Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn hoạt động tổ chức sự kiện của nhà văn hóa thanh niên thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.64 KB, 87 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...........................................................................11
7. Bố cục của luận văn ...........................................................................................12
Chương 1 ..................................................................................................................14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .....................................................................14
1.1. Các khái niệm cơ bản......................................................................................14
1.1.1. Khái niệm sự kiện ....................................................................................14
1.1.2. Khái niệm tổ chức sự kiện .......................................................................16
1.1.3. Nhà tổ chức sự kiện .................................................................................19
1.1.4. Khán giả sự kiện ......................................................................................20
1.2. Vai trò và đặc trưng cơ bản của tổ chức sự kiện ............................................20
1.2.1. Vai trò của tổ chức sự kiện ......................................................................20
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của tổ chức sự kiện......................................................21
1.3.Phân loại sự kiện .............................................................................................. 23
1.3.1. Phân loại sự kiện theo quy mô tổ chức ....................................................24
1.3.2. Phân loại sự kiện theo tính chất của sự kiện ............................................25
1.3.3. Phân loại sự kiện theo nội dung của sự kiện ...........................................25
1.4. Tổng quan về Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh ................26
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................26
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................27
1.4.3. Bộ máy tổ chức.........................................................................................28
1.4.4. Lực lượng nhân sự ....................................................................................32




2

1.4.5. Cơ sở vật chất ...........................................................................................34
1.4.6. Các hoạt động thường xuyên ....................................................................35
1.4.7. Đối tượng phục vụ ....................................................................................36
1.4.8. Nguồn kinh phí hoạt động ........................................................................36
Chương 2 ..................................................................................................................39
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ SỰ KIỆN TIÊU BIỂU ......................................................39
CỦA NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............39
2.1. Khái quát về các sự kiện Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh
đã tổ chức ...............................................................................................................39
2.2. Những sự kiện tiêu biểu của Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí
Minh .......................................................................................................................42
2.2.1. Sự kiện “Sử ca Việt Nam” .......................................................................42
2.2.2. Sự kiện “Đêm hội Quang Trung” .............................................................47
2.2.3. Sự kiện “Ngày hội Mùa xuân biển đảo lần 3 – năm 2014” ......................50
2.2.4. “Lễ hội Tết Việt Giáp Ngọ 2014” ............................................................55
Chương 3 ..................................................................................................................60
ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN ........................................60
CỦA NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............60
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT .........................................................................................60
3.1. Đánh giá về hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà Văn hóa Thanh niên Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................60
3.1.1. Những tác động tích cực ..........................................................................60
3.1.2. Những hạn chế..........................................................................................64
3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà Văn
hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 65
3.2.1. Vận động tài trợ ........................................................................................66

3.2.2. Quan hệ với truyền thông .........................................................................66
3.2.3. Chú trọng hoạt động Marketing ...............................................................66
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động tổ chức sự kiện ..........................67


3

3.3. Quan điểm định hướng đối với công tác tổ chức sự kiện của Nhà Văn hóa
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................70
3.3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động tổ chức sự kiện.................................70
3.3.2. Định hướng phát triển của Nhà Văn hóa Thanh niên trong hoạt động tổ
chức sự kiện ........................................................................................................72
3.4. Một số đề xuất đối với công tác tổ chức sự kiện của Nhà Văn hóa Thanh niên
Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................74
3.4.1. Về cơ chế chính sách ................................................................................74
3.4.2. Về nguồn nhân lực ...................................................................................75
3.4.3. Về hoạt động tìm nguồn tài trợ ................................................................76
3.4.4. Về ứng dụng các thành tựu của khoa học, kỹ thuật công nghệ ................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC .................................................................................................................87


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức sự kiện là một ngành có sức hấp dẫn lớn, được các nước trên
thế giới rất chú trọng. Ở Việt Nam, tổ chức sự kiện cũng bắt đầu phát triển
khá rầm rộ trong những năm gần đây, có rất nhiều sự kiện được tổ chức hàng

năm, trong đó có nhiều sự kiện có tiếng vang ra cả thế giới như: Cuộc thi bắn
pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, sự kiện Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, sự kiện
lễ hội Hoa ở Đà Lạt, sự kiện lễ hội đường phố Carnaval Hạ Long ở Quảng
Ninh, sự kiện Festival Biển, sự kiện Festival Huế, sự kiện lễ hội Vía Bà Chúa
Xứ núi Sam, sự kiện Festival thủy sản và nhiều sự kiện khác, đã thu hút hàng
ngàn lượt du khách cả trong và ngoài nước đến với các sự kiện. Tuy nhiên
hiện nay ở Việt Nam tổ chức sự kiện vẫn là một lĩnh vực cịn khá mới mẻ, vì
thế việc nhận thức về nó chưa thật sự hồn tồn đầy đủ và đúng đắn.
Hoạt động tổ chức sự kiện đòi hỏi cao về tính linh hoạt, năng động,
sáng tạo và sự chuyên nghiệp. Hoạt động này rất phong phú, đa dạng, diễn ra
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội với quy mơ, tính chất lớn, nhỏ khác
nhau. Mỗi cá nhân hay mỗi tổ chức đều có những sự kiện trong năm với
những mục đích cụ thể cần phải được tổ chức thực hiện. Vì vậy, tổ chức sự
kiện hứa hẹn là ngành có sức thu hút lớn và khơng thể thiếu trong tương lai ở
Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ lâu Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm
kinh tế - văn hóa - giáo dục quan trọng. Đây là thành phố đông dân nhất nước
ta, đồng thời cũng là một thành phố đa dạng về văn hóa, bởi nơi đây là vùng
đất có sự tập trung của cư dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau, như: Kinh,
Hoa, Chăm… Bên cạnh đó, Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh cịn hấp thụ
thêm những nét văn hóa đặc sắc từ nền văn hóa của các nước phương Tây.


