BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ MỸ LOAN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ
TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
TP. Hồ Chí Minh - năm 2020
BỘ VĂN HÓA – THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ
TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số: 8320203
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
NGUYỄN THỊ MỸ LOAN
Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH MẪN ĐẠT
TP. Hồ Chí Minh - năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.Các kết quả nghiên cứu
và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn
nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo đúng quy định.
Ngày tháng năm 2020
Người cam đoan
Nguyễn Thị Mỹ Loan
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Huỳnh Mẫn Đạt giảng viên Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực
hiện nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Qua đây tơi cũng xin gửi lời cám ơn đến các Phó giáo sư, Tiến sĩ và các giảng
viên đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám
Hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Trà
Vinh cùng tập thể cán bộ viên chức Thư viện tỉnh Trà Vinh đã tạo điều kiện cho tơi
hồn thành tốt khóa học.
Cuối cùng tơi gửi lời cám ơn đến bạn bè đã hỗ trợ, cung cấp cho tôi nhiều tài
liệu quý và đặc biệt gửi lời cám ơn đến gia đình đã động viên, khuyến khích tơi hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TỈNH TRÀ
VINH ............................................................................................................................. 8
1.1 Cơ sở lý luận về phục vụ tài liệu địa chí ………………………………….........8
1.1.1 Một số khái niệm ................................................................................................. 8
1.1.2 Đặc trưng và các loại hình tài liệu địa chí .......................................................... 13
1.1.3 Ý nghĩa của cơng tác phục vụ tài liệu địa chí ..................................................... 16
1.1.4 Nội dung cơng tác phục vụ tài liệu địa chí …………………………………….18
1.2 Tổng quan về thư viện tỉnh Trà Vinh………………………………………… 20
1.2.1 Chức năng ........................................................................................................... 20
1.2.2 Nhiệm vụ ............................................................................................................. 21
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ thư viện tỉnh Trà Vinh .................................. 22
1.2.4 Nguồn tài nguyên thông tin của Thư viện tỉnh Trà Vinh……………………....22
1.2.5 Cơ sở vật chất - trang thiết bị……………………………………………..........25
1.2.6 Người sử dụng thư viện …………………………………………………….. 22
iv
1.3 Đặc điểm đối tượng sử dụng và nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí của Thư viện
tỉnh Trà Vinh……………………………………………………………………......26
1.3.1 Đặc điểm đối tượng sử dụng …………………………………………………..26
1.3.2 Nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí………………………………………………..28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHỤC VỤ TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN
TỈNH TRÀ VINH....................................................................................................... 34
2.1 Tổ chức vốn tài liệu địa chí…………………………………………………….34
2.1.1 Thành phần vốn tài liệu………………………………………………………..34
2.1.2 Tổ chức kho……………………………………………………………………39
2.2 Tổ chức các phương tiện tra cứu tài liệu địa chí…………………………..…41
2.2.1 Tra cứu trực tuyến (opac)………………………………………………………42
2.2.2 Cơ sở dữ liệu…………………………………………………………………...43
2.3 Các phương thức phục vụ tài liệu địa chí……………………………………..48
2.3.1 Phục vụ tại chỗ ................................................................................................... 48
2.3.2 Sao chụp tài liệu địa chí ...................................................................................... 50
2.3.3 Phục vụ tra cứu và cung cấp thông tin tài liệu địa chí theo u cầu................... 51
2.3.4 Hoạt động thơng tin tuyên truyền tài liệu địa chí………………………...........53
2.3.5 Đọc tài liệu địa chí trự tuyến…………………………………………………..57
2.4 Khảo sát nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Trà Vinh ………60
2.5 Nhận xét về hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí tại Thư viện tỉnh Trà Vinh.....65
2.5.1 Ưu điểm............................................................................................................... 66
2.5.2 Hạn chế ............................................................................................................... 69
2.5.3 Nguyên nhân……………………………………………………………...........73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ TÀI LIỆU ĐỊA
CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH TRÀ VINH. ............................................................ …78
v
3.1 Bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến công tác phục vụ tài liệu địa chí…………... 78
3.1.1 Bối cảnh Việt Nam.............................................................................................. 78
3.1.2 Bối cảnh tỉnh Trà Vinh ....................................................................................... 80
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí tại Thư viện tỉnh
Trà Vinh……………………………………………………………………….
