Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn quản lý di sản khảo cổ học dưới nước qua nghiên cứu di chỉ tàu đắm vùng biển phú quốc, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.19 KB, 119 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lâm Nhân đã tận tình
hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Các ý kiến đóng góp của
Thầy đã giúp tơi hình thành ý tưởng, khai thác nội dung viết và định hướng ứng
dụng đề tài này vào thực tiễn địa phương trong công tác quản lý di sản văn hóa.
Tơi xin chân thành cảm ơn Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội; Viện khoa
học xã hội vùng Nam bộ; Trung tâm Khảo cổ học, TP.HCM, Trung tâm nghiên
cứu Khảo cổ học dưới nước, Hà Nội; Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, Hà Nội
đã cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu quý giá của ngành trong việc thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Văn hóa TP.HCM; Khoa Sau
đại học; các Phòng, Ban của Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình học tập và hoàn thành được ước mơ thực hiện đề tài mà tôi ấp ủ trong mười
năm qua.
Chắc chắn luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót, bằng tất cả sự chân tình, tơi
xin ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp của các học giả, đồng nghiệp và bạn bè để
bản thân được hoàn thiện hơn trên bước đường học thuật của mình./.
Trân trọng!
Kiên Giang, ngày 26 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Khánh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các kết
quả nêu ra trong luận văn là hồn tồn trung thực. Những đóng góp khoa học
của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Kiên Giang, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Tác giả luận văn



Nguyễn Quang Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................3
2.1. Mục đích .......................................................................................................3
2.2. Mục tiêu ........................................................................................................3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................9
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................9
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................9
5. Lý thuyết nghiên cứu .........................................................................................9
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...............................................11
6.1. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................11
6.2. Giả thiết nghiên cứu ...................................................................................11
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................12
9. Bố cục luận văn ................................................................................................14
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................15
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................15
1.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................15
1.1.2. Các loại hình di sản khảo cổ học .............................................................20
1.1.3. Các văn bản về quản lý di sản khảo cổ học .............................................21
1.2. Tổng quan về Kiên Giang và vùng biển Kiên Giang ...................................30
1.2.1. Địa lý tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Kiên Giang..................................30
1.2.2. Vùng biển Kiên Giang .............................................................................32
1.3. Các loại hình di sản văn hóa ở Kiên Giang .................................................35

1.3.1. Đặc điểm phân bố di chỉ khảo cổ học......................................................36
1.3.2. Đặc điểm di sản khảo cổ học vùng biển và hải đảo ................................39
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................44
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI CHỈ TÀU ĐẮM
VÙNG BIỂN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG .................................................45


2.1. Tình hình nghiên cứu, khai quật và phát huy di chỉ tàu đắm ở Phú Quốc45
2.2. Xuất xứ và đặc điểm các sưu tập hiện vật từ tàu đắm ở Phú Quốc ...........49
2.2.1. Về xuất xứ và niên đại .............................................................................49
2.2.2. Về đặc điểm hiện vật ...............................................................................50
2.3. Hệ thống văn bản quản lý di sản dưới nước ở Việt Nam ............................51
2.4. Các thiết chế quản lý di sản văn hóa ở Kiên Giang ....................................54
2.4.1. Ban văn hóa - xã hội UBND tỉnh Kiên Giang .........................................55
2.4.2. Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang .......................................................55
2.4.3. Bảo tàng tỉnh Kiên Giang ........................................................................55
2.4.4. Ban quản lý di tích tỉnh Kiên Giang ........................................................57
2.4.5. Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện Phú Quốc .......................................58
2.5. Kết quả thực hiện quản lý nhà nước đối với tàu đắm Phú Quốc ...............59
2.5.1. Cơng tác ban hành các chính sách quản lý di chỉ tàu đắm ......................59
2.5.2. Quản lý và phát huy các bộ sưu tập hiện vật sau khai quật .....................63
2.6. Đánh giá chung .............................................................................................70
2.6.1. Những thuận lợi trong quản lý tàu đắm ở Việt Nam ...............................70
2.6.2. Khó khăn và nguyên nhân .......................................................................71
2.6.3. Kết quả đạt được qua nghiên cứu tàu đắm Phú Quốc .............................73
2.6.4. Tồn tại và nguyên nhân ...........................................................................75
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................82
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI SẢN KHẢO CỔ HỌC
DƯỚI NƯỚC ...........................................................................................................83
3.1. Bối cảnh di chỉ tàu đắm ở Việt Nam hiện nay .............................................83

3.2. Giá trị của di chỉ khảo cổ học tàu đắm trong phát triển hiện nay ..............86
3.2.1. Đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương ..........................86
3.2.2. Khẳng định chủ quyền vùng biển quốc gia .............................................87
3.2.3. Khẳng định di sản văn hóa dưới nước phục vụ phát triển du lịch ...........88
3.3. Một số giải pháp quản lý di sản khảo cổ học dưới nước ............................89
3.3.1. Nâng cao vai trò của Nhà nước và nhận thức của người dân ..................89
3.3.2. Quy hoạch tổng thể về bảo vệ và phát huy giá trị di sản khảo cổ học
dưới nước ...........................................................................................................90


3.3.3. Tăng cường xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy di sản khảo cổ
học dưới nước ....................................................................................................91
3.3.4. Khai thác các giá trị di sản dưới nước phục vụ phát triển du lịch ...........92
3.3.5. Tổ chức công tác kiểm tra, bảo vệ và xử lý các trường hợp vi phạm
pháp luật ............................................................................................................94
3.3.6. Tăng cường hội nhập và quảng bá di sản văn hóa dưới nước ra thế
giới .....................................................................................................................95
3.4. Một số khuyến nghị .......................................................................................96
3.4.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự về khảo cổ học dưới nước .......96
3.4.2. Thiết lập tuyến điểm tàu đắm vùng biển Việt Nam, tạo cơ sở dữ liệu ....97
3.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý di sản dưới nước ....................100
3.4.4. Xây dựng cơ sở lưu trữ, trưng bày và phát huy di sản văn hóa dưới
nước.. ...............................................................................................................102
Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................104
KẾT LUẬN ............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109
PHỤ LỤC ...............................................................................................................114