5

Trong những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp
tục giúp thành phố mang tên Bác có một nền văn hóa đa dạng và đặc sắc hơn.
Vì vậy, hoạt động của lĩnh vực văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh ln nhộn
nhịp, năng động hơn bất cứ thành phố nào trong cả nước, nhất là trong thời kỳ
mở cửa hội nhập. Cũng chính vì vậy, mà hoạt động tổ chức sự kiện luôn được

quan tâm và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở thành phố này.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức sự kiện thật sự đã khẳng định được
vị trí của mình trong đời sống xã hội; được nghiên cứu đưa vào chương trình
đào tạo chính quy tại một số trường đại học như Đại học Văn hóa Thành phố
Hồ Chí Minh với ngành Đạo diễn sự kiện, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh với bộ mơn Tổ chức sự kiện,... Bên cạnh đó,
các lớp ngắn hạn về tổ chức sự kiện cũng thường xuyên được tổ chức tại các
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và các lĩnh vực khác như ở Trung
tâm Nghiên cứu và Đào tạo Kỹ năng Hành chính (tổ chức các lớp “Kỹ năng
xây dựng và tổ chức sự kiện văn hóa, lễ hội”) hay các khóa học về tổ chức sự
kiện cũng thường xuyên tổ chức ở Cung Văn hóa Lao động Thành phố Hồ
Chí Minh, Nhà Văn hóa Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh…
Hiện nay, con số các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện ở
Thành phố Hồ Chí Minh khơng nhỏ, trong đó phải kể đến Nhà Văn hóa
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những đơn vị đi đầu,
là điển hình về cơng tác tổ chức sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian gần đây.
Là người đang cơng tác trong lĩnh vực văn hóa, có nhiều cơ hội tiếp
cận và trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động tổ chức sự kiện, nên học
viên có sự quan tâm đặc biệt và mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu nhiều
hơn về lĩnh vực này. Qua đây, giúp học viên có một nhận thức đúng và đầy đủ


6

hơn về tổ chức sự kiện, góp phần thực hiện tốt công tác chuyên môn. Đồng
thời, học viên cũng hi vọng có thể cung cấp cho những người quan tâm đến
lĩnh vực tổ chức sự kiện nhiều điều bổ ích từ các thông tin, lý luận mà học
viên đã tổng hợp được qua quá trình thực hiện đề tài.
Trên đây là lý do học viên chọn “Hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà

Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ chun ngành Quản lý văn hóa của mình. Tin rằng, với nghiên cứu
này, sẽ giúp cho học viên có thêm nhiều hiểu biết về hoạt động tổ chức sự
kiện và hi vọng có thể góp một phần nhỏ cơng sức để hoạt động tổ chức sự
kiện của Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, chuyên
nghiệp hơn; từ đó, góp phần thúc đẩy ngành tổ chức sự kiện nước nhà phát
triển vững mạnh trong tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, tổ chức sự kiện có lịch sử hình thành lâu đời và là một
ngành nghề được xã hội thừa nhận, được nhiều cá nhân, tổ chức, nhiều lĩnh
vực quan tâm. Đây còn được xem là một lĩnh vực hoạt động góp phần thúc
đẩy kinh tế phát triển. Chính vì vậy, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
hoạt động tổ chức sự kiện ra đời, trong đó phải kể đến cơng trình “Event
studies”(Nghiên cứu sự kiện) năm 2007 của Donal Getz. Ở cơng trình này, tác
giả đã đưa ra một số quan điểm về sự kiện, các hình thức tổ chức sự kiện, vai
trò của sự kiện và những phương pháp tổ chức tốt một sự kiện.
Trước đó, Donal Getz cịn có một cơng trình nghiên cứu về sự kiện
mang tên: “Event management and event tourism” (tạm dịch: Quản trị sự
kiện và du lịch sự kiện) năm 1997. Đây được xem là cơng trình đặt nền móng
cho việc nghiên cứu về sự kiện.


7

Trong cơng trình “Event planning ethics and etiquette”(tạm dịch: Quy
tắc và đạo đức trong hoạch định sự kiện) xuất bản năm 2003, tác giả Judy
Allen đã đưa ra những quy tắc nhằm tổ chức thành công một sự kiện. Đồng
thời, tác giả còn đưa ra các chuẩn mực về đạo đức trong hoạt động tổ chức sự
kiện, những kinh nghiệm giúp cho hoạt động tổ chức sự kiện bớt rủi ro và

giúp cho người tổ chức sự kiện đối mặt với những vấn đề khơng mong muốn
xảy ra;
Cơng trình “Arts of the events” (Nghệ thuật của sự kiện) của tác giả
James C. Monroe được xuất bản năm 2006. Tác giả cơng trình này đã đề cập
đến mục đích của sự kiện và đưa ra những yêu cầu đối với người làm công tác
thiết kế các sự kiện;
Hay bài viết “Special issue: festivals and events in the economic
impacts” (Vấn đề đặc biệt: lễ hội và sự kiện trước những tác động kinh tế)
của nhóm tác giả: J.Carsen, M. Robertson và J. Ali Knight, được đăng trên tạp
chí Journal Event Management (Quản lý sự kiện) số 11 năm 2007, đã chỉ ra
những tác động to lớn của nền kinh tế đối với lễ hội và sự kiện, đồng thời
khẳng định: sự tác động của các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội, chính trị,
đạo đức cũng ảnh hưởng đến lễ hội và sự kiện.
Ở Việt Nam, tuy khơng có nhiều nghiên cứu về hoạt động tổ chức sự
kiện như ở các nước trên thế giới, do hoạt động này được sinh sau đẻ muộn
nơi đây, nhưng cũng có một số cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về lĩnh vực
này, như: Cơng trình “Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du
lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh” do Huỳnh Quốc Thắng chủ biên (Nxb Trẻ,
năm 2007). Ở đây, tác giả nhấn mạnh lễ hội gắn với sự kiện và đặt vấn đề kết
hợp giữa du lịch với lễ hội để tạo ra những sản phẩm du lịch lễ hội. Cụ thể,
cuốn sách nêu lên một số cơ sở lý luận và thực tiễn về lễ hội và sự kiện du


