Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Luận văn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi cái răng thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 130 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện đề tài luận văn “Bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng-Thành phố Cần Thơ”, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến truyền đạt, góp ý quý báu của các
quý Thầy, Cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tôi xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô Khoa Sau đại học và các Phịng, Khoa chun mơn
của trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong q tình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, người đã tận tình hướng
dẫn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và hoàn thành
đề tài luận văn.
- Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tơi, chia sẻ tài liệu và kinh
nghiệm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những
khiếm khuyết, kính mong sự góp ý của các Thầy, Cơ, các bạn đồng nghiệp…, để tơi có
thể tiếp tục học hỏi, trau dồi, hoàn thiện thêm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Võ Như Phong


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Ngô Thị Phương Lan. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Võ Như Phong



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐBSCL: Đồng bằng sơng Cửu Long
DSVH: Di sản văn hóa.
UBND: Ủy ban nhân dân
TP: Thành phố
TNGT: Tai nạn giao thông
XDNTM: Xây dựng nông thôn mới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 9
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 9
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 9
5.1. Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................... 9
5.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiển .............................................................................. 13
8. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 14
Chương 1 ....................................................................................................................... 16
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG ........................... 16
1.1. Cơ sở lý luận: ..................................................................................................... 16
1.1.1. Các khái niệm: ............................................................................................. 16
1.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 23
1.2. Các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa .................................... 28
1.2.1. Quan điểm của UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ................ 28

1.2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản ....... 29
1.2.3. Quan điểm của thành phố Cần Thơ ............................................................. 31
1.3. Tổng quan về chợ nổi Cái Răng ........................................................................ 32
1.3.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên của chợ nổi Cái Răng ......................................... 32
1.3.2. Đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội của chợ nổi Cái Răng ............................ 37
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 46


Chương 2 ....................................................................................................................... 47
GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ THỰC TRẠNG BẢO TỒN, PHÁT HUY ....................... 47
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHỢ NỔI CÁI RĂNG ................................................... 47
2.1. Các giá trị văn hóa của chợ nổi Cái Răng ........................................................ 47
2.1.1 Giá trị về văn hóa tinh thần .......................................................................... 47
2.1.2. Giá trị văn hóa vật chất ................................................................................ 55
2.1.3. Giá trị về cố kết xã hội ................................................................................ 61
2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của chợ nổi Cái Răng: .. 64
2.2.1. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng ............... 64
2.3. Đánh giá những tồn tại công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi
Cái Răng, TP Cần Thơ ............................................................................................ 68
2.3.1 Vấn nạn kẹt tàu ............................................................................................. 68
2.3.2 Ô nhiễm rác thải ........................................................................................... 69
2.3.3 Sản phẩm du lịch nghèo nàn, trùng lập và đơn điệu .................................... 70
2.3.4 Bỏ ghe lên bờ của các thương hồ ................................................................. 72
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 77
Chương 3 ....................................................................................................................... 78
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TỒN TẠI CỦA CHỢ NỒI VÀ CÁC GIẢI
PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ................................................... 78
3.1. Các yếu tố tác động đến chợ nổi Cái Răng – TP. Cần Thơ ............................. 78
3.1.1. Chính sách phát triển nông nghiệp và giao thông ....................................... 78
3.1.2. Công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật ................................................... 85

3.1.3. Biến đổi khí hậu và thay đổi mơi trường nước và dịng chảy ..................... 90
3.1.4. Q trình đơ thị hóa ..................................................................................... 91
3.2. Tiềm năng và kinh nghiệm quốc tế về phát triển chợ nổi và bài học cho phát
triển du lịch của chợ nổi Cái Răng. ......................................................................... 94


3.2.1. Tiềm năng phát triển của chợ nổi Cái Răng gắn với phát triển kinh tế và
phát triển du lịch .................................................................................................... 94
3.2.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chợ nổi và bài học cho phát triển du lịch
của chợ nổi Cái Răng............................................................................................. 96
3.3. Các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của chợ nổi Cái Răng.
.................................................................................................................................. 102
3.3.1. Cơ cấu nhóm giải pháp về tổ chức và hành động...................................... 102
3.3.2. Cơ cấu nhóm giải pháp về truyền truyền và giáo dục: .............................. 103
3.3.3. Dự báo sự vận động và biến đổi của chợ nổi Cái Răng gắn với hoạt động du
lịch hiện nay ........................................................................................................ 105
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 112
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 116
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 124


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ông cha ta đã
để lại cho chúng ta một kho tàng di sản văn hóa vơ cùng q báu, kho tàng di sản văn
hóa đó được lưu giữ trong các di sản văn hóa, trong đó có các giá trị về di sản văn hóa
phi vật thể của quốc gia. Di sản văn hóa cịn là nguồn tư liệu vơ cùng quý giá để nghiên

cứu các sự kiện, các giá trị văn hóa của thời kỳ lịch sử của một văn hóa đặc trưng của
từng vùng, từng thời kỳ trong q trình phát triển của lịch sử lồi người hay của từng
quốc gia và dân tộc. Giá trị của các di sản ln có sức sống mãnh liệt trong đời sống
văn hóa cộng đồng. Cùng với đó là cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, đảm
bảo cho di sản tồn tại và càng tăng thêm giá trị của di sản văn hóa. Đây là vấn đề vơ
cùng cấp thiết và quan trọng, địi hỏi sự nỗ lực giữa chính quyền và người dân.
Ngồi ra, di sản văn hóa cịn là một phương tiện có tác dụng rất lớn trong việc
giáo dục truyền thống cho các thế hệ, thơng qua việc tham quan, tìm hiểu tại các địa
điểm dung chứa di sản, các thế hệ sau có thể hiểu về quá khứ, về lịch sử và truyền
thống văn hóa của dân tộc mình; từ đó giúp họ có được cách ứng xử đúng đắn, biết trân
trọng, nâng niu những giá trị truyền thống trong lịch sử dân tộc. Nhiều di sản văn hóa
phi vật thể có giá trị được khai thác tiềm năng, phục vụ du lịch giúp phát triển kinh tế văn hóa- xã hội của từng vùng, từng địa phương và của cả quốc gia. Chợ nổi Cái Răng
- TP. Cần Thơ là một trong những kho tàng di sản văn hóa vơ giá ấy.
Chợ nổi được hình thành trong quá trình phát triển của con người ở vùng đất
nhiều sơng, rạch, đã hình thành những giá trị văn hóa đặc trưng của đời sống cộng
đồng sông nước. Ngày 09/07/2016, chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ được cơng nhận là Di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2015, Tạp chí Du lịch Rough Guide (Anh) đã
bình chọn chợ nổi Cái Răng là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới, cùng thời
gian này trang web Your Amazing Places cũng đưa ra danh sách 6 chợ nổi đẹp nhất