81
3.2.1 Xây dựng, phát triển vốn tài liệu địa chí phong phú, đa dạng ............................ 81
3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác bảo quản................................................................. 82
3.2.3 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện ....................................... 84
3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................ 84
3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực ...................................................................................... 85
3.2.5.1 Đào tạo người làm công tác thư viện .............................................................. 86
3.2.5.2 Đào tạo người dùng tin .................................................................................... 87
3.2.6 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ về tài liệu địa chí ....................................... 87
3.2.7 Tăng cường hợp tác, chia sẻ tài liệu địa chí........................................................ 90
3.2.8 Tổ chức quảng bá tài liệu địa chí ........................................................................ 92
3.3.9 Thúc đẩy sự hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo .............................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 102
Phụ lục 1…………………………………………………………………………... 107
Phụ lục 2 …………………………………………………………………………...112
Phụ lục 3…………………………………………………………………………...134
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
GIẢI NGHĨA
TỪ VIẾT TẮT
01
TL
Tài liệu
12
TLĐC
Tài liệu địa chí
03
CTĐC
Cơng tác địa chí
04
TT-TV
Thơng tin – Thư viện
05
NDT
Người dùng tin
06
TV
Thư viện
07
NCT
Nhu cầu tin
08
CNH - HĐH
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
09
UBND
Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Số bảng
Tên bảng
Đơn vị
Trang
tính
01
Bảng 1.1
Bảng 1.2
02
03
Số lượng bổ sung, sưu tầm TLĐC
qua các năm
Cơ cấu vốn tài liệu theo các lĩnh
vực, chuyên ngành khoa học
Bảng 1.3
Trang thiết bị thư viện
Bản
24
Bản
24
cái
25
Phần mềm ứng dụng và hệ quản trị
04
Bảng 1.4
05
Bảng 2.1
25
cơ sở dữ liệu
Lượng NDT tại chổ của Thư viện
tỉnh Trà Vinh
Lượt
49
Lượt
59
Lượt
63
Bảng so sánh số lượt NDT truy cập
06
Bảng 2.2
đọc tài liệu địa chí online và lượt
NDT tại chỗ
07
Bảng 2.3
Vịng quay của tài liệu địa chí
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Số biểu
đồ
Biểu đồ
01
1.1
Biểu đồ
02
2.1
Biểu đồ
03
2.2
Biểu đồ
04
06
viện tỉnh Trà Vinh
2.5
Trang
%
28
%
38
%
60
%
62
%
63
%
64
Cơ cấu vốn tài liệu địa chí tài liệu tại Thư
viện tỉnh Trà Vinh.
Phương thức NDT thường sử dụng khai
thác tài liệu địa chí
Mức độ đáp ứng nhu cầu tin
Loại hình tài liệu được NDT lựa chọn
2.4
Biểu đồ
Đơn vị tính
Đối tượng sử dụng tài liệu địa chí tại Thư
2.3
Biểu đồ
05
Tên biểu đồ
Nhu cầu về ngôn ngữ của NDT
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơng cuộc CNH - HĐH của đất nước, tỉnh hay thành phố đóng vai
trị hết sức quan trọng. Tỉnh, thành phố chính là địa bàn để thực hiện các mục
tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra. Đồng thời tỉnh, thành phố góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội của cả nước phát triển. Nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm
vụ này tỉnh, thành phố phải huy động mọi tiềm năng trong đó có sự đóng góp
của cơng tác địa chí thư viện tỉnh. Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu và giữ gìn bản sắc
dân tộc được đặc biệt chú trọng ở Việt Nam nói chung và ở Trà Vinh nói riêng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động địa chí trở thành một
thế mạnh nổi bật, nhiệm vụ quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu đối với
bất kỳ một Thư viện tỉnh, thành phố nào trong toàn bộ các hoạt động của mình.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng việc này, ngay từ những năm 1992
mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo và đội ngũ cán bộ
TV tỉnh Trà Vinh đã rất chú ý đến công tác địa chí từ các mặt như: phát hiện,
sưu tầm, xử lý, bảo quản, khai thác, tuyên truyền, phổ biến tài liệu địa chí đến
NDT. Đến nay, cơng tác địa chí đã trở thành một trong những hoạt động chính
của thư viện tỉnh Trà Vinh, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội của
tỉnh, là hoạt động mũi nhọn mang tính đặc thù.
Tài liệu địa chí có thể tác động trực tiếp đến NDT, góp phần quan trọng
trong việc hỗ trợ, động viên cán bộ, nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt những
nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đặt ra đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong hoạch
định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giúp cho NDT
trong và ngồi tỉnh có thể xây dựng cho mình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cơng
tác, nâng cao trình độ nhận thức, nghiên cứu toàn diện về tỉnh Trà Vinh. Kho tư
liệu địa chí của Thư viện Trà Vinh thực sự là nguồn tài liệu địa chí tương đối
phong phú cho NDT muốn tìm hiểu về Trà Vinh. Trong bối cảnh lượng thông
tin ngày càng phong phú, phức tạp, đa chiều thì việc được tiếp cận các nguồn
2
thơng tin có độ chính xác, đảm bảo tin cậy cao như tài liệu địa chí trở nên thực
sự quý hiếm.
