Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người rơ măm ở kon tum trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 124 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 16
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 17
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 18
7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 19
CHƯƠNG 1.................................................................................................... 20
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ......................................................... 20
VỀ ĐỊA BÀN, CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU ........................................... 20
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 20
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 20
1.1.2. Quan điểm tiếp cận, lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu ........................ 24
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU ........ 27
1.2.1. Tổng quan về địa bàn ......................................................................... 27
1.2.2. Tổng quan về cộng đồng Rơ-măm..................................................... 29
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 40


2

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI RƠ-MĂM........................ 40
TRONG LĨNH VỰC HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ................................... 40
2.1. HƠN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI RƠ-MĂM................... 40
2.1.1. Trước hôn nhân .................................................................................. 40
2.1.2. Các lễ thức trong hôn nhân ................................................................ 47
2.1.3. Sau hôn nhân ...................................................................................... 55


2.1.4. Các trường hợp kết hôn khác ............................................................. 58
2.2. GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI RƠ-MĂM ...................... 59
2.2.1. Cấu trúc gia đình ................................................................................ 59
2.2.2. Chức năng của gia đình...................................................................... 61
2.2.3. Quan hệ trong gia đình ....................................................................... 66
2.2.4. Một số lễ tục trong sinh hoạt gia đình ............................................... 70
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 75
BIẾN ĐỔI TRONG HƠN NHÂN, GIA ĐÌNH ........................................... 75
CỦA NGƯỜI RƠ-MĂM – CÁC GIẢI PHÁP............................................ 75
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY.......................................................................... 75
3.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI HƠN NHÂN, GIA ĐÌNH
CỦA NGƯỜI RƠ-MĂM ................................................................................... 75
3.1.1. Các chính sách của Đảng và Nhà nước ............................................. 75
3.1.2. Bối cảnh kinh tế, xã hội ..................................................................... 81
3.1.3. Sự giao lưu trong văn hóa và phát triển khoa học kỹ thuật ............... 85


3

3.2. BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN ........................................................... 87
3.2.1. Biến đổi quan niệm trong hôn nhân ................................................... 87
3.2.2. Biến đổi về độ tuổi và xu hướng kết hôn ........................................... 88
3.2.3. Biến đổi về tổ chức hôn lễ ................................................................. 90
3.2.4. Biến đổi về cư trú sau hôn nhân......................................................... 98
3.3. BIẾN ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH .............................................................. 99
3.3.1. Biến đổi về cấu trúc gia đình ............................................................. 99
3.3.2. Biến đổi về chức năng của gia đình ................................................. 101
3.3.3. Biến đổi về quan hệ trong gia đình .................................................. 103
3.4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ BẢO TỒN – PHÁT HUY VỀ HƠN
NHÂN, GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI RƠ-MĂM ............................................. 104

3.4.1. Quan niệm về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống ............... 104
3.4.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống ...................... 106
3.4.3. Kiến nghị bảo tồn và phát huy ......................................................... 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 124


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Rơ-măm ở Việt Nam là một tộc người thiểu số thuộc nhóm ngơn
ngữ Môn - Khơ me, ngữ hệ Nam Á. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Nam ngày 01/4/2009, dân số của người Rơ-măm có 436 người (227 nam và
209 nữ). Số liệu này cho thấy trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, tộc người
Rơ-măm chiếm số lượng khá ít, dưới 500 người. Tuyệt đại bộ phận người Rơmăm sinh sống tập trung trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum thuộc
khu vực Tây Nguyên, với 419 người (216 nam, 203 nữ). Sự phân bố của
người Rơ-măm trên các vùng địa lý còn lại của Việt Nam phản ánh sự hiện
diện khá khiêm tốn như Trung du và miền núi phía Bắc: 01 người; Đồng bằng
sơng Hồng: 02 người; Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: 02
người; Khu vực Đông Nam Bộ: 12 người.
Tại Kon Tum trong những năm đầu của thế kỷ XX, người Rơ-măm cư
trú rải rác trong 12 làng ở Đắc Tô. Sau này, họ tập trung lại thành hai làng:
làng Le và làng Rơ-măm Ra. Do bị dịch bệnh nên dân số của người Rơ-măm
đã giảm đi nhiều. Vì vậy về sau, hai làng này sáp nhập lại thành một là làng
Le Rơ-măm, hiện nay gọi là thơn làng Le.
Trong q trình hình thành và phát triển tộc người, người Rơ-măm, dù
có số dân ít nhưng họ đã kiến tạo cho mình một diện mạo văn hóa riêng,
mang đậm đặc trưng văn hóa tộc người của họ. Tuy nhiên, người Rơ-măm

cũng như các tộc người khác hiện nay đang hòa vào xu thế phát triển chung,
đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và với sự tiếp
xúc, giao lưu văn hóa diễn ra thường xuyên, những yếu tố văn hóa truyền
thống của họ đã, đang có sự biến đổi nhanh và có nguy cơ mai một dần.


5

Văn hóa của người Rơ-măm nói riêng và cộng đồng Rơ-măn nói chung
lâu nay chưa được nghiên cứu nhiều, nhất là trong lĩnh vực hơn nhân và gia
đình.
Hơn nhân và gia đình là những thiết chế xã hội cơ bản (hơn nhân, gia
đình, thân tộc, bn làng) phản ánh các giá trị, chuẩn mực xã hội và đặc trưng
văn hóa tộc người. Hôn nhân là yếu tố quyết định tạo lập nên sự bền vững của
gia đình. Hơn nhân và gia đình có mối quan hệ biện chứng, gắn kết với khơng
gian văn hóa tộc người. Trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người, các
hình thái hơn nhân và gia đình phản ánh quá trình phát triển xã hội. Hơn nhân
chính là tiền đề để duy trì, củng cố, phát triển gia đình và xã hội. Gia đình
đóng vai trị quan trọng trong việc tái tạo, duy trì nịi giống, giữ gìn và bảo lưu
các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người.
Nghiên cứu hơn nhân và gia đình của người Rơ-măm trong bối cảnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nhằm hiểu biết thấu đáo
những thiết chế xã hội cơ bản của cộng đồng. Trên cơ sở đó, góp phần vào
việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của tộc người này.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống
của người Rơ-măm ở Kon Tum trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình” làm
đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi hướng đến các mục đích sau:
- Nghiên cứu hơn nhân và gia đình của người Rơ-măm nhằm hiểu biết

sâu hơn về truyền thống, phong tục tập quán, khuôn mẫu ứng xử cá nhân, gia
đình và cộng đồng, nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đây
nêu ra đặc trưng riêng trong hôn nhân và gia đình của người Rơ-măm.
- Qua việc khảo sát thực trạng về những biến đổi trong hơn nhân và gia
đình của người Rơ-măm trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các