2

châu Á, trong đó có đề cập đến chợ nổi của khu vực ĐBSCL mà chợ nổi Cái Răng là
một điển hình.
Cùng với đà phát triển, đặc biệt là giao thơng bộ, các chợ nổi đang dần mất đi
vai trị truyền thống của mình. Cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị từ trước đến nay
luôn được đảng bộ và nhân dân quan tâm gìn giữ và phát huy giá trị di sản. Tuy nhiên,
nhìn lại quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời gian qua cũng như hiện
tại vẫn còn nhiều việc phải làm như vấn đề quản lí, khai thác, phát huy để phát triển du

lịch thúc đẩy kinh tế xã hội. Hiện nay, hoạt động của chợ nổi Cái Răng ngoài chức
năng mua bán, cịn có chức năng phục vụ du lịch. Đây sẽ là cơ hội để các ghe thương
hồ gia tăng giá trị kinh tế để có thể bám trụ lâu dài với chợ nổi. Tuy nhiên, hoạt động
du lịch cũng kéo theo nhiều hệ lụy như kẹt tàu, ô nhiễm môi trường, tranh giành
khách…
Các địa phương đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục duy trì và bảo tồn nét văn hóa
truyền thống đặc trưng này. Một trong những trường hợp điển hình cho cơng tác này là
chợ nổi Cái Răng. Do vậy, việc nghiên cứu để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ
nổi Cái Răng, TP. Cần Thơ là hết sức cấp thiết. Nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa qua trường hợp chợ nổi Cái Răng sẽ là việc làm cấp
thiết để nhận diện vài trị của sự sáng tạo văn hóa như một giải pháp phổ biến hiện nay.
Điều này sẽ tạo cơ sở cho cơng tác quản lí, hoạch định chính sách và phát triển văn hóa
trong tương lai. Do vậy, người viết chọn chợ nổi Cái Răng, TP.Cần Thơ, chợ nổi tiêu
biểu của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), để làm đề tài nghiên
cứu với chủ đề: “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng – thành phố Cần
Thơ” .
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung: đánh giá cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại
chợ nổi Cái Răng trên cơ sở nhận diện những giá trị văn hóa, kết hợp phân tích kinh
nghiệm quốc tế. Đề xuất các giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa


3

chợ nổi hiện nay. Chợ nổi truyền thống đang dần mất đi vai trị, địa phương có nhiều
nỗ lực thơng qua các sáng tạo truyền thống. Do đó, cần có sự đánh giá các sáng tạo
truyền thống, việc nhận diện các giá trị văn hóa của chợ nổi bên cạnh bài học kinh
nghiệm từ phát triển quốc tế để đưa ra các giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa nói chung, các chợ nổi trong đó có chợ nổi Cái Răng nói riêng.
Mục tiêu cụ thể: nhận diện các giá trị văn hóa, đánh giá thực trạng bảo tồn và

phát huy. Tìm hiểu kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy của các nước trên thế giới. Đề
xuất giải pháp cho bảo tồn và phát huy trên cơ sở nắm thực tiễn, đánh giá và học hỏi
kinh nghiệm.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian gần đây, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản được nhiều
nhà khoa học quan tâm và đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đã
cơng bố rộng rãi dưới dạng sách tham khảo, bài báo cáo khoa học… Để hiểu rõ về
công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng, luận văn chia các cơng
trình nghiên cứu khoa học theo 3 nhóm vấn đề: Nhóm cơng trình nghiên cứu tổng qt
về chợ nổi ở ĐBSCL, các cơng trình về nổi Cái Răng và cuối cùng là các cơng trình về
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, giá trị di sản.
- Các cơng trình nghiên cứu về chợ nổi ở ĐBSCL: Nghiên cứu chợ nổi không
thể tách rời bối cảnh môi trường tự nhiên, xã hội của đồng bằng sông Cửu Long. Các
cơng trình nghiên cứu về chợ nổi như: Phủ Biên tạp lục (1776), của Lê Q Đơn,
Hồng Việt nhất thống dư địa chí (1806) của Lê Quang Định, Gia Định thành thơng
chí (1820), Đại Nam nhất thống chí (Phần lục tỉnh Nam kỳ) (1865) … đề cập đến lịch
sử, con người và phong tục tập quán ở Nam Bộ thời kỳ đầu hình thành vùng đất, cùng
với hệ thống sơng ngồi chằng chịt, người dân chủ yếu sinh hoạt và di chuyển bằng ghe
thuyền, cùng sản vật về nông sản trù phú, tạo nơi đây hình thành lối giao thương và
mua bán trên sông.