Vấn đềđặt ra với Trà Vinh trong giai đoạn phát triển mới của tỉnh là cần
nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí tại thư viện, qua đó để thấy được
những thế mạnh, hạn chế và tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường, phát triển
nâng cao hơn nữa hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí Trà Vinh tại Thư viện Trà
Vinh.
Tôi nhận thấy việc nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng phụcvụ tài
liệu địa chí của Thư viện tỉnh Trà Vinh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí là điều hết sức cần thiết. Với ý nghĩa như vậy
tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí tại Thư viện Tỉnh
Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với kiến thức được học hỏi trong
chương trình đào tạo của trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, sự tiếp thu,
kế thừa tri thức của những người đi trước và bằng kinh nghiệm thực tế, tôi hy
vọng đề tài của mình sẽ góp phần tìm ra những giải pháp thích hợp để đẩy mạnh
hiệu quả tài liệu địa chí tại Thư viện tỉnh Trà Vinh và sẽ là một tài liệu nghiệp
vụ để các đồng nghiệp tham khảo.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng phục vụ tài liệu địa chí ở Thư
viện Trà Vinh. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu về cơ sở lý luận về phục vụ tài liệu địa chí
Khảo sát thực trạng phục vụ tài liệu địa chí và nhu cầu của NDT tỉnh Trà
Vinh
3
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí tại TV Trà
Vinh.
3. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về tài liệu địa chí là một đề tài khá hấp dẫn, vấn đề này đã
được đã được rất nhiều các tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu như:
Một số cơng trình nghiên cứu ở Nga: N.V.Zdobnov “Những vấn đề chủ
yếu của thư mục địa chí ” (1925), M.K.Azadobxki “nhân chủng học và tài liệu
thư mục địa chí” (1926), E.K.Betger “Vai trị của thư viện trong việc tổ chức
cơng tác thư mục địa chí” (1929)...đây là những tác giả đầu tiên xây dựng cơ sở
lý luận cho cơng tác địa chí ở Nga. Đến nay, Nga đã có hàng ngàn cơng trình về
cơng tác địa chí với các tác giả như: K.V. Sivkov, N.N. Serba,
A.A.Mansurob.Tài liệu lý luận của Nga là một trong những cơ sở để nghiên cứu
về cơng tác địa chí nói chung và hoạt động TTĐC nói riêng.
Ở phương Tây cơng tác địa chí và hoạt động thơng tin địa chí thường
được đưa ra trong các tạp chí chuyên ngành thư viện như “Local Newpapers and
the public library” (1982) của D.Bond, “A National information resource for
local studies”(1984) của M.Evans, “A collecting policy for printed ephemerce”
(1992) của M.Dewey...những cơng trình này thường ngắn gọn, cơ động, chủ yếu
phản ánh hoạt động thơng tin địa chí ở các thư viện địa phương.
Ngược lại với tình hình nghiên cứu về địa chí ở nước ngồi, ở Việt Nam
số lượng các cơng trình nghiên cứu đến việc nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu
địa chí của thư viện tỉnh cịn rất ít. Trong các tài liệu liên quan đến cơng tác địa
chí của Thư viện tỉnh có một số cơng trình nghiên cứu đáng lưu ý như:
Kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu cấp bộ “Hoạt động thơng tin địa
chí ở các Thư viện tỉnh, thành phố phía Nam hiện nay” TS. Nguyễn Thị Thư,
2005 [29] cơng trình nghiên cứu này đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động thơng tin địa chí ở các Thư viện tỉnh, thành phố phía Nam cho đến thời
điểm 2004. Đề tài đã xác định ý nghĩa, vai trị của hoạt động thơng tin địa chí
trong cơng cuộc xây dựng và phát triển địa phương... và đưa ra những giải pháp
4
trước mắt cũng như lâu dài cho việc phát triển hoạt động thơng tin địa chí ở các
Thư viện tỉnh, thành phố phía Nam.
Luận văn thạc sĩ: “Hoạt động địa chí thư viện thành phố Hải Phịng thực
trạng và giải pháp” của tác giả Phan Thị Thu Hương. Đề tài viết năm 2000, Đại
học Văn hóa Hà Nội [18] nội dung nêu lên vị trí, vai trị của hoạt động địa chí
Hải Phịng trong hệ thống thơng tin tư liệu địa phương và quốc gia. Tác giả đã
đưa ra được nhiều phương hướng, giải pháp, kiến nghị tổ chức hoạt động phù
hợp cho việc phát triển hoạt động địa chí ở Thư viện thành phố Hải Phịng.
Trong đó, liên kết chia sẽ nguồn lực thơng tin địa chí là một trong những giải
pháp khá quan trọng giúp các thư viện có kế hoạch cụ thể, sao chụp, trao đổi,
giúp nhau khai thác đầy đủ tài liệu theo nhu cầu cụ thể từng thư viện.
