MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục đích của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM
1. Quá trình du nhập đạo Công giáo ở Việt Nam
2. Quá trình du nhập đạo Công giáo ở huyện Kim Sơn_ Ninh Bình.
3. Một số đặc điểm của đạo Công giáo ở Kim Sơn_Ninh Bình.
3.1. Kim Sơn- Phát Diệm là hai yếu tố Đời và Đạo
3.2. Đời sống của đồng bào công giáo Kim Sơn ngày càng được cải
thiện
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI DÂN KIM SƠN- NINH BÌNH
1. Đạo Công giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Kim
Sơn_Ninh Bình
1.1 Đạo Công giáo với giáo dục gia đình
1.2. Đạo Công giáo với quan niệm về từ thiện xã hội
2. Đạo Công giáo với sự du nhập kiến trúc nhà thờ Phát Diệm
1
2.1. Kiến trúc nhà thờ Phát Diệm là một trong những nét tiêu biểu của
đạo Công giáo
2.2. Công trình kiến trúc nhà thờ Phát Diệm là một chứng tích Đức
Tin của tiền nhân
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA
ĐẠO CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI DÂN
KIM SƠN-NINH BÌNH
1. Phát triển Ðảng trong đồng bào có đạo
2. Kết hợp công tác Đoàn thanh niên vùng Công giáo Kim Sơn
KẾT LUẬN
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo Công giáo dưới
góc độ khác nhau và theo nhiều quan điểm khác nhau ở trong cũng như ngoài
nước. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích bản chất, nguồn gốc, chức
năng của đạo Công giáo, nó đã tồn tại như thế nào trong lịch sử, và diện mạo, số
phận của nó trong tương lai sẽ ra sao?
2
Tuy nhiên, việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến đời sống
đạo đức của người dân Kim Sơn- Ninh Bình” là vấn đề còn mới mẻ.
3.
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến đời sống đạo đức của
người dân Kim Sơn- Ninh Bình” để có cách nhìn nhận đúng đắn về đạo Công
giáo, qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu trong việc phát huy tính tích cực và
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Công giáo trong đời sống đạo đức của
người dân Kim Sơn-Ninh Bình.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là: Đạo Công giáo ở huyện Kim SơnNinh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu của người nghiên cứu còn
hạn chế, trong tiểu luận chỉ đặc biệt chú trọng và đi sâu vào những ảnh hưởng
của Đạo Công giáo cụ thể là: những ảnh hưởng của Đạo Công giáo đối với sinh
hoạt tín ngưỡng của người dân Kim Sơn_Ninh Bình về giáo dục gia đình, quan
niệm về từ thiện xã hội, ảnh hưởng của kiến trúc nhà thờ Phát Diệm.
5.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những tư tưởng cơ bản về tôn giáo nói
chung và Đạo Công giáo nói riêng, các công trình nghiên cứu về tôn giáo của các
nhà khoa học ở trung ương và địa phương, các số liệu liên quan đến Đạo Công
giáo tại địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
3
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng tồn tại từ lâu trong lòng xã hội loài
người, đã trở thành một bộ phận cấu thành của đời sống xã hội. Trong
lịch sử đã từng có thời kỳ tôn giáo ngự trị đời sống xã hội, chi phối
cuộc sống conn người, gây ra những cuộc chiến tranh tôn giáo. Ngày
nay vẫn còn có nhiều vụ xung đột tôn giáo diễn ra trên thế giới. Tôn
giáo có thể liên kết con người, đồng thời có thể đẩy con người tới chỗ
kỳ thị lẫn nhau sâu sắc. Những thực tế nói trên cho thấy, tôn giáo là
một hiện tượng cực kỳ phức tạp và tế nhị, luôn là vấn đề bức xúc,
nhạy cảm và còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu ở Việt
Nam cũng như trên thế giới.
Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo, bên cạnh những tôn giáo nội
sinh, còn có những tôn giáo được du nhập cách đây mấy trăm năm
như đạo Công giáo. Đạo Công giáo với tính cách là hình thái ý thức xã
hội ra đời và phát triển từ hai nghìn năm nay. Là một tôn giáo thế giới,
nó đã có ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội,
4
tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, kinh tế, chính trị, quốc
phòng- an ninh của nhiều dân tộc, quốc gia. Trong một thời gian dài
nó là một trong những nền tảng chủ yếu của văn minh và xã hội
phương Tây. Đạo Công giáo đã từng được xem là bộ phận kiến trúc
thượng tầng của xã hội cũ, nhưng hiện nó vẫn có sức sống dai dẳng,
bộc lộ vai trò nhiều mặt đối với văn hóa, xã hội. Do hoàn cảnh lịch sử
để lại, trong số các tôn giáo lớn của Việt Nam, đạo Công giáo là tôn
giáo có số lượng tín đồ đông ( thứ hai sau Phật giáo).
Đạo Công giáo mang trong mình dấu ấn của nền văn minh
phương Tây. Khi truyền sang Việt Nam, đạo Công giáo đã đóng góp
vai trò là cầu nối chuyển tải những thành tố của văn minh phương Tây đến
văn hóa Việt Nam. Vì thế, đạo Công giáo có những đóng góp nhất định cho sự
phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, văn chương,
lối sống, giáo dục…Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước.
Đạo Công giáo Việt Nam hiện nay có nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt bình
thường của giáo dân. Do đó cần có sự hiểu biết sâu về đạo Công giáo, đặc biệt là
hiểu biết về đạo Công giáo tại địa phương. Nắm được ảnh hưởng của đạo Công
giáo đến đời sống đạo đức của người dân địa phương. Từ đó, có cái nhìn toàn
diện, khách quan về những mặt tích cực, hạn chế của đạo Công giáo với đời
sống đạo đức của người dân địa phương. Trên cơ sở đó có những giải pháp thiết
thực nhằm phát huy tác dụng tích cực, hạn chế những mặt ảnh hưởng tiêu cực
của nó đến đời sống đạo đức của người dân địa phương.
