Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Luận văn gốm lái thiêu qua góc nhìn văn hoá học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 162 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 8
5. Lý thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 9
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................................ 9
6.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 9
6.2. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................10
7.1. Phỏng vấn..............................................................................................11
7.2. Quan sát tham dự ..................................................................................11
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................11
8.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................11
8.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................12
9. Bố cục luận văn ............................................................................................13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................14
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................14
1.1.1. Các khái niệm ....................................................................................14
1.1.2. Quan điểm tiếp cận ............................................................................25
1.2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................27
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội vùng đất Lái Thiêu ..................................27
1.2.2. Khái quát sự hình thành gốm Lái Thiêu ............................................33
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................42
Chương 2. GỐM LÁI THIÊU – KỸ THUẬT, KIỂU DÁNG VÀ HOA VĂN ...44
2.1. Kỹ thuật làm gốm......................................................................................44
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu .........................................................................44


2.1.2. Tạo hình .............................................................................................47


2.1.3. Trang trí .............................................................................................49
2.1.4. Nung sản phẩm ..................................................................................61
2.2. Các loại kiểu dáng sản phẩm gốm Lái Thiêu............................................65
2.2.1. Sản phẩm gia dụng .............................................................................65
2.2.2. Sản phẩm dùng cho sân vườn, xây dựng, tín ngưỡng .......................71
2.2.3 Sản phẩm khác ....................................................................................73
2.3. Hoa văn trang trí trên gốm Lái Thiêu .......................................................74
2.3.1. Biểu tượng thực vật............................................................................75
2.3.2. Biểu tượng động vật...........................................................................79
2.3.3. Người phàm và thần tiên....................................................................89
2.3.4. Minh văn ............................................................................................94
2.3.5. Các biểu tượng khác ..........................................................................97
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................99
Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA GỐM LÁI THIÊU ...................................................101
3.1. Giá trị lịch sử...........................................................................................101
3.2. Giá trị kinh tế ..........................................................................................110
3.3. Giá trị văn hóa - nghệ thuật.....................................................................118
3.4. Giá trị giáo dục ........................................................................................128
3.5. Thực trạng và xu hướng hiện nay của gốm Lái Thiêu ............................130
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................138
KẾT LUẬN ........................................................................................................139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................146
PHỤ LỤC ...........................................................................................................160


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghề gốm là một trong những nghề thủ cơng truyền thống có lịch sử

lâu đời trên đất nước Việt Nam. Có thể kể tên đến các thương hiệu gốm nổi
tiếng như gốm Chu Đậu, gốm Bát Tràng, gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng, gốm
Cây Mai, gốm Lái Thiêu, gốm Biên Hòa... Tuy gốm Lái Thiêu ra đời muộn
hơn các thương hiệu gốm khác (khoảng giữa thế kỷ 19) nhưng vẫn có nét độc
đáo riêng trong tạo hình, hoa văn trang trí và đặc biệt có tính ứng dụng cao.
Sản phẩm gốm Lái Thiêu có mặt trên hầu hết các vùng đất từ Nam ra Bắc từ
giữa thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20 và hiện diện trong đời sống đương đại.
Là một nhân viên công tác trong ngành bảo tàng hơn 10 năm, việc nghiên cứu
về nghề thủ công truyền thống – một loại hình di sản văn hóa phi vật thể là
điều cần thiết, khi mà các làng nghề đang dần thu hẹp trong vịng xốy kinh tế
thị trường như hiện nay đòi hỏi các sản phẩm được sản xuất hàng loạt với
máy móc hiện đại, hình dáng và đường nét hoa văn trên mỗi sản phẩm khơng
cịn mang dấu ấn nghệ thuật cá nhân của người thợ gốm nữa mà phần lớn theo
khn mẫu của máy móc. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi phương thức sản xuất
từ thủ công truyền thống sang cơ khí hóa hiện đại với mục đích bảo vệ mơi
trường đã khiến nhiều lị gốm truyền thống ở Bình Dương, quê hương của
gốm Lái Thiêu, phải dỡ bỏ. Việc này cũng tạo nên khó khăn cho những ai
muốn tìm hiểu, nghiên cứu về gốm Lái Thiêu – gốm truyền thống ở Bình
Dương trong thời buổi hiện nay vì sự khan hiếm dần các lị gốm thủ cơng
truyền thống cũng như sẽ khó tìm được lị gốm cịn sản xuất các sản phẩm dân
dụng phổ biến trước đây như lu, khạp, tơ, thố, ống đũa, chén, dĩa, bình tích…
có vẽ con gà, cây chuối, con cá, hoa lá… là những sản phẩm với các kiểu hoa
văn đặc trưng của gốm Lái Thiêu một thời. Do vậy, tìm hiểu về gốm Lái
Thiêu nói chung cũng như kỹ thuật tạo tác, kiểu dáng và hoa văn gốm Lái


2

Thiêu nói riêng lại càng hấp dẫn và thách thức người nghiên cứu, đó cũng
chính là lý do tơi chọn “Gốm Lái Thiêu qua góc nhìn văn hóa học” làm đề tài

nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Gốm Lái Thiêu qua góc nhìn văn hóa học” nghiên cứu nhằm
mục đích để nhận dạng được đặc trưng của dòng gốm gia dụng Nam bộ phổ
biến một thời này; qua đó biết được cách tạo tác, trang trí trên sản phẩm ra
sao, đồng thời hiểu được ý nghĩa của các đề tài hoa văn trang trí cũng như sự
thay đổi về hình thức của nó qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó,
đề tài nghiên cứu cịn cho thấy “bức tranh” tồn cảnh của gốm Lái Thiêu hiện
nay cũng như nhận định về xu hướng của nó trong tương lai. Do đó, nhiệm vụ
đặt ra ở đây là phải tìm hiểu về sản phẩm của dịng gốm này, tìm hiểu những
kỹ thuật tạo tác, kiểu dáng đồng thời tìm hiểu sâu hơn bên cạnh ý nghĩa của
những biểu tượng trang trí là lịch sử, hồn cảnh ra đời của chúng, những hoạt
động văn hóa - xã hội của con người đã tác động, thúc đẩy sự hình thành các
loại hình hoa văn trang trí trên gốm Lái Thiêu như thế nào. Ngoài việc nghiên
cứu tư liệu, hiện vật là các sản phẩm gốm Lái Thiêu xưa, tác giả cịn tìm hiểu
về sản phẩm và làng nghề gốm Lái Thiêu truyền thống hiện nay cũng như nhu
cầu của thị trường đương đại để có cái nhìn bao quát về thực trạng và đưa ra
những đánh giá về xu hướng của dòng gốm Lái Thiêu trong tương lai như
mục tiêu đã hướng tới.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bàn về gốm Lái Thiêu, hiện nay có khá nhiều bài viết, sách báo, tác
phẩm, cơng trình nghiên cứu về gốm Lái Thiêu. Hầu hết các tác phẩm đều
giới thiệu qua thời gian hình thành dịng gốm này; tuy nhiên, trong phạm vi
cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả luận văn mạn phép tạm nhóm các
cơng trình nghiên cứu của các bậc tiền bối thành ba nhóm sau:


3

Nhóm thứ nhất cung cấp những thơng tin cụ thể, đáng chú ý hay những

chi tiết quan trọng có liên quan (dù ít ỏi) về mốc thời gian hình thành gốm Lái
Thiêu cũng như điều kiện tự nhiên - xã hội, môi trường sinh thái của vùng đất
Lái Thiêu (thuộc tỉnh Thủ Dầu Một xưa và tỉnh Bình Dương ngày nay) gắn
liền với sự hình thành của dịng gốm này:
- Tài liệu xưa đưa ra dữ kiện và số liệu rõ ràng nhất có lẽ là Địa chí tỉnh
Thủ Dầu Một (Monographie de La Province de Thu Dau Mot) được in tại Sài
Gịn năm 1910. Theo đó, “cả tỉnh có 40 lò gốm: 5 lò ở An Thạnh (Búng), 8 lò
ở Hưng Định, 1 lò ở Tân Thới (Lái Thiêu), 14 lị ở Phú Cường, 3 lị ở Bình
Chuẩn và 9 lò ở Tân Khánh. Lò quan trọng hơn cả đặt tại Lái Thiêu, trung
tâm thương mại lớn nhất tỉnh. Từ lò này, sản xuất ra được đủ loại chén dĩa,
chum vị và đồ gốm trang trí mà ta thường gọi là “đồ gốm Cây Mai”, tuy
phẩm chất có kém đôi chút” [28, tr.215].
- Sự tiếp bước gốm Cây Mai của dòng gốm Lái Thiêu còn được nhắc đến
trong tác phẩm Gốm Cây Mai của Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc
(1994) khi nói rằng “các nghệ nhân gốm Cây Mai, kể cả các chủ lò đã chuyển
vùng về Biên Hòa, Lái Thiêu… từ cuối thế kỷ 19” [76, tr.40]. Trong Báo cáo
khai quật di tích lị gốm Hưng Lợi - P.16, quận 8, Tp.HCM (Khai quật tháng
10/97-4/98) của Nguyễn Thị Hậu, Trần Sung và Lại Ngọc Huy (1999), ở phần
“Niên đại và chủ nhân” cũng có nói về đời chủ thứ ba là người Triều Châu
đến sau năm 1945 “đã chuyển về vùng Lái Thiêu”.
- Theo Đặng Văn Thắng (2005) viết về “Gốm thời Nguyễn” trong Nam
bộ đất & người, tập 3, phần nội dung gốm Lái Thiêu có ghi: “khoảng 18581860 thì ở Chánh Nghĩa thị xã Thủ Dầu Một có 4 lị gốm đầu tiên được hình
thành: lị Lý Kíp (dân chúng thường gọi là lị Chín Thận người Việt), lò
Dương Lượng, lò Tứ Hiệp Thành, lò Ơng Tía”, đồng thời cũng đưa ra thơng
tin ngun nhân những người làm gốm là người Hoa ở vùng Sài Gòn chuyển
lên vùng Lái Thiêu để “tiếp tục mở lò sản xuất gốm” là vì “điều kiện sản xuất


4


khơng cịn thuận lợi do q trình đơ thị hóa” diễn ra tại Sài Gòn - Chợ Lớn
lúc bấy giờ [70, tr.542-543].
- Trong tác phẩm Người Hoa ở Bình Dương do Huỳnh Ngọc Đáng chủ
biên (2012), các tác giả đã đưa ra những lập luận đầy tính thuyết phục về sự
hình thành dịng gốm Lái Thiêu “gắn liền với người Phúc Kiến” và khẳng
định “trung tâm gốm Lò Chén - Chánh Nghĩa hình thành sớm nhất, sau đó và
từ đó cùng với gốm Cây Mai chuyển về, hình thành nên trung tâm gốm Lái
Thiêu…” [27, tr.116].
- Tác giả NK Koh (2014) cũng có đồng quan điểm về việc các lị gốm
Cây Mai dời về khu vực Lái Thiêu và các vùng lân cận do q trình đơ thị hóa
của Sài Gòn lúc bấy giờ đồng thời gọi các sản phẩm gốm Lái Thiêu giống
gốm Cây Mai là “gốm Lái Thiêu phong cách Thạch Loan” (Lái Thiêu Shiwan
type) [114].
- Về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự hình thành và phát triển gốm Lái
Thiêu, Địa chí tỉnh Sơng Bé do Trần Bạch Đằng (chủ biên, 1991) cho rằng
vào thời Tự Đức (1847-1883) đã có thợ gốm người Hoa đến Nam bộ nghiên
cứu đất đai và kết luận: “chỉ có miền Đơng Nam bộ, với Biên Hịa và Thủ
Dầu Một, sẵn trữ lượng đất sét tốt, gần Sài Gòn, dễ phân phối” [28, tr.346].
Thời ấy đã có lị gốm ở gị Cây Mai, trước khi Pháp xâm lược, “lò Cây Mai đã
phát đạt, hàng hóa đưa ra theo kinh Cây Gõ (Phú Lâm), đất lấy từ Thủ Dầu
Một… Với đà khẩn hoang của đồng bằng sông Cửu Long và sự giao lưu
tương đối dễ dàng với nước Campuchia (nhờ tàu thủy), thêm dân số gia
tăng… Trong khi ở Cây Mai chú trọng vào gốm trang trí, siêu, lu… thì nhiều
tay kinh doanh người Hoa đến đầu tư vào ngành gốm ở vùng Lái Thiêu” [28,
tr.347].
- Theo Nguyễn An Dương (chủ biên, 1992) trong Gốm sứ Sơng Bé thì
vùng đất Lái Thiêu nói riêng và tỉnh Sơng Bé nói chung có tài nguyên rừng
phong phú, dưới đất có mỏ đất sét cao lanh và được xem là “thiên đường của



5

đất sét”, đó chính là “tiềm năng của gốm sứ” [26, tr.24-25]. Các tác giả cũng
đưa ra mốc thời gian năm 1867 dựa trên di vật lư hương và bình hoa cúng
chùa Bà làm khoảng thời gian xác định sự xuất hiện của gốm Lái Thiêu.
- Sự thuận lợi về môi trường sinh thái và điều kiện tự nhiên cho nghề
gốm ở Lái Thiêu còn được Bùi Văn Vượng (2000) trình bày trong tác phẩm
Di sản thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam như sau: “Lái Thiêu thuộc tỉnh Sông Bé
cách thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy 30km, lại có hệ thống giao thông thủy
bộ thuận lợi và nguồn đất sét (kaolin) hết sức phong phú ngay trong tỉnh…
Điều đó quả là lý tưởng cho nghề gốm… Xưa kia, vùng Lái Thiêu có những
cánh rừng thưa, nối tiếp những gị nổi. Quanh chợ Lái Thiêu nằm bên bờ
nước lúc đó đã xuất hiện những lị gốm. Khơng phải đi đâu xa, người thợ chỉ
việc lấy đất sét ngay cạnh lò hoặc quanh chợ là có thể tạo ra những sản phẩm
có giá trị” [91, tr.284].
- Tác giả Nguyễn Thị Tú Anh (2014) với luận văn thạc sỹ “Gốm Lái
Thiêu (qua các sưu tập ở thành phố Hồ Chí Minh)” cũng nhận định điều kiện
tự nhiên thuận lợi của Lái Thiêu trong việc phát triển nghề gốm: “đây là vùng
đất nằm ở vị trí hết sức thuận tiện, cách trung tâm gốm Cây Mai nổi tiếng chỉ
khoảng 15km, có hệ thống giao thông thủy và bộ thuận lợi cho xuất nhập
khẩu nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm. Các vùng làm gốm khác như Tân
Phước Khánh, Chánh Nghĩa khi đến Sài Gòn - Gia Định đều phải đi qua Lái
Thiêu” [1, tr.43].
Nhóm thứ hai là những bài viết, cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về ý
nghĩa của các đề tài trang trí, biểu tượng hoa văn hay nêu lên đặc trưng của
gốm Lái Thiêu cũng như cung cấp những thông tin mới về kỹ thuật tạo tác sản
phẩm của dòng gốm này:
- Luận văn thạc sỹ với đề tài “Sự phát triển của ngành tiểu thủ cơng
nghiệp gốm sứ tỉnh Bình Dương trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000”
của Nguyễn Minh Giao (2001) đề cập đến việc sử dụng men màu chảy trong



