Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn lễ giáng sinh của đạo công giáo tại giáo xứ thị nghè thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.1 KB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành cơng trình khoa học, tơi đã nhận
được sự nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các đơn vị và cá nhân. Trước tiên, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học,
Phịng Đào tạo Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tơi xin cảm ơn Cha sở Thị Nghè, những người có chức sắc trong giáo
xứ, những ơng bà đã về hưu và cô bác, anh chị bán hàng rong v..v đang sinh
sống và mưu sinh tại địa bàn giáo xứ đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện để
tơi tiếp cận những tài liệu có liên quan đến đề tài.
Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, anh chị em và bạn bè đã
luôn động viên, nhắc nhở và chia sẻ những lúc khó khăn nhất để tơi có thể hồn
thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Đức Lộc. Thầy đã không quản ngại sự non nớt, yếu kém của tôi để giúp đỡ và
động viên tơi trong suốt q trình triển khai nghiên cứu và viết hồn chỉnh luận
văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2019
Học viên

Võ Thị Hồng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu cứu với đề tài “Lễ Giáng sinh
của đạo Công giáo tại giáo xứ Thị Nghè Thành Phố Hồ Chí Minh” là do tôi viết
và chưa được công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2019
Học viên

Võ Thị Hồng




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
7.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.................................................. 10
8. Bố cục đề tài............................................................................................ 10
Chương 1 ........................................................................................................ 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..... 12
1.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 12
1.1.1 Các khái niệm……...…………………………...……………….…12
1.1.2 Đặc điểm của lễ Giáng sinh……......………………………...…...14
1.1.3 Lý thuyết nghiên cứu……………………………………………...15
1.2 Tổng quan về giáo xứ Thị Nghè ......................................................... 17
1.2.1 Về vị trí địa lí .................................................................................................. 18
1.2.2 Cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức tại giáo xứ Thị Nghè .................... 19
1.2.3 Thành phần dân cư và sinh hoạt lễ nghi tại giáo xứ ........................ 22
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 29
Chương 2 ........................................................................................................ 30
LỄ GIÁNG SINH TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở THỊ
NGHÈ
2.1 Lễ Giáng sinh trong không gian sống của người Công giáo ............... 30
2.1.1 Không gian tinh thần ................................................................... 30
2.1.2 Khơng gian gia đình .................................................................................. 334



2.1.3 Không gian cộng đồng xứ đạo ................................................................. 38
2.2 Ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh với người Công giáo tại giáo xứ Thị Nghè
............................................................................................................ 46
2.2.1 Thể hiện sự tri ân của tín đồ dành cho Chúa ...................................... 46
2.2.2 Ngày sum họp gia đình ............................................................................... 47
2.2.3 Hiệp thơng - chia sẻ với cộng đồng......................................................... 51
2.2.4 Giá trị của lễ Giáng sinh với cộng đồng xã hội………………… 53
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 55
Chương 3 ........................................................................................................ 56
NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA LỄ GIÁNG SINH Ở GIÁO XỨ THỊ
NGHÈ ............................................................................................................. 56
3.1 Những biểu hiện thay đổi của lễ Giáng sinh tại giáo xứ Thị Nghè….57
3.1.1 Về hình thức trang trí………………………………………………......57
3.1.2 Về thời gian tổ chức và các hoạt động xung quanh Lễ Giáng sinh
............................................................................................................................................. 60

3.1.3 Về đối tượng tham gia lễ Giáng sinh...................................................... 66
3.2 Những yếu tố dẫn đến sự thay đổi của lễ Giáng sinh..…………….....71
3.2.1 Yếu tố kinh tế .................................................................................. 71
3.2.2 Yếu tố văn hóa – xã hội .............................................................................. 73
3.2.3 Chính sách của Nhà nước ......................................................................... 76
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công giáo là tôn giáo được các thừa sai phương tây truyền vào nước ta.
Từ khi xuất hiện Công giáo với những sinh hoạt về tâm linh và sự đa dạng về
các nghi lễ đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam. Cũng như
những tôn giáo khác Công giáo hướng con người đến những điều tốt đẹp cao
cả, là bến đỗ bình yên khi con người đối diện với những biến cố, sợ hãi trong
cuộc sống, xoa dịu tinh thần giúp họ đối diện và có cách hành xử đúng đắn hơn.
Một trong những lễ quan trọng của đạo Công giáo là lễ Giáng sinh.
Giáng sinh còn được gọi là lễ Thiên Chúa Giáng sinh, Christmas, Noel hay
Xmas. Đối với người Cơng giáo thì Giáng sinh là lễ đặc biệt, lễ này được tổ
chức long trọng vào đêm 24 và ngày 25 tháng 12 hằng năm [20, tr.131]. Trải
qua thời gian với những thăng trầm lễ Giáng sinh ngày càng được chào đón
nồng nhiệt. Khơng chỉ dừng chân ở phạm vi là một ngày lễ của tôn giáo, Giáng
sinh đang chuyển mình với nhiều sự thay đổi để phục vụ nhu cầu tinh thần cho
mọi người. Mức độ phổ biến của ngày lễ rộng rãi như vậy nhưng những cơng
trình nghiên cứu về ngày lễ này chưa nhiều hầu hết chỉ dừng lại ở các bài viết
đánh giá chung chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu, chính vì vậy tác giả mong
muốn tìm hiểu để có thêm kiến thức và làm rõ hơn về vai trò, ý nghĩa và sự
phát triển của Giáng sinh trong bối cảnh hiện tại.
Luận văn chọn nghiên cứu giáo xứ Thị Nghè vì giáo xứ có lịch sử hơn
200 năm hình thành và phát triển với số lượng giáo dân đơng [8, tr.9]. Các gia
đình nhiều thế hệ vẫn còn sống cùng nhau. Mặt khác vị trí địa lý của giáo xứ
khá thuận lợi cho việc di chuyển về trung tâm thành phố hay các quận lân cận.
Cùng với sự phát triển của thành phố nền kinh tế tăng trưởng nhanh, các hoạt
động giao lưu văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng diễn ra mạnh mẽ. Người Công giáo


2


ở Thị Nghè sống xen lẫn với những người không theo đạo hoặc theo tôn giáo
khác nên lễ Giáng sinh cũng có nhiều sự biến chuyển để phù hợp với đời sống.
Từ những lí do trên tác giả đã chọn đề tài “Lễ Giáng sinh của đạo Công
giáo tại giáo xứ Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lễ Giáng sinh trong đời sống
đạo của người Công giáo ở Thị Nghè nhằm lý giải những biến đổi của lễ Giáng
sinh khi xu hướng tồn cầu hóa đang ngày càng lan rộng trên khắp các lĩnh vực.
Từ mục đích trên chúng tơi đưa ra các mục tiêu nghiên cứu như sau:
-

