Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm văn hóa thể thao và học tập cộng đồng xã mỹ quý tây, huyện đức huệ, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 107 trang )

1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................ 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu........................................................................................ 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu ........................................................................ 7
7. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................................. 8
8. Bố cục luận văn..................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................................ 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................... 10
1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 10
1.1.1. Văn hóa và Quản lý văn hóa ..................................................................... 10
1.1.2. Thiết chế văn hóa, Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng........... 14
1.2. Tổng quan xã Mỹ Quý Tây ........................................................................... 20
1.2.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................... 20
1.2.2. Đặc điểm kinh tế và dân cư ....................................................................... 21
1.2.3. Đặc điểm văn hóa...................................................................................... 23
1.3. Tổng quan về Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng Mỹ Quý
Tây ........................................................................................................................ 25
1.3.1. Quá trình hình thành ................................................................................. 25
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................. 26
1.3.3. Vai trò Trung tâm trong đời sống văn hóa của cộng đồng....................... 27
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 28


2


CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................ 30
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA ................................ 30
THỂ THAO VÀ HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG XÃ MỸ QUÝ TÂY.................................. 30
2.1. Khảo sát những điều kiện hoạt động Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập
cộng đồng xã Mỹ Quý Tây................................................................................... 30
2.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị..................................................................... 30
2.1.2. Bộ máy tổ chức .......................................................................................... 34
2.1.3. Kinh phí hoạt động .................................................................................... 38
2.2. Nội dung hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng
xã Mỹ Quý Tây .................................................................................................... 42
2.3. Những vấn đề rút ra từ hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao và Học
tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây............................................................................. 51
2.3.1. Về quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất ....................................... 51
2.3.2. Về việc sử dụng nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn ......................... 53
2.3.3. Về việc đầu tư và sử dụng kinh phí cho hoạt động ................................... 57
2.4. Về việc xây dựng nội dung và hình thức hoạt động ..................................... 59
2.5. Đánh giá hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng
xã Mỹ Quý Tây .................................................................................................... 64
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 69
CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................ 71
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO ............................................................................ 71
VÀ HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG XÃ MỸ QUÝ TÂY......................................................... 71
3.1. So sánh hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã
Mỹ Quý Tây với một vài Trung tâm trên địa bàn huyện Đức Huệ ..................... 71
3.1.1. Những điểm tương đồng ............................................................................ 71


3


3.1.2. Những điểm khác biệt................................................................................ 72
3.2. Định hƣớng phát triển của Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng
đồng xã Mỹ Quý Tây ........................................................................................... 78
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao và
Học tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây ..................................................................... 80
3.4. Khuyến nghị, đề xuất .................................................................................... 86
3.4.1. Đối với Sở Văn hóa-Thể thao và Du Lịch ................................................. 86
3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyệnvà các cơ quan chuyên môn ................... 87
3.4.4. Đối với Ủy ban nhân dân xã Mỹ Quý Tây ................................................ 90
3.4.5. Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng ................................. 90
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................................... 91
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 96
PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 104


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam từ năm 1987, hệ thống thiết chế văn hóa từ trung ƣơng đến
cấp huyện cơ bản đã hoàn thiện. Với mục đích lấy huyện làm đơn vị trung tâm
để lan tỏa ánh sáng văn hóa xã hội chủ nghĩa xuống các đơn vị cơ sở nhƣ: cơ
quan, xã, phƣờng, thị trấn, nơng trƣờng, lâm trƣờng, hợp tác xã,… có thể nói
trong giai đoạn này, các thiết chế văn hóa do nhà nƣớc xây dựng đã đạt những
thành tựu nhất định trong việc thực hiện đƣợc nhiệm vụ chính trị của địa
phƣơng, đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của nhân dân. Đến
năm 1997, với chủ trƣơng đƣa văn hóa về cơ sở; xem cơ sở là nơi thực hiện và
phản ánh sự đúng đắn, khoa học của các chủ trƣơng, chính sách về kinh tế - xã
hội nên hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc đã nổ lực để xây dựng, dần

hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung và hình thức hoạt động của thiết chế
văn hóa cơ sở.
Hiện nay, Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng đƣợc xem là
thiết chế văn hóa quan trọng trong số các thiết chế văn hóa ở xã - phƣờng. Thiết
chế này đƣợc xây dựng trên cơ sở kết hợp hai dạng thức hoạt động là văn hóa và
giáo dục thƣờng xuyên. Nếu nhƣ, Trung tâm văn hóa, thể thao thực hiện nhiệm
vụ tuyên truyền các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc
đối với các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội; tổ chức các hoạt
động văn hóa - nghệ thuật, thể thao thì Trung tâm học tập cộng đồng là nơi phổ
biến kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tập huấn chuyển
giao khoa học kỹ thuật. Nhƣ vậy, q trình hoạt động của Trung tâm Văn hóa,
Thể thao và Học tập cộng đồng cịn là q trình trao đổi văn hóa, giao lƣu giữa


2

các thiết chế văn hóa với nhau, cung cấp những thơng tin mới, đáp ứng nhu cầu
giải trí và chuyển tải đến nhân dân bằng các hoạt động cụ thể: tuyên truyền cổ
động, văn nghệ quần chúng, sinh hoạt câu lạc bộ, đội nhóm, các lớp học kỹ năng
trong sinh hoạt và sản xuất…Nếu tất cả những Trung tâm Văn hóa, Thể thao và
Học tập cộng đồng ở cơ sở đều thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ nhƣ trên
thì đời sống văn hóa cộng đồng sẽ ngày một nâng cao, đồng thời đóng góp to lớn
vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng.
Để tập trung và đi sâu nghiên cứu thiết chế văn hóa cơ sở này học viên đã
chọn địa bàn nghiên cứu là xã Mỹ Quý Tây, 1 trong 11 xã - thị trấn và là xã biên
giới của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Đây là một xã thuần nông nghiệp đang
trong q trình chuyển mình để thốt khỏi khó khăn từng bƣớc cải thiện bộ mặt
nông thôn. Song song việc chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tƣ kết cấu
hạ tầng, cải thiện an sinh xã hội thì Đảng ủy và chính quyền địa phƣơng đã đầu
tƣ quan tâm đặc biệt đối với thiết chế văn hóa trên địa bàn cụ thể là Trung tâm

Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng của xã (gọi tắt là Trung tâm).
Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây và các
Trung tâm còn lại trên địa bàn huyện điều có mẫu số chung về: nhân sự, nội
dung hoạt động, nguồn kinh phí và kiểu mẫu cơ sở vật chất và trang thiết bị. Tuy
nhiên đặc thù riêng nổi bật của Trung tâm xã Mỹ Quý Tây so với phần còn lại
thể hiện ở các mặt nhƣ sau: cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào hoạt
động đầu tiên trên địa bàn huyện đây là cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm để phát
huy ƣu điểm và hạn chế khuyết điểm của các Trung tâm sau này. Mỹ Quý Tây
có diện tích rộng, dân số đơng; là xã giáp biên giới nên q trình giao lƣu văn
hóa với Campuchia diễn ra thƣờng xun. Thực tế đó địi hỏi phải xác định vị
thế đặc biệt của Trung tâm trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ đồng


3

thời khơng ngừng nâng cao chất lƣợng nội dung, hình thức hoạt động để đáp ứng
đƣợc nhu cầu hƣởng thụ văn hóa ngày càng cao của ngƣời dân xã Mỹ Quý Tây.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức và quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa thể
thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây cũng gặp rất nhiều khó khăn về kinh
phí, cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên môn theo xu hƣớng chung của hệ thống
thiết chế văn hóa cơ sở. Mặt khác, việc mở cửa giao lƣu và hội nhập kinh tế văn hóa của Việt Nam đã tác động rất lớn đến chính sách phát triển văn hóa, đến
phƣơng thức tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa ở các thiết chế văn hóa do
nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng. Những sự tác động và ảnh hƣởng nói trên tập trung rõ
nét ở Mỹ Q Tây, một xã có yếu tố địa chính trị, địa văn hóa đặc biệt so với các
đơn vị cơ sở khác trên địa bàn tỉnh Long An. Chính vì vậy, để làm rõ vai trị,
chức năng cũng nhƣ vị thế của thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại
ngƣời viết chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm
Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh
Long An” làm luận văn Thạc sĩ chun ngành Quản lý văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung
tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Q Tây. Chính vì vậy, việc
khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sơ vật chất, kinh phí, nội dung hoạt động và đội
ngũ điều hành, từ đó tìm ra các giải pháp, những kiến nghị là các mục tiêu chính
của đề tài này.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu hoạt động của các thiết chế văn hóa nói chung và các
dạng thức biểu hiện nói riêng, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động, thu hút ngƣời dân đến tham gia các sinh hoạt vui chơi giải trí…là
đề tài thu hút nghiên cứu của nhiều tác giả, cụ thể nhƣ sau:


4

Năm 1985, Cục văn hóa quần chúng đã cho xuất bản Hoạt động nghiệp vụ
trong Nhà văn hóa. Cuốn sách là tập hợp bài viết của nhiều tác giả, mỗi tác giả
phụ trách một mảng trong hoạt động của Nhà văn hóa bao gồm: cơng tác thƣ
viện, hoạt động âm nhạc, cơng tác quản lý Nhà văn hóa, câu lạc bộ, tổ chức
trƣng bày văn vật trong Nhà văn hóa, hoạt động sân khấu trong Nhà văn hóa.
Trần Độ (1986) Nhà văn hóa: mấy vấn đề lý luận về xây dựng và hoạt
động. Cuốn sách gồm 7 chƣơng, trình bày những vấn đề liên quan đến Nhà văn
hóa nhƣ: cơ sở vật chất, nội dung hoạt động, bộ máy nhân sự, kinh phí hoạt
động. Mỗi vấn đề đƣợc tác giả vừa trình bày lý luận vừa kết hợp với vận dụng
thực tiễn chứng minh.
Nguyễn Văn Bính (1997) - Phương pháp tổ chức hoạt động ở cung văn
hóa lao động Nhà văn hóa lao động trong giai đoạn hiện nay. Đề tài nêu ra khái
niệm về cung văn hóa lao động, Nhà văn hóa. Chỉ ra thực trạng hoạt động của 04
cơ quan: Cung văn hóa Lao động, Nhà văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xơ; Nhà
văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh; Cung văn hóa Lao động hữu nghị
Việt Tiệp. Đồng thời, đề ra các phƣơng pháp quản lý về: sử dụng thời gian rỗi,

quản lý công tác nghiệp vụ, quản lý kinh tế, các mơ hình nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động cho 04 đơn vị trên.
Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy (2002) - Đại cương
cơng tác Nhà văn hóa. Sách đƣợc trình bày thành 03 chƣơng: chƣơng I (Nhà văn
hóa – một thiết chế Trung tâm của cơng tác Văn hóa quần chúng), chƣơng II (Cơ
sở lý luận về công tác nhà văn hóa và xây dựng nhà văn hóa), chƣơng 3 (hệ
phƣơng pháp cơng tác nhà văn hóa). Cơng trình chỉ ra những đặc điểm cơ bản
của nhà văn hóa nhƣ: hoạt động nhà văn hóa mang tính chất tổng hợp đa năng,
hoạt động nhà văn hóa chủ yếu phải thích ứng với điều kiện thời gian rỗi và nhu
cầu hoạt động rỗi của quần chúng, hoạt động nhà văn hóa thƣờng đƣợc vận hành


