Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Luận văn không gian thư viện tại trường đại học công nghệ đồng nai thực trang và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 168 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒNG THỊ THANH THOAN

KHƠNG GIAN THƯ VIỆN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

TP. Hồ Chí Minh - 2021


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒNG THỊ THANH THOAN

KHƠNG GIAN THƯ VIỆN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành:

Khoa học Thư viện

Mã số:

8 320 203


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ VÂN

TP. Hồ Chí Minh - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào và dưới bất cứ một hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn
tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Người cam đoan
Đồng Thị Thanh Thoan


LỜI CẢM ƠN
Để nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn “Không gian Thư viện tại Trường
Đại học Công nghệ Đồng Nai. Thực trạng và giải pháp” tôi đã nhận được sự hướng
dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học - TS. Dương Thị Vân, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để đề tài có thể được thực hiện và hồn thành.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các q thầy, cơ giảng dạy
ngành Thạc sỹ Khoa học Thư viện tại Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã
tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những đồng nghiệp đang công tác tại Trường Đại
học Công nghệ Đồng Nai đã cộng tác, giúp đỡ tơi trong q trình thu thập thơng tin,
thực hiện luận văn.
Xin trân trọng gửi đến gia đình, bạn bè, người thân những tình cảm chân thành
vì đã ln giúp đỡ, động viên kịp thời trong suốt khoá học cũng như q trình tơi thực

hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân,
nhưng luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong
nhận được những ý kiến góp ý của q thầy, cơ.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, năm 2021
Đồng Thị Thanh Thoan, lớp CHTVK2, ĐHVHTP.HCM


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

1

CNH

Cơng nghiệp hóa

2

CNTT

Cơng nghệ thông tin

3


CSDL

Cơ sở dữ liệu

4

ĐHCNĐN

Đại học Công nghệ Đồng Nai

5

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

6

HĐH

Hiện đại hóa

7

NLCTTV

Người làm cơng tác thư viện

8


NSDTV

Người sử dụng thư viện

9

TT - TV

Thông tin - Thư viện

10

VHTT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Nội dung

STT

Trang

Danh mục hình
1

Hình 2.1:


Bản vẽ thiết kế hiện trạng tầng trệt Trung tâm Thơng
tin - Thư viện

43

2

Hình 2.2:

Bản vẽ thiết kế hiện trạng tầng lầu Trung tâm Thơng
tin - Thư viện

44

3

Hình 3.1:

Mặt bằng bố trí khu vực và nội thất tầng trệt

92

4

Hình 3.2:

Mặt bằng bố trí khu vực và nội thất tầng lầu

97


5

Hình 3.3:

Mơ hình vận hành hệ thống RFID trong thư viện

106

6

Hình 3.4:

Cấu trúc hệ thống IoT cho tịa nhà Thư viện

108

Danh mục bảng
7

Bảng 1.1:

Thống kê nguồn lực thông tin của Trung tâm Thơng
tin - Thư viện (tính đến tháng 5/2020)

41

8

Bảng 2.1:


Thống kê các thiết bị công nghệ và hệ thống an ninh
tại Trung tâm TT-TV Trường ĐHCNĐN

51

9

Bảng 2.2:

Thống kê số lượng NSDTV Thư viện (tính đến tháng
5/2020)

73

Danh mục sơ đồ
10

Sơ đồ 1.1:

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin - Thư viện

40

11

Sơ đồ 2.1:

Các khu chức năng trong không gian tại Trung tâm
TT-TV Trường ĐHCNĐN


45

12

Sơ đồ 2.2:

Hệ thống mạng wifi tại Trung tâm TT-TV Trường
ĐHCNĐN

50

Danh mục biểu đồ
13

Biểu đồ 2.1:

Thống kê kết quả khảo sát NSDTV về tầm quan trọng
của các khu chức năng trong không gian thư viện

55

14

Thống kê kết quả khảo sát NSDTV về mức độ đáp
Biểu đồ 2.2: ứng của các khu chức năng trong không gian thư viện
Trường ĐHCNĐN

56



15

Thống kê kết quả khảo sát NSDTV về tầm quan trọng
Biểu đồ 2.3: của các yếu tố thuộc về môi trường trong không gian
thư viện

61

16

Thống kê kết quả khảo sát NSDTV về mức độ đáp
Biểu đồ 2.4: ứng của các yếu tố thuộc về môi trường trong không
gian thư viện Trường ĐHCNĐN

62

17

Thống kê kết quả khảo sát NSDTV về tầm quan trọng
Biểu đồ 2.5: của các yếu tố thuộc về trang thiết bị công nghệ, nội
thất trong thư viện

64

18

Thống kê kết quả khảo sát NSDTV về mức độ đáp
Biểu đồ 2.6: ứng của các yếu tố thuộc về trang thiết bị công nghệ,
nội thất trong thư viện Trường ĐHCNĐN.


