Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn khai thác lễ hội trong phát triển du lịch tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 127 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận văn .................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 10
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 13
Chương 1 .................................................................................................................... 15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................... 15
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 15
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 15
1.1.2. Hướng tiếp cận và lý thuyết ..................................................................... 25
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29
1.2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh ................................................... 29
1.2.2. Tổng quan về hoạt động lễ hội và chủ trương của Thành phố Hồ Chí
Minh trong việc tổ chức lễ hội gắn với phát triển du lịch. ................................ 34
Tiểu kết................................................................................................................... 43
Chương 2 .................................................................................................................... 45
HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC LỄ HỘI.............................................. 45
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................. 45
2.1. Thực trạng tổ chức lễ hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. ................................. 48
2.1.1 Số lượng, quy mơ và loại hình lễ hội ........................................................ 50
2.1.2 Giá trị lễ hội .............................................................................................. 58
2.1.3 Cách thức tổ chức ..................................................................................... 61


2.2. Thực trạng khai thác lễ hội trong phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí
Minh. ...................................................................................................................... 65
2.2.1 Thực trạng khách tham quan du lịch lễ hội ............................................. 65


2.2.2. Thực trạng dịch vụ và sản phẩm du lịch cung cấp cho khách du lịch lễ hội ... 69
2.3. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng ...................................... 82
2.3.1. Đánh giá thực trạng .................................................................................. 82
2.3.2. Các nguyên nhân ...................................................................................... 85
Tiểu kết................................................................................................................... 88
Chương 3 .................................................................................................................... 90
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC LỄ HỘI...................................................... 90
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TP.HCM ..................................................... 90
3.1. Các yếu tố tác động đến khai thác lễ hội trong du lịch tại Thành phố Hồ
Chí Minh ................................................................................................................ 90
3.1.1. Yếu tố kinh tế ........................................................................................... 90
3.1.2. Yếu tố văn hóa ......................................................................................... 95
3.2. Nhu cầu và định hướng khai thác lễ hội trong du lịch tại TP. Hồ Chí Minh....... 101
3.2.1. Nhu cầu khai thác lễ hội trong du lịch tại TP. Hồ Chí Minh ................. 101
3.2.2. Định hướng ............................................................................................ 105
3.3. Các nhóm giải pháp....................................................................................... 108
3.3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ..................................................................... 108
3.3.2. Nhóm giải pháp về văn hóa ................................................................... 111
Tiểu kết................................................................................................................. 116
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 121
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 125


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Lễ hội là một loại sự kiện văn hóa đặc biệt mang trong mình những nét độc
đáo riêng. Vì vậy, lễ hội được coi là một nguồn tài nguyên quý giá trong việc
phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc khai thác đúng loại hình

này khơng những góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
kinh tế, chính trị. Bên cạnh đó, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính
liên ngành, liên vùng; giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội của đất nước. Trong đó, du lịch văn hóa là loại hình du lịch đặc biệt,
những lễ hội văn hóa là nhân tố chính được đưa vào khai thác trong hoạt động du
lịch để góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Việc khai thác các lễ
hội này góp phần thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững ở các địa
phương. Chính vì vậy, hiện nay các cơng ty du lịch luôn tập trung khai thác tiềm
năng trên lĩnh vực du lịch này và cạnh tranh với các nước trong khu vực bằng
những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nếu không được khai
thác hợp lý, các lễ hội văn hóa sẽ ngày càng bị xuống cấp, làm suy giảm chất
lượng của hoạt động du lịch nói chung. Vậy, làm thế nào để những giá trị tự
nhiên và nhân văn của các lễ hội văn hóa được tái hiện, được tôn tạo, được bảo
tồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh tế đang là vấn đề được quan
tâm chung của những nước có nhiều tiềm năng phát triển hoạt động du lịch.
Nhận thức được vai trò của việc phát huy các lễ hội trong phát triển du
lịch, nước ta luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần phát triển bền vững hoạt
động du lịch của đất nước. Tư tưởng này đã được cụ thể hóa trong nội dung của
Pháp lệnh Du lịch, 1999, theo đó: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, …”; đồng thời “… bảo
đảm phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và


2
phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam” cũng như
trong Luật Du lịch, 2005, một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển du
lịch là “phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch
sử,… bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch”

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của cả nước và
khu vực, nơi có vị trí chính trị quan trọng; với sự nổi trội về năng lực phát triển
du lịch nhờ sự năng động kết hợp với sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, là nơi có
nhiều nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế và nhiều cơ sở vui chơi giải trí hiện đại...là
những yếu tố thuận lợi để hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu
qủa cao về kinh tế. Nơi đây có các loại hình lễ hội phong phú, đa dạng để phục
vụ phát triển du lịch, với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn trở thành địa phương
hàng đầu trong phát triển du lịch Việt Nam với hệ thống sản phẩm du lịch đa
dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Thời gian qua, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển
mạnh mẽ và đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội; tạo
nên nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần vào cơng cuộc xóa đói,
giảm nghèo; củng cố quốc phịng - an ninh của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của Nhà nước cùng với sự chủ
động của địa phương trong hoạt động phát triển du lịch lễ hội vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế như chưa chú trọng phát triển du lịch bền vững dựa trên
nguồn lực các lễ hội văn hóa dẫn tới thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung,
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cịn thiếu tính ổn định, chưa khẳng định được
vị trí vững chắc trên bản đồ du lịch, ẩn chứa nhiều nguy cơ, phát triển thiếu bền
vững. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương
đang trở thành khu vực kinh tế sơi động, kéo theo hoạt động du lịch, đặc biệt là
khai thác du lịch từ các hoạt động của lễ hội văn hóa hết sức nhộn nhịp, thu hút
dịng khách du lịch từ cả trong và ngoài khu vực. Ngành Du lịch của các nước
đều đang tận dụng mọi cơ hội và phương tiện để nâng cao hình ảnh quốc gia nói


3
chung và điểm đến nói riêng. Sự hấp dẫn, năng động; mức độ đầu tư đồng bộ từ
sản phẩm, dịch vụ đến xúc tiến; khả năng tiếp cận dễ dàng của các điểm đến
trong khu vực đang là một thách thức lớn đối với khai thác lễ hội du lịch Việt

Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Khai thác lễ hội trong phát triển
du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh” để phân tích, đánh giá thực trạng về việc
khai thác lễ hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, và đề xuất hệ thống giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác lễ hội góp phần phát triển du lịch một
cách bền vững trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về lễ hội trong phát triển du lịch,
luận văn tập trung khảo sát thực trạng khai thác lễ hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
trong phát triển du lịch, khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
lễ hội để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Để thực hiện
mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về lễ hội để phát triển du lịch ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng khai thác lễ hội để phát triển du
lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, chỉ rõ thành tựu, hạn
chế, rút ra bài học kinh nghiệm.
- Bàn luận và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện, phát huy các lễ hội để
phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói, cho đến nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về du lịch văn
hóa và vai trị của du lịch văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đây là tư
liệu bổ ích để triển khai nội dung của luận văn.


4
3.1 Tài liệu nước ngồi:
Trước hết, phải kể đến cơng trình Tourism and Culture: An applied
perspective (Du lịch và văn hóa: Từ quan điểm ứng dụng) của Erve Chamber,
nhà xuất bản State University of New York Press, 1997 [41]. Cuốn sách nhấn

mạnh: sự cần thiết phải nghiên cứu đối với việc phát triển ngành cơng nghiệp du
lịch văn hóa đã trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế
giới. Các thành phố lớn, quốc gia, và thậm chí những nơi là vùng sâu vùng xa
nhất trên thế giới đã ngày càng tập trung vào những hoạt động thu hút khách du
lịch đến với địa phương của họ. Những sự biến đổi đang diễn ra bởi ngành du
lịch khơng chỉ về khía cạnh kinh tế mà du lịch cịn dẫn đến những thay đổi văn
hóa sâu sắc, kể cả những hậu quả quan trọng đối với bản sắc dân tộc và lịch sử
của khu vực, tạo ra những sự biến đổi về xã hội và chính trị quan trọng đối với
cộng đồng dân cư. Cuốn sách mô tả sự phát triển du lịch ở những nơi cụ thể,
cung cấp một loạt các quan điểm trên cả hai hệ quả tích cực và tiêu cực đối với
con người của ngành công nghiệp du lịch.
Cũng đề cập đến mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa, có cơng trình:
Cultural Tourism: The Partnership Between Tourism and Cultural Heritage
Management (Du lịch văn hóa: Mối quan hệ giữa Du lịch và Quản lý Di sản văn
hóa) của Bob McKercher, Hilary Du Cros, nhà xuất bản Haworth Hospitality
Press, 2002 [39]. Ở cơng trình này, tác giả cho rằng: Du lịch văn hóa bền vững
chỉ có thể xảy ra khi hai bên tạo thành một quan hệ đối tác thực sự dựa trên sự
hiểu biết và đánh giá cao giá trị của nhau. Các tác giả - một chuyên gia về du lịch
và một chun gia về quản lý di sản văn hóa trình bày mơ hình cho sự hợp tác
làm việc với các bên cùng có lợi, tích hợp quản lý lý thuyết và thực hành từ cả
hai phía. Cultural Tourism là cuốn sách đầu tiên kết hợp quan điểm khác nhau
của nhà quản lý du lịch và nhà quản lý di sản văn hóa, xem xét vai trị của di sản
hữu hình (bằng chứng vật chất của văn hóa) và di sản vơ hình (tiếp tục tập qn
văn hóa, kiến thức và kinh nghiệm sống), mô tả sự khác biệt giữa các sản phẩm


5
du lịch văn hóa và tài sản di sản văn hóa, phát triển một số mơ hình khái niệm,
trong đó bao gồm một hệ thống phân loại cho khách du lịch văn hóa, các chỉ số
về tiềm năng du lịch tại di sản văn hóa, các tiêu chí đánh giá di sản văn hóa và di

sản có tiềm năng du lịch. Xem xét năm yếu tố cấu thành du lịch văn hóa.
Cơng trình: Culture and Society in Tourism Contexts (Văn hóa và xã hội
trong bối cảnh du lịch) của Antonio Migu Nogues-Pedregal, nhà xuất bản
Emerald Group Publishing, 2012 [37]. Cuốn sách xem xét các động lực xã hội và
văn hóa ở các điểm du lịch tại Địa Trung Hải thông qua các ví dụ của Hy Lạp,
Tây Ban Nha, Ai Cập, Pháp... Cuốn sách này nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc tập trung khảo sát các mối quan hệ giữa các nhóm người (người di cư,
khách du lịch, người bản địa), sự ảnh hưởng đến q trình văn hóa, xã hội và
mối quan hệ giữa hai quá trình này.
Hay, cuốn sách: Issues in Cultural Tourism Studies (Các vấn đề trong
nghiên cứu du lịch văn hóa) của Melanie Smith, nhà xuất bản Routledge, 2009
[43]. Ở cơng trình này tác giả phân tích sự đa dạng của du lịch văn hóa trong bối
cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Cuốn sách tập trung vào nhu cầu sáng tạo về chiến
lược du lịch đã tạo nên các điểm du lịch đặc trưng và hấp dẫn bằng cách pha trộn
các sản phẩm văn hóa bản địa. Cuốn sách cũng trình bày những khảo sát về vấn
đề di sản, nghệ thuật, lễ hội, dân tộc và kinh nghiệm du lịch văn hóa trong mơi
trường đơ thị và nơng thơn. Điều này bao gồm chính sách và chính trị; quản lý
tác động và phát triển bền vững; marketing và xây dựng thương hiệu. Cũng như
khai thác mối liên hệ giữa các lĩnh vực văn hóa và du lịch, giữa người dân địa
phương và khách du lịch, cuốn sách cung cấp các kiến nghị cho sự phát triển
hiệu quả và bền vững hơn.
Đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, phải kể đến cơng trình:
The Impact of Culture on Tourism (Tác động của Văn hóa đến Du lịch) của
OECD, nhà xuất bản OECD Publishing, 2008 [42]. “The Impact of Culture on
Tourism” xem xét các mối quan hệ đang phát triển giữa du lịch, văn hóa và các