6

trang trí sản phẩm gốm giai đoạn từ năm 1960 đến 1975 là “bước nhảy vọt về
kỹ thuật và nghệ thuật”, nhưng nhìn chung các đề tài, tranh vẽ kiểu thủy mặc
trên gốm từ 1930 đến 1975 còn “mang dáng dấp Trung Hoa” [34, tr.34-35].
Luận văn còn nêu hai sự kiện quan trọng trong tiến trình phát triển của nghệ
thuật trang trí hoa văn gốm Lái Thiêu giai đoạn 1975 đến 1985 đó là “in hoa
văn lên sản phẩm” bằng con dấu giống như “đóng mộc hành chính” và việc
sáng tạo men màu mà “ngun liệu chính là vàng rịng pha chế cùng một số
hóa chất khác” [34, tr.36-37].
- Tác giả Trần Khánh Chương (2001) trong cuốn Gốm Việt Nam từ đất
nung đến sứ có giới thiệu về sản phẩm gốm Lái Thiêu tiêu biểu nhất là loại vẽ
hoa văn “con gà, cây chuối” [17, tr.194].
- Trong bài viết “Gốm men nhiều màu Lái Thiêu” của Diệp Minh Cường
(2004), bên cạnh giới thiệu qua một số đề tài thường gặp trên gốm Lái Thiêu
còn nhấn mạnh sự “thiếu vắng” đề tài con người ở gốm men nhiều màu Lái
Thiêu, đồng thời kết luận “kỹ thuật vẽ dưới men và vẽ trên men” của dòng
gốm men nhiều màu mang phong cách Triều Châu như là “một sự sáng tạo
riêng biệt không thấy sản xuất ở các trung tâm gốm lớn như Sài Gòn, Biên
Hòa” [23, tr411-415].
- Đặc biệt, tác giả Nguyễn Văn Thủy (2008) với luận văn thạc sỹ “Nghề
gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975” lại phân chia các giai
đoạn phát triển của nghề gốm ở Bình Dương chi tiết hơn và đồng hành với nó
là đặc điểm hoa văn trang trí, kiểu dáng chủng loại ở từng thời kỳ [72, tr.4871]: Chẳng hạn, từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, tác giả cho rằng “do đặc
điểm nhiều chủ lị gốm ở Bình Dương vốn gốc Hoa nên họ đã mô phỏng rất
nhiều các phong cảnh ở Trung Quốc” trong các chủ đề trang trí hoa văn trên
gốm và ở cuối giai đoạn này xuất hiện nhiều sản phẩm mới, trong đó có chén
“phủ men trắng với hoa văn gợn sóng dọc theo thân mà người Pháp gọi là

Kaibat (cái bát)” và “chén con gà (vẽ hình con gà ở thành chén)”. Hay ở thời


7

Pháp thuộc, các sản phẩm bán sang thị trường nước Pháp “chỉ sử dụng hai
màu xanh và trắng”. Giai đoạn 1954 đến 1975 có sự phát triển về kỹ thuật pha
chế men màu, đặc biệt là việc “nghiên cứu chế tạo thành công men chảy
(nung bằng củi)” của Lý Ngọc Minh và Dương Văn Long năm 1971. Về tạo
hình, trang trí, vẽ hoa văn trên gốm giai đoạn từ 1960 đến 1975 có nhiều kiểu
cách hơn, trong đó có kỹ thuật “chạm lộng” (chạm thủng) và xuất hiện các
loại hình gốm sứ mỹ nghệ, đơn voi, chậu cảnh.
- Nhóm các tác giả có cơng trình nghiên cứu chun sâu về ý nghĩa các
biểu tượng trang trí trên gốm Lái Thiêu như: Tác giả Diệp Minh Cường
(2007) với bài viết “Chữ trên gốm Lái Thiêu xưa” [23, tr.242-247] đã trình
bày các dạng văn tự được ghi/trang trí trên gốm Lái Thiêu xưa cùng với ý
nghĩa của chúng. Còn tác giả Kim Lê (2012) lại giới thiệu các loại đồ án hoa
văn trang trí trên gốm Lái Thiêu và diễn giải ý nghĩa của từng loại qua bài
viết “Những đề tài hoa văn thường được trang trí trên gốm Lái Thiêu và ý
nghĩa của chúng” đăng trên trang web của Hội Khoa học lịch sử Bình Dương.
Nhóm thứ ba là các cơng trình, tác phẩm cung cấp cả hai nhóm thơng
tin trên:
- Theo Roxanna M. Brown (1989) trong tác phẩm The Ceramics of
South-East Asia: Their Dating and Identification [11, tr.33]: vào đầu thế kỷ
20 có một nhóm thợ gốm Trung Quốc từ Phúc Kiến chuyển đến Đông Dương;
một số định cư ở Campuchia tại Kompong Cham, số khác đến Lái Thiêu của
miền Nam Việt Nam; tuy nhiên đến khoảng năm 1945, các lị gốm ở
Campuchia đã đóng cửa và cũng chuyển sang Nam Việt Nam. Về đặc trưng
của gốm Lái Thiêu, tác giả đề cập đến hoa văn trang trí phổ biến trên sản
phẩm gốm Lái Thiêu là con cá men lam giữa lòng sản phẩm và giờ còn thêm

men màu đỏ với men màu xanh lục (Phụ lục 4.66), ngoài ra cịn có một đề tài
phổ biến khác nữa đó là hình ảnh con gà trống.


8

- Trong số các cơng trình, sách báo viết về gốm Lái Thiêu, phải kể đến
tác phẩm “Gốm Lái Thiêu” của Bảo tàng Mỹ thuật xuất bản năm 2009 do
Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên. Đây là tác phẩm tập hợp khá đầy đủ các thông
tin, dữ kiện, số liệu về môi trường, điều kiện tự nhiên gắn với lịch sử hình
thành gốm Lái Thiêu cũng như phân tích, trình bày những phương pháp tạo
hình và trang trí sản phẩm. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đi sâu phân tích ý
nghĩa của từng loại đề tài trang trí kèm theo nhiều hình ảnh minh họa phong
phú [74].
- Tương tự, gốm Lái Thiêu cũng được đề cập trong cuốn Gốm sứ Bình
Dương của hai tác giả Bùi Chí Hồng, Nguyễn Văn Thủy (2014). Tác phẩm
này vừa đi sâu giải thích ý nghĩa các đề tài trang trí trên gốm Lái Thiêu, đồng
thời trình bày sự thay đổi, xuất hiện các loại hình sản phẩm và hoa văn mới
theo tiến trình lịch sử phát triển của nghề làm gốm ở Bình Dương nói chung
và gốm Lái Thiêu nói riêng [41].
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các loại hình, kiểu dáng và hoa văn gốm Lái
Thiêu; một số lò gốm Lái Thiêu truyền thống còn hoạt động sản xuất; và
những giá trị của gốm Lái Thiêu: giá trị lịch sử, kinh tế, văn hóa - nghệ thuật,
giáo dục.
- Phạm vi nghiên cứu: về không gian chủ yếu là khu vực làng nghề gốm
ở Lái Thiêu vì Lái Thiêu là một trung tâm giao thương quan trọng của tỉnh
Thủ Dầu Một xưa kia (nay là tỉnh Bình Dương) để từ đó gốm của các nơi
trong tỉnh được đưa đến tay người tiêu dùng cả nước và còn sang cả các nước
bạn, và Lái Thiêu chính là tên gọi định danh cho dòng gốm dân dụng Nam bộ

này. Bên cạnh nghiên cứu tại địa phương Lái Thiêu, tác giả luận văn cịn tìm
hiểu thêm các khu vực sản xuất gốm tại tỉnh Thủ Dầu Một xưa, nay là tỉnh
Bình Dương, đó là các trung tâm sản xuất gốm Lái Thiêu một thời như: khu
vực Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên; khu Chánh Nghĩa, thành phố Thủ