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản khảo cổ học dưới nước là một thành tố quan trọng của di sản
khảo cổ học cấu thành di sản văn hóa Việt Nam. Di sản khảo cổ học dưới
nước bao hàm những giá trị phản ánh về đời sống, hành vi, văn hóa của con
người trong q khứ thơng qua những tài liệu vật chất tìm thấy ở dưới nước
(bao gồm cả nước ngọt và nước mặn). Thực tế cho đến nay, vì nhiều lý do mà
việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản khảo cổ học, trong đó các di sản
khảo cổ học dưới nước chưa được chính quyền địa phương, các cơ quan
chuyên ngành di sản cân nhắc và quan tâm đúng mức trên phương diện quản
lý nhà nước. Nếu có, việc nghiên cứu cịn nhỏ lẻ và chỉ mang tính chất tự phát
của từng địa phương. Có thể thấy, chưa có một cuộc điều tra, sưu tầm, thu
thập tư liệu nào mang tính hệ thống quốc gia về di sản văn hóa dưới nước ở
Việt Nam và hệ thống di sản khảo cổ học dưới nước ở các địa phương hiện
nay.
Đối với tỉnh Kiên Giang, Di sản khảo cổ học dưới nước trên địa bàn
chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, có nhiều ảnh hưởng chi phối đến chính trị,
kinh tế và đời sống của người dân. Đứng trên góc độ quản lý văn hóa, việc
bảo tồn các giá trị di sản khảo cổ học dưới nước khơng chỉ có vai trị lớn đối
với cộng đồng địa phương mà cịn có ý nghĩa trong cơng tác bảo vệ các giá trị
di sản dưới nước nói chung của Việt Nam.
Trong 20 năm, tỉnh Kiên Giang đã phát hiện nhiều giá trị di sản khảo cổ
học dưới nước, trong đó di chỉ tàu đắm được xem là một trong những loại
hình di sản được phát hiện có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và lịch sử,
nó đánh dấu một bước tiến, mở rộng trong lĩnh vực nghiên cứu về di sản văn
hóa dưới nước và mở ra những định hướng mới cho công tác bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản khảo cổ học dưới nước phục vụ cho kinh tế, xã hội và
nâng cao đời sống văn hóa cho cộng đồng hiện nay.



2

Hơn nữa, trong bối cảnh phát triển kinh tế du lịch, tỉnh Kiên Giang đã
không ngừng đầu tư, đa dạng về loại hình du lịch, trong đó du lịch biển đảo
được xem là thế mạnh của Kiên Giang. Việc nghiên cứu di sản khảo cổ học
dưới nước để đưa ra những giải pháp quản lý di sản dưới nước gắn với phát
triển kinh tế du lịch của địa phương đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách tham
quan trong và ngoài nước khi đến Kiên Giang là một vấn đề đang cần được
xem xét.
Nghiên cứu trường hợp các di chỉ tàu đắm ở Kiên Giang là một trong
những nghiên cứu thuộc loại hình di sản khảo cổ học dưới nước có ý nghĩa
quan trọng trong việc tạo cơ sở, hồ sơ cho việc xác lập các giá trị di sản văn
hóa của biển đảo trong bối cảnh vùng biển Tây nam đang có nhiều chuyển
biến phức tạp. Trên cơ sở đó, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản
khảo cổ học dưới nước ở tỉnh Kiên Giang. Ngồi ra, việc nghiên cứu cịn góp
phần khẳng định giá trị chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và xa hơn là
công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên quê hương
Kiên Giang.
Hơn nữa, trong các năm 2007, 2008, 2016, tôi được giao nhiệm vụ trực
tiếp tham gia công tác khai quật tàu đắm vùng biển Phú Quốc và lập danh mục
sau khi hiện vật được trục vớt. Tơi có cơ hội được trao đổi, làm việc với các
chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực di sản dưới nước, đặc
biệt là loại hình di sản khảo cổ học này. Từ thực tiễn địa phương, nhận thấy
loại hình di sản khảo cổ học dưới nước còn nhiều bất cập trong công tác quản
lý cũng như đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới, cần có những
chính sách quan tâm trong hoạt động bảo vệ và phát huy trong bối cảnh hội
nhập hiện nay. Vì lẽ đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý di sản khảo cổ
học dưới nước qua nghiên cứu di chỉ tàu đắm vùng biển Phú Quốc tỉnh
Kiên Giang” để làm luận văn tốt nghiệp chun ngành Quản lý văn hóa của

mình.


3

2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu cơng tác quản lý các di chỉ tàu đắm vùng biển Kiên Giang,
từ đó đưa ra các giải pháp chung trong cơng tác bảo tồn và phát huy các di chỉ
khảo cổ học dưới nước và di sản văn hóa dưới nước trong bối cảnh phát triển hiện
nay của địa phương và quốc gia.
2.2. Mục tiêu
Tìm hiểu hệ thống chính sách, quy định của nhà nước về quản lý di sản
văn hóa khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và tỉnh Kiên Giang hiện nay.
Nhận diện công tác quản lý di sản văn hóa dưới nước và các loại hình di
sản khảo cổ học dưới nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Phân tích thực trạng các di chỉ tàu đắm qua đó đánh giá hiện trạng di chỉ
khảo cổ học và những thách thức của di sản văn hóa dưới nước trong bối cảnh
phát triển của địa phương.
Đề xuất các phương án quản lý và phương thức phát huy di sản khảo cổ
học dưới nước, mở rộng cho ngành di sản văn hóa trong việc quản lý các giá
trị di sản văn hóa dưới nước của quốc gia qua việc nghiên cứu trường hợp tàu
đắm thuộc vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang,
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Khảo cổ học dưới nước được xem là ngành khoa học mới, được hình
thành trong hơn 20 năm trở lại đây nhưng ngành này đã đóng góp vai trị quan
trọng trong sự nghiệp di sản văn hóa của Việt Nam. Từ kết quả của các cuộc
khai quật, nhiều hiện vật dưới nước đã làm sáng tỏ về giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học của từng giai đoạn phát triển trong quá khứ. Ngoài những giá trị đã
được khai quật từ di chỉ gắn liền với phạm vi đất liền như lịng sơng, hồ, ao,

kênh, rạch… khảo cổ học dưới nước cịn có sứ mệnh cao cả qua những di chỉ
tàu đắm được phát hiện dưới đáy đại dương. Điều đó minh chứng, khẳng định
chủ quyền vùng nước của Việt Nam trong bối cảnh các quốc gia có sự cạnh
tranh về chủ quyền hải phận hiện nay.