6
động lực chính để trở thành các điểm đến du lịch hấp dẫn và cạnh tranh. Dựa
trên các nghiên cứu gần đây, tài liệu đã khảo sát các khía cạnh khác nhau của

mối quan hệ du lịch - văn hóa, sự hấp dẫn trong khu vực và các chính sách can
thiệp nhằm tăng cường các mối quan hệ. Ấn phẩm này cho thấy sự liên kết giữa
du lịch và văn hóa có thể được tăng cường nhằm hấp dẫn du khách.
3.2. Tài liệu trong nước
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
(1993) nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”.
Đây là sự nhận thức sâu sắc của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa và phát
triển, là bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về vai trị to lớn của văn
hóa trong phát triển ở nước ta.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ chín có sự kế thừa và phát huy
những tinh hoa lý luận về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà
nước; đồng thời bổ sung, phát triển những tư tưởng, quan điểm mới về văn hóa,
phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tiễn đất nước. Trong đó, lần đầu tiên
Đảng đã cụ thể và nhấn mạnh vai trị to lớn của văn hóa “là sức mạnh nội sinh
quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc”, cùng
quan điểm chỉ đạo “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã
hội”. Như vậy cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc
phòng - an ninh,… nguồn lực văn hóa cũng đang ngày càng đóng vai trị quan
trọng, chi phối, ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất nước.
Những cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển du
lịch có các cơng trình tiêu biểu:
Quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch của tác giả Trịnh Ngọc
Chung, cho rằng: “Trước đây người ta chỉ chú ý nhiều tới tiềm năng du lịch ở
khía cạnh điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng
kỹ thuật du lịch mà chưa đánh giá đúng mức tiềm năng văn hóa trong phát triển


7
du lịch, đặc biệt là vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử - văn hóa và bảo tàng.

Nhưng thực tế cho thấy, muốn phát triển du lịch trước hết cần có tiềm năng du
lịch thật đa dạng và các sản phẩm du lịch thật độc đáo, có giá trị cao. Phải có
những điều kiện như thế thì du lịch mới có sức hấp dẫn đối với du khách trong
nước và quốc tế. Tiềm năng và sản phẩm du lịch được cấu thành từ nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất bao giờ cũng phải là di sản văn hóa với tư cách là loại
sản phẩm du lịch độc đáo có sức hấp dẫn cao”.[7]
Tác giả Đặng Thị Diệu Trang với bài viết “Du lịch dựa vào cộng đồng và
vấn đề bảo tồn văn hóa địa phương”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, tháng 8/2013
[22]. Tác giả khẳng định, bên cạnh nhiều loại hình du lịch phổ biến như tham
quan, di sản, khám chữa bệnh, mạo hiểm, giáo dục... thì du lịch dựa vào cộng
đồng khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế hấp dẫn mà cịn có ý nghĩa về nhiều mặt
trên các phương diện văn hóa xã hội. Đây là loại hình du lịch mới, được triển
khai mạnh mẽ những năm gần đây và là bước tiếp cận mới tạo cơ hội để quảng
bá hình ảnh Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Theo tác giả, nhiều địa phương ở nước ta đã thực hiện tương đối thành
công mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng như Hội An, Sapa, đồng bằng sông
Cửu Long... Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra thách thức lớn cho loại hình du lịch
này, đó là thách thức đối với việc bảo tồn giá trị văn hóa. Vì thế, du lịch dựa vào
cộng đồng chính là sự cộng hưởng nhiều yếu tố văn hóa dựa trên cơ sở phát huy
và gìn giữ sức mạnh nội lực của của từng cá nhân trong cộng đồng, gắn lợi ích
chung của cả cộng đồng với sự phát triển du lịch bền vững.
Hay là những bài viết, Quan hệ du lịch – văn hóa và triển vọng ngành du
lịch Việt Nam” của tác giả Ngô Kim Anh, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
2/2000 [2]. “Về hiệu quả kinh tế – xã hội của văn hóa qua hoạt động du lịch”
của Tác giả Trần Nhỗn, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 4/2002 [10], “Suy nghĩ
về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động du lịch” của nhà nghiên cứu
Huỳnh Thị Mỹ Đức, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6/2002 [6]; “Phát triển du lịch


8

cơ hội bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống” của tác giả Đặng Việt Bích,
Tạp chí văn học nghệ thuật, số 4/2008 [4]; “Văn hóa du lịch Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Văn Bốn, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 5/2012 [5]; “Văn hóa
trong hoạt động du lịch” của tác giả Phạm Hồi Anh, Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật, số 8/2013 [1]; “Du lịch, văn hóa và du lịch văn hóa: vịng xoay quan hệ”
của tác giả Trần Quốc Vượng, Trần Thúy Anh, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
357/2014 [29]; “Việt Nam văn hóa và du lịch” của tác giả Trần Mạnh Thường,
Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội, 2005 [27].
Ở các cơng trình này các tác giả ít nhiều đề cập tới mối quan hệ giữa văn
hóa và du lịch ở nước ta nói chung, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
Tác giả Lê Thị Thanh Tâm có bài viết “Du lịch văn hóa – phát triển du lịch
bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên kỷ yếu hội thảo Phát triển du
lịch bền vững từ thực tiễn của các tỉnh, thành phía Nam [19] đã nhấn mạnh, du
lịch văn hóa ngày nay là lĩnh vực thu hút sự chú ý và trở thành xu thế chủ đạo
trong chiến lược phát triển của ngành du lịch trên thế giới cũng như ở nước ta.
Du lịch văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có nhiều triển vọng tốt
đẹp, những ưu điểm được khai thác tốt sẽ trở thành động lực cho sự phát triển
toàn diện và bền vững của hoạt động du lịch.
Cũng trong tài liệu kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn
của các tỉnh, thành phía Nam, tác giả Nguyễn Thị Lan Anh đã đề cập đến vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh: phát triển du lịch bền vững [3], tác giả cho rằng khái
niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường
mà cịn là duy trì văn hóa của địa phương, phải đảm bảo tiến bộ xã hội, giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương - nơi mà
hoạt động du lịch được thực hiện. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra đánh giá
những thành tựu và hạn chế trong khai thác nguồn lực văn hóa để phát triển du
lịch bền vững.