6

tộc người khác cùng cộng cư làm cơ sở đề xuất, kiến nghị góp phần vào việc
hoạch định chính sách, đưa ra giải pháp về thực hiện việc cưới, xây dựng gia
đình văn hóa sao cho phù hợp đối với người Rơ-măm nói riêng và các tộc
người ở tỉnh Kon Tum nói chung.
- Từ những nghiên cứu trên, luận văn sẽ đưa ra một số nhận định về
văn hóa truyền thống và những biến đổi văn hóa trong lĩnh vực hơn nhân và
gia đình, đưa ra nhóm giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm mục đích bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng Rơ-măm.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu về nguồn tư liệu để phục vụ cho việc thực
hiện luận văn này, tác giả đã tiếp cận được khá nhiều nguồn tư liệu. Trong đó
có những tư liệu giới thiệu về vùng đất Tây Nguyên nói chung, về con người,
phong tục – tập quán… cũng có những tư liệu đề cập đến hơn nhân, gia đình
của các tộc người ở Tây Ngun… Đặc biệt, chúng tơi cịn tiếp cận được các
nguồn tư liệu nói về người Rơ-măm. Các nguồn tư liệu này, chúng tơi xin
điểm qua như sau:
- Nguồn tài liệu nói về vùng đất Tây Nguyên: cách đây hơn một ngàn
năm, các bia ký Chăm và sử biên niên Campuchia đã nhắc đến người ở Tây
Nguyên. Trong các văn bản, thư tịch của nước ta, từ thời Lê Thánh Tông
(1471), vùng Tây Nguyên được gọi là nước Nam Bàn, và trong cuốn sử biên
niên của nước ta thế kỷ XVI – XVIII đã có nhắc đến nơi này. Đến thời

Nguyễn, mối quan hệ giữa triều đình và vùng cao nguyên càng chặt chẽ hơn.
Nhiều tài liệu về Thủy Xá và Hỏa Xá đã được ghi lại. Tài liệu về Tây Nguyên
rải rác cịn được tìm thấy trong các sách Đại Nam thực lục, Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ, Đại Nam chính biên liệt truyện…
Người pháp chú ý đến Tây Nguyên từ đầu thế kỷ XVIII. Để thực hiện
âm mưu xâm lược nước ta, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng với việc


7

truyền bá đạo Kitơ làm đội qn tiên phong thì người pháp đã chú ý đến việc
nghiên cứu Tây Nguyên. Song những tài liệu có giá trị khoa học, đóng góp
cho việc nghiên cứu chưa nhiều. Có thể nêu ra một số cơng trình có đóng góp
thực sự như Les Jungjes Moi (Rú Mọi) của Henri Maitre, năm 1912 ông đã
cung cấp cho chúng ta những cứ liệu lịch sử về nguồn gốc tộc người, đặc
điểm xã hội, văn hóa của các cư dân Cao Nguyên. Cho đến hiện nay, đây
không chỉ là tác phẩm cơ bản đầu tiên nhất viết về Tây Nguyên thời Pháp mà
còn là chất lượng nhất. Các tác phẩm vào thời kỳ này chủ yếu nhằm phục vụ
cho cơng cuộc “bình định” của thực dân Pháp ở Đông Dương [15]. Sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai, xuất hiện một số cơng trình có chất lượng khoa học
hơn và quan điểm của tác giả có chiều hướng tiến bộ hơn. Đó là cơng trình
của G. Condominas viết về người M’nông Ga; của J. Dournes về người Gia
rai, của Jean Boulbet về người Mạ…
Trong giai đoạn 1954 - 1975, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới trên
vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng ở Tây Nguyên, Mỹ tăng cường
nghiên cứu dân tộc học. Một số cơng trình về các dân tộc ở Tây Ngun đã
được xuất bản. Đáng chú ý là cơng trình Minority groups in the Republic of
Vietnam (Những nhóm thiểu số ở Cộng hòa miền Nam Việt Nam) do tướng
Westmoreland chủ biên 1966.
Tiếp theo các học giả người Pháp là những nghiên cứu của các tác giả

người Việt, đó là những nghiên cứu về nhiều mặt của cộng đồng cư dân bản
địa ở Tây Nguyên như: về văn hóa tộc người, sinh hoạt kinh tế, tín ngưỡng, lễ
hội, sử thi… cụ thể: Cao nguyên Việt Nam quê hương yêu dấu của hai tác giả
Cao Đàm – Cao Linh (1969), cuốn Cao nguyên miền thượng của tác giả Long
Giang và Toan Ánh (1974). Sau ngày đất nước thống nhất, chính sách xây
dựng khối đại đồn kết dân tộc nói chung được đề cập trong những văn kiện,
nghị quyết của Đảng. Đặc biệt, đối với địa bàn Tây Nguyên, chính sách dân


