Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

luận văn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH MTV điện lực ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.76 KB, 103 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




ĐINH THỊ HÀ




NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG







Hà Nội - 2015



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




ĐINH THỊ HÀ



NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐĂNG KHÂM


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài "Nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình" là kết quả của quá trình học
tập và nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn đƣợc thu thập ban đầu
hoặc trích dẫn từ các nguồn tin cậy, bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; việc xử lý,
phân tích và đánh giá các số liệu đƣợc thực hiện một cách trung thực, khách quan.

















LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này ngoài cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, hƣớng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khoá học cao học và trong thời gian
nghiên cứu đề tài. Qua đây, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới:
PGS.TS Trần Đăng Khâm ngƣời đã hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Đồng thời tôi

muốn bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Khoa Ngân hàng – Tài chính Trƣờng Đại
học Kinh Tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội. Các bạn học viên lớp TCNH1 – K21 đã đồng
hành cùng tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu; Ban lãnh đạo Công ty TNHH
MTV Điện lực Ninh Bình, các đồng nghiệp của tôi tại Công ty. Tôi xin chia sẻ niềm
vui khi hoàn thành đề tài này với cha, và gia đình những ngƣời luôn ủng hộ tôi.
Tôi xin gửi thầy cô, bạn bè và gia đình lời chúc sức khoẻ, thành công trong
cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!









TÓM TẮT

Luận văn đƣợc thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, đánh giá và chỉ
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH MTV Điện
lực Ninh Bình
Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá làm rõ bản chất và quy luật của vấn đề nghiên cứu đó là
thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH
MTV Điện lực Ninh Bình.















MỤC LỤC

Danh mục viết tắt i
Danh mục các bảng biểu ii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ iii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH
NGHIỆP 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp 5
1.1.2. Tài sản của doanh nghiệp 7
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 13
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 13
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 15
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA
DOANH NGHIỆP 18
1.3.1. Các nhân tố chủ quan 18
1.3.2. Các nhân tố khách quan 27

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 31
2.1.1. Bƣớc 1 - Xác định vấn đề 32
2.1.2. Bƣớc 2 - Tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu liên quan 33
2.1.3. Bƣớc 3 - Hình thành giả thiết 33
2.1.4. Bƣớc 4 - Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu 34
2.1.5. Bƣớc 5 - Thu thập dữ liệu 36
2.1.6. Bƣớc 6 - Xử lý dữ liệu thu thập 37
2.1.7. Bƣớc 7 – Trình bày kết quả và viết báo cáo. 38
2.2. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 38
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY
TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH 39


3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH 39
3.1.1. Giới thiệu về Công ty 39
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 40
3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH
MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH 42
3.2.1. Thực trạng tài sản của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình 42
3.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực
Ninh Bình 48
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH MTV
ĐIỆN LỰC NINH BÌNH 55
3.3.1. Kết quả đạt đƣợc 55
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 59
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH 67
4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 67
4.1.1. Định hƣớng phát triển của ngành Điện lực Việt Nam 67

4.1.2. Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình 68
4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY
TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH 69
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty 69
4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty 75
4.2.2.1. Nâng cao công tác quản lý TSCĐ 75
4.2.3. Một số giải pháp chung khác 78
4.3. KIẾN NGHỊ 82
4.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN) 82
4.3.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc 83
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
KÍ HIỆU
NGUYÊN NGHĨA
1
TSCĐ
Tài sản cố định
2
TSDH
Tài sản dài hạn
3
TSNH
Tài sản ngắn hạn

4
CCDC
Công cụ dụng cụ
5
TSCĐHH
Tài sản cố định hữu hình
6
BCTC
Báo cáo tài chính
7
CP
Cổ phần
8
HJS
Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu
9
KHP
Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa
10
TNHH MTV
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
11
EVN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
12
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
13
TCKT
Tài chính kế toán

14
QLXD
Quản lý xây dựng
15
KD&ĐNT
Kinh doanh và điện nông thôn
16
TTBV&PC
Thanh tra bảo vệ và pháp chế
17
VT&XNK
Vật tƣ và xuất nhập khẩu
18
QLĐT&ĐT
Quản lý đầu tƣ và đấu thầu
19
CNTT
Công nghệ thông tin
20
WB
World Bank - Ngân hàng thế giới