Luận văn Thạc sĩ: “Quản lý và khai thác nguồn tài liệu địa chí tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu” của tác giả Huỳnh Tới, được viết từ năm 2001[29]. Đề tài trình
bày về cơng tác quản lý và và bảo quản tài liệu địa chí trong hoạt động địa chí
tại Thư viện Bà Rịa - Vũng tàu, đưa ra được 7 giải pháp cụ thể nhằm giúp cho
việc quản lý và khai thác tốt nguồn tài liệu địa chí tại Thư viện Bà Rịa - Vũng
tàu. Tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp củng cố, tăng cường vốn
TLĐC.
Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường hoạt động địa chí tại TV tỉnh Bình Thuận”
của tác giả Nguyễn Thị Kim Cúc. Đề tài viết năm 2006 [12]. Trong phạm vi
nghiên cứu của mình, tác giả luận văn cũng đã phân tích đánh giá khá kỹ về thực
trạng hoạt động địa chí TV tỉnh Bình Thuận, đưa ra những định hướng về phát
triển hoạt động địa chí. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm
tăng cường phát triển hoạt động địa chí TV tỉnh Bình Thuận như: Củng cố tăng
cường vốn TLĐC; Nâng cao chất lượng xử lý TLĐC; Hoàn thiện bộ máy tra cứu
TLĐC; Tăng cường các dịch vụ thơng tin địa chí; Tăng cường cơ sở vật chất cho
hoạt động địa chí.
Có một vài bài viết điển hình được đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam
như: “Vài suy nghĩ trong việc xây dựng kho tài liệu địa chí ở thư viện cấp tỉnh-
5
thành” của tác giả Trịnh Thanh Tùng, số 4 năm2009 [40, tr.44-47]; “Thực trạng
xây dựng VTL địa chí tại TV tỉnh Thái Bình” của tác giả Nguyễn Thị Minh, số 3
năm 2011 [25, tr.43-45]; “Một số vấn đề phục vụ tài liệu địa chí của TV tỉnh Gia
Lai” của tác giả Nguyễn Thị Thủy, số 5 năm 2012 [35, tr.45-47]....Nhìn chung,
các bài viết về lĩnh vực này đều đề cập đến mảng tài liệu địa chí ở từng địa
phương với một số góc độ, cách nhìn khác nhau. Từ phân tích cơng tác địa chí
của địa phương qua từng cơng đoạn sưu tầm, bổ sung cho đến bảo quản phục vụ
bạn đọc. Các tác giả đã đưa ra các giải pháp tăng cường định hướng phát triển
hoạt động địa chí cho phù hợp với từng địa phương.
Như vậy, riêng về lĩnh vực địa chí Thư viện tỉnh Trà Vinh cho đến khi
luận văn này hồn thành, chưa có một cơng trình khoa học nào đề cập một cách
tồn diện và đầy đủ về việc: Nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí tại Thư
viện tỉnh Trà Vinh.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Công tác phục vụ tài liệu địa chí đóng vai trị như thế nào đối với cơ quan
thông tin thư viện?
Tầm quan trọng và lợi ích của tài liệu địa chí đối với người dùng tin?
Cần có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí
tại Thư viện tỉnh Trà Vinh?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Cơng tác phục vụ tài liệu địa chí của Thư viện Trà Vinh còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Để phát huy hiệu quả công tác phục vụ
tài liệu địa chí phải bắt đầu từ khâu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; nâng cao
chất lượng vốn tài liệu địa chí, phát triển năng lực của cán bộ thư viện,...sẽ góp
phần nâng cao chất lượng cơng tác phục vụ tài liệu địa chí đáp ứng tốt nhu cầu
cho NDT.
6
5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đềtài tập trung nghiên cứu công tác nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa
chí tại Thư viện tỉnh Trà Vinh từ năm 2016 cho đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập thông tin khái quát về
những vấn đề liên quan đến lịch sử nghiên cứu và cơ sở lý luận để làm sáng tỏ
các khái niệm và nội dung nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng
tài liệu địa chí mà NDT đã sử dụng.
Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê các dữ liệu, dữ kiện đã thu
thập được, tổng hợp thông tin để có cơ sở đề xuất các giải pháp mang tính khả
thi tăng cường nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí.
Phương pháp quan sát để có thơng tin về đối tượng, trên cơ sở đó mà tiến
hành các bước tìm tịi và khám phá tiếp theo.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học:
Luận văn góp phần khẳng định vai trị, tầm quan trọng của việc nâng cao
hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí trong việc phục vụ sự phát triển của địa
phương.
Xây dựng cơ sở khoa học đểnâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chítại
thư viện tỉnh.
