Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ vời các thư viện liên kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 124 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .......................................9
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT TRUNG TÂM HỌC LIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỚI CÁC THƯ VIỆN LIÊN KẾT .....................11
1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác chia sẻ nguồn lực thư viện ......................................11
1.1.1 Một số khái niệm .......................................................................................11
1.1.2 Nguồn lực thơng tin và các nguồn lực khác ..............................................13
1.1.3 Vai trị của các nguồn lực trong hoạt động thông tin, thư viện .................20
1.1.4. Tầm quan trọng của hợp tác chia sẻ nguồn lực thư viện. .........................24
1.1.5 Nội dung hợp tác chia sẻ nguồn lực thư viện ............................................27
1.2 Khái quát về TTHL trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết..........32
1.2.1 Khái quát về các nguồn lực của Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần
Thơ. ....................................................................................................................32
1.2.2 Khái quát về các nguồn lực của Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. ...................................................................................37
1.2.3 Khái quát về các nguồn lực của Thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh. ..........................................................................39
1.2.4 Khái quát về các nguồn lực của Trung tâm Thư viện Trường Đại học
Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. ..............................................................41
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................43


Chương 2. THỰC TRẠNG HỢP TÁC CHIA SẺ NGUỒN LỰC GIỮA TRUNG


TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỚI CÁC ...............................44
THƯ VIỆN LIÊN KẾT .............................................................................................44
2.1 Chính sách về hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học liệu Trường Đại
học Cần Thơ với các thư viện liên kết. ..................................................................44
2.1.1 Cơ sở pháp lý về hợp tác thư viện đại học ................................................44
2.1.2 Văn bản về hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học liệu Trường
Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết. ........................................................47
2.2 Nội dung hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học liệu Trường Đại học
Cần Thơ với các Thư viện liên kết. .......................................................................49
2.2.1 Hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin giữa Trung tâm Học liệu Trường Đại
học Cần Thơ với các Thư viện liên kết. .............................................................49
2.2.2 Hợp tác chia sẻ các nguồn lực khác giữa Trung tâm Học liệu Trường Đại
học Cần Thơ với các Thư viện liên kết. .............................................................61
2.3 Ý kiến của các đối tượng liên quan đến hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực
giữa Trung tâm học liệu Trường ĐHCT với các thư viện liên kết. .......................65
2.3.1 Ý kiến của người sử dụng thư viện ...........................................................65
2.3.2 Ý kiến của cán bộ thư viện ........................................................................73
2.4 Nhận xét hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học liệu
Trường Đại học Cần Thơ với các Thư viện liên kết ..............................................81
2.4.1 Thành tựu ..................................................................................................81
2.4.2 Hạn chế .....................................................................................................83
2.4.3 Nguyên nhân..............................................................................................84
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................85
Chương 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC CHIA SẺ NGUỒN LỰC GIỮA
TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỚI CÁC THƯ VIỆN
LIÊN KẾT .................................................................................................................86
3.1 Mục tiêu nâng cao hiệu quả hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học
liệu trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết .........................................86



3.1.1 Phát triển hoạt động của các thư viện tham gia hợp tác chia sẻ nguồn lực
............................................................................................................................86
3.1.2. Đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của người sử dụng thư viện ................88
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học
liệu Trường Đại học Cần Thơ và các thư viện liên kết .........................................91
3.2.1 Hồn thiện chính sách hợp tác chia sẻ nguồn lực .....................................91
3.2.2 Tổ chức khoa học hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực ...........................94
3.2.3 Triển khai đầy đủ các nội dung hợp tác chia sẻ nguồn lực .......................97
3.2.4. Đào tạo người sử dụng thư viện .............................................................107
3.2.5. Thường xuyên đánh giá hiệu quả hợp tác chia sẻ nguồn lực .................108
3.2.6 Tuyên truyền, quảng bá về hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa
TTHL và các thư viện liên kết..........................................................................110
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................112
KẾT LUẬN .............................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................115
PHỤ LỤC ................................................................................................................121


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc phối hợp và hợp tác giữa các thư viện là ý tưởng đã được hình
thành từ rất sớm trong hoạt động thư viện thế giới. Từ năm 1886 Melvil
Dewey đã phân tích rằng một trong những điều cần thiết nhất của hoạt động
thư viện là thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các thư viện. Hoạt động phối
hợp và hợp tác được đặc biệt quan tâm và phát triển mạnh mẽ ở các nước
phương Tây vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Tại Mỹ, hợp tác liên kết
giữa các thư viện đã có lịch sử hình thành và phát triển từ những năm 1900s.
[19]

Trong quyết định 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, cao đẳng giai đoạn 20062020 đã nêu ra nhiều giải pháp xây dựng một số trường Đại học, cao đẳng
mạnh trong đó có giải pháp “Tăng cường năng lực và chất lượng hoạt động
của thư viện ở các trường, hình thành hệ thống thư viện điện tử kết nối các
thư viện điện tử các trường trên cùng địa bàn, cùng một vùng trên phạm vi
toàn quốc; thiết lập mạng lưới thơng tin tồn cầu và mở rộng giao lưu quốc tế
cho tất cả các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước”. Trong thực tế, nhiều
thư viện trường Đại học, Cao đẳng trong nước đã có sự phối hợp, chia sẻ
nguồn tài nguyên thông tin ở các mức độ khác nhau.
Ngày nay, trước hiện tượng bùng nổ thông tin, sự phát triển nhu cầu tin
trong xã hội, khơng một thư viện nào một mình có thể sở hữu được khối
lượng thông tin khổng lồ trên thế giới và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin đa
dạng ngày càng tăng của các nhóm người sử dụng trong điều kiện hạn hẹp về
kinh phí và nhân lực. Liên kết thư viện luôn đi kèm với thuật ngữ chia sẻ
nguồn lực bao gồm truy cập dữ liệu thư mục chung, mượn liên thư viện, phát