9

Dầu Một và khu vực Búng, thị xã Thuận An; cũng như các sản phẩm gốm Lái
Thiêu được trưng bày, bảo quản tại các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh,
bảo tàng tỉnh Bình Dương và các bộ sưu tập của một số nhà sưu tầm gốm. Về
thời gian nghiên cứu: là các sản phẩm gốm Lái Thiêu có niên đại từ giữa thế
kỷ 19 đến nay.
5. Lý thuyết nghiên cứu
- Thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward (1902-1972) [47]: luận
điểm của Julian Steward cho rằng “văn hóa chịu ảnh hưởng của mơi trường
sinh thái”, trong đó ơng chia văn hóa làm hai phần: phần cốt lõi của văn hóa
(culture core) như sinh kế, tổ chức xã hội, hệ thống thân tộc, cơ cấu chính trị,
tơn giáo… chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mơi trường sinh thái; cịn phần khơng
phải cốt lõi của văn hóa như ý nghĩa của các biểu tượng, nghệ thuật… thì
khơng chịu ảnh hưởng đáng kể của môi trường sinh thái. Lý thuyết này được
dùng làm cơng cụ nghiên cứu để giúp giải thích điều kiện tự nhiên thuận lợi
tác động đến sự hình thành và phát triển gốm Lái Thiêu tại vùng đất này.
- Ký hiệu học văn hóa của Iu.M. Lotman (1922-1993): bàn về biểu tượng
trong hệ thống văn hóa, ơng nêu lên một đặc điểm quan trọng của biểu tượng,
đó là: “biểu tượng không bao giờ thuộc vào một mặt cắt đồng đại của văn
hóa, nó bao giờ cũng xuyên qua mặt cắt đó bằng chiều dọc, đi từ quá khứ đến
suốt tương lai” [54, tr.220]. Tác giả luận văn dùng lý thuyết này để giải thích
sự tồn tại và ý nghĩa của các biểu tượng là những đề tài, họa tiết trang trí trên
gốm Lái Thiêu từ giai đoạn đầu hình thành đến nay mà trong số đó nhiều đồ

án trang trí là biểu tượng đặc trưng của gốm Lái Thiêu một thời.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Sản phẩm gốm Lái Thiêu được hình thành như thế nào (từ kỹ thuật tạo
hình đến trang trí)?


10

- Những biểu tượng được trang trí trên gốm Lái Thiêu và ý nghĩa của
chúng từ lúc dòng gốm này hình thành đến nay như thế nào?
- Giá trị và thực trạng, xu hướng của Gốm Lái Thiêu như thế nào?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Sản phẩm gốm Lái Thiêu được hình thành qua nhiều cơng đoạn: từ
chuẩn bị ngun vật liệu để tạo hình, đến trang trí và nung, mỗi cơng đoạn
cũng có những kỹ thuật khác nhau và thay đổi theo thời gian với sự góp sức
của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Trải qua chiều dài lịch sử có nhiều biến động, các biểu tượng được sử
dụng làm đề tài trang trí trên gốm Lái Thiêu mặc dù có thay đổi về kỹ thuật
tạo hình nhưng hình thức và ý nghĩa của chúng từ lúc dòng gốm này hình
thành đến nay hầu như ít bị thay đổi.
- Bên cạnh giá trị kinh tế, gốm Lái Thiêu còn có giá trị về lịch sử, văn
hóa - nghệ thuật và giáo dục. Dưới sức ép của đơ thị hóa các khu vực nội
thành ở Lái Thiêu nói riêng cũng như của tỉnh Bình Dương nói chung, gốm
Lái Thiêu truyền thống đang dần bị xóa sổ và nhường lại cho gốm công
nghiệp hiện đại tiếp bước thay thế. Tuy nhiên, theo trào lưu tìm về bản sắc
văn hóa xưa, vẫn cịn nhen nhóm một số cơ hội để phục hồi, gìn giữ và phát
huy dịng gốm truyền thống một thời vang danh này.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn cách tiếp cận liên ngành dưới

góc nhìn văn hóa học, sử dụng lý thuyết và nguồn tư liệu từ các ngành khoa
học khác nhau như: Khảo cổ học, Sử học, Văn hóa học, Bảo tàng học, Xã hội
học… để tìm hiểu lịch sử về gốm Lái Thiêu và các loại hoa văn trang trí trên
gốm cũng như ý nghĩa của chúng trong đời sống văn hóa - xã hội. Trong q
trình nghiên cứu và xử lý thơng tin, chúng tơi dùng phương pháp định tính cụ
thể:


11

7.1. Phỏng vấn
Phỏng vấn phi cấu trúc: phỏng vấn những thợ làm gốm, các thương lái
buôn gốm và phỏng vấn hồi cố các chủ lò gốm, những nghệ nhân lớn tuổi và
những người đứng đầu các nhóm cộng đồng người Hoa làm gốm ở Lái Thiêu
nói riêng và Bình Dương nói chung để tìm hiểu về lịch sử làng nghề cũng như
ý nghĩa, điển tích các đồ án hoa văn trang trí trên gốm.
7.2. Quan sát tham dự
Để tìm hiểu về nghề làm gốm truyền thống ở Bình Dương nói chung và
thông tin về kỹ thuật chế tác, kỹ thuật trang trí hoa văn gốm lái Thiêu nói
riêng, chúng tơi đã thực hiện nhiều chuyến đi khảo sát thực tế tìm đến các lị
gốm thủ cơng cịn hoạt động ở Bình Dương như ở Lái Thiêu, Chánh Nghĩa,
Tân Phước Khánh, Búng, khu Lị Chén, Thủ Dầu Một… Chúng tơi cũng tìm
đến các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh, bảo tàng tỉnh Bình Dương và một
số nhà sưu tập ở Bình Dương cũng như thành phố Hồ Chí Minh để khảo sát
các sản phẩm gốm Lái Thiêu, tìm hiểu, học hỏi nhiều kiến thức, các loại hình
hoa văn và phân loại gốm Lái Thiêu. Bên cạnh việc quan sát các công đoạn
làm gốm truyền thống Lái Thiêu, cá nhân tác giả đề tài còn trực tiếp tham gia
một số cơng đoạn từ tạo hình đến trang trí để có thể cảm nhận được ý nghĩa
nhân văn thể hiện trên hoa văn, đường nét của sản phẩm gốm.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

8.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu “Gốm Lái Thiêu qua góc nhìn văn hóa học” góp
phần cung cấp những thơng tin khoa học sau:
- Bổ sung thêm thông tin về một trường hợp nghiên cứu di sản nghề thủ
cơng truyền thống có sử dụng thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward làm
cơng cụ nghiên cứu đó là nghiên cứu về nghề làm gốm Lái Thiêu truyền
thống nói chung, cũng như thương hiệu gốm Lái Thiêu trong dịng chảy của
gốm Nam bộ nói riêng. Lý thuyết này đã được vận dụng để lý giải, chứng