8

tộc được quan tâm. Bài báo “Tây Nguyên đoàn kết tiến lên” (Tạp chí Cộng
sản, 1978) của đồng chí Lê Duẩn (Tổng Bí thư), bài “Đưa đồng bào các dân
tộc Đăk Lăk lên Chủ nghĩa xã hội” (Tạp chí Cộng sản, 1983) của đồng chí
Trường Chinh (Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) đã phân tích những đặc thù về
dân tộc, dân cư và chỉ đạo Đảng bộ Tây Nguyên phải nghiên cứu, vận dụng
để đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp phát triển Tây Ngun.
Cơng trình chun khảo về dân tộc học vùng Tây Nguyên như: Tây
Nguyên của Hoàng Văn Huyền (1980), Các dân tộc ở tỉnh Gia Lai – Công
Tum do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1981); Đại cương về các dân tộc Ê Đê,
M’nông ở Đăk Lăk của Bế Viết Đẳng và các đồng tác giả (1982); Vấn đề dân
tộc ở Lâm Đồng do Mạc Đường chủ biên (1983); Các dân tộc ít người ở Việt
Nam (các tỉnh phía Nam) (1984) do Viện Dân tộc học, Ủy ban Khoa học Xã
hội Việt Nam thực hiện; Năm 1994, tác giả Lưu Hùng xuất bản cuốn sách
Buôn làng cổ truyền xứ Thượng, nội dung cuốn sách giới thiệu khái quát tổ
chức xã hội, hoạt động kinh tế của các cộng đồng ở Tây Nguyên, trong đó chú
trọng vấn đề sở hữu cộng đồng. Hai năm sau Lưu Hùng xuất bản cuốn Văn
hóa cổ truyền Tây Nguyên (1996), ở tác phẩm này tác giả mơ tả chi tiết về văn
hóa truyền thống của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên đồng thời nhấn
mạnh văn hóa Tây Nguyên tồn tại trong không gian sinh tồn của buôn làng.

Hai cuốn sách Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam của Giáo sư Đặng
Nghiêm Vạn (2003); Văn hóa và xã hội con người Tây Nguyên của Nguyễn
Tấn Đắc (2005) đã giúp người đọc hiểu rõ nguồn gốc tộc người, đặc điểm
kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên là tác phẩm của
PGS-TS. Trương Minh Dục (Nxb Chính trị Quốc gia, 2005), tập trung vào
những nội dung: vấn đề dân tộc, đặc điểm kinh tế – xã hội, những nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội, những vấn đề có tính lý luận


9

và thực tiễn đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách của Đảng – Nhà
nước… đối với các tộc người ở Tây Nguyên. Nói cách khác, đây là nguồn tư
liệu tham khảo có tính lý luận và thực tiễn khi tìm hiểu về văn hố truyền
thống cũng như sự giao lưu, biến đổi văn hoá trong các tộc người ở Tây
Nguyên.
Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên của tác giả Ngô Đức Thịnh,
Nxb Trẻ ấn hành năm 2007, là cơng trình đề cập đến nhiều khía cạnh của
vùng đất, con người Tây Nguyên. Trong Phần thứ nhất – Phác họa văn hóa
Tây Nguyên, tác giả đã giới thiệu khái quát về văn hóa vùng, như: thế giới
quan bản địa, về cồng chiêng, trang phục, nếp nhà cổ truyền,… Phần thứ hai
và phần thứ ba của tác phẩm cung cấp cho người đọc những kiến thức về Luật
tục và quản lý cộng đồng, Sử thi Tây Nguyên. Ngoài việc giới thiệu nguồn tư
liệu thu thập được từ công tác điền dã dân tộc học, tác giả còn đưa ra những
suy nghĩ, nhận định và cả những trăn trở về văn hóa của các tộc người ở Tây
Ngun. Chính vì vậy, Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên là nguồn tư
liệu rất hữu ích trong nghiên cứu văn hố tộc người ở Tây Nguyên, cũng như
những biến đổi của nó trong hoàn cảnh mới của xã hội
Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây

Nguyên (Nxb Khoa học Xã hội, 2002), là ấn phẩm tập hợp những bài viết –
kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và người làm công tác quản lý:
Những vấn đề kinh tế - xã hôi của bn làng các dân tộc Tây Ngun (PGSTS. Đỗ Hồi Nam – UV TW Đảng, PGĐ Trung tâm KHXH&NV Quốc Gia);
Luật tục – Hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở buôn,
làng các dân tộc Tây Nguyên (Phạm Hồng Nam – PCT UBND tỉnh Gia Lai);
Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của các tộc người Tây
Nguyên hiện nay (PGS-TS. Ngơ Đức Thịnh); Góp bàn về làng người Thượng


10

ở Tây Nguyên qua biến đổi và phát triển – nhìn từ góc độ dân tộc học (Lưu
Hùng);
Năm 2008, Trương Minh Dục đã cho ra đời cuốn sách chuyên khảo
Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm đổi mới
(1986 - 2006), nội dung cuốn sách đi sâu trình bày truyền thống đồn kết của
các dân tộc ở Tây Nguyên qua các thời kỳ lịch sử; q trình xây dựng và cũng
cố khối đại đồn kết dân tộc ở Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước.
Trên đây là nguồn tư liệu tham khảo khá tồn diện, bởi các bài viết, các
cơng trình nghiên cứu của mỗi tác giả đã đề cập đến một hoặc nhiều vấn đề về
đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của các cộng đồng dân cư ở Tây Ngun.
- Nguồn tài liệu nói về hơn nhân và gia đình của các tộc người ở Tây
Ngun: Hơn nhân và gia đình là một trong những đề tài đã được nhiều nhà
nghiên cứu trong lịch sử, vì nghi lễ hơn nhân gắn với nghi lễ vịng đời. Như
vậy, mốc thời gian nghiên cứu đã xuất hiện khá lâu và trở thành đối tượng
nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học như Nhân học, Xã hội
học,… Nhiều học giả trên thế giới đã đề cập về mặt lý thuyết, phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu đối với vấn đề này và đã có một số tác phẩm
nổi tiếng như Nhân học cấu trúc của Levi Strauss; Vật tổ và cấm kỵ của

Sigmund Freud; Luận về xã hội học nguyên thủy của Robert Lowie,…
Đến năm 1861, Bacofell cho ra đời tác phẩm Mẫu quyền, ơng cho rằng
lúc đầu lồi người sống trong tình trạng tạp hơn, con cái sinh ra không biết bố
chỉ biết mẹ, tổ chức xã hội đầu tiên theo mẫu hệ rồi sau đó mới chuyển sang
phụ hệ. Tiếp đó, nhà dân tộc học Mỹ L. Morgan đã cho ra tác phẩm Xã hội cổ
đại, ông đã sử dụng tài liệu của hệ thống huyết tộc và thân tộc để dựng lại lịch
sử hôn nhân và gia đình của lồi người và phân thành 5 hình thái: gia đình