Chính vì lý do trên mà tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của
đạo Công giáo đến đời sống đạo đức của người dân Kim Sơn- Ninh Bình”.
5
Tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp trong quá trình nghiên cứu
như: từ trừu tượng đến cụ thể, lý luận gắn với thực tiễn…
6.
Kết cấu của đề tài
Tiểu luận gồm các phần: Mục lục, mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó,
phần nội dung bao gồm 3 chương là:
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI DÂN KIM SƠN- NINH BÌNH
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO CÔNG
GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI DÂN KIM SƠN-NINH
BÌNH
6
Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM
1. Quá trình du nhập đạo Công giáo ở Việt Nam.
Đạo công giáo Việt Nam được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như : Đạo
Kitô giáo Việt Nam, đạo Cơ Đốc Việt Nam, cơ đốc giáo Việt Nam, thiên chúa
giáo Việt Nam.
Thế kỷ XVI, phương thức tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở phương
Tây, tạo điều kiện cho đạo Công giáo truyền sang các nước phương Đông. Việt
Nam là nước có bờ biển dài nằm trên trục buôn bán đường biển giữa các nước
Châu Âu_ Ấn Độ_ Trung Quốc, vào thời điểm này lại đang có sự mất ổn định
chính trị do triều đại Trịnh, Nguyễn phân tranh nên đã tạo điều kiện thuận lợi
cho đạo công giáo xâm nhập.
Quá trình đạo công giáo truyền vào Việt Nam bắt đầu từ người Bồ Đào
Nha, rồi người Tây Ban Nha, cuối cùng là người Pháp. Hội thừa sai Pháp đã
hoàn thành sứ mệnh truyền đạo Công giáo ở Việt Nam và đó cũng là quá trình
tạo điều kiện cho thực dân Pháp vào Việt Nam.
Thế kỷ XV-XVI, giáo triều Va-Ti-Căng và các thế lực tư bản mới phát
triển như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha rất thèm khát thuộc địa. Năm 1456, giáo
hoàng Celixte II ra sắc chỉ thừa nhận đặc quyền thương mại của thực dân Bồ
Đào Nha ở phương Đông. Năm 1510, họ chiếm Ma Cao Trung Quốc và từ đây
7
người Bồ Đào Nha nhòm ngó Đông Dương. Ngay từ thập niên đầu của thế kỷ
XVI, các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo ở Việt Nam.
Từ năm 1533 đến năm 1614, các giáo sĩ của dòng Phan-xi-cô( Bồ Đào
Nha) và các giáo sĩ dòng Đa-minh( Tây Ban Nha) đến truyền giáo ở Việt Nam.
Các giáo sĩ này đi theo đường biển vào truyền giáo ở Việt Nam, tuy nhiên do
không thông thạo địa hình và ngôn ngữ nên ít có kết quả.
Từ năm 1615 đến năm 1665, giai đoạn này có giáo sĩ dòng Tên( Bồ Đào
Nha) từ Ma Cao ( Trung Quốc) vào Việt Nam. Các giáo sĩ này thạo tiếng việt,
cách truyền giảng khôn khéo nên công việc truyền giáo có kết quả, thu hút nhiều
người theo đạo. Cụ thể, trong khoảng 20 năm truyền giáo ở Nam Trung Bộ, họ
đã thu hút được khoảng 50.000 người theo đạo, đào tạo 40.000 tu sỹ để giúp cho
việc truyền đạo.
Chủ nghĩa tư bản không phát triển đồng đều đối với các nước. Từ đầu thế
kỷ XVII, chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển mạnh mẽ và trở thành “ đứa con gái
yêu của giáo hội”. Giáo hoàng Clê măng II đã bật đèn xanh cho phép các giáo sĩ
Pháp vào Việt Nam truyền đạo thay thế cho người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Năm 1645, công việc truyền giáo đang rất phát triển, bề trên của dòng Tên đã cử
giáo sỹ về Rôma chọn người xin Giáo hoàng phong giám mục đưa sang Việt
Nam để hỗ trợ cho công việc truyền giáo. Khi đó Alếch-xăng-đơ Đờ-rốt, giáo sỹ
của dòng Tên được giao nhiêm vụ này. Đờ-rốt là một người Pháp, luôn hướng
về quyền lợi của nước Pháp. Vì thế, ông đã đề cử hai người Pháp làm giám mục
ở Việt Nam là: Phơ- răng- xoa Pa- luy và Lăm- bét- đơ La-mốt. Hai người này
đã được Giáo hoàng phong làm giám mục, phục vụ việc truyền giáo ở Đông
Dương.
Năm 1659, hai địa phận là đàng trong và đàng ngoài được thành lập, dưới
quyền cai quản của hai giám mục, Phơ-răng-xoa Pa-luy phụ trách giáo hội đàng
ngoài, Lăm-bét-đơ La-mốt phụ trách đàng trong cùng kiêm luôn việc truyền đạo
8
ở Đông Dương. Cùng với việc đề cử hai giám mục người Pháp, Alếch-xăng-đơ
Đờ-rốt còn lập kế hoạch vận động vua Pháp và giới quý tộc Pháp đề nghị Giáo
hoàng cho thành lập “ Hội thừa sai truyền giáo Pari”, gọi tắt là “ Hội thừa sai
Pari”, ký hiệu MEP.
Năm 1664, MEP chính thức ra đời và được giáo hoàng giao nhiệm vụ
truyền đạo từ Việt Nam, Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Những việc làm trên
của Đờ-rốt dẫn đến mâu thuẫn giữa các giáo sỹ Thừa sai với các giáo sĩ dòng
Tên. Các giáo sĩ dòng Tên không thừa nhận sự cai quản của hai giám mục người
Pháp ở Việt Nam, không tiếp nhận thư Giáo hoàng giới thiệu hai người này và
họ làm đơn kiện lên Giáo hoàng. Nhưng lúc đó Pháp mạnh hơn Bồ Đào Nha nên
phần thắng thuộc về các giáo sỹ Thừa sai.