7
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho lãnh đạo các TV tỉnh nói
chung và thư viện Trà Vinh nói riêng đưa ra các chính sách và quyết định đối
với việc nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các đồng nghiệp làm trong việc nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa
chí tại các TV tỉnh và những người quan tâm đến lĩnh vực địa chí.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngồi lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về Thư viện tỉnh Trà Vinh
Chương 2: Thực trạng phục vụ tài liệu địa chí tại Thư viện tỉnh Trà Vinh
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ tài liệu địa chí tại Thư
viện tỉnh Trà Vinh
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TỈNH TRÀ VINH
1.1 Cơ sở lý luận về phục vụ tài liệu địa chí
1.1.1 Một số khái niệm
❖ Địa chí
Địa chí là một từ ghép: địa và chí. Theo nghĩa của từ thì địa là đất, vùng
đất, địa phương; chí là ghi chép, khảo tả về vùng đất. Tài liệu địa chí là tài liệu
có nội dung ghi chép, phản ánh về một địa phương, một vùng nhất định
[9,tr.13].
Theo GS.Trần Quốc Vượng: "địa chí là một loại chuyên khảo
(monography) về một vùng có lãnh thổ và bản sắc văn hóa xác định (xã, làng,
huyện, tỉnh, vùng, miền, quốc gia, dân tộc) [41, tr.16].
Theo GS. Đinh Gia Khánh: “Địa chí tương ứng với thuật ngữ quốc tế
chorography. Thuật ngữ này do hai từ căn Hy Lạp tạo nên (khora nghĩa là xứ sở,
graphe nghĩa là ghi chép)” [22, tr.8].
Trong “Từ điển tiếng Việt” của nhà xuất bản khoa học xã hội: “địa chí:
sách ngày xưa biên chép về địa thế, dân cư, sản vật của một khu vực" [28,
tr.287].
GS. Nguyễn Đổng Chi trong “Địa chí văn hố dân gian Nghệ Tĩnh” viết:
“hai tiếng địa chí quen thuộc thường dùng để chỉ một loại cơng trình ghi chép,
miêu tả, nói khác đi là thông tin nhiều mặt của một địa phương hoặc rộng (như
tỉnh chí) hoặc hẹp (xã chí)” [13, tr.9].
Theo các nhà khoa học Nga trong Từ điển bách khoa Xơ Viết thì cho rằng
địa chí học là nghiên cứu toàn diện một bộ phận nhất định, một thành phố, làng
bản hoặc một địa điểm, dân cư chủ yếu do người địa phương cùng các nhà
nghiên cứu, các tổ chức khoa học tiến hành, mà phần lãnh thổ được nghiên cứu
này là quê hương của họ.
9
Trong lịch sử thư tịch, địa chí là thể loại tồn tại lâu đời. Nội dung ghi chép
của địa chí rất toàn diện, phản ánh đầy đủ các yếu tố thiên - địa - nhân, trong đó
địa là yếu tố cơ bản. Địa chí là thể loại sách ghi chép, biên soạn, giới thiệu về
địa lý, lịch sử, phong tục, nhân vật, sản vật, kinh tế, văn hoá... của một địa
phương (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố...).
❖ Tài liệu địa chí
Trong “Cẩm nang nghề thư viện” tiến sĩ Lê Văn Viết đã định nghĩa đầy
đủ và rõ ràng về tài liệu địa chí: “Tất cả các ấn phẩm, các tài liệu không công bố
(viết tay, đánh máy, đồ họa), các tài liệu nghe nhìn, các vật mang tin đọc máy
(băng từ, đĩa compact…) mà nội dung hồn tồn nói về vùng đó hoặc có bao
nhiêu tin tức (theo khối lượng hay giá trị) về nó khơng phụ thuộc vào loại hình
và phương pháp in ấn, số lượng, ngơn ngữ, nội dung xuất bản hay chế tạo, xu
hướng chính trị, tư tưởng.” [45, tr.474].
Tại hội nghị cơng tác địa chí Thư viện tỉnh, thành phố trong thời kỳ đổi
mới được tổ chức tại Phú Yên ngày 25-26/6, Thư viện quốc gia Việt Nam có
thơng báo kết quả hội nghị, trong đó nhắc lại quan điểm thống nhất về tài liệu
địa chí: tài liệu viết về đất nước, con người địa phương được xuất bản bất cứ đâu
trong nước và thế giới [17, tr. 11].
Tuy nhiên cho đến nay khái niệm về tài liệu địa chí vẫn chưa thống nhất.
Tóm lại có thể hiểu tài liệu địa chí là những tài liệu có nội dung về địa phương
hoặc liên quan đến địa phương, không kể do ai viết được công bố, xuất bản ở
đâu, bằng chất liệu hay ngơn ngữ gì.
Tài liệu địa chí là tài liệu ghi chép, phản ánh các sự kiện, hiện tượng, con
người liên quan đến lãnh thổ địa phương, có thể ở phạm vi làng, xã, huyện, tỉnh,
thành phố hoặc vùng, miền. Nội dung của tài liệu địa chí chứa đựng vốn hiểu
biết tồn diện, có hệ thống và tối thiểu về một vùng đất. Và các tài liệu này
mang tính khách quan, chính xác, khoa học trong một thời điểm lịch sử nhất
định với bất cứ ngơn ngữ nào, dưới hình thức nào.