11

huyết tộc, gia đình punalua, gia đình đối ngẫu, gia đình phụ hệ gia trưởng, gia
đình một vợ một chồng.
Năm 1884, trên cơ sở tổng kết các thành tựu khoa học đương thời,
Ănghen viết một tác phẩm kinh điển mà bất kỳ người nào nghiên cứu cũng
phải biết tác phẩm này Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và nhà
nước. Trong tác phẩm này cho thấy Ănghen cũng đã kế thừa những thành tựu
của L.Morgan và ông đã đề cập đến nguồn gốc, cơ cấu chức năng của gia
đình, các thiết chế hơn nhân có ba hình thức hơn nhân chính tương ứng với ba
giai đoạn phát triển chính của nhân loại, ở thời đại mơng muội có chế độ quần
hơn, thời đại dã man có chế độ hơn nhân đối ngẫu, thời đại văn minh có chế
độ hôn nhân một vợ một chồng được bổ sung bằng tệ ngoại tình và nạn mại
dâm. Bên cạnh đó, tác giả còn dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà
nước trong các văn kiện có liên quan đến lĩnh vực gia đình và hơn nhân ở Việt
Nam.
Người có cơng đóng góp trong việc phát minh những vấn đề khoa học
mới về hơn nhân và gia đình ở Tây Nguyên là M.Ner vào những năm 20 của
thế kỷ XX, lần đầu tiên M.Ner đã phát hiện ở Tây Nguyên có chế độ hơn
nhân, gia đình mẫu hệ tồn tại. Chính ơng đã nêu ra luận điểm về tổ chức
lưỡng hợp ngoại hôn ở Tây Nguyên. Tiếp theo M.Ner; năm 1929,

C.Robequain đã tổng kết lại luận điểm của Ner về chế độ mẫu hệ ở Tây
Nguyên trong cuốn Inđochine. Nhiều năm sau đó phải kể đến tác phẩm của
J.Dournes về Sự sắp đạt có tính cơ cấu Gia rai trong phạm trù gia đình và xã
hội (1972). Trong tác phẩm này tác giả đã nêu lên bản chất của gia đình, xã
hội và luật tục trong xã hội mẫu hệ Gia rai dựa trên việc phân tích những tài
liệu do tòa án phong tục địa phương cung cấp.
Ở Việt Nam, vấn đề hơn nhân và gia đình của các tộc người đã được
các nhà Dân tộc học, Nhân học chú ý tìm hiểu, nghiên cứu như: Hơn nhân và


12

gia đình truyền thống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me ở
Thừa Thiên - Huế, Nguyễn Xn Hồng (1995); Gia đình và hơn nhân của
người Chăm ở Việt Nam, Bá Trung Phụ (2001); Hôn nhân và gia đình của
người Hoa ở Nam Bộ, Ngơ Văn Lệ - Nguyễn Duy Bính (2005) cuốn sách đã
đề cập những vấn đề về lịch sử hình thành, hoạt động kinh tế, những thiết chế
và nghi lễ trong hôn nhân và gia đình của người Hoa trong truyền thống cũng
như ở hiện đại, qua đó thấy được tính kế thừa và thích nghi của họ trong điều
kiện kinh tế, xã hội, văn hóa ở một vùng đất mới Nam Bộ. Hơn nhân và gia
đình của người Chơ-ro truyền thống và biến đổi, Lâm Nhân (2010)... Về hơn
nhân và gia đình của các tộc người thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên phải
kể đến tác giả Vũ Đình Lợi với Gia đình và hơn nhân truyền thống ở các dân
tộc Malayo - Pôlinêxia Trường Sơn - Tây Nguyên đã xuất bản năm 1994. Đây
là cơng trình được tác giả nghiên cứu một cách toàn diện đặc điểm và những
nét đặc thù của hơn nhân và gia đình truyền thống các dân tộc Malayo Pôlinêxia (Nam đảo), cụ thể nghiên cứu các dấu vết của tổ chức ngoại hôn
lưỡng hợp thị tộc và các hình thức hơn nhân cổ xưa và nêu ra những nguyên
nhân ảnh hưởng tới việc duy trì các yếu tố hơn nhân, gia đình mẫu hệ.
- Nguồn tài liệu nói về người Rơ-măm: Người Rơ-măm được nhắc đến
trong các tài liệu nghiên cứu của người Pháp Henri Mactre, Les Jungles Moi

(Rú Mọi), Paris 1912, Minority groups in the Republic of Vietnam (Những
nhóm thiểu số ở Cộng hịa miền Nam Việt Nam) do tướng Westmoreland chủ
biên năm 1966.
Mãi cho đến năm 1984, Viện Dân tộc học thuộc Ủy Ban Khoa học Xã
hội Việt Nam đã cho ra đời cuốn sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các
tỉnh phía Nam) đã ghi chép một cách khái quát và cơ bản nhất về tộc người
Rơ-măm, ở thời điểm này thể hiện số dân ít ỏi chỉ có 150 người, khẳng định
tên Rơ-măm là tộc danh và vừa là tên làng cũ. Những mô tả chi tiết về quá


13

trình tộc người và cho thấy người Rơ-măm cịn có nhóm đồng tộc sống ở
Campuchia. Ở đây, mơ tả một vài nét về sinh hoạt kinh tế, trang phục, nhà
cửa, cấu trúc bn làng, tín ngưỡng, lễ hội, tang ma. Về lĩnh vực hơn nhân đã
nói lên được tính chất hôn nhân ở vào giai đoạn quá độ từ song hệ thiên về
phụ hệ, những tàn dư mẫu hệ còn nhiều. Hình thức cư trú ở giai đoạn này chủ
yếu là luân phiên. Hôn nhân giữa con chú với con bác, con dì với con cơ, con
cậu bị ngăn cấm. Chế độ kết hôn với em vợ và em chồng tồn tại ở mức độ tự
nguyện chứ không bắt buộc mọi người phải thực hiện như luật tục. Ở thời
điểm này đã thống kê được 9 trường hợp kết hôn ngoại tộc. Mặt dù chưa có tư
liệu đề cập đến nghi lễ hơn nhân của người Rơ-măm nhưng đó là những tài
liệu quý cho nghiên cứu sau này.
Sau hơn một thập niên, cuốn Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam,
do Nguyễn Văn Huy (chủ biên) xuất bản năm 1997, cho thấy số dân của
người Rơ-măm là 286 người, như vậy sau 13 năm số dân tăng được 136
người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 10 người. Các tác giả cũng viết tổng
quan về người Rơ-măm nhưng đã phân chia ra từng mảng như ngôn ngữ, lịch
sử, hoạt động sản xuất, ăn, mặc, ở, phương tiện vận chuyển, quan hệ xã hội,
cưới xin, sinh đẻ, ma chay, thờ cúng, lễ tết, văn nghệ một cách cụ thể. Tuy