Năm 1868, Giáo hoàng ra sắc chỉ cho MEP độc quyền truyền giáo dưới tổ
chức và hỗ trợ của chính phủ Pháp. Tuy nhiên các giáo sĩ dòng Tên có trụ sở ở
Ma Cao vẫn thường xuyên ra vào Việt Nam hoạt động chống phá, cản trở sự
phát triển của tổ chức MEP. Vì thế cuối thế kỷ XVII, Giáo hoàng buộc phải ra
lệnh rút các giáo sĩ dòng Tên khỏi Đông Dương. Từ đây các giáo sĩ Hội thừa sai
thực sự độc quyền truyền giáo ở Đông Dương.
Xã hội Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII có rất nhiều xáo trộn. Các tập đoàn
Lê Trịnh ở đàng ngoài và Nguyễn ở đàng trong mải thôn tính lẫn nhau, cuộc nội
chiến Tây Sơn và sự phục hồi nhà Nguyễn làm cho kinh tế đất nước trì trệ, chính
trị hỗn độn, lòng người ly tán. Thực trạng đất nước như vậy đã tạo điều kiện cho
MEP phát triển.
Lúc đầu, việc truyền giáo không bị cấm đoán, thậm chí vua chúa người
Việt còn tạo điều kiện cho các giáo sỹ Công giáo truyền đạo để lợi dụng họ mua
vũ khí, giải quyết cuộc nội chiến Trịnh, Nguyễn. Vì thế MEP có điều kiện can
thiệp vào nội bộ triều đình nhà Nguyễn sâu hơn. Trong khi đó thực dân Pháp âm
mưu dùng tổ chức MEP, thông qua hoạt động truyền giáo để thực hiện xâm lược
9
Việt Nam. Chính vì thế, bên cạnh những hoạt động truyền giáo, rất nhiều giáo sĩ
hội Thừa sai có những hoạt động chính trị, phục vụ âm mưu xâm lược của Pháp
ở Việt Nam.
Chẳng hạn, năm 1669, giám mục đàng ngoài là Pa-luy đã viết thư cho bộ
trưởng hải quân Pháp, yêu cầu đem quân đánh chiếm vùng châu thổ sông Hồng.
Năm 1784 giám mục Pi-nhô-đờ-bê-hen(Pigneau de Behaine)- Bá Đa Lộc hay
còn gọi là Cha cả, là người can thiệp khá sâu vào nội bộ Việt Nam, với kế hoạch
giúp Nguyễn Ánh gây dựng lại cơ đồ, đưa Việt Nam vào vòng phụ thuộc Pháp.
Năm 1874 Bá Đa Lộc đã chi viện cho Nguyễn Ánh tàu chiến, súng và 1500 lính
Pháp. Bá Đa Lộc đã thay mặt Nguyễn Ánh ký với vua Lui XVI hiệp ước 1878.
Theo hiệp ước này, Nguyễn Ánh giao cửa Hàn và đảo Côn Lôn của Việt Nam
cho Pháp để đổi lấy 4 tàu chiến, 1650 lính thủy, lính bộ và súng ống.
Giám mục Nam kỳ Pellerin đã mở cuộc vận động trong chính giới Pháp
can thiệp vũ trang vào Việt Nam. Pellerin gợi ý cho quân đội Pháp chọn Đà
Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên. Ngày 1-9-1858, chính Pellerin đã có mặt cùng
với tướng Rigaull trên chiếc tàu của Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở màn
cho chiến tranh xâm lược của Pháp vào Việt Nam.
Hoạt động truyền giáo gắn liền với mục đích xâm lược của người Pháp đã
bị nhân dân Việt Nam chống lại, bị các sỹ phu phản ứng quyết liệt. Vua quan
nhà Nguyễn cho dù nhu nhược, ích kỷ, đã chịu ơn các giáo sỹ Thừa sai, song
trước nguy cơ tồn vong của dân tộc cũng không thể ngồi yên. Trong ba đời vua
nhà Nguyễn như: triều Minh Mạng, triều Thiệu Trị và triều Thiệu Đức đã có 14
sắc chỉ cấm đạo. Bên cạnh các hoạt động cấm đạo của triều đình, còn có phong
trào “Bình tây, sát tả” do các văn than, sĩ phu lãnh đạo, bắt đầu từ năm 1862 khi
nhà Nguyễn cắt 3 tỉnh miền Tây cho Pháp, kéo dài đến năm 1888.
Tóm lại, dù gặp khó khăn, nhiều khi phải đẫm máu, nhưng cộng đồng công
giáo Việt Nam cứ tăng dần. Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII là thời kỳ
10
truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Từ giữa thế kỷ XVII
trở đi là vai trò truyền giáo ngày càng tăng của các giáo sĩ người Pháp, đặc biệt
là từ khi Hội Thừa sai Pari ra đời.
Sau gần 400 năm truyền đạo, năm 1933, Vaticăng đã trao quyền tự quản
giáo hội cho người Việt Nam. Người đầu tiên được phong chức giám mục là
Nguyễn Bá Tòng. Từ 1933 đến 1954, giáo hội Công giáo Việt Nam bị chi phối
bởi chính sách chống cộng, thân đế quốc của Vaticăng. Họ cấm người Công
giáo tham gia kháng chiến chống Pháp. Tuy vậy, số đông đồng bào vẫn theo
đạo, vẫn ủng hộ kháng chiến, thực hiện tốt khẩu hiệu “ vừa kháng chiến vừa
kiến quốc”.
Về tổ chức, ngày 24-11-1960, Giáo hoàng Gioan XXIII đã ra sắc chỉ về
việc lập phẩm trật giáo hội tại Việt Nam. Với sắc chỉ này, các giáo hội công giáo
Việt Nam được thiết lập thành 3 giáo tỉnh: giáo tỉnh Hà Nội gồm tổng giáo mục
Hà Nội với nhà thờ chính tòa, hiệu thánh Giuse, cùng với các địa phận trực
thuộc; giáo tỉnh Huế gồm tổng giám mục Huế, với nhà thờ chính tòa, hiệu trái
tim cực sạch Đức mẹ cùng với các địa phận trực thuộc; giáo tỉnh Sài Gòn gồm
tổng giám mục Sài Gòn với nhà thờ chính tòa, hiệu Đức mẹ vô nhiễm nguyên
tội và các địa phận trực thuộc.