Nhận diện đời sống lễ nghi Công giáo thông qua lễ Giáng sinh của

những cư dân đô thị tại giáo xứ Thị Nghè. Qua đó, tìm hiểu vai trị của lễ
Giáng sinh trong đời sống đạo của người Công giáo thông qua khơng gian
tinh thần, khơng gian gia đình, khơng gian cộng đồng xứ đạo và ý nghĩa của
lễ Giáng sinh với các tín đồ tại giáo xứ Thị Nghè.
-

Phân tích, lý giải các yếu tố kinh tế, công nghệ thông tin, q trình

giao lưu văn hóa, chính sách nhà nước ảnh hưởng đến sự thay đổi của lễ
Giáng sinh ở giáo xứ Thị Nghè nói riêng và đơ thị nói chung.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cơng giáo với lịch sử phát triển lâu dài đã có nhiều đóng góp và mang
đến niềm tin cho hàng triệu người, cùng song hành với những thăng trầm của
nền văn minh phương Tây cũng như phương Đơng. Đối với các tín đồ Cơng
giáo hay bất cứ tín đồ của một tơn giáo nào khác thì các sinh hoạt lễ nghi là một
phần khơng thể thiếu được trong đời đạo. Các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận
nghi lễ là một phần quan trọng và thiết yếu trong sự tồn tại và phát triển của

một tôn giáo. Nghi lễ Công giáo bao gồm các nghi thức hành lễ, thái độ của các
tín đồ trong q trình tham dự lễ để biểu hiện lịng tơn kính, ca ngợi, vinh danh
Thiên Chúa.


3

- Các cơng trình nghiên cứu về nghi lễ trong đời đạo người Công giáo

Theo tác giả Trương Bá Cần, giai đoạn đầu khi Công giáo được truyền
vào Việt Nam Giáo hội đã không hiểu hết nguồn gốc và ý nghĩa của các nghi lễ
và tập tục Đông Phương từ đó đưa ra những quyết định cấm cản các nghi lễ và
tập tục vốn có làm cho người Cơng giáo trở nên lạ lẫm ngay trên chính mảnh đất
chơn nhau cắt rốn của mình. Các nghi lễ cũng tiến hành hoàn toàn theo phong
cách phương Tây tổ chức ở các nhà thờ tạo ra khoảng cách giữa tín đồ và dân
chúng [4, tr.73]. Sau Công đồng Vatican II các nghi lễ mới được cởi mở và dần
dà được người dân đón nhận [4, tr.274].
Bàn về vị trí của nghi lễ nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cho rằng
đối với tất cả các tín đồ Cơng giáo việc thực hiện các bí tích là vơ cùng quan
trọng. Cơng giáo có bảy bí tích, theo tập quán ở Việt Nam Linh mục cử hành
bốn bí tích là: Rửa tội, Thánh thể, Giải tội và Xức dầu bệnh nhân. Bí tích Thêm
sức do Giám Mục cử hành, nếu được ủy quyền thì Linh Mục cũng được cử hành
bí tích này. Bí tích Truyền chức là bí tích ấn phong một người được tuyền chọn
làm Linh Mục hoặc Giám Mục, chỉ được cử hành bởi chính Giám Mục. Bí tích
Hơn phối là bí tích xác nhận tình trạng hơn nhân của hai người kết hơn theo Giáo
luật. [28, tr. 746].
Các bí tích được thực hành theo từng giai đoạn trong cuộc đời mỗi tín đồ
từ khi vừa chào đời đến khi đến tuổi lập gia đình. Các nghi thức bí tích diễn ra
có thứ tự bắt buộc tín đồ phải tuân theo tạo nên tính hệ thống và chuẩn mực.
Nguyễn Hồng Dương nhận định rằng thời gian cử hành các sinh hoạt tôn

giáo xoay quanh các thánh lễ chủ yếu bao trùm vào toàn bộ các ngày Chủ nhật
và bốn lễ lớn trong năm với những nghi lễ được du nhập hoàn toàn từ châu âu
[5, tr.239].
Tuy nhiên thực tế cho thấy thánh lễ hiện nay không chỉ tập trung
vào mỗi chủ nhật mà còn mở rộng vào ngày thứ bảy. Đến các nhà thờ vào buổi


4

chiều đều thấy tín đồ đến rất đơng, có nơi bên trong khơng đủ sức chứa các tín
đồ phải đứng ở bên ngoài nhà thờ để tham dự thánh lễ nhằm thỏa mãn nhu cầu
tâm linh của mình.
Nguyễn Đức Lộc xem xét nghi lễ dưới góc độ khơng chỉ là thực hành tơn
giáo mang tính đặc thù luận lịch sử mà thông qua nghi lễ con người diễn lại niềm
tin tơn giáo của mình. Qua đó nhìn nhận nghi lễ cũng là nơi để những người làm
lễ và tham dự lễ thể hiện ý tưởng xã hội [16, tr.200].
Từ việc xem xét mối quan hệ giữa Công giáo với văn hóa dân tộc, Phạm
Huy Thơng cho rằng Văn hóa Việt Nam không chỉ thụ hưởng một cách bị động
mà cũng tác động ngược trở lại làm thay đổi nhiều sinh hoạt, lễ nghi, hội họa,
âm nhạc cũng như kiến trúc của Cơng giáo. Khi đạo Cơng giáo đóng dấu ấn của
mình lên văn hóa Việt thì văn hóa Việt Nam cũng chồng trang phục dân tộc lên
đạo Cơng giáo [24, tr.18].
Các nghi lễ của Công giáo bây giờ gần gũi với đời sống mọi người hơn.
Chẳng hạn như chuyện kết hơn giữa người khơng theo đạo và người có đạo đã
khơng cịn nhiều rào cản, việc học đạo cũng được suy nghĩ thống hơn.
Nhiều gia đình bố mẹ thờ cúng ông bà tổ tiên hoặc theo đạo Phật nhưng
con cháu theo Cơng giáo vẫn hịa thuận êm ấm dưới một mái nhà.
Vấn đề kết hôn cũng được các tác giả Nguyễn Nghị, Khổng Thành Ngọc,
Hoàng Minh Thức đề cập đến. Theo quy định thì nếu một cặp đơi u nhau và
quyết định tiến tới hơn nhân gia đình hai bên sẽ đến trình với Linh mục phụ trách

giáo xứ. Linh mục sẽ thơng báo với cộng đồn. Tiếp theo đó cặp đơi sẽ đi đăng
khí kết hơn tại cơ quan nhà nước, sau đó cùng hai bên gia đình đến nhà thờ để
cử hành nghi lễ hôn phối. Phần nghi lễ chính hồm có việc hai người cơng khai
lời cam kết trước Linh mục chủ tế và hai người làm chứng và toàn thể cộng đoàn.
Sau khi đọc xong lời cam kết Linh mục chủ tế sẽ đọc lời cầu xin. Phần chính của
nghi lễ hơn nhân kết thúc Linh mục, đơi tân hơn cùng với cộng đồn tiếp tục cử


