Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn phát huy giá trị khu mộ và nhà tưởng niệm nguyễn đình chiểu trong phát triển du lịch tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, khoa Sau
Đại học, Thư viện, Thầy, Cơ tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ… Trường
Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin kính chúc tất cả q Thầy, Cơ dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và
thành công.

Tác giả

Nguyễn Khắc Tính


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6
5. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 7
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 7
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 8
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 8
9. Bố cục của luận văn.................................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 11
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 11
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 11
1.1.2. Khai thác di tích lịch sử - văn hóa cho mục đích du lịch ........................... 18


1.1.3. Những nguyên tắc bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa................. 20
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu........................................................................ 21
1.2.1. Vài nét về huyện Ba Tri – Bến Tre .............................................................. 21
1.2.2. Khái quát về khu di tích ............................................................................... 23
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 27
Chương 2:...................................................................................................................... 28
THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU MỘ VÀ NHÀ TƯỞNG NIỆM
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE ... 28
2.1. Giá trị khu di tích ................................................................................................. 28
2.1.1. Giá trị từ con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu ...................... 28
2.1.2. Giá trị từ khu di tích ..................................................................................... 37


2.1.3 Hoạt động thông tin tuyên truyền ................................................................. 45
2.2. Thực trạng phát huy giá trị khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu
trong phát triển du lịch ................................................................................................ 47
2.2.1. Nguồn nhân lực ............................................................................................ 47
2.2.2. Dịch vụ du lịch tại Khu Di tích .................................................................... 48
2.2.3. Lượt khách tham quan Khu Di tích ............................................................ 50
2.3. Đánh giá ................................................................................................................. 52
2.3.1.Những kết quả đạt được ................................................................................ 52
2.3.2.Những hạn chế .............................................................................................. 52
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 55
Chương 3:...................................................................................................................... 56
GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU MỘ VÀ NHÀ TƯỞNG NIỆM
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE. .. 56
3.1. Giải pháp về nhận thức......................................................................................... 56
3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực và về bộ máy quản lý .......................................... 60
3.3. Giải pháp về tài chính ........................................................................................... 64
3.4. Giải pháp về cơng tác xúc tiến quảng bá và phát huy ....................................... 65

3.5. Giải pháp phát huy giá trị .................................................................................... 71
3.6. Một số khuyến nghị ............................................................................................... 74
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................... 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 80
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 87


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Đình Chiểu khơng chỉ là tác giả tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ
mà cịn là nhà thơ nổi tiếng trong và ngồi nước. Hơn một phần tư thế kỷ
sống tại Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân Bến Tre nói
riêng, dân tộc Việt Nam nói chung những di sản văn hóa vơ cùng q báu. Đó
chính là tấm lòng hiếu thảo của một người con; là tấm gương chống giặc
ngoại xâm của một nhà thơ yêu nước; đó là một tấm lòng thương dân của một
nhà nho, thầy thuốc; và đặc biệt đó là một nhà thơ tài hoa với những tác phẩm
văn thơ đã đi vào lòng người dân Việt bao đời như Lục Vân Tiên, Ngư tiều y
thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Dương Từ - Hà Mậu,...
Về phương diện văn hóa lịch sử, Nguyễn Đình Chiểu là người sống
trong giai đoạn triều đình nhà Nguyễn suy thối, đất nước rơi vào cuộc chiến
tranh xâm lược. Ở Nam Bộ, sự du nhập văn minh - văn hóa phương Tây đã
làm thay đổi diện mạo xã hội thời ấy với nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
Nguyễn Đình Chiểu được xem như người tiên phong trong việc sáng tác nêu
rõ sự sa sút giá trị đạo đức của một bộ phận xã hội thời bấy giờ, đồng thời
cũng nhằm giáo dục, khuyên mọi người giữ vững những giá trị truyền thống
văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc.
Theo chiều dài lịch sử phát triển của vùng đất, con người Ba Tri – Bến

Tre, ngày nay khu mộ Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành một địa chỉ trong hoạt
động giáo dục truyền thống yêu nước, hiếu học của người dân Bến Tre; là một
trong những điểm đến du lịch văn hóa nổi bật nhất ở tỉnh Bến Tre trong xã hội
mới với hàng chục nghìn lượt khách trong và ngoài nước hàng năm.
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế du lịch của chính quyền tỉnh
Bến Tre, đồng thời góp phần xác lập cơ sở thực tiễn trong công tác phát triển