65

19

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thống kê kết quả khảo sát độ tuổi NSDTV

74


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................10
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................10
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................... 10
5.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................10
5.2. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................ 11
8. Bố cục luận văn ....................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHÔNG GIAN
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC ............................................................................................ 13
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 13
1.1.1. Các khái niệm ..................................................................................13
1.1.2. Tầm quan trọng của không gian thư viện đại học ...........................15

1.1.3. Các thành phần của không gian thư viện đại học hiện đại ..............19
1.1.4. Nguyên tắc và tiêu chuẩn thiết kế không gian thư viện đại học ......21
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế không gian thư viện đại học29
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 32
1.2.1. Trên Thế giới ...................................................................................32


1.2.2. Ở Việt Nam ......................................................................................34
1.3. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công
nghệ Đồng Nai ...................................................................................................... 37
1.3.1. Quá trình phát triển và tầm nhìn của Trường Đại học Công nghệ
Đồng Nai ............................................................................................................37
1.3.2. Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghệ Đồng
Nai ......................................................................................................................39
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI .......................................................................... 43
2.1. Mô tả không gian thư viện .................................................................. 43
2.1.1. Các khu chức năng trong thư viện ...................................................43
2.1.1. Môi trường trong Thư viện ..............................................................48
2.1.3. Hệ thống trang thiết bị công nghệ ...................................................49
2.2. Đánh giá không gian thư viện ............................................................. 54
2.2.1. Tầm quan trọng và mức độ đáp ứng của các thành phần không gian
thư viện ...............................................................................................................54
2.2.2. Khả năng đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chuẩn thiết kế không gian
thư viện ...............................................................................................................66
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế không gian thư viện .........70
2.3. Nhận xét thực trạng không gian thư viện .......................................... 76
2.3.1. Điểm mạnh ......................................................................................76
2.3.2. Hạn chế ............................................................................................78

2.3.3. Nguyên nhân .....................................................................................81
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 82
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CẢI TẠO KHÔNG GIAN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI ............................................... 83
3.1. Các điều kiện đảm bảo thiết kế và cải tạo không gian thư viện .......... 83


3.1.1. Xây dựng căn cứ pháp lý .................................................................83
3.1.2. Đảm bảo nguồn tài chính .................................................................85
3.1.3. Kiện tồn bộ máy tổ chức và đào tạo đội ngũ người làm công tác thư
viện .....................................................................................................................86
3.1.4. Đào tạo người sử dụng thư viện ......................................................90
3.2. Thiết kế các khu chức năng trong không gian thư viện ...................... 91
3.2.1. Đối với tầng trệt ...............................................................................92
3.2.2. Đối với tầng lầu ...............................................................................97
3.3. Cải tạo môi trường thư viện ................................................................... 99
3.3.1. Ánh sáng ..........................................................................................99
3.3.2. Nhiệt độ, độ ẩm, mức độ lưu thơng khơng khí ..............................100
3.3.3. Màu sắc ..........................................................................................101
3.3.4. Các mảng xanh trong thư viện. ......................................................101
3.3.5. Chất liệu vật liệu xây dựng ............................................................101
3.4. Hồn thiện hệ thống trang thiết bị cơng nghệ, nội thất ..................... 102
3.4.1. Hệ thống thiết bị công nghệ thơng tin ...........................................102
3.4.2. Cơng nghệ kiểm sốt truy cập .......................................................103
3.4.3. Cơng nghệ kiểm sốt an ninh tài liệu và tự động hóa thư viện .....105
3.4.4. Bảng điều khiển hệ thống IoT (Internet of Things) .......................107
3.4.5. Các thiết bị khác ............................................................................108
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 110
KẾT LUẬN ................................................................................................... 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 114



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh
vực thông tin - thư viện (TT-TV) trên thế giới, khi mà các ứng dụng của nó đang dần
làm thay đổi hồn tồn các mơ hình tổ chức và hoạt động trong các thư viện, biến
những thư viện truyền thống thành những thư viện hiện đại, thư viện điện tử, thì vấn
đề tổ chức khơng gian trong thư viện là một yếu tố hết sức quan trọng, nó tạo nên đặc
thù riêng của từng thư viện và góp phần dung hòa giữa thư viện điện tử với thư viện
truyền thống. Ở Việt Nam, Luật Thư viện năm 2019 quy định rõ để hiện đại hóa thư
viện cần “Triển khai phịng đọc kho mở, hệ thống cung cấp tài liệu tự động; hệ thống
tự mượn, tự trả tài liệu; hệ thống giám sát, an ninh thư viện tiên tiến; không gian
sáng tạo cho người sử dụng thư viện (NSDTV); khu vực phục vụ trẻ em, người khuyết
tật”; Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, hệ thống dữ
liệu lớn, điện toán đám mây, truy cập mở, thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến,
hiện đại khác phù hợp với xu thế phát triển của thế giới trong hoạt động thư viện;
Xây dựng mạng thông tin thư viện tiên tiến, kết nối các thư viện trong nước và nước
ngồi; Tạo lập, cung cấp sản phẩm thơng tin thư viện và dịch vụ thư viện hiện đại
đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện; xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển và
khai thác thư viện số; triển khai trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và các
dịch vụ thư viện trên không gian mạng. [6, Tr. 16]. Cũng trong Quyết định số
13/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL về việc ban hành Quy chế mẫu tổ chức
và hoạt động thư viện trường đại học “Trụ sở của thư viện cần được xây dựng theo
đúng tiêu chuẩn kiến trúc và phù hợp với sự phát triển thư viện” [18, Tr. 7]. Những
văn bản chỉ đạo trên đã thể hiện được sự quan tâm Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh
đạo cho phát triển sự nghiệp thư viện.
Thực hiện những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và các cấp lãnh
đạo, trong thời gian qua các thư viện Việt Nam nói chung và hệ thống thư viện các