9
Bên cạnh đó, các bài viết khác trong tài liệu kỷ yếu hội thảo Phát triển du
lịch bền vững từ thực tiễn của các tỉnh, thành phía Nam như: Thành phố Hồ Chí
Minh và liên kết phát triển du lịch bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
của tác giả Thái Doãn Hồng [12]; bài viết: Thực trạng phát triển du lịch tại
huyện Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch
bền vững của tác giả Đặng Văn Phan [16],... cũng nếu lên thành tựu và hạn chế
trong khai thác nguồn lực văn hóa để phát triển du lịch.
Tác giả Nguyễn Lan Hương đăng trên Tạp chí khoa học xã hội số 5.2013
với bài viết “Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nguồn lực và thực trạng phát
triển”[13]. Bài viết phân tích với những thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng,
nguồn vốn và nhân lực, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp
quan trọng trong sự phát triển của du lịch Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tập thể tác giả trong kỷ yếu hội thảo: “Tuyên truyền, giới thiệu lịch sử văn hóa Việt Nam đối với khách du lịch nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh
đã đề cập ít nhiều đến vấn đề khai thác nguồn lực văn hóa trong phát triển du
lịch, như: giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo để phát triển du lịch bền
vững ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; Du lịch văn hóa tại Thành phố Hồ Chí
Minh hình thức tun truyền lịch sử văn hóa cho du khách; Hội nhập văn hóa –
một cách tự khẳng định.
3.3 Những kết quả đã đạt được và những vấn đề luận văn cần tiếp tục
nghiên cứu
Qua các cơng trình đã cơng bố có thể thấy mảng đề tài nghiên cứu về phát
triển du lịch địa phương, vùng miền hoặc của Việt Nam rất được các nhà nghiên
cứu quan tâm. Song, vấn đề khai thác các lễ hội để phát triển du lịch bền vững
của từng tỉnh/thành phố nói riêng, của cả nước nói chung tuy đã được các nhà
nghiên cứu quan tâm nhưng vẫn còn rời rạc, chưa được tập trung nghiên cứu một



10
cách hệ thống, toàn diện. Đặc biệt chưa tập trung làm rõ vai trò của các lệ hội
gắn liền với phát triển du lịch bền vững.
Trong tổng thể chiến lược phát triển du lịch của đất nước, Thành phố Hồ
Chí Minh có một lợi thế rất lớn và vị trí rất quan trọng, điều đó thể hiện ở thành
tựu phát triển du lịch của Thành phố trong thời gian qua, tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu đã đạt được vẫn còn những hạn chế trong khai thác, phát huy
các nguồn lực văn hóa trong hoạt động du lịch. Thực tế này đã ít nhiều được các
nhà nghiên cứu quan tâm nhưng vẫn cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy, Luận văn
nhận thấy đây là vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu. Thực hiện đề tài này, tác giả sẽ
tập trung vào những nội dung sau:
- Nhận diện những vấn đề lý luận về văn hóa, lễ hội, về du lịch, phát triển
du lịch, mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch.
- Hệ thống hóa một số lễ hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá và phân tích thực trạng lễ hội ở Thành phố Hồ Chí Minh thời
gian qua trong phát triển du lịch, rút ra thành tựu, hạn chế, những vấn đề đặt ra.
- Nêu lên những vấn đề cần giải quyết để phát triển du lịch bền vững cho
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khai thác các lễ hội văn hóa, nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí
Minh trong phát triển du lịch.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian: Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian: Luận văn khảo sát nghiên cứu trong 2 năm từ tháng 3 năm
2017 đến tháng 3 năm 2019. Tuy nhiên, để có cái nhìn tồn diện, luận văn
tìm hiểu các lễ hội văn hóa nghệ thuật diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 2014 đến năm 2018.



11
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Các hoạt động tổ chức và khai thác lễ hội trong phát triển du lịch ở Thành
phố Hồ Chí Minh đã và đang diễn ra như thế nào?
- Những chính sách và giải pháp gì cần được thực hiện để phát triển du lịch
trên cơ sở các lễ hội đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc khai thác lễ hội trong phát triển du lịch hiện nay ở Thành phố Hồ
Chí Minh chưa hấp dẫn khách tham quan vì những ngun nhân khác nhau: giao
thơng, hạ tầng, dịch vụ, quảng bá truyền thơng và các chính sách đồng bộ từ các
cơ quan hữu quan,…
- Các chính sách phát triển đầu tư phát triển du lịch trên cơ sở các lễ hội
chưa tính đến hiệu quả hoạt động và định hướng lâu dài để có giải pháp phù hợp.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: Sử dụng phương pháp
này khơng chỉ thu thập những tư liệu sơ cấp về thực trạng khai thác lễ hội để
phát triển du lịch hiện nay mà còn thu thập các dữ liệu thứ cấp – đó là thơng tin
từ các nguồn có sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện,
tài liệu của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cơng trình
nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê, kết quả điều tra… của
chính quyền, ban ngành, đồn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động khai thác lễ hội để phát triển du lịch. Tư liệu thứ cấp
được thực hiện từ giai đoạn bắt đầu nghiên cứu đề tài, cùng với hoạt động sưu
tầm, tổng hợp, các nguồn tài liệu.
+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận văn sử dụng các phương pháp
phỏng vấn (phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm), quan sát tham dự, tham vấn
chuyên gia. Riêng đối với tham vấn ý kiến chuyên gia: được sử dụng đối với các
chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, lĩnh