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


STT
Bảng
Nội dung

Trang
1
Bảng 3.1
Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH MTV Điện lực
Ninh Bình
41
2
Bảng 3.2
Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH MTV
Điện lực Ninh Bình
43
3
Bảng 3.3
Cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty TNHH MTV
Điện lực Ninh Bình
45
4
Bảng 3.4
Hệ số hao mòn TSCĐ HH của Công ty TNHH MTV
Điện lực Ninh Bình
47
5
Bảng 3.5
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài
sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình
48
6
Bảng 3.6
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH tại
Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

49
7
Bảng 3.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSDH tại
Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình
51
8
Bảng 3.8
Bảng so sánh các chỉ tiêu giữa Công ty TNHH
MTV Điện lực Ninh Bình (NBPC); Công ty Cổ
phần thủy điện Nậm Mu (HJS) và Công ty Cổ
phần Điện lực Khánh Hòa (KHP)
53
9
Bảng 3.9
Cơ cấu vốn của Công ty TNHH MTV Điện lực
Ninh Bình
55
10
Bảng 3.10
Vốn ngắn hạn ròng tại Công ty TNHH MTV Điện
lực Ninh Bình
57
iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ
STT

Sơ đồ
Nội dung
Trang
1
Sơ đồ 2.1
Quy trình nghiên cứu
34
2
Sơ đồ 3.1
Cơ cấu tổ chức của Công ty
43
3
Sơ đồ 3.2
Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng tới hiệu
quả sử dụng tài sản của Công ty
65

BIỂU ĐỒ
STT
Biểu đồ
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 3.1
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH
MTV Điện lực Ninh Bình
59
1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều sứ mệnh, mục tiêu khác nhau
song mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, vấn đề sử dụng
tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng trong quản trị tài chính. Sử dụng
tài sản một cách hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra với hiệu quả
kinh tế cao nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá
trị tài sản của chủ sở hữu.
Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển bền vững cần phải có chiến lƣợc và bƣớc đi thích hợp. Trƣớc tình
hình đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng đƣợc đặc biệt quan tâm.
Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình trực thuộc Tổng công ty Điện lực
Miền Bắc, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh bán điện. Trong
những năm qua, công ty đã quan tâm đến vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản và đã đạt
đƣợc những thành công nhất định. Nhờ đó, khả năng cạnh tranh cũng nhƣ uy tín của
Công ty ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan, hiệu quả sử dụng tài sản vẫn còn thấp so với mục tiêu. Trƣớc yêu cầu đổi
mới, để có thể đứng vững và phát triển thì nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một
trong những vấn đề hết sức cấp thiết đối với Công ty.
Nhận thấy tầm quan trọng này với những kiến thức đƣợc trang bị trong quá
trình học tập chuyên ngành Tài chính ngân hàng, và thông qua hoạt động thực tiễn
công tác, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công
ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp chƣơng trình Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng tại Trƣờng Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Nội dung chủ yếu của đề tài nghiên cứu là phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
2
2 Tình hình nghiên cứu

“Electricity distribution business asset management plans and consumer
engagement: Best practice Recommendations”. Nhóm tác giả thuộc Hiệp hội
PARSONS BRINCKERHOFF phối hợp với Công ty SAUNDERS UNSWORTH
(2005). Bài nghiên cứu đƣa ra các giải pháp cho phép đánh giá các Công ty phân
phối điện trên các khía cạnh: cơ cấu phân bổ tài sản sao cho linh hoạt và đạt hiệu
suất sử dụng cao. Báo cáo này nhấn mạnh việc lập kế hoạch quản lý tài sản và triển
khai thực hiện các phƣơng pháp vận hành, bảo dƣỡng tài sản đạt hiệu quả đầu tƣ.
“Case Study: Eskom Distribution – Asset Management Assessment and Way
Forward”. Tác giả: Julie Fowler (2007). Bài nghiên cứu đƣa ra các thách thức mà
Công ty Eskom đang gặp phải trong việc duy trì hệ thống điện, vấn đề tái đầu tƣ và
huy động nguồn vốn đầu tƣ tài sản, từ đó đƣa ra các giải pháp quy chuẩn, các quy
trình để quản trị, đánh giá tài sản hiệu quả.
“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Than -VINACOMIN”, Luận văn Thạc sỹ 2006, lƣu tại Học Viện
Tài chính, của tác giả Lê Thị Huyền Trang. Tác giả làm đã nêu ra một số lý luận cơ
bản về vốn lƣu động và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu
động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu than. Bài viết đã nêu lý luận và phƣơng
pháp quản trị vốn lƣu động: tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa (VINACOMIN).
“Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội
”, Luận văn thạc sỹ 2008, lƣu tại Đại học Kinh tế Quốc dân, của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Dung đã phân tích và chỉ ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản của công ty
“Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa” Bài phân tích đăng
trên trang web www.kiemtoan.com.vn ngày 09/10/2009.
“Đau đầu bài toán sử dụng đồng vốn hiệu quả” của tác giả Minh Đức, đăng
trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam ngày 12/5/2011 nêu lên một số nguyên nhân dẫn
đến việc suy giảm hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.
3
“Sáu sai lầm trong quản trị vốn lưu động” Tác giả Kevin Kaiser và S.David