10
Tài liệu địa chí mang tính tư liệu vì trong đó chứa đựng nguồn tư liệu về
địa phương, là cơng cụ tra cứu đắc lực, thường xuyên của các nhà quản lý để tra
tìm các sự kiện, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý điều
hành các hoạt động của địa phương.
Tài liệu địa chí là tài liệu quý, ghi chép khắc học diện mạo các vùng, địa
phương, phản ánh đa dạng các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, khoa học, phong tục
tạp quán, truyền thống văn hóa quý báu của địa phương. Tài liệu địa chí là cơ sở
để chúng ta khảo sát, quy hoạch phân vùng kinh tế, văn hóa của địa phương.
Vì vậy tài liệu địa chí chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động của
thư viện. Đồng thời tài liệu này cũng tạo ra sự gắn bó giữa thư viện với địa
phương, khẳng định vị trí quan trọng của thư viện tỉnh, thành phố.
❖ Vốn tài liệu địa chí
Theo Luật thư viện Việt Nam, tại Điều 7 Chương 1 thì Tài ngun thơng
tin hạn chế sử dụng trong thư viện là “ Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài ngun
thơng tin là di sản văn hóa đang lưu giữ trong thư viện”.
Vốn tài liệu địa chí thư viện là bộ sưu tập các loại hình tài liệu và được
con người xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện và tổ
chức cho bạn đọc sử dụng chung, để quản lý và bảo quản.[9, tr. 107]
Vốn tài liệu địa chí là những tài liệu ghi chép về địa phương, có thể là
tồn diện hay từng phần, từng mặt của địa phương (ví dụ như về kinh tế, văn
hóa, xã hội, con người, nhân vật, sự kiện của địa phương…)[9, tr.108].
Vốn tài liệu địa chí là điều kiện cần và đủ để xây dựng công tác địa chí,
đây cũng là nhân tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của vấn đề khai thác tài
liệu địa chí.
Với những khái niệm trên thì vốn tài liệu địa chí là khơng chỉ là sách,
báo, mà cịn gồm tranh, ảnh, đĩa, các cơ sở dữ liệu…và được xử lý theo chuẩn
nghiệp vụ thư viện, tổ chức cho bạn đọc sử dụng, để quản lý và bảo quản. Thư
11
viện muốn xây dựng một vốn tài liệu địa chí có chất lượng thì phải tiến hành
phát triển theo diện phục vụ của thư viện.
Để tăng cường mạnh mẽ công tác địa chí, đưa cơng tác này thành một
trong những nội dung trọng tâm của hoạt động của các thư viện tỉnh, thì một
trong những nhiệm vụ đầu tiên là sưu tầm, bổ sung nhằm xây dựng vốn tài liệu
địa chí cho thư viện. Thiếu nó thư viện tỉnh khơng thể tổ chức tốt hoạt động
phục vụ tài liệu địa chí.
Song song với vốn tài liệu địa chí, các thư viện rất chú ý tạo lập bộ sưu
tập xuất bản phẩm địa phương. Sức mạnh giá trị của hoạt động địa chí tùy thuộc
vào kết quả xây dựng, tích lũy lâu dài và điều kiện cụ thể của từng thư viện như
đội ngũ chun mơn, kinh phí và tổ chức mạng lưới cộng tác viên.
Để có thể phục vụ tài liệu địa chí có hiệu quả thì trước hết chúng ta cần
phải nghiên cứu và xác định các đối tượng sử dụng tài liệu cũng như các công cụ
phục vụ q trình khai thác tài liệu địa chí. Đối với việc khai thác tài liệu địa chí
cũng vậy. Đối tượng khai thác tài liệu địa chí rất phong phú như các nhà lãnh
đạo, quản lý của Trung ương đến địa phương; các nhà nghiên cứu sáng tác; học
viên cao học, bạn đọc phổ thơng (học sinh, sinh viên…). Đây chính là các đối
tượng thường sử dụng tài liệu địa chí thường xuyên nhất.
Bên cạnh việc xác định đối tượng sử dụng tài liệu địa chí, chúng ta cũng
cần tìm hiểu mục đích sử dụng của những đối tượng ấy. Bạn đọc có thể sử dụng
tài liệu địa chí nhằm các mục đích tìm hiểu, nâng cao trình độ, nghiên cứu mỗi
vấn đề của địa phương, dân tộc, phục vụ cho việc lãnh đạo, quản lý, viết báo
cáo, viết bài tuyên truyền hoặc đơn giản là tăng thêm hiểu biết về địa phương.