12
vực du lịch, đồng thời những chuyên gia làm công tác thực tiễn để có được
những ý kiến xác thực nhất.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: luận văn tiến hành xây dựng và
khảo sát với cách thức chọn mẫu phi xác suất, ngẫu nhiên 200 khách tham quan
ở các lễ hội tại TP.HCM nhằm tìm hiểu về nhu cầu, nhận định của chính người
tham dự lễ hội, trải nghiệm các dịch vụ du lịch đi kèm để so sánh đối chiếu với
tình hình thực tế cũng như làm cơ sở đề ra các mơ hình hoạt động phù hợp đáp
ứng nhu cầu du khách.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các phương pháp này là các phương
pháp cơ bản được sử dụng hiệu quả trong việc nghiên cứu để làm rõ việc khai
thác lễ hội hiện đại ở Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển du lịch.
+ Phương pháp phân tích: trên cơ sở những tư liệu sưu tập được (hệ thống
văn bản và các số liệu), tiến hành phân tích, đánh giá để làm rõ những thành tựu
cũng như những hạn chế trong việc khai thác lễ hội hiện đại phục vụ cho phát
triển du lịch.
+ Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này cho phép đề tài rút ra những nhận
định khái quát về thực trạng khai thác lễ hội để phát triển du lịch của Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển du lịch bền
vững.
- Phương pháp quy nạp, diễn dịch và tổng hợp được sử dụng sau q trình
thu thập và phân tích thơng tin. Đây là những phương pháp không thể thiếu sau
quá trình thu thập và phân tích thơng tin để đưa ra kết quả cuối cùng.
- Phương pháp hệ thống: xem xét thực trạng phát triển du lịch dựa trên khai
thác các lễ hội như một hệ thống, ở đó bao gồm nhiều yếu tố như chính sách, luật
pháp, bộ máy các cơ quan chức năng, nguồn nhân lực, cơ chế tài chính, quy mơ tổ
chức,...



13
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Trên cơ sở thu thập các nguồn tài liệu, điều tra, khảo sát, phân tích, tổng
hợp các tư liệu, đề tài sẽ là một cơng trình có hệ thống tương đối đầy đủ về cơ sở
lý luận và thực trạng phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các lễ hội vào hoạt
động du lịch hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên và các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực lễ hội và du lịch.
- Qua kết quả khảo sát thực trạng, kết hợp với việc phân tích và đánh giá,
đề tài góp phần làm cơ sở cho các nhà quản lý văn hóa ở địa phương trong việc
hoạch định các chính sách, định hướng trong phát triển du lịch trên cơ sở khai
thác các lễ hội vào hoạt động du lịch.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 1 trình bày nội dung về: khái niệm, hướng tiếp cận và lý thuyết có
liên quan đến nội dung đề tài. Đồng thời cũng trình bày những thơng tin tổng
quan về địa bàn nghiên cứu - Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động lễ hội, các
chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tổ chức lễ hội gắn với phát
triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng khai thác lễ hội trong phát triển du lịch tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2 tập trung nêu lên thực trạng khai thác lễ hội trong phát triển du
lịch tại TP.HCM thông qua các kết quả khảo sát thực tế từ phỏng vấn sâu, bảng
hỏi định lượng. Trên cơ sở tư liệu thu thập được, tập trung phân tích và đưa ra
các nhận định và nguyên nhân của thực trạng.


14
Chương 3: Nâng cao hiệu quả khai thác lễ hội trong phát triển du lịch

tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ các nhận định, đánh giá ở chương 2 – trong nội dung chương 3, tiến
hành phân tích các yếu tố tác động đến khai thác lễ hội trong du lịch tại Thành
phố Hồ Chí Minh để đưa ra một số đề xuất về định hướng và các nhóm giải pháp
khai thác lễ hội trong du lịch tại TP. Hồ Chí Minh.


15
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
 Lễ hội
Khái niệm Lễ hội đã trở thành một từ thông dụng trong cuộc sống đương
đại, tuy nhiên, tìm hiểu về thuật ngữ lễ hội lại là một vấn đề không đơn giản.
Nguồn gốc thuật ngữ “lễ hội” là từ “festums” của La tinh với nghĩa là sự vui
chơi, vui mừng của công chúng. Trong tiếng Pháp “fete” hoặc “festival” và trong
tiếng Anh là “festivals” là những thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp các hoạt
động văn hóa của cộng đồng, là nét đặc trưng của lễ hội. Theo từ điển Robert
của Pháp, lễ hội được hiểu là một sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thương mại, được
tổ chức nhằm thu hút đông đảo người tham gia như các lễ hội văn hóa dân gian,
lễ kỷ niệm quốc khánh, lễ hội âm nhạc, lễ hội đường phố,...[40]
Trong gốc từ Hán Việt, “Lễ hội” là từ ghép của hai từ “lễ” và “hội”, trong
đó “lễ” là những quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi thức tôn giáo; “hội” là
cuộc vui, đám vui đông người.[9] Như vậy, lễ hội được hiểu là hệ thống các hoạt
động văn hóa, tiến trình này bao gồm những nghi thức phải tiến hành, nhằm
đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa và những trò chơi cộng
đồng cho mọi người cùng tham dự. Lễ hội vừa giữ vai trò gắn kết cộng đồng,
vừa góp phần tạo dựng khơng gian văn hóa trang trọng, linh thiêng mà khơng
kém phần sơi động, tưng bừng.

Có rất nhiều khái niệm về lễ hội, trong đó nổi bật là khái niệm của
M.Bakhtin và GS.Kuahayashi (Nhật Bản). Theo đó, M.Bakhtin cho rằng: “Thực
chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức lễ tế và trò diễn là cuộc
sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc
sống khơng thể thành lễ hội được nếu như nó khơng được thăng hoa, liên kết và


16
quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên
tôn giáo của các phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống
thứ hai thóat ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều
trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả.” [24, tr.157]. Theo GS.Kuahayashi
(Nhật Bản): “Xét về tính chất xã hội, lễ hội là quảng trường của tâm hồn. Xét về
tính chất văn hóa, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật như: mỹ
thuật, nghệ thuật, giả trí, kịch văn học và với ý nghĩa đó lễ hội tồn tại và có liên
quan mật thiết với sự phát triển của văn hóa.” [24, tr.157]
Đó là những ý kiến và định nghĩa về lễ hội của tác giả nước ngoài, ở Việt
Nam, khái niệm về lễ hội đơn giản và phổ biến nhất là của tác giả Dương Văn
Sáu: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn
dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân
vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa
của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội.” [18,
tr.35]
Như vậy, mặc dù có rất nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về lễ hội,
chúng ta vẫn có thể thấy nội dung thống nhất về khái niệm từ lễ hội: đó là hình
thức sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng gắn liền
với các nghi thức đặc thù và các cuộc vui chung nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần
của con người, thể hiện khát vọng và những mong muốn của họ về cuộc đời. Có
thể nói lễ hội là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Lễ hội

là dịp con người được trở về nguồn cội của dân tộc, nó thể hiện sức mạnh đồn
kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cộng đồng làng
xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Các loại hình lễ hội có u cầu
về khơng gian, thời gian, lễ thức riêng và được xem là di sản văn hóa quý giá của
quốc gia, dân tộc.


