1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 7
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................. 9
7. Bố cục luận văn ...................................................................................... 10
CHƯƠNG 1.................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 11
1.1 Một số khái niệm liên quan .................................................................. 11
1.1.1 Thủ công và nghề thủ công truyền thống .................................... 11
1.1.2. Làng nghề và làng nghề truyền thống .......................................... 12
1.1.3. Quản lý văn hóa đối với làng nghề truyền thống ........................ 14
1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong việc phát triển nông thơn... 17
1.2.1. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập .............................. 17
1.2.2. Góp phần chuyển dịch kinh tế nơng thôn .................................... 18
1.2.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ..... 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến làng nghề .................................................. 21
1.3.1 Chủ trương chính sách và pháp luật Nhà nước ............................. 21
1.3.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................... 23
1.3.3. Nguồn nhân lực ............................................................................ 23
1.3.4. Nhu cầu thị trường ....................................................................... 24
1.4. Tổng quan vùng đất Gị Cơng ............................................................. 25
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 25
2
1.4.2. Con người và văn hóa Gị Cơng .................................................. 28
1.4.3.Vị trí địa lý, xã hội làng nghề truyền thống xã Tân Trung ........... 32
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 36
NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP .................................................. 36
CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỦ THỜ GỊ CƠNG ................ 36
2.1. Lịch sử làng nghề................................................................................. 36
2.2. Kỹ thuật chế tác ................................................................................... 41
2.2.1. Chọn và xử lý gỗ .......................................................................... 41
2.2.3. Nghệ thuật cẩn ốc và đề tài trang trí ............................................ 47
2.3. Những vấn đề liên quan ....................................................................... 53
2.3.1. Tổ nghề ........................................................................................ 53
2.3.2. Truyền nghề ................................................................................. 55
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 59
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỦ THỜ GỊ CƠNG .......................... 59
3.1. Phát huy giá trị văn hóa trong chiến lược phát triển đất nước. .......... 59
3.2 Những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống tủ thờ Gị Cơng .... 61
3.2.1. Giá trị thẩm mỹ ............................................................................ 61
3.2.2. Giá trị đạo đức.............................................................................. 62
3.3.2.Thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................................ 68
3.3.3. Vốn cho sản xuất. ......................................................................... 71
3.4. Một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề
truyền thống tủ thờ Gị Cơng ...................................................................... 71
3.4.1.Nghệ nhân và vấn đề truyền nghề ................................................. 72
3.4.2. Phát huy gía trị văn hóa phi vật thể. ............................................ 76
3.5. Phát triển tiềm năng du lịch làng nghề ................................................ 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng là một đơn vị cư trú và hình thức tổ chức xã hội truyền thống của
vùng nông thôn cư dân nông nghiệp Việt nam. Thông thường các làng sống
chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn ni có qui mơ nhỏ. Do nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng vào thời gian nông nhàn, ở các làng xã nông thôn xuất hiện
các nghề phụ trong gia đình. Chủ yếu là nghề thủ cơng, làm các đồ dùng sinh
hoạt thiết yếu trong gia đình. Khi nhu cầu về những sản phẩm đó tăng lên,
một bộ phận cư dân tách ra khỏi nông nghiệp để chuyên mơn hóa vào sản
xuất sản phẩm đó. Đến một giai đoạn nhất định, khi nghề thủ công chiếm một
tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi làng, thì khi đó “làng nghề ”
xuất hiện. Làng nghề chính là nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam.
Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời gắn liền với hoạt động kinh tế
xã hội của các vùng lãnh thổ, dân cư. Với bàn tay cần cù, óc sáng tạo những
sản phẩm thủ công mang nét độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghề thủ công
đã được cả làng cả xóm tham gia và truyền từ đời này sang đời khác hình
thành nên những làng nghề truyền thống lưu danh với tên gọi gắn liền với nơi
xuất xứ như làng gốm Bát Tràng ( xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội ), làng tơ
lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội), chiếu Nga Sơn
(xã Nga Sơn, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) , tranh giấy dó Đơng Hồ ( làng
Đông Hồ, xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh), tủ thờ Gị Cơng ( xã Tân
Trung, thị xã Gị Công, Tiền Giang)…
Sản phẩm của làng nghề không chỉ là những sản phẩm kinh tế cho sinh
hoạt bình thường hàng ngày, hay phục vụ cho tín ngưỡng tơn giáo, mà còn là
những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho văn hóa dân tộc. Nó bảo lưu những
tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, với những
sản phẩm có bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân
5
tộc. Trãi qua bao thăng trầm lịch sử, có nghề cịn lưu giữ, nhưng cũng có nghề
bị mai một hay mất hẳn.
Nhằm định hướng cho cho sự phát triển bền vững làng nghề. Tháng
7/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP [PL 2] về việc phát
triển ngành nghề nông thơn. Trong đó "khuyến khích việc bảo tồn và phát
triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, và phát
triển làng nghề mới”.
Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn, ngày 31 tháng 10 năm 2011[PL 3] về việc phê duyệt chương
trình bảo tồn và phát triền làng nghề. Trên quan điểm " Bảo tồn và phát triển
làng nghề phải gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất
khẩu, phù hợp phát triển kinh tế xã hội và phát huy lợi thế so sánh của mỗi
vùng mỗi địa phương góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Với mục tiêu
“phát huy bản sắc trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
và xây dựng nơng thơn mới”.