2

triển các bộ sưu tập chung, trao đổi cán bộ thư viện, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực
giữa các thư viện đại học đem lại nhiều lợi ích. Trước hết, việc hợp tác này
tiết kiệm rất lớn kinh phí bổ sung nguồn lực thơng tin, trang thiết bị cơ sở vật
chất, hạ tầng công nghệ thông tin; từ đó tiết kiệm thời gian, cơng sức trong xử
lý, bảo quản thơng tin. Nhưng lợi ích lớn nhất vẫn là việc hợp tác này sẽ giúp
người sử dụng (NSD) thỏa mãn nhu cầu thông tin phong phú, đa dạng; từ đó
nâng cao chất lượng phục vụ NSD.
Trường ĐHCT cũng đã thực hiện hoạt động hợp tác chia sẻ này từ năm
2015 tại hội nghị liên kết đào tạo được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ.
Năm 2010 TTHL-ĐHCT tổ chức chia sẻ nguồn tài liệu điện tử nội sinh bằng

cách cấp tài khoản truy cập cho NSDcủa một số trường cao đẳng và đại học ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2013, TTHL liên kết với
Thư viện trường Đại học Alberta-Canada để khai thác tạp chí khoa học do
trường này mua quyền truy cập và tập huấn chia sẻ kiến thức chuyên môn cho
người làm thư viện giữa hai bên. Bên cạnh đó, thời gian gần đây TTHLĐHCT đã hợp tác chia sẻ NLTT, trao đổi cán bộ, học tập kinh nghiệm với các
thư viện ở trong và ngoài nước. Ngoài nước như mạng lưới thư viện các
trường Đại học Đông Nam Á (AUNILO), Thư viện Trường Đại học Alberta
Canada, Thư viện Trường Đại học Nagasaki Nhật Bản; trong nước như một
số thư viện trường đại học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một số thư
viện trường đại học ở Miền Trung, Tây nguyên và các thư viện trường đại học
ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học
liệu Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện có liên kết cịn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sử dụng; trao đổi học tập kinh
nghiệm của cán bộ thư viện chưa được thực hiện mạnh, hoạt động dùng chung


3

cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ trong liên kết và chia sẻ cũng chưa được
triển khai. Các hoạt động này cần phải được nghiên cứu, tìm ra ngun nhân
để có những giải pháp thích hợp, nâng cao chất lượng hiệu quả của việc liên
kết và chia sẻ nguồn lực thư viện, đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử
dụng ngày một tốt hơn.
Chính vì lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa
Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết” cho
luận văn thạc sĩ chun ngành thơng tin-thư viện của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát và đánh giá thực trạng

hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ
với các thư viện liên kết, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng hợp tác chia sẻ nguồn lực, phục vụ hiệu quả cho người sử dụng.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nhằm giải quyết các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa các thư
viện nói chung và thư viện đại học nói riêng.
- Khảo sát thực trạng hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học
liệu trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác chia sẻ nguồn lực
giữa Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực ở các nước tiên tiến trên thế giới
đã có từ lâu, làm cơ sở để thiết lập mối quan hệ trong các tổ chức thông tin,


4

các thư viện với nhau và phát triển rất mạnh mẽ. Cụ thể qua các cơng trình đã
được nghiên cứu:
Nghiên cứu của tác giả M.Muthu (2013) “Resource Sharing in
Libraries: A vital role of Consortia” nghiên cứu về chia sẻ tài nguyên thông
tin của một số thư viện tham gia nhất định với nhau trên cơ sở nguyên tắc hợp
tác. Bài viết này nội dung cốt yếu là chia sẻ nguồn tài nguyên hiện có của các
thư viện ở Ấn Độ, đánh giá ưu nhược điểm khi đã hợp tác và chia sẻ nguồn tài
ngun thơng tin.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Ejedafiru, Efe Francis (2011)
“Resource sharing activities in academic libraries services; result of a
survey”, nghiên cứu các thư viện có truyền thống chia sẻ tài ngun thơng tin,

phân tích thực trạng chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin giữa các thư viện học
thuật. Đề tài chỉ nghiên cứu khía cạnh chia sẻ nguồn tài nguyên Thông tin.
Bài viết của tác giả Horton Valarie and Pronevitz Greg (2015) “Library
consortia: models for collaboration and sustainability”, bài viết khái quát lịch
sử liên kết thư viện ở Mỹ, thực trạng liên kết thư viện hiện đại, khía cạnh
quản lý, xu hướng phát triển của liên kết thư viện và những dịch vụ chủ yếu
của các liên hiệp thư viện, ngoài ra bài viết cũng nêu lên những ví dụ thực tế
về sự đa dạng các loại liên hiệp và quy mô của các liên minh thư viện ở Mỹ.
Tác giả James Burgett, John Haar, Linda L. Phillips (2004) đã xuất bản
cuốn sách với nhan đề: “Collaborative collection development: a practical
guide for your library”. Trình bày những kinh nghiệm thành cơng của dự án
phối hợp phát triển nguồn tài nguyên thông tin giữa các thư viện đại học
Tennessee, Kentucky và Vanderbilt và tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan
đến phối hợp bổ sung nguồn tài nguyên thông tin đối với các loại hình thư
viện khác nhau.