5

theo phƣơng thức xã hội hóa, vận động quần chúng, dựa trên cơ sở tự nguyện, tự
giác và tùy thích của họ. Cuốn sách là cẩm nang cho những ai làm cơng tác văn
hóa cơ sở đặc biệt là cơng tác nhà văn hóa.
Nguyễn Văn Tình (2009) - Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hồn
thiện Chính sách văn hóa ở Việt Nam. Sách gồm 03 chƣơng đƣợc kết cấu theo
cấu trúc: cơ sở lý luận (văn hóa, quản lý văn hóa, chính sách văn hóa, phát
triển…), kết quả thực tiễn kinh nghiệm xây dựng chính sách văn hóa của các
nƣớc (Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc) và cuối cùng là việc hồn thiện chính sách
văn hóa ở Việt Nam trong thời đại hội nhập quốc tế. Nội dung trong cuốn sách
cung cấp cho ngƣời đọc tầm nhìn vƣợt giới hạn đƣờng biên và cụ thể tại Việt
Nam. Đây là cơng trình ý nghĩa làm cơ sở cho việc tham khảo, định hƣớng trong
công tác xây dựng và thực thi chính sách văn hóa ở Việt Nam.
Ngơ Thị Hồng Thu (2011) - Nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm văn
hóa thơng tin thể thao huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Luận văn thạc sỹ, 2011.
Đề tài giành cả chƣơng I để nói những vấn đề lý luận về Nhà văn hóa (Trung tâm
văn hóa); chƣơng II tổng quan về Trung tâm văn hóa thơng tin thể thao huyện

Cần Giuộc; chƣơng III là những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Nội
dung đƣợc diễn tả trong một không gian cụ thể theo trục thời gian giúp ngƣời
đọc có cách nhìn hệ thống và khái qt vấn đề nghiên cứu.
Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn (2012) - Quản lý văn hóa Việt Nam
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Sách đã hệ thống lại cơ sở lý luận
về văn hóa, quản lý và quản lý văn hóa, phân tích mối quan hệ giữa quản lý văn
hóa với một số lĩnh vực chủ yếu trong đời sống xã hội. Sách cung cấp thơng tin
mơ hình quản lý văn hóa của các nƣớc Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc…thông
qua mẫu số chung về cơ cấu tổ chức quản lý và các chính sách văn hóa – đây là
những cách tổ chức quản lý trong lĩnh vực quản lý văn hóa để Việt Nam nghiên


6

cứu học hỏi. Cuối cùng, sách đã trình bày thực trạng cơng tác quản lý văn hóa từ
sau đổi mới đến thời điểm nghiên cứu, định hƣớng những giải pháp vừa mang
tính chung định hƣớng vừa áp dụng cho từng lĩnh vực cụ thể.
Trần Thị Kim Cúc (2014) – Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và
thực tiễn. Cuốn sách có 2 phần: phần một là một số vấn đề lý luận về xây dựng
và phát triển văn hóa bao gồm: tư tưởng của V. Lênin về xây dựng nền văn hóa
xã hội chủ nghĩa, quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới,
một số ý kiến về vấn đề phát triển của văn hóa thời kỳ hội nhập qua Văn kiện
Đại hội XI của Đảng; phần 2 là một số vấn đề thực tiễn xây dựng và phát triển
văn hóa ở Việt Nam nhƣ: thực trạng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống văn
hóa của thanh niên đơ thị ở Việt Nam hiện nay, xây dựng các thiết chế văn hóa
vùng đồng bằng Bắc Bộ thực trạng và những vấn đề đặt ra. 02 nội dung này
cung cấp quan điểm và cách tiếp cận thiết chế văn hóa trong mơi trƣờng mới.
Tóm lại, qua khảo cứu bƣớc đầu về lịch sử nghiên cứu đề tài cho thấy, vấn
đề nghiên cứu thiết chế văn hóa cơ sở đã đƣợc một số nhà nghiên cứu quan tâm
ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung

tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ,
tỉnh Long An” trên cơ sở kế thừa những thành quả của các cơng trình đã cơng
bố, đồng thời kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tế, ngƣời viết hi vọng góp
phần gợi mở những nội dung hoạt động mới phù hợp trong giai đoạn khó khăn
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những điều kiện để hoạt động của Trung tâm Văn
hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ tỉnh Long
An. Đồng thời, so sánh với các Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng
đồng xã, thị trấn trên địa bàn huyện.


7

Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến nay. Ngƣời viết chọn thời gian này vì
đây là giai đoạn thành lập Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng
trên toàn huyện, đánh dấu sự thay đổi về cơ cấu nhân sự và nội dung hoạt động
của Trung tâm.
+ Phạm vi không gian: Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng
xã Mỹ Quý Tây.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung hoạt động và kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua của Trung tâm
mang những ý nghĩa gì?
Ban giám đốc đã xây dựng những kế hoạch, đề ra các giải pháp nào để điều
hành hoạt động của Trung tâm?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng thực sự là thiết chế văn
hóa cần thiết ở cơ sở qua thực tiễn hoạt động.

Vai trò quản lý của Ban giám đốc Trung tâm quyết định sự thành công hay
thất bại của Trung tâm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Ngƣời viết áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Điền dã, nghiên cứu thực địa: tham gia, quan sát hoạt động của Trung tâm
để có tƣ liệu viết phần tổng quan địa bàn nghiên cứu.
Tổng hợp, thống kê: quá trình nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng các thông tin
thu thập đƣợc, các tài liệu có liên quan (báo cáo, cơng văn); qua đó tổng hợp
thành nguồn tƣ liệu để phục vụ cho việc xây dựng luận văn.