4

Đề tài tiếp cận trên phương diện các di sản dưới nước thuộc hải phận, tức
vùng biển của Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000 km và
hoạt động trên biển diễn ra trên 2.000 năm về trước. Do nằm trên trục hải
thương giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á nên
Việt Nam là mắc xích quan trọng trong tuyến hải thương ven biển và là một
trong những khu vực buôn bán sầm uất. Từ những thương cảng sầm uất đó, có
nhiều tàu đắm dọc biển Việt Nam có niên đại từ thế kỷ 8 đến 18 trong đó vùng
biển Tây nam Vịnh Thái Lan là khu vực có sự giao thương kết nối với các
vùng khác trên hải trình “con đường tơ lụa” đi qua vùng biển Phú Quốc.
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thuộc vùng biển Tây nam của Việt Nam, nơi
được nhìn nhận có tiềm năng khảo cổ học dưới nước rất lớn, gồm những loại
hình di tích chìm ngập có niên đại hàng trăm năm trước, các cảng và thương
cảng, di tích tàu đắm có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trên thế giới…
Trên thế giới, xét khu vực Đơng Nam Á, nhiều quốc gia đã có chính sách
quan tâm đến di sản khảo cổ học cũng như thực hiện hiệu quả công tác bảo
tồn các giá trị di sản dưới nước. Điển hình như Thái Lan, ngành khảo cổ học
dưới nước được khởi xướng năm 1976, Thái Lan có Trung tâm Khảo cổ học
dưới nước với hệ thống các cơ quan liên quan như UNESCO Thái Lan, Bảo
tàng Hàng hải Thái Lan, Hải quân Thái Lan, các trường Đại học Thái Lan,
góp phần quản lý, bảo tồn và phát huy tốt các giá trị di sản.
Ở Indonesia, nhà nước thành lập cơ quan khảo cổ học dưới nước và hàng
chục chi nhánh với hơn 100 cán bộ ở các vùng ven biển tồn quốc. Các chính

sách về tàu đắm ở Indonesia ln có sự biến chuyển, chuyển đổi. Tuy nhiên,
có một khía cạnh khơng thay đổi đó là có sự tham gia của các tổ chức khảo cổ
học.
Ở Philippines, những chính sách về tàu đắm đã được đề ra đầu những năm
1980, từ đó có những sự thay đổi nhất định. Chính phủ Philippines giao cho
Bảo tàng quốc gia là tổ chức hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm tàu
đắm và các chương trình khai quật.


5

Các chính sách về phát huy di sản khảo cổ học dưới nước có thể nói đến
quốc gia Singapore, chính quyền đã có giải pháp rất tốt như xây dựng Bảo
tàng trải nghiệm Hàng hải (The Maritime Experiential Museum), đây được
xem là một góc nhìn sáng tạo về lịch sử con đường tơ lụa trong ngành Hàng
hải.
Một quốc gia nhỏ bé như Brunei cũng có chính sách tốt về phát huy giá trị
di sản khảo cổ học dưới nước, một dự án xây dựng bảo tàng khảo cổ học hàng
hải đã được khởi xướng và xây dựng năm 2006. Các phòng triển lãm của Bảo
tàng Khảo cổ học Hàng hải miêu tả mối liên hệ giữa nhân loại với sông và
biển từ thời cổ đại, góp phần quảng bá các giá trị về đất nước Brunei như một
trung tâm thương mại hàng hải trong thời cổ đại, nâng cao nhận thức của cộng
đồng về di sản văn hóa đất nước đồng thời là điểm đến du lịch di sản.
Đối với Việt Nam, khảo cổ học dưới nước được tính từ năm 1990 với việc
khai quật tàu cổ Hòn Cau vùng biển Long Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Năm
2005, lần đầu tiên Chính phủ nước CHXHCNVN ban hành Nghị định
86/2005/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước. Đến tháng 9
năm 2013, Trung tâm khảo cổ học dưới nước thuộc Viện hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam được thành lập và xây dựng đề án từng bước hình thành
ngành khảo cổ học dưới nước, nhưng nguồn nhân lực của ngành vẫn còn yếu,

cơ sở vật chất và trang thiết bị cịn thiếu, kinh phí để chủ động khai quật, khảo
sát chưa được đầu tư cùng nhiều khó khăn và thách thức khác.
Như vậy, so với các nước, Việt Nam là nước có ngành khảo cổ học dưới
nước còn khá mới mẻ và phát triển chậm, các nghiên cứu về di sản khảo cổ
học dưới nước còn dậm chân tại chỗ, hầu hết các tỉnh chưa có đơn vị, bộ phận
nào nghiên cứu về di sản khảo cổ học dưới nước. Khi phát hiện di chỉ khảo cổ
học dưới nước, chủ yếu công việc khai quật là do các thợ lặn nước ngoài hoặc
trong nước tiến hành mà chưa thực sự có các nhà khảo cổ học dưới nước với
các trang thiết bị chuyên dụng và kỹ năng khai quật khảo cổ học dưới nước
tiến hành. Mặt khác, hiện nay việc vận dụng các điều khoản trong Nghị định


6

86/2005/NĐ-CP vẫn còn nhiều bất cập như sau khi phát hiện ra di tích dưới
nước, để làm đúng quy trình khai quật là một vấn đề bất khả thi vì mất rất
nhiều thời gian, thường dẫn đến việc người dân phá hoại di tích trước khi cơ
quan chức năng bắt tay vào thực hiện.
Về những phát hiện di sản quan trọng dưới nước, tính đến nay, Việt Nam
đã phối hợp với quốc tế tiến hành khai quật được 6 tàu đắm: Hòn Cau tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu (1990 – 1991); Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam (1997-1999);
Cà Mau tỉnh Cà Mau (1998-1999); Bình Thuận tỉnh Bình Thuận (2001-2002);
Bình Châu tỉnh Quảng Ngãi (2013) và tàu đắm Hòn Dầm tỉnh Kiên Giang
(1991). Cùng với việc khai quật, nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa, khoa học về
vùng biển Việt Nam đã được làm sáng tỏ thông qua các tài liệu hiện vật được
tìm thấy.
Tài liệu nước ngồi đầu tiên liên quan đến tàu đắm Phú Quốc có thể thấy
tác giả Waren Blaker and Michael Flecker trong quyển “A preliminary survey
of a South-East Asian Wreck, Phu Quoc Island, Vietnam”, 1994, The
International Journal Archaeology, tr.73 – 91. Hai tác giả thuật lại quá trình