8

lịch; thực trạng khai thác lễ hội và sự kiện trong du lịch ở Thành phố Hồ Chí
Minh; Xác định tiêu chí và định hướng khai thác lễ hội, sự kiện góp phần phát
triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng trình “Tổ chức và dàn dựng sự kiện” của Phạm Duy Khuê (Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010). Cơng trình này đưa ra những lý

luận chung của nghệ thuật sân khấu hóa và biên tập, dàn dựng một cuộc trình
diễn chun đề sân khấu hóa;
Giáo trình “Quản lý lễ hội và sự kiện” do Cao Đức Hải làm chủ biên
(Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội). Với ý nghĩa là giáo trình dành cho sinh viên
bậc đại học và cao đẳng ngành Quản lý Văn hóa – Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội tham khảo nên ngoài những vấn đề chung về quản lý lễ hội và sự
kiện, trong cuốn giáo trình này tác giả đã đề cập đến phần quản lý Nhà nước
đối với hoạt động lễ hội và sự kiện cũng như quy trình tổ chức lễ hội và sự
kiện.
Cơng trình “Tổ chức sự kiện” do Lưu Văn Nghiêm chủ biên (Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2007, tái bản lần thứ nhất năm 2009, tái bản
lần thứ hai năm 2012). Đây là một cuốn sách chuyên khảo với các nội dung
về: bản chất của tổ chức hoạt động sự kiện; dự toán ngân sách và lập kế hoạch
tổ chức sự kiện; địa điểm tổ chức sự kiện; khách tới sự kiện;
Hay luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của Hoàng Thị Nhung
(Học viện Khoa học Xã hội, năm 2013) với đề tài “Truyền thơng sự kiện văn
hóa và những chiều tương tác (nghiên cứu trường hợp Sự kiện duyên dáng
Việt Nam – báo Thanh Niên)” đã đề cập đến vấn đề: Tính tương tác trong
truyền thơng sự kiện văn hóa, các chiều tương tác trong sự kiện văn hóa,
những vấn đề của truyền thơng sự kiện văn hóa…


9

Ngồi ra, cịn có một số khóa luận tốt nghiệp viết về đề tài sự kiện,
trong đó phải kể đến các khóa luận của sinh viên Trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh trong năm 2008, như: sinh viên Trần Minh Nhật, đã bảo vệ
thành công đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tổ
chức sự kiện của Công ty Trách nhiệm hữu hạn G4b tại Thành phố Hồ Chí
Minh”; đề tài khóa luận: “Phân tích quy trình tổ chức sự kiện nhằm hồn

chỉnh tổ chức của Cơng ty liên doanh Daily Việt Nam” của sinh viên Nguyễn
Thị Thùy Linh... Hay đề tài tốt nghiệp năm 2010 với tên gọi “Tổ chức sự kiện
và doanh nghiệp” của sinh viên Hồ Thị Thanh Thủy (Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh); “Vấn đề tổ chức và khai thác các sự kiện phục vụ
hoạt động du lịch ở Nghệ An” của sinh viên Nguyễn Thị Quỳnh Anh (năm
2010 – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội);...
Bên cạnh đó, cịn có một số bài viết xoay quanh đề tài sự kiện như: “Tổ
chức sự kiện từ góc nhìn văn hóa, kinh tế, xã hội” của Trần Thị Hịa (Tạp chí
Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5, 2010, tr.40); “Cuộc thi trình
diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - một sự kiện văn hóa đặc sắc" của PGS.TS
Nguyễn Tri Nguyên (Tạp chí Văn hóa Du Lịch Đà Nẵng, số 14, 1/2012, tr.3033),…
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nói trên, đã thể hiện được các
khía cạnh của hoạt động tổ chức sự kiện và phần nào đáp ứng được nhu cầu
thực tế của công tác tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, mỗi cơng trình lại đề cập đến
một khía cạnh khác nhau và gắn sự kiện với một nội dung khác nhau, ví như:
gắn sự kiện với du lịch, lễ hội, truyền thơng…, mà chưa có một cơng trình
nào mang tính chất tổng hợp các lý luận và tập trung nghiên cứu hoạt động tổ
chức sự kiện. Chính vì vậy, trên tinh thần kế thừa những thành quả khoa học
của các cơng trình nói trên, với đề tài “Hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà
Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh”, chúng tơi mong muốn có một


10

cái nhìn tồn diện nhưng cụ thể hơn về hoạt động tổ chức sự kiện ở nước ta
thông qua các sự kiện do một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tổ chức, đó là Nhà Văn hóa
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm để thực hiện tốt công tác tổ chức sự kiện; góp phần đưa những kinh
nghiệm thu thập được đến với những người quan tâm.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp những lý luận về
hoạt động tổ chức sự kiện trong và ngoài nước; Nghiên cứu thực trạng cơng
tác tổ chức sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở một số sự kiện tiêu
biểu. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về cơng tác tổ chức sự kiện của
Nhà Văn hóa Thanh niên nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
- Mục tiêu cụ thể: Khảo sát, nghiên cứu về công tác tổ chức sự kiện của
Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua các sự kiện:
(1). Sự kiện “Sử ca Việt Nam”;
(2). Sự kiện “Đêm hội Quang Trung”;
(3). Sự kiện “Ngày hội Mùa xuân biển đảo lần 3 – năm 2014”;
(4). Sự kiện “Lễ hội Tết Việt Giáp Ngọ 2014”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà Văn hóa
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về chủ thể: Nghiên cứu những sự kiện nổi bật và thành công nhất do
Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.


11

+ Về không gian: Nghiên cứu các sự kiện do Nhà Văn hóa Thanh niên
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: Nghiên cứu các sự kiện do Nhà Văn hóa Thanh niên
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu văn bản.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.