2

du lịch dựa trên các tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bến Tre; chúng tôi
chọn đề tài “Phát huy giá trị khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu
trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” để thực hiện luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành quản lý văn hóa
2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, tìm hiểu, miêu tả một cách hệ thống về di tích cũng như các
giá trị của khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu.
- Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về thực trạng bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre, từ đó đề
xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của việc bảo tồn và phát
huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre nói
chung và các giá trị của khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu nói
riêng.
- Đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan về phát huy giá trị di tích
trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để phát huy giá trị khu mộ và nhà tưởng
niệm Nguyễn Đình Chiểu, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân
dân địa phương, thu hút khách du lịch, góp phần bảo vệ, phát huy di tích lịch
sử - văn hóa.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa Việt Nam nói riêng, từ

lâu đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu nhận được sự quan tâm của giới khoa học
xã hội và nhân văn. Có thể điểm qua một số cơng trình tiêu biểu sau:
* Nhóm cơng trình nghiên cứu về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa.
- Cơng trình “Sổ tay cơng tác bảo tồn di tích" của tác giả Lâm Bình
Tường, được Nxb Văn hóa ấn hành năm 1986. Có thể nói, trong bối cảnh


3

nguồn tài liệu chính thống khan hiếm lúc bấy giờ thì đây là tài liệu vơ cùng q
giá phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn và bảo tàng ở Việt Nam.
- Cơng trình “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt
Nam” được Nxb Văn hóa – Thơng tin ấn hành năm 2007. Đây là tuyển tập
gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả như: Tơ Ngọc Thanh; Ngơ Đức Thịnh;
Nguyễn Chí Bền; Phạm Quang Nghị,… và một số tác giả nước ngoài. Cuốn
sách gồm 3 phần: Trong đó phần đầu là những nhận thức khoa học của các nhà
khoa học trong và ngoài nước. Phần hai là các văn bản pháp lý của UNESCO
và Việt Nam về di sản văn hóa phi vật thể. Phần ba bàn về nhiệm vụ sưu tầm,
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong Chương trình mục tiêu
quốc gia. Tuy nhiên tất cả các bài viết chỉ bàn về di sản văn hóa phi vật thể.
* Nhóm cơng trình nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa với phát triển
du lịch.
- Năm 2010,“Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch”
của tập thể tác giả Lê Hồng Lý, Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu được xuất bản.
Đây là tập giáo trình nằm trong một dự án tài trợ của quỹ Ford đối với đại học
Văn hóa Hà Nội. Có thể nói đây là cơng trình có tính chất lý luận hoàn thiện đầu
tiên về mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch. Cơng trình
đã cung cấp cho chúng tơi những nền tảng lý luận vô cùng quan trọng như Sản
phẩm du lịch nhìn từ góc độ văn hóa lý luận chung (chương 1); Nguyên tắc và

nội dung quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch (chương 2); quy trình tổ
chức và quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch (chương 3).
- Tiếp đến năm 2012, quyển sách “Di sản văn hóa Việt Nam - bản sắc
và những vấn đề về quản lý, bảo tồn” của tác giả Nguyễn Thịnh được xuất
bản cũng đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu về di sản văn hóa.
Ngồi phần mở đầu, tài liệu này gồm 5 chương. Cụ thể: trong chương 1, tác
giả đưa ra một số vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa;


4

đến chương 2, tác giả đi sâu phân tích các chức năng của di sản văn hóa;
chương 3 tác giả quan tâm đến vấn đề phân loại di sản; chương 4 – công tác
quản lý di sản là nội dung mà tác giả Nguyễn Thịnh quan tâm và đến chương
5, tác giả phân tích vấn đề tư liệu hóa di sản văn hóa. Tài liệu này có thể xem
là người bạn đồng hành với cán bộ làm công tác nghiên cứu bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị
trường hiện nay.
- Quyển sách “Kinh tế du lịch” do Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh
Hịa đồng Chủ biên là cuốn giáo trình do tập thể giáo viên khoa Du lịch và
Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân biên soạn (Nxb Lao động – Xã hội,
2006). Sách gồm 11 chương. Ngoài một số chương đề cập những vấn đề chung:
khái niệm về du lịch, lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động kinh tế
– xã hội của du lịch... tác phẩm còn cung cấp cho người đọc những kiến thức rất
cơ bản như: loại hình du lịch và các lĩnh vực kinh doanh du lịch, điều kiện để
phát triển du lịch, lao động trong du lịch, cơ sở vật chầt – kỹ thuật du lịch, tổ
chức và quản lý ngành du lịch,…
- Giáo trình Du lịch văn hóa – Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, là
cuốn giáo trình của một tập thể tác giả, do Trần Thúy Anh làm chủ biên, được
Nxb Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011. Giáo trình đã trang bị cho người

đọc những khái niệm cơ bản về du lịch, du lịch văn hóa; các kỹ năng, nghiệp
vụ du lịch văn hóa và du lịch văn hóa theo định hướng phát triển bền vững.
Qua khảo cứu tài liệu cho thấy các cơng trình trên chủ yếu tiếp cận một
số khái niệm cơ bản và các tác giả đưa ra một số vấn đề lý luận về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách chi tiết hệ thống giữa công tác phát huy giá trị của khu mộ và nhà
tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. Điều đó
cho thấy bên cạnh việc kế thừa thành quả nghiên cứu của một số cơng trình