khai quật tàu đắm thuộc vùng biển Tây nam – Đông Nam Á, cụ thể là tàu đắm
Phú Quốc, Việt Nam. Nội dung trình bày khá rõ chi tiết về quá trình thực hiện
các ca lặn, cũng như các loại hình hiện vật được trục vớt. Tuy nhiên, hai tác
giả chưa đưa ra được các giải pháp cho công tác quản lý các sưu tập sau khi
khai quật.
Một số công trình có tính tổng hợp như tác giả Phạm Quốc Quân và
Nguyễn Đình Chiến (2008), với “Gốm sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biển
Việt Nam”, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã đề cập đến những con tàu đắm
ở Việt Nam, nội dung sách có đề cập đến tàu cổ Hịn Dầm, tỉnh Kiên Giang,
tác giả thơng tin về Hịn Dầm, các loại hình gốm đã khai quật được, song chưa
khai thác hết các khía cạnh bảo quản và phát huy các giá trị của các sưu tập
gốm cũng như giới thiệu thêm các di chỉ để làm phong phú về số lượng tàu
đắm của vùng biển thuộc tỉnh Kiên Giang.


7

Tác giả Nguyễn Quốc Hữu, Nguyễn Hữu Phương, Nguyễn Đình Chiến
(2009), “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2008”, Nxb Hà Nội, tr.574
– 576 đề cập về nội dung những di chỉ khảo cổ học đã phát hiện gồm di chỉ
khảo cổ học tiền sơ sử ở đất liền và di chỉ khảo cổ học dưới nước thuộc vùng
Tây nam của Việt Nam, trong đó có đề cập đến di chỉ tàu đắm Rạch Tràm ở
vùng biển Phú Quốc. Những đề xuất của các tác giả này mở ra những giải
pháp quản lý mới cho ngành khảo cổ học nhưng mang tính khái quát và trong
tổng thể quyển sách này, vấn đề bảo vệ và phát huy di tích khảo cổ học thiên
về các di chỉ khảo cổ học ở đất liền nhiều hơn.
Tác giả Bùi Minh Trí (2007), trong “Việt Nam hệ thống thương mại châu
Á thế kỷ XVI-XVII”, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.662 – 678 giới thiệu các đặc
điểm của gốm Việt Nam trong bối cảnh thương mại Châu Á, trong đó có các
kiểu dáng của gốm thuộc vùng biển Kiên Giang, chủ yếu nhấn mạnh bối cảnh

thương mại hơn là các chính sách quản lý và bảo quản các sưu tập gốm khai
quật từ vùng biển.
Tài liệu hướng dẫn lớp bồi dưỡng kiến trức quản lý di sản văn hóa vật thể
dưới nước của Nguyễn Đình Chiến (2013) về “Tổng quát về 6 con tàu cổ đã
khai quật ở vùng biển Việt Nam” và “Đồ gốm sứ trong các con tàu đắm ở
vùng biển Việt Nam”, là những tài liệu hệ thống lại một cách chi tiết rõ ràng
nhất về các di chỉ tàu đắm ở Việt Nam. Liên quan đến tàu đắm ở Kiên Giang
trong những tài liệu này, tác giả miêu tả khá rõ các loại hình gốm khai quật
của tàu Hịn Dầm, nhưng chưa đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy
mang tính chất đặc thù cho các di vật khảo cổ học dưới nước.
Bài viết của Nguyễn Quốc Hùng“Gốm Shawankhalok ở Việt Nam” đăng
trong tạp chí nghiên cứu Đơng Nam á, số 3/1991, tr.58-60, có đề cập tới các
loại gốm khai quật tại vùng biển Phú Quốc – Kiên Giang là cơ sở cho việc
nhận diện đặc trưng gốm vùng biển Kiên Giang; Tham luận của Ngô Văn
Doanh, (2018)“Vịnh Thái Lan trong mạng lưới giao thương khu vực và quốc
tế”, trình bày lược sử giao thương vùng Vịnh Thái Lan qua các thời kỳ, giúp


8

người đọc hình dung được bối cảnh xuất hiện các tàu đắm ngày nay tại vùng
biển Phú Quốc, nhưng chưa đi sâu về phân tích vấn đề các tàu đắm ở tỉnh
Kiên Giang cũng như viễn cảnh về công tác bảo tồn và phát huy các di chỉ
này.
Tài liệu báo cáo khai quật tàu đắm liên quan đến vùng biển Phú Quốc
Kiên Giang năm 1991, năm 2004, 2008 của Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Bảo
tàng tỉnh Kiên Giang trình bày quá trình phát hiện tàu đắm, tọa độ vị trí tàu
đắm, q trình khai quật, các hiện vật trục vớt được và kiến nghị các giải pháp
xử lý nhằm bảo quản hiện vật tạm thời và đề xuất việc giao nhận hiện vật để
nghiên cứu đối với các cơ quan có liên quan, mà chưa cập tới việc xây dựng

các giải pháp mang tính lâu dài.
Đề án nghiên cứu thực trạng các di chỉ tàu đắm vùng biển Phú Quốc phục
vụ phát triển du lịch (2017 -2019) đang thực hiện có nội dung báo cáo việc
khảo sát lại các di chỉ đã khai quật, khoanh vùng các di chỉ tàu đắm có độ sâu
phù hợp để quy hoạch tổ chức lặn ngắm phục vụ kinh tế du lịch. Đề án đang
trong q trình thực hiện, có định hướng bằng các giải pháp, nhưng chủ yếu
tập trung vào việc khai thác du lịch mà chưa đi sâu vào công tác quản lý cũng
như các giải pháp bảo tồn và phát huy các di sản dưới nước của vùng biển Phú
Quốc
Các cơng trình nghiên cứu về tàu đắm vùng biển Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang cho đến nay có thể thấy chỉ dừng ở báo cáo khai quật, một phần trong
cấu trúc của các sách chuyên ngành có liên quan, hoặc các tham luận khoa học
mà chưa có một cơng trình cụ thể mang tính hệ thống và chi tiết về việc
nghiên cứu toàn bộ các di chỉ tàu đắm ở Kiên Giang, cũng như việc xây dựng
các giải pháp phù hợp với các tỉnh có đặc thù giáp biển ở Việt Nam. Những
kết quả về công tác bảo vệ và phát huy di sản khảo cổ học dưới nước từ thực
tiễn đang tồn tại ở địa phương chính là lý do thoi thúc tác giả thực hiện đề tài.