8

Phân tích, đánh giá: các tài liệu thứ cấp và sơ cấp tại Trung tâm, trong đó,
đặc biệt là các số liệu báo cáo về hoạt động của Trung tâm.
Ngoài ra, phỏng vấn sâu đối với những cá nhân có chức trách nhƣ: Ban
giám đốc Trung tâm, Trƣởng phòng Văn hóa và Thơng tin huyện, giúp ngƣời
viết so sánh hiệu quả hoạt động của Trung tâm xã Mỹ Quý Tây với các Trung
tâm còn lại.
6.2. Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu sơ cấp: là những thơng tin có đƣợc do ngƣời viết điền dã và
tiến hành phỏng vấn sâu các chủ thể nghiên cứu.
Nguồn tƣ liệu thứ cấp bao gồm: sách, luận văn, các công văn chỉ đạo, báo
cáo hoạt động.
7. Ý nghĩa của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là cơ sở kiến nghị điều chỉnh mục tiêu xây dựng đời
sống văn hóa cộng đồng phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Việc miêu tả thực trạng hoạt động, so sánh kết quả hoạt động của Trung
tâm với các Trung tâm còn lại trên địa bàn, sẽ góp phần giới thiệu những giải
pháp mang tính chung và cụ thể để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của
Trung tâm.
Kết quả nghiên cứu (nếu đƣợc triển khai ở địa phƣơng) sẽ góp phần tác
động đến nhận thức của đội ngũ lãnh đạo chính quyền xã giúp họ kịp thời điều
chỉnh nội dung hoạt động gắn với nhu cầu ngƣời dân, tránh tình trạng lãng phí cơ
sở vật chất nhƣ hiện nay.


9

8. Bố cục luận văn
Đề tài luận văn “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa
thể thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long
An” bao gồm 03 chƣơng với các nội dung cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu gồm 20 trang
(từ trang 10 đến trang 29)
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập
cộng đồng xã Mỹ Quý Tây gồm 43 trang (từ trang 30 đến trang 72)
Chƣơng 3: Định hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm
Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã Mỹ Quý Tây gồm 22 trang (từ trang 73
đến trang 94)


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm

1.1.1. Văn hóa và Quản lý văn hóa
Văn hóa biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời, kết tinh ở
những giá trị mà con ngƣời tạo ra. Hiện nay, có hàng trăm định nghĩa về văn hóa
tùy thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau. Năm 2002, trong Tuyên bố chung
về Tính đa dạng của văn hóa, UNESCO đã đƣa ra định nghĩa về văn hóa nhƣ
sau:
“Văn hóa nên đƣợc đề cập đến nhƣ là một tập hợp của những đặc
trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một
nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật,
cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và
đức tin”. [19, tr.21]
Theo Nguyễn Thừa Hỷ “Văn hóa là những nét đặc trƣng đời sống mang
tính phổ biến cho một cộng đồng ngƣời, đồng thời là bản sắc khu biệt khi đối
sánh với những cộng đồng ngƣời khác hay văn hóa là một tồn bộ phức hợp
những mơ thức ứng xử, hệ giá trị và thành tựu của con ngƣời – xã hội trong các
mối quan hệ với môi trƣờng thiên nhiên, quần thể cộng đồng và thế giới tâm
linh” [23, tr.09]. Hay “Văn hóa là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo, có từ thuở
bình minh của xã hội lồi ngƣời [64, tr.16]. Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa
thế giới thì cho rằng:
“Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, lồi ngƣời mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát


11

minh đó tức là văn hố. Văn hố là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn” [26, tr.05].

“Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm tám lĩnh vực (nhƣ đã nêu trong Nghị
quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục,khoa học, tín
ngƣỡng tơn giáo...). Tuy khơng triển khai theo hƣớng mở rộng này nhƣng trong
một số bối cảnh cụ thể, chúng tơi có thể xem xét văn hóa theo nghĩa rộng. Theo
nghĩa hẹp, văn hóa bao gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi nhà nƣớc quản lý của
Bộ Văn hóa-Thơng tin (trƣớc đây) và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hiện
nay)” [19, tr.21].
Từ các khái niệm, quan điểm trên cho thấy văn hóa đƣợc hiểu dƣới nhiều
góc độ khơng giống nhau của các nhà nghiên cứu khác nhau. Một cách tổng thể
nhất có thể hiểu, văn hóa là sản phẩm trí tuệ của con ngƣời đƣợc hình thành, phát
triển sáng tạo trong hoạt động thực tiễn và đƣợc kết tục qua bao thế hệ.
Quản lý văn hóa
Mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội (bao gồm văn hóa) phải đƣợc quản lý
nhằm đảm bảo tính trật tự, an toàn và thúc đẩy phát triển. Khái niệm quản lý văn
hóa ở Việt Nam đƣợc sử dụng đồng thời với việc xác lập tính hệ thống trong tổ
chức hoạt động văn hóa từ trung ƣơng đến cơ sở. Bàn về khái niệm này có những
quan điểm nghiên cứu khác nhau:
“Khái niệm quản lý văn hóa thực chất là cách gọi tắc của cụm từ quản lý
nhà nƣớc về văn hóa. Quản lý nhà nƣớc về văn hóa ở nƣớc ta là việc thực thi
công tác quản lý của bộ máy Nhà nƣớc từ Trung ƣơng tới địa phƣơng đối với
các hoạt động văn hóa nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [32, tr.27].


12

Trong bài viết có tựa đề “Một số vấn đề quản lý Nhà nƣớc về Văn hóa” đăng
trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 352, Lê Thị Bích Thuận miêu tả quản lý nhà
nƣớc về văn hóa nhƣ sau:
“Về cơ bản, quản lý nhà nƣớc về văn hóa là sự tác động liên tục, có