12

minh rằng chính những điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng đất Lái Thiêu là
cơ sở hình thành nên dòng gốm Lái Thiêu mang đặc trưng riêng với màu sắc
trầm lắng, kiểu dáng và hoa văn bình dị, mộc mạc.
- Giải mã kỹ lưỡng một số ý nghĩa biểu tượng trên sản phẩm gốm Lái
Thiêu; đồng thời đóng góp thêm một trường hợp nghiên cứu sử dụng lý thuyết
ký hiệu học văn hóa của Iu.M. Lotman để chứng minh rằng ý nghĩa của các
biểu tượng trang trí trên gốm Lái Thiêu vẫn giữ nguyên giá trị theo chiều dài
thời gian lịch sử từ khi chúng xuất hiện đến nay.
- Đóng góp thêm tư liệu về kỹ thuật tạo tác sản phẩm gốm Lái Thiêu,
mốc thời gian xuất hiện các kiểu hoa văn trang trí trên gốm gia dụng Lái
Thiêu; đặc biệt cung cấp một số thông tin mới khám phá về hai loại men cơ
bản của gốm Lái Thiêu đó là dầu sủi và dầu chủng.
- Cung cấp dữ liệu về một số lò gốm tiêu biểu tại Lái Thiêu qua bảng
thống kê và bản đồ xác minh vị trí các lị.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần giải đáp cho những câu hỏi ẩn đằng sau ý nghĩa của
các biểu tượng được phơ bày bên ngồi, trang trí trên sản phẩm đó là chúng
có từ khi nào và vì sao. Khi nghiên cứu, tìm hiểu về nghề gốm ở Bình Dương

nói chung và gốm Lái Thiêu nói riêng, chúng tơi đã khám phá ra những góc
khuất trong nỗ lực tồn tại của nghề làm gốm Lái Thiêu truyền thống, những
trăn trở trong việc bảo tồn gốm Lái Thiêu khi mà các làng nghề truyền thống
đang ngày càng thu hẹp dần… và khi sản phẩm gốm Lái Thiêu mang phong
cách xưa ngày càng khan hiếm trên thị trường. Qua đó, đưa ra nhận định về
thực trạng của dòng gốm này hiện nay cũng như đánh giá xu hướng trong
tương lai. Những đánh giá này nhằm cung cấp cái nhìn thực tiễn về gốm Lái
Thiêu hiện nay để các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phương có cơ sở
xây dựng các biện pháp bảo tồn và phát huy dòng gốm dân dụng Nam bộ
vang danh một thời này.


13

9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của đề tài được chia làm ba
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Nội dung gồm có các khái niệm: gốm, sành, sứ, men, hoa văn; giới
thiệu tổng quan về con người, vùng đất Lái Thiêu và lịch sử dòng gốm Lái
Thiêu.
Chương 2: Gốm Lái Thiêu – kỹ thuật, kiểu dáng và hoa văn
Nội dung chương trình bày kỹ thuật chế tác, trang trí gốm Lái Thiêu,
phân loại các đề tài hoa văn và ý nghĩa của chúng.
Chương 3: Giá trị của gốm Lái Thiêu
Trình bày các giá trị về lịch sử, kinh tế, văn hóa - nghệ thuật và giáo
dục của gốm Lái Thiêu; đồng thời đưa ra những phân tích đánh giá về thực
trạng và xu hướng của dòng gốm này trong tương lai.



14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Để thuận tiện cho việc tham khảo luận văn này, tơi xin trình bày một số
khái niệm có liên quan đến đối tượng nghiên cứu là gốm Lái Thiêu và quan
điểm tiếp cận khi nghiên cứu.
1.1.1. Các khái niệm
Về chất liệu, có các khái niệm như “gốm”, “sành”, “sứ”. Về trang trí thì
có “men” và “hoa văn”.
 Gốm, sành, sứ
Đối với những người làm gốm, các nhà nghiên cứu chun mơn, dân
chơi cổ vật gốm thì sự phân biệt các chất liệu của loại hình này là khơng có gì
khó khăn, nhưng đối với nhiều người khơng chun hay những ai mới bắt đầu
tìm hiểu, nghiên cứu thì đây quả là một thử thách địi hỏi phải có thời gian trải
nghiệm và tham khảo nhiều.
Khi nói đến thuật ngữ “gốm”, chúng ta thường nghĩ đến những đồ vật
được tạo hình từ đất sét đã nung qua lửa. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng
Phê chủ biên, gốm là “tên gọi chung sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất
sét nung, như đồ đất nung, sành, sứ, v.v.”[57, tr.411] Từ điển Hán Việt của
Thiều Chửu cũng phân biệt rõ gốm và sứ: đồ gốm, đồ sành gọi là “đào” (陶)
và sứ gọi là “từ” (瓷).[18, tr.660, 359] Thuật ngữ phương Tây có từ ceramic
hay pottery chỉ chung cho đồ gốm (tuy nhiên, ceramic mang ý nghĩa học thuật
và bao quát hơn [123]) và từ porcelain nghĩa là đồ sứ.
Mới khảo qua thuật ngữ “gốm” ở trên, chúng ta thấy trong loại hình
này có nhiều chủng loại được phân chia nhỏ hơn với những tên gọi khác nhau
như đất nung, sành, sứ. Để đi đến kết luận thống nhất tên gọi và sự phân chia
chủng loại của gốm, chúng ta cần tìm hiểu thêm cách phân loại của các



15

chuyên gia trong nước và ở một số nước trong khu vực. Chẳng hạn, ở Nhật
chia gốm làm bốn loại: “doki (thổ khí) – đất nung, toki (đào khí) – đất nung
có men, sekki (thạch khí) – sành, jiki (từ khí) – sứ [87, tr.14]; và, Giáo sư
Kiều Thu Hoạch cho rằng “gốm cổ Trung Hoa cũng được phân thành bốn loại
như trên” [106]. Với hai tác giả người Thái Lan, Pariwat Thammapreechakorn
và Kritsada Pinsri trong tác phẩm “Ceramic art in Thailand” [106] cũng chia
gốm Thái làm bốn loại dựa trên xương gốm và nhiệt độ nung, đó là terra
cotta– đất nung (dưới 850oC), earthenware – sành không men (từ 880o đến
1.150oC), stoneware – sành có men (từ 1.150o đến 1.300oC) và porcelain – sứ
(từ 1.300o đến 1.450oC). Đến đây, chúng ta thấy xuất hiện yếu tố khác ngoài
chất liệu xương gốm đó là “men” – một chất liệu khốc bên ngồi xương
gốm, làm “áo” cho gốm, có tác dụng ngăn thấm nước và trang trí cho gốm
thêm lung linh, đẹp mắt. Ở Việt Nam, cách phân tách các loại gốm theo tiêu
chí “gốm” đi kèm với “dịng men gốm” cũng đã được rất nhiều nhà nghiên
cứu, học giả sử dụng để gọi các loại gốm theo tiến trình phát triển của lịch sử
nước nhà, như: gốm men ngọc, gốm hoa nâu thời Lý - Trần (thế kỷ 11-14)
hay gốm hoa lam thời Lê - Nguyễn (thế kỷ 15-19). Nếu dùng tiêu chí “men”
để phân chia và đặt tên cho các loại gốm, chúng tôi e rằng việc phân loại dễ
trở nên rối rắm vì sự phát triển của “men” diễn tiến rất phức tạp và ngày một
phong phú (xin được trình bày rõ hơn ở phần sau). Ứng theo cách phân loại
này sẽ có vơ vàn dịng gốm: gốm men trắng, gốm men lam, gốm men lam
xám, gốm men vàng, gốm men xanh lục, gốm men ba màu (tam thái), gốm
men năm màu (ngũ thái), gốm men rạn, gốm men lì, gốm men trổ, v.v. Hay
tổng hợp các cách phân loại trên, có thể chia gốm thành 5 loại: đất nung
khơng men, đất nung có men, sành khơng men, sành có men và sứ. Trở lại
việc tìm hiểu thêm cách phân loại gốm, họa sỹ Trần Khánh Chương cũng chia
gốm làm 5 loại nhưng khơng lấy tiêu chí dịng men mà chọn xương gốm và

nhiệt độ nung để phân loại: trong cuốn “Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ”,