Từ việc nắm rõ mục đích, yêu cầu của bạn đọc trong việc khai thác tài
liệu sẽ giúp quá trình khai thác tài liệu địa chí của bạn đọc đạt hiệu quả cao, đáp
ứng được nhu cầu của NDT.
Công cụ khai thác địa chí cũng rất đa dạng bao gồm nhiều hình thức
(truyền thống và hiện đại) như: mục lục, bảng tra; hộp phiếu địa chí; thư mục
địa chí; cơ sở dữ liệu địa chí; …
12
❖ Phục vụ
Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý làm chủ biên đã định nghĩa về
khái niệm phục vụ là “làm việc vì lợi ích của đối tượng nào”. Trong hoạt động
thơng tin – thư viện thì cơng tác phục vụ NDT nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu
tin, giúp cho NDT đạt được mục tiêu tìm kiếm thơng tin. Đó chính là các hoạt
động vì lợi ích NDT.
Công tác phục vụ NDT là tổng thể các biện pháp về tổ chức, các quá trình
tâm lý sư phạm, là một công việc khoa học liên quan đến giáo dục, xã hội học,
tâm lý học.
Tác giả Lê Văn Viết đã định nghĩa về công tác phục vụ NDT trong “
Cẩmnang nghề thư viện” như sau:“ Phục vụ NDT là hoạt động của thư viện
nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của
chúng, giúp đỡ người đến thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu đó.
Cơng tác này được xây dựng trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với
nhau của việc phục vụ Thư viện, phục vụ thơng tin tra cứu".
❖ Hiệu quả
Có rất nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về hiệu quả. Theo Từ điển
tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng (2011) định nghĩa: Hiệu quả là kết quả đích
thực của một hoạt động, cơng việc nào đó. Hiệu quả là so sánh đầu vào với đầu
ra của một quyết định nào đó.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: Hiệu quả đích thực của một hoạt động, cơng
việc nào đó[44,tr.702]. Nói đến hiệu quả là nói đến mục tiêu đặt ra được hồn
thành tốt, xấu thế nào và ở mức độ nào. Trong tổ chức hoạt động, khái niệm hiệu
quả sử dụng khá thường xuyên. Hiệu quả mô tả các kết quả được thực hiện đích
thực và rõ rệt như thế nào so với mục tiêu đề ra.
Hiệu quả của công tác phục vụ người dùng tin được hiểu là việc cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện đáp ứng được nhu cầu tin của
NDT.
13
Hiệu quả của hoạt động thông tin thư viện là khái niệm phức tạp và còn
nhiều tranh luận trong khoa học Thơng tin thư viện. Trong nhiều cơng trình của
các tác giả khác nhau khái niệm này cùng những phương pháp đánh giá và xác
định hiệu quả của hoạt động TTTV cũng được trình bày khác nhau: Có những
quan điểm lập luận: Hiệu quả là khả năng của hoạt động TTTV cung cấp một
lượng tối đa các dịch vụ TTTV.
Trong luận văn, tác giả xem xét khái niệm hiệu quả theo mục tiêu của
phục vụ NDT: Hiệu quả của công tác phục vụ tài liệu địa chí là phản ánh mức
độ thỏa mãn nhu cầu của NDT trong thư viện và mức độ đảm bảo thơng tin địa
chí cho NDT thông qua các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện.
1.1.2. Đặc trưng và các loại hình tài liệu địa chí
❖ Đặc trưng của tài liệu địa chí
Theo TS. Nguyễn Văn Cần: “Tài liệu địa chí có những đặc trưng chủ yếu
như tính địa vực, tính tổng hợp, tính cơ đọng, cơ bản,…” [9, tr. 22].
- Tính địa vực là đặc trưng tiêu biểu nhất của tài liệu địa chí. Trong khơng
gian địa phương thì tỉnh, thành phố thể hiện được đầy đủ các đặc trưng của địa
phương, vì ở cấp tỉnh, thành phố thì cơng tác xây dựng, quản lý địa phương mới
tiến hành ở quy mô và mức độ cao được.
- Tính tổng hợp hay tính đa diện, toàn diện vốn là đặc trưng cơ bản của tài
liệu địa chí. Nội dung ghi chép bao gồm cả quá khứ, hiện tại về thiên nhiên, địa
lý, kinh tế, văn hóa…Nhờ tính tổng hợp nên sách địa chí thường có liên quan
đến nhiều ngành khoa học khác nhau như lịch sử, địa lý, kinh tế, dân tộc học,…
- Tính cơ đọng, cơ bản, khách quan cũng là một trong những đặc trưng
của tài liệu địa chí. Đặc trưng này thể hiện bút pháp của thể loại địa chí. Các vấn
đề về địa phương được trình bày ở những nét tổng thể, cơ đọng mang tính trung
thực khách quan, ít bình luận và theo chủ quan đánh giá của tác giả.