5

Nhìn chung, nghiên cứu Liên kết thư viện trên thế giới phát triển rất
mạnh mẽ ở khắp các quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia phát triển. Nghiên cứu
đa dạng với nhiều khía cạnh khác nhau từ việc hình thành các mạng liên kết
thư viện, các hoạt động liên kết đầu tiên là chia sẻ dữ liệu biên mục dạng in ấn
đến hợp tác mua quyền dùng chung các cơ sở dữ liệu tài liệu dạng số hóa và
nhiều cơng trình nghiên cứu về những lợi ích cũng như những khó khăn mà
các Liên hiệp gặp phải và tìm ra hướng xử lý các khó khăn để phát triển mạnh
mẽ các Liên hiệp thư viện.
Các nguồn tài liệu nghiên cứu này có giá trị thực tiễn và khoa học cho
thực tiễn nghiên cứu và phát triển các hoạt động liên kết thư viện ở Việt Nam.
Các cơng trình đã đúc kết những lợi ích thiết thực từ hoạt động liên kết thư

viện song cũng nêu lên những trở ngại thường xảy ra ở các nước Liên kết thư
viện đó là vấn đề cơng nghệ, tài chính, con người và văn hóa ở từng quốc gia.
Phần lớn, các tài liệu trên đề cập đến vấn đề hợp tác chia sẻ nguồn tài
ngun thơng tin, khía cạnh các nguồn lực khác như cơ sở vật chất trang thiết
bị, nguồn nhân lực, nguồn tài chính trong hợp tác chia sẻ chưa có đề tài nào
đề cập trong lĩnh vực thông tin thư viện.
3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam hoạt động này vẫn chưa được quan tâm đúng mức kể cả
trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Theo hướng nghiên cứu của đề tài, ở
trong nước đã có một số cơng trình nghiên cứu về hợp tác chia sẻ nguồn lực
thông tin giữa các thư viện trường Đại học
Số lượng luận văn Thạc sỹ liên quan đến liên kết và chia sẻ nguồn lực
thông tin khá nhiều: Luận văn “Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa
các thư viện trong Quân đội Nhân dân Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thúy
Cúc (2005). Tác giả đã nêu thực trạng hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin
giữa các thư viện trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, những nguyên nhân


6

gặp khó khăn khi hợp tác chia sẻ nguồn lực thơng tin, từ đó đưa ra các giải
pháp để phát triển việc chia sẻ nguồn lực thông tin phục vụ người dùng tin
ngày càng hiệu quả hơn.
Luận văn Thạc sỹ “Chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lê Phương Hoài (2010); tác
giả đã nêu thực trạng hợp tác chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin giữa các thư
viện trực thuộc Viện khoa học xã hội ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải
pháp để phát triển các hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin
ngày càng mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu tin của người sử dụng.
Luận văn Thạc sỹ “Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các

trường đại học khối kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Hồng Ngọc
Chi (2011), tác giả đã trình bày thực trạng chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin
giữa các trường Đại học khối kỹ thuật, nêu lên thực trạng của hoạt động thư
viện, sự cần thiết phải chia sẻ trong giai đoạn hiện nay, cũng như nêu lên
những lợi ích có được.
Ngồi ra, nhiều bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Thư viện và tạp
chí Thơng tin tư liệu cụ thể như: Bài nghiên cứu “Chia sẻ tài nguyên thông tin
giữa các thư viện đại học: nhận diện các yếu tố tác động và đề xuất mơ hình
hợp tác”của tác giả Đỗ Văn Hùng (2017); Tác giả Nguyễn Hoàng Vĩnh
Vương (2015) với bài nghiên cứu: “Liên kết thư viện: mơ hình phát triển bền
vững cho các thư viện Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Huy Chương, Trần Thị
Phương (2007) “ Chia sẻ nguồn lực thông tin” kinh nghiệm thư viện Mỹ giải
pháp cho thư viện Việt Nam”. Bài nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Huyền
(2013) “Hợp tác liên thư viện giữa các thư viện đại học tại Việt Nam: cơ hội
và thách thức”. Tác giả Lê Văn Viết (2006) “Một số vấn đề thiết lập hình
thức mượn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thư viện Việt Nam”. Qua tìm
hiểu, nội dung các bài nghiên cứu trên có liên quan đến chủ đề hợp tác chia sẻ


7

nguồn lực thông tin giữa các thư viện đại học, nêu lên những yếu tố tác động
đến vấn đề hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin của các thư viện đại học cũng
như giới thiệu khái quát các mô hình đã hợp tác chia sẻ nguồn lực thơng tin
của một số quốc gia để các thư viện Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm.
Tuy nhiên, riêng vấn đề hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện đại học
các bài viết chưa đề cập tới.
Nhìn chung, các cơng trình trên tập trung nghiên cứu về hợp tác chia sẻ
nguồn lực thông tin giữa các thư viện, riêng khía cạnh hợp tác chia sẻ nguồn
lực nói chung giữa các thư viện đại học cho đến nay chưa có cơng trình

nghiên cứu nào. Do đó, đề tài “Hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm
Học liệu Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết” là đề tài hồn
tồn mới, khơng trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn
lực thư viện.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Mặc dù TTHL-ĐHCT đã hợp tác chia sẻ với nhiều đơn vị khác nhau,
tuy nhiên chỉ với 3 thư viện là có sự hợp tác dài hạn và chuyên sâu. Do đó,
phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa
Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ với 3 thư viện sau:
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Thư viện Trung tâm Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh


8

- Phạm vi thời gian:
Các số liệu thông tin phản ánh trong luận văn tập trung chủ yếu trong
khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay và đề xuất giải pháp mở rộng phạm vi
liên kết trong những năm tiếp sau.
- Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm
Học liệu Trường Đại học Cần Thơ với các Thư viện liên kết, gồm: nguồn lực
thông tin và các nguồn lực khác.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1.Câu hỏi nghiên cứu
- Hợp tác chia sẻ nguồn lực có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động

thư viện ?
- Thực trạng hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học liệu
Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết ?
- Cần đưa ra những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hợp tác chia sẻ
nguồn lực giữa Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện
liên kết ?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu thông tin của người sử dụng rất phong phú, đa dạng và luôn
phát triển; trong khi các nguồn lực của mỗi thư viện lại hạn chế nên khó đáp
ứng cho nhu cầu này. Nếu tổ chức tốt việc hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa các
thư viện thì sẽ thỏa mãn được nhu cầu thông tin của người sử dụng thư viện.
Hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm học liệu Trường
Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết cũng đã có những thành quả nhất
định. Tuy nhiên, hoạt động này còn gặp một số khó khăn, trở ngại nên chưa
đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sử dụng thư viện. Nếu nghiên cứu
tìm hiểu ngun nhân của các khó khăn, trở ngại và có biện pháp để giải


9

quyết những ngun nhân đó thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả của
hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm học liệu trường Đại học
Cần Thơ với các thư viện liên kết.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích-tổng hợp tài liệu có liên quan để hệ thống hóa cơ sở lý luận
về đề tài.
- Điều tra bằng bảng hỏi:
+ Đối với cán bộ thư viện: Để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn
trong hoạt động hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện.
+ Đối với người sử dụng thư viện: Để tìm hiểu về nhu cầu sử dụng

thư viện, nhu cầu thông tin.
- Phương pháp thống kê: Để thống kê các số liệu đã thu thập được làm
cơ sở phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động hợp tác
chia sẻ nguồn lực thư viện.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các giải pháp đề xuất trong luận văn về hợp tác chia sẻ nguồn lực
giữa Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết có
thể áp dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện này.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho nhân viên và sinh viên
chun ngành thơng tin-thư viện
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn gồm 3 chương:


10

Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về Trung tâm Học liệu Trường
Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết.
Chương 2: Thực trạng hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung tâm Học
liệu Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả hợp tác chia sẻ nguồn lực giữa Trung
tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ với các thư viện liên kết.


11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT TRUNG TÂM HỌC LIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỚI CÁC THƯ VIỆN LIÊN KẾT
1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác chia sẻ nguồn lực thư viện
1.1.1 Một số khái niệm
 Hợp tác
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ( 2005) khái niệm “Hợp
tác” là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực
nào đó, nhằm một mục đích chung [30].
Từ điển giải thích thuật ngữ tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (2007)
“Hợp tác” là một nhu cầu cần thiết trong công việc giúp chúng ta giải quyết
công việc riêng cũng như công việc chung tốt hơn và hiệu quả hơn, đồng
thời người biết hợp tác sẽ luôn nhận được sự hợp tác của người khác [31].
Theo Từ điển “The Ala Glossary” (1996) “Thư viện hợp tác” là một
thư viện liên kết với một thư viện khác hay một nhóm thư viện khác trong một
vài đề án chung, thí dụ như việc phát triển có phối hợp về sưu tập và dịch vụ
hay việc đóng góp các kí lục vào một thư mục liên thư viện. [9]
Từ những khái niệm và giải thích thuật ngữ của một số quan điểm trên,
có thể nói “Hợp tác” trong bối cảnh thư viện để chia sẻ nguồn lực là sự thỏa
thuận giữa hai hoặc nhiều thư viện cùng phối hợp với nhau để chia sẻ trách
nhiệm trong việc mua tài liệu, phát triển và quản lý các nguồn tài liệu, dùng
chung một số nguồn lực trong thỏa thuận hợp tác giữa các thư viện. Từ đó
giúp NSD của từng thư viện thành viên có thể truy cập vào nguồn lực thông
tin của tất cả các thư viện tham gia hợp tác.


12

 Chia sẻ
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học(2005) khái niệm “Chia

sẻ” là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, chia sẻ cho nhau
từng bát cơm, chia sẻ vui buồn, chia sẻ một phần trách nhiệm.
Mặt khác theo tác giả Shreeves, E (1997) khái niệm “hợp tác liên thư
viện luôn đi kèm với thuật ngữ chia sẻ nguồn lực bao gồm truy cập dữ liệu
thư mục chung, mượn liên thư viện và phát triển các bộ sưu tập chung” [54]
Tóm lại “chia sẻ’” là các hoạt động do thỏa thuận, chính thức hoặc
khơng chính thức, giữa một nhóm các thư viện để chia sẻ các bộ sưu tập, dữ
liệu, phương tiện, nhân sự, v.v., vì lợi ích của người sử dụng và giảm chi phí
hoạt động cho mỗi thư viện.
 Nguồn lực thư viện
Theo tác giả Nguyễn Văn Sơn (2014) “Nguồn lực” là các yếu tố hiện
hữu và góp phần trong sự phát triển của một doanh nghiệp được gọi là những
nguồn lực. Những nguồn lực đó chính là nguồn lực vật chất, nguồn lực nhân
lực, nguồn lực tài sản và nguồn lực thông tin vì chúng góp phần lớn ảnh
hưởng trực tiếp trong việc giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, và nếu
những nguồn lực này có sự liên kết bền vững với nhau thì đó chính là thế
mạnh cốt yếu mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến [46].
Theo từ điển The Ala Glossary (1996) “Thư viện” là một bộ sưu tập
những tài liệu được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của một nhóm người mà thư
viện có bổn phận phục vụ, để cho họ có thể sử dụng cơ sở của thư viện, truy
dụng thư tịch, cũng nhưtrao dồi kiến thức của họ. Thư viện có một ban nhân
viên được huấn luyện chuyên môn để cung ứng dịch vụ, chương trình liên
quan đến sự truy tìm thơng tin của độc giả.
Trong sách Bách khoa toàn thư của Anh định nghĩa: “Thư viện” là bộ
sưu tập sách nhằm mục đích để đọc, để nghiên cứu hoặc tra cứu”