4

Ngồi ra, cịn có hàng loạt các tác phẩm, của nhà văn Sơn Nam viết về Nam Bộ
như: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn Gia Định xưa…Trong đó, có
biên khảo “Đồng bằng sơng Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn”
(2007), Sơn Nam đã dựng lên một bức tranh sống động về những sinh hoạt văn hóa của
cư dân Nam Bộ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Những sáng tác của Sơn Nam mang
hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng

văn giản dị, mộc mạc. Ông đề cập hệ thống sông ngồi chằng chịt, giao thông đường
thủy phát triển mạnh mẻ, hình thành giao thương trên sơng nước, giới thương hồ giao
thương mua bán trên sông khắp vùng ĐBSCL, sang cả cambodia, chợ nổi được hình
thành tại vùng sơng nước Nam Bộ.
Nhâm Hùng (2009), Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long là cơng trình tổng quan
chun về chợ nổi ĐBSCL. Nội dung cơng trình được chia thành ba phần rõ rệt, phần
một tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu
Long; phần hai giới thiệu các nét đặc trưng của chợ nổi thể hiện qua “cây bẹo”, lối rao
hàng, văn hóa thương hồ, tiếng hị, điệu hát dân gian; và phần ba đưa người đọc tiếp
cận với bức tranh đa sắc về hệ thống chợ nổi tiêu biểu ở Nam Bộ như: Cái Bè, Trà Ôn,
Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên…Qua cuốn sách này người đọc hình dung một
bức tranh sinh động về hệ thống chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng viết về chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi tiếp cận luận văn
của Đặng Thị Hạnh (2001), Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa
học. Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các giá trị văn hóa (vật thể và phi
vật thể), quá trình hình thành, phát triển cũng như vai trò của chợ nổi, đồng thời đề ra
những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi.
Trong cơng trình “Văn hố người Việt ở miền Tây Nam Bộ”, Trần Ngọc Thêm
chủ nhiệm (2013), đã cho rằng: Môi trường tự nhiên, xã hội đặc thù của Tây Nam Bộ
đã sản sinh ra nghề thương hồ và cũng chính nghề thương hồ sản sinh ra chợ nổi – một
sản phẩm văn hoá kinh doanh độc đáo của Tây Nam Bộ. Chợ nổi là chợ mà mọi hoạt


5

động, di chuyển và giao dịch mua bán đều diễn ra trên mặt sông với phương tiện là ghe
xuồng. Các cơng trình nghiên cứu, khi đề cập đến đặc trưng vùng sông nước, thường
tập trung chú ý đến ghe xuồng như một khía cạnh văn hóa, một phương tiện đi lại, của
cư dân vùng sông nước. Chẳng hạn như tác phẩm “Xóm nghề và nghề thủ cơng truyền
thống Nam bộ” của Phan Thị Yến Tuyết chủ biên (2003), “Dấu ấn văn minh sơng rạch

trong các loại hình cư trú của các cư dân Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long” (2004)
của Lê Thị Dung; “Ghe xuồng Nam bộ” (2005) của Nguyễn Thành Lợi, đã thống kê hệ
thống các loại ghe xuồng ở Nam Bộ cũng như những yếu tố văn hóa gắn liều với chợ
nổi.
Gần như, các tỉnh ở đồng bằng sơng Cửu Long đều có chợ nổi: Ngã Bảy, Cái
Răng, Phong Điền (Cần Thơ), An Hữu, Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Năm, Trà Men (Sóc
Trăng),...Trong đề tài của Lâm Nhân (2012), Phương thức mưu sinh của cư dân chợ
nổi (nghiên cứu trường hợp chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang) đã tìm hiểu chợ nổi Cái Bè
nhìn từ góc độ đồng đại. Trong đó, tác giả khảo sát tìm hiểu các đối tượng như nhà
vườn, nhà vựa và chủ ghe – các thương lái hiện đang buôn bán, sinh sống ở chợ nổi;
các mặt hàng được bán ở nơi đây, và đưa ra các yếu tố tác động: kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội. Đó cũng chính là những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi của chợ nổi
Cái Bè. Đề tài của Đỗ Văn Xê (2005), Vai trò của chợ nổi đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động
giao thương trên chợ nổi đối với kinh tế và nhân sinh của người dân Đồng bằng sơng
Cửu Long. Đó là những đóng góp về phát triển kinh tế, thúc đẩy nơng nghiệp, góp
phần giải quyết việc làm, và đặc biệt là tạo một dấu ấn riêng cho hoạt động du lịch
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngô Văn Lệ, Ngô Thị Phương Lan, Huỳnh Ngọc Thu (2015), Hoạt động kinh tế
sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, nội dung bao quát của cơng trình là góp
phần minh định q trình hình thành và phát triển của hoạt động “thương hồ” ở đồng
bằng sông Cửu Long theo truyền thống và những biên đổi của hoạt động này. Mỗi bài


6

viết không chỉ bàn luận về các giá trị kinh tế mà hoạt động “thương hồ” đã đem lại cho
vùng đất này, mà quan trọng hơn là hướng tới làm rõ những giá trị văn hoá của hoạt
động “thương hồ”, với tư cách là một thành tố góp phần làm nên tính đa dạng của một
vùng văn hố. Nếu khơng có hoạt động “thương hồ” ở vùng đất vốn đa dạng về thành