5

trước đó hướng tiếp cận của luận văn “Phát huy giá trị khu mộ và nhà tưởng
niệm Nguyễn Đình Chiểu trong phát triển du lịch tỉnh bến tre” là hướng tiếp
cận mới.
* Nhóm cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu
“Nguyễn Đình Chiểu ngơi sao sáng của người trí thức Việt Nam” Tác
giả Vũ Khiêu - Nguyễn Đức Sự, nhà xuất bản khoa học xã hội – Hà Nội năm
1982. Ca ngợi người trí thức Việt Nam, khẳng định lại vị trí vai trị của người
trí thức Việt nam trong xã hội phong kiến, Nguyễn Đình Chiểu người trí thức
của nhân dân. Trong cuộc chiến đấu cứu nước Nguyễn Đình Chiểu đã tích
cực tham gia cứu nước đã đi sát những người đang cầm vũ khí, khi miền Nam
của Tổ quốc bị địch chiến đóng Nguyễn Đình Chiểu theo giõi rất sát cuộc
kháng chiến của toàn dân. Giới thiệu về tiểu sử quê quán và dòng họ, những
năm quan trọng đáng ghi nhớ trong cuộc đời, cuộc đời kháng chiến chống
giặc ngoại xâm…
“Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người” Tác giả Trần Văn Giàu, Sở Văn
hóa Thơng tin Long An xuất bản năm 1983. Viết về cuộc đời Nguyễn Đình
Chiểu tốt ra mấy nguyên lý của một đạo làm người vừa có ý nghĩa giai đoạn,
vừa mang tính chất truyền thống. Kiên trì phấn đấu chống vận mệnh đen tối

để làm người có ích cho đời, mù lịa rồi nhưng vẫn đứng nơi mũi nhọn của
cuộc đấu tranh cứu nước, thương yêu nhân dân, biết ơn nghĩa sĩ, tôn thờ anh
hùng…
“Nguyễn Đình Chiểu ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” Tác
giả Phạm Văn Đồng bài viết cho tạp chí văn học nhân kỷ niệm ngày mất của
Nguyễn Đình Chiểu , ngày 7 tháng 3 năm 1888.
“Nguyễn Đình Chiểu thân thế và sự nghiệp” do Sở Văn hóa Thơng tin
Bến Tre, xuất bản năm 1988 in tại xí nghiệp in chiến thắng Bến Tre. Nội dung


6

chính nói về cuộc đời và sự nghiệp,văn thơ, giá trị tư tưởng và nghệ thuật
trong các tác phẩm văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.
“Nguyễn Đình Chiểu ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (văn
học trong nhà trường). Tác giả Đoàn Lê Giang, nhà xuất bản trẻ hội nghiên
cứu và giảng dạy văn học thành phố HCM năm 2001. Giới thiệu sơ lược về
tiểu sử, sự nghiệp văn học và một số tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình
Chiểu Cuộc đời và sự nghiệp ủa Nguyễn Đình Chiểu.
Ngồi ra, cịn rất nhiều những bài viết trên tạp chí, báo điện tử, sổ tay
du lịch, các website của tỉnh và huyện, tham luận... giới thiệu về Nguyễn Đình
Chiểu. Đây là những tài liệu rất có giá trị, đã cung cấp những nội dung liên
quan đến khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu. Là cơ sở lý luận để
định hướng, nguồn tài liệu để tôi tham khảo, tiếp thu và kế thừa trong quá
trình thực hiện luận văn của mình về “Phát huy giá trị khu mộ và nhà tưởng
niệm Nguyễn Đình Chiểu trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”, đặc biệt là
tiếp cận từ góc nhìn khoa học quản lý văn hóa để phát huy hết ý nghĩa, giá trị
của khu di tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các giá trị văn hóa nổi bật của khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn
Đình Chiểu;
- Thực trạng khai thác các giá trị của di sản văn hóa của khu mộ và nhà
tưởng niệm Cụ Nguyễn Đình Chiểu trong phục vụ kinh tế du lịch văn hóa;
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu
đặt trong không gian phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 đến nay. Năm 2002, Khu Mộ
Nguyễn Đình Chiểu được khánh thành mới, khang trang, sạch đẹp hơn đúng


7

tầm với quy mơ của một khu di tích quốc gia đặc biệt. Cũng từ lúc đó, lượng
du khách bắt đầu đến đây ngày càng đông. Tuy nhiên, do công tác lữu trữ số
liệu chưa được đầy đủ, việc thu thập các số liệu thống kê gặp nhiều khó khăn
nên trong cơng trình này, những số liệu thống kê chúng tôi xin phép lấy trong
giai đoạn 5 năm gần nhất (giai đoạn 2014-2018).
5. Lý thuyết nghiên cứu
Góc độ tiếp cận đề tài: Quản lý văn hóa và kinh tế học văn hóa.
+ Tiếp cận theo góc độ quản lý văn hóa, chúng tơi xem khu mộ và nhà
tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu là một di sản văn hóa có thể bị đe dọa bởi
các yếu tố bên ngoài của xã hội đương đại làm ảnh hưởng đến công tác bảo
tồn, phát huy các giá trị của di sản này; vì vậy chúng tơi cho rằng cần phải có
sự can thiệp (quản lý) của các chủ thể quản lý như chính quyền, cộng đồng.
+ Tiếp cận theo góc độ kinh tế học văn hóa, chúng tơi xem khu mộ và nhà
tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu có những giá trị văn hóa đặc biệt, có tiềm năng
để có thể khai thác dưới góc độ kinh tế. Nghĩa là nơi đây có thể trở thành một
sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, có thể mang lại nguồn lợi kinh tế cho tỉnh Bến
Tre nói chung, người dân khu vực xã An Đức, huyện Ba Tri nói riêng.