Do hồn cảnh lịch sử, vùng đất phương Nam khai phá muộn hơn vì vậy
làng nghề của vùng đất Nam bộ nói chung, tỉnh Tiền Giang nói riêng cũng
xuất hiện muộn hơn, số lượng ít hơn và quy mơ khơng lớn như các làng nghề
phía Bắc. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, làng nghề Nam
bộ khơng nằm ngồi quy luật chung và đã tạo ra nhiều nét văn hóa riêng biệt.
Tại Tiền Giang có nhiều làng nghề truyền thống gắn chặt với lịch sử khai phá,
cũng như văn hóa vùng đất này. Tiêu biểu là làng nghề đóng tủ thờ Gị Cơng
tại xã Tân Trung, thị xã Gị Cơng .
Hiện nay, một số ngành nghề truyền thống trong cả nước vấp phải
nhiều khó khăn nên bị mai một và thu hẹp. Tại hội nghị trực tuyến tổng kết 5
năm thực hiện Nghị định 66 do Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn tổ
6
chức ngày 20 tháng 10 năm 2011. Đã nêu: “Cả nước có 4.575 làng nghề,
trong đó có 1.324 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống.
Hoạt động sản xuất nghề ở nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao
động. Tùy theo từng loại ngành nghề, người lao động có mức thu nhập trung
bình từ 450.000 đồng đến 4 triệu đồng/tháng, gấp 1,5 – 4 lần lao động thuần
nông. Mặc dù vậy, phát triển ngành nghề nơng thơn cịn nhiều khó khăn.
Cơng tác quy hoạch chưa căn cơ, nên các làng nghề còn thiếu mặt bằng sản
xuất; khả năng tiếp cận vốn vay thấp; công tác đào tạo nghề đối với cán bộ
quản lý, doanh nghiệp, thợ thủ cơng cịn chưa đúng tầm; ứng dụng khoa học
công nghệ mới vào sản xuất chậm, ô nhiễm mơi trường ngày càng trầm
trọng...
Nghề làm tủ thờ tại Gị công được giữ vững và phát triển cho đến ngày
nay nhờ sản phẩm có uy tín và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong và
ngoài tỉnh. Những chiếc tủ thờ xuất xứ từ vùng đất này được đóng bằng gỗ
quí. Kỹ thuật cẩn xà cừ tinh xảo, là niềm ao ước của mỗi gia đình người Việt.
Thể hiện khơng chỉ sự sang trọng, phú q mà cịn nét lịch lãm, tinh tế khi
chọn lựa đồ trang trí nội thất và cả sự hiếu nghĩa trong thờ cúng tổ tiên của
chủ nhân. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi như nghề truyền thống, sản phẩm
có uy tín, đội ngũ thợ lành nghề, môi trường sản xuất, kinh doanh ngày càng
mở rộng, thì hiện nay nghề đóng tủ thờ Gị Cơng gặp phải nhiều khó khăn và
hạn chế cụ thể như (1)Nguồn ngun liệu gỗ q (gỗ nhóm 1 và 2) dùng cho
việc đóng tủ khan hiếm. Vậy giải pháp nào khả thi, khi cân bằng giữa việc
phát triển làng nghề mà khơng ảnh hưởng chính sách bảo vệ rừng của Đảng
và Nhà nước ta? (2)Chính quyền địa phương, doanh nghiệp đã làm gì để hổ
trợ cho làng nghề phát triển ?(3) Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản
phẩm tủ thờ trên thị trường trong và ngoài nước như thế nào (4) Cải tiến mẫu
mã, việc dùng máy móc hổ trợ yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng tới thương hiệu
7
tủ thờ Gị Cơng (5) Vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh (6) Du lịch làng
nghề vẫn chưa được phát huy...
Ngày 1/2/2003 của UBND tỉnh Tiền Giang ra Quyết định 4661/QĐ-UB
về việc công nhận làng nghề truyền thống tủ thờ Gị Cơng [PL 5]. Làng nghề
đóng tủ thờ Gị Công đã tồn tại cách nay hơn 100 năm. sản phẩm tủ thờ có
tính chất thủ cơng là chủ yếu. Từ lâu sản phẩm tủ thờ Gị Cơng là thương hiệu
trên thị trường trong và ngồi nước. Trong q trình phát triển đất nước hiện
nay việc gìn giữ nét văn hóa độc đáo dân tộc cũng như phát huy, khai thác thế
mạnh của làng nghề là vấn đề quan trọng. Nghiên cứu tồn diện về làng nghề
từ đó tìm ra giải pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề theo tơi là vấn đề
cần thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Làng nghề truyền thống tủ thờ Gị
Cơng dưới góc nhìn Quản lý văn hóa” cho luận văn tốt nghiệp của mình,
nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc, phát triển làng nghề,
góp phần giải quyết tốt bài tốn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
tạo hướng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Gị Cơng trong
giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nét đẹp về mặt
kỹ thuật, mỹ thuật tạo nên thương hiệu tủ thờ Gò Cơng.
Tìm hiểu thực trạng những khó khăn mà làng nghề vấp phải thơng qua
đó đề xuất các giải pháp để làng nghề phát triển .
Đề xuất các giải pháp giúp cho làng nghề bảo tồn và phát triển. Góp phần
vào mục tiêu chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Phát triển làng nghề kết hợp phát triển tuyến điểm du lịch góp phần
phong phú hóa chương trình du lịch của tỉnh nhà.
