Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

tổ chức dạy học bài thơ vội vàng của xuân diệu theo đặc điểm của thơ tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.09 KB, 49 trang )

Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Môn văn, một môn học chứa đựng những nội dung phong phú và đa
dạng về cuộc sống sinh động, về văn hóa tinh thần tư tưởng, tâm hồn của dân
tộc, được dành một vị trí xứng đáng trong trường phổ thông.
Những năm gần đây, vấn đề dạy học văn trong nhà trường Phổ thông
ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập
đến vấn đề này, và ai cũng cho rằng không có một phương pháp chung nào cho
việc giảng dạy tác phẩm văn chương. Mỗi người giáo viên có một phương pháp
riêng, và mỗi tác phẩm lại áp dụng những phương pháp khác nhau.
Xuân Diệu là một đỉnh cao của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Thơ
của Xuân Diệu đã từng làm ngạc nhiên cho làng thơ thời kì này. Thơ ông đã
được đưa vào SGK Ngữ văn 11, tập1, ban cơ bản và nâng cao. Và bài thơ
được chọn là bài thơ “Vội vàng”-một sáng tác hay thể hiện được vẻ đẹp của
nghệ thuật thơ Xuân Diệu.
Thơ tự do với những tính chất tự do của nó, khơng bị câu thúc, bó buộc
bởi một khn khổ, quy luật nào, cho phép nhà thơ bộc lộ những cảm xúc tràn
trề mà không quá dàn trải. Như vậy, thơ tự do là thể thơ thích hợp cho những
sáng tác trữ tình. Và bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu là một bài thơ trữ tình
được viết theo thể thơ tự do.
Như vậy , nếu dựa vào đặc trưng của thơ tự do để tìm hiểu nội dung ý
nghĩa và những cảm xúc trong bài thơ “Vội vàng” có thể mang đến những
hiệu quả nhất định. Và việc giảng dạy bài thơ “Vội vàng”theo những đặc
trưng của thơ tự do cũng là một cách dạy mới.
Với mong muốn giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm “Vội vàng” bằng
niềm đam mê, thông qua hình thức nghệ thuật của bài thơ, tơi quyết định chọn
đề tài “Tổ chức dạy học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu theo đặc điểm


của thơ tự do”, mong đóng góp một phần nhỏ của mình vào hệ thống các
phương pháp giảng dạy bài thơ này của những người nghiên cứu trước.
1
Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Trường ĐHSP

Hà Nội


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

II. Lịch sử vấn đề
Xuân Diệu đã từng được phong là đệ nhất thi sĩ, vì vậy, việc nghiên cứu về
thơ ca Xuân Diệu từ trước đến giờ có khơng ít các cơng trình nghiên cứu.
1.1. Nghiên cứu của chuyên ngành văn học Việt Nam
a) Trước cách mạng tháng Tám
- Thế Lữ giới thiệu tập “Thơ thơ”(1938)của Xuân Diệu: “Xuân Diệu là
một người của đời, một người ở giữa lồi người. Lầu thơ của ơng xây trên đất
của một tấm lòng trần gian…”
- Năm 1941, trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”NXB Văn học,2003, Hoài
Thanh đã ca ngợi Xuân Diệu là một “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới”.
- Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại”(Hà Nội tân
dân, 1942) đã khẳng định: “Xuân Diệu mới nhất, đằm thắm và nồng nàn nhất
trong tất cả thơ mới”. Và trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu”, Dương
Quảng Hàm có đánh giá tập “Thơ thơ”: “Thơ thơ là một tập thơ chan chứa
tình cảm lãng mạn, trong đó có nhiều từ mới lạ, tỏ ra tác giả thật có tâm hồn
thi sĩ nhưng cũng có nhiều câu vụng về, non nớt chứng tỏ tác giả chưa lão

luyện về kĩ thuật của nghề thơ”(18 - 82).
b) Sau Cách mạng tháng Tám năm đến năm 1975
Phong trào Thơ mới nói chung, thơ ca Xuân Diệu nói riêng trở thành đối
tượng bị phê phán, cơng kích.
Mãi đến cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, các cơng trình
nghiên cứu đề cập đến thơ ca Xn Diệu mới xuất hiện.
- Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”(cơng trình tập thể), các tác
giả Mã Giang Lân, Nguyễn Văn Long coi Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất
ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của phong trào Thơ mới.
c) Giữa những năm 1975 đến nay
- Trong cuốn “Con mắt thơ”, Đỗ Lai Thúy đã phản ánh những cố gắng,
tìm tịi của các nhà nghiên cứu về phong cách và thi pháp thơ Xuân Diệu.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

2

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

- Tong cuốn “Thơ mới những bước thăng trầm”, tác giả Lê Đình Kỵ đã
thể hiện tâm hồn nồng nàn, nồng nhiệt của Xuân Diệu và chỉ rõ đặc sắc nghệ
thuật của ơng.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên cịn có những cơng trình khác
như: “Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca”(do Huy Cận và Hà Minh

Đức chủ biên), “Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám năm 1945”(qua
“Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”) của Lý Hồi Thu, luận án tiến sĩ “Thế
giới nghệ thuật thơ ca Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945” của tác
giả Lê Quang Hưng, và cuốn “Ba đỉnh cao Thơ mới” của Chu Văn Sơn.
Tóm lại, Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong phong trào Thơ mới nói riêng và
nền văn học hiện đại nói chung. Xuân Diệu đã là một mảnh đất nghiên cứu
lớn cho nhiều nhà nghiên cứu và sẽ còn nhiều vấn đề được khai thác và tìm
hiểu ở tác giả này qua những tác phẩm của ông.
1.2. Nghiên cứu của chuyên ngành phương pháp
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về việc giảng dạy thơ văn của
Xuân Diệu trong nhà trường cũng đã có những đóng góp đáng kể với các
khóa luận như: “Phương pháp phân tích tác phẩm trữ tình của Xuân Diệu
trong nhà trường PT” của Nguyễn Kim Hằng, “Một số phương pháp và biện
pháp dạy học thơ lãng mạn của Xuân Diệu trong chương trình lớp11 THPT”
của Nguyễn Thị Mai Phương, luận án thạc sĩ “Hướng dạy học mới bài thơ
“Vội vàng” của Xuân Diệu” của Trương Văn Thắng…
1.3 Về tình hình nghiên cứu thơ tự do
Những cơng trình nghiên cứu về thơ tự do rất ít và mờ nhạt, thường chỉ là
một bài viết, hoặc một phần trong bài viết của tác giả. Trong cuốn “Thơ ca
Việt Nam”(hình thức và thể loại), của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức có
nói đến thơ tự do “một thể thơ không tuân theo những quy tắc về cách luật
như các thể thơ Đường, lục bát, thơ mới…”.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu như luận văn thạc sĩ “Khảo sát
nhịp điệu trong thơ tự do” (qua một số tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu, Chế Lan

