DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
XHH
Xã hội hóa
GS.TS
Giáo sư Tiến sĩ
PGS.TS
Phó Giáo sư Tiến sĩ
QLVH
Quản lý Văn hóa
NSƯT
Nghệ sỹ ưu tú
NSND
Nghệ sỹ nhân dân
CLB
Câu lạc bộ
Bộ VH - TT&DL
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Bộ VH – TT
Bộ Văn hóa Thơng tin
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................3
3. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................6
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................8
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................................10
8. Bố cục của luận văn ..............................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................12
1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý văn hóa ...........................................12
1.1.1. Khái niệm Quản lý ....................................................................................12
1.1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước....................................................................13
1.1.3. Khái niệm Quản lý văn hóa ......................................................................14
1.1.4. Về thuật ngữ “xã hội hóa” .......................................................................16
1.1.5. Quản lý nghệ thuật biểu diễn và Quản lý hoạt động sân khấu kịch nói ..17
1.2. Giới thuyết về sân khấu kịch nói .................................................................19
1.2.1. Một số quan niệm về kịch .........................................................................19
1.2.2. Sự hình thành và phát triển sân khấu kịch nói ở Sài Gịn – TP.HCM .....21
1.2.3. Khái qt về loại hình sân khấu kịch nói theo phương thức xã hội hóa ở
TP.HCM..............................................................................................................30
Tiểu kết .....................................................................................................................33
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ HÁT KỊCH SÂN KHẤU NHỎ,
SÂN KHẤU KỊCH IDECAF VÀ SÂN KHẤU KỊCH THẾ GIỚI TRẺ - KỊCH
GIA ĐÌNH ................................................................................................................34
2.1. Thực trạng quản lý về mặt hành chính của nhà hát kịch sân khấu nhỏ,
sân khấu kịch Idecaf và sân khấu kịch Thế giới trẻ - Kịch Gia đình .............34
2.1.1. Thực trạng quản lý của nhà nước đối với sân khấu kịch nói theo phương
thức xã hội hóa ...................................................................................................34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự của các sân khấu kịch ......................................39
2.1.3. Cơ sở vật chất, tài chính của các sân khấu kịch ......................................48
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động của nhà hát kịch sân khấu nhỏ, sân khấu
Idecaf và sân khấu Thế giới trẻ - Kịch Gia đình...............................................54
2.2.1. Kịch mục, phong cách nghệ thuật của các sân khấu kịch ........................54
2.2.2. Hoạt động tổ chức biểu diễn và đào tạo nhân lực ...................................58
2.2.3. Hoạt động marketing - quảng cáo............................................................62
2.2.4. Đối tượng khán giả và thị hiếu khán giả ...............................................64
Tiểu kết .....................................................................................................................73
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SÂN KHẤU KỊCH NÓI
THEO PHƯƠNG THỨC XÃ HỘI HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....74
3.1. Định hướng quản lý văn hóa và quản lý sân khấu kịch nói theo phương
thức xã hội hóa ở TP.HCM .................................................................................74
3.1.1. Một số quan điểm về quản lý văn hóa và quản lý hoạt động nghệ thuật ở
TP.HCM..............................................................................................................74
3.1.2. Những định hướng chủ yếu về quản lý sân khấu kịch nói theo phương
thức xã hội hóa ở TP.HCM ................................................................................79
3.2. Giải pháp quản lý sân khấu kịch nói theo phương thức xã hội hóa ở
TP.HCM................................................................................................................88
3.2.1. Giải pháp ở cấp quản lý nhà nước ...........................................................89
3.2.2. Giải pháp quản lý ở từng sân khấu kịch ..................................................95
3.2.3. Giải pháp về mặt nghệ thuật ....................................................................98
Tiểu kết ...................................................................................................................103
KẾT LUẬN ............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109
PHỤ LỤC ...............................................................................................................114
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nếu như Cải lương giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX chiếm
vị trí trung tâm trong số những loại hình nghệ thuật ở Sài Gịn thời bấy giờ,
thì kịch nói - là thể loại du nhập và tiếp thu từ Phương Tây, đặt trong bối
cảnh phát triển của văn học cũng như sân khấu Việt Nam, đã có một quá trình
phát triển khá đặc biệt và dần khẳng định vị trí của mình. Trong suốt q trình
đó, với việc chuyển đổi phương thức tổ chức hoạt động biểu diễn theo nhiều
hướng mới, kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước chuyển mình
mạnh mẽ trong bối cảnh khó khăn của sân khấu kịch nói cả nước. Sự chuyển
mình ấy tạo nên một giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử kịch
nói ở Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ VI, năm 1986, đất nước
bước vào thời kì đổi mới với mơ hình kinh tế thị trường, định hướng xã hội
chủ nghĩa, tác động đến từng cá nhân và mọi mặt của đời sống xã hội. Sân
khấu kịch nói cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng
nằm trong sự tác động ấy. Thời gian giữa những năm 80 đến nửa đầu những
năm 90 của thế kỷ XX, sự khủng hoảng về khán giả của sân khấu diễn ra trên
cả nước. Nhiều tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên dần dần bỏ nghề.