17
Định nghĩa về lễ hội có thể hiểu một cách đơn giản nhất như sau: Lễ hội là
một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển trong những điều kiện địa
lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng
đồng nơi lễ hội diễn ra. Bên cạnh việc cần phải bảo lưu, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống, lễ hội cũng góp phần hình thành nên những thói quen mới,
lối sống mới, cách hành xử mới trước các sự kiện, dấu ấn lịch sử đương đại.
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của
người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử, ra đời do nhu
cầu tinh thần của một cộng đồng ở nông thôn trước đây và được duy trì bởi tính
tự nguyện đáp ứng các nhu cầu tinh thần của cả một cộng đồng. Từ xa xưa,
người Việt Nam đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, chính vì thế, lễ hội
cịn được xem là một sự kiện nhằm thể hiện những truyền thống quý báu của
cộng đồng, từ đó, tơn vinh những người có công trong lịch sử hay những vị thần
linh trong huyền thoại của dân tộc.
Lễ hội truyền thống bao gồm các lễ hội được hình thành từ trước Cách
mạng Tháng Tám năm 1945. Trong lễ hội truyền thống, các lễ hội dù có quy mơ
lớn hay nhỏ đều gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm những nghi
lễ, nghi thức nghiêm túc, gắn với sự tích, quyền năng của thần linh trong trí
tưởng tượng của con người, diễn đạt mối quan hệ giữa Người và Thần linh.
Chính vì vậy, phần nghi lễ thường rất linh thiêng, các nghi thức được tiến hành
theo những quy tắc, luật tục nhất định của cộng đồng nhằm kỉ niệm một sự kiện,
nhân vật nào đó. Mục đích của phần nghi lễ để thể hiện lịng biết ơn, tơn vinh và

cảm tạ về sự kiện, nhân vật nào đó với mong muốn nhận được nhiều may mắn
trong cuộc sống. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi như các trò chơi dân
gian, diễn xướng vui chơi, được mô phỏng theo những động tác lao động hàng
ngày như đấu vật, đánh đu, chơi cờ, hát đối. Hội được tổ chức cho đông đảo
người dân đến dự theo phong tục diễn ra trong thời gian sau lễ. Mục đích của


18
phần hội nhằm mang lại tinh thần vui chơi thoải mái cho mọi người, không bị
ràng buộc bởi lễ nghi tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác.
Lễ hội truyền thống rất đa dạng về nội dung như: lễ hội thờ cúng các nhân
vật, sự kiện có liên quan ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn tới cả dân tộc và đất nước
(như lễ hội đền Hùng - 10/3 âm lịch, lễ hội chùa Hương...); lễ hội vùng miền (lễ
hội Phủ Giầy 3/3, lễ hội đền Kiếp Bạc 20/8 âm lịch…); lễ hội tại các làng quê (lễ
thờ thành hoàng làng); lễ hội nông nghiệp (các lễ thức thờ cúng hồn lúa, cầu
nước, tạ ơn...); lễ hội tôn vinh các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, các vị
thành hồng và các chư vị thánh phật, các vị thiên thần và nhân thần (tín ngưỡng
thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ các thần tự nhiên như Sơn thần, Thổ thần , Thủy thần,
mộc Thần, lễ Vu Lan 15/7 âm lịch...); lễ hội tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Lễ thờ
tổ nghề, tổ nước).
Những năm gần đây, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung cịn
hình thành các loại lễ hội cộng đồng đã trở thành lễ hội thương mại nhằm quảng
bá sản phẩm của các tổ chức nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp... Theo
Beverly J.Stoeltji “thuật ngữ lễ hội chỉ được dùng để chỉ các hình thức sinh hoạt
dân gian mang tính cộng đồng xuất hiện từ thời hiện đại (tác giả nhấn mạnh), có
sử dụng các đặc điểm của lễ hội nhưng lại phục vụ cho các mục đích thương
mại, hệ tư tưởng hoặc chính trị của các nhà cầm quyền hoặc nhà kinh doanh có
tư lợi”. [38, tr.141]
Lễ hội hiện đại ra đời từ sau năm 1945, vừa là một hoạt động sinh hoạt văn
hóa vừa là một sinh hoạt chính trị rộng khắp phản ánh được trình độ, điều kiện

và xu hướng phát triển của xã hội ở vào thời điểm diễn ra lễ hội. Có thể thấy lễ
hội hiện đại thường là những hoạt động mang ý nghĩa xã hội có liên quan đến
các sự kiện chính trị, qn sự, văn hóa, xã hội như các lễ hội du lịch, hội chợ
triển lãm, lễ hội thương mại du lịch... Bên cạnh đó, sự phát triển, hội nhập về
kinh tế và giao thoa văn hóa dẫn đến sự hình thành một hình thức lễ hội mới