Ngày 24-2-1967, tòa thánh La Mã đã phê chuẩn thành lập hội đồng giám
mục Việt Nam, nhưng vì điều kiện chiến tranh và chia cắt đất nước nên hội đồng
giám mục chỉ thực thi ở miền Nam. Thành phần hội đồng giám mục gồm 14
giám mục chính tòa của 14 địa phận, 1 giám mục phụ tá dòng tu, 1 giám mục
phụ tá địa phận Sài Gòn.
Về cơ cấu, gồm 3 ủy ban phối hợp điều hành là: ban thường vụ, văn phòng,
các ủy ban. Nhiệm kỳ của hội đồng giám mục là 3 năm một nhiệm kỳ.
Từ 1875, sau khi thống nhất đất nước, giáo hội Công giáo Việt Nam hợp
thành một tổ chức thống nhất.
11
Năm 1980, hội đồng giám mục Việt nam được thành lập do Hồng y Trịnh
Văn Căn làm chủ tịch. Ba giáo tỉnh là Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh
được thành lập và hoạt động trong sự thống nhất cả nước. Tín đồ công giáo Việt
Nam đoàn kết cùng với tín đồ các tôn giáo khác, thực hiện chính sách đại đoàn
kết dân tộc của Đảng và nêu cao khẩu hiệu “ sống tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc
âm trong lòng dân tộc”.
2. Quá trình du nhập đạo Công giáo ở huyện Kim Sơn_ Ninh Bình.
Đầu thế kỷ XIX, Phát Diệm( thị trấn của Kim Sơn) chỉ là vùng đất bồi với
bùn lầy đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng, được triều đình Huế phái ra Bắc
với chức “ Dinh Điền Sứ” để khai phá những vùng đất mới. Ông lập ra huyện
Tiền Hải ( Thái Bình) và huyện Kim Sơn( Ninh Bình) nay là hai huyện trù phú,
xứng đáng với tên gọi là “ biển bạc”, “ núi vàng”.
Về mặt truyền giáo, theo như cha Alexandre de Rhodes ( quen gọi là Cha
Đắc Lộ) kể trong cuốn “ Lich sử vương quốc đàng ngoài”, Ngài tới Cửa Bạng
( Ba Làng, Thanh Hóa) ngày lễ thánh Giuse, 19-03-1627. Trên đường từ đó đi ra
kinh đô Thăng Long ( Hà Nội), Ngài đã giảng đạo ở Văn Nho gần cửa Thần Phù
( nay là xứ Hảo Nho thuộc giáo phận Phát Diệm). Như vậy có thể nói Phát Diệm
là một trong những mảnh đất đầu tiên ở miền Bắc mà hạt giống Tin Mừng đã
được gieo xuống và bám rễ.
250 năm sau, tức là vào cuối thế kỷ XIX, tại vùng Kim Sơn đã có khoảng
50.000 giáo dân. Năm 1865, Cha Phêrô Trần Lục, còn gọi là Cụ Sáu, được đặt
làm chính xứ Phát Diệm. Ngài chính tên là Trần Chiêm, sinh năm 1825 ở làng
Mỹ Quan huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Về mặt đạo, là họ Đạo Đức thuộc xứ
Kẻ Dừa ( nay thuộc giáo phận Thanh Hóa). Năm 1841 Ngài đi tu, theo học tại
Chủng viện Vĩnh Trị và Kẻ Non ( nay thuộc giáo phận Hà Nội). Ngài có trí
thông minh khác thường, thạo cả chữ Hán lẫn tiếng La-tinh, nên đã có thời làm
giáo sư Chủng viện Vĩnh Trị. Năm 1858, Ngài chịu chức Sáu ( chức phó tế).
12
Năm 1860, Ngài chịu chức linh mục. Năm 1863 được Bề Trên đặt trông coi mấy
xứ trong Thanh Hóa. Năm 1865 Ngài được đặt làm chính xứ Phát Diệm cho đến
khi qua đời ngày 6-7-1899.
Trong 34 năm làm chính xứ Phát Diệm, cụ Sáu đã lo giáo dục nhân bản
( qua những “ Ca vè Cụ Sáu” mà ngày nay một số cụ già còn thuộc) cũng như
đời sống đạo đức cho giáo dân. Đặc biệt với một cái nhìn rất rộng, cụ Sáu đã có
kế hoạch xây dựng khu nhà thờ Phát Diệm và tuần tự thực hiện từ năm 1875 đến
khi Cụ qua đời.
3. Một số đặc điểm của đạo Công giáo ở Kim Sơn_Ninh Bình.
3.1. Kim Sơn- Phát Diệm là hai yếu tố Đời và Đạo
Một đặc điểm của vùng kinh tế mới Kim Sơn là: Người ta thường quen gọi
là vùng “Kim Sơn - Phát Diệm” chứ ít khi tách bạch thành hai tên riêng rẽ, có
lẽ bởi không chỉ nói huyện Kim Sơn mà không nói tới giáo phận Phát Diệm, vì
là hai yếu tố Đời và Đạo. Hai yếu tố về một vùng đất Tân lập đã tác thành một
“Kim Sơn – Phát Diệm”. Vì cụ Nguyễn Công Trứ đã có công mở mang đất đai,
chia dân lập ấp, phát triển kinh tế, thì cụ Sáu Trần Lục còn lưu lại những tuyệt
tác nghệ thuật kiến trúc độc đáo Việt Nam. Cụ Sáu Trần Lục được gọi về chịu
chức Sáu chui vào đúng năm cụ Nguyễn Công Trứ từ trần (7/12/1858). Sau đó
vào năm 1865, cụ mới được chính thức bổ nhiệm về cai quản Phát Diệm. Như
đã ý thức được sứ mạng phải tiếp tục phát và triển công trình mà cụ Nguyễn để
lại, cụ Sáu Trần Lục đã đẩy mạnh sự phát triển này trên bình diện truyền giáo
nhiều hơn là kinh tế, vì cụ là một linh mục. Đức tin công giáo đã vạch cho cụ
những phương thức để hội nhập truyền thống văn hoá dân tộc và nho giáo vào
đời sống tín ngưỡng và mục vụ. Cụ Sáu đã có công lớn thực hiện không phải chỉ
một nhà thờ lẻ loi, mà là cả một quần thể gồm nhiều thánh đường mĩ thuật, nguy
nga, đồ sộ; nhiều hang núi tuyệt đẹp, là những công trình kiến trúc độc đáo mà
không nơi nào sánh được. Kim Sơn- Phát Diệm được như ngày nay, một phần
13
lớn là do công ơn của cụ Nguyễn Công Trứ, vị Doanh điền sứ, không những đã
tạo dựng cho cụ Sáu Trần Lục một vùng đất “dũng trí” sau này khi xây cất, mà
còn khởi động một truyền thống tốt đẹp làm nền tảng cho đức tin nảy nở và làm
mọc lên rất nhiều những ngôi thánh đường tráng lệ trong giáo phận Phát Diệm
ngày nay.