-

Phương pháp nghiên cứu thực địa: trực tiếp tham dự, quan sát,

phỏng vấn, thực hiện phiếu khảo sát.
Cụ thể, học viên đã tham khảo các tài liệu, tư liệu có liên quan đến đề
tài nghiên cứu; tham dự và quan sát các sự kiện do Nhà Văn hóa Thanh niên
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (nhất là các sự kiện tiêu biểu mà học viên
nghiên cứu). Thông qua đó, tiến hành phỏng vấn và khảo sát ý kiến của những
người tổ chức sự kiện và khán giả đến xem sự kiện,v.v... Cuối cùng, học viên
tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu, thơng tin đã thu thập được.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về ý khoa học, luận văn đã tập hợp và hệ thống hóa những cơng trình
nghiên cứu về tổ chức sự kiện của nhiều tác giả trong và ngoài nước, nêu bật
những vấn đề có tính chất là cơ sở lý thuyết của hoạt động tổ chức sự kiện
như: những đặc trưng cơ bản của hoạt động tổ chức sự kiện; vai trò của nhà tổ
chức sự kiện; phân loại sự kiện,v.v... Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích
cho những người quan tâm đến lĩnh vực tổ chức sự kiện.
- Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn sẽ cung cấp cho những người làm
công tác tổ chức sự kiện, các nhà quản lý văn hóa và những ai quan tâm đến


12

hoạt động tổ chức sự kiện ở Việt Nam những thông tin, số liệu đáng tin cậy,
những nhận định xác đáng về hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà Văn hóa
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh - một điển hình về cơng tác tổ chức sự
kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, qua đây góp phần thực hiện tốt
công tác tổ chức sự kiện ở nước ta.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Trong chương này chúng tôi đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến
nội dung nghiên cứu như: khái niệm sự kiện, tổ chức sự kiện, nhà tổ chức sự
kiện và khán giả của sự kiện. Bên cạnh đó, cịn đề cập đến vai trị của tổ chức
sự kiện, những đặc trưng cơ bản của tổ chức sự kiện; phân loại sự kiện và giới
thiệu một cách khái quát về Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí
Minh, như: lịch sử hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ
chức, lực lượng nhân sự, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hoạt động,v.v…
Chương 2: Đặc điểm một số sự kiện tiêu biểu của Nhà Văn hóa
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở chương 2, bên cạnh việc giới thiệu một cách khái quát về các sự kiện
do Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức từ năm 2010
đến năm 2013, chúng tơi cịn tập trung vào việc giới thiệu đặc điểm về nội
dung, hình thức, quy trình, ý nghĩa của một số sự kiện tiêu biểu của đơn vị
này tổ chức, đó là các sự kiện: “Sử ca Việt Nam”, “Đêm hội Quang Trung”,
“Ngày hội Mùa xuân biển đảo lần 3 – năm 2014”, “Lễ hội Tết Việt Giáp Ngọ
năm 2014”.


13

Chương 3: Đánh giá về hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà Văn hóa
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh và một số đề xuất.
Trên cơ sở trình bày về nội dung, hình thức, quy trình và ý nghĩa của
bốn sự kiện tiêu biểu của Nhà Văn hóa Thanh niên ở chương 2. Trong chương
3, chúng tôi sẽ nêu lên những tác động đối với xã hội của các sự kiện này. Từ
đây, đưa ra những những nhận xét, đánh giá tổng thể đối với công tác tổ chức
sự kiện của Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh; nêu lên một

số bài học kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà Văn
hóa Thanh niên, xu hướng phát triển của hoạt động tổ chức sự kiện, định
hướng phát triển của Nhà Văn hóa Thanh niên trong hoạt động tổ chức sự
kiện. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra một số đề xuất đối với công tác tổ chức sự
kiện của Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh.


14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm sự kiện
Ngày nay, hai từ “sự kiện” (event) đã quá quen thuộc với chúng ta. Thế
nhưng trong q khứ có lẽ khơng nhiều người biết đến hai từ này. Điều này
khơng có nghĩa là trước đây khơng có sự kiện, bởi trong lịch sử phát triển của
nhân loại đã diễn ra biết bao nhiêu sự kiện lớn nhỏ khác nhau, đó là những lễ
hội ăn mừng mùa màng bội thu ở các nước nông nghiệp, lễ tế thần rượu nho
của người Hi Lạp cổ đại, sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, sự
kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975)… hay
các sự kiện trọng đại của một đời người như: chào đời, cưới hỏi, tang ma…
Để khẳng định rằng tổ chức sự kiện đã xuất hiện lâu đời, Trần Thị Hòa
đã viết: “Hoạt động tổ chức sự kiện đã xuất hiện từ xa xưa và song hành cùng
với sự phát triển của nền văn hóa, văn minh, kinh tế, xã hội của các quốc gia,
dân tộc. Lễ hội là hình thức tổ chức sự kiện đã ra đời từ thời cổ đại, và vẫn
tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay…” [5]
Hiện nay, sự kiện được diễn ra ở khắp mọi nơi và trên nhiều lĩnh vực
(kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…) với nhiều hình thức vơ cùng phong phú,
đa dạng như: mít - tin, hội thảo, lễ hội, hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ
thuật, giao lưu, nghi lễ, hội thao, du lịch,... vì vậy có rất nhiều quan điểm,

khái niệm về sự kiện và tùy vào khía cạnh nghiên cứu, cách nhìn của mỗi cá
nhân mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau cho khái
niệm sự kiện.