8
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trước năm 1975 khơng có nhiều tác phẩm viết về Gị Cơng, một vài tác
phẩm như “Chuyện xưa tích cũ” của nhà văn Sơn Nam. “Gị Cơng xưa và
nay” của Huỳnh Minh, “Gị Cơng cảnh cũ người xưa” của Việt Cúc. “Chân
dung Võ Tánh và người dân Gị Cơng” của Đặng Thanh Xn.
Sau năm 1975 hầu hết các tác phẩm trên được tái bản và một số tác phẩm
mới viết về Gị Cơng như “Gị Cơng - Vọng tiếng đất lành”, “Gị Cơng - Lặng
thầm hương sắc” của Phan Thanh Sắc, “Những trang ghi chép về lịch sử văn
hóa Tiền Giang”, của tiến sĩ Huỳnh Phúc Nghiệp “Tiền Giang những di tích
nổi tiếng” do Sở Văn Hóa Thơng Tin tỉnh Tiền Giang phát hành. Hầu hết các
tác phẩm trên đều viết về lịch sử, di tích vùng đất Gị Cơng cùng con người ở
đó, cùng với ký ức, kỷ niệm, lời tâm tình của tác giả về vùng đất Gị Cơng.
Làng nghề tủ thờ Gị Cơng chỉ được các tác giả viết qua vài dịng nhằm giới
thiệu sơ lược về nghề đóng tủ thờ.
Làng nghề truyền thống tủ thờ tại Gị Cơng phần lớn được giới thiệu,
nghiên cứu, ở những bài viết đăng trên báo, tạp chí như “Tủ thờ Gị Cơng
trăm năm danh bất hư truyền” trên tạp chí báo Ấp Bắc, “Tủ thờ Gị cơng qua
dịng chảy thời gian” đăng trên báo Giáo dục điện tử ,“Tủ thờ Gị Cơng đi
Tây”, Huỳnh Phước Lợi đăng Tạp chí Gị Cơng số kỷ niệm 20 năm “Phát
triển làng nghề không hề suông sẻ”, Báo ẤP Bắc xn 2011.
Nhìn chung chưa có nghiên cứu tồn diện về làng nghề tủ thờ Gị Cơng.
Đặc biệt là vấn đề văn hóa và quản lý văn hóa đối với làng nghề trong quá
trình phát triển đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Làng nghề đóng tủ thờ, trong đó khách thể chính của đối tượng nghiên
cứu là các nghệ nhân, thợ làm nghề đóng tủ thờ.
9
Ngồi ra, tác giả cịn tìm hiểu ở một số khách thể hổ trợ như chủ doanh
nghiệp kinh doanh tủ thờ, người sử dụng tủ thờ. Từ đó nhận diện các nhân tố
ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển làng nghề.
Phạm vi nghiên cứu tại ấp Ông Non, và một phần ấp Sơn Qui B, xã Tân
Trung, thị xã Gị Cơng. Trong q trình làm đề tài, tác giả sử dụng số liệu từ
năm 2003 đến nay ( Vì làng đóng tủ thờ Gị Cơng được cơng nhận là làng
nghề truyền thống vào năm 2003 ).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước ta đối với lĩnh vực di sản văn hóa làm phương pháp nghiên cứu.
Chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: khoa học quản lý văn
hóa, kinh tế học, lịch sử để thực hiện các nhiệm mà đề tài đặt ra.
Cụ thể bằng các phương pháp như: điền dã, phỏng vấn, quan sát thực địa,
miêu tả, so sánh và tổng hợp. Bên cạnh đó tác giả cịn sử dụng các báo cáo,
thống kê của địa phương, cũng như sách, báo, tạp chí và các cơng trình nghiên
cứu khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Với mục đích nghiên cứu của đề tài, đề tài góp phần nghiên cứu đặc
điểm của làng nghề truyền thống tủ thờ Gị Cơng. Trên cơ sở đó làm cơ sở lý
luận cho quản lý văn hóa tại làng nghề. Qua đó đưa ra giải pháp trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương qua nghề đóng tủ
thờ.
Luận văn là nguồn tư liệu tham khảo cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Sở Văn
Hóa Thể thao và Du Lịch Tiền Giang đưa ra những quyết định, chính sách
phát triển làng nghề đóng tủ thờ Gị Cơng trong tương lai.
10
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục ảnh, phụ lục văn bản bố
cục luận văn gồm ba chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Một số khái niệm có liên quan đến
làng nghề truyền thống, đặc điểm tự nhiên văn hóa xã hội con người và vùng
đất Gị Cơng nói chung và làng nghề tại xã Tân Trung nói riêng.
Chương 2. Những hoạt động nghề nghiệp của làng nghề đóng tủ thờ thị
xã Gị Cơng, bao gồm sơ lược về lịch sử làng nghề; kỷ thuật chế tác; kỷ thuật
cẩn ốc; đề tài trang trí và các vấn đề liên quan như tổ nghề, truyền nghề.