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Công tác phát huy các giá trị khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn Đình
Chiểu gắn với phát triển du lịch đang diễn ra như thế nào? Để nâng cao hiệu
quả phát huy giá trị của di sản văn hóa này theo hướng du lịch văn hóa trong
thời gian tới thì cần có những định hướng và giải pháp như thế nào?
Các câu hỏi nghiên cứu trên tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu của đề
tài này là: Công tác phát huy các giá trị khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn
Đình Chiểu gắn với phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch địa phương... Hiện nay, chúng ta cần phải
có những giải pháp mới để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả trong phát huy các giá


8

trị của di sản này gắn với phát triển du lịch văn hóa. Cụ thể như xúc tiến
quảng bá giới thiệu rộng rãi về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của ơng, lập
nhà tưởng niệm trưng bày về Nguyễn Đình Chiểu...
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp như quan
sát tham dự, phỏng vấn sâu, phân tích - tổng hợp để miêu tả, phân tích, tổng
hợp lượng thơng tin thu thập được.
- Phương pháp quan sát tham dự là phương pháp thu thập thông tin của
nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thơng qua các hoạt động như nghe,
nhìn,… để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin từ một
số thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định. Chúng tơi
chọn mẫu đối tượng phỏng vấn trong luận văn này dựa trên một số tiêu chí
sau: đó là những người trực tiếp tham gia vào cơng tác phát huy giá trị di tích,
người dân am hiểu về di tích Nguyễn Đình Chiểu và những du khách tham

quan.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các nguồn tài liệu sơ cấp mà
người nghiên cứu thu thập, phỏng vấn trực tiếp và các nguồn tài liệu thứ cấp
như sách, báo, tạp chí, khóa luận, báo cáo tổng kết, hình ảnh, có liên quan đến
việc phát huy các giá trị di tích … để tổng hợp, phân tích và hệ thống để phục
vụ cho việc trình bày kết quả nghiên cứu của mình.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về mặt khoa học
Trên cơ sở quan điểm, định hướng của Đảng, luận văn góp phần làm rõ
các khái niệm liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre.


9

- Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp chính quyền,
cơ quan chức năng làm tài liệu tham khảo cho công tác hoạch định các chủ
trương, chính sách phát huy các giá trị của di tích.
Bên cạnh đó, với những phân tích về thực trạng trong chương 2, những
giải pháp mà chúng tôi đề xuất trong chương 3, các cơ quan quản lý Nhà
nước, đơn vị sự nghiệp ở Bến Tre về văn hóa, du lịch có thể tham khảo để
phục vụ cho cơng tác chun mơn của mình.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận nội dung chính của lận văn bao gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương này tập trung phân tích những vấn đề mang tính lý thuyết để
làm cơ sở lý luận, triển khai nghiên cứu các chương tiếp theo. Trên cơ sở làm
rõ một số khái niệm như: giá trị di tích lịch sử, bảo tồn, phát huy di tích, du
lịch và sản phẩm du lịch. Trong chương này, cũng trình bày mối quan hệ giữa

di sản văn hóa và phát triển du lịch, khẳng định lại vai trò quan trọng của di
tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội hiện nay.
Chương 2: Thực trạng phát huy giá trị khu mộ và nhà tưởng niệm
Nguyễn Đình Chiểu trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
Trong chương này, chúng tôi đặt vấn đề phát huy giá trị Khu Mộ và
Nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre,
chúng tơi phân tích một cách tổng quan các hoạt động du lịch của tỉnh Bến
Tre hiện nay, như vấn đề tài nguyên du lịch của thành phố, hệ thống cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển du lịch, hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch. Đồng
thời phân tích sâu các giá trị của Khu Mộ và Nhà tưởng niệm Nguyễn Đình


10

Chiểu và hoạt động phát huy giá trị khu di tích này trong phát triển du lịch
tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014 đến nay.
Chương 3: Giải pháp phát huy giá trị khu mộ và nhà tưởng niệm
Nguyễn Đình Chiểu trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Để làm cơ sở đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phát huy giá trị khu
mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu trong phát triển du lịch chúng tơi
phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ kết quả nghiên cứu
thực trạng phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch của khu mộ và nhà tưởng
niệm Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị.
Trong đó, chúng tơi đặc biệt quan tâm đến các nhóm giải pháp như tăng
cường chất lượng đội ngũ nhân sự, công tác truyền thông marketing, đẩy
mạnh công tác cải tiến phương thức quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh
theo hướng khả năng tăng cường thích nghi trước sự biến động của môi
trường kinh tế xã hội.



