Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn biểu tượng trong kiến trúc chùa phật giáo khmer ở tỉnh phật giáo khmer dưới góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.8 KB, 116 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................3
3.1. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, tộc người Khmer .................... 3
3.2. Các cơng trình nghiên cứu về người Khmer và kiến trúc nghệ thuật chùa
Phật giáo của người Khmer ở Vĩnh Long ................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................11
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 11
4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 11
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................................12
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 12
5.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 12
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 14
8. Bố cục của luận văn ..........................................................................................15
Chương 1 ................................................................................................................... 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGƯỜI KHMER VÀ CÁC NGÔI CHÙA
PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI KHMER Ở VĨNH LONG ........................................... 17
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................17
1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................. 17
1.1.2. Các lý thuyết tiếp cận ................................................................................. 24
1.2. Tổng quan về người Khmer và các ngôi chùa của người Khmer ở Vĩnh Long
...............................................................................................................................26
1.2.1. Tổng quan về người Khmer ở Vĩnh Long ....................................................26
1.2.2. Tổng quan về các ngôi chùa Phật giáo Khmer ở Vĩnh Long ......................36
Tiểu kết chương 1..................................................................................................45
Chương 2 ................................................................................................................... 47
CÁC LOẠI HÌNH BIỂU TƯỢNG TRONG CHÙA PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI
KHMER Ở TỈNH VĨNH LONG ............................................................................... 47


2.1. Biểu tượng liên quan đến thực vật .................................................................47
2.2. Biểu tượng liên quan đến động vật ................................................................54
2.3. Biểu tượng liên quan đến linh vật ..................................................................63
2.4. Biểu tượng liên quan đến nhiên thần .............................................................70


2.5. Biểu tượng liên quan đến đức Phật Thích Ca ................................................75
Tiểu kết chương 2..................................................................................................79
Chương 3 ................................................................................................................... 81
GIÁ TRỊ VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIỂU TƯỢNG TRONG KIẾN TRÚC CHÙA
PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI KHMRER Ở VĨNH LONG ........................................ 81
3.1. Giá trị của biểu tượng trong kiến trúc chùa Phật giáo của người Khmer ......81
3.1.1. Giá trị của các biểu tượng đối với nghệ thuật kiến trúc chùa .................... 81
3.1.2. Giá trị của các biểu tượng đối với tín ngưỡng, tâm linh của người Khmer82
3.1.3. Giá trị của các biểu tượng đối với văn hóa tộc người ................................ 85
3.1.4. Giá trị của các biểu tượng đối với vấn đề giữ gìn bản sắc của cộng đồng,
dân tộc ....................................................................................................................... 88
3.2. Chức năng của biểu tượng trong kiến trúc chùa Phật giáo của người Khmer
...............................................................................................................................89
3.2.1. Chức năng của các biểu tượng đối với kiến trúc cổng chùa ...................... 90
3.2.2. Chức năng của các biểu tượng đối với kiến trúc chánh điện ..................... 93
3.2.3. Chức năng của các biểu tượng đối với kiến trúc Sala ................................ 95
3.2.4. Chức năng của các biểu tượng đối với kiến trúc tháp ................................ 97
3.2.5. Chức năng của các biểu tượng đối với kiến trúc cột cờ ............................. 99
Tiểu kết chương 3................................................................................................102
KẾT LUẬN .............................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................110
PHỤ LỤC ................................................................................................................114



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khmer là một trong 54 tộc người cộng cư lâu đời cùng với người Kinh,
người Hoa và các tộc người khác trên đất nước Việt Nam, và là tộc người sử
dụng ngôn ngữ Môn- Khmer đông nhất của nước ta. Hiện nay, người Khmer
sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng sơng Cửu Long như: Trà
Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu…; và văn hóa của họ có những
đặc trưng riêng biệt, tạo nên tính đa dạng đặc sắc, góp phần làm phong phú văn
hóa của vùng đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có đơng người
Khmer sinh sống. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, đến cuối năm
2017, dân số người Khmer ở đây là 22.771 người, chiếm 2,7% dân số tồn tỉnh
và là tộc người có số dân đơng thứ hai của tỉnh sau người Kinh. Đây là một trong
những tộc người có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, xây dựng và đổi mới quê hương Vĩnh Long.
Người Khmer ở Vĩnh Long nói riêng và ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói
chung được xem là tộc người cần cù trong lao động, thông minh, sáng tạo trong
sản xuất và có bản sắc văn hóa rất độc đáo, mang tính nhân văn sâu sắc. Đặc
biệt, trong các cơ sở tơn giáo của họ - đó là những ngôi chùa Phật giáo của người
Khmer luôn thể hiện những nét kiến trúc mang tính đặc trưng văn hóa tộc người;
trong đó có những biểu tượng thể hiện rất nhiều ý nghĩa liên quan đến quan điểm
về cuộc sống, về nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người. Điều này trở thành
niềm tự hào của người Khmer ở Vĩnh Long nói riêng và ở đồng bằng sơng Cửu
Long nói chung.
Các biểu tượng đó được thể hiện qua các hình tượng và tranh vẽ như Nữ
thần Kây No đỡ mái, tượng thần Bốn mặt, lớp mơ típ tượng đắp nổi trang trí
hàng rào chùa, lớp mơ típ Hổ phù (Reahu), chằn được thể hiện dưới hình dáng



2

người to lớn mặc giáp trụ, mặt mày dữ tợn trong tư thế đứng gác, mơ típ đi
rắn, hoa văn trang trí nóc mái chùa, mơ típ thờ tượng Phật và các tranh vẽ trên
tường trong chánh điện của ngôi chùa…Chúng được trang trí trong nhiều hạng
mục của ngơi chùa, từ cổng, tường rào, chánh điện, đến mái chùa, tháp cốt, sala,
hotray, giảng đường…Điều này đã tạo nên phong cách riêng của ngơi chùa
Khmer. Do bởi, trong q trình xây dựng, tạo tác kiến trúc cũng như các biểu
tượng trong kiến trúc của ngôi chùa, các nghệ nhân Khmer đã “thổi vào những
tác phẩm của mình nguồn cảm hứng phản ánh nhân sinh quan của người Khmer
làm cho phong cách nghệ thuật ấy, tuy mang nội dung tư tưởng Phật giáo, nhưng
vẫn bao hàm sắc thái văn hóa tộc người” [10, tr26]. Và, trong từng biểu tượng
được đưa vào trong kiến trúc của ngôi chùa đều thể hiện những ý nghĩa mang
tính văn hóa tộc người sâu sắc của người Khmer. Vì vậy, nghiên cứu, giải mã ý
nghĩa của các biểu tượng trong kiến trúc chùa Khmer là một trong những cách
tốt nhất để hiểu văn hóa, tơn giáo và cũng hiểu được quan niệm về thế giới quan,
nhân sinh quan của tộc người này. Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài Biểu
tượng trong kiến trúc chùa Phật giáo Khmer ở tỉnh Vĩnh Long dưới góc nhìn
văn hóa học để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tư liệu điền dã, khảo sát thực tế và nghiên cứu tư liệu thư tịch
từ nhiều nguồn khác nhau, luận văn được thực hiện nhằm làm cơ sở dữ liệu và là
tài liệu khoa học để những người làm cơng tác chun mơn trên lĩnh vực di sản
văn hóa, học sinh, sinh viên tìm hiểu, từ đó có thể nghiên cứu về tơn giáo, tín
ngưỡng, đời sống tinh thần của người Khmer Vĩnh Long ở nhiều góc độ khác
chuyên sâu hơn.
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn tập trung thống kê và phân loại các
mô tip biểu tượng được trang trí trên các hạng mục xây dựng của chùa Khmer tại
tỉnh Vĩnh Long.