Chương 3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đóng tủ
thờ Gị Cơng. Bao gồm phát huy giá trị văn hóa trong chiến lược phát triển
chung của đất nước; Gía trị văn hóa của làng nghề; Làng nghề đóng tủ thờ Gị
Cơng hiện nay và một số giải pháp phát triển kinh tế làng nghề truyền thống
tủ thờ Gị Cơng,
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Thủ công và nghề thủ công truyền thống
“ Thủ công là lao động sản xuất bằng tay với công cụ giản đơn, thô
sơ”.[49-tr.959]
Nghề thủ công được hiểu là hoạt động lao động chủ yếu bằng tay và
công cụ đơn giản nhằm sản xuất ra các loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Người làm nghề thủ công được gọi là thợ thủ công. Khi người thợ thủ
cơng có tài năng đặc biệt, nắm giữ được bí quyết nghề nghiệp thì được gọi là
nghệ nhân. Bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo, các nghệ nhân, các thợ thủ công
tạo ra các sản phẩm thủ công độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ nghề thủ công truyền thống như nghề
truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, ngành tiểu thủ cơng
nghiệp, thậm chí trong một số chương trình, dự án đầu tư phát triển nông thôn
hiện nay, khái niệm “ sản xuất phi nông nghiệp” đã xuất hiện và trở nên quen
thuộc.
Tại thông tư hướng dẫn số 116/2006/TT-BNN về việc hướng dẫn nội
dung Nghị Định số 66/2006/ND-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát
triển ngành nghề nơng thơn, đã giải thích như sau:
“Nghề thủ cơng truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo
ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển
đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền”.
Đưa ra ba tiêu chí cơng nhận nghề truyền thống như sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị cơng nhận;
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
12
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Như vậy có thể hiểu nghề thủ cơng truyền thống được hình thành lâu đời,
sản xuất chủ yếu bằng tay và bằng công cụ giản đơn, nhưng với đôi bàn tay
khéo léo cùng với sự sáng tạo nghệ thuật các nghệ nhân đã tạo nên những sản
phẩm hàng hóa mang tính thẩm mỹ cao, mang bản sắc văn hóa vùng, miền
thậm chí tiêu biểu văn hóa dân tộc. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, việc sản xuất các sản phẩm thủ công
truyền thống được hỗ trợ bởi máy cơ khí hiện đại.
1.1.2. Làng nghề và làng nghề truyền thống
Do đặc thù của sản xuất nơng nghiệp, có nhiều thời gian rỗi ngồi thời vụ
chính, người nông dân với đôi bàn tay khéo léo và vốn cần cù chịu khó đã biết
tận dụng nguyên liệu có sẵn tạo ra nhiều sản phẩm thủ cơng có giá trị sử
dụng, nhưng đồng thời có giá trị nghệ thuật, mỹ thuật. Các nghề thủ công
được lựa chọn và phát triển trong quy mơ hộ gia đình, dần lan truyền và phát
triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Đến
giai đoạn nhất định khi mà doanh thu nghề thủ công chiếm tỉ trọng quan trọng
trong cơ cấu kinh tế của làng, thì sẽ hình thành nên “làng nghề”.
Làng nghề ở đây khơng nhất thiết là tất cả người dân trong làng đều sản
xuất hàng thủ cơng, người thợ thủ cơng cũng có thể là nông dân làm thêm
nghề phụ trong những lúc nông nhàn. Do u cầu về tính chun mơn hóa cao
đã tạo ra những người thợ thủ công chuyên nghiệp, chuyên sản xuất hàng thủ
công đáp ứng nhu cầu xã hội.
Như vậy có thể hiểu “Làng nghề là nơi các cộng đồng cư dân, chủ yếu
ở vùng nơng thơn, có chung truyền thống sản xuất ra các sản phẩm thủ công
cùng chủng loại”
Thơng tư số 116/2006/TT-BNN giải thích:
13
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thơn, ấp, bản, làng, bn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có
các hoạt động ngành nghề nơng thơn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau.”
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận;
c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước
Làng nghề phân loại theo thời gian, tính chất có:
- Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa
của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa phương khác.
- Làng nghề truyền thống: là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay.
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về làng nghề truyền thống vì vốn
văn hóa của làng nghề có nhiều ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa đặc trưng cho văn hóa của mỗi vùng miền, thậm chí tiêu biểu văn hóa
dân tộc.
Hiện nay chưa có khái niệm chính thống về làng nghề truyền thống,
nhưng theo Giáo sư Trần Quốc Vượng:“... là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt
theo lối tiểu nơng và chăn ni lợn, gà..) cũng có nghề phụ khác( đan lát,
làm tương, làm đậu phụ...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với
một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (
cơ cấu tổ chức), có ơng trùm, ơng phó Cả...cùng một số thợ và phó nhỏ, đã
chuyên tâm, có qui trình cơng nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất
nghệ tinh nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra
14
những mặt hàng thủ cơng, những mặt hàng này có tính mỹ nghệ, đã trở thành
sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường và vùng rộng
xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đơ ( Kẻ Chợ, Huế, Sài Gịn...) và tiến
tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài.”[52 -tr.6]
Theo tác giả Bùi Văn Vượng: “Làng nghề truyền thống là làng cổ
truyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ
công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề
nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên
sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình ...” [51-tr.13]
Căn cứ theo thông tư 116/2006TT-BNN qui định như sau: “Làng nghề
truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”
Qua các định nghĩa trên có thể nhận thấy rằng làng nghề truyền thống là
một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là "làng nghề" và "nghề truyền
thống". Trong đó:
- Làng nghề là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư được tồn tại
và phát triển lâu đời trong lịch sử.
- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau
trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm.
- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ cơng có tay nghề cao, có bí quyết
nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.
- Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và
quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được
lịch sử, văn hố và xã hội.
- Có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế
xã hội và gia tộc.
1.1.3. Quản lý văn hóa đối với làng nghề truyền thống
- Quản lý di sản văn hóa
15
“Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ
thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo
nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ
thống.”[10-tr.6]
Như vậy quản lý được hiểu là sự tác động một cách có ý thức của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý, tìm kiếm các biện pháp tác động để đạt tới mục
tiêu đã xác định trước. Chủ thể quản lý tiến hành công việc quản lý không thể
bằng ý khách quan mà phải bằng ý thức, qui luật. Cụ thể là dựa vào các
phương tiện và chính sách về pháp luật, tài chính, nghiên cứu khoa học, phát
triển nguồn nhân lực… để đạt được những mục tiêu quản lý đề ra.
Trong diễn trình văn hóa dân tộc, di sản văn hóa đóng vai trị rất quan
trọng trong đời sống xã hội vì nó là nguồn lực nội sinh cho q trình tiếp biến
văn hóa, tạo nên yếu tố cơ bản tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa. Nhiều văn bản pháp lý ra đời nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa dân tộc. Như sắc lệnh số 65/SL 23/11/1945, Pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN
của Hội đồng Nhà nước ban hành. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, đất
nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơng tác quản lý văn hóa gặp nhiều
bất cập, nhiều hoạt động văn hóa trong thực tiễn khơng được quản lý và điều
chỉnh kịp thời cho phù hợp trong tình hình mới. Đảng và Nhà nước ta đã có
những nhận thức mới về văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước. Lĩnh
vực văn hóa được quan tâm, đầu tư nhiều hơn, dựa trên quan điểm “Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất
nước”[9-tr.55]. Thực tiễn đã chứng minh văn hóa khơng thể đứng ngồi kinh
tế. Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Văn hóa là động
lực cho sự phát triển kinh tế, kinh tế phát triển là mảnh đất thuận lợi cho sự
phát triển văn hóa.
16
Để hoà nhập vào xu thế phát triển chung của tồn nhân loại, để văn hố
thực sự trở thành "nền tảng tinh thần của toàn xã hội", "vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội " cần phải có cơ sở pháp lý vững
chắc và hoàn chỉnh hơn cho các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X đã thảo luận và thơng qua Luật di sản văn hóa
năm 2001. Trong q trình hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nước, tại kỳ họp thứ 5 ngày 18/6/2009, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật di sản văn hóa, có hiệu lực từ ngày 01/1/2010.
Hiện nay, Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều Luật di sản năm 2010 là văn bản có tính pháp lý cao nhất trong việc
quản lý di sản văn hóa của Nhà nước ta.
- Quản lý văn hóa đối với làng nghề truyền thống
Trong Luật di sản văn hóa, hai hình thái văn hóa lớn có tính bao qt
trong di sản được các nhà khoa học thống nhất về định danh và định nghĩa là
di sản văn hóa vật thể và di sản văn hố phi vật thể, cả hai hình thái văn hóa
đều được đề cập đến với tư cách là đối tượng pháp lý của luật. Nếu gọi di sản
văn hóa vật thể( di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia) là gương mặt lịch sử, là nhân chứng lịch sử thì di sản văn
hóa phi vật thể là linh hồn hun đúc nên giá trị tinh thần dân tộc đó. Trong
điều 4 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật di sản Văn hóa thuật ngữ
ghi rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức khác.”[18-tr.2]. Việc xác định rõ khái niệm
17
này đã tạo điều kiện cho việc quản lý và khai thác khu vực di sản văn hoá phi
vật thể nói chung và làng nghề thủ cơng truyền thống nói riêng.
Để làng nghề truyền thống phát triển bền vững, cần phải đưa ra định
hướng và mục tiêu quản lý một cách cụ thể. Xác định rõ đối tượng quản lý,
tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương
tạo nên sự quản lý một cách thống nhất, đồng bộ. Dễ dàng nhận thấy ngoài
những giá trị về mặt kinh tế thì làng nghề cịn là một di sản văn hóa quan
trọng cần được bảo tồn và phát huy. Do đó quản lý văn hóa đối với làng nghề
truyền thống phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ thống và tịan diện của
làng nghề thủ cơng truyền thống đó. Đó là các đặc điểm, đặc trưng của làng
nghề truyền thống, các yếu tố kinh tế đã tác động đến làng nghề truyền thống
(kinh tế cũng là yếu tố phát triển làng nghề ), các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể của làng nghề truyền thống và việc quản lý bằng các pháp chế hiện
hành của nhà nước. Có như vậy làng nghề truyền thống mới phát triển bền
vững, qua đó các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát
huy trong sự nghiệp văn hóa dân tộc và chiến lược phát triển đất nước
1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong việc phát triển nơng
thơn
1.2.1. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
“Việc phát triển ngành nghề, làng nghề là hướng chủ yếu để tạo việc làm
cho lao động nông thôn”. [45-tr.76]
Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2011 thì các làng nghề trong
cả nước đã thu hút trên 11 triệu lao động có việc thường xun, ngồi ra, cịn
tận dụng được số lao động trên và dưới độ tuổi. Cộng với số lao động chưa đủ
việc làm trong thời gian nông nhàn, số lao động khơng cịn việc làm khi ruộng
đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng cho việc phát triển cơng nghiệp và đô thị.