14
Tài liệu địa chí thể hiện các sự kiện của địa phương, phản ánh thời điểm
lịch sử xã hội cụ thể. Thơng thường các tài liệu địa chí được biên soạn sau sẽ
tiếp thu giá trị các tài liệu trước và mang tính kế thừa.
❖ Các loại hình tài liệu địa chí
Tài liệu vốn địa chí rất đa dạng, phong phú có thể là sách, báo, bản thảo
viết tay, luận án, đề tài khoa học, bản đồ, ấn phẩm tờ rơi, tài liệu đặc biệt, sách
Hán –Nôm, bản khắc gỗ, hương ước, thần tích, thần sắc, gia phả, các vi phim, tài
liệu nghe nhìn, tài liệu địa chí điện tử…[9, tr.108]. Chiếm tỷ lệ lớn trong vốn tài
liệu địa chí của thư viện trước hết là sách Tiếng Việt.
Có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau như theo nội dung tài liệu, thời gian
lịch sử biên soạn, theo ngôn ngữ, hình thức xuất bản và lưu giữ thơng tin để
phân chia tài liệu địa chí thành một số loại [9, tr.25].
Theo TS. Nguyễn Văn Cần có các dấu hiệu phân loại tài liệu địa chí:
+ Theo địa dư
+ Theo thời kỳ lịch sử
+ Theo nội dung phản ánh
+ Theo mục đích sử dụng và đối tượng độc giả
+ Theo một số tiêu chí như tác giả biên soạn, ngơn ngữ, hình thức xuất
bản và lưu trữ thơng tin
Trong đó, dấu hiệu địa dư là “cơ bản và bao quát hơn cả, thể hiện bản chất
của vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu, bởi vì bất cứ tài liệu địa chí nào cũng
liên quan đến một địa dư, khu vực nhất định”.
Theo địa dư bao gồm tài liệu địa chí mang tính quốc chí và địa phương
chí. Quốc chí là loại sách có nội dung ghi chép và phản ánh toàn diện về một đất
nước, bao gồm vùng miền khác nhau. So với quốc chí thì địa phương chí có số
lượng lớn hơn nhưng lại đa dạng, có điều kiện ghi chép tỉ mỉ, chuyên sâu về
từng địa phương.
15
Tài liệu địa chí được phân loại theo thời kỳ lịch sử. Dựa vào mốc lịch sử
trọng đại của dân tộc là cách mạng tháng Tám 1945 để chia tài liệu địa chí thành
hai thời kỳ cơ bản là trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám,
nhất là khi đất nước được thống nhất đến nay.
Trong những năm 1954-1975 là giai đoạn nở rộ của việc biên soạn sách
địa chí ở miền Nam Việt Nam. Số lượng tác phẩm được biên soạn và xuất bản
đứng đầu trong các thời kỳ, tính đến thời điểm 2008 (64 tác phẩm) [10, tr. 359].
Sách địa chí trong giai đoạn này được biên soạn theo thể loại địa chí tổng hợp,
khơng có xuất hiện các thể loại địa chí chun ngành. Điều này phản ánh đúng
nhu cầu của các địa phương trước mắt cần có sách địa chí ghi chép nhiều mặt
của địa phương nên chọn thể loại địa chí tổng hợp và cũng thể hiện trình độ phát
triển của địa chí chuyên ngành lúc bấy giờ.
So sánh các loại tài liệu địa chí được biên soạn trong hai thời kỳ khác
nhau của lịch sử, chúng ta thấy ngoài những đặc trưng chung của sách địa chí,
giữa chúng cũng có sự khác nhau về các phương diện như quan điểm biên soạn,
tính chất, đối tượng độc giả địa chí…Sách địa chí xưa được được biên soạn theo
quan điểm Nho giáo và chủ nghĩa thực dân sau đó. Địa chí Việt Nam ngày nay
dựa trên quan điểm biên soạn mới, đó là Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng phát triển
kinh tế, văn hóa của đất nước, từng vùng, từng địa phương [9, tr.29].
Theo nội dung ghi chép và phản ánh gồm địa chí tổng hợp và địa chí
chuyên ngành. Địa chí tổng hợp là tài liệu có nội dung phong phú, ghi chép về
tồn diện về một vùng, một địa phương...Địa chí chuyên ngành là tài liệu ghi
chép, phản ánh về một ngành nghề, một lĩnh vực nhất định của địa phương như
kinh tế, văn hóa, danh lam thắng cảnh...
Theo mục đích sử dụng và đối tượng NDT có thể chia thành tài liệu địa
chí phục vụ nghiên cứu và địa chí phổ thơng tài liệu nghiên cứu là những tài liệu
phục vụ cho những người có trình độ, người nghiên cứu, người làm cơng tác
quản lí các vùng, địa phương...Tài liệu địa chí phổ thơng là những tài liệu phục