9

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý các di sản văn hóa dưới nước; Hoạt động quản lý các di
chỉ khảo cổ học dưới nước ở Kiên Giang.
Địa điểm các di chỉ tàu đắm ở Kiên Giang, thông tin về các cổ vật dưới
nước được trục vớt và hiện trạng quản lý và phát huy các sưu tập hiện vật sau
khi khai quật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những di chỉ khảo cổ học dưới nước đã

phát hiện trong vùng biển huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
5. Lý thuyết nghiên cứu
Đề tài vận dụng lý thuyết khảo cổ học gồm ba lĩnh vực, mỗi lĩnh vực sẽ áp
dụng một hoặc vài phạm vi liên quan. Ba lĩnh vực của lý thuyết khảo cổ học
được sử dụng để nghiên cứu đề tài gồm:
Lý thuyết xã hội: Lý thuyết xã hội chỉ có một phạm vi (cho tới nay), bao
gồm những nguyên lý giải thích những dạng ứng xử và thay đổi. Trong đó
kiểm chứng sự thay đổi của môi trường, xã hội, phạm vi phân bố lãnh thổ,
phạm vi ảnh hưởng của nguồn gốc di vật với mối liên hệ xung quanh khu vực
phát hiện di sản.
Lý thuyết tái thiết: Lý thuyết tái thiết cho phép những điều kiện ứng xử
của con người đối với mơi trường q khứ được tìm hiểu một cách chắc chắn.
Phạm vi của lý thuyết này được ứng dụng trong xử lý các yếu tố: Động cơ văn
hóa vật chất; Q trình hình thành văn hóa của tư liệu khảo cổ tức các hiện vật
khai thác từ tàu đắm; Những q trình phi văn hóa đóng góp cho sự hình
thành những tư liệu khảo cổ và mơi trường. Tất cả đặt trong bối cảnh so sánh
lịch đại và đồng đại với sự ảnh hưởng của sự biến đổi thời gian từ giai đoạn
tàu bị đắm đến khi phát hiện và tìm thấy các di sản.
Lý thuyết phương pháp luận: bao hàm những nguyên lý dùng để thu thập
và đánh giá các bằng chứng khảo cổ học và những nguyên lý phương pháp


10

luận chuyển sự lựa chọn những kỹ thuật và phương pháp cũng như chỉ dẫn mà
lý thuyết tái thiết sử dụng. Lĩnh vực phương pháp luận gồm ba khía cạnh: phát
thảo khơi phục, phân tích và suy luận từ các bằng chứng di sản dưới nước
được tìm thấy.
Ngồi ra, cơ sở để thực hiện đề tài là các vấn đề về biển đảo hiện nay đang
được quốc gia quan tâm, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược

Biển Việt Nam đến năm 2020” xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền,
quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Xây dựng
và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học-công nghệ, tăng
cường củng cố quốc phòng, an ninh...Bảo vệ chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ
đặt ra nhiệm vụ cấp bách khơng ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc
gia, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân trên biển.
Để phát huy các giá trị văn hóa biển đảo, tỉnh Kiên Giang đã ban hành
Hướng dẫn 18/HD-BTG của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ngày 22/8/2015 về việc
sưu tầm, trưng bày giới thiệu các tư liệu di sản biển đảo trong lãnh thổ Việt
Nam trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao vai trò nhận thức trong bảo
vệ chủ quyền biên giới biển đảo Tây nam của tổ quốc; Nghị quyết
100/2017/HĐND – HĐND của tỉnh Kiên Giang ngày 20 tháng 7 năm 2017 đã
xác định kinh tế biển đảo là một trong những khâu đột phá trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng đến mục tiêu xây dựng Kiên Giang
là tỉnh khá về phát triển kinh tế biển của cả nước, thành tố du lịch di sản biển
đảo là một bộ phận được nhắc đến trong phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là
những định hướng cho việc lựa chọn nghiên cứu trong việc thực hiện các nội
dung nghiên cứu đối với di sản dưới nước trong đề tài.


11

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào
nói về di chỉ tàu đắm trên địa bàn Kiên Giang dưới góc độ quản lý văn hóa.
Nhiều câu hỏi và giả thiết được đặt ra để tìm hiểu một số vấn đề sau:
Di sản văn hóa dưới nước ở tỉnh Kiên Giang gồm những gì? Thực trạng

cơng tác tổ chức và quản lý các di chỉ khảo cổ học dưới nước hiện nay ra sao?
Cơ quan quản lý cần có những định hướng và giải pháp gì để bảo vệ và phát
huy giá trị di sản khảo cổ học dưới nước gắn với phát triển du lịch, góp phần
bảo tồn giá trị di sản văn hóa dưới nước của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
hiện nay?
Từ những vấn đề trên, việc chọn luận văn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề đặt
ra, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị khảo cổ học dưới nước là một nhiệm
vụ mà bản thân hướng đến trong quá tình thực hiện.
6.2. Giả thiết nghiên cứu
Tuy các cơng trình có viết về di sản văn hóa dưới nước nhưng vẫn chưa đề
cập và làm sáng tỏ đặc trưng của từng địa phương. Đặc biệt, các di sản khảo
cổ học dưới nước ở tỉnh Kiên Giang vẫn chưa được khai thác, tìm hiểu về đặc
điểm và kiểm kê khoa học để bảo tồn và phát huy. Thực trạng của công tác
quản lý các di chỉ tàu đắm trong bối cảnh hiện nay đã dẫn đến sự hủy hoại của
các di chỉ này, trong đó công tác quản lý nhà nước chưa được thực thi, khi
vùng nước xung quanh khu vực di sản chưa được bảo vệ, thì nạn khai quật
trộm, trái phép hồnh hành đã và đang làm cho những di sản này hủy hoại
nghiệm trọng. Hầu hết các cơng trình chỉ có cái nhìn dưới góc độ nghiên cứu
lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học,… tập trung vào các giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học và giá trị kinh tế qua việc đánh giá các sưu tập hiện vật, chưa có
cơng trình nào bàn luận về góc độ quản lý nhà nước và đề ra các giải pháp bảo
vệ và phát huy di sản dưới nước trong bối cảnh hiện nay.