nhiên, chưa phải là những tổng quan có chiều sâu mà chủ yếu kế thừa trên cơ
sở cuốn sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) để phân
loại. Bên cạnh đó có những ghi chép mới trong lĩnh vực cưới xin, việc cưới
xin của người Rơ-măm thường phải trải qua hai bước chính ăn hỏi và đám
cưới. Lễ cưới được tổ chức đơn giản, chỉ là bữa ăn uống cộng cảm của dân
làng để chứng kiến và chúc mừng bữa ăn chung đầu tiên của cô dâu chú rể.
Đề cập đến tính chất hơn nhân của người Rơ-măm đang ở giai đoạn tiến lên
chế độ phụ hệ.


14

Nghiên cứu chuyên biệt hơn về dân số của người Rơ-măm và Brâu, tiến
sĩ Nguyễn Thế Huệ đã có cơng trình nghiên cứu Dân số và phát triển của dân
tộc Brâu và Rơ Măm ở Tây Nguyên năm 2002 đề tài làm rõ quá trình tộc
người, dân cư và dân số. Những tác động của tập tục hôn nhân, sinh đẻ, nuôi
dạy con, tang ma, vệ sinh môi trường đến chất lượng dân số; việc chăm sóc
sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình của hai dân tộc Brâu và Rơ-măm và những
tác động của các yếu tố kinh tế đến chất lượng sống của cư dân hai dân tộc
này lần đầu tiên được nghiên cứu một cách tương đối hệ thống. Đây là một
đóng góp rất trân trọng và đáng quý của tác giả. Vượt trội hơn các công trình
đi trước tác giả đã tổng hợp được lịch sử làng Le Rơ-măm ở xã Mô Rai.
Năm 2006, Nguyễn Ngọc Thanh có bài viết về Bn làng của người
Rơ-măm đăng trên Kỷ yếu hội nghị thông báo Dân tộc học. Nội dung miêu tả
khá chi tiết về quy trình thành lập, cấu trúc và cách bố trí của bn làng Rơmăm; đồng thời nêu ra bốn dòng họ của người Rơ-măm là Rơ ma, Rơ chăm,
Ka sor, Siu. Tác giả đã nghiên cứu sâu thiết chế buôn làng, với vai trị nổi trội
của già làng. Già làng là người có tiếng nói quyết định, thậm chí đơi khi có
tác dụng hơn cả chính quyền. Diễn tả được quan hệ giàu nghèo trong xã hội
truyền thống và hiện tại, chuyển đổi tiêu chuẩn giàu và nghèo từ truyền thống
đến hiện đại. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên được một số luật tục của

làng đối với đất đai, đối với rừng, đối với mùa màng, đối với công cộng, đối
với an ninh và trật tự xã hội, đối với hôn nhân.
Trong cuốn Bơ thi - cái chết được hồi sinh, Nhà xuất bản Thế giới phát
hành năm 2007, tác giả Ngô Văn Doanh đề cập đến nghi lễ tang ma của người
Brâu và Rơ-măm. Cơng trình cho thấy nghi lễ tang ma của người Rơ-măm và
người Brâu có nhiều điểm tương đồng. Một số điểm khác biệt được nêu ra:
người Rơ-măm có tục chơn chung, khu nghĩa địa nằm ở phía tây và cách làng
khơng xa. Những đứa trẻ vừa sinh ra chết ngay được cho là chết xấu (không


15

phải chết lành) thì khơng được chơn ở nghĩa địa làng mà phải chôn trong
rừng.
Trong năm 2007, trên cơ sở báo cáo kết quả dự án Điều tra cơ bản dân
tộc Rơ-măm của Viện Dân tộc học, tiến sĩ Phan Văn Hùng xuất bản sách Dân
tộc Rơ-măm truyền thống và phát triển. Có thể nói, cuốn sách được cơng bố
với lượng thơng tin, tài liệu khá tồn diện và cơ bản phản ánh khái quát mọi
mặt: địa bàn môi trường cư trú, đời sống văn hóa, xã hội người Rơ-măm. Tình
hình thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dân tộc Rơ-măm được
đề cập chi tiết. Đặc biệt, dự án đã dự báo một số nguy cơ đối với cộng đồng
Rơ-măm như: nguy cơ tái đói nghèo; nguy cơ tái du canh, du cư; nguy cơ mai
một văn hóa truyền thống, nguy cơ tái mù chữ; nguy cơ mất dân tộc Rơ-măm.
Cuốn Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số của nhiều tác giả xuất
bản năm 2008, có hai phần: Phần thứ nhất - Tổng quan về tộc người Rơ-măm
khơng có tư liệu mới so với nội dung trong sách Bức tranh văn hóa các dân
tộc Việt Nam do Nguyễn Văn Huy (chủ biên) xuất bản năm 1997. Phần thứ
hai - Lễ hội mở cửa kho lúa của người Rơ-măm, tác giả mô tả tất cả các công
đoạn trong lễ hội. Qua mô tả, cho thấy lễ hội mở cửa kho lúa ngồi cơng tác
chuẩn bị lễ cúng đầu tiên tại gia đình, thì lễ hội chính diễn ra trong 3 ngày:

ngày thứ nhất tiến hành nghi lễ tại rẫy sau đó về nhà rơng; ngày thứ 2 và thứ 3
tại nhà rông. Ngày thứ ba, được gọi là ngày ăn đầu trâu, già làng làm lễ hạ
Giàng. Đám rước Giàng và đầu trâu lên nhà rông. Trong bài viết này, tác giả
đã khẳng định lễ hội mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất của
người Rơ-măm, đánh dấu sự hoàn tất một chu trình sản xuất nơng nghiệp khơ,
trong một hoàn cảnh sống đặc biệt, gắn với thiên nhiên khắc nghiệt và núi
rừng mênh mông. Lễ hội mở cửa kho lúa của dân tộc Rơ-măm chứa đựng
những giá trị văn hóa đặc sắc, mang sắc thái riêng, “cái văn hóa” chịu sự quy
định chi phối của điều kiện tự nhiên, con người và xã hội, nó chất chứa, ẩn