5

hành thánh lễ. Hai người chính thức trở thành vợ chồng về mặt đạo và đời [20,
tr.157].
Tác giả Nguyễn Văn Khảm tổng hợp các nghi lễ Công giáo trong Đạo yêu
thương, nêu lên vai trò của nghi lễ trong đời sống của người Cơng giáo để giúp
cho những người ngồi đạo dễ dàng hiểu rõ về Đạo [11, tr.25-41].
Trong cuốn “Tôn giáo và xã hội hiện đại” (2006) của Cao Huy Thuần, tác
giả nghiên cứu về chuyển biến tâm lý của người Công giáo sau thời kỳ hậu hiện
đại và nó tác động đến những lề luật của Giáo hội cơng giáo trên tồn thế giới
trong việc thừa nhận một số thay đổi của đời sống hiện đại nhằm làm phù hợp
giữa hai yếu tố Đạo và Đời.
- Các công trình nghiên cứu về lễ Giáng sinh

Tháng 12, tháng cuối cùng của năm đây là thời điểm mang lại nhiều cảm
xúc cho mỗi người. Sự hối hả, cập rập trước khi năm cũ kết thúc xen lẫn với
cái rạo rực của năm mới cận kề. Vào những ngày đầu tháng 12 các tín đồ Cơng
giáo khắp nơi trên thế giới bắt đầu bận rộn chuẩn bị những gì cần thiết trước để
đón Giáng sinh sau đó là đến năm mới với nhiều niềm vui và hy vọng. Thời
điểm các giáo sĩ phương Tây đặt chân đến Việt Nam truyền giáo họ cũng mang
theo lễ Giáng sinh đến với các tín đồ bởi đây là một trong số những lễ lớn của
đạo.

Về tính chất của Lễ Giáng sinh và sự dung hịa tơn giáo của người Việt
nhận định Giáng sinh mang đến khơng khí vui vẻ ấm cúng. Người Việt u
thích hội lễ nên Giáng sinh đang dần được đông đảo xã hội hưởng ứng càng
làm cho khơng khí nhộn nhịp lan truyền, từ lúc chuẩn bị cho đến khi lễ ai cũng
háo hức chờ đợi. Tác giả cũng chỉ ra sự linh hoạt trong cách ứng xử của người
Việt đã giúp cho lễ Giáng sinh tạo nên một diện mạo mới. Yếu tố tâm linh
khơng cịn chiếm hồn tồn ưu thế mà thay vào đó là những hoạt động vui chơi
bên lề được tổ chức rầm rộ trong dịp lễ này


6

[trích từ website Ban tơn giáo Chính phủ, truy cập ngày 03/03/2019,
]

Theo Nguyễn Đình Trúc thì cách sống hiện đại đã là đảo lộn nếp sống
đạo đức người Công giáo. Việc học, việc làm, việc giải trí chiếm gần hết thời
gian của người giáo dân; thời gian rảnh rỗi của các thành viên trong gia đình
lại khác nhau. Nên việc tham dự thánh lễ cùng nhau và việc tổ chức đọc kinh
chung trong gia đình rất khó khăn [8, tr.132].
Hiểu được vấn đề trên nên hiện nay các nhà thờ thường tổ chức nhiều lễ
từ chiều tối đến lễ khuya nhằm tạo điều kiện cho các tín đồ có thể tham dự lễ
Giáng sinh, tùy vào hoàn cảnh mỗi gia đình mà các thành viên cùng nhau đi lễ
chung hoặc tách ra. Một số bạn trẻ cũng lựa chọn đi cùng bạn bè thay vì gia
đình. Sự linh hoạt giúp cho lễ Giáng sinh thu hút đơng đảo tín đồ trong đạo và
những người ngoài đạo tham dự.
Bàn về Giáng sinh Nguyễn Khắc Thuần cho rằng trong rất nhiều lễ hội
lớn của Thiên Chúa giáo, đặc biệt hơn cả có lẽ là lễ Noel. Vượt ra ngồi khn
khổ của giáo hội Thiên Chúa, nhiều thế kỉ qua, lễ Noel đã được long trọng tổ
chức ở hầu hết các quốc gia và dân tộc trên khắp hành tinh với vô số những

hình thức và quy mơ khác nhau [28, tr.746].
Đồng quan điểm trên trong Tập tục đời người, Văn hóa tập tục của người
nông dân Việt Nam thế kỉ 19-20, Phan Cẩm Thượng khái quát một số ngày lễ
quan trọng của đạo Công giáo. Đối với người Việt Nam hiện nay, nhất là trong
thanh niên, thì ngày lễ Noel Thiên Chúa giáng sinh 24/25 tháng 12 được coi là
ngày lễ trọng thể. Tác giả cũng chỉ ra xu hướng phát triển của các nghi lễ, ngày
lễ hiện tại không chỉ gói gọn trong đức tin của các tín đồ đạo hữu mà còn lan
rộng sự ảnh hưởng đối với những người không theo đạo [25, tr336].
Đề tài về lễ Giáng sinh là một đề tài mới đến nay vẫn còn ít được khai
thác. Có một số bài viết về đề tài này nhưng hầu như chỉ đi vào giới thiệu về


7

nguồn gốc cũng như cách du nhập vào Việt Nam của ngày lễ. Tuy nhiên để
phân tích làm rõ được sự tiếp nhận và biến đổi của người dân thì hầu như số
lượng thơng tin tìm được từ tài liệu vẫn cịn rất hạn chế. Thơng qua việc tham
khảo ý kiến từ những thế hệ đi trước với kinh nghiệm nghiên cứu khoa học dày
dặn, cộng với quá trình tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau từ sách
báo cho đến tham khảo những quan điểm xuất phát từ suy nghĩ và sự hiểu biết
của những người trong và ngoài cuộc, hy vọng luận văn sẽ mang lại cái nhìn
tồn diện, làm rõ được vấn đề cần nghiên cứu một cách hiệu quả nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này đối tượng nghiên cứu là lễ Giáng sinh của người Công
giáo tại giáo xứ Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ sinh hoạt lễ nghi
của các tín đồ trong bối cảnh phát triển của đô thị,
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại giáo
xứ Thị Nghè nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh. Sở dĩ

chọn giáo xứ vì nơi đây có bề dày lịch sử lâu đời, tập trung nhiều tín đồ Cơng
giáo đến sinh sống và làm việc. Từ Thị Nghè đi vào trung tâm thành phố rất dễ
dàng cộng với sự phát triển không ngừng của đô thị nên sự chuyển biến
của ngày lễ Giáng sinh cũng thể hiện rõ nét hơn.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài nghiên cứu lễ Giáng sinh của
người Công giáo tại giáo xứ Thị Nghè trong khoảng thời gian từ sau Cơng đồng
Vatican II cho đến nay vì giai đoạn này thể hiện rõ sự thay đổi tích cực và phát
triển mạnh mẽ của đạo Cơng giáo, số lượng tín đồ ngày càng tăng lên. Các vấn
đề về tự do tôn giáo cũng được Nhà nước quan tâm coi trọng, tạo điều kiện
thuận lợi để tín đồ có thể tham gia sinh hoạt với Cộng đồn và ni dưỡng đức
tin của mình.