18
Hiện nay, nhiều làng nghề đã thu hút trên 70% lao động của làng vào các
nghề thủ công, đem lại giá trị thu nhập từ sản xuất thủ công vượt trội so với
nơng nghiệp. Bên cạnh đó, làng nghề phát triển còn kéo theo sự phát triển của
nhiều ngành nghề, dịch vụ khác, qua đó tạo thêm việc làm, thêm thu nhập cho
dân cư nhiều vùng nông thôn.
Theo báo cáo của UBND xã Tân Trung, địa bàn làng nghề truyền thống
tủ thờ Gị Cơng có 752 hộ với 3.764 nhân khẩu. Trong đó có 250 hộ và trên
133 cơ sở sản xuất đang hoạt động, thu hút trên 450 lao động tham gia nghề
mộc. Thu nhập bình quân 01 lao động trên tháng là 03 triệu đồng, thợ giỏi có
thể thu nhập 5-6 triệu đồng. Có thể nói là cao hơn nhiều so với lao động sản
xuất thuần nông nghiệp hoặc lao động nơng nghiệp có tham gia làng nghề.
1.2.2. Góp phần chuyển dịch kinh tế nơng thơn
“Phát triển làng nghề là một trong phương thức để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nông nghiệp năng suất thấp,
thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất, chất lượng cao với thu
nhập cao hơn” ”[45-tr.77]. Thực tế cho thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề
cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động
dịch vụ ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác
với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một q trình liên
tục, địi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ
sản phẩm. Do đó dịch vụ nơng thơn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức
đa dạng và phong phú đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền
thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút rất nhiều lao động.
19
1.2.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Các làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều sản phẩm khơng chỉ đơn thuần
có giá trị kinh tế mà cịn có giá trị về mặt văn hóa và lịch sử. Đội ngũ nghệ
nhân cùng bí quyết và quy trình sản xuất ra các sản phẩm độc đáo được lưu
truyền cùng cảnh quan làng nghề và hệ thống giá trị văn hóa phi vật thể làng
nghề là các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát
huy trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.
- Sản phẩm đặc trưng của làng nghề truyền thống là thành quả sáng tạo của
các thế hệ nghệ nhân dựa trên nguồn nguyên liệu truyền thống. Cùng với đơi
bàn tay khéo léo, óc sáng tạo các nghệ nhân tạo ra những sản phẩm không chỉ
phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày hay tín ngưỡng tơn giáo mà còn tác phẩm
nghệ thuật chứa đựng những giá trị văn hóa độc đáo đậm chất vùng miền,
thậm chí tiêu biểu cho văn hóa truyền thống dân tộc. “Giá trị văn hóa thể
hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm làng nghề, làng nghề thủ công truyền
thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn
hóa Việt Nam”[45 -tr.79]
- Bản thân các nghệ nhân chính là những chủ thể quan trọng của văn hóa làng
nghề truyền thống. Khơng phải ngẫu nhiên mà UNESCO đã dùng khái niệm
“Living Human Treasures” có nghĩa là “Báu vật nhân văn sống” để dành tặng
cho đội ngũ nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống. Các nghệ nhân là người
nắm giữ các bí quyết nghề nghiệp, kỷ năng và kỷ thuật tinh xảo để sáng tạo
nên các sản phẩm khơng chỉ có cơng năng sử dụng mà cịn là tác phẩm nghệ
thuật làm đẹp cho đời sống xã hội. Với tài năng của mình, các nghệ nhân
truyền nghề lại cho thế hệ sau giúp làng nghề tồn tại và phát triển, ngồi ra
các nghệ nhân khơng ngừng sáng tạo để làng nghề có thêm nhiều sản phẩm
mới phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc trong cơng cuộc hiện đại
20
hóa đất nước. Do đó, bản thân các nghệ nhân đã là một tài sản văn hóa sống,
nắm giữ những giá trị văn hóa của cộng đồng của dân tộc.
- Môi trường tồn tại và phát triển của làng nghề từ cảnh quan thiên nhiên, điều
kiện tự nhiên cho tới các yếu tố xã hội liên quan làng nghề như dịng sơng,
bến nước, cho tới cổng làng, những di tích lịch sử - văn hóa, nhà thờ tổ
nghề… tất cả đều là môi trường chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống
của cộng đồng địa phương, dân tộc thơng qua văn hóa làng nghề.