16

tàng trong các quy trình của các hành động hội; nhưng khi nghiên cứu, bóc
tách các lớp văn hóa thấy có nhiều nét tương đồng, giao thoa hay tiếp biến với
các dịng văn hóa khác.
Nhìn chung, những cơng trình, bài viết nêu trên đã giới thiệu khái quát
về người Rơ-măm. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có chuyên khảo nào nghiên
cứu một cách toàn diện và hệ thống về lĩnh vực hơn nhân và gia đình của dân
tộc ít người này. Để góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có trước, luận văn tập trung vào
việc tìm hiểu, nghiên cứu chun sâu, có hệ thống và tồn diện về văn hóa
truyền thống của người Rơ-măm trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình đồng
thời chỉ ra những biến đổi trong hôn nhân và gia đình truyền thống của người
Rơ-măm trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó
đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống trong hơn nhân và gia đình của người Rơ-măm ở làng Le, xã Mơ Rai,
huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum trong công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ văn hóa truyền thống của người
Rơ-măm lĩnh vực hơn nhân và gia đình.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu văn hóa truyền thống,
thực trạng về lĩnh vực hơn nhân và gia đình của người Rơ-măm, qua đó tìm
kiếm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những yếu tố tích cực, phù hợp với
xu thế chung của xã hội.


17

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu người Rơ-măm ở làng Le, xã
Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Đây là địa điểm cư trú tập trung duy
nhất của người Rơ-măm ở nước ta.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa trong hơn nhân
và gia đình của người Rơ-măm từ truyền thống cho đến hiện nay, nhằm thấy
được sự biến đổi của nó theo thời gian. Qua đó nhìn nhận, những yếu tố
truyền thống nào cần bảo tồn phát huy và yếu tố nào khơng cịn phù hợp mà
ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng thì loại bỏ.
Trong đề tài này, tơi chọn mốc thời gian từ năm 1991 trở về trước là
truyền thống và từ năm 1992 là hiện nay.
Sở dĩ tôi chọn mốc thời gian này năm 1991, vì vào thời điểm này, Nhà
nước thực hiện chính sách định canh, định cư, tách hộ lập vườn đối với các
dân tộc thiểu số. Như vậy, sự thay đổi về hình thức cư trú dẫn đến những biến
đổi trong đời sống kinh tế, hơn nhân, gia đình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trước hết chúng tôi tiến hành sưu tầm, tổng hợp,
phân tích các nguồn tài liệu thành văn liên quan đến đề tài đối chiếu, so sánh
với nguồn tư liệu khảo sát, điều tra thực tiễn, để làm rõ những yêu cầu, nội

dung của đề tài. Chúng tôi còn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu và các kỹ thuật sau:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: trong phương pháp nghiên cứu này,
chúng tôi thực hiện hai hình thức tiếp cận theo hướng đồng đại và lịch đại. So
sánh đồng đại nhằm so sánh người Rơ-măm với các tộc người khác trong bối
cảnh văn hóa vùng để thấy được nét tương đồng và dị biệt. So sánh lịch đại để
thấy được sự biến đổi văn hóa của cộng đồng theo thời gian.
- Phương pháp quan sát tham dự: đây là phương pháp chủ yếu được
vận dụng trong quá trình đi điền dã tại cộng đồng. Cụ thể, chúng tôi đã tiến


18

hành 4 đợt điền dã tại địa bàn vào các thời điểm khác nhau như đợt 1 vào
tháng 8/2012, đợt 2 vào tháng 3/2013, đợt 3 vào tháng 9/2013 và đợt 4 vào
tháng 1/2014. Trong các đợt điền dã này, chúng tôi đã thực hiện 3 cùng với
người dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) để thu thập những thông tin cụ thể,
chân thực từ cộng đồng. Phương pháp này giúp tơi có cơ hội trao đổi trực tiếp
với người dân về những vấn đề xoay quanh hôn nhân và gia đình của người
Rơ-măm hiện nay.
- Kỹ thuật phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn sâu nhiều đối tượng là các
chủ hộ, già làng, cán bộ chính quyền, đồn thể của xã; những cặp vợ chồng
theo từng khung độ tuổi và con cái của họ, để thấy được quan niệm, vai trị, vị
trí của cá nhân đã được biểu hiện trong vấn đề hơn nhân và gia đình.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu góp phần làm rõ
vốn văn hóa truyền thống và những biến đổi trong lĩnh vực hơn nhân và gia
đình của người Rơ-măm. Cụ thể sẽ làm rõ các quan niệm, cấu trúc, chức
năng, nghi lễ, loại hình gia đình và hơn nhân để từ đó đưa ra hướng bảo tồn và
phát huy hiệu quả; phân tích những nhân tố tác động đến sự tồn tại, phát triển

và biến đổi của hôn nhân và gia đình của người Rơ-măm. Qua đó, cho thấy
những tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa người Rơ-măm và các tộc
người khác cùng cộng cư, trong vấn đề hôn nhân và sinh hoạt cũng như quy
mô, chức năng và các lễ nghi gia đình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn sẽ là nguồn tài liệu giúp các nhà quản lý
tại địa phương trong việc bảo tồn và phát huy những yếu tố tích cực trong hơn
nhân và gia đình của người Rơ-măm; và cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu và học tập liên quan đến người Rơ-măm cũng như là những
vấn đề liên quan đến hơn nhân, gia đình của các tộc người ở khu vực Tây
Nguyên.