Chính nhờ vào truyền thống tôn giáo và tinh thần keo sơn ấy mà ông cha ta
đã kiến tạo một quê hương trù phú, sống cảnh thái bình bên luỹ tre xanh, không khí
trong lành của miền đồng nội, ngày ngày vang dội tiếng chuông giáo đường, nhắc
nhở mọi người trở về dưới bóng giáo đường sáng lễ, chiều kinh.
3.2. Đời sống của đồng bào công giáo Kim Sơn ngày càng được cải thiện
Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là vùng công giáo, số người theo đạo thiên
chúa chiếm khoảng hơn 80% số dân của huyện. Trong mấy năm gần đây, các cấp
ủy Ðảng và chính quyền ở tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách
nhằm khai thác thế mạnh địa phương trong việc phát triển ngành nghề, chăm lo
việc làm cho người lao động,
đời sống của đồng bào công
giáo Kim Sơn ngày càng được
cải thiện.
Làng nghề Chiếu cói Kim Sơn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Qua
hàng trăm năm quai đê lấn biển, Kim Sơn có những bãi sa bồi mênh mông, là xứ
14
sở của cây cói, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào để nghề chế tác sản phẩm cói
không ngừng phát triển.
Những năm gần đây, kinh tế thị trường phát triển, đời sống không ngừng
được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân
dân cũng gia tăng, trong đó có nhu cầu về các sản phẩm bằng cói. Chính vì thế,
nghề chế tác sản phẩm cói đã đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng đáng kể cho
nhân dân địa phương.
Công giáo đến Kim Sơn (Ninh Bình) từ rất sớm (1865) và địa phận Phát
Diệm nổi tiếng thành lập từ năm 1901. Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó chủ tịch
UBND huyện cho biết: "Về du lịch, Kim Sơn chẳng có gì, ngoài nhà thờ đá Phát
Diệm". Mỗi năm Kim Sơn đón hàng nghìn khách đến tham quan. Tính bài toán
kinh tế, nếu bán vé tham quan, chắc chắn cũng thu được khá nhiều tiền. Nhưng
Kim Sơn không làm thế, những người lãnh đạo ở đây cho rằng: "Tuy thu hút đông
khách đến nhưng nhà thờ đá Phát Diệm có ý nghĩa tinh thần quan trọng đối với
người Công giáo, vì thế không thể đặt vấn đề lợi ích kinh tế ở đây được". Để tạo ra
được 1.000 tỉ đồng mỗi năm (năm 2004, tổng giá trị sản xuất của Kim Sơn đạt
1.070 tỉ đồng), Kim Sơn đã phải tìm mọi cách để phát triển các ngành nghề thủ
công, sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế phát triển đồng nghĩa với đời sống của người dân được nâng lên.
Linh mục Nguyễn Hồng Phúc - Chánh xứ Phát Diệm chia sẻ : "Những năm gần
đây, con em Công giáo được học hành ngày một cao. Chúng tôi đã được lập quỹ
khuyến học 6 triệu đồng/tháng cho khoảng 70 học sinh, chúng tôi sẽ tiếp tục cấp
học bổng cho 150 em, ngoài ra chúng tôi cùng chính quyền giúp đỡ lương thực
quanh năm cho người già cả, những người không nơi nương tựa. Làm được điều đó
15
là nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền". Năm 2004, huyện Kim Sơn đã hỗ trợ, xây
dựng được 97 ngôi nhà đại đoàn kết cho các gia đình Công giáo.
Đề cập đến mối quan hệ giữa chính quyền với nhà thờ, linh mục Phúc thẳng
thắn nhận xét: "Năm 2004, Kim Sơn có 5 người được phong linh mục. Không biết
chỗ khác như thế nào, chứ ở đây quan hệ giữa chúng tôi với chính quyền rất tốt.
Tất nhiên có chỗ này, chỗ kia nhưng theo tôi nếu từ đó mà khẳng định trên diện
rộng thì không đúng. Chúng ta phải nhìn nhận ở góc độ lớn hơn, ở cấp độ quốc gia,
quốc tế".
Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC
CỦA NGƯỜI DÂN KIM SƠNNINH BÌNH
1. Đạo Công giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Kim
Sơn_Ninh Bình
1.1 Đạo Công giáo với giáo dục gia đình
Gia đình là nền tảng của xã hội, quốc gia. Để xây dựng một xã hội văn
minh, phát triển hùng mạnh cần xây dựng yếu tố cấu thành nên nó là gia đình.
Đạo công giáo có những đóng góp nhất định trên nhiều phương diện trong
việc giáo dục nếp sống gia đình của người dân Kim Sơn- Ninh Bình.
Công giáo giáo dục về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình. Trong đạo
Công giáo, vợ chồng mỗi người theo bổn phận của mình phải sống chứng nhân
cho tình yêu, qua việc làm phép trong nhà thờ, bằng bí tích của hôn phối, người
chồng hợp nhất với người vợ trong một giao ước tình yêu. Trong quan hệ vợ
chồng, người chồng phải là chứng nhân của một tình yêu không vị kỷ, phải quên
mình hy sinh cho vợ như chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá cho giáo hội.