tổ chức, có chủ đích của Nhà nƣớc bằng hệ thống pháp luật và bộ máy
nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan. Chủ thể quản lý nhà nƣớc về
văn hóa là Nhà nƣớc, đƣợc tổ chức thống nhất từ trung ƣơng đến địa
phƣơng, quyền quản lý đƣợc phân cấp: cấp trung ƣơng, cấp tỉnh (tỉnh và
các thành phố trực thuộc trung ƣơng), cấp huyện (huyện thuộc tỉnh, quận
thuộc thành phố), cấp xã (xã thuộc huyện, phƣờng thuộc quận). Quản lý
nhà nƣớc về văn hóa ở cấp nào thì cơ quan nhà nƣớc cấp ấy là chủ thể
quản lý. Quản lý nhà nƣớc về văn hóa ở cấp xã thì Ủy ban nhân dân xã là
chủ thể quản lý nhà nƣớc. Cơng chức văn hóa - xã hội xã đƣợc giao nhiệm
vụ quản lý nhà nƣớc về văn hóa giúp Ủy ban nhân dân xã có thể đƣợc coi
là chủ thể quản lý nhà nƣớc về văn hóa trên địa bàn xã. Quản lý nhà nƣớc
về văn hóa có công cụ là hệ thống luật và các văn bản có tính pháp quy.
Quản lý bằng pháp luật chứ khơng phải bằng ý chí của nhà quản lý. Cách
thức quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích chứ khơng
phải là việc làm có tính thời vụ, cũng không phải là sự thụ động của nhà
quản lý, càng không phải là hoạt động đơn lẻ, tùy tiện của nhà quản lý [35,
tr.02].
Hay “nhìn chung, chúng ta thƣờng hiểu rằng, quản lý văn hóa là
cơng việc của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức
thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạp pháp


13

luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế,
xã hội của từng địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung” [19, tr.25].
Ngày nay, trong bối cảnh đất nƣớc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, cơng bằng,
văn minh”, thì vai trị của văn hóa càng đƣợc khẳng định, nhất là trong điều tiết,

cân bằng sự phát triển của đất nƣớc, khơng để sự phát triển nhanh, nóng, dẫn tới
những hệ lụy khó lƣờng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong sự tồn tại và phát
triển của văn hóa thì quản lý văn hóa đóng vai trị rất quan trọng. Trên phƣơng
diện vĩ mô, hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần định hƣớng, điều chỉnh sự
phát triển của văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối
văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất
của văn hóa dân tộc. Trên phƣơng diện vi mơ, hoạt động quản lý văn hóa trong
các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cƣ cụ thể sẽ giúp kiểm sốt sự tùy tiện, sai lệch
trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hóa.
Tóm lại, quản lý văn hóa đƣợc thực hiện bằng cơ quan hành chính nhà nƣớc
thơng qua đội ngũ những ngƣời làm cơng tác văn hóa. Trên phƣơng diện vĩ mơ,
hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần định hƣớng, điều chỉnh sự phát triển của
văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối văn hóa, văn
nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa
dân tộc. Trên phƣơng diện vi mơ, hoạt động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực,
địa bàn, nhóm dân cƣ cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực
thi các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hóa. Tại cơ sở, cơng
chức văn hóa-xã hội chịu trách nhiệm trực tiếp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân về
các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trên địa bàn. Họ đƣợc trang bị


14

kiến thức và công cụ (những quy định, chế tài xử phạt…) để đảm bảo cơng tác
quản lý văn hóa đƣợc thực thi hiệu quả.
1.1.2. Thiết chế văn hóa, Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng.
Thiết chế văn hóa
Đây là một thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trên các văn bản của Đảng Nhà nƣớc từ những thập niên 80 khi chủ trƣơng xây dựng thiết chế văn hóa các
cấp của ngành Văn hóa – Thông tin bắt đầu đƣợc áp dụng trên quy mô cả nƣớc.
Về định nghĩa thuật ngữ này theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2005) thì:

“Thiết chế văn hóa là thuật ngữ rộng rãi trong ngành văn hóa từ
những năm 70 của thế kỷ XX. Thiết chế văn hóa là một chỉnh thể văn hóa
hội tụ đầy đủ các yếu tố nhƣ: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy
chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngơi nhà hoặc cơng trình văn hóa
chƣa đủ điều kiện gọi là thiết chế văn hóa. Ví dụ: thiết chế văn hóa phải
bao gồm ngơi nhà, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn
kinh phí [52, tr.236].
Căn cứ trên định nghĩa thì các cơ quan văn hóa nhƣ: Nhà văn hóa, Trung
tâm Văn hóa-Thể thao, Thƣ viện, bảo tàng từ Trung ƣơng đến cơ sở đều là
những thiết chế văn hóa, mà trong đó Trung tâm Văn hóa – Thể thao đƣợc xem
là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, khơng những hội đủ những điều kiện
trên mà còn là nơi thực hiện đầy đủ chức năng: giáo dục, sáng tạo và vui chơi
giải trí.
Đi sâu vào chi tiết những điều kiện để hình thành một thiết chế văn hóa thì
định nghĩa đƣợc mở rộng ra thêm:
Để gọi là một thiết chế văn hóa phải hội đủ 3 yếu tố. Một là: cơ sở vật chất (trụ
sở làm việc, hội trƣờng, sân khấu) và trang thiết bị chuyên dùng (âm thanh, ánh sáng,
nhạc cụ). Hai là: có bộ máy tổ chức, điều hành đƣợc gọi chung là nhân sự bao gồm


15

cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn. Ba là: các yếu tố khác đảm bảo cho thiết chế văn
hóa có thể vận hành đó là một số quy chế điều lệ hoạt động, chế độ đãi ngộ tài chính
cho cán bộ và mạng lƣới cộng tác viên, có chế độ thƣởng phạt để khích lệ và có
nguồn kinh phí thu-chi ổn định duy trì hoạt động [33, tr.18].
Qua tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về thiết chế văn hóa và bằng sự trải
nghiệm trong q trình khảo sát thực tế (để thực hiện đề tài), ngƣời viết xin đƣa ra
định nghĩa nhƣ sau: Thiết chế văn hóa là nơi đáp ứng nhu cầu văn hóa của xã hội. Là
nơi giáo dục, giao lƣu, vui chơi, giải trí và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của