19

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
được chia thành 3 chương. Trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn, cộng đồng nghiên
cứu. Nội dung của chương này trình bày về cơ sở lý luận của luận văn, đi từ
khái niệm đến quan điểm tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả cịn trình bày một cách tổng quan về địa bàn nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu của luận văn mà cụ thể là người Rơ-măm ở làng Le,
huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Chương 2: Văn hóa truyền thống của người Rơ-măm trong lĩnh vực
hơn nhân và gia đình. Nội dung của chương này, tác giả tập trung miêu tả
các nghi thức, lễ tục trong hôn nhân và gia đình truyền thống của người Rơmăm ở Kon Tum. Ngồi ra, cịn phân tích đặc trưng văn hóa trong hơn nhân
và gia đình truyền thống của người Rơ-măm.
Chương 3: Biến đổi trong hơn nhân, gia đình của người Rơ-măm –
các giải pháp bảo tồn và phát huy. Nội dung chương này sẽ trình bày về
những biến đổi trong hơn nhân và gia đình của người Rơ-măm. Qua đó,

chúng tơi cũng phân tích những tác nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi.
Đồng thời đưa ra một số nhận định, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm bảo
tồn và phát huy văn hóa truyền thống trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình của
tộc người Rơ-măm.


20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ ĐỊA BÀN, CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm
* Văn hóa
Đây là khái niệm phức tạp với nhiều định nghĩa khác nhau. Ngay từ
Năm 1952, hai nhà nhân học văn hóa Mỹ là A.Kroeber và C.Kluckhohn,
trong cuốn Văn hóa: Tổng thuật có phê phán các quan điểm và định nghĩa đã
thống kê được hơn 160 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Điều đó cho thấy,
khái niệm văn hóa rất phức tạp. Tùy theo từng chuyên môn, các nhà khoa học
sẽ đưa ra định nghĩa về văn hóa khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi sử
dụng định nghĩa văn hóa của UNESCO. Theo đó, định nghĩa văn hóa của
UNESCO đưa ra bởi hai nghĩa:
- Nghĩa rộng: “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện
mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của
một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa
khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cịn cả lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín
ngưỡng”[28].
- Nghĩa hẹp: “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu)

chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có
đặc thù riêng”[29].
* Truyền thống
Theo từ điển của Từ Hải, khái niệm truyền thống “Là sức mạnh của tập
quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ
(chế độ xã hội), tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác động khống


21

chế vơ hình đến hành vi xã hội của con người, truyền thống là biểu hiện tính
kế thừa của lịch sử” [41]. Trong Từ điển Tiếng Việt, truyền thống có nghĩa là
“Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại
từ thế hệ này qua thế hệ khác” [49]. Hay, theo Nguyễn Trọng Chuẩn, truyền
thống là “những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực
hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử
của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở thành ổn
định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài” [6].
Như vậy, truyền thống của một dân tộc được hình thành từ chính những
điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mà dân tộc đó đã trải qua. Có thể hiểu truyền
thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và
cách ứng xử, ý chí… của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và
phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
* Văn hóa truyền thống
Khái niệm này được hiểu như là văn hóa gắn với xã hội tiền cơng
nghiệp, phân biệt với văn hóa hiện đại (Modern Culture) thời đại cơng nghiệp
hóa. Tất nhiên, khái niệm văn hóa truyền thống để chỉ những hiện tượng,
những giá trị hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được trao truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, không chỉ trong xã hội tiền công nghiệp, mà

kể cả trong xã hội công nghiệp, xã hội hiện đại. Hơn thế nữa, nó cịn là sự kết
nối hữu cơ giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, và sự kết hợp đó
thể hiện trong từng hiện tượng hay giá trị văn hóa [41, tr. 20].
* Bảo tồn và phát huy
Khái niệm “bảo tồn và phát huy” văn hóa truyền thống đã xuất hiện
trong nhiều cơng trình nghiên cứu cũng như trong các văn kiện của Đảng và
Nhà nước Việt Nam từ các thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX.


22

Theo đó, khái niệm bảo tồn (preservation) được hiểu như là những nỗ
lực nhằm gìn giữ các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc,
quốc gia. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng trong những việc làm, hành động
nhằm bảo tồn, giữ gìn hay kế thừa ấy, còn hàm nghĩa sự lựa chọn chủ quan
của chủ thể văn hóa, tức là lựa chọn những gì là giá trị, là bản sắc độc đáo của
văn hóa dân tộc, đặc biệt là những giá trị, bản sắc ấy đã và còn tiếp tục tạo
nên nội lực, động lực cho sự phát triển văn hóa, xã hội hiện tại và tương lai
của mỗi dân tộc và quốc gia ấy. Bởi vậy nguyên tắc quan trọng của bảo tồn,
giữ gìn hay kế thừa phải trên quan điểm phát triển, cho phát triển và vì phát
triển. Bảo tồn văn hóa truyền thống là hướng đến việc bảo tồn bản sắc của văn
hóa hơn là những biểu hiện bên ngoài dễ thay đổi.
Khái niệm phát huy (promotion) trong định đề bảo tồn và phát huy văn
hóa truyền thống được hiểu với hai ý nghĩa. Thứ nhất, là những hành động
nhằm đưa văn hóa vào thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm
năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất,
tinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với phát triển
xã hội. Thứ hai, là bảo tồn và làm giàu chính bản thân văn hóa trong mơi
trường xã hội cụ thể. Chính trong mơi trường xã hội cụ thể, văn hóa sẽ được
ni dưỡng, bảo tồn, được sinhh sôi, nảy nở như một cơ thể sống.

* Hôn nhân
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, hôn nhân là thể chế xã hội kèm theo
những nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc
hai giới tính khác nhau (nam, nữ), được coi nhau là chồng và vợ, quy định
mối quan hệ và trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cái của họ.
Sự xác nhận đó, trong q trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêm
những yếu tố mới [21, tr. 389-390].