phần tộc người và hoạt động kinh tế này thì văn hố vùng đồng bằng sơng Cửu Long
chắc hẳn sẽ đơn điệu hơn.
- Các cơng trình nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng, TP Cần Thơ: Nguyễn
Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011), Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở
chợ nổi Cái Răng- Tp,Cần Thơ, nhận định những mặt tích cực của chợ nổi Cái Răng là
vị trí, tiềm năng và là điểm du lịch hấp dẫn, đồng thời cũng cho thấy hạn chế mà chợ
nổi chưa phát triển được là do các nhà quản lý và kinh doanh du lịch chưa có sự đầu tư
và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, nghiên cứu phát triển và những tác động về
kinh tế - xã hội và môi trường.
Đào Thị Tuyết Linh (2014), Nghiên cứu văn hoá thương hồ trong phát triển du
lịch thành phố Cần Thơ, cung cấp cái nhìn tổng quát về những nét hấp dẫn của một di
sản văn hoá đặc trưng miền sơng nước – văn hố thương hồ, mối quan hệ của thương
hồ đối với hoạt động du lịch và đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch. Nói về
văn hóa thương hồ của cư dân vùng sông nước chợ nổi, Ngô Văn Lệ (2015), Hoạt động
“thương hồ” của người việt Nam Bộ. Lĩnh vực hoạt động kinh tế vừa thể hiện sự sáng
tạo của cư dân, vừa góp phần làm nên nét văn hóa riêng của vùng, đó là hoạt động
thương hồ (bn bán trên sông nước). Hoạt động thương hồ ở đồng bằng Sông Cửu
Long đã góp phần phát triển cho vùng đất này, khơng chỉ thuần túy ở khía cạnh giao
lưu kinh tế (thương mại), mà cịn ở khía cạnh giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng cư
dân trong vùng và xa hơn nữa, với các dân tộc người bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Biểu trưng cho nền sinh hoạt trù phú ấy là chợ Cái Răng ra đời cách đây hơn 100 năm.
Trong sách Nhâm Hùng (2007), Cái Răng hình thành và phát triển chi tiết sự hình
thành và phát triển và những bất cập đối với phát triển của chợ nổi Cái Răng. Nam Bộ


7

Đất và Người (2004) của Trần Nam Tiến đã đề cập đến khơng gian và văn hóa họp chợ
của thương hồ ở các chợ nổi Nam Bộ, trong đó có chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong
Điền của Cần Thơ. Đây cũng là một trong những bài viết phác họa khá sinh động về

hiện tượng họp chợ trên sông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tác phẩm “Non nước
Việt Nam - Sắc màu Nam Bộ” Phạm Côn Sơn (2005) đã miêu tả văn hóa, giao tiếp trên
chợ nổi Cái Răng và nét đẹp bình dị của cư dân miền sơng nước. Ngồi ra, có một số
bài viết trên các trang báo, internet viết về chợ nổi Cái Răng.
- Về bảo tồn và phát huy di sản: Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2001), “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, các tác giả xuất phát từ
hướng tiếp cận văn hóa, các yếu tố cấu thành nền văn hóa, những tiền đề, lý luận và
thực tiễn hoạt động văn hóa hơn nữa thế kỷ qua do Đảng ta lãnh đạo, đã phản ánh rõ
những nét chính yếu về tính tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng.
Cơng trình ghi nhận rõ nét thực trạng văn hóa Việt Nam, đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Liên
quan đến cơng tác bảo tồn, Hoàng Vinh (1997), “Một số vấn đề về bảo tồn và phát
triển di sản văn hóa dân tộc” Hồng Vinh (1997) chỉ ra rõ chính sách về bảo tồn và
phát triển DSVH dân tộc của nước ta trong thời gian qua thông qua các kỳ đại hội của
Đảng. Một số bài học kinh nghiệm từ việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại Nhật
Bản. Từ những nhận thức trên, Nhật Bản đã thực hiện hóa di sản văn hóa trong đời
sống thực tiễn bằng một loạt biện pháp cụ thể như: tổ chức bộ máy hành chính và ngân
sách hoạt động, khai thác các giá trị văn hóa trên cơ sở đưa chúng thâm nhập vào đời
sống hiện đại của cộng đồng. Tương tự vậy, Ngô Đức Thịnh(2007), “Bảo tồn và phát
huy văn hóa phi vật thể” cho là văn hóa phi vật thể là văn hóa trải dài trong cả không
gian và thời gian, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong giai đoạn hiện nay với sự
giao thoa, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia thì văn hóa phi vật thể
mang tính mỏng manh, dễ bị thương tổn. Do đó, Nhà nước cần thơng qua các cấp chính
quyền, các nhà khoa học, giữ vai trò định hướng trong nhiệm vụ bảo tồn và phát huy


8

văn hóa phi vật thể của dân tộc. Hiện nay, có hai quan điểm về bảo tồn nguyên vẹn và
bảo tồn trên cơ sở kế thừa. Bảo tồn nguyên vẹn là gìn giữ một cách ngun vẹn, như nó

vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc của các di sản. Do đó, chúng sẽ được cách ly ra
khỏi mơi trường xã hội đương đại, để tránh những tác động biến đổi. Bảo tồn trên cơ sở
kế thừa thì quản lý di sản giống như một ngành cơng nghiệp văn hóa, đưa vấn đề phát
triển du lịch trong bảo tồn và phát huy. Kết quả nghiên cứu theo quan điểm bảo tồn
trên cơ sở kế thừa, phù hợp với xu hướng hiện nay.
Chu Thái Thành (2007), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” khẳng
định rằng; bản sắc văn hóa dân tộc đã làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng
người Việt Nam vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt của lịch sử để không ngừng
phát triển và lớn mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị,
nghị quyết nhằm động viên tối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong
điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cơng
trình cũng đưa ra những nhiệm vụ cụ thể trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích
cực tham gia các hoạt động văn hóa. Chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn
hóa, bản sắc và truyền thống dân tộc. Coi trọng sưu tầm, khai thác các giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu, bài viết đã khắc họa ít nhiều hình ảnh của các
thương hồ, tiểu thương bn bán tại các chợ nổi vùng ĐBSCL nói chung và Chợ nổi
Cái Răng nói riêng. Các tài liệu, dẫn liệu, đã khẳng định Chợ nổi Cái Răng là một
trong những điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Cần Thơ nói riêng và cả vùng ĐBSCL
nói chung bởi những yếu tố hấp dẫn vốn có của nó. Chợ nổi Cái Răng khơng chỉ đơn
thuần mang đặc trưng của một hoạt động giao thương vùng sơng nước mà cịn là tài
ngun du lịch nhân văn, một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hình thành phát triển
lâu đời và mang lại rất nhiều lợi ích.