cộng đồng. Thiết chế văn hóa cịn là sự tổng hợp của các yếu tố: cơ sở vật chất,
phƣơng thức hoạt động, nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn, kinh phí hoạt động
kết hợp từ ngân sách nhà nƣớc và sự đóng góp của cộng đồng.
Hiện nay, trên địa bàn xã Mỹ Quý Tây có 02 thiết chế văn hóa cơ sở bao
gồm: Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã và Nhà văn hóa ấp.
Tuy khác nhau ở quy mô cơ sở vật chất, bộ máy quản lý điều hành, kinh phí hoạt
động… nhƣng 02 thiết chế này hiện có vai trị quan trọng trong việc xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở ở địa phƣơng.
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng
Đây là cụm thuật ngữ hay cụ thể hơn là tên gọi của một loại cơ quan văn
hóa cấp cơ sở đƣợc sử dụng phổ biến từ khi phong trào Tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hóa đƣợc áp dụng trên quy mơ tồn quốc (2001) và đƣợc chú
trọng hơn trong phong trào Xây dựng nông thôn mới 2011). Tên gọi của một cơ
quan, đơn vị thể hiện vai trị, chức năng của nó đƣợc nhà nƣớc quy định. Trƣớc
khi đi sâu vào nội hàm của thuật ngữ này, chúng tơi tìm hiểu những văn bản liên
quan đến Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng. Cụ thể:
Trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm văn hóa - thể thao
học tập cộng đồng xã, phƣờng, thị trấn (Ban hành kèm theo Quyết định số


16

47/2012/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây
Ninh) đã định nghĩa trong mục xác định vị trí của thiết chế này:
Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã là đơn vị sự
nghiệp cơng lập, chịu sự lãnh đạo tồn diện của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã,
sự hƣớng dẫn trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa -Thể
thao, Đài Truyền thanh, Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên, Hội Khuyến học
huyện, thị xã (gọi chung là huyện), chịu sự chỉ đạo và quản lý về chun mơn
của Phịng Giáo dục và Đào tạo và chịu sự quản lý nhà nƣớc của Phịng Văn hóa

và Thơng tin [53, tr.02].
Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng ra đời trên cơ sở thống
nhất về chức năng và nhiệm vụ do hai Bộ quy định. Năm 2008, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 về
việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.
Năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch ban hành Thông tƣ số 12/2010/TTBVHTTDL ngày 22/12/2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của
Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp xã. Nhƣ vậy, căn cứ nội dung của 02 văn bản
quy phạm pháp luật này thì trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Đức Huệ nói
chung và tại xã Mỹ Quý Tây nói riêng tồn tại 2 thiết chế văn hóa cơ sở là: Trung
tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã (gọi tắt là Trung tâm) và Nhà
văn hóa ấp.
Trung tâm ngồi chức năng, nhiệm vụ nhƣ một thiết chế văn hóa thì có
một nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu là tuyên truyền phổ biến chủ trƣơng của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, những chính sách về phát triển đời
sống văn hóa, phổ cập giáo dục và đáp ứng nhu cầu vui chơi của ngƣời dân . Tuy
nhiên, trong điều kiện cịn nhiều khó khăn thì yêu cầu đặt ra là phải sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đồng thời khai thác và


17

phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của địa phƣơng để củng cố và nâng cao chất
lƣợng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và Trung tâm văn hóa-Thể
thao. Đặc biệt, thơng qua việc xáp nhập 2 đơn vị lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động của trung tâm đƣợc chủ động,
có các nguồn lực tập trung hơn, chức năng hoạt động đa dạng hơn.
Trên điều kiện thực tiễn đó, năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban
hành Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND, ngày 06/02/2012 về việc ban hành Quy
chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng
xã, phƣờng, thị trấn. Quy chế, Trung tâm đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã là đơn vị
sự nghiệp thuộc hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở của tỉnh, là cơ
sở giáo dục thƣờng xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm
học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý của Nhà nƣớc; đƣợc
ngân sách địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã) đầu tƣ xây dựng, mua sắm trang
thiết bị và đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng,
nhiệm vụ đƣợc giao, cùng với xã hội hóa hoạt động văn hóa, giáo dục, thể
thao để phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần, rèn luyện thể chất và nhu cầu
học tập cho ngƣời dân, xây dựng xã hội học tập. Trung tâm có tƣ cách
pháp nhân, có con dấu riêng. [52, tr.04].
Từ những nội dung trình bày trên, Trung tâm Văn hóa thể thao và Học tập
cộng đồng cấp xã có thể phân định trên những yếu tố sau:
Về cơ cấu tổ chức: là đơn vị sự nghiệp thuộc hệ thống thiết chế văn hóa –
thể thao cơ sở của tỉnh, đồng thời là cơ quan thừa hành, hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc, khơng có chức năng kinh doanh. Cán bộ của đơn vị do nhà nƣớc
tuyển dụng hay bổ nhiệm.


18

Về kinh phí: do ngân sách nhà nƣớc cấp là chủ yếu, để: chi tiền lƣơng, phụ
cấp; đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng; mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động. Ngồi ra có thể vận động nguồn xã hội hóa để mở rộng hoạt động của
Trung tâm nhƣng phải đúng với pháp luật quy định.
Nhiệm vụ tổng quát: đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa vui chơi,
thể dục thể thao cho ngƣời dân trên địa bàn; chung tay xây dựng xã hội học tập,
xóa mù chữ.
Nhà văn hóa
Theo tác giả Trần Độ trong quyển Nhà văn hóa mấy vấn đề lý luận về xây
dựng và hoạt động thì: “…thuật ngữ “Nhà văn hóa” gia nhập vốn từ vựng Việt