8

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu:
- Lễ Giáng sinh có vị trí như thế nào trong đời sống đạo của người Công
giáo tại giáo xứ Thị Nghè?
- Những yếu tố nào dẫn đến sự biến đổi của lễ Giáng sinh ở đô thị và
biểu hiện của sự biến đổi đó là gì?
Với câu hỏi nghiên cứu như trên chúng tôi đưa ra giả thuyết như sau:
- Những nghi lễ Công giáo không chỉ là nghi lễ quan trọng trong đời sống
đạo của người Công giáo mà cịn đóng vai trị kết nối giữa các thành viên gia
đình và là sự kiện lễ hội bên ngồi xã hội.
- Các yếu tố kinh tế, giao lưu văn hóa và chính sách của Nhà nước là tác
nhân làm lễ Giáng sinh biến đổi. Sự thay đổi biểu hiện ở việc đón lễ Giáng sinh
của các tín đồ. Giáng sinh đang trong xu hướng bị thế tục hóa trở thành lễ hội
phổ biến dịp cuối năm của tất cả mọi người.
6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là một hệ thống các thao tác kĩ thuật đáp ứng được
nguồn thơng tin tồn diện về đặc điểm mơi trường xã hội cũng như quan điểm của
người được chọn để làm rõ chủ đề mình muốn nghiên cứu. Vận dụng linh hoạt
các phương pháp giúp nhà nghiên cứu chủ động điều chỉnh cho phù hợp khi có
biến cố hoặc những luồng thơng tin mới phát sinh trong q trình thu thập dữ liệu
nếu cần thiết. Với đề tài “Lễ Giáng sinh của đạo công giáo tại giáo xứ Thị Nghè
thành phố Hồ Chí Minh” luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như
sau.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp thu thập thơng tin thơng qua việc nói chuyện một cách
thân mật làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái để chia sẻ những
suy nghĩ hướng tới mục đích nghiên cứu đã đặt ra từ đầu. Phỏng vấn sâu giúp


9

tạo thế chủ động, tùy vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng mà linh hoạt
thay đổi chủ đề để có được kết quả tốt nhất.
Đối tượng phỏng vấn: 10 trường hợp điển hình bao gồm Cha sở Thị
Nghè, 2 chức sắc trong giáo xứ trong đó một người là Chủ tịch Hội đồng giáo
xứ, một thư kí hội đồng, 7 tín đồ Cơng giáo trong đó có những tín đồ là đạo gốc
theo truyền thống gia đình, có tín đồ vào đạo khi kết hơn với người Cơng giáo
và có tín đồ lớn lên theo bạn bè chơi sau đó tìm hiểu về đạo và theo. Đối tượng
phỏng vấn tập trung vào người trẻ với nhiều ngành nghề như công nhân viên
chức, kinh doanh, buôn bán, nhân viên văn phịng, kỹ sư. Lựa chọn tầng lớp trẻ
vì họ dễ tiếp cận và thích nghi với cái mới, tư tưởng của họ khá thống và cởi
mở. Bên cạnh đó cũng phỏng vấn ngẫu nhiên khoảng 10 người không theo đạo
hoặc theo đạo Ông bà, đạo Phật nhưng cùng gia đình hoặc có bạn bè là tín đồ
Cơng giáo đến nhà thờ và các địa điểm vui chơi để chụp ảnh hoặc Giáng sinh.
Nguồn tư liệu do những người này cung cấp đại diện cho cộng đồng, mang tính

khách quan gắn với lễ Giáng sinh ở đô thị.
- Phương pháp quan sát tham dự
Vừa quan sát ghi chép, vừa tham gia vào các buổi lễ trong nhà thờ. Quan
sát các tín đồ thực hành các nghi lễ bên trong nhà thờ và bên ngoài nhà thờ.
Quan sát tham dự trước, trong và sau khi diễn ra lễ Giáng sinh. Nội dung chủ
yếu của những lần quan sát tham dự đó là: Tham gia các buổi chuẩn bị trang trí
đón Giáng sinh tại các khu trong giáo xứ và nhà thờ. Quan sát cách giáo dân
làm hang đá máng cỏ, trang trí cây thơng và một số hình tượng khác. Quy trình
tổ chức lễ Giáng sinh , trang phục của ca đoàn và bà con giáo dân khi dự lễ.
Tham gia nghi thức lễ trong nhà thờ theo hướng dẫn của một tín đồ Cơng giáo
để phân biệt nghi thức nào nên làm và không nên làm đối với người không có
đạo.


10

- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
Thu thập những tài liệu đã được công bố, tài liệu liên quan đến đề tài, tài
liệu ở trong nước, kế thừa các cơng trình của các tác giả đi trước để phân tích,
nhận định và đánh giá.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa học
Đây là phương pháp cơ bản để nghiên cứu đối tượng trong các không
gian diễn ra lễ Giáng sinh đồng thời hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng bên ngoài
từ mạng xã hội, từ các xu hướng trào lưu mới chào đón lễ giáng sinh… dẫn sự
biến đổi trong tâm lý của các tín hữu về ngày lễ cũng như mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình và giữa những người có đạo và khơng có đạo.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
Thông qua việc ứng dụng các lý thuyết, các phương pháp và sự trải
nghiệm trong q trình nghiên cứu, luận văn góp phần đưa ra các luận điểm,

luận cứ khoa học hướng đến việc tìm hiểu vai trị và ý nghĩa của lễ Giáng sinh
trong đời sống đạo của Công giáo. Nhận diện những chuyển biến trong suy nghĩ
của các tín đồ khi ngày lễ Giáng sinh ngày càng phổ biến.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn góp phần cung cấp thêm nhiều thông tin, tài liệu
tham khảo, tạo điều kiện cho người đọc hiểu rõ hơn về lễ Giáng sinh khi muốn
nghiên cứu về ngày lễ này. Nội dung của luận văn cũng có thể được xem là một
nguồn tư liệu để phục vụ cơng việc học tập, thuyết trình liên quan đến lễ Giáng
sinh của người Công giáo tại đô thị.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:


11

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương này, tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài. Giới
thiệu khái quát về ngày lễ Giáng sinh đồng thời trình bày tổng quan về điều
kiện tự nhiên và môi trường xã hội ở địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Lễ Giáng sinh trong đời sống đạo của người Công giáo
Chương này đi sâu vào mơ tả vai trị của Giáng sinh trong cuộc sống của
các tín đồ Cơng giáo tại Thị Nghè. Cách bản thân họ chào đón Giáng sinh cũng
như khơng khí trong gia đình, trong cộng đồng xứ đạo nơi họ đang sinh sống
và các hoạt động diễn ra trong ngày lễ. Giáng sinh mang những ý nghĩa gì cho
bản thân người trong đạo và lớn hơn là cho xã hội.
Chương 3: Lễ giáng sinh trong bối cảnh hội nhập
Trình bày phân tích những yếu tố dẫn đến sự chuyển biến của ngày lễ
Giáng sinh trong xu hướng hội nhập toàn cầu hóa. Nêu rõ những chuyển biến
ấy là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ và các tín đồ Cơng giáo.



12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm
- Nghi lễ
Theo Tylor nghi lễ là “Phương tiện giao tiếp với những thực thể linh
hồn”[33, tr.946-947]. Còn A.A Radugin – nhà văn hóa học người Nga cho rằng
nghi lễ xuất hiện “nhằm thể hiện mối quan hệ hữu hiệu giữa cuộc sống thường
ngày với siêu nhiên (linh hồn tổ tiên, thần thánh, ma quỷ, số phận v.v…). Nghi
lễ được truyền lại không chỉ trong tôn giáo mà đi vào cả cuộc sống thường
ngày, đặc biệt là trong nền văn hóa dân gian truyền thống” [34, tr.326].
Từ điển tiếng Việt cũng định nghĩa nghi lễ là “những hoạt động mang
tính truyền thống được thực hiện tại những thời điểm quan trọng trong đời sống
và trong hoạt động sản xuất của con người” [35, tr.109].
Không chỉ đạo Công giáo mà bất cứ tơn giáo nào cũng đều có những
nghi lễ riêng của mình, nghi lễ đóng vai trị quan trọng là phần khơng thể thiếu
được trong đời đạo của tín đồ. Thơng qua việc thực hành nghi lễ, các tín đồ thể
sự tơn kính, niềm tin vào tơn giáo đồng thời gửi gắm những mong mỏi, nguyện
vọng của mình, cầu xin cho gia đình hạnh phúc an vui.
- Lễ hội tơn giáo
Lễ hội các tôn giáo thường là lễ - nghi lễ - ít hoặc khơng có hội, như ngày
lễ của đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Cao Đài, tín ngưỡng thờ Mẫu và tứ
phủ...Loại lễ hội này do các tôn giáo tổ chức [31, tr.9]. Người đứng đầu các tôn
giáo sẽ đứng ra chủ trì và huy động tín đồ tham dự lễ. Nội dung chính của lễ
hội tơn giáo liên quan đến sự tích về các nhân vật do tơn giáo đó thờ phụng.
Xuất phát từ đức tin vào những biểu tượng thiêng, cõi thiêng của tôn giáo các



13

tín đồ đã đóng góp tiền của, cơng sức tạo một lễ hội truyền tải đầy đủ ý nghĩa
cả về nội dung lẫn hình thức. Lễ hội được tổ chức khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu
tâm linh mà cịn đáp ứng nhu cầu giao lưu, vui chơi của mọi người. Lễ hội Công
giáo thể hiện sự đồng nhất trong các chủ đề trang trí bày biện và trang phục lễ
hội tạo nên nét đặc sắc trong các lễ hội của người Công giáo.
Ngày nay nhiều lễ hội đã mở rộng ra ngồi, khơng cịn giới hạn cho tín
đồ trong đạo mà cả những người ngoại đạo cũng có thể tham gia vào các hoạt
động sinh hoạt lễ. Chẳng hạn như Phật đản, lễ Vu Lan báo hiếu, lễ Giáng sinh
đây là những ngày lễ phát xuất từ tôn giáo nhưng lại thu hút đông đảo các tầng
lớp xã hội tham gia.
- Đạo Công giáo
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới truyền vào Việt
Nam từ những thập nhiên đầu của thế kỉ XVI [21, tr.188].
Người đứng đầu Giáo hội là Giáo hoàng. Giáo hoàng do Mật tuyển viện
(gồm các Hồng y có quyền bầu cử) bầu ra. Giáo hồng có ba nhiệm vụ: Giám
mục giáo phận Roma, chủ chăn của giáo hội phổ quát, quốc trưởng nước
Vactican. Giúp Giáo hồng quản lí giáo hội tồn cầu có giáo triều Roma. Người
trực tiếp chịu trách nhiệm trên giáo hội ở các địa phương là Giám mục. Giám
mục có một số Linh mục. Các Linh mục này sẽ được Giám mục gửi tới các nơi
trong lãnh thổ của giáo phận. Những nơi này được gọi là giáo xứ [20, tr.23].
Sinh hoạt tôn giáo với Thánh lễ diễn ra vào các ngày chủ nhật và bốn lễ
lớn trong năm. Bốn lễ lớn trong năm gọi là tứ quý gồm lễ Giáng sinh, lễ Phục
sinh (sống lại), lễ Chúa lên trời (Thăng thiên) và lễ Hiện xuống [4, tr.239]. Khi
tham dự vào các ngày lễ hội, người Công giáo luôn ý thức việc thực hành các
nghi lễ đúng chuẩn mực mà Giáo Hội Công giáo quy định nhưng đồng thời trên
tinh thần tiếp thu cái hay, cái đẹp của các lễ hội để trau dồi và hồn thiện bản
thân mình trong lối ứng xử với mọi người.