Trường đại học nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển dịch từ mơ
hình thư viện truyền thống sang hiện đại. Chính điều này đã mang lại nhiều lợi ích


2
cho NSDTV và đem đến cho thư viện các cơ hội phát triển nhưng đồng thời
cũng đặt ra những thách thức trong việc xây dựng và tổ chức không gian thư viện phù
hợp với những thay đổi về cách thức vận hành và nhu cầu sử dụng thư viện hiện nay
của NSDTV. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi đã và đang được nhiều thư viện
ở Việt Nam quan tâm.
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (ĐHCNĐN) là một trường Đại học ngồi
cơng lập theo định hướng ứng dụng và luôn quan tâm đến đổi mới chất lượng dạy và
học. Sự đổi mới thể hiện mạnh mẽ ở nội dung chương trình và phương pháp dạy học
theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình được tổ chức xây
dựng và triển khai theo hướng mở: cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức
trong và ngồi nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một
cách linh hoạt để giảng dạy cho người học. Nội dung giảng dạy gắn chặt và phù hợp
với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp,
cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học
là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và
tự nghiên cứu. Năm 2019, Trung tâm TT-TV được Hội đồng Trường, Ban giám hiệu
giao nhiệm vụ xây dựng đề án “tổ chức không gian Thư viện đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục đào tạo” và dự kiến đề án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2020 2025.
Trung tâm TT-TV Trường ĐHCNĐN kể từ khi thành lập đã và đang được Ban
lãnh đạo Nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị, đáp ứng sự phát triển của CNTT.
Đến nay, Thư viện đã bước đầu được đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị như:
dành riêng một tòa nhà cho hoạt động Thư viện với các phòng ốc và khu vực chức
năng cơ bản; trang bị hệ thống máy tính, cổng từ cơng nghệ EM, máy nạp khử từ, đầu
quét mã vạch, camera quan sát, máy scan cùng phần mềm quản trị thư viện tích hợp
Libol để tự động hóa hoạt động TT-TV. Tuy nhiên, cùng với việc ứng dụng mạnh mẽ

những thành tựu của CNTT và thay đổi về phương pháp đào tạo trong Nhà trường,
việc tổ chức không gian và quản lý thư viện hiện nay cũng đã bộc lộ những mặt hạn
chế như khơng gian thư viện mang tính khép kín và thiếu linh hoạt. Thêm vào đó
giảng viên và người học - những đối tượng NSDTV chính tại Trung tâm TT-TV mới


3
chỉ có thể dừng lại ở việc tiếp cận được với đa phần dịch vụ thông tin và trang thiết
bị tiện ích ở một địa điểm nhất định vào một khung thời gian nhất định, với một loạt
những thủ tục hành chính. Chính điều này đã tạo ra nhiều rào cản về không gian, thời
gian và thủ tục cho NSDTV. Trong khi đó, nếu được nghiên cứu và tổ chức không
gian hiện đại và phù hợp hơn, Trung tâm TT-TV hồn tồn có thể tận dụng những ưu
thế về cơng nghệ và các trang thiết bị hiện đại đã được trang bị một cách tốt nhất và
đem đến cho NSDTV những trải nghiệm mới tiện ích hơn. Vì vậy, có thể khẳng định
việc nghiên cứu thiết kế và cải tạo không gian thư viện mới đáp ứng những nhu cầu
của q trình ứng dụng CNTT nhằm xóa bỏ tất cả những rào cản hiện nay giữa thư
viện và người NSDTV là một trong những vấn đề tiên quyết góp phần nâng cao hiệu
quả phục vụ của Trung tâm.
Vì vậy, Tơi chọn đề tài “Không gian thư viện tại Trường Đại học Công nghệ
Đồng Nai. Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong muốn
đóng góp ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng không gian
của Trung tâm TT-TV Trường ĐHCNĐN.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng không gian thư viện tại Trung tâm TT-TV Trường
ĐHCNĐN, từ đó đưa ra giải pháp thiết kế và cải tạo không gian thư viện hiện đại đáp
ứng nhu cầu của NSDTV.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về không gian thư viện trường đại học.

- Khảo sát và phân tích thực trạng của không gian thư viện hiện nay tại Trường
ĐHCNĐN.
- Đề xuất giải pháp để thiết kế và cải tạo không gian thư viện hiện đại tại Trường
ĐHCNĐN.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, đã có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu khơng gian thư
viện nói chung và khơng gian thư viện trường đại học nói riêng. Trong đó phải kể


4
đến:
* Các nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về vai trị của thư viện và khơng gian
thư viện
- Cơng trình nghiên cứu The Information or Learning Commons. Which will we
have? Scott Benetts đã đề cập đến cuộc cách mạng trong các thư viện ngày nay đó là
thay đổi cách thức tổ chức thư viện, phát triển các nguồn tài nguyên cung cấp cho
NSDTV và thay đổi cách thức, thái độ phục vụ của nhân viên để các thư viện phát
triển mạnh mẽ. Không gian học tập hiện đại đưa ra một suy nghĩ mới đòi hỏi những
thay đổi sâu rộng trong tất cả các cơ quan TT-TV từ một nơi học tập mang tính truyền
thống, lỗi thời thành một trung tâm học tập phát triển vượt bậc, lấy người dùng làm
trung tâm [38].
- Freeman cùng Hội đồng về Thư viện và Tài nguyên thông tin với nghiên cứu
Library as place: Rethinking roles, rethinking space đã đặt ra câu hỏi vai trị của thư
viện là gì khi người dùng có thể lấy thơng tin từ bất kỳ vị trí nào? Và vai trị này thay
đổi có ý nghĩa gì đối với việc thiết kế không gian thư viện? Trong các bài tham luận
các tác giả định hướng chúng ta nghĩ về tiềm năng mới cho thư viện và nhấn mạnh
tầm quan trọng ngày càng tăng của thư viện là nơi giảng dạy, học tập và nghiên cứu
trong thời đại kỹ thuật số [43].
- Trong nghiên cứu Library spaces and smart buildings: Technology, metrics,
and iterative design, các tác giả Griffey, Kung, Bradley,…khẳng định chúng ta đang