Nam do sự giao lƣu văn hóa giữa nƣớc ta với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, trƣớc
hết là Liên Xô vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Vào thời kỳ này Bộ Văn
hóa chủ trƣơng phát triển mạng lƣới Nhà văn hóa ở nông thôn, nhằm đúng lúc
miền Bắc bƣớc vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội” „[20, tr.13].
Nhà văn hóa là tên gọi đầu tiên dùng để chỉ các thiết chế văn hóa tổng
hợp, đa năng trong hệ thống thiết chế văn hóa do nhà nƣớc chủ trƣơng xây dựng.
Q trình vận hành, Nhà văn hóa các cấp đã qua những tên gọi khác nhau: Nhà
văn hóa trung tâm (tỉnh), Trung tâm Văn hóa (tỉnh, huyện), Trung tâm Văn hóa
– Thể thao (tỉnh, huyện), Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Học tập cộng đồng
(xã), Nhà văn hóa ấp, khu phố.
Khái niệm Nhà văn hóa có nền tảng lý luận và là đối tƣợng nghiên cứu,
ứng dụng của nhiều cơng trình khoa học. Theo Nguyễn Văn Bính thì: “Nhà văn
hóa là một thiết chế văn hóa giáo dục ngoài nhà trƣờng để tổ chức hoạt động rỗi
của quần chúng nhằm đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ và sáng tạo văn hóa góp phần
hồn thiện con ngƣời” [4, tr.07].


19

Nhƣ vậy, chức năng giáo dục là chức năng cơ bản của các thiết chế văn
hóa. Nhà văn hóa là một cơ quan giáo dục văn hóa kiểu mới chiếm vị trí quan
trọng trong quá trinh xây dựng và phát triển văn hóa ở Việt Nam. Đối với Liên
Xơ và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu trƣớc kia thì Nhà văn hóa đƣợc xem
là trƣờng học ngồi giờ của nhân dân lao động.
Nhà văn hóa Việt Nam ra đời thí điểm vào đầu những năm 70 của
thế kỷ XX, đến những năm 80 thì đƣợc tổ chức theo hệ thống 4 cấp: Nhà
văn hóa Trung ƣơng, Nhà văn hóa tỉnh-thành, Nhà văn hóa quận-huyện,
Nhà văn hóa xã-phƣờng. Ngồi ra cịn có hệ thống nhà văn hóa của qn
đội, đồn thanh niên, cơng đồn… Do xác lập có tính hệ thống nên một
trong những nhiệm vụ trọng yếu của cấp trung ƣơng và cấp tỉnh là: “Nhà

văn hóa cịn là trung tâm hƣớng dẫn phƣơng pháp nghiệp vụ câu lạc bộ,
chỉ đạo phong trào văn hóa quần chúng cấp cơ sở” [24, tr.223].
Trong hệ thống Nhà văn hóa thì Nhà văn hóa ấp là một thiết chế văn hóa ở
“tận cơ sở”- là địa bàn gần dân nhất. Nó nhƣ phần đáy của một cái phiễu cứ càng
xuống sâu thì càng nhỏ lại nhƣng lại đóng vai trị quan trọng trong việc trực tiếp
thực thi những chủ trƣơng chính sách của Đảng – Nhà nƣớc đối với cộng đồng.
Tóm lại, Nhà văn hóa là thiết chế văn hóa tổng hợp, đa năng, tùy theo cấp
độ mà có những chức năng và nhiệm vụ tƣơng ứng. Hoạt động của Nhà văn hóa
nhằm vào thời gian rỗi của cộng đồng. Đối tƣợng phục vụ không phân biệt thành
phần xã hội, độ tuổi, trình độ. Mục đích là tổ chức hoạt động phục vụ nhiệm vụ
chính trị địa phƣơng và đáp ứng nhu cầu sáng tạo, vui chơi giải trí của cộng
đồng.


20

1.2. Tổng quan xã Mỹ Quý Tây
1.2.1. Lịch sử hình thành
Mỹ Quý Tây là một xã biên giới nằm ở phía tây bắc huyện Đức Huệ, tỉnh
Long An có diện tích là 5.233,53 ha và có những vị trí tiếp giáp sau: phía bắc
giáp xã Mỹ Q Đơng, phía đơng giáp xã Mỹ Thạnh Bắc, phía nam giáp xã Mỹ
Thạnh Tây, phía tây giáp Campuchia. Xã Mỹ Quý Tây là một trong 10 đơn vị
hành chính của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (gồm 9 xã và 1 thị trấn).
Theo ghi nhận của thƣ tịch cũ, vào năm 1698 khi Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lƣợc và lập ra phủ Gia Định
(gồm hai huyện Phƣớc Long và Tân Bình), địa giới của làng Mỹ Quý trƣớc kia
thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định. Đến năm 1808 đổi Gia
Định trấn thành Gia Định thành, dinh Phiên Trấn đổi thành trấn Phiên An. Lúc
bấy giờ địa bàn Mỹ Quý lại thuộc phủ Tân Bình trấn Phiên An.
Đến thời Pháp thống trị, theo bản đồ xã thôn thiết lập vào năm 1901, một

số làng mới đƣợc thành lập, làng Mỹ Quý lại phân về tổng Cửu Cƣ Thƣợng,
huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Từ năm 1930, thực dân Pháp tiến
hành phân chia địa bàn các tỉnh Nam Kỳ thành các quận, đứng đầu mỗi quận là
một viên quan ngƣời Pháp, còn gọi là chủ quận; bấy giờ, Mỹ Quý thuộc địa bàn
quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An và sự phân chia này tồn tại đến năm 1945.
Sau khi giành chính quyền năm 1945, địa bàn làng Mỹ Quý gồm 7 ấp: Mỹ
Lộc (Ba Thu), Tho Mo, Cóc Rinh, Quéo Ba, Chòi Mòi, Ba Vồn (trên), Ba Vồn
(dƣới). Đến năm 1948, thời điểm này làng đƣợc đổi thành xã; xã Mỹ Quý đƣợc
tách thành hai xã: Mỹ Quý Đông và Mỹ Quý Tây. Địa bàn xã Mỹ Quý Tây bao
gồm các ấp: Mỹ Lộc, Tho Mo, Cóc Rinh, Quéo Ba. Trong hai năm 5/1949 đến
5/1951 Mỹ Quý Tây thuộc địa bàn huyện Đông Thành.