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

3


Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Viên, Nguyễn Đình Thi) của Hà Thị Diễm Hương, luận văn thạc sĩ “Sự vận
động của thơ tự do từ phong trào Thơ mới đến nay”, của Khương Thị Thu Cúc,
và cuốn “Từ Thơ mới đến thơ tự do:Phụ thêm: Đi vào thi ca” của Bằng Giang.
III. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện báo cáo khoa học này, tôi đã kết hợp các phương pháp thu
thập và tổng thuật tài liệu; so sánh đối chiếu để thấy sự khác nhau giữa Thơ
mới và thơ tự do, thơ cách luật và thơ tự do; và phương pháp phân tích nhằm
tìm ra những nét đặc sắc của bài thơ được thể hiện qua đặc điểm của thơ tự do.
IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của nghiên cứu khoa học là góp phần tìm ra một cách dạyhọc bài thơ “Vội vàng” theo một hướng mới, nhằm đem lại hiệu quả
cho việc cảm nhận bài thơ của HS.
- Nghiên cứu đi tìm những đặc điểm của thơ tự do nói chung và trong bài
“Vội vàng” nói riêng. Từ những đặc điểm đó, báo cáo đưa ra cách dạyhọc bài thơ “Vội vàng” theo những điểm độc đáo trong nghệ thuật của
bài thơ.
IV. Bố cục nội dung của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương I: Tìm hiểu chung về thơ tự do
Chương II: Thơ tự do của Xuân Diệu và thơ tự do của Xuân Diệu trong
trường THPT
Chương III: Tổ chức dạy học bài thơ “Vội vàng” theo đặc điểm của thơ tự do

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn

Hà Nội

4

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn
PHẦN NỘI DUNG
Chương I

TÌM HIỂU CHUNG VỀ THƠ TỰ DO
I. Sự hình thành và phát triển của thơ tự do trong nền văn học Việt Nam
Dựa vào thể luật, người ta phân ra thơ cách luật và thơ tự do.Trong đó
“thơ cách luật bao gồm tất cả những bài thơ làm theo những thể thức ổn định,
cố định về mặt thi pháp”(theo nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm), được hình
thành và phát triển trong nền văn học Trung đại từ thế kỉ X - đến XIX.
Cịn thơ tự do bao gồm các bài thơ khơng theo một thể thức ổn định, cố
định nào cả. Thơ tự do chỉ thực sự được biết đến từ phong trào Thơ mới 1932
- 1945. Nhưng trong thời kì này thuật ngữ thơ tự do ít được nhắc đến. Tuy
nhiên trong thời kì này vẫn phải kể đến những bài thơ tự do như “Xuân về”
của Lưu Trọng Lư, “Mùa đông” của Nam Trân, “Thiên đường và địa ngục”
của Võ Liêm Sơn, “Thanh khí”, “Thư, thơ” của Phạm Văn Hạnh. Một số bài
thơ trong thời kì này có đặc điểm là tuy câu thơ và bài thơ không hạn định về
số từ, số câu, nhưng các câu thơ đều có sự hiệp vần, người viết chú ý nhiều
đến nhịp điệu của bài thơ, nhịp điệu bên trong và cả phần nhịp điệu bên ngoài,
bộc lộ rõ trong âm thanh và tiết tấu.
Giai đoạn 1945 - 1975, Chế Lan Viên kêu gọi:

“Đừng viết những câu thơ khn mình theo văn phạm
Như những cây quá thẳng chim không về”
Và nhà thơ Tế Hanh cũng nói “ Thơ có loại 5 chữ, 7 chữ, 10 chữ, hoặc
6 - 8, 6 - 8 xen 7…làm theo loại nào thì là tùy ý tác giả chọn. Theo tôi, thơ
không đi theo quy luật chữ mà phải theo quy luật hơi của tác giả, tức là thể
thơ phải là tiếng nói tình cảm mà tác giả muốn diễn đạt. Đó là cái hơi tình
cảm của tác giả nó cần đi như vậy”.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

5

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Trong giai đoạn này có các tác giả thành công ở thể loại thơ tự do như
Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Tạ Vũ, Trúc Thơng, Trần Mai
Ninh, Chính Hữu…
Sau năm 1975, thơ tự do chiếm vị trí gần như độc tơn. Thơ tự do trở
thành mảnh đất mới cho các tài năng trẻ thể hiện tài năng: “Chúng tơi ít dùng
các thể thơ có sẵn như: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt,
xonnê…không phải các thể thơ đó khơng hay, khơng có giá trị nhưng đơi khi,
nó làm cho người viết bị cảm giác tù túng, mất tự do theo đuổi những ý nghĩ,
cảm xúc và trí tưởng tượng, thi ảnh của mình bằng những giai điệu buồn tẻ.
Làm thế chẳng khác nào viết lời mới cho bản nhạc có sẵn. Thành kính mà nói,

chúng tơi thấy các thể thơ trên đã được các thế hệ đi trước khai thác đến triệt
để, cùng kiệt rồi, nếu làm chắc chúng tôi cũng không thể phát tiết hơn
được”(Phan Huyền Thư).
Nhà thơ Vi Thùy Linh thì cho rằng “thơ tự do - cuộc vận lộn tiếp diễn
của sáng tạo và tiếp nhận”.
Tóm lại, thơ tự do ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn
học Việt Nam. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, mặc dù thơ tự do không hề
phủ định thơ cách luật, nhưng thơ cách luật đang ngày càng mờ nhạt bởi
những nguyên tắc khuôn sáo của câu, chữ, vần và nhịp…không đủ để nhà thơ
bộc lộ những cảm xúc riêng tư dồi dào, phong phú. Vậy nên các nhà thơ tìm
đến thơ tự do như một giải pháp mới trong việc chuyển tải những nội dung trữ
tình.
II. Về khái niệm và những đặc điểm của thơ tự do
1. Khái niệm thơ tự do
Theo từ điển tiếng Việt, tự do là “trạng thái không bị cấm đốn, hạn chế
vơ lý trong việc làm nào đó (bị gị bó, mất hết tự do)”.
Về khái niệm “thơ tự do” thì có rất nhiều ý kiến. Chẳng hạn như trong
“Thuật ngữ Văn học” thì đặt thơ tự do với thơ cách luật để so sánh: “Hình
thức cơ bản của thơ phân biệt với thơ cách luật hoặc thơ văn xi ở chỗ