ở ranh giới của một loạt các thay đổi công nghệ lớn sẽ thay đổi cách chúng ta có thể
đo lường khơng gian thư viện. Những tiến bộ mới trong cơng nghệ cảm biến, trí tuệ
nhân tạo máy tính và nhiều thứ khác đã mang đến khả năng giám sát các không gian
theo những cách mà trước đây khơng thể tưởng tượng được. Cơng trình nghiên cứu
đã khám phá những công nghệ này và cung cấp cho NLCTTV cùng các bên liên quan
xem xét những gì có thể trong hiện trạng cơng nghệ cho các tịa nhà thư viện thông
minh [45].
- Susan Grigsby với nghiên cứu Re-imagining the 21st Century School Library:
From Storage Space to Active Learning Space” khẳng định các Thư viện cần có một
sự thay đổi mạnh mẽ, tất yếu theo xu thế phát triển chung của thế kỷ 21. Theo truyền


5
thống, các thư viện trường học được thiết kế như những phòng lớn để lưu trữ tài liệu
nghiên cứu và đọc sách. Nhưng khi các cơ quan TT-TV tập trung vào đầu tư mua
sách kỹ thuật số, nhu cầu lưu trữ và kệ sẽ giảm đi một cách đáng kể trong khi nhu cầu
về không gian nơi người học trải nghiệm, sáng tạo và khám phá sẽ tăng lên. Bài viết
này tập trung vào tính chất thay đổi của các thư viện trường học, cách cải tạo các
không gian hiện có và phát triển các dịch vụ phải phù hợp với sự thay đổi vai trò của
Thư viện cũng như NLCTTV trường học [46].
* Các nghiên cứu về xây dựng, quy hoạch và thiết kế không gian thư viện
- Tiến sĩ Christopher Stewart là Trưởng khoa Thư viện tại Học viện Cơng nghệ
Illinois với cơng trình khoa học The Academic Library Building in the Digital Age:
A Study of Construction, Planning, and Design of New Library Space. Đây là nghiên
cứu toàn diện đầu tiên về quy hoạch và xây dựng các tòa nhà thư viện đại học trong
thế kỷ mới. Với việc số hóa các bộ sưu tập, sự kết hợp hài hịa của khơng gian học
tập mới với các chức năng thư viện truyền thống và các yếu tố khác cho thiết kế thư
viện hiện đại. Nghiên cứu này trả lời câu hỏi các thư viện sẽ tồn tại như thế nào trong
thời đại kỹ thuật số thông qua các dự án xây dựng thư viện đại học đã hoàn thành
trong những năm gần đây [58].

- Learning Commons: Seven simple steps to transform your Library (Colburn
Harland) đề cập đến việc Thư viện cần được xây dựng, tổ chức theo một mơ hình
nhằm thúc đẩy sự hợp tác và tương tác giữa NSDTV trong q trình nghiên cứu và
học tập. Mơ hình này cũng khuyến khích sử dụng các cơng nghệ tiên tiến và nguồn
tài nguyên thông tin. Để chuyển đổi một thư viện truyền thống thành một trung tâm
học tập phát triển vượt bậc, các cơ quan TT-TV cần một có kế hoạch và nỗ lực trong
q trình triển khai [47].
- Alison J. Head trong Planning and De signing Academic Library Learning
Spaces: Expert Perspectives of Architects, Librarians, and Library Consultants đã
xác định cách tiếp cận, thách thức và thực tiễn tốt nhất liên quan đến lập kế hoạch và
thiết kế không gian học tập trong thư viện đại học ngày nay. Là một phần của sê-ri
thực hành kiến thức thông tin dự án, dữ liệu định tính được trình bày từ 49 cuộc phỏng
vấn được thực hiện với một mẫu thư viện đại học, kiến trúc sư và tư vấn thư viện.


6
Những người tham gia này đã cùng nhau đi đầu trong 22 dự án không gian học tập
thư viện gần đây tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ và Canada từ năm 2011
đến 2016 [48].
- Moore, D và Shoaf, E thông qua nghiên cứu Planning optimal library spaces:
Principles, processes, and practices làm sáng tỏ kế hoạch không gian thư viện, truyền
cảm hứng cho tư duy sáng tạo và đưa ra các bước hướng dẫn để khắc phục các tình
huống trong thiết kế khơng gian [52].
* Kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng, thiết kế không gian thư viện
- Với A framework for planning academic library spaces Choy, F. C. và Goh,
S. N. cho rằng việc tập trung vào thiết kế không gian cho NSDTV trong thập kỷ qua
có nghĩa là sự thay đổi dần dần trong nhiệm vụ của các thư viện từ việc chỉ đơn thuần
cung cấp tài nguyên sang là cơ quan hỗ trợ tích cực trong học tập. Nghiên cứu này đã
cung cấp hướng dẫn về cơ sở lập kế hoạch thư viện dựa trên kinh nghiệm của các tác
giả tại Thư viện Đại học Công nghệ Nanyang [42].