16

ông cho rằng “từ đất nung, gốm đã tiến lên, mang các dạng sành nâu, sành
xốp, sành trắng, rồi sứ” [17, tr.445]. Ở Pháp, tác giả Daisy Lion Goldschmidt
trong cuốn “Les poteries et porcelaines chinoises” [87, tr.15] lại phân gốm
làm ba loại: đất nung, sành và sứ. Song, ở Việt Nam, trong giới học thuật, có
thể nói cố giáo sư, họa sỹ Nguyễn Văn Y là người đầu tiên cũng phân tách
gốm thành ba loại chính là đất nung, sành và sứ [87, tr.15], đây là cách phân
tách gọn gàng nhất dựa theo tiêu chí xương gốm và nhiệt độ nung vì chất liệu
tạo thành sản phẩm cũng như nhiệt độ nung của ba loại này khá rõ ràng. Bản
thân tác giả luận văn cũng tán thành cách phân chia của Nguyễn Văn Y vì
gốm Lái Thiêu - Bình Dương hội đủ các loại ấy. Như vậy, trong gốm có nhiều
chủng loại được chia cấp độ từ thấp đến cao theo tiến trình lịch sử phát triển
của gốm và theo xương gốm cùng với nhiệt độ của lò nung: thấp nhất là đất
nung, rồi đến sành (các loại) và sứ.
Xét về kỹ thuật và lịch sử, đất nung là loại gốm cổ xưa nhất, ra đời
cách nay khoảng 10.000 năm. Ở Việt Nam có thể tìm thấy những hiện vật
gốm đất nung thời tiền sơ sử trong “văn hóa Quỳnh Văn phân bố ở vùng ven
biển Nghệ Tĩnh và văn hóa Đa Bút ở vùng trung du và đồng bằng ven núi
Thanh Hóa, Ninh Bình, có niên đại vào khoảng 6.000 - 7.000 năm” [16,
tr.24]. Nguyên liệu chính để làm ra gốm đất nung là đất sét thường, loại này
hầu như có mặt khắp cả nước. Cách tạo hình và nung sản phẩm khá đơn giản,
có thể nung ngồi trời giống như gốm Bàu Trúc của người Chăm ở tỉnh Ninh
Thuận hoặc nung trong lò; nhiệt độ nung thấp, khoảng từ 600o đến dưới
1.000oC. Ngày nay, có thể tìm thấy đồ đất nung điển hình nhất trong dịng
gốm Lái Thiêu - Bình Dương đó là heo đất (Phụ lục 4.85).
Từ đất nung, tiến lên một bậc là sành do nhiệt độ nung cao hơn, từ

1.000o đến 1.200oC, có khi lên đến 1.320oC [93, tr.163] tùy theo nguyên liệu
đất chịu lửa cao hay thấp. Đến giai đoạn này, sành đã được nung trong lò
nhằm giữ cho nhiệt độ cao hơn. Sành có thể được làm từ đất sét thường để


17

cho ra loại sành nâu, hoặc từ đất sét trắng để cho ra loại sành trắng hay sành
xốp; trong nguyên liệu làm sành, đơi khi có thể có phối liệu thêm cao lanh,
trường thạch, thạch anh. Sành được chia làm hai dạng: sành cứng (hay sành
mịn) và sành mềm (hay sành xốp mà dân gian miền Bắc gọi là “đồ đàn”).
Sành cứng: xương đất có độ kết khối cao, cấu trúc hạt mịn do nhiệt độ nung
cao (trung bình có khi lên đến 1.320oC) làm đất chảy bóng, độ hút nước nhỏ
(<0,1%) [93, tr.162], đối với chất liệu đất sét thường thì xương gốm chuyển
sang màu nâu đen, sản phẩm có độ rắn chắc như đá và “gõ vào cứ nghe như
tiếng kim loại” [17, tr.450] và thường dùng cho các sản phẩm chứa đựng nước
(Phụ lục 4.87). Sành mềm: cũng làm từ đất sét trắng nhưng trong nguyên liệu
có thành phần đá vôi (6-12%) nên khoảng kết khối không cao, nhiệt độ nung
từ 1.000o đến dưới 1.200oC, độ xốp lớn và khả năng hút nước lớn hơn 12%
[93, tr.163] (Phụ lục 4.83).
Trong các mặt hàng gốm (đất nung, sành, sứ), sứ là sản phẩm tốt nhất,
đẹp nhất. Từ khi sứ xuất hiện, mọi việc dường như trở nên phức tạp hơn.
Riêng thuật ngữ “sứ” cũng có nhiều cách lý giải khác nhau. Học giả Vương
Hồng Sển vẫn gọi đồ sứ (porcelaine hay porcelain) là đồ sành hay đồ da sành
và “có ý để dành chữ “sứ” đó để gọi riêng các món sành quý của các cụ sứ
thần đi sứ mang về… tức đồ sành, đồ đất quý bực nhứt (porcelaine
diplomatique)” [61, tr.89]. Tác giả Nguyễn Anh Huy phủ nhận cách giải thích
trên, ơng cho rằng do chữ “từ” (瓷 – đồ sứ) phát âm là /cí/ gần giống với chữ
“sứ” (使 – sứ, đi sứ) có phát âm là /shĭ/ nên có lẽ trong q trình giao dịch, sứ
giả Việt Nam nghe nhầm chữ “từ” sang chữ “sứ” và gọi tên loại hàng ấy là

“đồ sứ”. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác lại khơng đồng tình với cách lý giải
của Nguyễn Anh Huy, mà ủng hộ ý kiến của cụ Vương. Và, vấn đề thuật ngữ
này đã trở thành một đề tài tranh luận của một số nhà nghiên cứu, chúng ta có
thể tham khảo nhiều bài tranh luận được tập hợp trong cuốn “Đồ sứ men lam