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

6

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học


Phạm Thị Phấn

không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm, đối…
Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dịng và xếp
song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu , có thể có vần.
Thơ tự do là thơ phân dịng nhưng khơng có thể thức nhất định. Nó có thể
là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn
toàn tự do”.
Trong cuốn “Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại)” NXB Khoa học
xã hội, H, 1971, hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức thì cho rằng:
“Khi nói đến thơ tự do, chúng ta thường muốn nói đến một thể thơ không tuân
theo những quy tắc về cách luật như các thể thơ Đường, thơ lục bát, Thơ
mới…”.
Mã Giang Lân thì quan niệm: “thơ tự do chủ yếu nói đến cấu trúc, hình
dáng của nó, số chữ của câu khơng hạn định có thể 1 chữ đến 10 chữ, hoặc
nhiều hơn. Số câu trong khổ thơ cũng không hạn định, có thể là 1câu đến
nhiều câu. Và gieo vần rất linh động, rất tự do, có khi khơng nhiều, chỉ có
nhịp.”
Theo quan điểm của Xuân Diệu khi nói về nguyên tắc làm thơ thì “ tự do
là mình đặt kỉ luật cho mình, một kỉ luật linh động, tùy theo mỗi trường hợp,
nhưng ln ln có kỉ luật. Muốn ca, muốn hát mà chẳng theo tiết tấu nhịp
nhàng thì ai nghe? Làm thơ tự do tức là mỗi đề tài lại tự tạo ra một nhạc điệu
riêng cho thích hợp, cái điệu ấy không dược phiêu lưu mà phải cần thiết.
Phải cao tay lắm mới sai khiến được thơ tự do. Tự do khơng có nghĩa là mình
muốn làm gì thì làm”.
Khi phong trào Thơ mới ra đời, người ta còn đồng nghĩa Thơ mới với
thơ tự do. Nhưng đến giai đoạn sau của phong trào Thơ mới thì một số nhà
thơ trở về với nhiều thể thơ truyền thống như thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát.
Ngay lối thơ tám chữ là sáng tạo của thơ mới cũng bắt nguồn từ thể hát nói đã
phát triển mạnh từ thời Nguyễn Công Trứ…vậy nên định nghĩa Thơ mới là

thơ tự do là khơng ổn.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

7

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Thơ mới phải đổi mới cả nội dung và hình thức thơ, nhưng cái chính vẫn
là nội dung, là phần hồn của thơ mà Hoài Thanh gọi là “Tinh thần thơ”.
Thơ tự do xuất hiện trong phong trào Thơ mới và nó khơng chỉ đổi mới
nội dung, phần hồn của thơ, mà còn đổi mới cả hình thức, phần xác của thơ.
Vậy nên thơ tự do là một phần của Thơ mới, nó khơng chỉ tự do về cảm xúc,
mà còn tự do về cả hình thức thơ. Số câu trong một bài thơ khơng hạn định,
có khi chỉ 2 câu cũng làm nên một bài thơ, chẳng hạn như bài thơ “Mười chữ”
của Xuân Diệu:
Mười chữ
Mưa dầm - thu dưới nguyệt
Máng chảy - suối trên nhà
(Xuân Diệu)
cũng có khi kéo dài đến mấy chục câu như bài thơ “Dối trá” của Xuân Diệu in
trong tập “Thơ thơ” có tới 65câu, hay bài “Thanh niên” in trong tập “Gửi
hương cho gió” cũng có tới 65 câu…
Số câu trong mỗi khổ thơ cũng khác nhau, có khi 1 câu cũng làm thành

một khổ, có khi bảy, tám câu mới làm thành một khổ. Điều này khác với thơ
cách luật. Thơ cách luật thì các khổ thơ thường đều nhau, và thường là 4câu
thơ một khổ.
Số chữ trong các câu thơ trong cùng một bài cũng không đều nhau, có
khi là 1chữ, 2chữ, 3chữ….cũng có khi 11chữ, 12 chữ, Nguyễn Thị Kiên cịn
có câu thơ kéo dài đến 27chữ.
Trong thơ tự do vẫn có các yếu tố vần, nhịp và đối, nhưng khơng có một
quy định gì đối với các yếu tố này.
Tổng hợp các ý kiến trên, chúng ta có thể thấy có hai cách hiểu về thơ tự
do: Thơ tự do theo nghĩa hẹp ( thơ tự do hồn tồn) là những bài thơ khơng
chỉ tự do về cảm xúc, nội dung bên trong, mà cịn tự do về hình thức tổ chức
câu thơ, cách sử dụng từ ngữ, số câu trong một bài không giới hạn, số câu
trong một khổ cũng không đều nhau, số chữ trong một câu cũng khơng đều

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

8

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

nhau. Thơ tự do theo nghĩa rộng (thơ tự do khơng hồn tồn) là những bài thơ
hình thành từ phong trào thơ mới; bài thơ mang những cảm xúc mới lạ khơng
bi gị bó như thơ cổ; tuy nhiên, về mặt hình thức, những bài thơ này vẫn chịu
sự câu thúc của các yếu tố vần, luật.

Như Xn Diệu nói,thơ tự do khơng phải q tùy tiện. Thơ tự do cũng
ln địi hỏi giữ được phẩm chất của thơ cả về nội dung cũng như hình thức
biểu hiện. Về nội dung, bài thơ phải có đầy đủ chất lượng của sáng tác thơ ca,
phải giàu cảm xúc, hình ảnh tập trung, cơ đọng, có chất thơ. Về hình thức, thơ
phải giữ được sự hài hịa của nhịp điệu
Vậy một bài thơ tự do có những đặc điểm gì để có thể làm nổi bật giá
trị của bài thơ?
2. Đặc điểm của thơ tự do
Để tìm hiểu đặc điểm của thơ tự do, trước hết cần quan tâm đến câu
chữ, đặc điểm nhịp điệu (tính nhạc), cái “tơi” trong thơ trữ tình, và cuối cùng
là theo mạch suy tưởng của nhà thơ.
2.1. Ngôn ngữ trong thơ tự do
Ngôn ngữ theo từ điển tiếng Việt là “hệ thống kí hiệu dùng làm
phương tiện để diễn đạt, thơng báo”.
Ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất, là hình ảnh của thơ ca.
Nhà thơ Cuba Roberto Fernande Retana tự bút: “theo tơi , giản dị chính
là con đường duy nhất để đạt tới chiều sâu thơ ca chân chính. Đối với tơi, giản
dị đồng nghĩa với chín đầy. Vì vậy không nên nhầm lẫn giữa giản dị và hiện
tượng giản đơn và nghèo nàn về ngôn từ… Dần dần người nghệ sĩ hiểu ra
rằng ngôn từ không phải cái mà người ta muốn, mà cái người ta muốn là
những phương tiện người ta mượn, những phương tiện người ta dùng để gợi
ra sự vật”.
Nếu như ngôn ngữ trong thơ cổ là ngơn ngữ tượng trưng ước lệ với mây,
gió, trăng, hoa…và các điển cố, điển tích thì ngơn ngữ trong thơ tự do như là
lời nói thường, đậm chất văn xi, và địi hỏi phải có độ căng trong cảm xúc