13

Sách Bách khoa thư của Trung Quốc định nghĩa: “Thư viện” là cơ cấu

khoa học, văn hóa, giáo dục, thu thập, xử lý, bảo tồn tài liệu và cung cấp cho
độc giả sử dụng”
Theo tác giả Attam Parkash Gakhar cho rằng: “Nguồn lực thư viện” Có
nhiều loại tài nguyên trong một thư viện. Chúng có thể được mơ tả là tài
nguyên vật lý (ví dụ: xây dựng, nội thất, thiết bị, v.v.), Nhân sự (ví dụ: nhân
viên thuộc các loại khác nhau hoặc người cần điều hành thư viện) và tài
nguyên trí tuệ (tài liệu in, sách, tạp chí, tạp chí, báo, v.v. vật liệu in, vật liệu
đa phương tiện và tài nguyên điện tử, vv). Các chức năng chính của thư viện
có thể được mơ tả là thu thập, xử lý và tổ chức và phổ biến.
Như vậy “Nguồn lực thư viện” là những nguồn lực bao gồm nguồn lực
thơng tin, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở vật chất. Giữa
chúng có mối quan hệ, hỗ trợ tác động chặt chẽ với nhau góp phần trong sự
phát triển của thư viện nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu sử dụng nguồn lực
thông tin của người sử dụng.
1.1.2 Nguồn lực thông tin và các nguồn lực khác
 Nguồn lực thông tin
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đội ngũ
những người làm cơng tác khoa học đang tăng lên nhanh chóng và sản phẩm
của họ là tri thức khoa học cũng tăng lên rất nhanh đã góp phần đáng kể vào
việc phát triển NLTT tại các cơ quan TT-TV.
Căn cứ loại hình thơng tin: Trong các cơ quan thơng tin nói chung và tại
các trường đại học nói riêng. Hiện nay NLTT rất đa dạng về hình thức và
phong phú nội dung bao gồm NLTT truyền thống và NLTT điện tử.
- Nguồn lực thông tin truyền thống:
Bao gồm các thông tin được thể hiện dưới dạng các tài liệu văn bản và
được trình bày bằng một bài viết, tài liệu, ấn phẩm, hồ sơ,về mọi lĩnh vực mà


14


NSD có thể đọc được thơng qua vật mang tin truyền thống (giấy, đá, gỗ, vải).
Các loại tài liệu truyền thống bao gồm: sách tham khảo, giáo trình, báo, tạp
chí, tài liệu tra cứu, tài liệu nội sinh.
+ Sách tham khảo: Trong NLTT của thư viện, đây là loại tài liệu có số
lượng lớn nhất, quan trọng đối với sự phát triển của Nhà trường nói
chung và sự hoạt động hiệu quả của Thư viện nói riêng. Sách tham
khảo gồm các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của nhiều lĩnh vực khoa
học khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập và nghiên cứu của NSD.
+ Giáo trình: Đây là loại tài liệu mang tính đặc thù của các trường đại
học. Sách giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có
hệ thống về các mơn học theo chương trình đào tạo của trường, giúp
sinh viên thiết lập một nền tảng vững chắc ban đầu khi đi vào nghiên
cứu chuyên sâu.
+ Tài liệu nội sinh: Bao gồm các luận án, luận văn của các thạc sỹ, tiến
sỹ được bảo vệ trong và nước ngoài của các cán bộ và sinh viên trong
trường, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ và cấp nhà
nước. Đây là nguồn tài liệu vơ cùng có giá trị bởi những giải pháp hữu
hiệu trong nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ.
- Nguồn lực thơng tin điện tử
Thành phần chính của nguồn lực thông tin điện tử (NLTTĐT) là tài liệu
điện tử và tài liệu số. Khác với NLTT truyền thống là thông tin được ghi trên
giấy và con người có thể đọc được trực tiếp thì đối với NLTTĐT, thông tin
được ghi trên đĩa cứng, đĩa mềm, băng từ, đĩa CD,đĩa DVD, các thiết bị lưu
trữ khác. Nguồn lực thơng tin điện tử chỉ có thể được truy cập và khai thác
trên máy tính hay hệ thống mạng máy tính. NLTTĐT gồm những tài liệu điện
tử miễn phí do các cơ quan thuộc chính phủ hay các cơ quan phi lợi nhuận


15


xuất bản cung cấp, tuy nhiên giá trị của loại thông tin này không cao cần phải
kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng.
- Đối với tài liệu điện tử phải trả tiền đây là nguồn tài liệu có giá trị cao,
chính xác, đáng tin cậy thường thì các cơ quan phải mua bản quyền từ các nhà
xuất bản các nhà cung cấp tài liệu điện tử
- Đối với tài liệu điện tử do các cơ quan thông tin tự xây dựng nên bằng
cách số hóa, nhập, quét các tài liệu đã được xuất bản trên giấy và làm cho
chúng có thể truyền đi trên mạng hoặc chuyển sang các đĩa CD-Rom hoặc đĩa
DVD để lưu giữ và sử dụng.
Một trong số các phương tiện cầu nối đưa NSD tới NLTT tại các cơ
quan TT-TVchính là hệ thống các mục lục công cộng tra cứu trực tuyến
OPAC (Online Public Access Catalog). OPAC là một cơ sở dữ liệu (CSDL)
bao gồm các biểu ghi thư mục, mô tả sách hoặc các tài liệu khác được sở hữu
bởi một thư viện, trung tâm thông tin, cơ quan lưu trữ. Ngày nay, nhờ sự tiến
bộ không ngừng của công nghệ thông tin, NSD có thể thơng qua OPAC để tra
cứu thơng tin ngay trên máy tính tại nhà, tại cơ quan, tại trường học thơng qua
các kết nối Internet có dây và không dây.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, rất nhiều loại điện thoại di động đời
mới có hỗ trợ kết nối Internet và sử dụng dịch vụ 3G, 4G được sử dụng phổ
biếnmột trong những ứng dụng của các thiết bị này là tạo điều kiện đưa NDT
đến gần hơn với OPAC, với nguồn tin mà họ đang tìm kiếm.
Sách điện tử (E-book): là một phương tiện số tương ứng của các loại
sách in thông thường. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng sử
dụng, chia sẻ trên internet. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một
lượng tri thức lớn, sách điện tử rất thuận tiện cho nhu cầu lưu trữ, tìm kiếm và
đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên những thiết bị thông tin cá nhân như điện thoại
thơng minh, máy tính bảng. Sách điện tử là phiên bản điện tử của sách in


