Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.19 KB, 56 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG MINH HẢI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG MINH HẢI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

: 834. 04. 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LƯU NGỌC TRỊNH


HÀ NỘI - năm 2018



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế - xã hội của các địa phương cũng như nền kinh tế của nước ta, kể từ khi
những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh khuyến
khích phát triển các làng nghề gắn kết với việc phát triển kinh tế bền vững tại
các địa phương. Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo của làng nghề truyền
thống ngoài việc cho chúng ta hiểu được bản sắc văn hóa, truyền thống của
một vùng đất, mà còn có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế cao đã cung cấp một

khối lượng lớn, thoả mãn nhu cầu đa dạng các sản phẩm của làng nghề đối
với thị trường trong và ngoài nước.
Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà nẵng, với tổng

diện tích tự nhiên là 4,1 km2, dân số khoảng 89.857 người với 4 đơn vị hành
chính. Phía đông giáp biển Đông với chiều dài 12 km bờ biển là lợi thế để
phát triển về kinh tế biển. Với vị trí địa lý thuận lợi do thiên nhiên ban tặng
như vậy cho nên nền kinh tế ở Đà Nẵng, ngày càng phát triển thịnh vượn trên
con đường hội nhập quốc tế.

Làng điêu khắc tượng đá non nước Ngũ Hành Sơn Nước được hình
thành cách đây hơn 400 năm với những sản phẩm đá mỹ nghệ tinh xảo nổi
tiếng trong và ngoài nước, thu hút lượng du khách đáng kể đến tham quan
và mua sắm hằng năm, sản phẩm được xuất khẩu đi đến nhiều nước trên
thế giới không chỉ góp phần vào việc đưa kinh tế ở Đà Nẵng đi lên mà còn là


một điểm thu hút khách du lịch lớn trên toàn Thế Giới đến với Việt Nam.
Với bề dày lịch sử hình thành lâu đời cho nên việc kế thừa và phát huy, từ
những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, đã làm nên những
sản phẩm điêu khắc đá nổi tiếng.


Tuy nhiên, làng điêu khắc đá truyền thống Non Nước, quận Ngũ Hành
Sơn cũng như nhiều làng nghề khác trên cả nước, bên cạnh những lợi ích lớn
như đã nêu trên, cũng đang đặt ra những vấn đề tồn tại, bất cập liên quan đến
xu thế phát triển và tồn tại của các làng nghề nói chung: như xây dựng quy
hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền thống, xây dựng vùng nguyên liệu
ổn định cho các làng nghề truyền thống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các
sản phẩm của làng nghề truyền thống, xây dựng nguồn nhân lực cho các làng
nghề truyền thống, phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc bảo vệ
môi trường sinh thái, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch để
bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững và chính
sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề tiếp tục phát
triển,...Đây là những vấn đề được đặt ra trong quá trình hoạt động thực tiễn
của làng nghề, nó ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển bền vững của các
làng nghề truyền thống mà còn đến chiến lược, chính sách phát triển kinh tế,
xã hội, văn hoá nói chung của Đảng và Nhà nước ta.
Để làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phát triển một cách

bền vững, thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một nhiều
hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của thành phố
Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn, đòi hỏi các cấp các ngành và
lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cần phải có những chính sách, giải pháp phù

hợp và đảm bảo việc sản xuất cho làng nghề đá non nước, trong đó chú trọng
vấn đề về môi trường sản xuất tại làng nghề, vấn đề bố trí đất cho hộ sản xuất

bị thu hồi đất vào làng nghề, vấn đề chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm...
Tất cả những điều này đòi hỏi phải nghiên cứu hoàn thiện các chính sách
phát triển làng nghề cũng như vấn đề thực thi chính sách đối với sự phát triển
của làng nghề truyền thống.
Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp bách của vấn đề, là một cán bộ đang


công tác tại quận Ngũ Hành Sơn, được chứng kiến thực trạng sự phát triển của
làng nghề đá mỹ nghệ ở đây, học viên quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính
sách phát triển làng nghề truyền thống từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà nẵng” để thực hiện luận văn thạc sĩ chính sách công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Phát triển làng nghề truyền thống là vấn đề được các cấp, các ngành, các
địa phương quan tâm, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và viết bài trên các
sách báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về chính
sách phát triển làng nghề truyên thống, tiêu biểu về lĩnh vực này bao gồm:

- Tác giả Bùi Văn Vượng “Làng nghề thủ công truyền thống Việt
Nam” , đây là công trình giới thiệu một cách tổng quan về các làng nghề
truyền thống ở Việt Nam.