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

9


Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Nếu mùa hè trong thơ cổ là
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lịe đơm bơng”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Cịn mùa hè trong thơ mới thì:
“Trời trong biếc khơng qua mây gợn trắng,
Gíó nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt mây qua”
(Anh Thơ - Bức tranh quê)
Đặc trưng hình thể của ngôn từ thơ tự do không chỉ ở kho từ vựng mà
chủ yếu ở cách kết hợp từ, ở cấu trúc ngữ pháp đầy mới mẻ và sáng tạo.
2.2. Cấu trúc thơ tự do
Theo từ điển tiếng Việt thì cấu trúc là “quan hệ giữa các thành phần
tạo nên chỉnh thể”.
Một bài thơ là một cấu trúc tương đối hồn chỉnh ở hai cấp độ, cấp
độ hình tượng và cấp độ văn bản ngơn từ
Hình tượng là tồn bộ thế giới khách quan được nhà thơ chắt lọc,
phản ánh vào thơ. Để xây dựng hình tượng, nhà thơ đi từ chi tiết, hình ảnh
trong cuộc đến tứ thơ, ngơn ngữ thơ, Trong “Văn tâm điêu long” Lưu Hiệp
viết “Tứ thơ giúp ta lĩnh hội toàn bộ đối tượng miêu tả của thơ và phương tiện
nghệ thuật thơ như hình ảnh, ngơn ngữ, nhịp điệu…”.

Cấu trúc hình tượng trong thơ tự do là do mạch cảm xúc của tác giả
chi phối. Nhà thơ chắt lọc những hình tượng trong thế giới khách quan và
phản ánh vào thơ thông qua văn bản ngơn từ.
Cấu trúc văn bản ngơn từ, đó là cách tổ chức ngôn từ trong câu thơ,
bài thơ. Cấu trúc một bài thơ tự do khơng khép kín như thơ cổ mà thường là
cấu trúc mở. Hiện tượng đó thể hiện ở việc chia bài thơ thành nhiều khổ thơ,
khái niệm câu thơ và dòng thơ bị phá vỡ. Một câu thơ tự do có khi khơng đủ ý

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

10

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

như câu thơ cách luật, để hiểu được câu thơ đó ta phải đọc tiếp cả những câu
thơ tiếp theo. Đó là kiểu câu thơ vắt dịng trong thơ tự do:
Người thủy thủ
nhìn mặt trời sắp tắt
thấy lịng mình biển cháy mênh mơng
Ngày mai đây
Ngày chiến đấu sau cùng.
Các anh sẽ về Nam yêu quý
dâng kháng chiến lịng các anh và vũ khí
hay các anh sẽ tự nhận chìm tàu

quyết khơng rơi vào tay qn cá mập kia đâu!
(Tế Hanh - Người thủy thủ và con chim én)
Các câu thơ có khi cịn được viết theo kiểu bậc thang làm bài thơ tăng
sức gợi cảm, nhạc điệu của thơ ngân vang hơn, ý thơ được nhấn mạnh hơn.
Chẳng hạn như bài thơ “Lại về tỉnh nhỏ” của Yến Lan cũng sử dụng một số
câu thơ bậc thang để diễn tả hình ảnh của cơ gái tỉnh nhỏ ngày xưa:
Tỉnh nhỏ
Đìu hiu
Mặt trời ngủ giữa chiều
Trở mình trên mái rạ…
Tỉnh nhỏ
cơ em
nằm xem
kiếm hiệp

Trong bài thơ tự do có khi tác giả sử dụng nhiều thể thơ khác nhau. Chẳng
hạn như trong bài thơ “Vội vàng “ của Xuân Diệu, bốn câu thơ đầu, tác giả sử
dụng thể thơ 5chữ, những câu thơ tiếp theo, tác giả sử dụng thể thơ 8chữ.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

11

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn


Tóm lại, cấu trúc thơ tự do là ít bị câu thúc nhất bởi luật thơ, nhà thơ có
thể thoải mái tổ chức câu thơ nhằm đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất.
2.3 Nhịp điệu trong thơ tự do
Theo từ điển tiếng Việt thì nhịp điệu là “sự lặp lại một cách tuần hoàn
các âm mạnh và nhẹ theo những trật tự cách thức nhất định”.
Nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua tồn bộ sự lặp lại có tính
chất chu kì, cách quãng, hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ
ngừng, chỗ ngắt của những đơn vị văn bản như câu thơ (dịng thơ), khổ thơ,
thậm chí đoạn thơ.
Nhịp thơ là đặc trưng cơ bản của hình thức thơ. Nhịp điệu của thơ bao
gồm nhiều yếu tố: âm tiết, đoạn tiết tấu, giai điệu và vần thơ. Sự tổng hợp và
hài hịa của những nhân tố đó tạo thành nhịp điệu thơ. Và đối với thơ tự do thì
“thơ tự do tạo điều kiện nhiều nhất để thơ có vẻ riêng về nhịp điệu mà mỗi bài
thơ phải phấn đấu để có được”. Chẳng hạn như bài thơ Vội vàng của Xuân
Diệu, nhà thơ sử dụng những thể thơ khác nhau trong cùng một bài thơ là để
diễn tả những cảm xúc thay đổi theo từng bước suy nghĩ của tác giả.
Yếu tố chủ yếu để tạo nên nhịp thơ là vần. “Vần là sự hòa âm, sự
cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai
âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như
liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp”. Như Xn Diệu nói:
“có vần những bước thơ khơng có vẻ chông chênh mà trái lại, hồn thơ dựa vào
những câu thơ một cách vững chắc”, “vần giúp cho trí nhớ của công chúng,
vần giúp làm nảy sinh những tứ thơ tân kì, vần tạo cho sự nghỉ ngơi một cách
khoan khối, nghỉ hơi mà có vần thì lý thú như ngậm âm nhạc vào miệng”.
Tuy nhiên, trong thơ tự do đã có những xu hướng làm thơ khơng vần
như thơ khơng vần của Nguyễn Đình Thi. Ơng cho rằng, “vần là một lợi khí
rất đắc lực cho sự truyền cảm nhưng không phải hết vần là hết thơ. Khi làm
thơ, thái độ của người làm là ghi cho đúng cảm xúc. Nếu cảm xúc gặp được
vần thì hay. Nhưng khi gặp nó gị bó thì hãy vượt lên nó đã. Hình thức nghệ


Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

12

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

thuật(các luật bằng trắc) phải tự thân nó ra. Khi gạt luật bên ngồi ra phải có
luật bên trong rất mạnh”.
Như vậy, vẻ riêng của thơ tự do là nhịp điệu khơng những của hình thức
bên ngồi, mà cịn là nhịp điệu bên trong. Nhịp điệu đời sống và nhịp điệu
cảm xúc trong thơ tự do có tính hịa điệu giữa yếu tố chủ quan và yếu tố
khách quan.
Theo Nguyễn Đình Thi, “Nhịp điệu của hình ảnh , tình ý, nói chung là
của tâm hồn. Đó là nhịp điệu hình thành của cảm xúc, hình ảnh liên tiếp, hòa
hợp, mà những từ, những chữ gợi ra những ngân vang dài, ngắn dưới khoảng
lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự
xúc động”(Lê Lưu Oanh/ Nguyễn Đình Thi - Hoàng Cầm. NXB Giáo dục,
1999).
Vậy, nhịp điệu trong thơ từ trước đến nay mới chỉ nói đến nhịp điệu hình
thức, nhịp điệu dựa vào cách tổ chức câu thơ, đoạn thơ, tiết tấu, âm thanh, vần
bằng, vần trắc, niêm đối trong thể thơ và bài thơ. Nhưng trong thơ tự do, nhịp
điệu còn là nhịp của cuộc sống và cảm xúc. Nó chính là nhịp của con tim,
nhịp rung động của tâm hồn.

1.4. Cái tơi trữ tình trong thơ tự do
Viên Mai trong “Tùy viên thi thoại” viết: “là người thì khơng nên có
cái tơi, có cái tơi thì hay mắc bệnh kiêu căng, cậy tài. Cho nên Khổng Tử nói
“khơng cố chấp”, “khơng tự cho mình là đúng” vậy. Nhưng làm thơ thì khơng
thể khơng có cái tơi. Khơng có thì dễ mắc cái tội cóp nhặt, phơ diễn”. Nói như
vậy khơng có nghĩa là nhà thơ đưa cái thế giới nhỏ bé hữu hạn của riêng bản
thân mình vào tác phẩm là đủ, mà ngồi cái thế giới nhỏ bé ấy của tác giả cịn
có thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình.
Thơ trữ tình nào cũng nhấn vào sợi dây tình cảm, sự rung động tâm trạng
riêng tư của cá nhân. Nhờ có sự sáng tạo mang tính chất chủ quan của nhà thơ
mà thơ ca có nhiều giọng điệu, tư tưởng, hình tượng thơ phong phú. Tính chủ
quan trong sáng tạo được thể hiện bằng cái tơi trong thơ.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

13

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Cái tơi trong thơ có thể là cái tơi nhà thơ. Đó là cảm xúc, suy nghĩ của
nhà thơ trước cuộc đời, trước sự rung ngân của thế giới khách quan mà anh ta
thu nhận được và chuyển thành lời. Qua hình ảnh ngơn ngữ thơ, người đọc có
thể nhận ra lời thơ mà tác giả là một thực thể đang sống, đang phát ngôn.
Cái tơi đó cũng có thể là cái tơi trữ tình. Đó là cái tơi được nhà thơ phân

thân, hóa nhập vào số phận nhân vật trong cuộc sống hiện thực. Nhà thơ
chuyển hóa cảm xúc của mình thành cảm xúc của đối tượng miêu tả.
Cái tôi trong thơ tự do trong Thơ mới như là một sự thức tỉnh của ý thức
cá nhân đòi tâm sự nỗi niềm tàng ẩn trong lịng
Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất
Khơng có chi bạn bè nổi cùng ta.
(Xuân Diệu - Hi Mã Lạp Sơn)
Trước Cách mạng tháng Tám, cái tơi trữ tình trong thơ tự do là cái tôi
giãi bày tâm trạng theo ý thức tự do của cá nhân, theo nỗi buồn cơ đơn:
Lịng anh như nước hồ thu lạnh,
Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà
(Lưu Trọng Lư - Khi mùa rụng lá)
Hay
Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn, không hiểu vì sao tơi buồn.
(Xn Diệu - Chiều)
Sau Cách mạng tháng Tám, cái tơi đó đi “từ chân trời của một người đến
chân trời của tất cả”.
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao.
(Xuân Diệu - Những đêm hành quân)

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

14

Trường ĐHSP



Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Nhà thơ luôn sáng tạo ra một hiện thực thứ hai, lại càng ý thức sâu sắc về
cuộc sống, nhịp đập của thời đại. Cái tơi trữ tình trong thơ tự do là cái tơi
khơng khép mình trong khn sáo cũ, cái tơi viết, thể hiện trong thơ như đời
sống hiện thực phong phú.
1.5. Mạch suy tưởng trong thơ tự do
Nhờ có trí tưởng tượng phong phú, phóng túng, thơ tự do phá vỡ những
quy phạm trong thơ cổ điển để hình thành nên những quy phạm mới, quy
phạm tuân theo mạch cảm xúc, mạch suy tưởng của nhà thơ.
Mạch suy tưởng trong thơ tự do không chỉ khơi dậy những đề tài rộng rãi,
cụ thể trong hiện thực mà còn phản ánh hiện thực, khắc họa chiều sâu suy
nghĩ, tư duy, chiều sâu của cuộc sống đang cựa mình. Chẳng hạn như Xuân
Diệu, với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm đã “cảm nhận ra những mối tương giao
thầm kín, sự giao hịa, hơ ứng giữa sự vật với nhau và giữa con người”(Lê
Đình Kị - Thơ mới những bước thăng trầm).
Tóm lại, thơ tự do là một thể hình thành từ phong trào Thơ mới. Thơ tự do
mới cả về nội dung và hình thức. Nội dung trong thơ tự do tuân theo mạch
cảm xúc và mạch suy tưởng của nhà thơ. Hình thức thơ tự do không bị câu
thúc bởi niêm, luật và đối như thơ cách luật… Nhà thơ tự do sử dụng từ ngữ
và câu thơ theo ý đồ nghệ thuật của mình.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