18

Huế - những trao đổi học thuật” do Trần Đức Anh Sơn (1997) chủ biên. Mặc
dù các bài viết trao đổi tuy chưa đạt được “tiếng nói chung” nhưng đã mở ra
những chân trời kiến thức bổ ích và thú vị cho độc giả. Việc chưa thống nhất
nguồn gốc tên gọi chữ “sứ” có lẽ do nghệ thuật gốm sứ của Việt Nam ra đời
còn non trẻ mà theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng trong cuốn “Văn hóa Việt
Nam - tìm tịi và suy ngẫm” thì “Việt Nam khơng phát triển truyền thống sứ”
[92, tr.423], còn họa sỹ Trần Khánh Chương cho rằng “đồ sứ ở Việt Nam chỉ
mới ra đời” [17, tr.39] từ khi nhà máy sứ Hải Dương được nước bạn Trung
Quốc sang giúp đỡ xây dựng năm 1960; và trong bài viết Về vấn đề nguồn
gốc chữ “sứ”, tác giả Nguyễn Anh Huy cũng khẳng định về thời gian ra đời
của “chữ “đồ sứ” chỉ mới xuất hiện vào nửa sau thế kỷ 19, gần đây thôi!” [46,
tr.91].
Qua những dữ liệu vừa nêu, rõ ràng nghệ thuật gốm sứ của chúng ta ra
đời muộn hơn một số nước trên thế giới, nhưng danh tiếng sứ Việt Nam vẫn
tồn tại trên thị trường quốc tế và ngày nay ngành công nghiệp gốm sứ vẫn tiếp
tục xuất khẩu ra thị trường nhiều nước ở các châu lục, nổi tiếng có gốm sứ
Bát Tràng, gốm sứ Minh Long. Như vậy “sứ” là gì, sứ khác đất nung, sành
như thế nào?
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, sứ là “gốm trắng,
không thấm nước, chế từ kaolin” [57, tr.877]. Tác giả Daisy Lion
Goldschmidt cho sứ là “một dạng khác của gốm đá, thủy tinh hóa đến mức trở
thành trong suốt và chế tạo từ cao lanh” [87, tr.15]. Miêu tả đặc tính của sứ,

học giả Vương Hồng Sển giải thích trong cuốn “Hiếu cổ đặc san (số 4): Khảo
về đồ sứ cổ Trung Hoa” thì porcelain – tiếng Pháp là porcelaine “nguyên là
chữ để gọi một loại ốc biển, vỏ đẹp giống chất sứ… được dùng do chữ
porcella là loại ốc xa cừ” [61, tr.27] có ý chỉ độ sáng bóng lấp lánh của những
món đồ sứ mà các nhà thám hiểm đem về từ đất nước Trung Hoa xa xơi. Khi
nói về sứ, hầu hết các tài liệu đều nói đến một yếu tố nhận dạng đặc trưng


19

nhất của đồ sứ đó là tính “thấu quang” [98], tức là khi đưa món đồ sứ soi
trước ánh sáng, chúng ta có thể nhìn thấy bóng của ngón tay cầm bên ngoài.
Để làm ra đồ sứ, nguyên liệu chủ yếu là cao lanh và đất sét trắng, bên cạnh
còn phối liệu thêm trường thạch, thạch anh, một số loại đá và được nung ở
nhiệt độ trên 1.280oC. Với nhiệt độ nung cao như vậy, xương đất chảy trong,
xương sứ có độ kết khối hồn tồn, trắng trong, độ cứng cao, ánh sáng có thể
xuyên qua chỗ mỏng, gõ vào nghe tiếng kêu thanh, ngân, khơng hút nước
(Phụ lục 4.86).
Tóm lại, gốm có ba loại được phân tách như sau:
Đất nung: làm từ đất sét thường, được nung dưới 1.000oC,
xương đất có nhiều màu (cam, đỏ, nâu, xám… tùy theo loại
đất), mềm, dễ vỡ vụn, độ hút nước cao.
Sành cứng: nhiệt độ nung
từ 1.000o-1.320oC, xương
đất cứng, có cấu trúc hạt
mịn, sít, tiếng gõ nghe
đanh như kim loại, gần
như khơng hút nước.
Gốm


Sành

Sành nâu:
làm từ đất
sét thường.
Sành trắng:
làm từ đất
sét trắng.

Sành mềm: nhiệt độ nung
từ 1.000o-1.200oC, xương
đất tuy cứng nhưng độ kết
khối khơng cao, độ xốp
lớn, có khả năng hút nước.

 Men

Sứ: chủ yếu làm từ cao lanh và đất sét trắng, nung trên
1.280oC, xương đất kết khối hồn tồn, trắng bóng, cứng,
tiếng gõ nghe thanh, ngân, thấu quang và không thấm nước.

Khi chọn một sản phẩm gốm, điều đầu tiên chúng ta thường quan tâm đến
là vẻ bề ngoài bắt mắt của sản phẩm mà tất cả đều thể hiện không chỉ qua
hình dáng mà cịn là màu sắc, họa tiết… đó chính là men gốm (gọi tắt là men)
và hoa văn trên gốm, kế đến mới xem xét chất liệu tạo nên xương gốm. Do


20

vậy, men và hoa văn chính là “chiếc áo” của sản phẩm gốm, có vai trị quan

trọng trong việc thu hút người tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ, từ đó góp
phần phát triển ngành nghề. Vậy “men” là gì?
Trong tiếng Việt, “men” là “chất tráng thành một lớp mỏng lên bề mặt
các sản phẩm, làm tăng độ bền và vẻ đẹp, bóng” [57, tr.626]. Tương tự, từ
điển Cambridge cũng định nghĩa “men (glaze) là một chất liệu được dùng để
làm láng bóng đồ vật” [99]. Riêng về men gốm, Bùi Chí Hồng và Nguyễn
Văn Thủy cho rằng “men gốm là dạng thủy tinh bao bọc mặt đồ gốm, do tác
dụng nhiệt nên bị nóng chảy, khi nguội đơng cứng thành lớp áo trên sản phẩm
gốm” [41, tr.92] (Phụ lục 4.13). Thật vậy, trong quá trình nghiên cứu về đồ
gốm, các nhà khoa học đã nhận ra khi trình độ làm gốm của con người tiến
lên đồ sành, có một lớp phủ khá nhẵn và bóng mờ bên ngồi xương gốm đó là
lớp “men tự tạo” [93, tr.162] do phối liệu đất của xương gốm trong quá trình
nung đã hình thành trên bề mặt của sản phẩm, đây chính là “tiền đề của các
loại men sau này” [17, tr.452]. Từ khám phá này, ngày xưa con người đã biết
đưa thêm các chất phụ gia vào đồ gốm để nung làm cho sản phẩm gốm có
một số màu khác nhau như màu nâu đỏ, nâu đen, xám đen, đen… Dần dần,
những chất liệu này càng được phát triển và tạo ra nhiều dòng men phong
phú, màu sắc đa dạng đến ngày nay. Trở lại gốm Nam bộ nói chung và gốm
Lái Thiêu nói riêng, chúng ta thường nghe đến những cụm từ như “thái dứu
đào” (gốm men nhiều màu), “bạch dứu đào” (gốm men trắng vẽ họa tiết men
xanh), hay “hắc dứu đào” (gốm tráng men màu da lươn, da bị); cả ba cụm
danh từ trên đều nói về ba trường phái gốm tương ứng với ba kiểu men trang
trí khác nhau, mà trong đó, chữ “dứu” (釉) - tiếng Hán Việt có nghĩa là “men
sứ” [18, tr.631]. Vậy “men” là một chất liệu như thế nào mà tạo nên điều kỳ
diệu cho đồ gốm như vậy?
Thuở ban đầu, men truyền thống của gốm Lái Thiêu gồm có tro trấu,
vơi và đất sét. Người xưa dùng vôi càng long và trấu (tỷ lệ thường là 10 thùng