Người chồng tốt không ghen ghét, chửi rủa những điều xấu xa hoặc để cho cha
16
mẹ mình làm khổ vợ. Người chồng phải chịu khó làm lụng, không chơi bời, du
đãng, phải lo liệu cho vợ giữ đạo, đó là các phép tắc đọc kinh, xem tội, chịu lễ
chính đáng. Bên cạnh đó, người vợ phải dịu hiền, sống hợp nhất với chồng, phải
là người mẹ gương mẫu, cùng chồng nuôi nấng, giáo dục con cái. Vợ phải biết
kính nể chồng, chăm sóc nhà cửa và làm việc cho xứng bậc mình.
Công giáo giáo dục về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ trong gia đình.
Đạo Công giáo quy định: “ Con cái phải thảo kính với cha mẹ”. Thảo kính cha
mẹ từ trong ý nghĩ tới việc làm cụ thể. Đối với cha me, con cái phải nhân đức
yêu thương, nhân đức thảo kính, yêu mến, vâng lời, phụng dưỡng để đền đáp
công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Thảo kính cha mẹ trong cả
trường hợp đặc biệt khi cha mẹ lâm nạn, ốm đau. Khi cha mẹ qua đời, con cái
phải chu toàn hai việc phần xác và phần hồn. Về phía cha mẹ, phải có nghĩa vụ
thương yêu con cái, nuôi nấng con cái, dạy dỗ các con biết các lẽ cần trong đạo,
dạy cách làm ăn, lo liệu cho con ở bậc nào cho vừa thánh ý Đức chúa trời.
Những quy định nêu trên của đạo Công giáo đối với giáo dân thực sự có ý
nghĩa, nhất là trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường như hiện nay. Gia
đình đạo Công giáo ở Kim Sơn- Ninh Bình hiện nay là một biểu hiện nhỏ cho bộ
mặt gia đình Công giáo ở Việt Nam nói chung. Nhìn chung các gia đình có lối
sống đạo đức tốt đẹp, phù hợp với tôn chỉ mà đạo đề ra. Song, bên cạnh đó vẫn
còn tồn tại những điểm hạn chế trong các gia đình. Chẳng hạn như, cha mẹ mải
miết với công việc làm giàu, không quan tâm tới con cái,nhiều gia đình vì thế
mà con cái hư hỏng, và ngược lại con cái khi trưởng thành, mải miết với sự
nghiệp mà quên đi nghĩa vụ của mình với cha mẹ. Hay có nhiều cặp vợ chồng
còn cãi vã nhau, dẫn đến gia đình không hạnh phúc.
1.2. Đạo Công giáo với quan niệm về từ thiện xã hội
Trên cơ sở của đức bác ái và là biểu hiện sinh động của đức ái trong thực
tiễn đời sống, hoạt động từ thiện nhân đạo của Công giáo không chỉ là tôn chỉ
17
đời sống đạo của nhiều dòng tu, hội đoàn, mà nó còn là một nét đẹp đạo đức,
một hạt nhân tích cực trong giáo lý của tôn giáo.
Có thể khẳng định, ngay từ sơ khai, Công giáo đã đề cao hoạt động từ thiện
xã hội. Hoạt động từ thiện xã hội của Công giáo dựa trên cơ sở Thánh Kinh và
Thần học Công giáo về lòng bác ái.
Kinh thánh đặc biệt nhấn mạnh và khuyến khích tín đồ làm việc thiện, cứu
giúp người nghèo khổ bệnh tật trên cơ sở đề cao tình yêu thương, bác ái. Đức ái
Kitô giáo có nội hàm rất rộng, không chỉ là tình yêu thương giữa con người với
Thiên Chúa và giữa con người với nhau, mà nó còn bao gồm cả tình yêu bản
thân và tình yêu thiên nhiên. Nhưng trên tất cả là tình yêu Thiên Chúa và tình
yêu tha nhân “ mến Chúa yêu người”. 10 điều răn của Chúa nhằm quy định và
điều chỉnh hành vi của tín đồ cũng chỉ quy về mục đích đòi hỏi tín đồ phải coi sự
kính yêu Đức Chúa trời là tình cảm thiêng liêng nhất và tiếp theo phải yêu quý
người khác như chính bản thân mình. Đức Chúa Giêsu không chỉ yêu thương
con người, mà còn khuyên con người phải noi gương Người, yêu thương người
khác “ Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” và “ An em hãy yêu
thương nhau như Thày đã yêu thương anh em”. Không chỉ có vậy, Kitô giáo còn
đòi hỏi con người yêu thương cả kẻ thù của mình “ Hãy yêu kẻ thù và cầu
nguyện cho kẻ thù ngược đãi anh em”.
Tình yêu và lòng bác ái trong quan niệm của Kitô giáo là tình yêu vô tư,
chân thành, hoàn toàn mang tính chất phục vụ nhân loại. “Mến Chúa, yêu
người” đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo lý Kitô giáo, nhưng cao hơn
nữa Kitô giáo đòi hỏi tình yêu mến ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ
thể: “ Hỡi các con nhỏ, ta đừng yêu nhau bằng đầu môi chót lưỡi mà hãy yêu
nhau bằng việc làm và bằng sự thật”. Kinh thánh cho rằng, trong mọi hành động
của con người thì hành động từ thiện, bác ái xã hội được coi trọng hơn cả lễ tế.
Nếu chỉ quan tâm đến các nghi lễ tôn giáo mà quên chia sẻ tình yêu bác ái một
18
cách cụ thể với người xung quanh mình, thì những tế lễ ấy không có giá trị gì.