3

Giải mã ý nghĩa các biểu tượng trong kiến trúc của chùa Khmer ở Vĩnh
Long nhằm thấy được sự dung hợp tôn giáo trong đời sống của tộc người này.
Phân tích chức năng, giá trị của biểu tượng để từ đó thấy được nét văn hóa,
nghệ thuật nổi bật trong điêu khắc, kiến trúc xây dựng của chùa Khmer ở Vĩnh
Long nói riêng và ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tộc người Khmer và văn hóa của tộc người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu
Long nói riêng và ở Nam Bộ nói chung từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, và đã có nhiều cơng trình được cơng bố.
Trong q trình nghiên cứu luận văn này, chúng tơi đã tiếp xúc được các cơng
trình nghiên cứu về tộc người này với các mảng vấn đề sau:
3.1. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, tộc người Khmer
Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nam bộ, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội ấn hành, gồm 6 phần chính: Văn hóa người Khmer Nam bộ; Phật
giáo Khmer Nam bộ; Cơ chế quản lý xã hội truyền thống của nông thôn người
Khmer Nam bộ; Sự tương thích của thiết chế chính trị xã hội truyền thống của
người Khmer đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình lịch sử tộc người; hay
như vấn đề xóa đói giảm nghèo của người Khmer ở Trà Vinh và sự phát triển đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội của người Khmer Nam bộ trong tương lai. Nội
dung cơng trình, tác giả chủ yếu tập trung giới thiệu về điều kiện địa lý, dân cư,
đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là những sinh hoạt văn hóa giàu bản sắc của tộc
người Khmer trong đại gia đình các tộc người sinh sống ở Việt Nam.
Trần Văn Ánh (2010), Văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Nam bộ
và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Trường Đại học Văn hóa thành
phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản gồm
3 chương: Chương 1 là phần tổng quan về người Khmer và phum sóc Khmer

Tây Nam bộ; Chương 2 tác giả khái quát diện mạo văn hóa phum sóc của người
Khmer Tây Nam bộ văn hóa phum sóc, văn hóa vật thể và phi vật thể cho đến


4

mối quan hệ văn hóa tộc người với các tộc người khác ở miền Tây Nam bộ;
Chương 3 nêu lên giá trị và vai trị của văn hóa phum sóc trong đời sống tinh
thần của người Khmer Tây Nam bộ, từ đó tác giả đưa ra giải pháp phát huy giá
trị văn hóa phum sóc và kiến nghị xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên nền tảng
văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Nam bộ. Trong cơng trình này, tác giả
Trần Văn Ánh dành khoảng 5,5 trang để điểm qua một vài nét nổi bật về ngôi
chùa Khmer cũng như nghệ thuật trang trí, tạo hình của những ngôi chùa này.
Tuy nhiên, đây chỉ là những nét khái quát về nghệ thuật kiến trúc của chùa
Khmer, chủ yếu là chùa Khmer nói chung, tác giả chưa đề cập sâu đến ý nghĩa
của các biểu tượng kiến trúc nghệ thuật của chùa Phật giáo của người Khmer ở
Vĩnh Long.
Trần Ngọc Bình (biên soạn), (2014), Đời sống văn hóa các dân tộc Việt
Nam, Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, chủ yếu là giới thiệu những nội dung cơ
bản, có tính khái qt về các dân tộc đang sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Riêng người Khmer, cơng trình cũng khái quát hóa các vấn đề địa bàn cư trú,
dân số, đời sống kinh tế và công cụ sản xuất, trang phục, đặc điểm gia đình, bộ
máy quản lý phum, sóc và các nghệ thuật của người Khmer với các loại hình:
dân ca, hát ru, tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngơn, truyện
cười.
Huỳnh Thanh Bình (2013), Tranh kiếng Nam bộ, Nhà xuất bản Phương
Đông phát hành đã nêu khái quát về quá trình hình thành và phát triển dòng tranh
kiếng ở Nam bộ. Tài liệu này sẽ góp phần cung cấp thêm thơng tin và lý giải
phần nào ý nghĩa của việc trang trí tranh kiếng tại các chùa Khmer, trong đó có
chùa Khmer Vĩnh Long.

Nguyễn Khắc Cảnh (1997), Chùa Khmer Nam Bộ - Một công trình nghệ
thuật kiến trúc độc đáo, Tập san khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, số 1. Bài viết chuyển tải nhiều thông tin về nghệ thuật trang trí ngơi
chùa của người Khmer và Nguyễn Khắc Cảnh cịn giải thích thêm ý nghĩa của


5

các hình tượng được trang trí trên cơng trình kiến trúc chùa Khmer như: rồng,
Reaahu, mơ típ tượng Phật…Đây là nguồn thơng tin hữu ích để tác giả nghiên
cứu, tham khảo bổ sung cho luận văn.
Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật Hà
Nội- Viện Mỹ thuật ấn hành gồm 272 trang, gần 600 hình minh họa phong phú,
với 3 chương lớn: Chương 1: Hoa văn thời tiền sử; Chương 2: Hoa văn thời sơ
sử và Chương 3: Hoa văn nửa đầu thời phong kiến. Trong đó, chương 1 và
chương 2, tác giả phân loại hình mẫu trang trí như hoa văn bọ gậy, sóng nước,
hình thuyền, các lồi cỏ, các loại hình người nhảy múa…Chương 3 được phân
loại theo mơ típ như: rồng, phượng, hoa sen, hoa cúc…Từ các mơ típ, tác giả
phân tích sâu về biểu tượng của nó trong xã hội, mối quan hệ về hoa văn đó với
các nền văn hóa khác trong khu vực. Đây là cơng trình nghiên cứu rất cơng phu
và có sự đầu tư bài bản của tác giả Nguyễn Du Chi. Đây cũng là tài liệu đáng để
tham khảo nhằm tạo mạch nối liên kết với các hoa văn trang trí trên các biểu
tượng của kiến trúc chùa Phật giáo của người Khmer.
Vũ Khánh (2012), Người Khmer ở Nam bộ Việt Nam, Nhà xuất bản
Thông tấn phát hành. Tài liệu gồm 192 trang song ngữ Việt- Anh với nhiều hình
ảnh minh họa phong phú xoay quanh các chủ đề: nguồn gốc lịch sử của người
Khmer, phum, sóc, nhà ở, y phục, trang sức, nguồn sống và tín ngưỡng lễ hội
của người Khmer. Đặc biệt, chuyên đề chùa của người Khmer là những trang tài
liệu quý để tác giả tham khảo cập nhật thông tin cho luận văn “Biểu tượng trong
kiến trúc chùa Phật giáo Khmer ở tỉnh Vĩnh Long dưới góc nhìn văn hóa học”.