19
hiện nay được gọi là festival và ngày càng phổ biến hơn trong đời sống xã hội
hiện đại.
Định nghĩa của Festival trong các ngành khoa học xã hội là một hoạt động
kỷ niệm định kỳ bao gồm các hình thức và các sự kiện, nghi lễ trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng và biểu lộ các giá
trị cơ bản, hệ tư tưởng và thế giới quan của các thành viên trong cộng đồng đó.
Như vậy, có thể thấy rằng festival ra đời như một phương thức để quảng bá hình
ảnh của một địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống tinh thần, đồng thời
tạo ra lợi nhuận nếu như biết đầu tư cho nó như một sản phẩm được bán trên thị
trường.
Lễ hội hiện đại là loại hình lễ hội chủ yếu được hình thành trong xã hội
cơng nghiệp, hiện đại và được tổ chức theo phong cách đặc trưng để đáp ứng các
yêu cầu về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội ngày nay nhằm tôn vinh các giá trị
gắn với hoạt động đa dạng của đời sống xã hội. Lễ hội hiện đại bao gồm các hoạt
động chào mừng một sự kiện nào đó, lễ khai mạc, lễ bế mạc các sự kiện quan
trọng gắn với một tổ chức hay rộng hơn trên phạm vi quốc gia – dân tộc. Lễ hội
hiện đại thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ở các trung tâm đô thị, thủ
đô và các thành phố lớn của đất nước; trừ các hội chợ xuân, hội chợ triển lãm,
liên hoan du lịch... Lễ hội hiện đại có thể diễn ra hàng năm hoặc theo định kì vài
năm một lần. Lễ hội hiện đại thường áp dụng những nghi thức mới, các phương
tiện hỗ trợ như âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, trang phục hiện đại và được quảng
bá rộng rãi bằng các phương tiện truyền thông một cách nhanh chóng, đầy đủ và

chi tiết về nội dung của lễ hội đó. Đối với lễ hội hiện đại, cơ quan chính quyền,
đồn thể là đơn vị trực tiếp đứng ra tổ chức. Như vậy, có thể khẳng định lễ hội
hiện đại là một trong những hoạt động cộng đồng mang tính xã hội cao. Các lễ
hội hiện đại bao gồm: Lễ hội mới (lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện lịch sử
hiện đại, cách mạng), lễ hội sự kiện (gắn với du lịch quảng bá du lịch, Lễ hội
nhân dịp kỷ niệm năm thành lập thành phố, tỉnh, huyện)... Các hoạt động văn


20
hóa thể thao - du lịch như các lễ hội du lịch, festival, hội chợ cũng là những hình
thức chính của lễ hội hiện đại. Đây là những hoạt động mang nặng yếu tố kinh
tế, phản ánh nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại mới, thời đại cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. “Một số lễ hội hiện đại được du nhập từ bên ngoài
vào trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của người Việt Nam, được cả người
Việt Nam và thế giới tổ chức như ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày Quốc tế phụ
nữ 8/3…Lễ hội mang tính quốc tế thường được tổ chức vào các dịp kỉ niệm về
các nhân vật, sự kiện lịch sử, có liên quan...” [18, tr.185]
Tóm lại, dù là lễ hội truyền thống hay lễ hội hiện đại thì hai loại hình lễ hội
này vẫn có điểm chung là phải giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp
trong lễ hội của dân tộc Việt Nam nói riêng và tinh hoa nhân loại nói chung, tiếp
thu các thành tựu của khoa học và kĩ thuật để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến
với bản sắc dân tộc riêng, vị thế riêng trong thời kì mới.
 Khái niệm về sự kiện
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự giao lưu, hội nhập về
văn hóa dẫn đến các sự kiện văn hóa hiện nay trở nên vơ cùng phong phú, đa
dạng và đã trở thành một ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh trong đời sống
đương đại. Sự phát triển đó rộng lớn đến mức không thể đưa ra một định nghĩa
bao quát đầy đủ và cụ thể về tính đa dạng của sự kiện.
Theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2000) của giáo sư Nguyễn Lân: “Sự
kiện là sự việc quan trọng” [15, tr.1608]. Tương tự quan điểm trên, các tác giả

trong cuốn từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2005 cũng cho rằng sự kiện là “Cái
gì việc gì quan trọng xảy ra” [28, tr. 692]. Như vậy, theo các nhà ngơn ngữ học
nói một cách dễ hiểu thì sự kiện là thuật ngữ được dùng để chỉ “Những việc quan
trọng, những sự cố bất ngờ xẩy ra hầu như ở bất cứ lĩnh vực nào, thời điểm nào
trong đời sống tự nhiên, xã hội với tư duy của con người – cộng đồng người,
đem lại lợi ích hay tai hại cho xã hội cho con người do thiên nhiên (thiên tạo)


21
hay do con người (nhân tạo) gây ra là lớn hay nhỏ đáng kể hay không đáng kể”
[29, tr.817.]
Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, sự kiện là “việc gì
đó quan trọng xảy ra”. [30, tr.1406]. Trong khi đó, trong giáo trình Quản lý lễ
hội và sự kiện thì “Sự kiện” trong cụm từ “Quản lý sự kiện” được dùng theo
thói quen để chỉ những cuộc hoạt động, tập trung nổi bật trong đời sống cộng
đồng hay cá nhân dưới hình thức phạm trù văn hóa như kỷ niệm để nhắc nhở và
tơn vinh những giá trị có dấu mốc lịch sử của cộng đồng hay cá nhân; hoặc phô
diễn và tôn vinh những giá trị văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quảng bá chính trị
hoặc thương mại…[14]
Theo các tác giả trong cuốn Festival Huế - Câu chuyện Hội nhập và phát
triển: Thuật ngữ sự kiện được dùng để mô tả các nghi lễ, các buổi giới thiệu,
trình diễn, hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu
những cột mốc của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng với các mục đích chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hóa hoặc mục đích hợp tác.[22, tr.26]. Theo đó, nhóm tác
giả này cho rằng: Các sự kiện có thể có tính nghi lễ (các lễ kỷ niệm) hay ít mang
tính nghi lễ (các cuộc hội nghị, gặp gỡ) song đều có tính tổ chức rất cao, với sự
phối hợp của rất nhiều bộ phận trên một tưởng thống nhất, một khung chương
trình hồn chỉnh, với các quy mơ tổ chức khác nhau. [22, tr.26]
Theo Getz (1997) trong cơng trình đặt nền móng về loại hình các sự kiện,
ơng cho rằng các sự kiện được định nghĩa chuẩn nhất trong bối cảnh của nó. Ơng

