu tượng, linh thiêng. Nó tái
hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội trong một “thời điểm mạnh”, thời điểm có giá trị
đặc biệt, thời điểm thiêng khác với thời gian thường ngày.

Thứ ba, diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt tới hiệu quả lễ hội nhiều mặt, nó tạo nên và
biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm cộng cảm và cộng mệnh của cộng
đồng thoả mãn ước vọng vươn tới sự hoà đồng giữa con người với thiên nhiên, với cộng
đồng.
1.2. GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
Lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hoá dân gian có lịch sử lâu đời và mang tính
dân tộc vô cùng sâu sắc, được sinh ra, tồn tại và ngày càng có xu hướng phát triển mạnh
mẽ trong xã hội hiện nay.
Trên thế giới, dân tộc nào cũng có lễ hội. Nó như là một loại hình sinh hoạt văn hoá
tinh thần đặc biệt mang tính tập thể, nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh, củng cố ý thức
cộng đồng. Lễ hội chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế - văn hoá - xã

hội. Lễ hội là chỗ dựa tinh thần của nhân dân để mỗi người hướng về tổ tông, dòng tộc,
về thế giới tâm linh, với thiên nhiên. Từ đó tất cả mọi người tham gia lễ hội hưng phấn,
thăng hoa trong một không khí vui vẻ, vừa trang nghiêm, vừa trần tục, vừa linh thiêng.
Rõ ràng lễ hội là “ thời điểm mạnh của sinh hoạt cộng đồng” để mỗi người cùng
nhau chuẩn bị lễ vật và trò diễn, cùng nhau vui chơi, giao cảm tình quê hương, cùng nhau
hưởng thụ các giá trị vật thể và phi vật thể. Cũng thông qua đó các công trình kiến trúc
đình, chùa, cơ sở thờ tự của làng xã cả con người, cả không gian tĩnh lặng của làng cũng
trở nên có hồn hơn.
Hiện nay, lễ hội cổ truyền có những giá trị quan trọng trong đời sống xã hội của thời
kỳ hội nhập và phát triển, những giá trị đó được thể hiện trên một số mặt cơ bản sau:
1.2.1. Giá trị cố kết cộng đồng của lễ hội cổ truyền
Lễ hội nào cũng là của cộng đồng và thuộc về một cộng người nhất định, đó có thể là
cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội
chùa, hội đền ), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng). Chính lễ hội là dịp biểu dương sức
mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng.
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết do cùng
cư trú trên một lãnh thổ, gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (cộng hữu), gắn
kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng sinh), gắn

kết bởi nhu cầu đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá (cộng
cảm) Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng sinh, cộng cảm của
sức mạnh cộng đồng.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người này càng khẳng định cái “cá
nhân”, cái “cá tính” của mình, nhưng không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ
biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào nhau, có nhu cầu cố
kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức
mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết của cộng đồng.
1.2.2. Giá trị hướng về cội nguồn của lễ hội cổ truyền
Tất cả lễ hội cổ truyền đều hướng về cội nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con
người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là bộ phận hữu cơ, nguồn cội cộng đồng, như dân tộc,
đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá Hơn thế nữa, hướng về cội nguồn đã trở
thành tâm thức của người Việt, “ Uống nước, nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Do đó, ngày nay lễ hội thường gắn với hành hương du lịch.
Lễ hội đồng thời tái hiện lại cuộc sống của quá khứ và hiện tại bằng các hình thức lễ
tế và trò diễn. Đó là cuộc sống lao động sáng tạo và chống lại thiên tai, định hoạ, được

thể hiện dưới dạng những hoạt động văn hoá tinh thần vô cùng sinh động. Cũng thông
qua lễ hội, các kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm sống của ông cha được tái
hiện để con cháu học tập, noi theo.
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá lan rộng,
truyền thống văn hoá độc đáo có đang có nguy cơ bị mai một. Chính trong môi trường
này, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu tìm về nguồn cội tự nhiên của mình, hoà
mình vào môi trường thiên nhiên, tìm lại cội nguồn gốc và bản sắc văn hoá của mình
trong cái chung của văn hoá nhân loại. Lễ hội cổ truyền là một trong những phương thức
quan trọng để con người thực hiện được những nhu cầu đó. Đây cũng chính là tính nhân
bản bền vững và sâu sắc của lễ hội cổ truyền có thể đáp ứng được nhu cầu con người
trong mọi thời đại.
1.2.3. Giá trị văn hoá tâm linh của lễ hội cổ truyền
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm

linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng- chân, thiện, mỹ mà
con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Tôn
giáo, tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm
linh lại thuộc về tôn giáo tín ngưỡng. Chính tôn giáo, tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp
phần làm thoả mãn về nhu cầu đời sống tâm linh của con người, đó là trạng thái “ thăng
hoa ” từ đời sống hiện hữu.
Trong quá trình lao động sáng tạo, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình, cộng
đồng làng không chỉ biến đổi cái tự nhiên để tạo ra sản phẩm văn hoá, mà còn hoà mình
vào với thế giới hữu hình và vô hình trong tự nhiên. Và không ít trường hợp con người
bất lực trước tự nhiên, họ phải nhờ tới sự che chở của tổ tiên, dòng tộc, thành hoàng và
các vị thần linh khác trong cuộc sống, trong lao động sản xuất Họ cầu mong thần linh
phù hộ cho cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, thành đạt trong nghề nghiệp. Chỉ có lễ
hội, các cộng đồng dân cư mới có dịp thoả mãn đời sống tâm linh, được thăng hoa từ đời
sống hiện thực và hưởng thụ các giá trị đời sống tâm linh.
Lễ hội với những hình thức cúng tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh, đã làm cho
nó ẩn chứa trong mình văn hoá tâm linh.
1.2.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần của lễ hội cổ truyền
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng- văn hoá cộng đồng của nhân dân ở
làng quê, cũng như nơi thành thị. Trong các lễ hội, nhân dân đứng ra tổ chức, sáng tạo và
tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh.
Trong những “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi tất cả mọi người chìm vào không khí

thiêng liêng, hứng khởi thì khoảng cách xã hội giữa các cá nhân đời thường dường như
không còn ranh giới, mọi người cùng nhau sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của mình.
Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật của xã hội phát triển, khi mà
phân công xã hội đã được chuyên môn hoá, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con
con người có phần nào tách biệt. Tuy nhiên, khi tham gia lễ hội con người có xu hướng xích
gần nhau hơn trong quá trình giao cảm với thế giới thiêng liêng bí ẩn.
Ai cũng có "đức tin" về sự chứng giám của thế giới tâm linh về thái độ thành kính
của mình. Muốn vậy, con người phải chứng tỏ vẻ đẹp chân, thiện, mỹ của bản thân.

Người ta cùng nhau hành hương, cùng nhau tưởng tượng, cùng nhau chiêm bái về cái
thiêng và như vậy lễ hội lại nảy sinh ra những giá trị văn hoá mới mang tính lịch sử thời
đại.
1.2.5. Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của lễ hội
cổ truyền
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là môi
trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy. Cuộc sống của của cộng
đồng làng xã không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm với bao âu
lo, vất vả cuộc sống hàng ngày, rồi “xuân thu nhị kỳ” nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang
dậy tiến trống, tiếng chiêng, tưng bừng cờ hội, mọi người tụ hội nơi đình (đền, chùa) làng
mở hội. Ở nơi ấy, khi đó con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đổi con
người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời tạo ra không gian văn hoá cho các làn điệu dân ca,
dân vũ: hát chèo, hát xoan, hát ghẹo, hát trống quân ; các điệu múa sênh tiền, múa rồng,
múa lân, ; các trò chơi, trò diễn: đánh cờ người, vật, kéo co, bơi chải, đánh phết, được
dịp tổ chức sôi nổi.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, khi mà sự
nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc đang trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết, thì lễ hội cổ truyền lại thêm phần trọng trách là nơi bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc tại cộng đồng làng xã Việt Nam.
1.2.6. Giá trị kinh tế của văn hoá lễ hội cổ truyền
Giá trị này, được thể hiên trên những phương diện: Lễ hội cổ truyền tạo nên môi
trường du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn. Lễ hội như là nhân tố tạo nên sự thư giãn tinh
thần, là sự biểu hiện cách ứng xử văn hoá với thiên nhiên, với thần thánh, với cộng đồng
xã hội. Nhờ có không khí linh thiêng, vui tươi của ngày lễ hội mà mỗi người chút bỏ

×