Trước tình hình khủng hoảng đó, các đồn kịch nói trụ cột của Thành
phố Hồ Chí Minh loay hoay tìm hướng thốt bằng nhiều phương cách. Trong
đó, điểm sáng nhất là hình thành Câu lạc bộ sân khấu thể nghiệm. Sân khấu
5B Võ Văn Tần của câu lạc bộ sân khấu thể nghiệm vẫn sáng đèn hàng đêm
và đóng vai trị “giữ lửa” để sân khấu kịch nói thành phố không nguội lạnh.
Tại Câu lạc bộ sân khấu thể nghiệm, hai thành tựu của kịch nói Thành phố Hồ
2
Chí Minh được sản sinh và làm cho sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí
Minh khởi sắc, đó là: mơ hình sân khấu nhỏ và xã hội hóa sân khấu.
Bằng việc tự sáng tác và dựa vào khán giả để ni sống hoạt động của
mình, Câu lạc bộ sân khấu thể nghiệm vừa luôn phải nỗ lực để dàn dựng
những tác phẩm chỉn chu vừa năng động để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, thị
hiếu thẩm mỹ của khán giả. Sự tồn tại và phát triển của câu lạc bộ là minh
chứng cho sự đúng đắn của mơ hình và phương thức xã hội hóa hoạt động văn
hóa-nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 21/8/1997, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90-CP về phương hướng và chủ trương
xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Nghị quyết xác định: “Xã
hội hoá hoạt động văn hoá hướng vào thu hút toàn xã hội, các thành phần
kinh tế tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hoá, tạo
điều kiện cho các hoạt động văn hoá phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng
cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, trên cơ sở tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hố”.
Từ đó đến nay, sân khấu kịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vững
phong độ, đêm đêm vẫn sáng đèn và cho ra những tác phẩm nghệ thuật để
đời. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển đó, kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh
vẫn cịn tồn tại một số vấn đề mà nếu khơng kịp thời có những giải pháp khắc
phục, chấn chỉnh thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng như: đặt nặng mục
tiêu thương mại, xa rời mục tiêu thẩm mỹ, chất lượng nội dung và hình thức
nghệ thuật của kịch bản văn học chưa cao... Những kinh nghiệm về sự hưng
thịnh và xuống dốc của sân khấu cải lương, cũng như những kinh nghiệm về
sự tồn tại và phát triển của thể loại kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh trước
và sau năm 1975 vẫn cịn ngun giá trị đối với việc duy trì sự phát triển ổn
định và bền vững của sân khấu kịch nói ở thành phố.
Với những trăn trở đó và là một người hoạt động trong lĩnh vực nghệ
3
thuật sân khấu hiện đại, chúng tơi mong muốn đóng góp sức mình vào sự phát
triển của sân khấu kịch nói nói chung và sân khấu kịch nói theo phương thức
xã hội hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vì vậy chúng tơi chọn đề tài
“Quản lý sân khấu kịch nói xã hội hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2007 đến nay” để thực hiện luận văn cao học của mình tại trường Đại học
Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động biểu diễn kịch
nói xã hội hóa hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra các đánh giá
về hoạt động quản lý các sân khấu kịch để xác định một hướng đi đúng cho
kịch nói ở Thành phố nói chung và kịch nói ở các sân khấu kịch này nói riêng
trong thời gian tới.
Từ những thực trạng và đánh giá về hoạt động biểu diễn kịch nói, đề
tài sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực về quản lý kịch nói tại các sân
khấu kịch trên nhằm phát triển hoạt động biểu diễn kịch nói tại Thành phố Hồ
Chí Minh và đưa kịch nói đến rộng rãi hơn với cơng chúng, góp phần tạo ra
những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao.