Nhiều tác giả (2013), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn
hóa Thơng tin phát hành. Cơng trình này gồm có 3 chương: Chương 1 nêu lên
một số đặc trưng cơ bản của các dân tộc Việt Nam như: lịch sử phát triển, sự
phân bố lãnh thổ các dân tộc, đặc điểm tộc người, ngôn ngữ của các dân tộc Việt
Nam…Chương 2 là bức tranh đa dạng về văn hóa phong tục, đời sống của các
dân tộc Việt Nam và Chương 3 đề cập đến bức tranh đa dạng về văn hóa nghệ


6

thuật các dân tộc Việt Nam. Quyển sách là công trình nghiên cứu đa dạng về đời
sống văn hóa các dân tộc của Việt Nam, trong đó có người Khmer. Tuy nhiên, ở
phần kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng của người Khmer, cơng trình chỉ điểm qua
vài chi tiết nhỏ về nghệ thuật kiến trúc chùa tháp Khmer, chứ chưa đặt vấn đề ý
nghĩa của các biểu tượng được xây dựng kèm theo các nghệ thuật kiến trúc ấy .
Hứa Sa Ni (2000), Chùa Komphisako những giá trị văn hóa nghệ thuật,
Luận văn Thạc sĩ khoa học văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
Tác giả Hứa Sa Ni đã xây dựng cơng trình với 3 chương. Trong đó, chương 1:
Chùa Komphisako trong lịch sử; chương 2 là giá trị văn hóa nghệ thuật và chức
năng của chùa Komphisako trong đời sống xã hội và chương 3 là vấn đề bảo tồn
và phát huy tác dụng chùa Komphisako. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả
Hứa Sa Ni có miêu tả về kiến trúc và lối trang trí chùa Komphisako qua nhiều
hạng mục cơng trình: cổng, chánh điện, sala, nhà tăng, tháp, cột cờ, nghệ thuật
điêu khắc tượng Phật…một cách khá đầy đủ. Tuy nhiên, những cơng trình này
thuộc chùa Komphisako tọa lạc tại tỉnh Bạc Liêu. Trên cơ sở cơng trình nghiên
cứu này, tác giả có thể tham khảo để so sánh, đối chiếu với giá trị nghệ thuật, ý
nghĩa của các biểu tượng kiến trúc ở chùa Khmer Vĩnh Long.
Hứa Sa Ni (2011), Nghệ thuật trang trí chùa Khmer đồng bằng sơng Cửu
Long, Báo cáo khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm có 3
chương: Tổng quan nghiên cứu về người Khmer đồng bằng sông Cửu Long; Giá

trị nghệ thuật và biểu tượng của hoa văn trang trí chùa Khmer đồng bằng sông
Cửu Long; Thực trạng và một số giải pháp bảo tồn, phát huy tác dụng về nghệ
thuật trang trí chùa Khmer đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài là cơng trình khoa
học cấp bộ, được nhóm nghiên cứu do Hứa Sa Ni làm chủ nhiệm đã nghiên cứu
khá đầy đủ và chi tiết về nghệ thuật trang trí cũng như biểu tượng được người
Khmer đồng bằng sông Cửu Long sử dụng trang trí trên các cơng trình kiến trúc
chùa Phật giáo của người Khmer khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là đề
tài hay, tác giả có thể nghiên cứu, tham khảo để vận dụng cho đề tài luận văn.


7

Đặng Thị Kim Oanh (2008), Hơn nhân gia đình của người Khmer ở Đồng
bằng sông Cửu Long, luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học. Luận án được
Đặng Thị Kim Oanh nghiên cứu những nghi thức về hôn nhân gia đình, ứng xử
trong sinh hoạt gia đình của người Khmer Nam bộ. Cơng trình mang tuy mang
nhiều giá trị nhân văn trong đời sống của người Khmer như là một nghi lễ vòng
đời, chứ chưa nghiên cứu sâu về kiến trúc, cũng như những hình tượng trangg trí
trên các cơng trình kiến trúc chùa của người Khmer.
Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sơng
Cửu Long, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành gồm có 3 chương. Trong đó,
chương 1 đề cập đến những giá trị văn hóa của người Khmer ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long; Chương 2, nêu lên thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát
huy giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sơng Cửu Long và ở chương 3, cơng
trình nghiên cứu đề xuất nhiều phương hướng và giải pháp nhằm phát huy giá trị
văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay. Cơng
trình là tài liệu tham khảo bổ ích đối với việc nghiên cứu những vấn đề về văn
hóa Khmer, trong đó có kiến trúc nghệ thuật.
Phạm Thảo (2014), Tổng quan văn hóa dân gian các vùng miền, Nhà xuất
bản Văn hóa Thơng tin ấn hành gồm 5 chương, tập trung giới thiệu về văn hóa lễ

hội các vùng miền, trò chơi, trò diễn dân gian, phát huy làng nghề truyền thống
và ca dao, đồng dao, tục ngữ của các vùng miền trên cả nước. Quyển sách là
kênh tiếp cận những giá trị truyền thống của các tộc người mang tính tổng quan,
giúp cho người nghiên cứu hiểu thêm về các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống
của các tộc người Việt Nam, trong đó có tộc người Khmer.
Bùi Thiết (2015), 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác, Nhà xuất bản
Lao động. Đây được xem như là quyển tự điển dùng để tra cứu tên gọi hay tên
của nhóm địa phương nào đó của các tộc người ở Việt Nam, trong đó có tộc
người Khmer.


8

Phan Thị Yến Tuyết (2000), Nhà ở, trang phục, ăn uống của cư dân Đồng
bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành là cơn trình nghiên
cứu khoa học về đời sống văn hóa vật chất của người dân đồng bằng sơng Cửu
Long nói riêng và Nam bộ nói chung. Cơng trình là cơ sở để đối chiếu một cách
tổng thể về giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người đang sinh sống ở khu vực
đồng bằng sơng Cửu Long.
3.2. Các cơng trình nghiên cứu về người Khmer và kiến trúc nghệ thuật
chùa Phật giáo của người Khmer ở Vĩnh Long
Ban quản lý di tích tỉnh Vĩnh Long (2017), Di tích lịch sử văn hóa Vĩnh
Long, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Đây là quyển sách mới được xuất bản có
chỉnh lý bổ sung trên cơ sở quyển “Vĩnh Long, di tích và danh thắng” năm 1998
và được Bảo tàng Vĩnh Long tái bản năm 2004 với tựa đề “Di tích lịch sử văn
hóa Vĩnh Long” giới thiệu 59 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trong đó có miêu tả 6 di tích lịch sử văn hóa là chùa của
người Khmer Vĩnh Long.
Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long (2003), Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long
(1732- 2000), Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Quyển sách là