15

Trong Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa khá đơn giản: Sự kiện là sự
việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã xảy ra [13, tr.710].
Phạm Duy Khuê cho rằng: “Sự kiện là sự việc xảy ra ở bất cứ lĩnh vực
nào, vào thời điểm nào trong đời sống thường nhật (cả đời sống tự nhiên, xã
hội và tư duy) của con người – của cộng đồng người, dù đem lại lợi ích to lớn
hay tai hại – nguy nan cho cộng đồng; sự kiện có thể do thiên nhiên, hay con
người gây ra” [6, tr.29].
Nguyễn Vũ Hà khẳng định: “Sự kiện đó là các hoạt động xã hội trong
lĩnh vực thương mại, kinh doanh, giải trí, thể thao, hội thảo, hội nghị, giao
tiếp xã hội, các trò chơi cộng đồng, và các hoạt động khác liên quan đến lễ
hội, văn hóa, phong tục tập quán…” [3, tr.12]
Trong tác phẩm “Event management and event tourism” (tạm dịch:
Quản lý sự kiện và du lịch sự kiện), Donal Getz cho rằng định nghĩa của sự
kiện sẽ chuẩn nhất trong bối cảnh của nó và tác giả đã đưa ra hai định nghĩa
với hai góc độ khác nhau, một ở góc độ của nhà tổ chức sự kiện và một ở góc
độ khách hàng hoặc khán giả tham dự sự kiện. Cụ thể hai định nghĩa như sau:
Định nghĩa 1: “Sự kiện là hoạt động xuất hiện không thường xuyên
hoặc chỉ xuất hiện một lần ngồi những hoạt động hoặc chương trình bình
thường của nhà tổ chức hoặc nhà tài trợ”.
Định nghĩa 2: “Đối với khách hàng hoặc người tham dự, sự kiện là một
cơ hội để giải trí, trải nghiệm văn hóa hoặc trải nghiệm xã hội ngồi những
lựa chọn thơng thường hằng ngày hoặc vượt qua những trải nghiệm hằng
ngày” [30, tr.4].

Hay Anton shone và Bryn Parry trong tác phẩm “Successful event
management” (tạm dịch: Để quản trị sự kiện thành công) đã cho rằng: sự kiện
là “hiện tượng nổi lên từ sự xuất hiện khác thường và mang tính giải trí, văn


16

hóa, sự xuất hiện vừa khách quan vừa chủ quan. Sự kiện có thể xuất hiện bất
kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào trong cuộc sống của con người và chúng có thể
xuất hiện một cách hồn tồn tự phát hoặc được tổ chức, hoạch định một
cách chu đáo” [34, tr.3].
Từ việc kế thừa những thành tựu khoa học trong các cơng trình nghiên
cứu của các tác giả nói trên, trong luận văn này chúng tôi xin mạn phép đưa ra
một khái niệm mới về sự kiện, hi vọng có thể góp phần làm rõ hơn cho khái
niệm này. Khái niệm về sự kiện của chúng tôi như sau:
“Sự kiện là những hoạt động đặc biệt, độc đáo do con người tạo ra
trong một khoảng thời gian, không gian nhất định nhằm thỏa mãn nguyện
vọng của con người”.
Sự kiện phải là hoạt động đặc biệt, độc đáo bởi nếu sự kiện khơng có
yếu tố đặc biệt thì nó sẽ trở thành một hoạt động bình thường hằng ngày của
con người và nếu khơng có điểm độc đáo thì khơng có cái riêng để phân biệt
sự kiện này với sự kiện khác.
Dĩ nhiên, sự kiện thì có sự kiện mang tính tích cực và sự kiện mang
tính tiêu cực, sự kiện do con người tạo ra và sự kiện do tự nhiên tạo ra. Tuy
nhiên thiết nghĩ, sự kiện do tự nhiên tạo ra sẽ khơng có tính tổ chức. Chính vì
vậy, trong luận văn này chúng tơi chỉ đề cập đến sự kiện tích cực do con
người tạo ra và khái niệm mà chúng tôi đưa ra cũng nằm trong phạm vi đó.
1.1.2. Khái niệm tổ chức sự kiện
Có một số ý kiến cho rằng, hoạt động tổ chức sự kiện là một phần nhỏ
của lĩnh vực PR (quan hệ cơng chúng). Ý kiến này có thể xuất phát từ việc

hiện nay có rất nhiều cá nhân, đơn vị đã dùng các sự kiện vào mục đích quảng
bá, đánh bóng tên tuổi, hình ảnh của mình. Nhưng trên thực tế, chúng ta thấy
với tính chất đặc thù của mình, hoạt động tổ chức sự kiện đã trở thành một


17

ngành nghề độc lập và nó ngày càng khẳng định vị thế là một ngành cơng
nghiệp mới, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nhiều lĩnh vực
khác của mỗi quốc gia. Vậy tổ chức sự kiện là gì?
Cũng giống như khái niệm về sự kiện, hiện nay có rất nhiều quan điểm
khác nhau cho khái niệm tổ chức sự kiện. Sự khác nhau đó bắt nguồn từ
hướng tiếp cận của mỗi tác giả. Để trả lời cho câu hỏi “Tổ chức sự kiện là
gì?” vừa được đặt ra ở trên, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số khái niệm
tiêu biểu mà chúng tôi đã thu thập được trong quá trình thực hiện luận văn.
Đầu tiên có thể kể đến là khái niệm của Nguyễn Vũ Hà trong tập “Bài
giảng Tổ chức sự kiện” (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội – năm 2009). Theo
chúng tơi, đây có thể xem là một khái niệm bao hàm nhất, khái niệm được
nêu như sau:
“Tổ chức sự kiện là một q trình bao gồm một số hoặc tồn bộ các
công việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế hoạch;
chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến của sự kiện trong
một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất định
đến những người tham gia sự kiện và xã hội; nhằm đáp ứng các mục đích
khác nhau của các chủ thể tham gia vào sự kiện” [3, tr.13].
Hay một khái niệm mà chúng tôi đã đọc được trên internet (đề tài tốt
nghiệp của sinh viên Hồ Thị Thanh Thủy): “Tổ chức sự kiện là một quá trình
hoạch định việc thực hiện và giám sát những hoạt động liên quan đến các lĩnh
vực: văn hóa – nghệ thuật – tuyên truyền – công bố tại một thời điểm, một địa
điểm nhất định và tuân thủ quy định pháp luật, sao cho sự kiện diễn ra đúng

mục đích của nhà tổ chức”.
Mặc dù nghiên cứu hoạt động tổ chức sự kiện dưới góc nhìn văn hóa
nhưng PGS. TS Nguyễn Tri Nguyên đã đưa ra một khái niệm rất thuyết phục:


18

“Tổ chức sự kiện văn hóa là một hoạt động mang tính tổng hợp và liên ngành
cao giữa sự chính xác cao độ của khoa học và tính sáng tạo của nghệ thuật.
Tổ chức sự kiện văn hóa ln có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Chúng chạm vào hầu hết các khía cạnh của đời sống con người từ văn hố,
xã hội, mơi trường … đến chính trị hay kinh tế.” [11]
Trong tác phẩm “Events design and experience” (Thiết kế sự kiện và
kinh nghiệm), tác giả Graham Berridge đã đưa ra quan niệm của mình về sự
kiện: “Tổ chức sự kiện là q trình mà qua đó một sự kiện được lên kế hoạch,
được chuẩn bị và tạo ra. Cùng với những hình thức khác của tổ chức, nó bao
gồm sự đánh giá, xác định, sự phân phối, định hướng, kiểm sốt và phân tích
về thời gian, tài chính, con người, sản phẩm, dịch vụ và những nguồn khác để
đạt đến những mục tiêu…”[29, tr.10]
Còn tác giả Joe Goldblatt trong tác phẩm “Special evets” (Sự kiện đặc
biệt) thì cho rằng: “Tổ chức sự kiện là một nghề địi hỏi sự tập họp chung vì
mục đích tổ chức, giáo dục, tiếp thị và hội họp. Mỗi hoạt động trong số những
hoạt động ở trên được bao gồm bởi nghề tổ chức sự kiện. Nhiều người cho
rằng, cũng như du lịch, tổ chức sự kiện là một ngành công nghệ dịch vụ và nó
ngày càng phát triển. Tổ chức sự kiện, tự bản thân của vấn đề đã khẳng định
rằng nó là sự thể hiện hồn hảo của sự kết hợp giữa năng lực tổ chức và óc tư
duy của con người.” [32, tr.8]
Tuy các khái niệm nêu trên khơng hồn tồn giống nhau nhưng cũng
phần nào giúp chúng ta hình dung được tổ chức sự kiện là gì. Riêng chúng tơi
lại có sự đồng nhất với quan điểm của tác giả Nguyễn Vũ Hà bởi đây là một

khái niệm mà chúng tôi cho rằng rất đầy đủ và cụ thể.


19

1.1.3. Nhà tổ chức sự kiện
“Nhà tổ chức sự kiện là những tổ chức, doanh nghiệp, những người
được nhà đầu tư sự kiện thuê và được ủy quyền thực hiện q trình tổ chức sự
kiện có những ràng buộc, quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong quá trình tổ
chức sự kiện. Cùng với nhà đầu tư sự kiện, nhà tổ chức sự kiện phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề có liên quan đến sự kiện.
Nhà tổ chức sự kiện ngoại việc chịu trách nhiệm chuẩn bị, tiến hành và
kết thúc các nội dung của sự kiện cịn đóng vai trị trung gian giữa các nhà
cung ứng dịch vụ với khách hàng của mình [3, tr.16].
Như vậy, Nhà tổ chức sự kiện có thể là một cá nhân, một nhóm người,
hoặc một tổ chức và có nhiệm vụ điều phối tất cả các hoạt động trong một sự
kiện do mình đảm trách. Vì vậy, địi hỏi nhà tổ chức sự kiện phải có khả năng
tổ chức, óc sáng tạo, năng động, kiên nhẫn và sức khỏe tốt. Ngồi ra, “…để tổ
chức một sự kiện thành cơng, người làm công tác tổ chức phải am hiểu tường
tận về tính chất văn hố của sự kiện: tâm lí, phong tục, tôn giáo, lối sống của
cư dân nơi dự kiến sẽ tổ chức sự kiện. Người tổ chức sự kiện mà lại khơng có
tầm hiểu biết và trải niệm văn hóa, khơng quan tâm đúng mức đến vai trị của
văn hố thì việc tổ chức sự kiện sẽ khó thành cơng...”[11]
Ngày nay, có rất nhiều người hoặc đơn vị tự đứng ra tổ chức sự kiện
cho mình, ví dụ một cá nhân tự đứng ra tổ chức buổi lễ sinh nhật cho mình
hay một cơng ty tự tổ chức hội nghị khách hàng mà không cần đến sự hỗ trợ
của những người, công ty chuyên tổ chức sự kiện. Điều này có nghĩa nhà tổ
chức sự kiện có thể là những người chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp
trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tất cả đều nỗ lực để sự kiện dù lớn hay nhỏ đều
được thành công và họ ln có trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề có

liên quan đến sự kiện do mình tổ chức.


20

1.1.4. Khán giả sự kiện
Khán giả của sự kiện thông thường được phân thành hai nhóm chính:
nhóm khán giả là khách mời tham gia sự kiện và nhóm khán giả là khách
vãng lai.
- Khách mời tham gia sự kiện “là những tổ chức, doanh nghiệp hoặc
cá nhân được chủ đầu tư sự kiện chủ động mời tham dự vào các diễn biến,
hoạt động của sự kiện, họ là đối tượng chính mà mục tiêu sự kiện muốn tác
động đến” [3,tr.18].
- Khách vãng lai: là những người vơ tình đến với sự kiện mà khơng có
chủ đích trước và mức độ ảnh hưởng của nhóm này đến sự kiện cũng khơng
đáng kể. Tuy nhiên, trong kế hoạch thực hiện bao giờ các nhà tổ chức sự kiện
cũng phải tính đến đối tượng này.
Khi đến với sự kiện, khán giả có thể khơng phải trả bất kỳ một khoản
phí nào, nhưng cũng có thể phải trả một khoản phí để nhận lại những giá trị
nhất định về mặt vật chất và tinh thần mà sự kiện mang lại (kể cả khán giả là
đối tượng khách mời).
1.2. Vai trò và đặc trưng cơ bản của tổ chức sự kiện
1.2.1. Vai trò của tổ chức sự kiện
Mỗi ngày có rất nhiều sự kiện được diễn ra xung quanh chúng ta. Có
thể đó chỉ là một buổi tiệc sinh nhật, một lễ cưới của một người nào đó hoặc
có thể là một chương trình hội nghị khách hàng, một buổi giới thiệu sản
phẩm, đại hội cổ đông, lễ động thổ, lễ khánh thành, tọa đàm, chương trình văn
nghệ,… điều này cho thấy, sự kiện gắn liền với cuộc sống của chúng ta.
Trong lĩnh vực kinh tế, người ta xem tổ chức sự kiện là một phần thiết
yếu trong chiến lược tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu của các