3. Tình hình nghiên cứu
Với quá trình hình thành và phát triển lâu dài, kịch nói Thành phố Hồ
Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong lĩnh vực nghệ thuật,
sân khấu. Để nghiên cứu và thực hiện luận văn này, qua quá trình khảo sát các
tài liệu, luận văn đã tiếp cận với một số cơng trình, tác phẩm cũng như nhiều
bài viết trên các báo, tạp chí… có đề cập đến vấn đề kịch nói và kịch nói hoạt
đơng theo phương thức xã hội hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiêu biểu như
sau:
Cơng trình Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam (Trước Cách
mạng tháng Tám) (1978), Nxb Văn hóa của tác giả Phan Kế Hồnh và Huỳnh
4
Lý đã dày công dựng lại đời sống kịch trường từ khởi thủy cho đến năm 1945,
từng giai đoạn được miêu tả một cách chi tiết từ các hiện tượng cụ thể cho
đến sự kiện lớn. Trong mỗi chặng đường phát triển của kịch, các tác giả đã có
những đánh giá sát thực, đúng đắn. Các tác giả cho rằng thời kì từ 1936 đến
1940 có thể coi là thời kì bắt đầu trưởng thành của kịch nói Việt Nam và giai
đoạn 1940 - 1945 là dấu mốc đỉnh cao của sự phát triển, việc viết và diễn kịch
đã bắt đầu lan rộng thành phong trào hoạt động nghệ thuật.
Nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng cùng một nhóm tác
giả đã xuất bản cơng trình Địa chí Văn hóa TP. HCM - tập III, Nghệ Thuật
năm 1989, trình bày khái lược quá trình hình thành và phát triển của loại hình
nghệ thuật kịch nói tại Sài gịn - TP. HCM. Cơng trình có sự tham gia của
nhiều nhà nghiên cứu văn học, nghệ thuật gạo cội như Giáo sư Hồng Như
Mai, nhà nghiên cứu Bích Lâm,… Đây là một tập tài liệu giá trị và quan trọng
về Văn hóa Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như sự đóng
góp và thành tựu của kịch nói ở vùng đất này nói riêng.
Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (Nửa đầu thế kỉ XX),
Nxb Khoa học xã hội, xuất bản năm 1996 của Phan Trọng Thưởng là cơng
trình có sự kế thừa những giá trị của cơng trình chun khảo về kịch của Phan
Kế Hồnh và Huỳnh Lý. Tuy nhiên cơng trình này là làm rõ hơn đặc trưng
của kịch bằng cách đặt kịch trong mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị,
giữa sự khác biệt trong tập quán thưởng thức loại hình sân khấu truyền thống
với thói quen thưởng thức nghệ thuật kịch nói theo kiểu Tây phương.
Tác già Trần Trọng Đăng Đàn (1998) đã xuất bản cơng trình tập hợp
các bài tiểu luận, phê bình, nghiên cứu của tác giả về văn hóa, sân khấu, nghệ
thuật nói chung và kịch nói nói riêng mang tên 23 năm cuối của 300 năm văn
hóa, nghệ thuật Sài gịn - Thành phố Hồ Chí Minh (Nxb Văn nghệ). Cơng
trình được đánh giá cao vì những nhận xét sắc bén về nghệ thuật kịch nói
5
cũng như dự báo tương lai của kịch nói, phân tích và đưa ra các số liệu liên
quan đến thị hiếu của khán giả, giúp người đọc có những nhìn nhận đúng đắn
về kịch nói ở vùng đất này. Cơng trình có một số bài tiêu biểu như: Mấy ghi
nhận từ phía lý luận qua thực tiễn thành cơng của một mơ hình hoạt động
nghệ thuật mới (tháng 02.1992), Hãy dẫn người xem kịch về vị trí danh dự
của họ (tháng 01.1980), Về cơng trình nghiên cứu khoa học - nghệ thuật: “Cơ
sở khoa học và lý luận đạo diễn trong giảng dạy sân khấu” (tháng 10.1993)…
Khi soi chiếu các vấn đề văn học dưới góc nhìn của lí thuyết hiện đại,
tập thể tác giả Viện Văn học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 đã có
cơng trình Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỉ XX. Trong cuốn sách này, có bài
viết Sự đổi mới của kịch Việt Nam thế kỉ XX – từ góc độ thể loại của tác giả
Tất Thắng đi sâu vào việc mô tả sự khai sinh, lớn mạnh của hàng loạt hình
thức kịch trong một thế kỷ: kịch nói, kịch thơ, kịch hát Huế, kịch hát ví dặm,
kịch hát Chăm, kịch hát bài chòi…
Bàn về sân khấu nhỏ và sân khấu xã hội hóa, Luận văn thạc sĩ Văn
hóa học của Lê Thị Thanh Thủy với đề tài “Sân khấu nhỏ trong đời sống văn
hóa ở Thành Phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới” (2003) - trường Đại học Văn
hóa Hà Nội - đã giới thiệu sự ra đời và phát triển của sân khấu nhỏ tại Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2003; hệ thống các lý luận
về sân khấu nhỏ, những đặc điểm và những hình thức quản lý của nó trong
đời sống văn hóa TP. HCM thời kỳ đổi mới. Tác giả còn đưa ra biện pháp tự
điều chỉnh và thích nghi của sân khấu nhỏ nói riêng và nghệ thuật nói chung
trước sự tác động của kinh tế thị trường tới đời sống văn hóa nghệ thuật.