- Learning Commons: Evolution and Collaborative Essentials (Barbara
Schader) nghiên cứu, đánh giá những cơ quan TT-TV và tổ chức học thuật tiêu biểu
trên thế giới đã lập kế hoạch và thực hiện thành công mô hình khơng gian học tập
chung. Barbara Schader nghiên cứu từng tổ chức cụ thể nhằm cung cấp phương pháp
để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả [55].
- Schlipf, F. và Moorman, J. với cơng trình nghiên cứu The Practical Handbook
of Library Architecture: Creating Building Spaces that Work chắt lọc kinh nghiệm
có được từ hàng trăm dự án xây dựng thư viện thành công mà họ đã giám sát hoặc
điều phối. Các tác giả trình bày kiến thức về kiến trúc thư viện với sự nhấn mạnh vào
việc tránh các vấn đề thường gặp trong thiết kế thư viện. Họ đưa ra những hướng dẫn
cụ thể từ việc lên kế hoạch xây dựng từ thư viện hoàn toàn mới cho đến các dự án tu
sửa nhỏ [56].
* Các nghiên cứu về nguyên tắc thiết kế không gian thư viện
- Karen Latimer và Hellen Niegaard thay mặt IFLA chỉnh sửa ấn phẩm IFLA
Library Building Guidelines: Developments & Reflections năm 2007 cung cấp thơng
tin và hướng dẫn cho quy trình lập kế hoạch xây dựng thư viện công cộng hay thư


7
viện đại học mới. Ấn phẩm phản ánh những vấn đề cơ bản, về các xu hướng phát
triển mới và về quá trình lập kế hoạch. Quá trình xây dựng thư viện được nhìn nhận
từ cả quan điểm của người quản lý thư viện cũng như của kiến trúc sư và nhà thiết kế
[51].
- Trong cơng trình nghiên cứu Learning Spaces, Diana G. Oblinger cho rằng
không gian, cho dù là vật lý hay ảo đều tác động đáng kể đến việc học. Các nguyên
tắc và hoạt động trong không gian tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và vai trị của
cơng nghệ từ quan điểm của những người tạo ra môi trường học tập: giảng viên,
NLCTTV và quản trị viên. CNTT đã mang lại khả năng đặc biệt cho khơng gian học
tập, nó kích thích sự tương tác lớn hơn thông qua việc sử dụng các công cụ tương tác,
kết nối, hội nghị truyền hình với các chuyên gia quốc tế hoặc mở ra thế giới ảo để

NSDTV khám phá [41].
- “A Really Nice Spot”: Evaluating. Place, Space, and Technology in. Academic
Libraries được viết bởi Michael J. Khoo, Lily Rozaklis, Catherine Hall, và Diana
Kusunoki. Bài viết này mô tả một nghiên cứu phương pháp định tính hỗn hợp về nhận
thức của sinh viên về địa điểm và không gian trong một thư viện đại học. Hai cuộc
khảo sát đã thu thập dữ liệu về nhận thức của sinh viên về các địa điểm trong thư viện
đại học và về tỷ lệ không gian được sử dụng trong cùng một thư viện [50].
Không gian thư viện trường đại học tuy đã trở thành một đề tài được nhiều tác
giả trên Thế giới nghiên cứu nhưng ở Việt Nam lại chưa có nhiều cơng trình nghiên
cứu chun sâu về vấn đề này. Chỉ có một số giáo trình giảng dạy chun ngành kiến
trúc có liên quan đến thiết kế cơng trình thư viện như:
- Tạ Trường Xuân có hai nghiên cứu liên quan tới kiến trúc thư viện. “Giáo trình
Nguyên lý thiết kế thư viện” đề cập tới những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế thư
viện theo quan điểm của một nhà kiến trúc sư kiến trúc cơng trình. Tác giả trình bày
chi tiết, đầy đủ, sinh động về thiết kế kiến trúc thư viện. Tuy nhiên, Ông chỉ quan tâm
tới phần thiết kế tịa nhà thư viện, khơng đề cập tới việc bố trí, sắp xếp nội thất bên
trong. Nghiên cứu “Ngun lý thiết kế cơng trình kiến trúc công cộng” cũng dành
một số trang đề cập tới thiết kế kiến trúc thư viện, nhưng chủ yếu là cách thức thiết
kế, bố trí tịa nhà thư viện [35, 36].