Làm điều thiện, giúp đỡ mọi người là một cách sống động thể hiện Đức Tin
Công giáo, biến đức tin đó trở thành hiện thực. Tín đồ Công giáo không chỉ
thuộc lòng những điều Thiên Chúa răn dạy về đức ái như: yêu thương Thiên
Chúa, yêu thương bản thân, yêu thương thiên nhiên và yêu thương người khác,
mà trước hết họ phải nhiệt tâm thể hiện lòng yêu thương ấy bằng việc “ cho kẻ
đói ăn, cho kẻ khát uống”, cứu giúp những con người bất hạnh.
Những việc làm từ thiện, bố thí của Chúa Giêsu rất đa dạng và phong phú,
từ việc cứu chữa cho người bệnh tật, đến việc thương xót dân chúng lầm than,
hay việc cứu vớt linh hồn những kẻ tội lỗi..v..v.
Đức tin ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động bác ái của tín đồ Công giáo.
Hành động yêu thương, giúp đỡ người khác chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu nó
được xây dựng trên nền tảng đức tin sâu sắc. Nhờ có đức tin vào Thiên Chúa Ba
ngôi, mà tín đồ Công giáo tích cực biến tình yêu của mình thành hành động cứu
giúp người nghèo khổ, bất hạnh. Các tu sĩ không quản ngại khó khăn, vất vả, sẵn
sàng hy sinh cả cuộc đời mình để giúp đỡ các bệnh nhân mắc các bệnh hiểm
nghèo như HIV/AIDS, phong cùi mà đến ngay cả người thân trong gia đình
cũng xa lánh, hắt hủi, chỉ vì họ có đức tin sâu sắc rằng họ đang làm những việc
thiên đó cho chính Đức Chúa của họ. Đức Tin đã thúc đẩy tín đồ Công giáo tích
cực dấn thân phục vụ, thần thánh hóa các hoạt động từ thiện, do đó nâng cao
hiệu quả và quy mô của hoạt động này hơn rất nhiều.
Qua việc thương yêu giúp đỡ người khác, tín đồ Công giáo không chỉ tự
củng cố được Đức Tin của mình và tình yêu của mình đối với Thiên Chúa, mà
còn giúp cho những người nghèo khổ tin vào Chúa, đến với Chúa. Những người
nghèo khổ cảm nhận được tình yêu thương của Chúa qua hành động giúp đỡ của
các tín đồ. Đây là một trong những phương cách truyền đạo hữu hiệu của Giáo
hội Công giáo, loan báo Tin Mừng đến những người nghèo khổ, qua việc giúp
19
đỡ họ để họ tin theo Chúa nhằm “ mở mang nước Chúa”. Vì vậy khi tín đồ Công
giáo thực thi hoạt động từ thiện xã hội chính là họ đang tiến hành truyền giáo,
thông qua hoạt động từ thiện để tranh thủ thiện cảm và dấy lên lòng tin yêu vào
Đức Chúa và tôn giáo mà họ tôn thờ trong lòng những người chưa có Đức Tin
vào tôn giáo này.
2. Đạo Công giáo với sự du nhập kiến trúc nhà thờ Phát Diệm
2.1. Kiến trúc nhà thờ Phát Diệm là một trong những nét tiêu biểu của
đạo Công giáo
Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc nghệ thuật kiểu phương
Đông nổi tiếng không những trong nước mà cả ngoài nước. Đó là công trình
kiến trúc tiêu biểu thể hiện sự kết hợp yếu tố dân gian truyền thống vào kiến trúc
nhà thờ Công giáo ở Việt Nam. Quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm đã được
Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng di tích Lịch
sử-văn hóa( Quyết định số 28 VH/QĐ ngày 18-1-1988).
Nhà thờ Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp được xây dựng vào cuối
thế kỷ XIX trên vùng đất mới khai phá Kim Sơn-Ninh Bình. Linh mục Phêrô
Trần Lục( thường được gọi là Cụ Sáu) đã chỉ huy việc xây dựng quần thể Thánh
đường này. Nhà thờ Phát Diệm là một công trình lớn trong các nhà thờ Công
giáo ở Việt Nam, có nhiều giá trị về mặt kiến trúc và đặc điểm nổi bật của nó là
mang đậm dấu ấn kiến trúc dân tộc, thể hiện rõ nét tâm thức Việt Nam.
20
Kiến trúc nhà thờ Phát Diệm
Khu quần thể kiến trúc được kiến tạo theo trục chính Bắc –Nam, mặt tiền
nhìn về phía Nam, là hướng được ưa chuộng của các công trình đình, chùa,
miếu, mạo. Theo quan niệm của người phương Đông, “thánh nhân nam đệ nhi
thỉnh thiên hạ”, có nghĩa là thánh nhân ngoảnh mặt về hướng Nam nghe thiên hạ
tâu bầy.
Khu tòa địa phận có 4 cửa: 2 cửa phía đông, hai cửa phía tây. Cửa phía
đông thường xuyên mở mở vì theo quan niệm xưa, hướng đông là nơi hội tụ
thần linh, vì vậy người đi vào Nhà thờ thường đi theo hướng đông ( điều này rất
ít gặp ở những nhà thờ theo kiến trúc phương tây)
Trước khu quần thể là một hòn đảo nhỏ hình vuông trong một hồ hình chữ
nhật chừng một hecta, dân ở đây gọi là Ao Hồ. Trên hòn đảo có tượng Chúa
Giêsu đặt trên bệ, tượng bằng xi măng cao 3m, đã được đắp vào quãng năm
1925, còn Ao Hồ là do cụ Sáu cho đào, trước tiên là để lấy đất đắp cao khu nhà
thờ, và cũng để phong cảnh thêm hữu tình. Trước có “thủy” (Ao Hồ), sau có
“sơn” ( Ba hang đá).
21
Các nhà thờ trong khu quần thể này như nhà thờ Thánh Giuse, nhà thờ
Thánh Phêrô, kiến trúc tập trung vào mặt tiền với ba lối vào vòm cuốn, xây theo
kiểu tam quan với ba tầng lầu, càng lên tầng lầu trên cửa càng thu nhỏ, mái cong
lợp ngói mũi hài. Nếu bên trên không gắn cây thập tự thì người ta sẽ nghĩ đây là
một ngôi tháp cổ hay một mái tam quan của đình chùa thường gặp trong các
làng quê Việt Nam.