cơng trình nghiên cứu khoa học của nhiều tiến sỹ, các nhà nghiên cứu, giảng dạy
trong và ngồi tỉnh về tìm hiểu văn hóa trong q trình từ khi hình thành tỉnh
Vĩnh Long đến nay, gồm 3 phần: Phần thứ nhất đề cập đến những tiền đề của
tiến trình văn hóa tỉnh Vĩnh Long; phần thứ hai là phần quan trọng tập trung
nghiên cứu về văn hóa Vĩnh Long qua hệ thống nơng ngư cụ truyền thống, tín
ngưỡng dân gian của người Việt, tơn giáo, đình, chùa, miếu và di tích lịch sử văn
hóa được xếp hạng, văn hóa dân gian, sự đa dạng và thống nhất về văn hóa thể
hiện qua đặc điểm ngơn ngữ Vĩnh Long…; phần thứ ba là phần tổng luận đề cập
từ Long Hồ dinh đến Vĩnh Long thay lời kết. Cơng trình là nguồn tài liệu q
giúp cho đề tài nghiên cứu tiếp cận được mối quan hệ biện chứng giữa cái chung
và cái riêng, giữa tính phổ biến và đặc thù trong nền văn hóa phong phú, đa dạng


9

và đậm đà bản sắc dân tộc trên toàn vùng đất phương Nam, trong đó có tỉnh
Vĩnh Long. Đối với nội dung sinh hoạt văn hóa của người Khmer ở Vĩnh Long,
phần lớn cơng trình điểm qua sinh hoạt kinh tế, sự phân bố cư trú, đặc điểm tổ
chức xã hội, đời sống tinh thần và các lễ hội tôn giáo, lễ hội nông nghiệp truyền
thống của người Khmer ở Vĩnh Long.
Nhiều tác giả (1987), Người Khmer tỉnh Cửu Long, Sở Văn hóa Thơng tin
Cửu Long xuất bản. Tập sách là cơng trình nghiên cứu tồn diện về người
Khmer tỉnh Cửu Long từ đặc điểm địa lý tự nhiên, dân cư cho đến các tín
ngưỡng tơn giáo và phong tục lễ hội, cũng như việc giao lưu tiếp biến văn hóa và
truyền thống đồn kết giữa 2 tộc người Việt- Khmer trong chiến đấu và xây
dựng. Do là tập sách nói về người Khmer tỉnh Cửu Long, nên các tác giả đã
nghiên cứu và thể hiện nội dung quan điểm dàn trải về tất cả các phương diện
của người Khmer 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh (từ năm 1992 trở về trước 2 tỉnh
này được nhập chung thành tỉnh Cửu Long), cho nên kiến trúc nghệ thuật chùa
Khmer cũng chỉ được giới thiệu ở mức độ khái quát, trong đó tập trung nhiều

đến các chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
Ngồi ra, khi truy cập trên các trang thơng tin điện tử để tìm tài liệu
nghiên cứu về người Khmer Vĩnh Long, tác giả nhận thấy có các bài viết: Bùi
Quốc Dũng (24/12/2016, 19:30:26), “Chăm lo đời sống người Khmer ở Vĩnh
Long”, ; Kim Phương Bình (22/11/2016, 5:52:45),
“Xây

nhà

mới

cho

người

Khmer

nghèo



Vĩnh

Long”,

; Thúy Quyên (17/10/2015, 18:59), “Sức sống mới ở
vùng

người


Khmer”,

;

Lê Thúy

Hằng

(13/4/2018, 22:16), “Ngày hội Văn hóa, Thể thao người Khmer tỉnh Vĩnh Long
lần thứ VIII”, ; Trương Thanh Liêm (17/4/2018), “Tết cổ
truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khmer: Cảm nhận từ Tân Mỹ”,
...Đa phần những bài viết về người Khmer ở tỉnh Vĩnh
Long được các tác giả tập trung vào khía cạnh chăm lo đời sống kinh tế, vật chất


10

cho người Khmer, một số bài viết liên quan đến hoạt động văn hóa, lễ hội như tổ
chức ngày hội Văn hóa, Thể thao của người Khmer tỉnh Vĩnh Long hàng năm từ
năm 2010 đến nay.
Qua tìm kiếm 5 trang về người Khmer tỉnh Vĩnh Long trên cơng cụ tìm
kiếm , tác giả chỉ tìm được một bài viết có đề cập
đến giá trị, vai trị của ngơi chùa đối với đời sống của người Khmer Vĩnh Long,
tuy nhiên bài viết “Chùa của người Khmer Vĩnh Long” của tác giả Minh Triết,
đăng

trên

trang


thơng

tin

Đảng

bộ

thành

phố

Hồ

Chí

Minh

(, 13:01, 29/4/2018) cũng chỉ nêu đến sự chi phối của
ngôi chùa đối với người Khmer, chưa miêu tả chi tiết về kiến trúc nghệ thuật và
ý nghĩa của các biểu tượng của kiến trúc chùa Khmer Vĩnh Long.
Nhìn chung, thơng qua các tài liệu, cơng trình nghiên cứu nêu trên, các tác
giả, nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu khá nhiều lĩnh vực về nguồn gốc lịch
sử của người Khmer, tổng quan về địa lý tự nhiên, địa bàn cư trú, phân bố dân
cư, đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, tơn giáo, trang phục, ẩm thực
của người Khmer…đây là những tài liệu quý, hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu,
những người làm công tác dân tộc nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện về
người Khmer, đặc biệt là người Khmer ở vùng Nam bộ nói chung và tỉnh Vĩnh
Long nói riêng. Song, vì đây là các tài liệu tham khảo ở nhiều khía cạnh, nhiều
góc độ khác nhau của người Khmer, nên các nhà nghiên cứu cũng viết về chùa

Khmer, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật trang trí của người Khmer, nhất là người
Khmer ở tỉnh Vĩnh Long một cách khái quát nhất.
Trên cơ sở của các cơng trình nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ tham khảo,
tiếp thu những thông tin, những dữ liệu phân tích sâu sắc và sát hợp với người
Khmer nhất để tác giả thực hiện hoàn thiện luận văn thạc sĩ chuyên sâu về “Biểu
tượng trong kiến trúc chùa Phật giáo Khmer ở tỉnh Vĩnh Long dưới góc nhìn văn
hóa học”.