8
- Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nội thất (Ngun Hồng Liên) đã phân
tích những ngun tắc cơ bản trong thiết kế nội thất cơng trình cơng cộng. Đồng thời,
nêu bật mối quan hệ thống nhất giữa phong cách kiến trúc và phong cách nội thất trên
quan điểm của kiến trúc sư [5].
Ngồi ra có một số hội thảo và bài nghiên cứu về mơ hình và xu hướng xây
dựng không gian Thư viện ở Việt Nam:
- Hội thảo “Tổ chức không gian thư viện” do Thư viện Quốc gia Việt Nam phối
hợp với Viện Goethe tại Hà Nội tổ chức ngày 26/03/2014. Các ý kiến của chuyên gia

nước ngồi, các nhà quản lý được trình bày tại Hội thảo đã chia sẻ những vấn đề mơ
hình tổ chức không gian thư viện tại Đức và các thư viện ở Việt Nam. Tuy nhiên hội
thảo đã được tổ chức khá lâu (năm 2014) nên có rất nhiều vấn đề được đưa ra thảo
luận, đề xuất giải pháp đã khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn về tốc độ thay
đổi và phát triển của ngành thư viện [27]. Tác giả Hannelore Vogt có bài tham luận
trong kỷ yếu Hội nghị tổng kết hoạt động ứng dụng CNTT của hệ thống thư viện công
cộng (2006 - 2016) “Thư viện trong kỷ nguyên số: những dịch vụ sáng tạo và sự
chuyển mình của khơng gian [34] và Tác giả Trần Việt Phương “Dự án cải tạo không
gian Thư viện Goethe Hà Nội [15].
- Luận văn thạc sĩ của Lê Hồng Phong với đề tài “Bố trí khơng gian làm việc
của thư viện Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ chí Minh” nghiên cứu cơ sở
lý luận về thiết kế trụ sở và bố trí nội thất; thực trạng thiết kế trụ sở, bố trí nội thất tại
Trung tâm TT-TV Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh và phác thảo
mơ hình khơng gian thư viện tại cơ sở Khu Nam Sài Gòn [13].
- Các nghiên cứu là đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia, cấp Bộ, bài đăng
trên các tạp chí đề cập đến khơng gian thư viện của các Trường đại học nói chung và
cho các thư viện cụ thể nói riêng như: “Nghiên cứu xây dựng mơ hình tổ chức và hoạt
động Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học (Nguyễn Huy Chương) [2]. “Xu hướng
xây dựng không gian học tập chung (Learning Commons)” của Nguyễn Minh Hiệp
[4]. Nguyễn Thị Bích Ngọc với nghiên cứu “Mơ hình không gian học tập ở các thư
viện đại học” nhấn mạnh đến các thành phần của không gian học tập, vai trị của các
cán bộ thư viện, cách bố trí nhân viên ở không gian học tập [11]. Ngô Lê Minh, Lê


9
Tấn Hạnh, Hoàng Thị Phương Thảo với đề tài “Nghiên cứu mơ hình tổ chức khơng
gian thư viện Đại học hiện đại ở Việt Nam” đi sâu nghiên cứu mô hình khơng gian
học tập chung [8]. Bùi Hà Phương, Nguyễn Thành Nhẫn “Phát triển không gian học
tập chung hỗ trợ hành vi thông tin: yêu cầu đối với người làm thư viện” tập trung
nghiên cứu các yêu cầu của người làm công tác thư viện trong hoạt động hỗ trợ thơng

tin cho NSDTV [14]. Vũ Bích Ngân với bài viết “Hướng đến một mơ hình thư viện
đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học” [9]. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Xây dựng và tổ chức thư viện theo mơ hình khơng gian
học tập chung tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” Lê Thị Huyền Trang đi
sâu phân tích các thành phần của khơng gian học tập chung, thực trạng tổ chức không
gian thư viện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời tác giả cũng đề
xuất các giải pháp để cải tạo không gian hiệu quả với mơ hình khơng gian học tập
chung [32].
Trường ĐHCNĐN là trường đại học ngồi cơng lập đang trên đà phát triển. Vì
vậy những đề tài nghiên cứu về Trung tâm TT- TV của Nhà trường còn nhiều hạn
chế. Có thể kể đến 03 đề tài nghiên cứu sau:
- Đồng Thị Thanh Thoan với tham luận “Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường ĐHCNĐN hướng tới hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” trong Kỷ
yếu hội Thảo khoa học “Vận dụng quan điểm của Các Mác về cách mạng công nghiệp
trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” [25] và tham luận “Xây dựng nguồn tài
nguyên giáo dục mở phục vụ nhu cầu học tập tại Trường ĐHCNĐN" đăng trong Kỷ
yếu Hội thảo khoa học Vai trò của trường Đại học với với việc xây dựng tài nguyên
mở đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người lớn [26].
- Tham luận “Vai trò của Thư viện trong việc dạy và học theo phương pháp E learning tại Trường ĐHCNĐN” của Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Thị Thùy Duyên
trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Ứng dụng hệ thống E - Learning trong giảng dạy tại
DNTU” [10].
Như vậy, chưa có bất kỳ đề tài khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu việc thiết kế
và cải tạo không gian thư viện tại Trường ĐHCNĐN. Trong khi đó, thực tế tại rất
nhiều thư viện trên Thế giới và một số Thư viện ở Việt Nam đã và đang có những