21

doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng, nhanh
chóng truyền tải một thơng điệp nào đó đến khách hàng, đồng thời gây sự chú
ý đối với khách hàng và các cơ quan truyền thông,…để đạt mục đích cuối
cùng là tiêu thụ tốt sản phẩm.
Khơng chỉ có kinh tế mà hoạt động tổ chức sự kiện đã chiếm một vị trí
khơng nhỏ trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm: văn hóa, nghệ thuật, chính trị,
giáo dục, y tế, du lịch, thể thao,…
Như vậy có thể khẳng định, tổ chức sự kiện có vai trị rất quan trọng và
không thể thiếu đối với đời sống xã hội, nó giúp thỏa mãn nhu cầu về tinh
thần lẫn vật chất của con người. Giúp cho mỗi cá nhân, đơn vị có thể chuyển
tải được thơng điệp, xây dựng hình ảnh, củng cố thương hiệu, thu lợi nhuận
về kinh tế, quảng bá về văn hóa, phong tục tập qn, danh lam thắng cảnh.
Ngồi ra, thơng qua sự kiện giúp con người có cơ hội được chia sẻ, trải
nghiệm cùng nhau, phát triển tri thức; giúp củng cố tình đoàn kết, thắt chặt
mối liên hệ cộng đồng và nâng cao niềm tự hào về quê hương đất nước,
truyền thống dân tộc; đồng thời đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của
cơng chúng.
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của tổ chức sự kiện
Bản chất của tổ chức sự kiện là một hoạt động có sự tham gia tổ chức,
hoạch định, điều phối của con người (nhà tổ chức sự kiện), vì vậy, đặc trưng
của tổ chức sự kiện chủ yếu tập trung ở nhà tổ chức sự kiện. Cụ thể tổ chức sự
kiện có ba đặc trưng cơ bản như sau:
- Đặc trưng thứ nhất là tính tổ chức và sáng tạo cao
Đặc trưng này được thể hiện đầu tiên ở nhà tổ chức sự kiện, đó là năng
lực tổ chức và tư duy sáng tạo. Điều này đòi hỏi nhà tổ chức sự kiện ngoài
việc am hiểu về nội dung sự kiện mình tổ chức, hiểu được văn hóa, phong tục



22

tập quán của cư dân địa phương nơi tổ chức sự kiện,…cần phải có một
phương pháp quản lý tốt hoạt động của sự kiện nhằm kiểm soát mọi hoạt
động để có thể dễ dàng điều chỉnh khi cần thiết.
Nhà tổ chức sự kiện cần phải có tư duy sáng tạo để các sự kiện ln có
màu sắc mới, khơng trùng lắp lẫn nhau và ln độc đáo. Ngồi ra, nhà tổ chức
sự kiện cũng cần phải có sự hiểu biết nhất định về các lĩnh vực khác như kinh
tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, tơn giáo, du lịch, marketing, nghệ thuật… để có
thể vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt đối với các sự kiện cụ thể.
- Đặc trưng thứ hai là tính chặt chẽ cao của quy trình tổ chức
Hầu hết các sự kiện đều thực hiện theo một quy trình gồm các bước
như: Hình thành ý tưởng; Viết kế hoạch tổ chức và trình lãnh đạo ký duyệt
(hoặc: trình bày kế hoạch tổ chức và ký kết hợp đồng tổ chức); Họp ban tổ
chức phân cơng nhiệm vụ; Viết chương trình chi tiết; Thực hiện hồ sơ xin tài
trợ; Thực hiện việc tập dợt các nội dung trong sự kiện; In ấn, phát hành thư
mời; Thiết kế, trang trí sân khấu, bố trí âm thanh, ánh sáng; Tổng duyệt
chương trình; Sự kiện diễn ra; Họp đánh giá, rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, tùy vào tính chất của mỗi sự kiện mà các nhà tổ chức thực
hiện sự kiện theo một quy trình cụ thể riêng. Nhưng tất cả các bước trong quy
trình tổ chức sự kiện dù nhỏ hay lớn đều đòi hỏi phải được thực hiện một cách
chuẩn xác, các bộ phận thực hiện phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với
nhau. Các bước phải được thực hiện theo một trình tự nhất định, việc nào cần
làm trước thì phải được tiến hành trước và việc nào cần thực hiện trước? Thực
hiện trong thời gian bao lâu? Ai là người thực hiện? … cũng địi hỏi có sự
tính tốn kỹ càng, cụ thể.