14

- Lễ Giáng sinh
Lễ Giáng sinh là lễ kỉ niệm Chúa Giê Su ra đời. Giáng sinh còn được
gọi là vì là lễ lớn nên Giáng sinh được tổ chức hết sức long trọng trên khắp thế
giới. Trước Giáng sinh là mùa Vọng. Mùa Vọng còn được gọi là mùa chờ đợi
hay thời chờ đợi, cũng gọi là mùa Áp [19, tr.127] . Mùa vọng thường bắt đầu
vào 4 tuần trước Giáng sinh, trong tháng này các tín đồ sẽ đi xưng tội, tham gia
các buổi tĩnh tâm ở nhà thờ để chuẩn bị cho mình một tâm hồn thật trong sạch
và tràn trề niềm hy vọng, hân hoan hướng tới Giáng sinh. Mọi khâu chuẩn bị
đều được làm hết sức kĩ lưỡng trong bốn tuần của mùa vọng để cộng đồng tín
hữu có thể đón một mùa Giáng sinh thật an lành.
Hệ thống các nghi lễ Công giáo được thực hành thường xuyên trở thành
nề nếp trong đời sống đạo của các tín đồ. Các ngày lễ trải đều quanh năm với
nhiều hoạt động giúp tín đồ gắn kết với đạo nhiều hơn.Việc tổ chức lễ hội của
người Công giáo trước đây chỉ diễn ra trong nội bộ mang tính chất cộng đồng
tự quản thì bây giờ thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng các lễ hội
Công giáo đặc biệt là Lễ Giáng sinh đã ngày càng thu hút nhiều đối tượng tham
dự và được sự hỗ trợ của cả chính quyền địa phương giúp bà con Công giáo và
những người đến vui chơi lễ được thoải mái và an toàn trong suốt thời điểm
diễn ra lễ.
1.1.2 Đặc điểm của lễ Giáng sinh
Lễ Giáng sinh được tổ chức phổ biến ở giáo hội phương Tây vào cuối
thế kỉ IV. Đến thế kỉ thứ V các giáo hội Đơng phương mới nhận ngày này. Lễ
chính được cử hành vào đêm 24 rạng ngày 25 [19, tr.131].
Giáng sinh trước hết là lễ thiêng, là thời điểm để thể hiện đức tin, sự tơn
kính của các tín đồ Cơng giáo đối với Chúa và cầu mong Chúa sẽ che chở mang
đến bình an và những điều tốt đẹp đến với đời sống của tín đồ. Ngồi ra Giáng

sinh cịn mang tính cố kết cộng đồng, đến tháng 12 hằng năm các tín đồ Cơng


15

giáo trên thế giới nói chung và tín đồ Cơng giáo Việt Nam nói riêng đều hướng
về Giáng sinh, tham gia các hoạt động được tổ chức trong khuông khổ mùa lễ
như trang trí đường phố, trang trí trong gia đình, nhà thờ, tham dự Thánh lễ…
Những người ngồi đạo cũng tham gia các hoạt động vui chơi dịp Giáng sinh
như một lễ hội góp phần tăng thêm tình đồn kết giữa đạo và đời.
Giáng sinh vừa thể hiện sự tôn nghiêm trong các nghi thức Thánh lễ vừa
là cơ hội để vui chơi, đồn tụ bên gia đình. So với những ngày lễ khác như lễ
Phục Sinh hay lễ Thăng Thiên thì Giáng sinh được nhiều người biết đến hơn,
quy mô ngày lễ cũng lan rộng ra xã hội được nhiều người đón nhận và cùng
tham dự. Các ngày lễ cịn lại thường chỉ nằm trong khơng gian của đạo được
các tín đồ thực hành chứ khơng phát triển ra bên ngoài như Giáng sinh.
1.1.3 Lý thuyết nghiên cứu
Trong luận văn chúng tơi áp dụng ba lý thuyết chính phục vụ cho quá
trình nghiên cứu, lý thuyết Tương đối văn hóa với quan điểm của Nhân học văn
hóa Mỹ, lý thuyết biến đổi văn hóa với quan điểm của nhà xã hội học Max
Weber, C.Mác và thuyết Toàn cầu hóa cùng với quan điểm của nhà xã hội học
Anh.
- Thuyết tương đối văn hóa (cultural relativism)
Là một cách tiếp cận trong ngành Nhân học văn hóa được ra đời bởi
Franz Boas và các học trò. Lý thuyết Tương đối văn hố thừa nhận sự bình
đẳng giữa các nền văn hố, khơng có nền văn hố nào tốt hay xấu, cao hay thấp.
Mỗi nền văn hoá là thể hiện sự đa dạng của nền văn hoá nhân loại và chúng ta
nên trân trọng sự khác biệt ấy [13, tr.42].
Theo luận điểm của Ruth Benedicd một nhà nhân học Mỹ thì một nét
văn hóa ở hai nền văn hóa khác nhau với hai tổng thể hình thái văn hóa khác

nhau, giá trị văn hóa khác nhau thì nét văn hóa ấy sẽ được thể hiện một cách
phù hợp nhất với nền văn hóa mà nó tiếp cận. Vào những thập niên đầu thế kỷ


16

XX thuyết Tương đối văn hóa có ảnh hưởng quan trọng đến tư duy người
phương Tây trong việc nhìn nhận văn hóa tơn giáo khác với phương Tây.
Vận dụng quan điểm của Tương đối văn hóa chúng tơi giải thích cho sự
thay đổi của lễ Giáng sinh tại Việt Nam. Việt Nam và Phương Tây là hai nền
văn hóa khác xa nhau. Lễ Giáng sinh ở Phương Tây biểu hiện khác nhưng khi
vào Việt Nam có sự pha trộn với văn hóa con người bản địa nên Giáng sinh
cũng có sự thay đổi. Trong q trình tiếp xúc Đơng Tây các tín đồ đã tiếp nhận
đầy đủ các hình thức, nghi thức tổ chức và ý nghĩa của lễ Giáng sinh nhưng
không phải tiếp nhận thụ động mà theo thời gian tín đồ đã đưa các đặc trưng
của người Việt vào để ngày lễ hài hịa hơn với văn hóa dân tộc.
Lý thuyết Tương đối văn hóa cũng giúp chúng tơi lý giải sự chuyển biến
trong cách nhìn nhận của Giáo hội Cơng giáo với văn hóa bản địa ở các xứ đạo,
Cơng giáo muốn phát triển thì phải có sự tơn trọng với nơi mình đặt chân đến
đặc biệt phải tơn trọng văn hóa của họ. Bên cạnh đó còn lý giải chuyển biến
trong tâm lý người dân Việt Nam trong việc bỏ qua sự kì thị từ những hiểu lầm
trong q khứ mà mở lịng đón nhận cái mới, cái hay từ bên ngoài.
- Lý thuyết toàn cầu hóa
Anthony Giddens là nhà xã hội học nổi tiếng người Anh. Theo Giddens
tồn cầu hóa là q trình đã bắt đầu rất lâu trong lịch sử lồi người, chứ khơng
chỉ giới hạn trong xã hội đương đại. Cũng theo Giddens các nhân tố tạo nên
tồn cầu hóa phải kể đến như sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thơng, kinh tế, những biến đổi chính trị.
Tồn cầu hóa là xu hướng hiển nhiên trong chiều hướng phát triển trên
mọi lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa xã hội. Trong đó ảnh hưởng của tồn cầu

hóa thúc đẩy sự giao thoa văn hóa giữa khu vực và các quốc gia, tạo ra sự thay
đổi trên diện rộng. Các đặc trưng và nét đẹp từ văn hóa của mỗi quốc gia được
thế giới biết đến nhiều hơn, con người cởi mở hơn khi chia sẻ cái hay cái đẹp