11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong kiến trúc chùa Phật giáo
của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long và giải mã ý nghĩa các biểu tượng kiến trúc
đó. Ngồi những giá trị đặc trưng về tộc người Khmer được thể hiện và ngôn
ngữ Môn Khmer, về nghệ thuật biểu diễn: hát Dù Kê, múa trống Sa Dăm, trình
diễn nhạc Ngũ Âm, hay những mẫu truyện dân gian, truyện ngụ ngơn thì người
Khmer cịn có tín ngưỡng thờ các vị thần trong đạo giáo Bà La Môn.
Những vị thần này được người Khmer tơn kính, tin tưởng ln phù trợ họ
trong đời sống tâm linh, sản xuất vụ mùa, cho nên trong quá trình xây dựng
chùa, người Khmer khơng qn đắp nổi, trang trí các hình tượng những vị thần
lên các cơng trình trình kiến trúc của chùa như là biểu tượng thiêng liêng của tộc
người.
Chính vì những giá trị văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của các hình tượng
được trang trí xung quanh chùa, và với nguyện vọng nêu bật được ý nghĩa của
những biểu tượng đó, cho nên việc nghiên cứu và giải mã biểu tượng các vị thần
được người Khmer tơn thờ, khắc thành hình tượng là việc làm cần thiết và mang
nhiều ý nghĩa nhân văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống biểu tượng kiến trúc của 7/13
chùa Khmer ở tỉnh Vĩnh Long, trong đó có những chùa đã được xếp hạng di tích
lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cũng có chùa chưa được xếp hạng, nhưng có kiến trúc
nghệ thuật đẹp, thể hiện được nét đặc trưng, nổi bật trong kiểu kiến trúc chùa
Khmer ở Vĩnh Long so với những chùa Khmer khác ở miền Tây Nam bộ gồm:
chùa Đại Thọ, chùa Kỳ Son (huyện Tam Bình); chùa Phù Ly 1, chùa Tịa Sen
(thị xã Bình Minh); chùa Gị Xồi, chùa Cũ (huyện Trà Ôn) và chùa Hạnh Phúc
Tăng (huyện Vũng Liêm).


12

* Phạm vi về nội dung
Nội dung tập trung nghiên cứu các hình tượng có liên quan đến thực vật,
động vật, linh thần, nhiên thần, những hình tượng về đức Phật Thích Ca được tạo
tác, trang trí ở các chùa Khmer Vĩnh Long; qua đó, giải thích về ý nghĩa, đồng
thời xác định giá trị, cũng như chức năng của các hình tượng tác động đến nghệ
thuật kiến trúc, văn hóa, đời sống tâm linh của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Trong hệ thống kiến trúc của chùa Phật giáo của người Khmer tỉnh Vĩnh
Long có các loại hình biểu tượng nào. Những loại hình biểu tượng đó có ý nghĩa
như thế nào đối với đời sống của người Khmer Vĩnh Long?
- Các biểu tượng về thực vật, động vật, linh vật, nhiên thần và các hình
tượng về đức Phật Thích Ca có giá trị và chức năng như thế nào đối với nghệ
thuật kiến trúc chùa Phật giáo của người Khmer và được người Khmer ở tỉnh
Vĩnh Long nhận thức như thế nào về các biểu tượng này?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Người Khmer Vĩnh Long theo Phật giáo Nam tông, nên họ xem ngôi

chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, và là nơi tôn nghiêm trong đời
sống tâm linh của họ. Vì vậy, người Khmer ln chú trọng đến việc xây dựng
ngơi chùa để trở nên khang trang hơn. Do đó, họ tồn tâm, tồn lực, đóng góp
của cải vật chất để tạo dựng ngơi chùa “bề thế”, và đó là niềm tự hào của cộng
đồng trong phum sóc. Vì thế, những ngôi chùa Khmer ở Vĩnh Long đều là những
công trình kiến trúc độc đáo, trong đó chứa đựng những giá trị đặc biệt về điêu
khắc, hội họa, với nhiều biểu tượng được chạm khắc từ cổng chùa, mặt trước
chánh điện, nóc mái của chánh điện, bên trong chánh điện cho đến các cơng trình
khác như sala, tháp cốt, tạo nên sự đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc của chùa
Khmer ở Vĩnh Long nói riêng và ở Nam Bộ nói chung.


13

- Các biểu tượng kiến trúc trong chùa Phật giáo của người Khmer ở Vĩnh
Long rất phong phú và đa dạng, với nhiều nét riêng, độc đáo, gắn liền với nhiều
huyền thoại và có ý nghĩa trong văn hóa tộc người, mà bất kỳ người Khmer nào
am hiểu về văn hóa của họ cũng có thể ít nhiều giải thích được và xem đó là
niềm tự hào trong bản sắc tộc người của họ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn Biểu tượng trong kiến trúc chùa Phật giáo
Khmer ở tỉnh Vĩnh Long dưới góc nhìn văn hóa học, chúng tôi đã thực hiện
phương pháp điền dã và phương pháp định tính, trong đó có các thao tác sau:
* Thu thập thơng tin bằng hình ảnh
Qua khảo sát, điền dã tại các chùa của người Khmer Vĩnh Long, chúng tơi
đã chụp lại nhiều bức ảnh có liên quan đến kiến trúc của chùa, cũng như ghi
chép lại những tiểu tiết kiến trúc cịn mơ hồ, chưa có thơng tin xác thực làm cơ
sở minh họa và đối chiếu với các tài liệu thư tịch để có được cái nhìn cụ thể hơn.
* Phỏng vấn sâu
Trong quá trình đi điền dã tại các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Long, chúng tơi phỏng vấn Sư cả, người có uy tín trong đồng bào Khmer, những
người thợ có nhiều lần trùng tu, sửa chữa chùa Khmer trong tỉnh về quá trình xây
dựng và phát triển của ngơi chùa, những hình tượng trong kiến trúc chùa của
người Khmer. Các cuộc phỏng vấn được ghi chép, thu âm (đính kèm các biên
bản phỏng vấn ở phần phụ lục), sau đó gỡ băng ghi âm, biên tập và sâu chuỗi lại
nội dung nhằm đáp ứng với yêu cầu nghiên cứu của đề tài luận văn.
* Quan sát tham dự:
Để luận văn trở nên xác thực và đạt độ chính xác cao, bên cạnh các
phương thức thu thập thơng tin trên, chúng tơi cịn trực tiếp quan sát trùng tu các
biểu tượng trong kiến trúc các ngôi chùa, tham dự các lễ hội và sinh hoạt cộng
đồng tại chùa Phật giáo Khmer.


14

Trong q trình quan sát, tham dự, chúng tơi ghi chép tỉ mỉ những chi tiết
về biểu tượng kiến trúc của chùa được nghệ nhân Khmer tạo tác, đắp nổi trên các
cơng trình kiến trúc của chùa, quan sát cách lắp đặt, chất liệu được tạo tác, gắn
kết giữa hình tượng với các hạng mục. Trong quá trình quan sát, tranh thủ tìm
hiểu về giá trị, ý nghĩa của các hình tượng này đối với cơng việc xây dựng của
các nghệ nhân Khmer.
Chúng tôi tham dự lễ hội diễn ra tại chùa như lễ CholChnamThmay, ngày
hội Văn hóa, Thể thao người Khmer được tỉnh tổ chức tại đây 2 năm/lần, chứng
kiến tận mắt cảnh người Khmer nô nức đi dự lễ hội tại chùa Khmer như thế nào,
sự tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực ra sao và thông qua các lễ
hội, biết được tầm quan trọng của ngôi chùa Khmer đối với người Khmer quanh
vùng đạt đến mức độ nhất định nào. Thông qua các hoạt động này, chúng tơi có
dịp để tiếp cận nhiều sư sãi, người có uy tín trong người Khmer dễ dàng tìm hiểu
sâu hơn về các biểu tượng kiến trúc Khmer, giải thích được ý nghĩa của những
biểu tượng đó và hiểu rõ hơn về giá trị của chùa, của các biểu tượng đối với tơn

giáo, tín ngưỡng, cũng như trong đời sống xã hội của người Khmer Vĩnh Long
hiện nay.
* Nghiên cứu thư tịch: Bên cạnh các phương pháp vừa nêu trên, để luận
văn đảm bảo đầy đủ thông tin và mang tính khoa học cao, chúng tơi cịn tham
khảo nhiều nguồn tài liệu từ sách, tạp chí khoa học chuyên ngành có liên quan
đến văn hóa người Khmer, chùa Khmer…Từ các thơng tin có được, chúng tơi đã
tổng hợp, phân tích và xử lý nguồn thơng tin phù hợp để làm tư liệu trích dẫn
cho luận văn.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn hướng đến việc góp phần diễn giải và
làm sáng tỏ ý nghĩa văn hóa của các biểu tượng trong kiến trúc chùa Phật giáo