10
bước chuyển mình trong việc thiết kế, xây dựng hay cải tạo không gian thư viện theo
xu hướng mới và thu được những hiệu quả to lớn. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài
nghiên cứu “Không gian thư viện tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Thực

trạng và giải pháp” là hoàn toàn mới, cần thiết và hữu ích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Không gian thư viện Trường ĐHCNĐN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Trung tâm TT-TV
Trường ĐHCNĐN.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng không gian thư viện tại Trường
ĐHCNĐN trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu không gian vật lý bên trong tòa nhà Trung tâm
TT-TV Trường ĐHCNĐN (do yêu cầu cấp thiết của việc thiết kế và cải tạo không
gian vật lý thư viện trong chiến lược phát triển cơ sở vật chất giai đoạn 2020 - 2025
của Trường ĐHCNĐN).
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng không gian Thư viện trường ĐHCNĐN có đáp ứng được nhu cầu
sử dụng của NSDTV hay không?
- Các điều kiện và giải pháp nào để thiết kế và cải tạo không gian thư viện
Trường ĐHCNĐN trở thành không gian thư viện hiện đại thành công và hiệu quả?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Không gian thư viện hiện tại của Trung tâm TT-TV Trường ĐHCNĐN chưa
đáp ứng được nhu cầu của NSDTV.
- Để thiết kế và cải tạo không gian thư viện Trường ĐHCNĐN trở thành không
gian thư viện hiện đại thành công và hiệu quả cần có sự nhận thức về tầm quan trọng
và đầu tư từ các cấp lãnh đạo của Trường. Thư viện Nhà trường cần đảm bảo có đầy
đủ và vững mạnh về các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực cho quá trình xây
dựng và tổ chức Thư viện. Bên cạnh đó Thư viện cần đổi mới tổ chức ở tất cả các nội


11

dung về thiết kế khu chức năng trong không gian, cải tạo mơi trường thư viện cũng
như hồn thiện giải pháp công nghệ.
- Nếu không gian thư viện Trường ĐHCNĐN được thiết kế và cải tạo trở thành
không gian thư viện hiện đại sẽ đáp ứng được nhu cầu NSDTV.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp không gian thư viện hiện nay tại
Trung tâm TT- TV Trường ĐHCNĐN và các Thư viện điển hình tại Việt Nam tổ
chức không gian thư viện hiện đại để rút ra được những ưu điểm nhằm kế thừa và
những hạn chế để khắc phục khi thiết kế và cải tạo không gian thư viện tại Trung tâm
TT-TV Trường ĐNCNĐN.
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn lãnh đạo Trường ĐHCNĐN.
+ Phương pháp so sánh, thống kê và đánh giá: Tổng hợp các dữ liệu được lấy
từ quá trình quan sát, phỏng vấn để so sánh, đối chiếu và đưa ra các kết luận mang
tính thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi để điều tra các đối tượng
NSDTV và NLCTTV tại Trung tâm TT- TV Trường ĐHCNĐN để khảo sát về tầm
quan trọng và mức độ đáp ứng (thực trạng) của không gian thư viện hiện nay.
+ Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu để rút ra các kết luận
mang tính chất thực tế, khách quan.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đóng góp vào cơ sở lý luận về khơng gian thư viện trường
đại học tại Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo không gian thư
viện Trường ĐHCNĐN.
+ Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy,
học tập và nghiên cứu trong ngành TT-TV.



12
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức không gian thư viện đại
học.
CHƯƠNG 2: Thực trạng không gian thư viện Trường ĐHCNĐN.
CHƯƠNG 3: Giải pháp thiết kế và cải tạo không gian thư viện Trường
ĐHCNĐN.


13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHÔNG GIAN
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
Khơng gian Thư viện
Từ điển tiếng Việt có định nghĩa “khơng gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật
chất với những đặc tính vật lý như dài, ngắn, lớn, bé, cao, thấp…” [31, tr. 964].
Trong tiêu chuẩn của IFLA (IFLA Library buiding guidelines: development and
reflectons) “Không gian thư viện không chỉ là nơi truy cập thông tin để học tập,
nghiên cứu mà còn là nơi NSDTV gặp gỡ, hội họp, tham gia các hoạt động cùng nhau
và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau” [51, tr. 25].
Theo Hiệp hội thư viện Mỹ, “không gian thư viện là nơi NSDTV tương tác với
các ý tưởng vật thể và trừu tượng để mở rộng việc học tập nghiên cứu, tạo điều kiện
cho sự sáng tạo và tạo nên kiến thức mới” [37, tr. 9].
Theo Phan Thị Kim Dung “thư viện được hình thành từ bốn yếu tố: trụ sở, vốn
tài liệu, người sử dụng và NLCTTV. Nói tới khơng gian thư viện là nói tới việc tạo

lập, bố trí sắp xếp khơng gian thích hợp cho bốn yếu tố trên. Bất kỳ thay đổi nào của
bốn yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự thay đổi của không gian thư viện”. Tác giả đề
cập đến các tương tác giữa bốn yếu tố của thư viện tạo nên các mối quan hệ tác động
qua lại, liên quan và ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố này hình thành nên khơng
gian thư viện. Và trong thời đại công nghệ phát triển “Trụ sở thư viện khơng cịn chỉ
đơn thuần là các tồ nhà trong một khn viên mà cịn bao gồm cả “trụ sở ảo” trên
mạng. Phương thức hoạt động thay đổi kéo theo trang thiết bị thay đổi và không gian
cho chúng cũng thay đổi.” [3, tr. 1].
Tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên nhận định: “Không gian thư viện bao gồm: Kiến
trúc, cảnh quan tịa nhà và thiết kế, bài trí nội thất thẩm mỹ, khoa học, hợp lý; Tổ
chức các không gian phục vụ bạn đọc phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc và
điều kiện của thư viện; Tổ chức không gian làm việc” [12, tr. 49]. Như vậy tác giả đã
nhấn mạnh yếu tố kiến trúc, cảnh quan và bài trí nội thất thẩm mỹ làm thu hút NSDTV
đến với thư viện và tổ chức không gian làm việc của NLCTTV tăng hiệu quả của