16


được đọc trên máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng, sách điện tử có thể đọc
bằng nhiều cách như tải xuống máy tính để đọc, đọc trực tuyến trên web, in ra
giấy và đọc. Hiện nay đa số các cơ quan thông tin-thư viện sở hữu số lượng
sách điện tử rất nhiều chủ đề khác nhau thông qua nguồn học liệu mở miễn
phí hoặc các cơ sở dữ liệu được mua quyền truy cập.
Tạp chí điện tử: Tạp chí có vai trị rất lớn đối với việc thu thập tư liệu
phục vụ cơng tác học tập, nghiên cứu, tìm tịi của NSD. Thơng tin trong các
tạp chí là nguồn tư liệu quý và không thể thiếu được đối với công tác nghiên
cứu khoa học. Cũng giống như sách, tạp chí có hai loại tạp chí in ấn và tạp chí
điện tử, tạp chí điện tử là phiên bản điện tử của tạp chí in.
Cơ sở dữ liệu: Tác giả Đoàn Phan Tân cho rằng “ Cơ sở dữ liệu” là
tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được quản lý, được lưu trữ đồng
thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lý theo một cơ
chế thống nhất, nhằm giúp cho việc truy nhập và xử lý dữ liệu được dễ dàng
và nhanh chóng” [24].
Cơ sở dữ liệu được quản lý bởi một hệ quản trị CSDL và hệ thống các
phần mềm, bao gồm các chương trình giúp người sử dụng quản lý và khai
thác CSDL theo ba chức năng: về mô tả dữ liệu, cập nhật dữu liệu, tìm kiếm
dữ liệu. Trong lĩnh vực TT-TV có nhiều cách phân loại CSDL, căn cứ theo
bản chất của thông tin được lưu giữ người ta phân biệt ba loại CSDL chính
sau: CSDL thư mục; CSDL toàn văn; CSDL dữ kiện.
Bộ sưu tập số: Đây được hiểu là một tập hợp các đối tượng được lựa
chọn và được tổ chức cùng với các siêu dữ liệu mơ tả và có ít nhất một giao
diện để cho người sử dụng truy cập. Bộ sưu tập số cũng được tổ chức nhiều
tài liệu đã được số hóa dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh,
audio, video) về một chủ đề trong đó mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác
nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà



17

qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm dễ dàng. Bộ sưu tập bao gồm tập
hợp các tài liệu được thu thập dưới nhiều dạng thức khác nhau gồm: văn bản,
hình ảnh, âm thanh, các bản vẽ về một chủ đề xác định, được biểu diễn dưới
dạng số có tổ chức theo một cấu trúc thống nhất để có thể truy cập, chia sẻ,
khai thác trong mơi trường điện tử.
 Các nguồn lực khác
- Nguồn nhân lực
Tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (2018) cho rằng “Nguồn nhân lực
Thông tin thư viện là một bộ phân nguồn nhân lực của xã hội nói chung và
của nguồn nhân lực văn hóa nói riêng. Bởi vậy nó mang đặc điểm của cả hai
nguồn nhân lực này. Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến
hiệu quả hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào”. [21]
Nguồn nhân lực có vị trí rất quan trọng trong các cơ quan TT-TV,
chính họ là cầu nối giữa NLTT và NSD. Nguồn nhân lực thư viện bao gồm:
Nhóm cán bộ quản lý các cơ quan TT-TV và các cán bộ thư viện.
- Nhóm cán bộ quản lý phải có khả năng dự báo, hoạch định chiến lược
và triển khai thực hiện chiến lược; đi tắt và đón đầu xu thế phát triển
của ngành TT-TV và ra quyết định kịp thời; kỹ năng tổ chức và quản lý
NNL, NLTT, CSVC; NTC, nghiên cứu phát triển và phục vụ thông tin
cho NSD TT-TV.
- Nhóm cán bộ thư viện phải có kỹ năng chuyên môn cần thiết về xử lý,
tổ chức NLTT, lựa chọn, bổ sung NLTT hợp lí và hiệu quả và quan
trọng hơn phải có năng lực phổ biến và khai thác thông tin.
Trong thế giới mở và xu thế hội nhập như hiện nay, ngoại ngữ có vai
trị đặc biệt quan trọng trong giao tiếp và trong làm việc. Giúp người làm
cơng tác thư viện có thể tìm hiểu, học tập và nghiên cứu các tài liệu nước
ngoài viết về chuyên ngành thư viện hoặc trao đổi chuyên môn với các