9

Kế thừa các cơng trình đi trước, tơi sẽ tập trung đi sâu, khai thác một cách rõ nét

hơn về giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng, về thực trạng hiện nay của khu chợ được xem
là đặc sắc này. Từ đó, tơi sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng thêm sâu sắc và cụ thể hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa của cộng đồng người dân tại chợ nổi Cái Răng vốn là một thành tố văn hóa vô
cùng độc đáo ở vùng đất Cửu Long,
Khách thể nghiên cứu: Những người tham gia vào hoạt động của chợ nổi Cái
Răng – thành phố Cần Thơ. Cụ thể là những nhà quản lý, người dân tham gia mua bán
và tham quan chợ nổi
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa tại Chợ nổi
Cái Răng.
Phạm vi về khơng gian: Không gian hoạt động của công tác bảo tồn Chợ nổi
của Cái Răng, chủ yếu là ở thành phố Cần Thơ và tỉnh lân cận. Phạm vi Chợ nổi Cái
Răng được xác định trên đoạn sơng Cần Thơ, có chiều dài 2,6 km từ Vàm Đầu Sấu đến
Vàm kênh Ba Láng – sông Cần Thơ, thuộc địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Chợ nổi tụ hợp người ở khắp nơi đổ về nên phân định không gian này chỉ có tính tương
đối.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy của chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần
Thơ hiện nay như thế nào?


10

5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Do chịu nhiều yếu tố tác động đến sự giao thương, tồn tại chợ nổi, công tác bảo

tồn và phát huy chợ nổi có nhiều khó khăn, hạn chế.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp như: phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Trong nghiên cứu định tính, chúng tơi sử dụng và kỹ thuật thu thông tin cụ thể
như: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, so sánh văn hóa. Nhằm mơ tả, diễn giải, giải
thích chủ thể, cũng như đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển Chợ nổi Cái Răng,
tình hình hoạt động Chợ nổi Cái Răng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại
của Chợ nổi Cái Răng. Từ đó, đề ra giải pháp kiến nghị về quản lí cho việc bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa của chợ nổi.
Nghiên cứu định lượng (điều tra xã hội học), phỏng vấn cấu trúc theo bảng hỏi
và phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Hoạt động điền dã; Khảo sát thực tế; điều tra
bằng bảng hỏi tại chợ nổi Cái Răng, cụ thể: tác giả phát 100 phiếu điều tra dành cho du
khách quốc tế và 100 phiếu dành cho du khách nội địa. Trong quá trình nghiên cứu, tác
giả đã tiến hành thực địa 8 lần để quan sát hoạt động du lịch, cảnh buôn bán, sinh hoạt
của du khách, thương hồ và nơng dân. Ngồi ra, tác giả cũng đến địa bàn chợ Cái Răng
để tìm hiểu thực tế hoạt động của chợ, không gian chợ và các đối tượng có liên quan
đến du lịch chợ nổi.
Quan sát tham dự: Đây là phương pháp thu thập thông tin xã hội, được chúng
tôi ưu tiên thực hiện, Phương pháp quan sát bao gồm việc tri giác và ghi chép lại mọi
yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
sử dụng phương pháp quan sát tham dự như sau:
- Vừa quan sát các hoạt động diễn ra tại chợ, vừa tham gia q trình mua bán,
sinh hoạt văn hóa của người dân tại một vài nơi ở quận Cái Răng, thành Phố Cần Thơ.


11

- Tìm hiểu về cuộc sống của đối tượng cư dân buôn bán tại chợ nổi thông qua sự
tham gia sinh họat hàng ngày cùng họ.

- Tham gia là nhà tổ chức tour du lịch để rõ hơn về cách thức tổ chức, buôn bán
và sinh hoạt của cư dân nơi đây.
Các phương pháp phỏng vấn: để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành
phỏng vấn sâu với 5 đối tượng là: chủ vựa, chủ ghe, nhà vườn, cán bộ phịng Văn hóaThơng tin và cư dân. Đây là những đối tượng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển
của chợ nổi Cái Răng. Bên cạnh việc phỏng sâu, chúng tôi cũng áp dụng việc phỏng
vấn cấu trúc, phỏng vấn mở để thu thập thông tin đa dạng và cụ thể hơn. Số lượng bảng
hỏi cấu trúc là 200 người, bao gồm du khách trong và ngoài nước.
Phỏng vấn sâu là phương pháp tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể nhằm thu
thập đến mức tối đa thông tin cho vấn đề cần nghiên cứu. Đây là một phương pháp
quan trọng khi thực hiện đề tài đồng thời mang lại nhiều thông tin cho đề tài. Trước khi
phỏng vấn sâu chúng tôi cũng phải quan sát đời sống của người dân chợ nổi Cái Răng,
bằng việc đến ghe, vựa, nhà để trò chuyện nhằm tạo sự an tâm thoải mái cho lần phỏng
vấn chính thức. Sau buổi phỏng vấn, chúng tơi cịn ngồi lại nói chuyện với cộng tác
viên để hiểu thêm đời sống và suy nghĩ tình cảm của họ khơng chỉ đối với vấn đề
nghiên cứu mà còn nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Để tìm hiểu vai trị của chợ nổi
Cái Răng đối với cư dân địa phương, chúng tôi sử dụng, phương pháp phỏng vấn sâu.
Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để khai thác những thơng tin chính và phỏng vấn sâu
cùng lúc để thu thập thông tin gợi mở vừa mới phát hiện.
Với phỏng vấn sâu chúng tôi thực hiện khoảng 10 cuộc cho một đối tượng ở chợ
nổi Cái Răng, Chợ An Bình, khu vực lân cận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Theo
đó, mỗi khu sẽ tiến hành phỏng vấn các đối tượng chủ vựa, chủ ghe, nhà vườn (2 nam
và 1 nữ), cán bộ phòng Văn hóa-Thơng tin (1 người) và cư dân (1 người). Vì đây là lĩnh
vực chun mơn đặc thù nên tránh mất nhiều thời gian cho thơng tín viên mà kết quả