12

Việc phát huy các loại hình “du lịch di sản dưới nước” vẫn chưa được đề
cập từ các cơng trình nghiên cứu trên, những giá trị “di sản vật thể từ lòng
nước” và “di sản dưới đại dương” là thuật ngữ thoi thúc người viết tìm hiểu
và nghiên cứu trên phương diện lý thuyết của chuyên ngành quản lý văn hóa.

Do đó, với sự tham khảo các tài liệu cùng quá trình tham gia trực tiếp các
cuộc khai quật tàu đắm tại Kiên Giang, người viết xác định, việc nghiên cứu
đề tài có ý nghĩa trong cơng tác quản lý di sản ở địa phương, góp phần quan
trọng đối với truyền thống văn hóa chung của dân tộc trong chiều dài lịch sử,
không những trên lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mà còn khẳng
định các giá trị chủ quyền và phát triển loại hình du lịch di sản dưới nước.
Trên đây là những giả thuyết được trình bày, từ thực tiễn hi vọng đề tài sẽ làm
sáng tỏ những giá trị cần tìm hiểu và biến viễn cảnh giả thuyết thành những
ghi nhận có giá trị thực tiễn trong tương lai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu, đề tài tiếp cận lý thuyết nghiên cứu định tính bằng việc sử
dụng các phương pháp cụ thể:
Nghiên cứu thư tịch, sưu tầm tài liệu: Thu thập báo cáo khai quật, các
thơng tin có liên quan về di sản văn hóa dưới nước, tàu đắm cổ vùng biển Phú
Quốc, các tư liệu lịch sử về các tàu đắm đi qua vùng biển Việt Nam, hải trình
“con đường tơ lụa” trên biển.
Phương pháp điền dã: Tác giả đến địa bàn huyện Phú Quốc khảo sát, thu
thập thông tin về các địa điểm khai quật tàu đắm, các sưu tập hiện vật, tìm
hiểu các hoạt động trao đổi cổ vật của người dân, các hoạt động quản lý của
địa phương đối với loại hình di sản này.
Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá: Tác giả đến tìm hiểu các sưu
tập hiện vật đang trưng bày ở Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng huyện Phú Quốc, các
tuyển điểm du lịch có triển lãm các loại hình hiện vật, các cơ sở du lịch, bến
tàu trên các đảo, tham dự các hoạt động cùng du khách để lấy thông tin, tài


13

liệu cho đề tài. Qua phân tích, người viết tổng hợp các cứ liệu để đưa ra đánh
giá thực trạng và những tồn tại cần giải quyết qua việc nghiên cứu đề tài.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Vận dụng phương pháp này bằng việc sử
dụng các kỹ thuật máy đo, khảo sát bằng mắt, giám định niên đại các di vật từ
tàu đắm. Tác giả so sánh với các hiện vật có cùng niên đại đối chiếu với biên
bản giám định của Hội đồng khoa học Trung ương để đối chiếu các giá trị
tương ứng.
Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng các phương thức liên ngành như: Bảo
tàng học, lịch sử, khảo cổ học, địa lý, quản lý văn hóa… để làm sáng tỏ các
vấn đề cần nghiên cứu của đề tài dưới góc độ quản lý văn hóa nhằm hình
thành các giải pháp chung cho cơng tác quản lý di sản dưới nước.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện tại công tác quản lý, lập hồ sơ các giá trị di sản văn khảo cổ học dưới
nước trên địa bàn Kiên Giang chưa được thực hiện. Quản lý nhà nước đối với
hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản dưới nước còn nhiều bất cập.
Đặc biệt, các hiện vật từ các cuộc khai quật vẫn chưa được khai thác, tìm hiểu
và kiểm kê khoa học, trưng bày giới thiệu để phục vụ nghiên cứu, phát triển
kinh tế, xã hội và tham quan tìm hiểu. Do đó, nếu thực hiện tốt cơng tác quản
lý này sẽ góp phần phát huy và khẳng định các giá trị lịch sử, văn hóa trên hải
phận của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Việc nghiên cứu có ý nghĩa rất
lớn, tạo cơ sở cho việc ghi nhận và kiểm kê, lập hồ sơ di sản và đề xuất các
giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy di sản dưới nước trên phương diện quản
lý.
Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm rõ tầm quan trọng của di sản dưới nước
đối với địa phương; hiểu được thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với di
sản khảo cổ học dưới nước; Làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu về di
sản dưới nước trong bối cảnh phát triển du lịch biển đảo từ góc nhìn quản lý
nhà nước.


14


Ý nghĩa thực tiễn: Làm tư liệu nghiên cứu cho ngành quản lý di sản đang
rất cần tìm hiểu; Làm tài liệu lưu trữ cho cơ quan chuyên môn, tạo hồ sơ di
sản văn hóa vật thể về cơng tác quản lý di sản văn hóa dưới nước phục vụ cho
các cơ quan chức năng.
Phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các trường học
trên địa bàn - nơi có nhu cầu tìm hiểu về di sản khảo cổ học dưới nước trong
bối cảnh phát triển di sản văn hóa dưới nước gắn với phát triển kinh tế, xã hội
quốc gia.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia
làm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Nội dung chương này gồm có 2 phần chính: Thứ nhất, trình bày những
vấn đề lý luận về di sản văn hóa, di sản khảo cổ học, khảo cổ học dưới nước
và các loại hình của di sản khảo cổ học. Thứ hai, giới thiệu các thông tin cơ
bản về địa bàn nghiên cứu.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý di chỉ tàu đắm vùng biển Phú
Quốc tỉnh Kiên Giang
Giới thiệu về lịch sử phát hiện các điểm di chỉ tàu cổ, đi sâu phân tích,
đánh giá thực trạng cơng tác quản lý các di chỉ, trong đó, nêu bật những kết
quả đạt được trong quản lý các di chỉ tàu đắm cũng như các sưu tập hiện vật
đã khai quật trong thời gian qua. Bên cạnh, làm rõ những bất cập đã và đang
tồn tại trong công tác quản lý loại hình di sản này.
Chương 3. Giải pháp quản lý di sản khảo cổ học dưới nước
Từ thực trạng công tác quản lý các di chỉ tàu đắm huyện Phú Quốc, tác giả
nhận định vai trò quan trọng của di chỉ khảo cổ học đối với địa phương, đồng
thời, xây dựng các giải pháp chung đối với lĩnh vực khảo cổ học dưới nước.
Các khuyến nghị cũng mở rộng cho lĩnh vực quản lý di sản dưới nước ứng với
công ước quốc tế, các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý di sản văn
hóa phù hợp với điều kiện của từng địa phương.