15

của người Khmer ở Vĩnh Long nhằm củng cố hệ thống thêm lý thuyết diễn giải
về biểu tượng của Clifford Geertz.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu hỗ trợ cho những người
làm công tác dân tộc và các em học sinh, sinh viên ở địa phương tham khảo,
nhằm tìm hiểu sâu hơn về các đặc trưng, giá trị văn hóa truyền thống của người
Khmer ở Vĩnh Long, tiêu biểu là nghệ thuật kiến trúc của chùa Khmer.
Bên cạnh đó, các cơng ty du lịch lữ hành nội địa, quốc tế và hướng dẫn
viên du lịch cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn này để giới
thiệu với du khách về văn hóa, nghệ thuật kiến trúc của các ngôi chùa Khmer ở
Vĩnh Long. Đây cũng là cách giới thiệu, quảng bá du lịch về văn hóa tâm linh
nhằm tạo nên những điểm đến mới, hấp hẫn và ấn tượng với du khách khi đến du
lịch tại các di tích lịch sử văn hóa của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long.
8. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận, tổng quan người Khmer và các ngôi chùa
Phật giáo của người Khmer ở Vĩnh Long
Trong chương này, luận văn trình bày một số khái niệm cơ bản về hệ
thống các biểu tượng kiến trúc chùa Phật giáo của người Khmer ở tỉnh Vĩnh
Long; các lý thuyết nghiên cứu, tổng quan về người Khmer và các chùa Phật
giáo của người Khmer trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Chương 2: Các loại hình biểu tượng trong chùa Phật giáo Khmer ở
tỉnh Vĩnh Long
Chương này trình bày về hệ thống các biểu tượng trong kiến trúc của chùa
Phật giáo của người Khmer ở Vĩnh Long, và giải mã ý nghĩa của các biểu tượng
đó trong hệ thống kiến trúc của chùa.


16

Chương 3: Giá trị và chức năng của biểu tượng trong kiến trúc chùa
Phật giáo của người Khmer ở Vĩnh Long
Chương này phân tích giá trị của các biểu tượng trong kiến trúc của chùa
Phật giáo Khmer trên các vấn đề như nghệ thuật, tín ngưỡng tâm linh, văn hóa
của tộc người, việc bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng, tộc người Khmer nói
chung và người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Đồng thời, nêu lên chức
năng của các biểu tượng đối với hệ thống kiến trúc các cơng trình của chùa Phật
giáo của người Khmer ở Vĩnh Long.


17

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGƯỜI KHMER VÀ CÁC NGÔI CHÙA

PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI KHMER Ở VĨNH LONG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
* Phật giáo Nam tông
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam, từng chi phối mọi
hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, chính trị ở nước ta hàng trăm năm qua các triều
đại như: Lý, Trần. Sau này, mặc dù có nhiều thay đổi trên trường chính trị,
nhưng Phật giáo vẫn có vai trị quan trọng, chi phối nhiều mặt trong đời sống xã
hội của nước ta. Hiện nay, Phật giáo vẫn được xem là tơn giáo có số lượng tín đồ
đông nhất ở nước ta.
Không những người Việt tin, tu hành theo các giáo lý của Phật giáo,
người Khmer ở Việt Nam nói chung, ở Vĩnh Long nói riêng cũng sùng đạo Phật.
Khác với người Việt theo Phật giáo hệ phái Bắc Tơng (cịn gọi là Phật giáo Bắc
truyền, Đại thừa), người Khmer ở Vĩnh Long nói riêng và ở Nam Bộ nói chung
chủ yếu theo Phật giáo Nam tơng (còn gọi là Phật giáo Nam truyền, Phật giáo
nguyên thủy).
Trước khi Phật giáo Nam tông thịnh hành và trở thành tơn giáo chính của
người Khmer, người Khmer đã ảnh hưởng rất lớn bởi tơn giáo Bà La Mơn [32].
Vì vậy, hiện nay trong văn hóa của người Khmer ở Nam Bộ cịn rất nhiều tàn
tích văn hóa của Bà La Mơn, và trở thành nét đặc trưng văn hóa của tộc người
này ở nơi đây.
Phật giáo Nam tơng hay cịn gọi là Phật giáo Nguyên thủy là tông phái
của Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, xuất hiện vào thế kỷ thứ VI trước công
nguyên. Đến thế kỷ thứ II sau công nguyên, Phật giáo chia thành hai hệ phái lớn
là Nam tông và Bắc tông. Bắc tông phát triển sang phía Bắc như: Trung Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… Nam tơng phát triển xuống phía Nam thuộc


18


khu vực Đông Nam Á như: Myanma, Thái Lan, Indonesia, Xri Lanka…Người
Khmer Nam bộ tiếp nhận Phật giáo Nam tông chủ yếu bằng con đường truyền
giáo từ Ấn Độ qua các quốc gia Nam Á vào vương quốc Chân Lạp, trước khi
một bộ phận người Khmer từ phía Tây Bắc vùng đất Nam bộ di chuyển đến châu
thổ sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Khi những lớp cư dân Khmer đầu tiên
đến sinh sống ở vùng đất Nam bộ, Phật giáo đã trở thành tơn giáo chính của họ,
là chỗ dựa tinh thần quan trọng trong công cuộc khai khẩn và định cư của người
Khmer [1, tr23-25].
Xét về phương diện nhận thức, giáo lý của Phật giáo Nam tông tập trung
vào ba chủ thuyết chính gồm: Chư hành vơ thường, chư pháp vơ ngã và niết bàn
tịch tịnh, cịn được gọi là “Tam Pháp Ấn”.
“Vô thường” là chân hiển nhiên hàng ngày, hàng giờ, hàng phút xảy ra
trước mắt ta, khơng có gì là thường trụ bất biến. Đối với con người, khi đã có
sinh thì phải có tử, có thành ắt có hoại, bất cứ hiện tượng nào trên đời đều phải
trải qua 4 thời kỳ “sinh, trụ, dị, diệt”, hay là “thành, trụ, hoại, không”. Sinh là
nảy sinh ra, trụ là tồn tại phát triển trong một thời gian, dị là biến đổi, diệt là tiêu
mất. Cho nên, sinh, “sinh, trụ, dị, diệt” là luật vô thường. Đối với mọi sự vật,
hiện tượng trong trời đất cũng đều phải trải qua 4 thời kỳ biến đổi như thế. Lâu
dài hay mau, ngắn…mỗi kiếp sống đều có thủy có chung và làm thành một giai
đoạn vơ thường, mà nhà Phật gọi là “nhất kỳ vô thường” [13, tr97-98].
“Vô ngã”, theo Phật giáo, chúng ta đều có cái tâm thường trụ bất biến và
bao trùm vũ trụ. Cái tâm ấy đồng với bản thể của vũ trụ, nên có tánh bất nhị,
khơng thấy có sự chia phân nhị ngã, nội ngoại…tức là khơng thấy có gì là riêng
của ta hay của người. Đó là cái tâm đại bình đẳng mà nhà Phật gọi là tâm bát nhã
hay tâm chân như, Phật tánh. Tất cả giáo lý của Phật giáo Nam tông đều gồm
trong hai chủ thuyết “vô thường và vơ ngã”[20, tr100-101]. Cịn “Niết bàn”, Phật
giáo Nam tơng quan niệm Niết bàn là nơi để tách rời sinh tử. Khi con người chán