đã đưa ra hai cách tiếp cận để có các định nghĩa về sự kiện như sau: (1) Quan
niệm của nhà tổ chức sự kiện: sự kiện có tính chất độc nhất, xảy ra một lần hoặc
khơng thường xun bên ngồi các chương trình hoặc các hoạt động thường
xuyên của cơ quan tài trợ hoặc tổ chức; và (2) quan niệm của khách hàng và
khách mời: một sự kiện là cơ hội thư giãn trải nghiệm xã hội, hoặc trải nghiệm
văn hóa bên ngồi những sự lựa chọn thông thường hoặc đằng sau những trải
nghiệm hàng ngày. Học giả này cũng cho rằng các đặc trưng không thể thiếu của


22
sự kiện là tạo ra khơng khí đặc biệt với tinh thần lễ hội có tính độc đáo chất
lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách, chủ đề và chủ nghĩa tượng
trưng. Tùy vào phạm vi và quy mô, mỗi sự kiện sẽ thể hiện các tính chất trên ở
những mức độ và sắc thái khác nhau, song tất cả các sự kiện đều phải đem đến
một không gian và thời điểm đặc biệt cho đối tượng mình hướng tới và mang lại
một thơng điệp nào đó được thể hiện bằng các thủ pháp văn hóa nghệ thuật mang
tính chất biểu trưng.
Đứng dưới góc nhìn văn hóa, sự kiện có thể được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Nghĩa rộng bao gồm sự kiện tự nhiên và sự kiện xã hội. Sự kiện tự
nhiên là sự kiện do thiên nhiên tạo ra như bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần và sự
kiện nhân tạo là sự kiện do con người tổ chức vì một nhu cầu, một mục đích nào
đó như hội thảo, lễ khai trương, động thổ… Có thể hiểu sự kiện là một sự việc có
ý nghĩa quan trọng đang xảy ra đối với đời sống xã hội. Theo nghĩa phổ biến
trong đời sống xã hội, người ta thường quan niệm: sự kiện đó là các hoạt động
diễn ra trong các lĩnh vực như thể thao, thương mại, giải trí, lễ hội, hội thảo, hội
nghị... đó là những hoạt động mang tính xã hội cao, với quy mơ lớn, có những ý
nghĩa nhất định trong đời sống kinh tế xã hội (được các phương tiện truyền
thông quan tâm và đưa tin). Ví dụ các sự kiện như: SEGAMES, cuộc thi hoa hậu
tồn quốc… Sự kiện cịn bao hàm cả những hoạt động thường mang ý nghĩa cá
nhân, gia đình, hoặc cộng đồng hẹp trong đời sống xã hội thường ngày như: tang

ma, đám cưới, sinh nhật, tiệc mời… Có thể thấy sự kiện rất đa dạng phong phú
về hình thức cũng như nội dung của nó, đó là các hoạt động xã hội trong lĩnh vực
thương mại, giải trí, thể thao, hội thảo, hội nghị, giao tiếp xã hội, các trò chơi
cộng đồng, và các hoạt động xã hội khác liên quan đến lễ hội, văn hóa, phong
tục - tập quán…
 Mối quan hệ giữa lễ hội và sự kiện:
Lễ hội, sự kiện hiện đại là những lễ hội sự kiện không dựa vào những
truyền thống và những nghi lễ xưa cũ. Nhiều thành phố thường thu hút khách du


23
lịch bằng cách tạo ra những lễ hội, sự kiện hồn tồn mới với những chương
trình mang hơi thở cuộc sống đương đại, nhiều nghi lễ mới mẻ và hấp dẫn du
khách hơn. Lễ hội và sự kiện là những khái niệm có sự liên quan chặt chẽ với
nhau, khái niệm lễ hội được hiểu là sự kiện văn hóa tổng hợp, được tổ chức để
hình thành đạo đức nhân sinh, tình cảm thẩm mỹ và quy tắc ứng xử. Qua đó, tạo
nên khơng khí đặc biệt - khác với các hoạt động thơng thường, đó là tinh thần và
sự độc đáo của ngày hội.
Trong thực tế, sự kiện và lễ hội là hai yếu tố luôn tồn tại song song với
nhau. Nói như vậy vì như chúng ta thường thấy, lễ hội diễn ra vào những sự kiện
nhất định nào đó và ngược lại, những sự kiện mang tính lịch sử, văn hóa quan
trọng đều có thể trở thành lễ hội, nhất là đối với những sự kiện có ý nghĩa lâu dài
trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Đặc điểm chung của lễ hội và sự
kiện là cùng có một khơng gian và thời gian diễn ra cụ thể, có thể được duy trì từ
năm này qua năm khác hoặc theo chu kỳ vài năm một lần. Cả sự kiện và lễ hội
đều mang những đặc trưng riêng về bản sắc văn hóa và liên quan trực tiếp đến
cộng đồng.
Tuy nhiên, giữa lễ hội và sự kiện cũng tồn tại những điểm khác biệt. Theo
đó, Lễ hội (Festival) là thuật ngữ dùng để chỉ “một loại hình sinh hoạt văn hóa
phổ biến, có thể tổng hợp nhiều loại hình văn hóa khác nhau (văn học nghệ

thuật, tơn giáo tín ngưỡng, phong tục tập qn…) qua hình thức sân khấu hóa
hoặc cảnh diễn hóa (spectate, spectacle) tại một địa điểm, một không gian”. [20,
tr.10]. Lễ hội hiện đại (còn được gọi là lễ hội mới) là “loại hình lễ hội chủ yếu
đuợc hình thành trong xã hội công nghiệp, hiện đại và được tổ chức theo phong
cách đặc trưng đáp ứng các yêu cầu về chính trị, kinh tế văn hóa - xã hội ngày
nay nhằm tôn vinh các giá trị gắn với các hoạt động đa dạng của đời sống xã
hội (khác với tính chất dân dã, tự phát của lễ hội cổ truyền)” [20, tr.10]
Anton Shone và Bryn Parry lại cho rằng: “hiện tượng nổi lên từ sự xuất
hiện khác thường và mang tính giải trí văn hóa sự kiện xuất hiện vừa khách


×