11

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Giá trị
Để hiểu rõ giá trị của di tích lịch sử - văn hóa ta cần làm rõ khái niệm
về giá trị. Theo Ngô Đức Thịnh cũng đề xuất một định nghĩa tương đối toàn
diện về khái niệm giá trị. Theo ông “Giá trị là quan niệm về cái có ý nghĩa,
được cộng đồng xã hội lựa chọn, cùng nhau chia sẻ và tôn vinh. Đối với mỗi
thành viên trong nhóm, giá trị là cái đáng ước ao và khi đạt được sẽ bùng nổ
sự thăng hoa tinh thần. Chính vì vậy thực thi giá trị có tác dụng điều tiết đối
với hoạt động của con người, tìm hiểu giá trị có giá trị giúp ta tiếp cận các
động lực ẩn tàng trong đời sống xã hội” [48,tr.157].
Như vậy, giá trị di tích lịch sử - văn hóa ở đây có thể hiểu với tư cách
là yếu tố có ích cho mọi ngừời, cho cộng đồng, dân tộc được cộng đồng lựa
chọn. Nhờ vai trị, tính hữu ích, ý nghĩa tinh thần cao cả mà giá trị di tích lịch
sử - văn hóa được cộng đồng và xã hội thừa nhận, hướng tới và tôn vinh. Và,
đối với di tích kiến trúc nghệ thuật đó là sự kết tinh những giá trị trong những
cấu trúc về kỹ thuật xây dựng, tổ hợp không gian kiến trúc, sự biểu đạt về
thẩm mỹ nghệ thuật, ý thức về sự giao cảm giữa thiên nhiên, môi trường và
con người gắn liền với giá trị nhân văn về những giá trị văn hóa phi vật thể.
Và chính từ những yếu tố đó, cơng trình trở thành tiêu biểu, mang dấu ấn của
thời đại, phản ánh các đặc thù về kinh tế, chính trị xã hội… của dân tộc theo
từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.


12


- Bảo tồn và phát huy di tích
Bảo tồn di tích là những hoạt động diễn ra thường xuyên, nhằm chăm
sóc, bảo dưỡng các di tích lịch sử, văn hóa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho di
tích tồn tại một cách bền vững, lâu dài. Việc bảo tồn di tích được tiến hành
theo định kỳ và được ghi nhận qua các thời kỳ của lịch sử. Với sự phát triển
của khoa học, cơng tác bảo tồn di tích ở nước ta được tiến hành một cách
khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật và đảm bảo
những quy chuẩn đặt ra của khoa học.
Tại Điều 3 của Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ngày 6/2/2003 của Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay
là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã nêu: “Bảo tồn di tích là những hoạt
động đảm bảo sự bảo tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát
huy giá trị của di tích đó”. “Phát huy là làm cho cái hay cái tốt lan rộng tác
dụng và tiếp tục phát triển thêm”. Vậy bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch
sử - văn hóa là những hoạt động diễn ra thường xuyên nhằm bảo đảm sự tồn
tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của nó, để cho
cái hay cái đẹp của di tích lan tỏa làm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hơm nay
nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho thế hệ mai sau.
- Di sản văn hóa
Điều 1 - Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam 2001 đã sửa đổi, bổ sung
năm 2009 xác định: “Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Di sản văn hóa bao gồm di
sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể” [36].
- Di sản văn hóa vật thể
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật Di sản văn hóa hiện hành: Di
sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học


13


bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 28 Luật Di sản văn hóa hiện
hành, việc xét duyệt cơng nhận, xếp hạng di tích ở Việt Nam dựa vào những
tiêu chí sau:
+ Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
+ Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của
anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
+ Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
+ Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc đơ thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn
phát triển kiến trúc nghệ thuật.
Theo tính chất lãnh thổ và giá trị, Điều 29 Luật Di sản văn hóa hiện
hành quy định di tích ở nước ta được phân thành 3 loại sau:
+ Di tích cấp tỉnh là di tích có gía trị tiêu biểu của địa phương;
+ Di tích quốc gia là di tích có gí trị tiêu biểu của Quốc gia;
+ Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của
Quốc gia [68].
- Di sản văn hóa phi vật thể
Theo Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
năm 2003, Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức
thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật,
đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các
nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một


14


phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác
[58].
Tại khoản 1, Điều 1 Luật di sản văn hóa hiện hành quy định:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức khác [68].
Căn cứ Nghị định 98/2010/NĐ-CP đã sửa đổi bổ sung, di sản văn hóa
phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình
diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ
cơng truyền thống; Trí thức dân gian [13].
- Di tích lịch sử - văn hóa
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa; Điều 14 nêu rõ: “Di tích
quy định tại điều 29 Luật Di sản văn hóa là các di tích lịch sử, di tích kiến trúc
nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh” [12].
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản văn hóa; Tại điều 2, điểm 2 quy định: “Di sản
văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [13].
Tại khoản 3, Điều 4, Luật Di sản văn hóa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, ngày 29 tháng 6 năm 2001, quy định: “Di tích lịch sử - văn
hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [36].