19


đường sinh tử, khổ não, thì cầu chứng Niết bàn để thốt vịng ln hồi [13,
tr109].
Thuyết “Tam pháp ấn” đã dần thấm sâu vào tư tưởng của người Khmer,
tạo thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt tơn giáo chính thống. Những giáo lý của Phật
giáo Nam tông cũng từng bước chiếm vị trí quan trọng trong sinh hoạt tơn giáo
của người Khmer, tạo ra nguyên tắc chung mà mọi thế hệ người Khmer ở Việt
Nam và người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long phải tuân theo.
* Biểu tượng
Nghiên cứu về “biểu tượng”, Phạm Đức Dương (2002) cho rằng, “Nhờ có
khả năng biểu trưng hóa (nét khu biệt giữa con người và động vật) nên loài
người sống đồng thời với 3 thế giới” [15, tr5]. Ba thế giới đó chính là “thế giới
thực tại ngồi con người, thế giới hữu hình, hữu hạn và khả tri; đó là thế giới tự
nhiên, có trước con người” [15, tr5]. Thế giới thứ hai là “thế giới ý niệm nằm
trong đầu não con người, là thế giới vơ hình, vơ hạn, vơ khả tri, là sự phản ảnh
của thế giới thực tại vào bộ não con người theo phương pháp biểu trưng hóa, là
cái có sau” [15, tr5]. Thế giới thứ 3 tức là “thế giới biểu tượng do con người
sáng tạo ra nhằm thông báo, biểu thị các ý niệm thành những biểu tượng làm cầu
nối giữa thế giới thực tại và ý niệm” [15, tr5]. Theo định nghĩa này của Phạm
Đức Dương, biểu tượng tức là “dùng hình tả nghĩa”, nói cách khác, thơng qua
hình ảnh, biểu tượng, hoa văn được chạm khắc trên các cơng trình kiến trúc,
cơng trình nghệ thuật,…cần giải mã những biểu tượng đó để tìm ra các ý nghĩa
thực được ẩn chứa trong các biểu tượng.
Còn UNESCO cho rằng, “Văn hóa là tập hợp hệ thống các biểu tượng,
chúng quy định cách ứng xử của con người, giúp cho số đơng người có thể giao
tiếp được với nhau, đồng thời liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt”
[15, tr5]. Và, theo định nghĩa này, Phạm Đức Dương (2002) xác định “đối tượng
của Văn hóa học là hệ thống biểu tượng” và “nhiệm vụ của Văn hóa học là giải



20

mã tâm thức của người bản ngữ thông qua hệ thống các biểu tượng để phát hiện
ra bản sắc văn hóa dân tộc” [15, tr5-6].
Nói cách khác, “biểu tượng bao giờ cũng là một tín hiệu hai mặt: “Cái
biểu thị” (signifiant) được các nhà nghệ thuật gọi là “cái hiển”, là những dạng
thức tồn tại của ý niệm dưới dạng vật chất, tức là các hình hài nằm trong thế giới
thực tại mà chúng ta có thể nhìn thấy, cảm thấy và “cái được biểu thị” (signifie)
được gọi là “cái mật”, là những ý nghĩa, những giá trị, những thông điệp vơ hình,
vơ hạn, vơ khả tri nằm trong thế giới ý niệm được gửi thân trong biểu tượng”.
Chính những cái vô hạn, vô khả tri luôn tồn tại đồng thời với các hình hài vật
chất nằm trong thế giới thực tại, nên “chúng ta phải tìm thấy một số quan hệ giữa
cái hiển và cái mật để rồi giải mã được ý nghĩa của các biểu tượng” [15, tr6].
Đối với IU.M. Lotman, ông không dùng từ biểu tượng. Trong cơng trình
nghiên cứu của mình, ơng gọi là “Kí hiệu học văn hóa” [11, tr1]. Cho dù sử dụng
từ “biểu tượng” hay “ký hiệu”, IU.M. Lotman cũng khẳng định “để tạo ra sự tác
động mạnh mẽ tới hội hoạ, văn học thế kỷ XIX đã phải đưa vào ngôn ngữ của
mình các yếu tố hội hoạ. Những hiện tượng như vậy đã diễn ra trong những mối
giao lưu văn hoá rộng lớn…Khơng có giao tiếp, khơng thể có nhận thức. Với ý
nghĩa như thế có thể nói, đối thoại có trước ngơn ngữ và sinh ra ngơn ngữ. Chính
đây là nền tảng của quan niệm về ký hiệu quyển: quần thể các tổ chức ký hiệu
học có trước (khơng phải có tính phát hiện sự kiện, mà về mặt chức năng) các
ngôn ngữ biệt lập riêng lẻ và là điều kiện tồn tại của ngôn ngữ biệt lập riêng lẻ
ấy. Khơng có ký hiệu quyển, ngơn ngữ chẳng những khơng thể hoạt động, mà
cịn khơng thể tồn tại. Các chủ thể khác nhau của ký hiệu quyển gắn bó với nhau
trong sự tác động tương hỗ và không thể hoạt động nếu không nương tựa vào
nhau.
Với ý nghĩa như thế, ký hiệu học của thế giới hiện đại từng không ngừng
mở rộng trong không gian suốt nhiều thế kỷ, ngày nay đã mang tính tồn cầu,
hiện đang dung nạp vào bản thân cả những tín hiệu phát ra từ các vệ tinh, những