17

của nước mình. Sự giao lưu văn hóa khơng chỉ tạo điều kiện cho sự hiểu biết
và học hỏi lẫn nhau mà cịn xóa bỏ đi những rào cản tạo ra tiêu chuẩn văn hóa
chung cho thế giới.
Đề tài áp dụng thuyết Tồn cầu hóa để giải thích cho sự mở rộng phạm
vi của ngày lễ Giáng sinh từ một nghi lễ tôn giáo trở thành ngày lễ hội chung
được thế giới hưởng ứng không phân biệt người trong đạo, người ngồi đạo
hay những người theo tơn giáo khác. Giáng sinh ngoài việc chứa đựng nét đặc
trưng riêng của vùng miền thì nó cịn mang nhiều nét văn hóa chung như cách
trang trí lễ, các hình ảnh biểu tượng như cây thông, chuông Giáng sinh, ông già
Noen…các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm.
Thuyết tồn cầu hóa cũng giúp chỉ ra tầm ảnh hưởng của khoa học công
nghệ và chính trị đến q trình phát triển của ngày lễ. Khoa học công nghệ và
các phương tiện truyền thông đại chúng cho phép người dùng vượt qua các giới
hạn không gian và thời gian. Tiếp cận được nhiều nguồn thông tin bổ ích và
nhiều cơ hội để trải nghiệm, trao đổi tiếp xúc với nhau giúp cho các hoạt động,
thông tin xung quanh lễ Giáng sinh lan truyền rộng rãi. Các quan điểm chính
trị cởi mở hơn tạo nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức vui chơi lễ. Từ đó chứng
kiến sự lột xác về mặt hình thức và quy mô ngày lễ, Giáng sinh ngày càng hiện
đại hơn song song theo đó góp phần thúc đẩy thương mại phát triển, nâng cao
đời sống tinh thần cho cộng đồng tín đồ Cơng giáo nói riêng và tồn thể xã hội.
Lễ hội đã gắn bó với người trong suốt hành trình lịch sử với nhiều loại
hình khác nhau. Hiện tại lễ hội tơn giáo đã có sự thay đổi về mức độ phổ biến
cũng như về tư duy của đại bộ phận dân cư. Từ đó tạo ra những chuyển biến

mới phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại.
1.2 Tổng quan về giáo xứ Thị Nghè
Khi tiến hành nghiên cứu ở giáo xứ Thị Nghè hoặc một cộng đồng dân
cư ở bất cứ khu vực nào việc nắm bắt được những thông tin về các đặc điểm


18

địa lý, thành phần xã hội cũng như cách tổ chức vận hành rất quan trọng bởi đó
là những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày và quan điểm của cư dân
sống ở cộng đồng.
1.2.1 Về vị trí địa lí
Thị Nghè là một địa danh có bề dày lịch sử gắn liền với vùng đất Gia
Định - Sài Gòn từ hơn 200 năm qua. Thị nghè là vùng đất cao được bao quanh
bởi sơng Sài Gịn và nhiều kênh rạch chằng chịt. Khu vực quanh chợ hiện nay
(các phường 17, 19, 21) thuộc “dạng địa hình cao trung bình”, cao trung bình
5m, đổ dần về phía Nam, có khi chỉ còn 1m ở cực Nam [8, tr.10].
Trước đây ngồi người bn bán, ở Thị Nghè chủ yếu là tiểu thương,
hàng hóa trao đổi phần lớn là nơng sản, hoa màu, trái cây thu hoạch từ vườn
ruộng nhà. Phố xá phát triển dọc theo những trục đường chính cịn bên trong
nhà cửa dựng lên một cách thô sơ thành những con hẻm ngoằn ngoèo. Nhiều
con đường ở Thị Nghè mang tên danh nhân văn hóa: Nguyễn Văn Lạc, Huỳnh
Mẫn Đạt, Nguyễn Công Trứ, Ngô Tất Tố…hoặc mang tên những người có cơng
gầy dựng đất Sài Gịn như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân
Cùng với quá trình xây dựng và phát triển đô thị, khu vực Thị Nghè
những năm 1995, 1996 hàng loạt căn nhà lụp xụp xây dựng ven kênh Nhiêu
Lộc được giải tỏa dân cư được di tản quy hoạch tới các địa điểm khác để ổn
định cuộc sống.
Giáo xứ Thị Nghè nằm trong phường 19 và một phần các phường 17, 21
thuộc quận Bình Thạnh. Phía Bắc giáp giáo xứ Nguyễn Duy Khang, ranh giới

là hẻm 160B Xơ Viết Nghệ Tĩnh. Phía Đơng giáp giáo xứ Hiển Linh, ranh giới
là rạch Văn Thánh. Phía Nam giáp giáo hạt Sài Gòn, ranh giới là rạch Thị Nghè
(cầu Thị Nghè). Phía Tây giáp giáo xứ Mơng Triệu, ranh giới là rạch cầu Xi
măng [8, tr.202].


19

Với vị trí địa lý thuận lợi gần khu vực trung tâm và những tuyến đường
lớn, giáo xứ Thị Nghè đã và đang thu hút nhiều tín đồ đến sinh sống và định cư
lâu dài. Người dân trong giáo xứ chủ yếu sống xung quanh nhà thờ, ngoài việc
lo kinh tế cho gia đình các tín hữu Thị Nghè cũng rất xem trọng đến việc đạo
để cân bằng cuộc sống.
1.2.2 Cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức tại giáo xứ Thị Nghè
Đối với bất kì một cơ sở tôn giáo nào không chỉ riêng giáo xứ Thị Nghè,
cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức đóng vai trị rất quan trọng để duy trì sự ổn
định và phát triển của đạo.
- Về cơ sở vật chất
Đầu tiên phải kể đến nhà thờ. Nhà thờ là trung tâm điểm với nhiều công
năng vừa là nơi diễn ra các nghi lễ tơn giáo cùng các sinh hoạt văn hóa làng
giáo, lại là nơi gắn với việc đời [4, tr.235]. Trở về những năm 1799 khi điều
kiện kinh tế còn khó khăn nhưng lửa Đạo đã thắp sáng trong lịng người dân
Thị Nghè, các tín đồ đi lễ trong một nhà thờ được xây dựng bằng ván gỗ, lợp
lá cây thô sơ, bốn bên bao quanh bởi ruộng. Đường đi khó khăn mùa nắng cịn
chịu được nhưng đến mùa mưa sình lầy, nước đọng dân cư lại di tản phân bố
không đều. Các cha đã quy tụ dân chúng mến đạo lại một khu vực để tiện hơn
trong việc rao giảng đồng thời có sự quan tâm kịp thời trước những gia cảnh
khó khăn của tín đồ. Hầu hết các cơ sở thờ tự đều làm bằng nguyên vật liệu
chính là tre, nứa, mái lợp lá dừa [8, tr.42].
Sau nhiều lần chuyển dời vị trí nhà thờ của giáo xứ đã được hình thành