14
cơng việc.
Dưới góc độ khơng gian ảo, tác giả Nguyễn Ngọc Anh cho rằng “Với các thư
viện hiện đại, "không gian" khơng chỉ bao gồm tồ nhà và khn viên thư viện, mà
cịn có "khơng gian ảo" trên mạng. Mơi trường thân thiện trên mạng chính là giao
diện thân thiện, dễ sử dụng, trong đó các dịch vụ tương tác giữa NSDTV và thư viện
là đặc trưng cơ bản của thư viện 2.0” [1, tr. 15].
Không gian thư viện là môi trường tương tác, kết nối, thúc đẩy các thành phần
của thư viện. Không gian thư viện hiện đại vừa được xem là một không gian cụ thể
xác định bởi các tường rào và định hình vật lý bởi các tịa nhà, các yếu tố thuộc về
mơi trường, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, cảnh quan và cách bài trí nội thất và
ngoại thất. Khơng gian vừa là một khoảng không phi vật lý (không gian ảo) được mở
rộng đến nơi mà thư viện có thể hướng tới. Khơng gian thư viện trong giới hạn nghiên
cứu nội dung của đề tài này là không gian vật lý bên trong thư viện nhằm phục vụ tối

đa cho nhu cầu của NSDTV.
Thư viện đại học
Từ điển ALA - Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt có giải
nghĩa về thuật ngữ University Library (Thư viện đại học) như sau: “Một thư viện hay
một hệ thống thư viện, được đại học thành lập, hỗ trợ và quản trị để đáp ứng nhu cầu
truy tìm thơng tin của sinh viên, giáo sư và để hỗ trợ cho những chương trình giảng
huấn và dịch vụ tồn trường” [22, tr. 192].
Thuật ngữ Thư viện đại học (Academic library) theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN
5453:2009 ISO 5127:2001 Thông tin và Tư liệu đã định nghĩa “Thư viện đại học là
Thư viện được thành lập và quản lý bởi các cơ quan giáo dục và nghiên cứu đại học”.
Định nghĩa này tiếp tục được viện dẫn trong TCVN 10274: 2013 Hoạt động Thư viện
- Thuật ngữ và định nghĩa chung [19, tr. 5; 20, tr. 20].
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Thư viện 2019 thì nội dung này được
quy định như sau: “Thư viện đại học là thư viện có tài ngun thơng tin phục vụ người
học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học” [6, tr. 7].
Từ đó, ta có thể hiểu rằng Thư viện đại học là một bộ phận được thành lập và
quản lý bởi các cơ quan giáo dục và nghiên cứu đại học với chức năng, nhiệm vụ đặc


15
thù nhằm phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đó.
Thư viện hiện đại và khơng gian thư viện hiện đại
Theo từ điển tiếng Việt thuật ngữ hiện đại được hiểu là thời đại ngày nay (đương
thời) đối lập với cổ điển. Hiện đại cần được hiểu gắn liền với đặc điểm của xã hội
đương thời [33, tr. 678].
Nguyễn Văn Thiên trong luận án tiến sĩ “Quản lý Thư viện hiện đại tại Việt
Nam” đã đề cập đến khái niệm thư viện hiện đại với những đặc trưng tiêu biểu như:
- Là nơi tập trung các nguồn lực thơng tin bao gồm những tài liệu có ứng dụng
công nghệ mới, kết hợp với các tài liệu truyền thống.
- Việc thu thập tổ chức thông tin ứng dụng cơng nghệ mới mang tính bền vững

và đảm bảo thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện như
công nghệ, nguồn lực thông tin, nhu cầu của người sử dụng thư viện…
- Như một phần mở rộng của lớp học, thư viện phải tạo ra một môi trường giáo
dục hỗ trợ việc học tập suốt đời thông qua việc cung cấp các dịch vụ hiện đại đáp ứng
các mơ hình học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
- Là một không gian liên kết nhiều thư viện, nơi tạo ra kiến thức mới và các dịch
vụ mang tính tương tác cao giữa người sử dụng và thư viện. Sự tương tác này thông
qua không gian thực và cả khơng gian ảo. Nếu như Internet có xu hướng tách biệt
người sử dụng thì thư viện hiện đại cần thực hiện điều ngược lại thông qua việc tạo
lập ra khơng gian vật lý [24, tr. 24].
Tóm lại, khơng gian thư viện hiện đại bao gồm không gian vật lý và không
gian ảo nhằm tạo ra một môi trường giáo dục hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu của
người sử dụng với hệ thống trang thiết bị, ứng dụng cơng nghệ thơng tin và các dịch
vụ mang tính tương tác cao.
1.1.2. Tầm quan trọng của không gian thư viện đại học
* Đối với người sử dụng thư viện
Không gian đóng một vai trị quan trọng trong việc giúp Thư viện thực hiện
được nhiệm vụ lấy NSDTV làm trung tâm. James K, Elmborg cho rằng không gian
thư viện không chỉ là nơi cung cấp thơng tin và cịn là “khơng gian thứ ba” (third
space). Không gian thứ ba là nơi NSDTV ngồi việc tiếp nhận tri thức cịn là nơi giải


×