21

Đến khi thành lập tỉnh Long An, Mỹ Quý Tây thuộc quận Thủ Thừa. Đến
năm 1959, chính quyền Ngơ Đình Diệm cho cắt ba xã của quận Đức Hòa và 5 xã
phía Bắc quận Thủ Thừa thành lập quận Đức Huệ thuộc tỉnh Chợ Lớn. Năm
1976, các tỉnh Long An, Kiến Tƣờng và một phần tỉnh Hậu Nghĩa hợp nhất
thành tỉnh Long An; xã Mỹ Quý Tây nằm trong huyện Đức Huệ, tỉnh Long An cho
đến ngày nay [3, tr.03].
Ngày nay, Mỹ Quý Tây là 01 trong 11 xã, thị trấn của huyện Đức Huệ, tỉnh
Long An. Kết cấu hạ tầng ngày càng đƣợc quan tâm đầu tƣ, 100% hộ dân trên địa bàn
có điện thắp sáng và sinh hoạt. Thu nhập bình quân tăng qua các năm (2012: 19,7 triệu
đồng/01 ngƣời/01 năm, năm 2013: 22,5 triệu đồng/01 ngƣời/01 năm, năm 2014: 27,5
triệu đồng/01 ngƣời/01 năm), hệ thống trƣờng lớp đƣợc đầu tƣ ở 03 cấp: mầm non có
01 điểm trƣờng chính và 02 phân hiệu; tiểu học: 02 điểm trƣờng chính và 03 phân
hiệu; 01 trƣờng Trung học cơ sở và Trung học phổ thông…Mỹ Quý Tây  địa danh có
từ thời khẩn hoang lập ấp, vùng đất trải qua biết bao thăng trầm của hai cuộc kháng
chiến. Chính quyền và nhân dân xã Mỹ Quý Tây đã cùng nhau từng bƣớc khắc phục

hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh canh tác nông nghiệp, mở rộng các hoạt động thƣơng
mại dịch vụ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ vào các hạng mục cơ sở hạ tầng,
tận dụng lợi thế là xã vùng biên giới có cửa khẩu quốc gia…từng bƣớc thay đổi bức
tranh kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn ngày càng tốt hơn, [Phụ lục 3, Hình 1, 2, 3].
1.2.2. Đặc điểm kinh tế và dân cư
Đặc điểm kinh tế
Hoạt động kinh tế chủ đạo ở đây là sản xuất nông nghiệp, cụ thể: “vụ
Đơng Xn sớm, diện tích xuống giống 1.000 ha, năng suất 46 tạ/ha, sản lƣợng
đạt 4.600 tấn đạt 106,3%. Vụ đơng xn chính vụ, diện tích gieo sạ 3.500 ha,
năng suất 63 tạ/ha, sản lƣợng đạt 22.050 tấn, đạt 105%. Vụ hè thu xuống giống
đƣợc 2.500 ha” [59, tr.02]. Với chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu cây trồng để tăng


22

năng suất lúa và hạn chế sâu bệnh gây hại: nông dân đã xen kẻ một vụ lúa, một
vụ màu hoặc hai vụ lúa một vụ màu.
Mỹ Quý Tây có đƣờng biên giới dài 9,7km cho nên việc giao thƣơng giữa
ngƣời Việt và ngƣời Campuchia diễn ra thƣờng xuyên. Năm 2013 cửa khẩu quốc
gia Mỹ Quý Tây đƣợc thành lập – kết nối với cửa khẩu Sịm Rơơng huyện Chăn
Tờ-ria (khu vực Mỏ Vẹt) thuộc tỉnh Svay Riêng, Vƣơng quốc Campuchia. Hàng
chục năm qua việc trao đổi hàng hóa giữa hai bên biên giới diễn ra nhộn nhịp.
Ngoài khu Trung tâm thƣơng mại cửa khẩu quốc gia thì trên địa bàn xã Mỹ Q
Tây cịn có chợ Sân Bay.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế có quy mơ lớn
trên địa bàn, chiếm tỷ lệ trên 80%. Hoạt động nông nghiệp đã tạo ra một khối
lƣợng sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ vừa cung cấp cho các
vùng lân cận. Tất cả đã tạo nên diện mạo xã Mỹ Quý Tây ngày càng khởi sắc
trên hành trình phát triển của huyện Đức Huệ tỉnh Long An.
Đặc điểm dân cư

Đại bộ phận dân cƣ của huyện Đức Huệ là dân kinh tế mới, đến định cƣ
sau năm 1975. Tổng số hộ dân trên tồn huyện Đức Huệ là 16.898 hộ. Trong đó,
địa bàn có số hộ dân cao nhất lần lƣợt là: Mỹ Q Tây là 2.837 hộ, Bình Hịa
Bắc 2.043 hộ, Mỹ Thạnh Đơng là 2.003 hộ. Cịn lại có 4 đơn vị có số hộ dân trên
1000, 3 xã có số hộ dân trên 500 [63, tr.02]. Dân cƣ sinh sống trên địa bàn 95%
là ngƣời Kinh, việc cộng cƣ với các dân tộc khác rất ít. Báo cáo tình hình tôn
giáo, dân tộc năm 2015 của Ủy ban nhân dân xã Mỹ Quý Tây ghi nhận trên địa
bàn xã có 01 ngƣời Thái, 02 ngƣời Tày, 6 ngƣời Khmer.
Đặc điểm cƣ trú của đa số cƣ dân là tập trung ở tỉnh lộ 838, ở các đƣờng giao
thông liên ấp và chỉ có một số ít hộ sinh sống sâu trong nội đồng. Những khu vực
tập trung đông dân cƣ là Chợ Sân Bay (ấp 2), khu vực chợ Tho Mo (ấp 4), Cóc


×