12

không như mong muốn, chúng tôi phải “được sắp xếp trước (hẹn giờ, hẹn nơi làm việc,
thông báo trước về mục đích)” [23, tr. 32].
Với phỏng vấn bán cấu trúc, chúng tơi sẽ tiến hành nhiều cuộc trị chuyện phi chính

thức với người dân ở nhiều vị thế khác nhau trong cộng đồng xung quanh khu vực chợ nổi
Cái Răng và du khách tham quan chợ nổi Cái Răng. Cách làm này, sẽ có thêm nhiều tư
liệu sống động về lịch sử, sinh hoạt văn hóa, quan hệ xã hội, hoạt động kinh tế của cư dân
nơi đây.
Việc chọn mẫu để phỏng vấn sâu chúng tôi cũng cân nhắc đến các yếu tố như nghề
nghiệp, tuổi tác, giới tính. Theo đó, chọn mẫu theo nghề nghiệp chúng tơi sẽ nhắm đến các
đối tượng chủ vựa, chủ ghe, người buôn bán tại chợ, người làm trong cơ sở chế biến, điểm
du lịch... để tìm hiểu về sự phát triển của khu chợ nổi Cái Răng. Bên cạnh đó, chúng tơi
cịn chọn mẫu theo yếu tố lứa tuổi gồm nhóm cao tuổi và trẻ tuổi trong cộng đồng và theo
mẫu dắt dây để tìm được những vị cao tuổi có nhiều năm gắn với chợ nổi và nghề thương
hồ, có hiểu biết về lịch sử và văn hóa cộng đồng, sở hữu nhiều câu chuyện kể về chợ nổi
Cái Răng. Mục đích để lý giải những khó khăn và thuận lợi khi theo nghề và nối nghiệp
cha ông trong những bước thăng trầm của cuộc sống mưu sinh trên sông nước; người trẻ
tuổi sẽ có cách nhìn nhận riêng của họ, khi tham gia vào cuộc sống mưu sinh của nghề
thương hồ cha truyền con nối, họ có cách nhìn vừa chung và vừa riêng so với thế hệ trước,
nhất là tính kế thừa.
Phương pháp so sánh văn hóa: là phương pháp giúp so sánh, để phát hiện
những đặc điểm giống và khác nhau, giữa các đối tượng nghiên cứu. Từ đó thấy được
tiềm năng, điểm mạnh, cũng như những mặt còn hạn chế, yếu kém để từ đó đưa ra
những điểm cần học hỏi, lập nên định hướng thích hợp. Trong đề tài chúng tơi, so sánh
về các hình thức họp chợ nổi và cách thức mua bán, trao đổi của người Việt sống cùng
khu vực ĐBSCL có chợ nổi với các vùng đất khác trên đất nước Việt Nam. So sánh với
các quốc gia có chợ nổi hình thành và phát triển, những cách quản lí về giá trị văn hóa


13

của họ mà điển hình là chợ nổi tại Thái Lan. Qua đó, chúng tơi sẽ có cái nhìn rõ nét
nhất về thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng hiện nay.
Để thực hiện luận văn này, ngoài nguồn tư liệu thu thập được trong q trình

điền dã thực địa, người viết cịn sử dụng nguồn tài liệu từ các thư viện thuộc khoa học
xã hội và nhân văn trong đó có các tư liệu về văn học dân gian, tài liệu của các học giả
trong và ngồi nước viết về q trình hình thành và phát triển chợ nổi Cái Răng nói
chung và chợ nổi trong vùng của người dân phương Nam nói riêng. Ngồi ra, luận văn
cịn chắt lọc từ các cơng trình nghiên cứu, biên khảo, các bài viết đăng trên các tạp chí,
hội thảo, hội nghị, tổng kết, nguồn từ mạng internet.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiển
Ý nghĩa khoa học :
Luận văn nêu rõ những nét đặc trưng từ văn minh sông nước và chợ nổi Cái
Răng ngày nay đang hoạt động dựa trên những truyền thống đang dần được thích nghi
một cách có sáng tạo để thích nghi với xã hội hiện đại.
Vai trị và các hoạt động cũng như sự hình thành và phát triển của chợ nổi Cái
Răng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân chợ nổi dưới góc nhìn
quản lí văn hóa.
Phân tích những yếu tố tự nhiên tác động đến quá trình hình thành và phát triển
của chợ từ xưa đến nay. Những biến đổi để thích nghi với xu hướng phát triển trong
giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở đó, luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa và cụ thể hóa khái niệm giá trị
văn hóa qua trường hợp chợ nổi như một thích nghi với yếu tố mơi trường tự nhiên,
văn hóa, xã hội. Thấy được mối quan hệ biện chứng của các quá trình kinh tế, văn hóa,
xã hội với hoạt động địa phương (chợ nổi).


14

Ý nghĩa thực tiễn :
Luận văn sẽ góp phần làm cho sự hiểu biết về đời sống văn hóa tinh thần của
người Việt vùng sông nước Nam Bộ thêm phong phú, đặc biệt là các vấn đề sinh hoạt
kinh tế văn hóa của cộng đồng cư dân chợ nổi.
Luận văn góp phần giúp các cấp chính quyền ở cơ sở đánh giá đúng về thực