- Những nếp sinh hoạt cộng đồng như thờ cúng tổ nghề, tín ngưỡng, lễ hội,
phong tục tập quán... mà mỗi làng nghề truyền thống trong quá trình sống và
sản xuất lâu dài của mình là khơng gian văn hóa phi vật thể của làng nghề. Đó
cũng là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương, dân tộc cũng
như của bản thân làng nghề …
Mỗi làng nghề đều có lịch sử phát triển, có sản phẩm làng nghề, từ chọn
nguyên liệu đến kỷ thuật chế tác riêng biệt. Nhiều làng nghề đã góp phần
quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể kể
ra đây những sản phẩm làng nghề chứa đựng nét độc đáo văn hóa dân tộc, trở
thành di sản q báu của cha ông tạo ra, truyền lại cho con cháu, làm vẻ vang
cho đất nước như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, sơn mài Bình Dương, tủ
thờ Gị Cơng... Đội ngũ nghệ nhân, qui trình cơng nghệ tạo ra sản phẩm cùng
tịan bộ cảnh quang mơi trường, các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng, lễ hội tại
làng nghề là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cần được bảo tồn và
phát huy trong giai đọan công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay các sản phẩm thủ cơng với tính độc đáo và độ tinh xảo có ý
nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự
kết tinh, đặc trưng các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu những
văn hóa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, là tác phẩm
nghệ thuật. Do đó sản phẩm của làng nghề truyền thống thu hút được du
21
khách trong và ngoài nước. Việc xuất khẩu sản phẩm thủ cơng làng nghề
truyền thống khơng những góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá
của dân tộc Việt nam mà cịn có nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam trên khắp
thế giới.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến làng nghề
Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều
nhân tố khác nhau. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những
đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác
động của các nhân tố không giống nhau. Tuy nhiên cơ bản gồm có các nhân
tố sau:
1.3.1 Chủ trương chính sách và pháp luật Nhà nước
Để đảm bảo phát triển nghề, cũng như đảm bảo cho làng nghề phát triển
bền vững, nhất thiết phải có hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Nhà nước phong kiến và chính quyền thực dân Pháp đã từng ban hành
các chính sách phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Thời Lý( thế kỷ XI ), nhà nước khuyến khích cả nước trồng dâu ni
tằm, ươm tơ, dệt lụa. Khơng chỉ có ở kinh đơ Thăng Long có nhiều làng dệt,
mà khắp các địa phương đều có các phường nghề tơ lụa.
“Thời Lý-Trần, nền kinh tế quốc dân được đẩy nhanh nhịp độ phát triển,
hàng hóa thủ cơng và sản phẩm nơng nghiệp dồi dào. Các cảng lớn như Phố
Hiến ( Hưng Yên ), Kẻ Chợ ( Hà Nội), Cửa Thuận An ( Huế), Hội An ( Quảng
Nam ), Bến Nghé ( Sài Gòn )…là nơi tập trung buôn bán các loại nông, hải,
sản, các mặt hàng thủ công ( đồ gốm, đồ gỗ, mây tre, giấy dó, tơ lụa…)” [51tr.25]
Với chính sách kinh tế trong chiến lược khai thác thuộc địa, người Pháp
ở Đông Dương đã tiến hành công cuộc chấn hưng nghề và làng nghề thủ công
Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX. “Họ mở các hội chợ, đấu xảo tại
22
Hà Nội và Mác-xây ( Pháp ) trưng bày giới thiệu hàng thủ cơng, có thợ trình
diễn sản xuất, chế tác tại chỗ”[ 51-tr.27]. Trường Mỹ thuật Đông Dương và
Mỹ thuật thực hành Biên Hòa được mở ra. Các họa sĩ và thợ kỷ thuật được
đào tạo bài bản lúc đó đã đóng vai trị quan trọng phát triển nghệ thuật tạo
hình, nghệ thuật trang trí, mỹ thuật ứng dụng ở nước ta, thừa kế và cách tân
nghệ thuật thủ công của dân tộc.
Sau năm 1954, dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bên cạnh
những thuận lợi giúp làng nghề truyền thống phát triển cũng có yếu tố tiêu
cực kìm hãm sự phát triển. “Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ xuất sang Liên Xô
và Đông Âu cũ một cách dễ dàng, đã nảy sinh tệ nạn làm hàng kém chất
lượng, sản xuất khơng cần hoạch tốn lỗ lãi, các nghệ nhân bị biến thành thợ
làm gia công”[50-tr.27] Quan niệm duy ý chí muốn thiết lập nhanh chóng
quan hệ Xã Hội Chủ Nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam chỉ chấp nhận hai thành
phần kinh tế quốc dân và kinh tế tập thể nên các làng nghề vốn là các hộ sản
xuất cá thể khơng có cơ may tồn tại phải chuyển thành các hợp tác xã, làm ăn
không hiệu quả, làng nghề khơng phát triển được. Khi tình hình quốc tế biến
động, thị trường rộng lớn kể trên không cịn nữa, cơ chế bao cấp khơng cịn
thích hợp, kinh tế tư nhân, các hộ gia đình được thừa nhận như những thành
phần kinh tế độc lập thì các làng nghề nhanh chóng được khơi phục và phát
triển.
Trong năm 2005 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã xây dựng
đề án: “Mỗi làng một nghề” theo đó hàng năm mỗi tỉnh sẽ chọn từ 2 đến 4
làng điểm để xây dựng dự án phát triển, trong đó có 1-2 dự án được chọn làm
trọng điểm quốc gia, được hổ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương. Dự
án này góp phần phát triển làng nghề mạnh mẽ hơn.
Hàng loạt chính sách, chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh và luật của Nhà nước
được ban hành. Cũng như việc thể chế hóa hàng loạt pháp lệnh, luật ( như luật
23
Di sản, luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật Khai thác sử dụng tài ngun,
mơi trường…). Bên cạnh đó, chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của nước ta
với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng làm cho nhiều sản phẩm
nghề có điều kiện phát triển mạnh mẽ, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ.
1.3.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đường giao thơng, hệ thống cung cấp
nguồn điện, cấp thốt nước, thơng tin liên lạc, các cơng trình dịch vụ thương
mại, công cộng ... Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác
và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Đảm bảo cho quá trình cung
cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản
xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ
và đồng bộ thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển mạnh.