18

chuyên gia trên thế giới về chuyên ngành đang công tác. Hay trong q trình
cơng tác, CBTV tiếp xúc và xử lý các tài liệu ngoại văn rất thường xuyên cho
nên việc biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ rất có ích cho người CBTV
trong q trình cơng tác.
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng hầu hết trong các hoạt
động TT-TV như quản lý nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, người sử dụng,
nguồn tài chính. Nguồn nhân lực phải có kiến thức về cơng nghệ thông tin
như khả năng vận hành hệ thống, phát triển các phần mềm quản lý TT-TV,
mạng Internet. Cách mạng công nghệ hay cách mạng số hóa hiện nay đã
hướng nguồn nhân lực TT-TV phát triển hơn nữa về khả năng lưu trữ, tổ
chức, khai thác và truy cập NLTT trong mơi trường số hóa.
 Nguồn tài chính
Nguồn tài chính là một trong những nhân tố quyết định mọi hoạt động
của các cơ quan TT-TV. Hằng năm, nguồn tài chính dành cho hoạt động TTTV khơng lớn nhưng địi hỏi người cán bộ quản lí phải có dự tốn phân bổ và
sử dụng tài chính hợp lí và hiệu quả theo năm tài chính. Nguồn tài chính được
sử dụng vào các mục đích như: mua NLTT, bảo trì và phát triển hệ thống
thông tin, nâng cấp cơ sở vật chất, hay nguồn kinh phí đào tạo CBTV thơng
qua các báo cáo thu chi đầy đủ và chính xác. Đây cũng là yếu tố chính để các
thư viện xem xét khi tham gia hợp tác chia sẻ các nguồn lực giữa các thư viện
với nhau. Nguồn tài chính của các cơ quan TT-TV có được từ nhiều nguồn
khác nhau: nguồn từ ngân sách Nhà nước, nguồn tài chính từ các dự án,
nguồn tài trợ từ các tổ chức cá nhân trong xã hội, nguồn thu từ sự nghiệp thư
viện.
- Nguồn từ ngân sách Nhà nước đóng vai trị quan trọng, chủ chốt và
quyết định hiệu quả hoạt động của thư viện.



19

- Nguồn tài chính từ dự án cũng đóng góp cho hoạt động của thư viện,
tuy nhiên nguồn kinh phí từ dự án lại không ổn định, thường xuyên.
- Nguồn tài chính từ các tổ chức cá nhân trong xã hội. Nguồn này cũng
không ổn định và tùy thuộc vào năng lực vận động của CBTV.
- Nguồn tài chính thu từ phí sử dụng thư viện. Nguồn này thường ít
khơng đáng kể.
 Cơ sở vật chất-trang thiết bị
Cơ sở vật chất-trang thiết bị là yếu tố quan trọng đảm bảo yêu cầu nâng
cao và hoàn thiện chất lượng các hoạt động của thư viện, đáp ứng nhu cầu
khai thác và sử dụng thông tin của NSD. Hoạt động TT-TV của bất kỳ cơ
quan nào cũng cần có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng CNTT
tương ứng.
Cơ sở vật chất tại các cơ quan TT-TV gồm có: khơng gian các phịng
làm việc của CBTV; khơng gian phục vụ NSD đọc tài liệu, sử dụng máy tính,
khơng gian tự học; khơng gian giải trí; khơng gian bố trí hệ thống kho tài liệu,
giá kệ; khơng gian bố trí máy tính; khơng gian giải trí. Thiết kế xây dựng
khơng gian trong thư viện phải đảm bảo được tiêu chí về an tồn phịng cháy
chữa cháy và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng do nhà nước quy định.
Trang thiết bị tại các cơ quan TT-TV như: máy tính điện tử, camera,
quạt máy, máy hút bụi, điều hòa, hệ thống mạng, hạ tầng CNTT, cổng từ, máy
photocopy, máy scan và các phần mềm chuyên dụng của ngành thông tin thư
viện.
Cơ sở vật chất-trang thiết bị (CSVC-TTB) là những điều kiện thiết yếu
của bất cứ một thư viện nào. Thư viện có CSVC khang trang, đầy đủ và thân
thiện sẽ giúp cho công tác phục vụ NSD đạt hiệu quả cao đồng thời tạo ra môi
trường làm việc thoải mái cho cán bộ thư viện. Trụ sở thư viện được thiết kế



20

khoa học và thân thiện chắc chắc gây được hứng thú làm việc và học tập cho
CBTV và NSD thư viện.
Cơ sở hạ tầng CNTT các cơ quan TT-TV bao gồm phần cứng và phần
mềm quản trị TT-TV; mạng và hệ thống viễn thông để đảm bảo cho thư viện
vận hành và hoạt động trong mơi trường tự động hóa. Khi cơ sở hạ tầng về
công nghệ thông tin, viễn thông được đầu tư và phát triển mạnh sẽ tăng cường
khả năng xây dựng hệ thống thư viện tự động hóa, truy cập dữ liệu trực tuyến,
chia sẻ nguồn tin giữa các thư viện thông qua Internet, trao đổi thông tin
thuận tiện hơn.
1.1.3 Vai trò của các nguồn lực trong hoạt động thông tin, thư viện
 Các nguồn lực là yếu tố cấu thành thư viện
Trong Điều 9 Pháp lệnh thư viện quy định, Thư viện được thành lập khi
có những điều kiện sau: Vốn tài liệu thư viện; Trụ sở, trang thiết bị chun
dùng; Người có chun mơn nghiệp vụ thư viện; Kinh phí đảm bảo cho thư
viện hoạt động ổn định và phát triển.
Theo các nhà thư viện học Xơ Viết thì thư viện có thể được tạo thành từ
4 yếu tố sau: Vốn tài liệu, Cán bộ thư viện, bạn đọc, cơ sở vật chất-kỹ thuật
và giữa chúng có mối quan hệ, tác động chặt chẽ với nhau mà thiếu một trong
các yếu tố đó sẽ khơng còn là thư viện.
Trong hoạt động thư viện các yếu tố này không thể hoạt động riêng lẻ,
mỗi yếu tố đều có vai trị rất quan trọng và chúng có mối quan hệ qua lại, tác
động chặt chẽ lẫn nhau, nhưng NLTT có vị trí quan trọng đặc biệt, trước hết
là tiền đề, là điều kiện tiên quyết, là tài sản lớn, quý giá nhất là cơ sở để thư
viện tồn tại và vận hành. NLTT càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu
đọc càng lớn và do vậy càng có sức lơi cuốn đối với NSD. Nó được xem là
tiêu chí để xem xét mức độ hiệu quả của cơ sở vật chất kỹ thuật, đánh giá