15

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
* Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là những sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá
trình sinh sống và tương tác với môi trường, sản phẩm để lại mang giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, chứa đựng yếu tố tích cực góp phần giải thích những
hoài nghi của con người ở cuộc sống hiện tại đối với quá khứ. Di sản văn hóa
có thể chấm dứt ở thời điểm hiện tại và chỉ là minh chứng cho một thời kỳ
trong quá khứ, hoặc cũng có thể là sự nối tiếp gắn liền giữa quá khứ và hiện
tại để tiếp bước làm nền tảng cho sự phát triển trong tương lai hướng cho cộng
đồng có tính đặc trưng mà cộng đồng khác khơng thể nào có được.
Trong Luật di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 ghi
rõ: "Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là bộ phận của cộng đồng văn hố nhân loại, có vai trị to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”; “Di sản có thể
thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức, nhà nước".
Tại Điều 1, Luật Di sản văn hóa định nghĩa:“Di sản văn hố bao gồm di
sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật
chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua
thế hệ khác ở nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Di sản văn hố vật thể là dạng di sản văn hoá được bảo tồn và lưu giữ
dưới dạng vật thể hữu hình mà ta có thể nhận biết được bằng xúc giác như các
sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học, bao gồm di tích lịch sử
- văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền


16

miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao
gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về
nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm
thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. [1]
Di sản văn hóa phi vật thể khác với di sản văn hóa vật thể ở chỗ, phương
thức lưu truyền và truyền dạy các di sản này đều thông qua ký ức, truyền
miệng, truyền nghề, thực hành qua ngôn ngữ và hành vi của con người cụ thể.
Những con người đó trước hết và quan trọng nhất là các nghệ nhân dân gian.
Mở rộng phạm vi khái niệm, theo UNESCO di sản văn hóa “cultural
heritage” là những tài sản mang tính thừa kế của người đời trước để lại có giá
trị văn hóa bao hàm những văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra. Những sản phẩm được để lại trong quá khứ là di sản, nhưng khơng phải
bất cứ cái gì để lại trong quá khứ cũng là di sản mà phải có sự chọn lọc từ q
khứ. Điều 1, Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm
1972 định nghĩa di sản văn hóa như sau: “các di tích: các cơng trình kiến
trúc, điêu khắc hoặc hội họa hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất
khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế
đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học. Các quần thể: các
nhóm cơng trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc
biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống
nhất của chúng hoặc sự nhất thể hóa của chúng vào cảnh quan. Các thắng
cảnh: các cơng trình của con người hoặc những cơng trình của con người kết
hợp với các cơng trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ

khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân
tộc học hoặc nhân chủng học.[2]
Theo hướng phân loại của UNESCO thì di sản có ba loại chính: di sản
thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp, trong đó di sản văn hóa được
hiểu như sau: là các di tích (các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội


17

họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong
hang đá và các cơng trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật
tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học); các quần thể các
cơng trình xây dựng (các quần thể các cơng trình xây dựng tách biệt hay liên
kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của
chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử,
nghệ thuật và khoa học.); các di chỉ (các tác phẩm do con người tạo nên hoặc
các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong
đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử,
thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.[2]
Như vậy, qua tìm hiểu các khái niệm giúp cho việc định hình các nội
dung, đối tượng thuộc lĩnh vực di sản có các giá trị về khoa học, lịch sử, văn
hóa. Trên cơ sở đó xác định các nhiệm vụ cần thiết trong quy hoạch, bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa nhất là đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học và quản
lý nhà nước.
* Di sản văn hóa dưới nước
Điều 1, Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa dưới nước của UNESCO năm
2001, định nghĩa: “Di sản văn hóa dưới nước có nghĩa là tất cả các dấu vết
của sự tồn tại của nhân loại mang tính văn hố, lịch sử hoặc khảo cổ nằm một
phần hoặc hoàn toàn dưới nước, theo chu kỳ hoặc liên tục, trong ít nhất 100
năm”. Theo đó, di sản dưới nước gồm các địa điểm, cấu trúc, nhà cửa, đồ tạo

tác và hài cốt con người, cùng với bối cảnh khảo cổ và tự nhiên của chúng; tàu
thuyền, máy bay, các phương tiện vận tải hoặc bộ phận đi kèm, hàng hóa và
các đồ đạc khác, cùng với bối cảnh khảo cổ và tự nhiên của chúng và các hiện
vật mang các đặc tính thời tiền sử. [3]
Trong sự phát triển của xã hội ngày nay, nhiều người cho rằng di sản văn
hóa là những sản phẩm do con người sáng tạo ra, có vai trị đóng góp cho xã
hội được con người ghi nhận và xác định chúng tồn tại trong môi trường tự
nhiên và xã hội, những sản phẩm này phải được hiện hữu và phải được xếp


18

hạng thành các loại hình di sản theo quy định. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng trong
các sản phẩm của con người và thiên nhiên để lại, ngoài việc xuất lộ, vẫn cịn
nhiều di tích, hiện vật cịn chìm sâu trong lòng đất, dưới nước chưa được
khám phá. Trong mối tương quan giữa đối tượng khảo cổ này và những di tích
gọi là di sản văn hóa, chúng vẫn là một phần của nhau vì xét cho cùng bản
chất vẫn là những tài sản được truyền từ giai đoạn này sang giai đoạn khác và
lưu giữ lại những ký ức của một cộng đồng, dân tộc hay một quá trình biến
đổi của tự nhiên, được góp vào hành trình di sản với tên gọi di sản khảo cổ
học.
Như vậy, di sản văn hóa dưới nước là một phạm vi của di sản văn hóa,
được tồn tại bên dưới lịng nước có giá trị về văn hóa, khoa học, lịch sử được
con người phát hiện. Những giá trị từ di chỉ tàu đắm Phú Quốc được xem là di
sản văn hóa dưới nước góp phần vào di sản khảo cổ học của Việt Nam cần
được làm sáng tỏ.
Đối chiếu với đề tài nghiên cứu, có thể thấy di sản văn hóa dưới nước là
một bộ phận của di sản văn hóa mang yếu tố, loại hình văn hóa vật thể. Việc
xác định các khái niệm loại hình giúp người viết định hình được nội dung,
phạm vi đối tượng nghiên cứu. Xét thấy cần tìm hiểu các khái niệm của di sản