1.3.3. Nguồn nhân lực
Trong các làng nghề truyền thống có các nghệ nhân, thợ thủ cơng giỏi,
có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao. Họ là những người tâm huyết và gắn
bó với nghề, đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời
là người sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Hiện nay vẫn còn nhiều nghệ
nhân tại các làng nghề truyền thống tâm huyết với nghề, muốn giữ gìn văn
hóa dân tộc và truyền thống của ông cha.
“Việc truyền nghề đã không còn tuân theo các quy định khắt khe như
trong phường hội thời phong kiến [42-tr.89], đã tạo điều kiện cho nhiều người
tham gia vào làng nghề. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ cơng
nghệ, kỹ thuật cho các nghệ nhân, thợ thủ cơng cịn nhiều hạn chế, chất lượng
nguồn lao động chưa cao. Ngồi ra, trình độ chuyên môn và học vấn thấp,
nhất là đối với các chủ doanh nghiệp xuất thân từ thợ thủ công, nghệ nhân
24
chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như
quốc tế.
1.3.4. Nhu cầu thị trường
Đối với các làng nghề truyền thống, thị trường là vấn đề sống còn quyết
định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của làng nghề. Thực trạng phát triển
làng nghề truyền thống cho thấy những cơ sở sản xuất nào tồn tại và phát triển
mạnh đều giải quyết tốt bài toán thị trường. Sự tồn tại và phát triển của làng
nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trường.
- Thị trường cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề
truyền thống phần lớn là thị trường địa phương tại chỗ, gắn bó với tài nguyên,
các sản phẩm nơng, lâm ngư nghiệp. Song khơng ít các làng nghề truyền
thống nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào các nguồn cung cấp từ các địa bàn,
địa phương khác và cả thị trường quốc tế. “Hiện nay, một số làng nghề đang
gặp khó khăn đối với nguồn nguyên vật liệu nhất là các cơ sở sản xuất đồ gỗ,
chịu ảnh hưởng bởi chỉ thị đóng cửa rừng của chính phủ nhằm bảo vệ tài
nguyên môi trường”[44-tr.54]. Nguồn nguyên liệu gỗ cạn kiệt, chất lượng,
chủng loại, khoảng cách địa lý vùng nguyên liệu có ảnh hưởng lớn tới chất
lượng và giá thành sản phẩm.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu, chiếm ưu thế đối với các cơ sở
sản xuất trong làng nghề đa phần là thị trường nhỏ, lẻ, phân tán, thị trường địa
phương. Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm của các làng nghề được
mở rộng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo và một số nước Tây Âu, song nhìn chung
chưa có thị trường ổn định và lâu dài. Việc xuất khẩu sản phẩm của các làng
nghề phần lớn đều do các cơ sở sản xuất tự lo liệu. Trong khi đó, hầu hết các
cơ sở sản xuất -kinh doanh trong làng nghề đều là doanh nghiệp nhỏ ( hộ gia
đình), các doanh nghiệp vừa và nhỏ( HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư
25
nhân…) trình độ và khả năng tiếp cận thị trường yếu kém. Nguồn vốn tài
chính phục vụ cho cơng tác quảng cáo tiếp thị có hạn, do đó thị trường tiêu
thụ sản phẩm còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa ổn định và lâu dài.
Thực tế đã chứng minh những làng nghề truyền thống có sản phẩm độc
đáo, kỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngược lại có những làng nghề truyền thống khơng phát triển, mai một, thậm
chí có nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu
của thị trường khơng cần đến sản phẩm đó nữa.
1.4. Tổng quan vùng đất Gị Cơng
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Từ thế kỷ VI trở về trước Vùng đất Nam bộ xưa, trong đó có Gị Cơng
thuộc lãnh thổ của vương quốc Phù Nam (Phnom). Sau giai đoạn suy thoái,
vương quốc này bị đế quốc Khmer thơn tính, tiếp đó là quá trình hình thành
vương quốc Angkor vững mạnh. Lúc bấy giờ Nam bộ là vùng đất thuộc Thủy
Chân Lạp của đế quốc Khmer. Trải qua nhiều thế kỷ, cả vùng đất Nam bộ
rộng lớn vẫn còn hoang vu chưa được khai phá.
Khi nhắc đến vùng đất Nam Bộ xưa, Chu Đạt Quan sứ thần của Nhà
Nguyên bên Trung Quốc đã ghi lại cảnh quan đồng bằng sơng Cửu long mà
Ơng trực tiếp nhìn thấy khi đi sứ ngang qua vào thế kỷ XII như sau: “Bắt đầu
từ vùng Chân Bồ ( tức Vũng Tàu đến Gị Cơng ngày nay) khắp nơi rậm rạp,
các dãi rừng thấp xen kẻ những dòng sông chảy dài hàng trăm dặm, các loại
cây cổ thụ um tùm đan kết với các loại dây mây chằng chịt... khắp nơi vang
tiếng chim hót, tiếng thú kêu... Trên những đồng hoang hàng trăm ngàn trâu
rừng họp thành bầy đàn...”[29-tr.45]
Do hàng loạt sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xảy ra giữa chúa Nguyễn
và chính quyền Chân lạp, người Việt từ đàng ngoài dần di cư vào Nam sinh