15


- Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa
Đi liền với thuật ngữ bảo tồn là phát huy. Theo các tác giả cuốn Từ
điển tiếng Việt thì “phát huy thì làm cho cái hay, cái tốt tỏa được tác dụng và
tiếp tục nảy nở thêm” [32, tr.768]. Theo tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn
Đại từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 2013 thì “phát huy là làm cho cái hay,
cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy tiếp tục nảy nở nhiều hơn: phát huy sức
mạnh tập thể” [69, tr.1.234].
Một cách chi tiết hơn, tác giả Võ Quang Trọng Bảo trong cuốn “Bảo
tồn phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể” thì phát huy có nghĩa là:
Những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào trong việc thực hiện
xã hội, xem đó là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, mang lại những lợi ích của vật chất và tinh thần cho con người, thể
hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội”. Phát huy các
giá trị di sản văn hóa cịn nhằm mục tiêu phát triển những giá trị văn hóa một
cách bền vững, phục vụ tích cực cho cơng tác bảo tồn di sản văn hóa. Di sản
văn hóa gồm văn hóa vật thể và phi vật thể là tài sản vô giá của một địa
phương, của một dân tộc. Chúng phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa,
cội nguồn văn hóa của địa phương đó, dân tộc đó [3, tr.6].
- Du lịch và du lịch văn hóa
Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 đã nêu một cách ngắn gọn, phản ánh
thực chất của một dạng hoạt động của con người, theo đó: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường
xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [37].
Từ định nghĩa du lịch như đã nêu, có thể nhận thấy những điểm
chung, mang tính “đặc trưng” của hoạt động du lịch. Trước hết, đó phải là
chuyến đi ra khỏi nơi cư trú thường xun. Chuyến đi đó, chẳng những khơng



16

đem lại nguồn thu về tài chính, hay lợi ích kinh tế đối với người thực hiện
(khách du lịch), mà họ cịn phải trả lệ phí cho chuyến đi của mình, tức mua
sản phẩm – dịch vụ du lịch, thường được gọi là “mua tour”. Trong mỗi tour,
sẽ bao gồm nhiều nội dung, hình thức sinh hoạt vào những thời gian và khơng
gian khác nhau, phù hợp với ý thích, đáp ứng những nhu cầu của cá nhân, gia
đình, hay nhóm người mua sản phẩm – dịch vụ, như: nghỉ ngơi, thư giãn, trị
bệnh, trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu về tự nhiên, tìm hiểu văn hóa - xã hội
của cộng đồng dân cư…
- Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một xu hướng du lịch hiện đại, đang được nhiều
nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về
loại hình du lịch này.
Nhìn chung, du lịch văn hóa được hiểu là những hoạt động cho phép
con người có những trải nghiệm khác nhau về cuộc sống của những con người
– cộng đồng khác, từ đó có thể hiểu biết thêm về phong tục, truyền thống,
những ý tưởng sáng tạo và tri thức của họ. Đó cịn là sự trải nghiệm ở những
địa điểm về kiến trúc văn hóa, di tích lịch sử, khảo cổ… Du lịch văn hóa khác
với du lịch giải trí bởi mục đích của người đi du lịch là tìm cách để đạt được
một sự hiểu biết về bản chất của nơi được viếng thăm. Với tinh thần đó, tính
đến nay nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức về du lịch đã nêu định nghĩa về du lịch
văn hóa.
Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nation World Tourism Oganization
– UNWTO) nêu: “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với
động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình
nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn
hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên,
văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương” [59 tr.7].



17

Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (International Coucil On
Monuments & Sites – ICOMOS), thì: “Du lịch văn hóa là loại hình mà mục
tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích
cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế
đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của
cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế – xã hội” [59 tr.7].
Trên thực tế, khái niệm du lịch văn hóa có thể liên quan đến hai khía
cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất là cách tiếp cận khai thác tài nguyên của
ngành du lịch. Khía cạnh thứ hai liên quan đến mục đích đi du lịch của du
khách, đến sự lựa chọn giá trị hưởng thụ của du khách trong chuyến du lịch.
Như vậy, có thể khái quát, du lịch văn hóa là hình thức khách du lịch
lựa chọn tiếp cận các điểm đến, tham gia các hoạt động văn hóa trong chuyến
đi để có được những trải nghiệm nhân văn, thay vì chỉ tham quan thắng cảnh
thiên nhiên hay hưởng thụ các tiện nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng,
giải trí. Hiểu một cách chung nhất, du lịch văn hóa là hình thức du lịch trải
nghiệm mà du khách có thể thực hiện để tìm hiểu những gì làm nên đặc trưng
văn hóa của điểm đến, như lối sống, di sản, nghệ thuật, tộc người... Những
nhu cầu này của du khách sẽ được thực hiện thông qua các dịch vụ cung ứng,
thuyết minh về nền văn hóa đó cho du khách.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu chúng tôi quan điểm
đến định nghĩa du lịch văn hóa trong Luật Du lịch năm 2017 là định hướng:
“Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống” [40].
Từ khái niệm Văn hóa du lịch và Du lịch văn hóa như đã phân tích, có
thể nhận thấy, khơng phải lúc nào cũng chỉ ra được một tour du lịch được gọi
hẳn là tour du lịch văn hóa. Nhưng chỉ ra những nội dung văn hóa đang ngày