Young trên Harvard Business Review. Bài phân tích đã nên sáu sai lầm trong quản
trị vốn lƣu động đƣợc đúc rút từ nghiên cứu hoạt động của các công ty và tập đoàn
lớn trên thế giới (Quản lý bằng báo cáo thu nhập; Khen thƣởng lực lƣợng bán hàng
chỉ vì tốc độ tăng trƣởng đạt đƣợc; Áp dụng hệ số thanh toán nợ hiện tại và hệ số
thanh toán nợ nhanh; Quá chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm trong quá trình sản
xuất; Lấy đối thủ làm chuẩn; Quản lý các khoản phải thu theo các khoản phải trả).
Luận án tiến sỹ về “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính Nhà
nước ở Việt Nam” tác giả Phan Hữu Nghị, Đại học Kinh tế quốc dân đã phân tích,
đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản của Nhà nƣớc.
“Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng”,
Luận văn thạc sỹ 2012, lƣu tại Đại học Kinh tế - ĐH GQHN, của tác giả Đào Thị
Thu Huyền đã chỉ ra đƣợc những thành công, hạn chế của công ty TNHH gốm sứ
Bát Tràng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trong việc sử dụng tài
sản giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong quản lý, nâng cao hiệu suất và hiệu quả
sử dụng tài sản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa – Loại hình doanh nghiệp chiếm
phần lớn trong nền kinh tế.
Các công trình, bài viết nghiên cứu trƣớc đây nói chung đã đề cập đến những
vấn đề chung về tài sản cố định, tài sảng lƣu động, hiệu quả sử dụng tài sản, nguyên
nhân dẫn đến việc sử dụng tài sản kém hiệu quả và nêu lên một số giải pháp nhằm
cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh nghiệp theo quy định của Bộ
Tài chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên một số đề tài nghiên cứu đã
không còn tính cập nhật do năm nghiên cứu là trƣớc năm 2012 cũng nhƣ chƣa có
nghiên cứu nào tiếp cận có hệ thống đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình một cách tổng quan, chi tiết để tìm
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết chung của đề tài về hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp.
4
Với những số liệu thu thập đƣợc, dựa trên khung lý thuyết cơ sở tác giả phân

tích, đánh giá làm rõ bản chất và quy luật của vấn đề nghiên cứu đó là thực trạng
hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.
Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại
Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.
Luận văn với đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH
MTV Điện lực Ninh Bình” nhằm đóng góp thiết thực cho sự phát triển của Công ty
Điện lực Ninh Bình và là nguồn tƣ liệu tham khảo cho những ai đang quan tâm đến
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thế nào là sử dụng tài sản có hiệu quả? Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
sử dụng tài sản là gì? Thực trạng sử dụng tài sản tại Công ty ra sao? Những nguyên
nhân khách quan, chủ quan nào ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng tài sản? Các giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đối với Công ty là gì?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH MTV
Điện lực Ninh Bình giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình viết luận văn:
Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp
tổng hợp, phƣơng pháp điều tra nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn:
Phần giới thiệu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
5
Chƣơng 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV
Điện lực Ninh Bình

Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH
MTV Điện lực Ninh Bình
Kết luận