trạng các hoạt động mua bán trên sông nhất là chợ nổi Cái Răng; hiểu biết rõ hơn về
các nhu cầu đời sống của người dân trong quản lý kinh tế - xã hội và quy hoạch phát
triển địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp mang tính tham khảo cho các nhà quản
lý địa phương.
Qua đó, kết quả của luận văn sẽ góp thêm nguồn tài liệu tham khảo bằng văn
bản nhằm hệ thống và cung cấp các kiến thức về quản lí di sản cho các ngành, các cấp
trong lĩnh vực quản lí văn hóa nói riêng và quản lí chợ nổi của vùng để chúng ta có thể
tìm hiểu và vận dụng vào thực tế. Đó sẽ là một minh chứng sống động cho công tác
bảo tồn và quản lý di sản.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về chợ nổi Cái Răng.
Chương 1 thao tác hóa các khái niệm, đề cập đến vị trí địa lý, lịch sử hình thành
chợ nổi Cái Răng, cấu trúc dân cư và đặc biệt đưa ra nguyên nhân hình thành cũng như
các điểm tương đồng và khác biệt giữa chợ nổi và chợ.
Chương 2: Các giá trị văn hóa và thực trạng bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa chợ nổi Cái Răng.
Trình bày các giá trị văn hóa của chợ nổi Cái Răng gắn liền giá trị văn hóa
thương hồ với hình ảnh cây bẹo chào hàng, chữ tín trong mua bán ở chợ, giá trị đời
sống gia đình quan hệ cộng đồng gắn với đời sống tâm linh tín ngưỡng. Những giá trị
văn hóa của chợ nổi Cái Răng đã và đang được khai thác phục vụ hoạt động du lịch.


15

Do đó, cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng xuất hiện những
bất cập và tồn tại cần khắc phục. Qua đó, đưa ra những nhận định đánh giá tồn tại trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng. Việc bảo tồn và phát
huy cần gắn với nhu cầu phát triển du lịch bền vững của chợ nổi Cái Răng.

Chương 3: Các yếu tố tác động đến sự tồn tại của chợ nổi và giải pháp bảo
tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể chợ nổi Cái Răng.
Theo thời gian, chợ nổi Cái Răng đã có những thay đổi về quy mơ cũng như
những mặt hàng được bày bán. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày các yếu tố tác
động đến việc phát triển chợ nổi Cái Răng. Đây là cơ sở để xây dựng các giải pháp
trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Đó là, các cơng trình thủy
lợi, phát triển giao thơng đường bộ, đơ thị hóa, phát triển kinh tế thị trường và nhu cầu
phát triển du lịch, khoa học công nghệ, biến đổi khí hậu. Với tiềm năng phát triển của
chợ nổi gắn với phát triển kinh tế và du lịch của địa phương, cùng với đó là kinh
nghiệm quốc tế về phát triển và bài học rút ra cho chợ nổi Cái Răng. Từ đó, đưa ra
những giải pháp và dự báo xu hướng nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa chợ nổi Cái Răng.


16

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Các khái niệm:
* Khái niệm chợ
Cho đến nay, chợ là một khái niệm được nhiều học giả nghiên cứu đưa ra các
quan niệm khác nhau. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một vài định nghĩa tiêu biểu:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Chợ (kinh tế) là nơi gặp gỡ giữa cung
và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hóa giữa
người sản xuất, người buôn bán, người tiêu dùng” [65, tr. 486].
Trong định nghĩa của Hồng Phê “Chợ là nơi cơng cộng để đơng người đến
mua và bán trong những buổi, ngày nhất định” [44, tr. 165].
Khái niệm chợ cịn có một khái niệm nữa, đó là “Chợ là mạng lưới thương
nghiệp hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội”. [76].

Còn theo quan điểm của Lê Thị Mai, “Chợ là một loại hình hoạt động thị
trường, xuất hiện từ xa xưa cho đến nay ở khắp nơi trên thế giới. Chợ là nơi người
mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ do phương thức tổ chức
sản xuất và nhu cầu xã hội quy định” [35, tr. 25].
Các quan niệm trên cho thấy, tính chất chung của chợ là một loại hình thương
nghiệp, có tính truyền thống và là một bộ phận của kinh tế thị trường. Đây là nơi tập
trung các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ phong phú của các thành phần kinh
tế mà đa phần là kinh tế cá thể với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày là chủ yếu. Có
thể hiểu đơn giản hơn, chợ là một địa điểm công cộng để mua bán, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ của dân cư mà ở đó bất kỳ ai có nhu cầu cũng đều có thể đến để mua, bán hoặc
trao đổi hàng hóa với nhau [PL7, h 1-2-3].


17

Như vậy từ những khái niệm trên người viết cho rằng, chợ là nơi trao đổi mua
bán hàng hóa gồm hai thành phần chủ lực là bên bán và bên mua. Tùy từng vùng, từng
khu vực mà có những nét đặc trưng văn hóa riêng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên sẽ
có các loại hình chợ khác nhau. Mặt khác, chợ còn là biểu hiện của sự sung túc hay
nghèo nàn của một địa phương.
* Khái niệm chợ nổi
Trong cơng trình Văn hố người Việt ở miền Tây Nam Bộ, Trần Ngọc Thêm cho
rằng, “Môi trường tự nhiên, xã hội đặc thù của Tây Nam Bộ đã sản sinh ra nghề
thương hồ và cũng chính nghề thương hồ sản sinh ra chợ nổi – một sản phẩm văn hoá
kinh doanh độc đáo của Tây Nam Bộ… Chợ nổi là chợ mà mọi hoạt động, di chuyển và
giao dịch mua bán đều diễn ra trên mặt sông với phương tiện là các ghe xuồng”. [58,
tr. 382].
Đặng Thị Hạnh cho rằng, “Chính sản lượng cây ăn trái, hoa màu ở ĐBSCL
phong phú, có quanh năm, đã dẫn đến nhu cầu trao đổi, mua bán giữa nhà vườn,
thương lái và thị trường. Đó cũng là một trong những ngun nhân chính dẫn đến

việc mua bán ngay trên mặt sông. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các chợ nổi đều
nằm gần các vườn cây ăn trái lớn, như một quy luật tất yếu của cung – cầu”. [13, tr.
24].
Còn tác giả Nhâm Hùng định nghĩa, “Chợ nổi là kiểu cách nhóm chợ trên sông.
Người mua kẻ bán đều giao thương trên ghe, xuồng, tàu, bè trong một khoảng thời
gian nhất định. Trên chợ nổi có đầy đủ chủng loại hàng hóa và dịch vụ, nhưng chủ lực
là nông sản”. [21, tr. 19].
Rõ ràng, chợ nổi từ bao đời đã gắn liền với vùng sông nước phương Nam, các
hoạt động thường nhật như mua bán, trao đổi cũng giống với những ngôi chợ truyền
thống khác của Việt Nam. Nhưng nó lại mang bản sắc, rất riêng của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đó chính là họp chợ trên sơng. Điều này khẳng định tinh thần năng
động và sức sáng tạo tuyệt vời của người xưa để phù hợp với môi trường sông nước và