chính thức vào năm 1890. Ngơi nhà thờ này “ có diện tích lọt lịng nhỏ hơn, có
thể bằng nửa diện tích nhà thờ hiện nay. Mặt tiền nhà thờ có một cửa vịm trịn
lớn ở giữa và hai khung cửa lưới nhỏ hình vịm ở hai bên, đường nét kiến trúc
đơn giản chỉ có hoa văn ở hai bên đầu cột tiếp giáp với vòm cửa chính. Tháp
chng xây rời ở phía bên phải mặt tiền nhà thờ. Bảy bậc thềm xây bằng những


20

khối đá xanh hình chữ nhật. Tường rào phía trước cao khoảng 1m”[8, tr.44].
Hiện nay nhà thờ đặt tại số 22B đường Xơ Viết Nghệ Tĩnh, Phường 19, Quận
Bình Thạnh, là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa của tồn thể cộng đồng tín hữu
khơng chỉ ở giáo xứ mà cịn của cả những tín đồ từ nơi khác.
Năm 1967 Cha Phanxico Xavie Phan Văn Thăm xây dựng tháp chng
cao 32 mét. Tháp được thiết kế hài hịa xen lẫn dấu ấn phương Đông và cả
phương Tây. Các hoa văn, họa tiết, côn sơn, cột, chỉ tường trên cột và mái đao
(góc mái ngói) là những chi tiết được cách điệu giữa hai bút pháp kiến trúc ÁÂu để chuyển thể từ kiến trúc truyền thống Công giáo sang kiến trúc Việt Nam
[8, tr.47]. Khi nhìn vào tháp chng ngoài khung tháp với đường nét thẳng
vươn cao chắc chắn theo kiểu nhà thờ Tây phương thì các phần góc mái hơi
cong lên tựa như kiến trúc của các ngôi chùa nhưng khơng hồn tồn giống
chùa. Sau năm 1975 các Cha xứ xây dựng thêm tường rào sắt xung quanh nhà
thờ để đảm bảo an toàn và phân chia tách bạch khuôn viên nhà thờ với trường
học kế bên. Nhà thờ tiếp tục được tu tạo lại với việc lắp đặt các tay vịn giúp
cho người già yếu hoặc người bệnh đi lễ được thuận tiện hơn.
Cung Thánh cũng được tu sửa lại vẫn giữ nguyên kiến trúc cung vòm
như cũ, thánh giá được thay mới lớn hơn. Nền Cung Thánh ốp gạch nung cháy
gam màu vàng nhạt trầm mặc giúp nổi bật lên hình tượng Chúa Giêsu bị đóng
đinh trên thập giá. Thánh giá cao 3,129 mét, tượng Chúa Giêsu cao 1,8 mét.
Bên dưới là một mặt dựng vòng cung hình chữ nhật (rộng 1,5 mét, dài 4,407
mét) cao 2,5 mét so với mặt thềm tam cấp. Chung quanh cung vòm viền gỗ

hương, hai bên cung vòm là hai bồn hoa. Phía sau tượng Đức Mẹ và Thánh
Giuse, xây thêm hai mặt dựng cao sát trần nhà thờ ốp gạch nung cháy như trên
Cung Thánh [8, tr.48].
Bên trên các khung cửa nhỏ đối xứng nhau được trang trí bởi những
hình ảnh của chúa Giê su và các thiên thần, hệ thống âm thanh, ánh sáng tương


21

đối hiện đại, toàn bộ bàn quỳ trong nhà thờ được bọc nệm đảm bảo tốt khi phục
vụ nhu cầu hành lễ của tín hữu. Bên ngồi tồn bộ sân nhà nhờ được tráng xi
măng, bố trí nhiều cây xanh tạo khơng gian thống mát và cảnh quan đẹp cho
các tín hữu và khách đến tham quan.
Xung quanh khu vực Thị Nghè khơng chỉ có riêng mình nhà thờ Thị
Nghè mà có rất nhiều địa điểm sinh hoạt tơn giáo để đáp ứng nhu cầu tâm linh
cho giáo dân, bà con tín đồ và mọi người sống chan hịa với nhau, tích cực tham
gia các hoạt động của đồn thể, các phong trào do chính quyền địa phương tổ
chức.
- Về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức tại giáo xứ rất đa dạng với nhiều khu, nhiều đoàn thể,
đơn vị.
“Hồi trước giáo xứ có 6 khu nhưng những năm gần đây thì phân
khu 5 đã tách riêng ra và hiện giờ phân khu này do phía nhà thờ Mactino
quản lý. Ngồi ra giáo xứ cịn có cả thảy 12 đồn thể, 7 ca đồn, 1 nhóm
bác ái, 8 đơn vị Senior và Junior của Legio Mariae”.
Ông Q (70 tuổi), Chủ tịch hội đồng giáo xứ, trích biên bản phỏng vấn số 1

Ngồi ra cịn lập ra Hội đồng giáo xứ đứng đầu là chủ tịch hội đồng cùng
các thư kí để phụ Linh mục chánh xứ lo các công việc chung, đôn đốc các công
việc liên quan đến xứ đạo, làm thủ quỹ, ghi chép sổ sách , dạy múa hát cho

thiếu nhi…Đây là một lợi thế mà Cha chánh xứ có thể phát triển các cơng việc
về Phụng vụ và xã hội đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thực tế trong đời sống tâm
tin của tín hữu, phục vụ mọi hoạt động của giáo xứ mang lại kết quả tốt đẹp
cho đời sống đạo cho tồn thể tín đồ.
Từ khi hình thành cho đến hiện tại giáo xứ Thị Nghè luôn tập trung xây
dựng cơ sở vật chất, sửa sang lại nhà thờ, nâng cấp hoặc mở rộng một số cơng
trình đã cũ để phục vụ nhu cầu đi lễ của các tín đồ. Song song với việc nâng


×