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tƣ cách pháp nhân, hoạt động
kinh doanh trên thị trƣờng nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành, ở nƣớc ta Luật
Doanh nghiệp năm 2005 phân biệt có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau đây:
- Doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Doanh nghiệp tƣ nhân.
- Công ty hợp danh (partnership)
- Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh
doanh: Kinh doanh cá thể, Kinh doanh góp vốn, Công ty.
6
Kinh doanh cá thể: Là loại hình đƣợc thành lập đơn giản nhất, không cần
phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nƣớc. Doanh nghiệp này

không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá
nhân. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và
các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh
nghiệp. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của ngƣời
chủ. Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của ngƣời chủ.
Kinh doanh góp vốn: Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi
phí thành lập thấp. Theo hình thức kinh doanh này, các thành viên chính thức
có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ. Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với
phần tƣơng ứng với phần vốn góp. Nếu nhƣ một thành viên không hoàn thành
trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả.
Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chính thức chết hay rút vốn.
Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuế thu
nhập cá nhân. Khả năng về vốn của doanh nghiệp này hạn chế.
Công ty: Là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: lợi
ích của các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý.
Theo truyền thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phƣơng hƣớng, chính sách và hoạt
động của công ty. Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa
chọn ban quản lý. Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức
mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản
lý mang lại cho công ty các ƣu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn:
- Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới.
- Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lƣợng cổ đông.
- Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vào công
ty (trách nhiệm hữu hạn).
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ƣu, nhƣợc điểm riêng và phù hợp với
quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động
với tƣ cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.
7
1.1.2. Tài sản của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp

Ta có thể hiểu tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực thực có của
doanh nghiệp, bao gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho doanh
nghiệp đó.
Lợi ích kinh tế trong tƣơng lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn
tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản
tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.
Tài sản đƣợc biểu hiện dƣới hình thái vật chất nhƣ nhà xƣởng, máy móc,
thiết bị, vật tƣ, hàng hoá hoặc không thể hiện dƣới hình thái vật chất nhƣ bản quyền,
bằng sáng chế nhƣng phải thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai và thuộc quyền
kiểm soát của doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp nhƣng doanh nghiệp kiểm soát đƣợc và thu đƣợc lợi ích kinh tế
trong tƣơng lai, nhƣ tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp và thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai nhƣng có thể
không kiểm soát đƣợc về mặt pháp lý.
Tài sản của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện
đã qua, nhƣ góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, đƣợc cấp, đƣợc biếu tặng. Các giao dịch
hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tƣơng lai không làm tăng tài sản.
1.1.2.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Căn cứ vào các mục đích nghiên cứu khác nhau mà có nhiều cách thức phân loại
tài sản của doanh nghiệp nhƣ:
 Phân loại theo chu kỳ sản xuất ta có: Tài sản cố định và tài sản lƣu động
 Phân loại theo đặc tính cấu tạo vật chất ta có: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình
 Phân loại theo kết cấu ta có: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
8
Trong phạm vi nghiên cứu của mình tác giả tìm hiểu sâu hơn về cách thức phân
loại tài sản theo kết cấu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đó là tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn.
 Tài sản ngắn hạn

Một tài sản đƣợc xếp vào tài sản ngắn hạn khi tài sản này là tiền hoặc tƣơng
đƣơng tiền và việc sử dụng không gặp bất kỳ hạn chế nào; hoặc đƣợc nắm giữ chủ
yếu cho mục đích thƣơng mại, mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi, thanh toán
trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; đƣợc dự tính để bán hoặc thu hồi
trong chu kỳ kinh doanh bình thƣờng của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn gồm:
Có nhiều tiêu chí để phân loại tài sản ngắn hạn, ở đây tác giả chỉ đề cập đến
tiêu chí phân loại đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu là tiêu chí phân loại căn cứ
theo hệ thống tài khoản kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tiền và các khoản tương đương tiền. Tiền đƣợc hiểu là tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ
ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không
có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Tài sản tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tƣ chứng khoán có thời
hạn thu hồi dƣới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (nhƣ: tín phiếu kho
Bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái
phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tƣ tài chính khác không quá một năm.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách
hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu
hồi hoặc thanh toán dƣới một năm.
Tồn kho: Bao gồm vật tƣ, hàng hoá, sản phẩm, sản phẩm dở dang.
Tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trƣớc ngắn hạn, thuế GTGT
đƣợc khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc, tài sản ngắn hạn khác.
 Tài sản dài hạn
9
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn đƣợc xếp vào loại tài sản
dài hạn. Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất
động sản đầu tƣ, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.
Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng,
phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc
thanh toán trên một năm.

Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất,
nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do ngƣời chủ sở
hữu hoặc ngƣời đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục
đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong
sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán
trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thƣờng.
Một bất động sản đầu tƣ đƣợc ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai
điều kiện sau:
- Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai.
- Nguyên giá của bất động sản đầu tƣ phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy.
Nguyên giá của bất động sản đâu tƣ bao gồm giá mua và các chi phí liên
quan trực tiếp, nhƣ: phí dịch vụ tƣ vấn luật pháp liên quan, thuế trƣớc bạ và các chi
phí giao dịch liên quan khác.
Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các
hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Nguyên giá tài sản phải đƣợc xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (ba mƣơi triệu đồng) trở lên.
Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tƣ đổi mới tài sản cố định là một trong
các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì:
- Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanh của
doanh nghiệp.
10
- Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có đƣợc năng suất cao, chất lƣợng sản
phẩm và dịch vụ tốt, chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ thấp tạo điều kiện đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó làm tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đủ
sức cạnh trạnh trên thị trƣờng. Xét trên góc độ này, đầu tƣ đổi mới tài sản cố định
kịp thời, hợp lý trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tƣ đổi mới

tài sản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí nhƣ: Chi phí sửa chữa lớn
tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lƣợng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản
phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện
cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh nhƣ hiện nay.
Tài sản cố định đƣợc phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục
vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thƣờng có một số cách thức
phân loại chủ yếu sau:
+ Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:
Theo phƣơng pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đƣợc chia
thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ
thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhƣ: Nhà cửa, vật kiến trúc,
máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn…
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhƣng
xác định đƣợc giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tƣợng khác thuê phù hợp với
tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình. Thông thƣờng, tài sản cố định vô hình bao gồm:
Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, phần mềm
máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế,…
Phƣơng pháp phân loại này giúp cho ngƣời quản lý thấy đƣợc cơ cấu đầu tƣ
vào tài sản cố định theo hình thái biểu biện, là căn cứ để quyết định đầu tƣ dài hạn
hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với
mỗi loại tài sản cố định.
11
+ Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:
Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đƣợc chia
làm hai loại:
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định
đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh
doanh phụ của doanh nghiệp.

Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng:
Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và
sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh,
quốc phòng.
Cách phân loại này giúp cho ngƣời quản lý doanh nghiệp thấy đƣợc kết cấu
tài sản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý
và tính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp
với mỗi loại tài sản cố định.
+ Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia toàn bộ tài sản cố
định của doanh nghiệp thành các loại sau:
- Tài sản cố định đang dùng.
- Tài sản cố định chƣa cần dùng.
- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý.
Dựa vào cách phân loại này, ngƣời quản lý nắm đƣợc tổng quát tình hình
sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử
dụng tối đa các tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các
tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn.
Tài sản tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tƣ vào việc mua bán các chứng
khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng
hiện vật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các
loại đầu tƣ khác vƣợt quá thời hạn trên một năm. Có thể nói tài sản tài chính dài hạn
là các khoản vốn mà doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt
12
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo
ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
Cụ thể, tài sản tài chính dài hạn bao gồm:
- Các chứng khoán dài hạn: Phản ánh giá trị các khoản đầu tƣ cho việc mua
bán các cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm và có thể bán ra bất cứ lúc
nào với mục đích kiếm lợi nhuận. Bao gồm:

+ Cổ phiếu doanh nghiệp: Là chứng chỉ xác nhận vốn góp của chủ sở hữu
vào doanh nghiệp đang hoạt động hoặc bắt đầu thành lập. Doanh nghiệp mua cổ
phần đƣợc hƣởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, nhƣng đồng thời chủ sở hữu vốn cũng phải chịu rủi ro khi doanh
nghiệp đó bị thua lỗ, giải thể hoặc phá sản theo Điều lệ của doanh nghiệp và luật
phá sản của doanh nghiệp. Cổ phần doanh nghiệp có thể có cổ phần thƣờng và cổ
phần ƣu đãi. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần.
+ Trái phiếu: là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nƣớc hoặc
doanh nghiệp hay các tổ chức, cá nhân phát hành nhằm huy động vốn cho việc đầu
tƣ phát triển. Có 3 loại trái phiếu:
Trái phiếu Chính phủ: là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính
phát hành dƣới các hình thức: Trái phiếu kho Bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu
xây dựng Tổ quốc.
Trái phiếu địa phƣơng: là chứng chỉ vay nợ của các chính quyền Tỉnh, Thành
phố phát hành.
Trái phiếu Công ty: là chứng chỉ vay nợ do doanh nghiệp phát hành nhằm
vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đổi mới trang thiết bị, công
nghệ của doanh nghiệp. Giá trị chứng khoán đầu tƣ dài hạn đƣợc xác định là giá
thực tế (giá gốc) bằng giá mua + các chi phí thu mua (nếu có), nhƣ: Chi phí môi
giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng.
- Các khoản góp vốn liên doanh: góp vốn liên doanh là một hoạt động đầu tƣ
tài chính mà doanh nghiệp đầu tƣ vốn vào một doanh nghiệp khác để nhận kết quả
kinh doanh và cùng chịu rủi ro (nếu có theo tỷ lệ vốn góp). Vốn góp liên doanh của
13
doanh nghiệp, bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tƣ, tiền vốn thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp kể cả vốn vay dài hạn dùng vào việc góp vốn kinh doanh.
Tài sản dài hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trƣớc dài hạn, tài sản thuế thu
nhập hoãn lại, tài sản dài hạn khác.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị các
doanh nghiệp phải luôn luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm
tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp cũng
nhƣ từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực
hiện việc tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp là gì? Để hiểu đƣợc phạm trù hiệu quả sử dụng tài
sản thì trƣớc tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả nói chung là gì. Từ trƣớc đến nay
có rất nhiều tác giả đƣa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả
Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lƣợng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt
hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất
của nó".
Hai tác giả Wohe và Doring lại đƣa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó
là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá
trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: "Mối quan hệ tỷ lệ
giữa sản lƣợng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lƣợng các nhân tố đầu vào
(giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) đƣợc gọi là tính hiệu quả có tính
chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra
trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra đƣợc gọi là
tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và "để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị ngƣời ta
còn hình thành tỷ lệ giữa sản lƣợng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng
tiền". Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suất
14
lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tƣ, còn hiệu quả tính bằng giá
trị là hiệu quả hoạt động quản trị chi phí.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ số giữa
kết quả nhận đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Điển hình cho quan điểm
này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: "Tính hiệu quả đƣợc xác định bằng cách lấy
kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm đƣợc
nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các

quá trình kinh tế.
Từ các quan điểm về hiệu quả trên thì ta có thể đƣa ra khái niệm về hiệu quả:
Hiệu quả là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các
mục tiêu của chủ thể và các yếu tố đầu vào mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong
điều kiện nhất định, và đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc với các yếu tố
đầu vào. Có thể hình thành công thức khái quát phạm trù hiệu quả nhƣ sau:

=

(Trong đó: H là hiệu quả
K là kết quả
C là yếu tố đầu vào)
Nhƣ vậy hiệu quả là một đại lƣợng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra,
hiệu quả đƣợc xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng đƣợc
xem xét dƣới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu.
Từ khái niệm về hiệu quả ở trên đã khẳng định bản chất của hiệu quả là phản
ánh đƣợc trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đƣợc các mục
tiêu: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội đó là cơ sở để doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Hiệu quả chỉ đƣợc coi là đạt đƣợc một cách toàn
diện khi hoạt động của các bộ phận mang lại không ảnh hƣởng đến kết quả chung,
điều đó có nghĩa là khai thác hiệu quả các yếu tố đầu vào làm sao đạt đƣợc kết quả
lớn nhất.
K

C

H
15
Hiệu quả tài chính: đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả tài chính với các
yếu tố đầu vào, các kết quả tài chính đạt đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về

kết quả doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụng các
nguồn lực ( nhân lực, tài lực, tài sản, nguồn vốn) để đạt đƣợc mục tiêu xác định
trong quá trình sản xuất – kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ: Tối
đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu, tối đa thị phần, tối đa hoá hoạt động hữu ích
của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nâng cao uy tín, tạo thƣơng hiệu mạnh.
Hiệu quả xã hội: hiệu quả xã hội là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích riêng của
doanh nghiệp và lợi ích chung của toàn xã hội là đóng góp của doanh nghiệp vào việc
đạt đƣợc các mục tiêu về phúc lợi xã hội, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm đói
nghèo, cải thiện môi trƣờng, tăng thu ngân sách, góp phần vào tăng trƣởng GDP.
Nhƣ vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp phản ánh trình độ, năng
lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sản xuất - kinh
doanh đạt đƣợc những hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.
Trên góc độ nghiên cứu là quản trị doanh nghiệp thì mọi vấn đề về hiệu quả sử
dụng tài sản đƣợc tác giả tập trung quan tâm là hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:



Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ là bình quân số học của tổng tài
sản có ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị doanh
thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
- Doanh lợi tổng tài sản:
=
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần


Tổng tài sản bình quân trong kỳ

×