15


Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn
Chương II

THƠ TỰ DO CỦA XUÂN DIỆU VÀ THƠ TỰ DO
CỦA XUÂN DIỆU TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. Thơ tự do của Xuân Diệu
1. Xuân Diệu - “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”
“Người (Xuân Diệu) đã tới giữa chúng chúng ta với một y phục tối tân và
chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương
xa ấy” (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Xuân Diệu đã đến với làng thơ
Việt Nam bằng cái mới lạ rất phương Tây của mình. Ban đầu người ta có thể
chốn ngợp trước cái mới lạ đó, nhưng khi đã tìm hiểu về con người này thì ta
lại thấy “Ơng táo bạo trong dùng từ, đổi mới các âm tiết trong câu, vẫn giữ lối
kết khổ, hợp vần của truyền thống. Đây chính là thể hiện thú vị của mối quan
hệ biện chứng, thẩm thấu lẫn nhau giữa mặt tân kì, Âu Tây với mặt dân tộc
truyền thống trong tiếng thơ Xuân Diệu”(Lê Quang Hưng)
Như vậy, theo Xuân Diệu thì thơ tự do khơng phải là hồn tồn được tự
do, mà tự do phải có quy tắc. Cái mới của thơ Xn Diệu đó là ở cách dùng
từ, ơng dùng từ rất độc đáo. Chúng ta cũng có thể thấy thơ Xn Diệu ít
những bài tự do hồn tồn, chủ yếu là thơ 7 chữ, 8 chữ…, chỉ có 4 bài thơ tự
do hoàn toàn: Vội vàng, Tương tư chiều, Khi chiều giăng lưới, Thở than.
2. Đặc điểm thơ tự do của Xuân Diệu
Phần lớn thơ tự do của Xuân Diệu là thơ tự do về nội dung tư tưởng và
cách dùng từ. Đây cũng chính là cái mới mà Xuân Diệu mang lại cho thơ ca

Việt Nam.
Thơ mới là tiếng nói trữ tình của cái “tơi” địi giải phóng. Xn Diệu là
người nói đến cái tơi thấm thía nhất và mãnh liệt nhất. Đó là cái tơi ham u
và ham sống. Sống thì phải yêu, mà yêu là để sống. Xn Diệu thể hiện cái tơi
của mình rõ ràng và mãnh liệt nhất là trong tình yêu.
Yêu tha thiết thế vẫn cịn chưa đủ
16
Líp: K56C - Khoa Ngữ văn

Hà Nội

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn
Phải nói yêu trăm bận đến ngàn lần.
(Phải nói)

Với Xuân Diệu, yêu là tồn tại:
Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ, không thương một kẻ nào?
Như vậy cái tôi Xuân Diệu hiện ra như một tình nhân, sống trong tình
yêu và sống bằng tình u.
Cái tơi ham sống của Xn Diệu cịn là cái tơi ham mê tận hưởng vẻ đẹp
của vườn trần. Đó là cái tơi mang triết lý hưởng thụ:
Ta ơm bó, cánh tay ta làm rắn
Làm dây đa quấn quýt cả mình xn
Khơng muốn đi, mãi mãi ở vườn trần

Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất.
Cái tơi Xn Diệu cịn là cái tôi ý thức về sự trôi chảy của thời gian. Nếu
như trong thơ cổ, người ta quan niệm thời gian là tuần hồn, con người sống
theo dịng chảy của thời gian, thì đến Xuân Diệu, thời gian là một đi không
trở lại, thời gian là tuổi trẻ của con người.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Xuân Diệu ý thức được cái tôi của mình cùng với ý thức sự cơ đơn của
mình
Người si muôn kiếp là hoa núi
Uổng nhụy long tươi tặng khách hờ
Cái mới trong thơ Xuân Diệu không chỉ ở nội dung bài thơ, mà ngôn
ngữ chuyển tải nội dung ấy cũng rất mới, cách dùng từ của Xuân Diệu rất tự
do và táo bạo. Đó là cách dùng từ theo ảnh hưởng của thơ Pháp. Trước hết, đó
là ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, mà người đề xướng đầu tiên đó là
Rabelaire, một nhà thơ Pháp vào thế kỉ XIX.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

17

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn


Trong thơ Xuân Diệu có rất nhiều từ dùng với nghĩa tượng trưng.Trước
tiên là các từ chuyển đổi cảm giác, giao thoa cảm giác:
“Này lắng nghe em khúc nhạc thơm”.
Hay:
“Đàn buồn, đàn chậm, ôi đàn lạnh
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”.
Tượng trưng, đó cịn là việc dùng một hình ảnh để biểu trưng cho nhiều
hình ảnh khác:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng”.
Trong thơ Xn Diệu cịn sử dụng một hệ thống động từ mạnh thể hiện
tình yêu mãnh liệt, niềm khao khát sống mãnh liệt như: ôm, riết, cắn, ghì, …;
hệ thống các từ láy, và các từ gợi hình: Phất phơ, lả lả, xiêu xiêu, ngả ngả,
run rẩy, rung rinh, run…; các quan hệ từ được lặp đi lặp lại: này đây, và…
Thơ Xuân Diệu còn đặc trưng bởi cách sử dụng những hình ảnh tự do,
mới lạ:
“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
Hay
“Mùa xuân chín ửng trên đơi má”.
Xn Diệu cũng tổ chức câu thơ theo kiểu câu thơ tự do, đó là kiểu câu
vắt dịng:

Ta muốn ơm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
………………………………….

Hay kiểu câu thơ định nghĩa theo ảnh hưởng của thơ Pháp:
Tôi là con chim đến từ núi lạ,
Ngứa cổ hát chơi,
Giọng điệu có khi trẻ trung, sơi nổi:

“Chẳng bao giờ.Ơi! Chẳng bao giờ nữa
Mau đi thơi! Mùa chưa ngả chiều hơm”.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

18

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Cũng có khi đằm thắm, dịu dàng, pha chút tự sự:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”.
Như vậy, Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Thơ
của Xuân Diệu mới cả về nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện. Thơ tự do
của Xuân Diệu là sự hòa quyện của một tâm hồn Việt, các thể thơ cổ Trung
Hoa với thơ ca lãng mạn phương Tây. Vì vậy thơ tự do của ông tự do mà
“không phải muốn làm gì thì làm”.
II. Thơ tự do của Xuân Diệu trong trường PT
1. Thơ tự do trong trường PT
Trong chương trình Ngữ văn11, ban cơ bản có các bài thơ tự do:
+Vội vàng - Xuân Diệu
+Tràng giang - Huy Cận

+Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
+Từ ấy - Tố Hữu
Trong chương trình Ngữ Văn12, ban cơ bản có các bài thơ tự do:
+Tây Tiến - Quang Dũng
+Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
+Sóng - Xuân Quỳnh
+Đàn ghi ta của Lor - ca – Thanh Thảo
Và một số bài đọc thêm
Nhưng các bài thơ này chủ yếu là các bài thơ tự do khơng hồn tồn,
chỉ có một số bài được coi là thơ tự do hồn tồn, đó là bài “Vội vàng”, “Đàn
ghi ta của Lor - ca”.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