18

càng có giá trị trong các tour du lịch thì lại khơng khó. Những nội dung văn
hóa đó khá phong phú, có thể là:
- Đưa du khách đến thưởng ngoạn cơng trình văn hóa hoặc giá trị văn
hóa đặc sắc của các địa phương, của quốc gia, của khu vực, của thế giới.
- Xây dựng mục tiêu tìm hiểu những nền văn hóa mới lạ đối với
du khách.
- Đưa du khách tham gia một hoạt động văn hóa nào đó được tổ chức
theo thời điểm.
- Tổ chức các chương trình du lịch để đáp ứng những nhu cầu tiềm
hiểu về các giá trị văn hóa của du khách như: chương trình hành hương, về
nguồn, nghiên cứu…
Như vậy, nhìn chung du lịch văn hóa là biểu hiện cụ thể và sinh động
mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch theo hướng du lịch trực tiếp khai thác
các tài nguyên văn hóa để phục vụ nhu cầu thưởng thức và trải nghiệm văn
hóa của khách du lịch, qua đó thu hút du khách và phát triển thị trường du
lịch. Điều này cũng phản ánh xu hướng phát triển của du lịch hiện đại: du lịch
song hành cùng văn hóa.
1.1.2. Khai thác di tích lịch sử - văn hóa cho mục đích du lịch
Khai thác di sản văn hóa là cách thức và biện pháp thích hợp nhằm
phát huy tối ưu những giá trị nhiều mặt mà di sản văn hóa hàm chứa. Cụ thể
hóa những giá trị kho tàng di sản, đem lại những lợi ích cụ thể, thiết thực cho
từng đối tượng cư dân khác nhau.
Phát triển di sản văn hóa gắn với du lịch là quan điểm hiện nay đang
chiếm vị trí ưu tiên nhằm giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản
văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phải xác định rõ quan điểm
phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích là ln gắn cơng tác bảo tồn

tính đa dạng, giữ gìn các giá trị di tích lịch sử - văn hóa với việc khai thác


19

phục vụ du lịch, hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hóa.
Đồng thời, việc bảo vệ tơn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt
hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch theo
các nguyên tắc sau:
- Quản lý có trọng tâm, trọng điểm, khơng phải di sản nào cũng đưa
vào khai thác để phát triển du lịch.
- Không phá vỡ không gian, không làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên
và tơn tạo vốn có.
- Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân
văn.
- Khai thác phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn theo xu hướng bảo tồn
để phát triển nhằm mục đích giữ gìn tốt nhất sự tồn tại khách quan của hệ thống
di sản trong đời sống cộng đồng, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả giá trị kho
tàng di sản văn hóa trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm bảo tồn và phát huy vốn văn hóa ở các
nước phát triển cho thấy. Các nhà quản lý khơng cứng nhắc với một mơ hình
bảo tồn nào mà tùy vào tình hình, đặc điểm thực tế của di tích, di sản đó để
lựa chọn mơ hình bảo tồn tối ưu nhất. Có những di sản do đã quá đông khách
du lịch, nguy cơ bị xâm hại cao (sứt mẻ, ô nhiễm môi trường), nên người ta đã
hạn chế bới số lượng khách đến thăm bằng giá vé cao, để “bảo tồn y nguyên”
cho di sản”.
Như vậy, khi đã nghiên cứu nắm được các giá trị di sản, trên cơ sở các
quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong nước và trên thế
giới, theo điều kiện thực tế tại địa phương cho phép lựa chọn một số lĩnh vực
thuộc về di sản để tập trung phát triển, luận văn đưa ra định hướng chung bảo

tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch trong
thời gian tới là: “ Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy


20

các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để
giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển
kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục
vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa với phát triển du lịch.
1.1.3. Những nguyên tắc bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa
Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa là hành động
thiết thực góp phần giúp cho nhiều di tích thốt khỏi tình trạng tàn phế, tiếp
tục phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử cho thế hệ sau. Nhận thức được vai
trò, ý nghĩa của di tích lịch sử - văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã có những
chủ trương, chính sách để bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa và
bước đầu đã đạt được những thành tựu. Nhưng bên cạnh đó, thực tế vừa qua
cũng cho thấy, khơng ít vụ trùng tu, tôn tạo di tích ở nước ta đã vơ tình “phá
hoại” hoặc “làm mới” di tích, di sản khiến dư luận vô cùng bức xúc mà
nguyên nhân dẫn đến là do sự thiếu hiểu biết cũng như không tuân thủ các
nguyên tắc bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa Nhà nước đã quy định
cụ thể như sau:
* Các nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
Theo Điều 5, chương I của “Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích lịch sử -văn hố, danh lam thắng cảnh” (Ban hành kèm theo Quyết định
số 05/2003/QĐBVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn
hoá - Thông tin) bao gồm các nguyên tắc sau:
- Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong trường hợp

cần thiết và phải lập thành dự án. Dự án và thiết kế bảo quản, tu bổ và phục
hồi di tích hoặc báo cáo tu sửa cấp thiết di tích phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.