- Tác giả Trần Minh Yến “Làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đây là công trình nghiên cứu mang tính tổng

quan và chủ yếu tập trung nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng của làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta
hiện nay.

- Đối với quận Ngũ Hành Sơn, có các công trình của nhóm tác giả

Phùng Văn Thành, Hồ Thị Thanh Thúy và Lưu Vạn Tâm Anh về “Nghiên
cứu xây dựng Lễ hội Thạch nghệ Tổ sư làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” (2015). Tập trung nghiên cứu và
đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức Lễ hội Thạch nghệ Tổ sư ở Làng
nghề đá mỹ nghệ Non Nước.

- Đề án phát triển làng nghề đá Non nước quận Ngũ Hành Sơn của
UBND quận Ngũ Hành Sơn.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến
thức, thông tin lớn về làng nghề truyền thống ở trên cả nước và ở thành phố


Đà Nẵng, đã có thêmnguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho bản thân trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập đến làng nghề
truyền thống nói chung đối với các làng nghề truyền thống nông nghiệp ở
nông thôn, các vấn đề được phân tích chủ yếu về văn hoá làng nghề, chưa tập
trung phân tích các giải pháp thực hiện chính sách đối với làng nghề truyền
thống việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống còn mờ nhạt.
Đặc biệt, đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu đầy đủ, có hệ
thống về chính sách phát triển làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống tại quận Ngũ
Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong quá thực hiện đền bù, giải tỏa trong quá
trình đô thị hóa.Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu theo hướng
chuyên sâu, cụ thể trên phạm vi làng nghề đá truyền thống quận Ngũ Hành
Sơn nhằm nêu rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng,
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


Là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
phát triển làng nghề truyền thống. Qua đó, phân tích, đánh giá thực trạng
chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước tại quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền
thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói
riêng và trên cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ

sau:


Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách
phát triển đối với làng nghề truyền thống nói chung, làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Thứ hai: Khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách tại
làng nghề điêu khắc Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng nêu ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chính sách phát triển
làng nghề Đá Mỹ nghệ Non Nước, tôn vinh các giá trị truyền thống, mang
bản sắc vùng miền, thân thiện với môi trường và văn minh trong thương mại
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện hính sách phát
triển làng nghề truyền thống nói chung và phát triển làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách của Nhà nước và
của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng không đi sâu nghiên cúu các
vấn đề khác như truyền thống, văn hoá, cấu trúc, tổ chức.. của các làng nghề

này.
Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện
chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền
thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện
chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền


thống Đá Mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
trong vòng 12 năm trở lại đây (2005 - 2017).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Max - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm của Đảng, Nhà nước; dựa trên cơ sở các chính sách đã ban hành để thực
hiện đối với làng nghề truyền thống của nước ta hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của
khoa học xã hội để giải quyết các mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu
đặt ra. Cụ thể:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý
luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có
và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn

liên quan đến thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống nói
chung và làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước của quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng hiện nay (ở Chương 1).

- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh: Dựa vào các
báo cáo chuyên môn của chính quyền địa phương các cấp, các báo cáo
chuyên ngành, các tài liệu liên quan...kết hợp với phương pháp quan sát thực
tế, đánh giá thực tế về hiện trạng phát triển của làng nghề truyền Thống đá
Mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng (ở Chương

II).
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh qua đó để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm nâng caohiệu quả thực hiện các chính sách liên quan
đến phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ


Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (ở Chương III).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn này là một trong số ít các nghiên cứu về chính sách phát
triển làng nghề truyền thống nói chung và đặ biệt đối với làng nghề truyền
thống Đá Mỹ nghệ Non Nước của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã vận dụng lý luận về đánh giá
chính sách công trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách nhằm phát
hiện các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách phát
triển làng nghề truyền thống làm cơ sở và định hướng cho việc đưa ra các
khuyến nghị về thực hiện chính sách nói chung và các kiến nghị, đề xuất cho
việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các phân tich, đánh giá về thực hiện chính sách phát triển làng nghề
truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng đã giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại trong việc
hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Qua đó, đề xuất giúp cho cơ
quan quản lý, các sở, ban ngành có liên quan, các nhà hoạch định chính sách
có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức
thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đạt được các mục tiêu của

chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển
làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×