văn hóa dưới nước và di sản khảo cổ học dưới nước để đặt trong mối liên hệ
tương tác mà thấy rõ định hướng khai thác nội dung cho các phần nghiên cứu
trong đề tài này.
* Di sản khảo cổ học và khảo cổ học dưới nước
Khái niệm di sản khảo cổ học (archaeological heritage) bắt đầu được sử
dụng rộng rãi vào thập niên 80 của thế kỷ trước, “di sản khảo cổ học” chính
thức có tên trong Hiến chương Lausanne về Bảo vệ và quản lý di sản khảo cổ
học do Uỷ ban Quốc tế về Quản lý Di sản Khảo cổ học (ICAHM) đề xuất,
được Đại Hội đồng ICOMOS thông qua trong cuộc họp ở Lausanne, Thụy Sĩ,
vào tháng 10 năm 1990.


19

Trước đó, nền móng của khái niệm này đã được đề cập từ những năm
1931 trong Hiến chương Athens về Trùng tu di tích lịch sử và trong Khuyến
nghị New Delhi của UNESCO về các nguyên tắc quốc tế áp dụng cho khai
quật khảo cổ năm 1956. Tên gọi “di sản khảo cổ học” được nhắc đến thường
xuyên hơn trong Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di
chỉ tại Đại hội Quốc tế lần thứ hai, Venice, năm 1964, Hiến chương này đã
được ICOMOS chấp nhận năm 1965. Đến năm 1972, khái niệm “di sản khảo
cổ học” được đề cập như là một bộ phận của di sản văn hóa tại Cơng ước Bảo
vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO cụ thể: 1
“Các di tích: các cơng trình kiến trúc, các cơng trình điêu khắc và hội
họa, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, nơi cư
trú hang động và tổ hợp các đặc điểm, có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo
quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học;” “Các di chỉ: các cơng trình của
con người hoặc cơng trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, và các khu
vực gồm có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm
lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hay nhân học.”[2]

Năm 1990, Hiến chương Lausanne ra đời, trong đó nêu rõ “Di sản khảo
cổ học là bộ phận di sản vật chất mà các phương pháp khảo cổ học cung cấp
cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về nó. Di sản này bao gồm mọi vết tích
sinh tồn của con người được lưu lại trong những địa điểm liên quan đến mọi
hoạt động của con người, trong những cấu trúc đã bị hoang phế, trong những
vết tích đủ các loại (cả những di chỉ dưới đất và dưới nước) cũng như các vật
liệu văn hóa gắn với các di tích đó”.
Mặt khác của khái niệm này là thành tố di sản khảo cổ học dưới nước, một
bộ phận cấu thành của di sản khảo cổ học. Những sản phẩm di sản văn hoá ở
đây cũng chứa đựng giá trị của thiên nhiên và con người lập thành trong quá
khứ nhưng có phạm vi trong lịng nước. Nó là những sản phẩm còn để lại sau
những biến cố gây ra bởi thiên nhiên như bão, gió, sóng thần, hay chiến tranh,
1

ICAHM: The International Scientific Committee on Archaeological Heritage Management


20

cướp biển hoặc vì một ngun nhân nào đó tác động dẫn tới việc những di sản
nằm sâu trong lòng nước từ đời này sang đời khác.
Để phân biệt với khái niệm chung của di sản khảo cổ học, di sản khảo cổ
học dưới nước là di sản mang tính đặc thù ở việc nhận diện vì sự nghiên cứu,
phát hiện ra một di sản khảo cổ dưới nước là một việc làm khó khăn và có thể
tốn thời gian dài để xác định các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học với những
đặc trưng quan trọng tiêu biểu cho một lĩnh vực, một thời kỳ trong quá khứ.
Hơn nữa, những di sản văn hóa đương đại có thể xem là hoạt động sáng tạo
của con người nhưng nó chưa phải là đại diện vì chưa trải qua thời gian để
thẩm định nó có phải là đặc trưng, tiêu biểu hay không. Nhưng di sản khảo cổ
học dưới nước khi được tìm thấy thường là di sản đại diện vì chúng tồn tại

trong một thời gian dài ở lịng nước đã được thẩm định bởi thời gian và những
phát hiện về nó chứa đựng nhiều giá trị về vật chất lẫn tinh thần, góp phần làm
sáng tỏ các giai đoạn của q trình tiến hóa của sự vật, cung cấp những tri
thức mới cho con người khám phá về xã hội trong quá khứ thông qua những
bằng chứng về di vật, di tích được phát hiện, hoặc hiểu biết thêm các biến cố
trong quá khứ bằng việc đọc các dữ liệu thông tin từ cứ liệu, hiện vật.
Qua phân tích các khái niệm có thể thấy, di chỉ tàu đắm vùng biển Phú
Quốc là một loại hình di sản khảo cổ học dưới. Các khái niệm làm cơ sở lý
luận cho việc xác định tàu đắm và các sưu tập tàu đắm là một trong những di
sản trong lòng di sản văn hóa Việt Nam, làm căn cứ cho việc xác định và khai
thác các nội dung nghiên cứu trên cơ sở sử dụng cứ liệu khoa học như các
chính sách, văn bản luật, nghị định, thơng tư và các văn bản của chính quyền
địa phương trong lĩnh vực quản lý đối với loại hình di sản này.
1.1.2. Các loại hình di sản khảo cổ học
Có thể thấy loại hình di sản khảo cổ học thuộc loại hình di sản văn hóa vật
thể là chủ yếu vì nó khơng thể tác động trực tiếp với môi trường tự nhiên và
xã hội thông qua ngôn ngữ, giác quan, hay biểu lộ cảm xúc, trình diễn. Đây
chính là đặc điểm để phân biệt với di sản văn hóa phi vật thể. Di sản khảo cổ


×