23

Trong xã hội nguyên thủy, hôn nhân tiến hành theo luật tục. Trong các xã
hội có giai cấp và nhà nước, hôn nhân phải được pháp luật công nhận, do đó
quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của vợ chồng, con cái cũng được pháp
luật xác định và bảo đảm. Có những trường hợp hơn nhân phải được tiến hành
ở nhà thờ, phải tuân theo những nghi thức tôn giáo nhất định để được Giáo
hội công nhận.
Theo cách phân loại của các nhà Nhân học, hơn nhân có các dạng như:
- Đơn hôn (monogamy): tức là hôn nhân một vợ một chồng, đây là hình
thức hơn nhân phổ biến nhất, ở hầu hết mọi nơi trong xã hội ngày nay. Hôn
nhân này bao gồm hôn nhân phụ hệ (trai đi cưới vợ) và hôn nhân mẫu hệ (gái
đi cưới chồng).
- Phức hơn (polygamy): là hình thức một người chồng có thể lấy nhiều
vợ hoặc một người vợ có thể lấy nhiều chồng cùng một lúc. Phức hơn có các
loại hình như nhất phu đa thê (polygyny), nhất thê đa phu (polyandry).
Nghiên cứu của chúng tơi, người Rơ-măm theo loại hình đơn hôn mẫu
hệ, nghĩ là hôn nhân một vợ - một chồng, và theo chế độ mẫu hệ.
* Gia đình
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên
cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện

các chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng… Khi gia đình
đã có con cái thì các thành viên trong gia đình được liên kết với nhau vừa
bằng quan hệ hôn nhân (không cùng huyết thống) vừa bằng quan hệ huyết
thống (theo dòng mẹ hoặc dòng bố). Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay
đổi cùng với sự phát triển của xã hội [21, tr. 84].
Gia đình hiện nay được phân thành hai loại gia đình:
- Gia đình hạt nhân: gia đình gồm có bố, mẹ và con cái còn nhỏ tuổi.
Đây là một loại gia đình hẹp, thường gọi là gia đình sơ đẳng. Gia đình hạt


24

nhân xuất hiện từ thời đại cách mạng công nghiệp và đơ thị hố. Trong loại
gia đình này có thêm khái niệm gia đình hạt nhân kiếm khuyết (chỉ có vợ
chồng; hoặc chỉ có mẹ với con, cha với con; hay đơn thân).
- Đại gia đình: gia đình gồm từ ba thế hệ trở lên cùng chung sống. Loại
gia đình này cũng có thêm khái niệm đại gia đình mở rộng, có thêm những
gia đình cùng thế hệ sống chung với nhau.
Trong xã hội truyền thống của người Rơ-măm thường tồn tại loại hình
đại gia đình mở rộng, hiện nay đang chuyển dần sang gia đình hạt nhân.
1.1.2. Quan điểm tiếp cận, lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu
* Quan điểm tiếp cận
Hơn nhân và gia đình là một bộ phận của văn hóa mang đậm yếu tố
truyền thống. Xuất phát từ sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa
và tơn giáo mà nghi thức hơn nhân và hình thức, cấu trúc gia đình của các
cộng đồng dân tộc sẽ khác nhau. Do đó, khi nghiên cứu về văn hóa truyền
thống của người Rơ-măm ở tỉnh Kon Tum trong lĩnh vực hơn nhân và gia
đình, chúng tơi chọn hướng tiếp cận theo bối cảnh văn hóa.
Tuy các quan niệm, nghi thức, tập tục, nếp sinh hoạt truyền thống trong
lĩnh vực hơn nhân và gia đình là sản phẩm do con người tạo ra, nhưng bối

cảnh văn hóa lại là yếu tố chi phối đến hình thức tổ chức và ý nghĩa của
chúng. Bối cảnh văn hóa được biết đến bằng những khía cạnh như tính truyền
thống – hiện đại và tính cộng sinh văn hóa. Trong đó tính truyền thống – hiện
đại được dựa trên cơ sở tích lũy, lưu truyền và tái tạo những giá trị văn hóa
trong cộng đồng. Như vậy, văn hóa truyền thống trong hơn nhân và gia đình
của người Rơ-măm cũng đã được trao truyền qua nhiều thế hệ, chủ yếu bằng
hình thức truyền miệng và thực hành các nghi thức ấy. Tuy nhiên, trải qua
thời gian dài yếu tố văn hóa ấy khơng cịn ngun vẹn như truyền thống, mà
nó đã được tái tạo trên cơ sở cái cũ. Cộng đồng, đã tiếp thu những yếu tố văn


25

hóa khác thơng qua q trình giao lưu cả về văn hóa, kinh tế, xã hội. Bởi một
nền văn hóa không bao giờ tồn tại trong sự bất biến, mà luôn trải qua những
biến đổi, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế, giao lưu, hợp tác được đẩy
mạnh như hiện nay. Lối sống thay đổi, quan điểm sống thay đổi, các yếu tố
truyền thống vì thế cũng ln bị tác động, và văn hóa ắt cũng vận động để
thích nghi với hồn cảnh mới. Do vậy, nghiên cứu về hơn nhân và gia đình
luận văn sẽ chú trọng đến khía cạnh truyền thống – hiện đại trong văn hóa,
nghĩa là nghiên cứu văn hóa truyền thống trong sự biến đổi, đổi mới của nó.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn quan tâm đến tính cộng sinh văn hóa, đặc biệt là
cộng sinh giữa yếu tố văn hóa nội sinh và yếu tố văn hóa ngoại sinh. Người
Rơ-măm là một trong 54 cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hiện nay, họ không
sống đơn tộc mà xen kẻ với những tộc người khác trong cùng một khu vực cư
trú. Chính yếu tố xen kẻ ấy đã làm cho văn hóa của tộc người Rơ-măm có dịp
tiếp xúc, cọ xát và lâu dần dẫn đến q trình giao lưu văn hóa giữa các tộc
người. Đó cũng chính là yếu tố cộng sinh văn hóa diễn ra.
Từ quan điểm trên, chúng tơi sẽ quan sát tại cộng đồng để hiểu được
nghi thức của hơn nhân, nề nếp sinh hoạt gia đình, từ đó đưa ra các nhận định

lý giải các yếu tố văn hóa đó trong hơn nhân và gia đình của người Rơ-măm
trên nguyên tắc của sự vận động các yếu tố văn hóa thơng qua q trình giao
lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người.
* Lý thuyết nghiên cứu
Với quan điểm tiếp cận như trên, chúng tôi hướng đến các lý thuyết
nghiên cứu liên quan đến sự giao lưu tiếp biến văn hóa để làm cơ sở cho việc
phân tích dữ liệu (Chú thích (CT)-1). Giao lưu tiếp biến văn hóa
(acculturation) là khái niệm được các nhà Nhân học phương Tây đưa ra vào
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi tiến hành nghiên cứu về sự biến đổi văn
hóa của các nhóm di dân người châu Âu đến Mỹ với các nhóm dân tộc thiểu


×