21

trình độ cán bộ thư viện, là đối tượng để bổ sung tổ chức kho, xử lý kỹ thuật,
lưu giữ và bảo quản để tuyên truyền, giới thiệu với NSD.
Sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành thư viện thể hiện rõ
trong hoạt động thực tiễn của các thư viện. Để xây dựng một thư viện, công
việc đầu tiên là phải có được một khối lượng NLTT nhất định, đó là cơ sở
quan trọng đảm bảo cho thư viện có thể mở cửa phục vụ NSD. Yếu tố cơ sở
vật chất kỹ thuật, con người là các đối tượng quan trọng góp phần giúp hoạt
động của thư viện đạt hiệu quả tốt, đáp ứng được nhu cầu của NSD và tạo
điều kiện tối ưu cho việc phối hợp thành công mối quan hệ giữa con người
với NLTT làm cho việc khai thác sử dụng thơng tin có hiệu quả và tăng giá trị
của thông tin. Một thư viện có NLTT dồi dào, cơ sở vật chất-kỹ thuật tốt, các
trang thiết bị hiện đại và sự nhiệt huyết của cán bộ thư viện là niềm tự hào của
thư viện để cung cấp cho NSD những dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng
được các yêu cầu của họ, tạo uy tín đối với NSD và xã hội. Ngay cả trong thời
đại điện tử, khi công nghệ tiên tiến phát triển mạnh mẽ đã ảnh hưởng lớn đến
những thay đổi trong cách xây dựng và tổ chức của thư viện thì các yếu tố cấu
thành thư viện vẫn tồn tại và liên quan với nhau rất chặt chẽ, tạo nên sự tồn tại
vững chắc của thư viện.
 Các nguồn lực là cơ sở cho mọi hoạt động của thư viện
Hoạt động TT-TV là một quá trình tương tác giữa 4 yếu tố chủ yếu:
NLTT với tư cách là cơ sở cho mọi hoạt động, NSD và nhu cầu tin với tư
cách là đối tượng sử dụng kết quả hoạt động, nguồn nhân lực với tư cách chủ
thể hoạt động giữ một vai trị quan trọng khơng kém, họ chính là người môi
giới thông tin, giúp NSD tiếp cận được với nguồn tin. Nguồn cơ sở vật chấttrang thiết bị với tư cách phương tiện hoạt động là một phần khơng thể thiếu,
nó giúp cho NSD truy cập thơng tin mọi lúc, mọi nơi. Nguồn tài chính với tư
cách quyết định đến sự phát triển mọi hoạt động của thư viện, quyết định đến



22

số lượng và chất lượng của nguồn tin. Bên cạnh đó, việc khai thác NLTT
phục vụ tối đa nhu cầu của NSD là yếu tố để đánh giá kết quả hoạt động của
một cơ quan TT-TV. Tất cả các hoạt động này có sự tương tác chặt chẽ giữa
các yếu tố nói trên và được thể hiện trong tất cả các công đoạn của hoạt động
bao gồm: Hoạt động bổ sung, hoạt động xử lý, hoạt động phục vụ đó là cơ sở
cho mọi hoạt động của thư viện:
- Hoạt động bổ sung
Là khâu đầu tiên trong công tác thư viện, quyết định chất lượng và hiệu
quả của công tác thư viện, là cơ sở cho công tác khác và có ý nghĩa trực tiếp
đến việc thỏa mãn nhu cầu NSD. Bổ sung là một quá trình sưu tầm và thu
thập tài liệu đưa vào thư viện. Quá trình đầu tiên trong cơng tác bổ sung là
xây dựng chính sách, diện bổ sung, xác định chức năng, nhiệm vụ của thư
viện cũng như nhu cầu của NSD và làm cho NLTT đó ln ln được đổi
mới, ln được sử dụng đến mức tối đa. Trong cơng tác bổ sung, chính sách
phát triển NLTT đóng vai trị quan trọng. Vì là một công cụ để công chúng
hay cơ quan quản lý cấp trên đánh giá công việc của cơ quan TT-TV, là cơ sở
để các cơ quan cấp trên xem xét trong quá trình phân bổ ngân sách cho các cơ
quan thông tin thư viện.
Tuy nhiên, ngày nay trong môi trường thư viện hiện đại, hoạt động bổ
sung trở nên phức tạp hơn, mỗi cơng đoạn địi hỏi những kiến thức và kỹ năng
chuyên môn riêng, cán bộ thư viện phải có kiến thức và kỹ năng như đánh
giá, dự đốn, kiểm soát, lựa chọn được nhà cung cấp, đàm phán giá cả, đảm
bảo được giá trị và chất lượng của từng đợt bổ sung.
- Hoạt động xử lý
Xử lý tài liệu nhằm mục đích sắp xếp tài liệu khoa học, hợp lý, phục vụ
nhu cầu của NSD. Như vậy xử lý nghiệp vụ hỗ trợ cho các khâu còn lại trong
dây chuyền thông tin tư liệu như chọn lọc và bổ sung, tổ chức, khai thác và



×