21

câu thơ của các thi sỹ, lẫn tiếng kêu của động vật” [11, tr106]. Không những
vậy, trong cuộc sống của chúng ta, biểu tượng luôn song hành với những chuẩn
mực giá trị, “buộc các nhà nghiên cứu văn hóa phải giải mã để thức nhận lối
sống và lối tư duy, hành động của cư dân sáng tạo ra nó, được tơi luyện bởi nó
và cũng vì nó mà đấu tranh, vì nó mà sống, chết” [27, tr106]. Hay nói cách khác,
văn hóa hiểu theo một nghĩa nhất định nào đó là một hệ biểu tượng, và K.F.Jung
đã định nghĩa một cách chính xác và giản dị nhất về biểu tượng là một cái gì
ngồi ý nghĩa vốn có của nó, cịn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức là ngồi nghĩa
đen cịn có nghĩa bóng [27, tr270].
Từ những định nghĩa trên cho thấy, “biểu tượng” là khái niệm được sử
dụng nhiều trong thực tế, nhất là trên lĩnh vực văn hóa học, tạo cho con người
những nhận thức về hệ giá trị, ý nghĩa biểu đạt mà nó mang lại trong cuộc sống
hàng ngày. Những biểu tượng luôn được bắt gặp ở các cơng trình kiến trúc, ở các
lễ hội văn hóa, lễ hội dân gian, trên các vật dụng hàng ngày như: bình, tách,
chén, đĩa, ấm trà...và cần được giải mã để tìm ra ý nghĩa của nó.
Từ những cơ sở lý luận trên, chúng ta tập trung nghiên cứu các loại biểu
tượng có liên quan đến thực vật, động vật, linh vật và các vị nhiên thần của đạo
Bà La Mơn giáo, cũng như những hình tượng về Phật giáo, nhằm tìm hiểu ý
nghĩa của các loại hình tượng ấy được nghệ nhân Khmer xây dựng, điêu khắc
trang trí trên các cơng trình kiến trúc chùa Phật giáo của người Khmer ở Vĩnh
Long.
* Kiến trúc
Theo “Từ điển Việt Nam” của Ban Tu thư Khai trí, xuất bản năm 1971,
trang 450 có định nghĩa “kiến trúc” là “xây đắp, xây cất”. Xây đắp hoặc xây cất
có thể là nhà cửa, cơng trình dân dụng. Bên cạnh việc xây cất các cơng trình
phục vụ dân sinh, kiến trúc cịn được sử dụng để xây dựng những cơng trình văn

hóa với nhiều kiểu dáng mang tính chất nghệ thuật cịn lưu lại cho hậu thế từ
hàng trăm đến hàng nghìn năm.


22

Trong cơng trình nghiên cứu “Kiến trúc và các thuộc tính văn hóa” của
Nguyễn Thế Cường được đăng trên Tạp chí Kiến trúc thuộc Hội Kiến trúc sư
Việt Nam [32] có định nghĩa “Kiến trúc là nghệ thuật, cũng là khoa học về tạo
dựng những khơng gian thích hợp cho hoạt động sống của con người, do đó có
thể nói kiến trúc là một dạng tổ hợp đặc biệt của văn hóa”.
Từ nhu cầu ấy, trong Luật Kiến trúc năm 2019, Quốc hội khẳng định:
“Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập
môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội” [Luật Kiến
trúc số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019].
Như vậy, xét về góc độ khơng gian sống và kỹ thuật, thì kiến trúc xây
dựng các chùa rất được người Khmer quan tâm. Họ chung tay, góp của xây dựng
ngơi chùa bề thế, khang trang, vì họ tâm niệm, chùa là bộ mặt của phum, sóc, là
ngơi nhà thứ hai của cộng đồng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng,
mọi hoạt động văn hóa, lễ hội, giáo dục, tín ngưỡng đều được tổ chức ở chùa,
nên chùa rất được xem trọng.
Xét trên bình diện thẩm mỹ, các nghệ nhân Khmer đã dồn hết tâm lực, trí
lực của mình vào q trình xây chùa, từ đó đã tạo nên những cơng trình vơ cùng
độc đáo về màu sắc, kiến trúc, hoa văn trang trí từ cổng, cho đến chánh điện,
sala, tháp cốt…Mặc dù trải qua nhiều biến thiên của thời cuộc, của thiên nhiên,
của lịch sử, nhưng nhiều ngôi chùa Khmer ở Vĩnh Long hiện vẫn tồn tại vững
chãi với thời gian qua hàng trăm năm tuổi. Đó là biểu tượng tâm linh, là bản sắc
văn hóa khơng chỉ của người Khmer mà cịn là niềm tự hào của người dân Vĩnh
Long.
* Ý nghĩa

Ý nghĩa là một danh từ, theo “Từ điển Việt Nam” của Ban Tu thư Khai trí
xuất bản năm 1971, trang 954 có định nghĩa về “ý nghĩa” như sau: “Ý nghĩa là
nghĩa lý của ý, là việc làm đầy ý nghĩa”. Nghĩa lý của ý có thể được hiểu là


23

nghĩa của một ý niệm cụ thể. Ý niệm đó được biểu hiện qua ngôn ngữ, văn tự
chữ viết, hoặc là qua hình tượng, biểu tượng mang giá trị cụ thể.
Xét ở khía cạnh nào đó của ngơn ngữ học thì ý nghĩa là sự diễn đạt cụ thể
cho một nguồn thông tin từ cuộc sống của xã hội phát ra, trong bản thân của
thơng tin đó đã hàm chứa những ý nghĩa nhất định buộc người nhận thông tin
phải tìm hiểu, giải mã để đưa ra kết quả chính xác. Tùy vào bối cảnh mà ý nghĩa
đó sẽ mang nghĩa đen hay nghĩa bóng như theo định nghĩa của K.F.Jung [27,
tr270].
Ý nghĩa không nhất thiết phải được trao đổi bằng ngơn ngữ, mà có thể
bằng nhiều hình thức khác như: ký tự vẽ trên giấy, chạm, khắc trên đá, trên
tường, những biểu tượng được trang trí trên các cơng trình kiến trúc nghệ thuật.
Hay như những tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa hoặc những sản phẩm được tạo tác
bằng chất liệu men, gốm có in những cảnh trí, người, vật cũng đều có ý nghĩa
riêng của nó.
* Xác định tính giá trị của biểu tượng
Theo Tự điển Việt Nam của Ban Tu Thư Khai Trí (1971), “Giá trị là cái gì
làm cho một vật nào đó trở nên ích lợi, cần dùng và có trao đổi cho một vật khác.
Hay còn gọi là giá trị cần dùng, giá trị trao đổi” [tr355]. Còn Trần Ngọc Thêm
(2016), nêu lên 4 xu hướng chính về định nghĩa giá trị:
- Thứ nhất là đồng nhất giá trị với khách thể. Ở xu hướng này Trần Ngọc
Thêm cho rằng “Giá trị thuộc về bản thân sự vật là quan niệm tự nhiên xét theo
quá trình nhận thức của con người” [22, tr37].
- Thứ hai, giá trị thuộc về chủ thể định giá, gắn liền với giá trị chủ thể. Ở

quan niệm này, Trần Ngọc Thêm dẫn chứng, nhận thức dân gian của phương
Tây cổ đại và trong nhận thức dân gian của tiếng Việt đều có điểm chung xem
“giá trị” là giá cả, thời giá. Như vậy, ở xu thế thứ hai này, giá trị được quy đổi
thành tiền dùng để giao dịch giữa người với người trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày [22, tr.37].


×