Toàn thể khu thánh đường bao gồm: ba hang đá nhân tạo, năm ngôi nhà
nguyện nhỏ, trong số đó có một ngôi làm toàn bằng đá, với nhà thờ lớn và tháp
chuông, quen gọi là Phương Đình.
Trước tiên là Phương Đình. Phương Đình được hoàn thành năm 1899, là
công trình sau cùng của cụ Sáu và là kiệt tác trong toàn bộ khu này. Đứng ở sân
rộng phía nam, có cảm tưởng một cái gì đồ sộ, vững chắc, đồng thời hoàn hảo
về mặt nghệ thuật kiến trúc. Từ năm 1991, trong sân có đặt tượng hai vị thánh
quan thày giáo phận Phát Diệm: Thánh Phêrô ( phía tây) và Thánh Phaolô ( phía
đông). Phương Đình có nghĩa là “ nhà vuông”, hình dáng như cái đình làng rộng
22
lớn mà trống trải. Kích thước: chiều ngang 21m, sâu 17m, cao 25m, có 3 tầng.
Tầng dưới lớn nhất, xây toàn bằng đá xanh vuông vắn, chia thành 3 lòng, trong
mỗi lòng có một sập đá. Cũng đáng để ý những chấn song đá hình cây trúc. Trên
các vách ngoài của tầng dưới có những phù điêu tạc sự tích Chúa Giêsu, từ khi
Chúa vào thành Giêrusalem đến khi Chúa lên trời. Ở mặt chính phía nam có
khắc bốn đại tự “ Thánh Cung Bảo Tòa”, nghĩa là “ tòa quý của thân thể
Thánh”, còn mặt phía bắc mang những chữ latinh “Capella in Coena Domini”,
nghĩa là “ nhà nguyện trong tiệc ly của Chúa”. Những chữ khắc đó nhắc cho ta
nhớ rằng ngày xưa Phương Đình dùng làm tòa đặt
Trên tầng giữa, cũng bằng đá, ở đây đặt một trống cái, chỉ dùng các ngày
Chúa nhật và lễ lớn cùng với chuông. Ở bốn góc tầng này là bốn tháp nhỏ có
mái cong, trên đỉnh là tượng bốn vị Thánh chép sách Tin Mừng. Tầng trên cùng,
bằng đá, có mái, nơi đặt quả chuông Nam cao 1,9m, đường kính 1,1m, nặng gần
2 tấn. Trên bốn mặt ngoài có khắc chữ Dần tạo” (làm năm Canh dần, thời vua
Thành Thái) và “ Phát Diệm xứ công vật”(vật chung của xứ Phát Diệm). Hơn
100 năm nay, sáng chiều chuông vẫn ngân vang, âm thanh vọng đi xa 10km,
nhắc nhở người tín hữu nâng tâm hồn lên cầu nguyện với Chúa.
Với lối kiến trúc tam bậc, tam cấp, chồng mái, đầu dốc uốn cong vút, lợp
ngói mũi hài, tòa Phương Đình đem lại cho người ta một ấn tượng mạnh mẽ về
một phong cách Á Đông. Tín đồ Công giáo đến nhà thờ thực hành lễ có cảm
giác như đến với đình, chùa vốn thân quen và ăn sâu vào tiềm thức của người
Việt.
23
Sau Phương Đình là sân nhỏ phía bắc, tường hai bên là những trấn song
tiện bằng đá. Tại đây có lăng Cụ Sáu, Cụ qua đời năm 1899, có tới 40.000 giáo
dân dự thánh lễ an táng, sau đó Cụ được mai táng ở đây, trong ngôi mộ đá bé
nhỏ khiêm tốn nhưng ở vị trí tuyệt đẹp, ngay trung tâm công trình kiến trúc của
Cụ.
Nếu như đứng trước Phương Đình ta thấy đồ sộ, oai nghiêm thì đứng trước
Nhà Thờ Lớn, Ta chiêm ngưỡng một cái gì vừa mỹ lệ, tinh xảo, vừa thanh thoát,
lôi cuốn.
Nhà Thờ Lớn (hay còn gọi là nhà thờ Kính Đức Mẹ Mân Côi). Đây là ngôi
nhà thờ lớn nhất và có lối kiến trúc dân tộc được thể hiện rõ nét nhất. Mặt tiền
của nhà thờ có 5 lối ra vào bằng đá, đá của 5 lối vào được chạm khắc rất tinh vi.
Đặc biệt trên lối chính giữa là một phiến đá dài 4,2m, cao 1,5m, dày 0,7m, chạm
một bụi hoa Mân Côi từ giữa tỏa ra, trên các nhánh có 17 vị thiên thần. Phía trên
là ba tháp vuông bằng ghạch, đầu đao, mái cong, lợp ngói mũi hài. Trên đỉnh
tháp ở giữa có tượng hai thiên thần cầm Thánh giá, hai bên là hai thiên thần
khác thổi loa, bên dưới có khắc 4 chữ Hán “ Thẩm phán tiền triệu”( điềm báo
24
trước ngày phán xét). Điều đáng nói là các thiên thần này đều mang gương mặt
người Á Đông, hai tai dài, dái tai chảy như tai Phật.
Từ ngoài nhà thờ bước vào trong có bầu không khí trầm mặc, thuận tiện
cho việc hồi tâm cầu nguyện. Đáng chú ý là hai hàng cột lớn ở giữa dẫn đến các
bức gỗ chạm ở sau bàn thờ, chói lọi vàng son. Nhà thờ chia làm chín gian với
sáu hàng cột gỗ lim, tổng cộng là 52 cột đỡ lấy bốn mái. 16 cây cột ở giữa chu vi
2,6m, cao 11m, nặng 7 tấn, phía trong các cột này đều có chữ Latinh khắc chìm
“ Pax Domini” (Bình an của Chúa). Điêu khắc gỗ ở xà kèo các gian dưới có
đường nét khỏe khoắn, ở gian trên thì tinh vi.
25