19

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Như vậy, thơ tự do chiếm một vị trí khá quan trọng trong chương trình
THPT, nó góp phần giúp HS hiểu về một thờ đại trong thi ca, thời đại của
Thơ mới
2. Vội vàng - Bài thơ tự do hoàn toàn của Xuân Diệu thể hiện cảm xúc
thi ca và triết lý nhân sinh của Xuân Diệu
Trước hết, chúng ta cần thấy được giá trị của bài thơ “Vội vàng”, bởi

đây là một trong bốn bài thơ tự do hiếm hoi của Xuân Diệu. Nó không chỉ
mang đầy đủ những đặc điểm của thơ Xuân Diệu, mà trong bài thơ cịn có
những cách tân độc đáo của thể thơ tự do.
2.1. Về ngôn ngữ trong bài thơ “Vội vàng”
Ngôn ngữ trong bài thơ “Vội vàng” mang những đặc điểm thơ tự do
của Xuân Diệu nói chung:
+ Trước tiên, đó là những từ chỉ cảm xúc, cảm giác lạ, mạnh:
Những cảm giác đó trước tiên được thể hiện qua những từ chỉ hành động: “tắt
nắng”, “buộc gió”.
“Tắt”, là động từ, tác động vào vật nào đó làm cho nó khơng cịn tồn
tại như dạng hoạt động ban đầu nữa. Còn “nắng” là một danh từ chỉ một hiện
tượng thiên nhiên không thể nắm bắt được. Nắng là một vật vơ hình, tồn tại
vĩnh cửu khơng bao giờ mất đi, cũng khơng có ai tác động được đến nắng →
“Tắt nắng” là một ước muốn không bao giờ thực hiện được. Đó chỉ là một
ước muốn của một cái tôi bồng bột mà thôi. Cũng như vậy, “buộc gió” là
hành động một người bình thường khơng thể thực hiện được. “Tắt nắng” và
“buộc gió” chỉ để thể hiện niềm khao khát của tác giả muốn níu giữ những
hương sắc của thiên nhiên mà thôi.
+Các động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn, là những động từ mạnh, gợi cảm
giác muốn chiếm lĩnh hoàn toàn thiên nhiên của mùa xn. Trong bài thơ này,
thiên nhiên chính là người tình của tác giả. Tác giả muốn hịa mình vào thiên
nhiên, muốn say sưa cùng thiên nhiên, muốn tận hưởng cái tuyệt đích, tuyệt

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

20

Trường ĐHSP



Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

đỉnh của tình yêu, nhiều khi tưởng như hả hê, chếnh choáng, cuồng thác đầy
trực cảm.
+Các từ chỉ cảm giác: chếnh choáng, đã đầy, no nê. Đó là những từ chỉ
cảm giác say sưa với tình u, say sưa tưởng như khơng cịn biết đến thế giới
bên ngồi, hồn tồn chìm đắm vào cảm giác tràn đầy của thiên nhiên hào
phóng. Tác giả đã tận hưởng đầy đủ những cảm giác của tình yêu, của thiên
nhiên mang lại.
+Bài thơ cịn có một hệ thống các điệp từ:
Tôi muốn(2lần), chỉ cái khao khát của tác giả, niềm mong muốn được giữ
lại màu sắc, hương thơm của đất trời.
Này đây(5lần.5câu) để kể ra những “đặc sản” của thiên nhiên, rất phong
phú, rất giàu có, tất cả đều xanh non, tươi mới, mơn mởn và hấp dẫn.
Xuân….nghĩa là….., dùng trong kiểu câu thơ định nghĩa(3lần), chứng
minh cho sự trôi chảy của thời gian, thời gian là thời gian của tuổi trẻ, thời
gian một đi không trở lại, không thể níu giữ được.
Ta muốn(4lần), thể hiện khát khao mãnh liệt, tưởng như khơng gì cưỡng
lại nổi, đó là khát khao chiếm lĩnh.
+ Trong bài cịn có hệ thống các từ mang nghĩa ẩn dụ, so sánh rất mới, lạ. Đó
là những từ chỉ tính chất: tuần tháng mật, xanh rì, phơ phất, ngon, mơi gần,
mùi tháng năm. Tất cả đều chỉ sự mơn mởn đầy sức sống của thiên nhiên
đang mời gọi con người.
→ Nhà thơ tận hưởng cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi thức nhọn của
cuộc sống, bằng trái tim nồng nhiệt và trẻ trung.
2.2. Về cấu trúc trong bài thơ Vội vàng
Bài thơ là sự đan xen các thể thơ với nhau. Thể thơ 5 chữ, 8 chữ, có câu

3 chữ, có câu đến 10 chữ, tạo ra những tạo ra những nhịp thơ khác nhau trong
mỗi đoạn thơ. Bốn câu thơ 5 chữ thể hiện ước muốn của cái “tơi”, bên cạnh
đó là những câu thơ 8 chữ dàn trải hơn viết về thiên nhiên Điều đó thể hiện
niềm khao khát muốn níu giữ những sắc hương đó là niềm khao khát của một

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

21

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

cái tôi nhỏ bé giữa một thiên nhiên rộng lớn. Niềm khao khát, ước muốn ấy
mãi mãi không thực hiện được.
Câu thơ 3chữ đứng giữa bài thơ một cách khá đặc biệt. Nó gợi đến cho ta
hình ảnh một cái tơi bé nhỏ đang đứng giữa bữa tiệc của thiên nhiên bao la, và
khát khao muốn tận hưởng đầy đủ mọi thứ có trong bữa tiệc đó, khát khao
dược ơm trọn trái đất này trong vịng tay. Đó là cái tơi tận hưởng của Xn
Diệu, cái tơi ham sống mãnh liệt.
Trong bài thơ có một số câu thơ đặc biệt như: “Tôi sung sướng. Nhưng vội
vàng một nửa.”. Câu thơ bị dấu chấm ngắt ngay giữa dịng, gợi cho ta thấy
một cái tơi ý thức được trong lịng mình bây giờ là sự đan xen của hai cảm
giác: sung sướng và vội vàng.
Hay câu: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”
Câu thơ như một lời thốt lên đầy tiếc nuối với từ “ôi”, và dấu chấm

than ngắt giữa câu thơ. Dấu chấm lửng cuối câu thơ làm ta có cảm giác như
sự nuối tiếc của tác giả cứ trải dài ra mãi.
Câu thơ “Mau đi thôi! Màu chưa ngả chiều hôm” cũng vậy, lời giục giã
đi mau thôi trước khi trời ngả sang màu của “chiều hơm”, mau tận hưởng cái
xn thì này trước khi quá muộn.
Trong bài thơ, tác giả có sử dụng kiểu câu thơ định nghĩa mà theo Đặng
Anh Đào thì đây là kiểu câu thơ Xuân Diệu tiếp thu từ thơ ca lãng mạn
phương Tây thế kỉ XIX:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Kiểu câu thơ định nghĩa làm cho bài thơ đậm chất triết lý, đó là triết lý
về thời gian, tuổi trẻ và đời người.
2.3. Nhịp điệu trong bài thơ “Vội vàng”
Bài thơ được làm theo cấu trúc hợp thể. Bốn câu thơ đầu được viết theo
thể thơ 5 chữ, và câu thơ 3chữ ở giữa bài thơ làm nên nhịp thơ gấp gáp, đanh,