23

- Đặc trưng thứ ba là tính nhạy bén, linh hoạt cao
Mặc dù nhà tổ chức sự kiện ln có sự chỉn chu, chặt chẽ đến từng tiểu
tiết trong quá trình tổ chức sự kiện, tuy nhiên, đơi khi vẫn xảy ra những tình
huống mà nhà tổ chức sự kiện không mong đợi.
Một sự kiện chỉ diễn ra một lần trong một khoảng thời gian, không gian
nhất định nên chúng ta khơng có cơ hội để thực hiện lại. Chính vì vậy, để đạt
kết quả tốt nhất cho sự kiện, đòi hỏi nhà tổ chức sự kiện phải thật nhạy bén,
linh hoạt, khéo léo, tinh tế trong việc xử lý những tình huống làm ảnh hưởng
khơng tốt đến sự kiện. Nếu nhà tổ chức sự kiện không nhạy bén sẽ khơng kịp
thời phát hiện ra những tình huống xấu để xử lý, nếu không linh hoạt, khéo
léo trong xử lý sẽ làm cho tình huống xấu càng trở nên tồi tệ hơn.
1.3. Phân loại sự kiện
Như đề cập ở trên, ngày nay tổ chức sự kiện đã phát triển một cách
nhanh chóng và trở thành một ngành cơng nghiệp mới của xã hội. Tính riêng
ở nước ta, hàng năm có rất nhiều sự kiện được tổ chức. Đó có thể là sự kiện
lớn mang tầm quốc gia và lan rộng ra cả thế giới nhưng cũng có thể là những
sự kiện của mỗi một cá nhân. Đó có thể là một lễ hội, một chương trình biểu
diễn nghệ thuật hay một buổi tọa đàm, triển lãm… Đó có thể là là một sự kiện
nhằm ôn lại lịch sự đấu tranh chống giặc ngoại xâm một cách ngoan cường
của quân và dân Việt Nam hay là một sự kiện nhằm tôn vinh những tấm
gương điển hình nào đó, hoặc một sự kiện nhằm giới thiệu một sản phẩm mới
của một công ty,…
Trên đây chưa phải là một sự liệt kê cho tất cả nhưng ít nhiều cũng đã
minh chứng cho sự đa dạng và phong phú trong bản thân của hoạt động tổ
chức sự kiện. Tuy nhiên, không quá phúc tạp để phân biệt các sự kiện và có
nhiều cách để phân biệt chúng. Trong tác phẩm “Festival and special event



24

management” (Tạm dịch: Quản lý lễ hội và những sự kiện đặc biệt), Johnny
Allen đã viết: “Có nhiều cách để phân loại hoặc phân nhóm sự kiện bởi quy
mơ, hình thức và nội dung…” [27, tr.11].
Ngồi ra, cịn có nhiều cách khác để phân loại sự kiện như chúng ta có
thể phân loại theo tiêu chí khơng gian tổ chức sự kiện (các sự kiện tổ chức
ngoài trời và các sự kiện tổ chức trong hội trường), hoặc phân loại theo tiêu
chí thời gian tổ chức sự kiện hay theo tiêu chí cấp quản lý sự kiện,…
Ở đây, chúng tơi chọn phân loại sự kiện theo quy mơ, tính chất và nội
dung của sự kiện.
1.3.1. Phân loại sự kiện theo quy mô tổ chức
Nếu phân loại sự kiện theo tiêu chí quy mơ tổ chức thì có hai loại sự
kiện chính: sự kiện lớn và sự kiện nhỏ.
Hiểu một cách nơm na, sự kiện lớn đó là những sự kiện có sự thu hút
đơng đảo khán giả, nhà tài trợ, giới truyền thơng; có kinh phí tổ chức lớn;
được diễn ra trong thời gian liên tục nhiều giờ hoặc nhiều ngày; có phạm vi tổ
chức rộng; được dàn dựng cơng phu; có nhiều người tham gia thực hiện; là sự
kiện của một doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn…
Ở nước ta, hàng năm có rất nhiều sự kiện lớn được tổ chức, ví dụ: các
lễ hội (lễ hội Hoa ở Đà Lạt, lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, lễ hội đường phố Hạ
Long, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở An Giang, lễ hội pháo hoa ở Đà
Nẵng…); các cuộc thi sắc đẹp (Hoa hậu Việt Nam, hoa hậu các dân tộc Việt
Nam, hoa hậu hoàn vũ Việt Nam…); các chương trình văn hóa - nghệ thuật
được quay và phát trực tiếp trên sóng truyền hình;…
Ngược lại, sự kiện nhỏ là những sự kiện mang tính chất cá nhân, gia
đình hoặc cộng đồng nhỏ như liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật…hoặc những


25


chương trình có kinh phí tổ chức thấp, diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ đáp
ứng một số ít khán giả, khơng có nhà tài trợ…
1.3.2. Phân loại sự kiện theo tính chất của sự kiện
Nếu phân loại theo tính chất thì chúng ta nhận thấy sự kiện có các loại
chính như sau:
- Sự kiện nhằm mục đích kinh doanh, quảng bá thương hiệu, giới
thiệu sản phẩm (ví dụ: các hội chợ, triển lãm, hội nghị khách hàng, họp báo
giới thiệu một sản phẩm mới, chương trình biểu diễn nghệ thuật có bán vé…)
- Sự kiện phục vụ cơng ích, là những sự kiện khơng có tính chất kinh
doanh hay quảng bá thương hiệu mà chủ yếu nhằm phục vụ cộng đồng xã hội
(ví dụ: chương trình biểu diễn nghệ thuật gây quỹ cho người nghèo hay người
khuyết tật, tổ chức lễ cưới tập thể cho công nhân nghèo, sự kiện tôn vinh
người tốt việc tốt…)
- Sự kiện phục vụ lợi ích chính trị như các sự kiện nhằm ca ngợi
Đảng, Bác Hồ; là những sự kiện nhằm kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam, ngày giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước, chiến thắng trận Điện Biên Phủ,… hay các sự kiện
nhằm tuyên truyền người dân sống và hành động theo đúng chủ trương, hiến
pháp, pháp luật của Đảng và Nhà nước...
1.3.3. Phân loại sự kiện theo nội dung của sự kiện
Hiểu một cách đơn giản, phân loại sự kiện theo nội dung tức là phân
loại sự kiện theo từng lĩnh vực hoạt động, nội dung hoạt động. Với kiểu phân
loại này sự kiện có các loại như: sự kiện chính trị, sự kiện văn hóa, sự kiện thể
thao, sự kiện du lịch, sự kiện thương mại, sự kiện giáo dục,…


×