21

- Bảo đảm tính ngun gố, tính tồn vẹn và sự bền vững của di tích.
- Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng
những biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.
- Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu
mới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng
vào di tích.
- Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có
đủ những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa
bộ phận mới thay thế với những bộ phận gốc.
- Bảo đảm an toàn cho bản thân cơng trình và khách tham quan.
Như vậy, để hoạt động bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa có
hiệu quả, giá trị chất lượng di tích lịch sử - văn hóa được nâng cao thì việc
tuân thủ các nguyên tắc, các định hướng chung, định hướng cụ thể cho từng di
tích trong vấn đề bảo quản, tu bổ, phục hồi là rất cần thiết. Trong nguyên tắc
bảo tồn và phát huy di tích phải bảo đảm tính ngun gốc, tính chân xác, tính
tồn vẹn và sự bền vững của di tích. Yếu tố nguyên gốc và yếu tố chân xác
lịch sử sẽ quyết định các mặt giá trị của di tích, là tiêu chí cơ bản cho một đối
tượng được cơng nhận là di tích đích thực, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Vài nét về huyện Ba Tri – Bến Tre
Huyện Ba Tri nằm ở phía đơng cù lao Bảo, có diện tích 354,8km2, phía
Bắc Ba Tri giáp với huyện Bình Đại, có chung ranh giới con sơng Ba Lai,
phía Nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sơng Hàm Lng,

phía Đơng giáp biển (với chiều dài bờ biển gần 22 km), phía Tây giáp huyện
Giồng Trơm.
Vốn do phù sa của hai con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi tụ nên, lại
nằm sát biển, đất đai Ba Tri gồm những đồng ruộng, xen kẽ những con giồng.


22

Vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, Ba Tri vẫn còn phần lớn là rừng
hoang và đầm lầy, nơi ngự trị những loài thú như cọp, heo rừng, khỉ, trăn, rắn,
cá sấu, rái cá... Những giai thoại khá phổ biến về cọp, sấu lưu truyền trong
vùng nói lên thực trạng đó. Những dải rừng ngập mặn là nơi cư trú của những
lồi thủy tộc tơm, cua, cá, sị, ốc và bên trên là các loài chim trời. Hiện nay, ở
cồn Nhàn (còn gọi là cồn Chim), nơi một thời hội tụ hàng trăm lồi chim, cị
và dơi, kể cả các loài chim di cư tránh rét từ phương bắc đến hàng năm, chỉ
còn lưu lại trong ký ức của người dân.
Do vị trí thuận lợi, nằm giữa hai cửa sông lớn, đất đai cao ráo, cho nên
Ba Tri là một trong những điểm định cư sớm nhất của những lưu dân người
Việt ở Bến Tre. Những tài liệu thu thập được qua những chuyến khảo sát gia
phả của một số dòng họ trong vùng, kết hợp với những thư tịch cổ, cho thấy
rằng từ đầu thế kỷ XVIII, đã có nhiều người miền Trung đến đây định cư làm
nghề biển và khai phá đất đai [76].
Huyện Ba Tri cịn có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa như:
- Khu căn cứ cách mạng Lạc Địa (xã Phú Lễ).
- Các tích lịch sử quốc gia gồm: khu mộ và nhà tưởng niệm Nguyễn
Đình Chiểu, Khu Di tích cây Da đơi, Đình Phú Lễ, Khu mộ nhà giáo Võ
Trường Toản.
- Các di tích danh nhân như đền thờ cụ Tán Kế, Phan Thanh Giản;
- Các cơ sở tính ngưỡng dân gian như: lăng Ơng, Miếu Bà và nhiều
Đình thần, Chùa chiền,... có kiến trúc cổ, giàu tính nghệ thuật.

Mặt khác, huyện Ba Tri có có nhiều lễ hội dân gian truyền thống: Lễ
hội truyền thống văn hoá tỉnh Bến Tre và kỷ niệm ngày sinh - mất của
Nguyễn Đình Chiểu (1/7), Lễ hội Lăng Ông, Miếu Bà ở các xã ven biển, Lễ
hội Kỳ n, Cầu Bơng có tiết mục hát Sắc bùa ở xã Phú Lễ…
Những giá trị nhân văn trên, kết hợp với những điều kiện tự nhiên biển,


×