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

22

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

gọn, rắn chắc, tạo nên sự liền mạch cho bài thơ. Câu thơ 8chữ nhịp đều đều,

da diết, dàn trải, phù hợp với tâm hồn yêu đời của thi nhân khi khám phá ra
một thiên đường nơi trần gian.
Kiểu câu thơ trùng điệp, câu thơ vắt dịng tạo ra một nhịp điệu nhanh,
hối hả, sơi trào. Kiểu câu thơ có quan hệ đối lập tạo nên những biến tấu đột
ngột, những khúc gãy trong tâm trạng. Kiểu câu thơ định nghĩa tạo nên giọng
điệu đầy triết lý.
Sự lặp lại của các từ chỉ định, quan hệ từ, hư từ…trong đơn vị câu thơ,
đoạn thơ như một nốt luyến trong âm nhạc, để kết nối âm thanh, tiết tấu giữa
các từ, câu thơ, đoạn thơ. Những động từ mạnh là những điểm nhấn tập trung
cường độ, cao độ, sức mạnh của tư tưởng và cảm xúc sôi trào trong khát vọng
chiếm lĩnh cuộc đời của nhà thơ.
2.4. Mạch suy tưởng trong bài thơ
Nếu như “Đây mùa thu tới” là sự yêu đời thể hiện qua nỗi buồn, “Thơ
duyên” là sự yêu đời thể hiện qua tương hòa giao cảm, “Tỏa nhị Kiều” là sự
yêu đời thể hiện qua thái độ sợ phải hòa tan vào một thế giới nhờ nhạt khơng
bản ngã, thì “Vội vàng” là một sự yêu đời thể hiện qua sự si mê, ham hố và
một triết lý nhân sinh mới mẻ chưa từng thấy.
Như vậy, mạch suy tưởng trong bài thơ là mạch suy tưởng của một cái
tôi Xuân Diệu đầy si mê, ham sống, ham tận hưởng cuộc sống, và chính vì
ham sống mà Xuân Diệu suy nghĩ về thời gian một đi khơng trở lại, vì thế
phải sống gấp, sống vội vàng.
2.5. Cái tơi trữ tình trong bài thơ “Vội vàng”
Xuân Diệu xuất hiện như một đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Và
hơn bất cứ nhà thơ nào khác, ông đã bộc lộ trong thơ một cái tôi trữ tình
phong phú và độc đáo.
Cái tơi Xn Diệu trong bài Vội vàng, trước hết là cái tôi đầy quyền
năng và sức mạnh trong hành động chiếm lĩnh cuộc sống, muốn chế ngự cả
càn khơn để níu giữ tuổi trẻ, níu giữ những gì đẹp nhất của đời người. Đó cịn

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn

Hà Nội

23

Trường ĐHSP


Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

là cái tôi thi nhân nhạy cảm với bước đi của thời gian, nhận thức được sự trơi
chảy của thời gian. Cái tơi đó cịn là cái tôi triết lý về cuộc sống. Con người
cần sống nhanh, sống hết mình, khơng nên bỏ phí thời gian, bỏ phí tuổi trẻ,
bởi tuổi trẻ đâu có “thắm” lại hai lần.
Cái tơi trữ tình trong bài thơ “Vội vàng” biểu hiện đầy đủ những đặc
điểm của cái tôi Xuân Diệu.
Tóm lại, bài thơ “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ
Xuân Diệu. “Vội vàng” cũng là bài thơ mang đặc điểm của thể thơ tự do khá
rõ nét. Vì vậy việc dạy –học bài thơ theo đặc điểm của thơ tự do có thể mang
lại một hiệu quả nhất định.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

24

Trường ĐHSP



Báo cáo khoa học

Phạm Thị Phấn

Chương III
TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI THƠ "VỘI VÀNG"
THEO ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TỰ DO
I.

Những yêu cầu và định hướng dạy-học bài thơ “Vội vàng” theo đặc
điểm của thơ tự do
Trong cuốn “Hiểu văn dạy văn” (NXB Giáo dục,2000), GS.TS Nguyễn

Thanh Hùng viết: “thơ hay không truyền đạt tức thời, trực tiếp cảm xúc của
tác giả mà là sự lan truyền từng chút qua cảm nhận sáng tạo độc đáo được
diễn đạt, qua từng tiếng nói mới của thơ”.
Như vậy, để thấy cái hay của bài thơ, chúng ta phải hiểu được những
sáng tạo độc đáo của tác giả. Nhưng không phải ai cũng nhận thấy những nét
độc đáo đó trong tác phẩm. Để giúp HS cảm nhận được cái hay của tác phẩm,
người GV phải chỉ ra cho HS những sáng tạo độc đáo của tác giả.
Vậy, để giúp HS cảm nhận được hết những cái hay trong bài thơ “Vội
vàng”, người GV cũng cần giúp HS tìm ra những sáng tạo nghệ thuật độc đáo
của tác giả Xuân Diệu. Muốn vậy, cả GV và HS phải tuân theo một số yêu
cầu về mặt phương pháp.
Khi dạy bài thơ “Vội vàng”, GV cần giới thiệu cho HS: “Vội vàng” là
một bài thơ trữ tình làm theo thể thơ tự do. Khi dạy thơ tự do, người thầy cần
xuất phát từ đặc trưng thi pháp của thể loại, từ đặc điểm tiếp nhận của HS để
có những phương hướng cụ thể định hướng phát huy tính tích cực của HS,
chủ động, sáng tạo của HS. Đồng thời, GV cũng cần cung cấp cho HS những
hiểu biết về đặc trưng thi pháp về thơ tự do. Những đơn vị kiến thức này sẽ

giúp các em hiểu kết cấu của bài thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình tượng thơ, từ
đó các em hình thành các năng lực, kĩ năng cần thiết để tiếp nhận tác phẩm.

Líp: K56C - Khoa Ngữ văn
Hà Nội

25

Trường ĐHSP


×