18

cách giao thương trong thương mại thuận tiện nhất [PL7, h 4-5-6].
* So sánh chợ nổi và chợ
- Những nét tương đồng
Chợ và chợ nổi đều là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa lẫn nhau, có hai
thành phần: người mua và người bán.
Nhìn chung, khi đi sâu vào phân tích vấn đề chúng ta sẽ thấy rõ những nét được
xem là tương đồng này. Chợ và chợ nổi khơng chỉ dừng lại ở khía cạnh trao đổi hàng
hóa mà cịn phản ánh các quan hệ ứng xử, giao tiếp, nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày của người dân. Như một lẽ hoàn toàn tự nhiên trong q trình trao đổi
mua bán và thích nghi có sáng tạo từ truyền thống, chợ và chợ nổi với tính chất mua
bán, trao đổi hàng hóa ln gắn bó với nhau từ bao đời nay.
Đi ra chợ bán và mua một món hàng nào đó là một nhu cầu không thể thiếu
được của mỗi người dân. Hai loại hình chợ, đã đóng vai trị rất quan trọng trong suốt
q trình lịch sử, đó là đảm nhận cung ứng và phân phối sản phẩm để đáp ứng nhu cầu

sinh sống cho con người. Do đó, mỗi nền văn hóa khác nhau thì sẽ có thói quen mua
bán, ứng xử ở chợ khác nhau, và văn hóa chợ và chợ nổi là một đặc trưng của đời sống
văn hóa người dân vùng đó. Thuyết sinh thái học văn hóa đã chỉ rõ quan điểm này.
Ngoài ra, chợ và chợ nổi còn đảm nhận vai trò là trung gian giữa người sản xuất
và người tiêu dùng. “Nói đến chợ và chợ nổi là nói đến kinh tế hàng hóa, nói đến hình
thức giao thương phổ biến xưa nay trên thế giới. Từ những tụ điểm trao đổi, mua bán
sản vật đơn giản từ thời cổ đại cho đến những siêu thị tổ chức cung cấp hàng hóa bằng
một dây chuyền công nghệ hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của con người trong
xã hội ngày nay; từ chợ làng ở nông thôn, chợ vùng cao, ở các vùng dân tộc miền núi
cho tới chợ hẻm phố, chợ đầu mối, chợ trung tâm ở các vùng thị tứ, chợ nổi …tất cả
đều mang tính chất chung như vậy” [21, tr. 1].
Tuy nhiên, ngồi vai trị là nơi giao thương phổ biến, chợ và chợ nổi cịn đóng
nhiều vai trị khác nhau trong đời sống của con người. Hai loại hình này, khơng chỉ


19

thỏa mãn nhu cầu mua bán, trao đổi của người dân mà cịn thỏa mãn cả nhu cầu về văn
hóa tinh thần. Thậm chí ở nhiều vùng nơng thơn làng xã, chợ và chợ nổi còn là địa
điểm diễn ra các sinh hoạt văn hóa của người dân. Chẳng hạn như một vài chợ miền
Tây Nam Bộ, xen lẫn với những hoạt động mua bán là những hoạt động của những
gánh hát, những gánh xiếc, sơn đông mãi võ bán thuốc cao đơn hồn tán, những nhóm
tập trung biểu diễn Đờn ca tài tử… và cả không gian chợ nổi đã tạo nên một nét đặc
trưng đậm chất Nam Bộ và cũng chỉ có ở nơi đây. Chợ và chợ nổi trên thực tế cịn gắn
bó, bổ sung cho sự tồn tại của nhau.
- Những nét khác biệt: Hai loại hình chợ này có những nét khác biệt cơ bản sau:
Chợ nổi

Chợ


Hình thức mua bán: mọi hoạt động, di chuyển

Hình thức mua bán: mọi hoạt động,

và giao dịch mua bán đều diễn ra trên mặt

di chuyển và giao dịch mua bán đều

sông với phương tiện là các ghe xuồng.

diễn ra trên bờ, bằng nhiều phương
tiện di chuyển.

Mang tính tự phát, khơng phải đóng thuế, thu

Có ban quản lý chợ, phải đóng thuế

tiền bến bãi nhưng hiện nay có ban quản lý

nhà nước

và đóng thuế. Tùy vào cách thức hoạt động
của mỗi nơi mà mang tính tự phát hoặc có sự
quản lý.

Khơng phải nơi nào cũng có chợ nổi (các

Ở bất cứ địa phương nào cũng có

yếu tố hình thành chợ nổi)


chợ

Phương thức mua bán, trao đổi: Cách thức

Phương thức mua bán, trao đổi:

rao hàng là cây bẹo (hiện tại cả cây bẹo và

Cách thức rao hàng là bảng hiệu đôi

bảng hiệu điện tử). Phương thức giao thương

khi rao bằng giọng điệu. Phương

cũng theo kiểu truyền thống tính bằng: giạ,

thức giao thương cũng theo kiểu

ký lơ, lường bằng lít( lon, chai), đếm bằng

truyền thống tính bằng: giạ, ký lơ,


×