21


trấu với 2 thùng vôi) đem đun cho rục ra rồi giã nhuyễn tạo thành một loại vôi
gọi là “vôi đen”, sau đó pha vào nước hồ lỏng làm từ đất sét để tạo ra một
dung dịch hơi sánh và nhớt, dung dịch này dùng tráng bên ngoài cốt gốm rồi
mới đem nung, đó chính là nước “men”. Sau khi nung, lớp men trên sản phẩm
gốm sẽ cứng lại cùng với xương gốm, sản phẩm đem ra khỏi lò nung sẽ có
một lớp mỏng bóng và trong như thủy tinh bao bọc bên ngoài. Để làm ra các
màu sắc khác nhau, người ta thêm vào men các oxit kim loại có trong các
quặng đất, đá hay kim loại thơ. Chẳng hạn khi làm lu, hũ, khạp, người thợ
gốm Lái Thiêu đã biết dùng hồ vàng (đất vàng) làm nền, lấy đá ong để làm
màu, sau khi nung sẽ cho ra màu nâu đỏ, hoặc dùng đất bùn đen pha vào men
để cho ra màu đen da lươn, hay muốn có màu xanh ve chai thì pha với đồng…
và liều lượng của mỗi thành phần đều có tỷ lệ nhất định. Liều lượng, tỷ lệ để
pha thành công một loại men là một công thức gia truyền quyết định sự thành
bại của một lị gốm, cơng thức này được giữ gìn cẩn thận và bí mật, chỉ truyền
lại cho con cháu trong tộc họ. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học, sự hình thành
men là một chuỗi phản ứng hóa học của các chất khác nhau có trong nước
men dưới tác động của nhiệt trong lò nung cùng với sự co giãn của thành
phần đất chọn làm xương gốm. Chuỗi phản ứng này đã được nhà hóa học
người Đức Hermann August Seger (1839-1893) phát hiện ra và trình bày
trong tác phẩm “Standard Cones for the Measurement of Temperatures in the
Kilns of the Ceramic Industries” năm 1886 [10, tr.xx ]. Theo ông, thành phần
hóa học trong men gốm được chia làm 3 nhóm sau [10, tr.224-246]: oxit axit
(ký hiệu là RO2) – nhóm chất tạo kính, chủ yếu là SiO2 lấy từ cát nguyên chất,
có nhiệt độ nóng chảy cao; oxit bazơ (RO hay R2O) – nhóm chất chảy (giúp
hạ nhiệt nóng chảy của men do SiO2 gây ra), R là đại diện cho các nguyên tố
kim loại như Pb, K, Na, Ca, Mg, Ba, Li, Zn, Co, Ni, Cu, Mn, Fe…; oxit lưỡng
tính (R2O3) – là nhóm chất chịu nhiệt, chủ yếu là oxit nhơm Al2O3, có tác
dụng ngăn khơng cho men chảy quá đà, kéo dài khoảng chảy của men, giúp



22

men sống bám chắc vào xương gốm. Ba nhóm oxit này viết dưới dạng công
thức được gọi là công thức Seger của men: 1RO xR2O3 yRO2 hay cũng có thể
được viết là: 1RO.xAl2O3.ySiO2.zB2O3 (x, y, z lần lượt là tỷ lệ mol của R2O3,
RO2 và B2O3). Trong đó, màu của men được quyết định chủ yếu bởi nhóm
oxit bazơ (kim loại kiềm). Tương ứng với mỗi loại oxit bazơ cùng với tỷ lệ
mol của các chất trong công thức men, kết hợp với nhiệt độ nung sẽ cho ra
các màu men khác nhau với nhiều tơng màu đa dạng. Thí dụ các oxit kim loại
tương ứng các màu sau [74, tr.87]:
- Oxit sắt: nâu, vàng đất, nếu oxy giảm sẽ cho màu xám.
- Oxit đồng: xanh lục, xanh lơ, với tỷ lệ lớn sẽ cho màu đen, nếu giảm oxy
thì có màu đỏ hồng.
- Oxit coban: xanh biển, xanh lam đậm.
- Oxit crôm: xanh ve, ngả màu nâu vàng đến nâu…
Hay nhiệt độ nung tác động đến tông màu của men như trường hợp sau [93,
tr.129-130]:
- Kết hợp oxit đồng vào men chì, sau khi nung lần thứ nhất sẽ cho ra men
trong suốt có ánh vàng với những chấm xanh; nếu nung lần thứ hai trong
mơi trường khử có nhiệt độ khoảng 600 - 800oC thì cho ra màu đỏ thẫm.
- Hợp chất oxit crơm với chì PbCrO4 tạo màu vàng ở nhiệt độ dưới 1.040oC,
nếu nung ở nhiệt độ cao hơn sẽ biến thành màu xanh lá…
Bên cạnh thành phần hóa học, nhiệt độ nung ảnh hưởng đến màu men thì tỷ lệ
của các nhóm oxit, độ dày của lớp men tráng lên sản phẩm, hay độ co giãn
của xương gốm còn tác động đến sắc thái, đặc tính của men như [93, tr.104112]:
- Men chảy: chứa 25% chất chảy, tạo cho bề mặt sản phẩm có màu sắc hay
kết tinh từng mảng.
- Men rạn: do hệ số giãn nở của men và xương gốm chênh lệch nhau.
- Men kết tinh: thường phải tráng lớp men dày.



23

- Men sần (men lì): chứa các oxit khó chảy và không tan lẫn trong men gốc
khi nung làm cho bề mặt nhám, khơng bóng láng.
- Men co: khi nung nóng chảy, men co cụm lại tạo cho sản phẩm có lớp men
khơng đều, chỗ dày, mỏng khác nhau, có chỗ cịn khơng có men.
- Men khử: khử các oxit màu đến trạng thái kim loại trong lúc nung và lúc
làm nguội tạo ra men ngũ sắc, men seladon (men ngọc), men đỏ huyết dụ.
Từ thành phần các nguyên tố hóa học có trong men, cũng như các phản ứng
hóa - lý tính trong q trình hình thành men vừa được nêu điển hình ở trên,
chúng ta sẽ có vơ vàn loại men. Tuy nhiên, tùy theo hàm lượng các nhóm oxit
được đưa vào trong cơng thức men (cịn gọi là toa men) mà nhiệt độ nóng
chảy của men thay đổi. Do đó, để phân loại men cho gọn gàng và đơn giản,
người ta thường phân loại theo phạm vi nhiệt độ nung: men khó chảy và men
dễ chảy. Men khó chảy: có nhiệt độ nóng chảy cao (1.250oC - 1.450oC), do
hàm lượng SiO2 cao và hàm lượng kiềm thấp; thường dùng để tráng lên đồ sứ,
sành mịn, sành dạng đá. Men dễ chảy: có nhiệt độ nóng chảy thấp (dưới
1.250oC), do hàm lượng SiO2 thấp, hàm lượng kiềm và các oxit kim loại khác
cao; thường dùng để tráng lên đồ gốm dạng đá hoặc đất nung. Như vậy, men
gốm (men) là một hợp chất gồm có 3 nhóm oxit: oxit axit – chủ yếu là SiO2
lấy từ cát nguyên chất; oxit bazơ – chất chảy, tạo màu, lấy từ các loại đá, kim
loại thơ; oxit lưỡng tính – là nhóm chất chịu nhiệt, chủ yếu là oxit nhơm
Al2O3, thường lấy từ đất sét, cao lanh. Men được chia làm 2 loại: men khó
chảy phải nung ở nhiệt độ cao (trên 1.250oC) và men dễ chảy (nung ở nhiệt độ
thấp dưới 1.250oC).
 Hoa văn
Từ thời tiền sử, con người đã biết làm đẹp cho mình bằng những đồ
trang sức từ xương, sừng, đá… được mài, đẽo, khắc với nhiều hình dạng khác

nhau, hoặc biết dùng màu sắc từ các chất liệu có trong tự nhiên để trang trí lên
cơ thể, nơi ở… bằng nhiều đường nét, hình thù có liên quan đến đời sống, thế


×