Cơng trình nghiên cứu Lý luận kịch (2009), Nhà xuất bản (Nxb) Sân
khấu của nhà nghiên cứu phê bình lý luận Tất Thắng được đánh giá là cơng
trình cơng phu, đầy đủ, kỹ càng nhất về kịch. Cơng trình giúp người đọc,
người xem kịch thêm hiểu hơn về vị trí, vai trị quan trọng, tính chất đặc trưng
6
cơ bản của những văn bản kịch hay kịch bản văn học, nhận diện rõ hơn về
kịch với tư cách là tác phẩm văn học đặt trong quan hệ với sân khấu trình
diễn. Một vở kịch được đánh giá hay bao gồm cả chất lượng của văn bản và
khả năng biểu diễn của người nghệ sĩ.
Mới đây, cơng trình Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa với đề tài
“Quản lý kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến nay” (2014)
của tác giả Huỳnh Công Duẩn cũng đã trình bày chi tiết và đầy đủ những thực
trạng và tình hình quản lý về các mặt của một số sân khấu kịch ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả cịn đưa ra những giải pháp chung cho sự phát
triển của kịch nói trong giai đoạn hiện nay.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, chúng tơi thấy đã có rất nhiều
cơng trình đề cập, bàn bạc và nghiên cứu về sân khấu kịch nói, kịch nói và
kịch nói xã hội hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên chưa có một cơng
trình nào đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quản lý của các sân khấu kịch nói
theo phương thức xã hội hóa qua những trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, với
đề tài luận văn nêu trên cùng với việc chọn ba trường hợp cụ thể là Nhà hát
kịch sân khấu nhỏ hay Sân khấu kịch 5B, Sân khấu kịch Idecaf và Sân khấu
kịch Thế giới trẻ - Kịch Gia đình chúng tơi mong muốn đóng góp thêm nhiều
tư liệu và đánh giá mới về hoạt động kịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và phát
triển nó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý sân khấu kịch nói xã hội
hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua một số nội dung hoạt động của
các sân khấu kịch.
Phạm vi nghiên cứu :
+ Thời gian: từ năm 2007 đến nay. Sân khấu kịch thành phố Hồ
Chí Minh từ khi Nghị quyết số 90-CP về phương hướng và chủ trương xã
7
hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hố do Thủ tướng chính phủ ban
hành năm 1997 có 03 phương thức hoạt động chính: cơng lập (sân khấu kịch
Thành phố), bán công lập (Nhà hát kịch sân khấu nhỏ,…) và tư nhân (Sân
khấu Idecaf, Sân khấu Thế giới trẻ,…). So với hoạt động không mấy nổi bật
của sân khấu kịch công lập, trong giai đoạn này, hoạt động sân khấu kịch nói
bán cơng lập và tư nhân phát triển mạnh mẽ và khơng ngừng thay đổi. Ngồi
ra, trong giai đoạn này, nhiều sân khấu kịch theo phương thức xã hội hóa
cũng đối mặt với nhiều thăng trầm, khó khăn. Chính vì vậy, luận văn chọn
phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn này.
+ Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý tại ba sân
khấu kịch nói hoạt động theo phương thức xã hội hóa đang hoạt động sơi nổi
nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh sân khấu 5B, sân khấu Idecaf, sân khấu Thế
giới trẻ - Kịch Gia đình. Luận văn chọn ba sân khấu này vì những lí do sau:
- Nhà hát kịch sân khấu nhỏ hay sân khấu kịch nói 5B, đơn vị kịch nói
theo phương thức xã hội hóa do nghệ sỹ Mỹ Uyên làm giám đốc. Đây là cái
nôi của kịch nói xã hội hóa tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời là nơi
hình thành và mở đầu cho sân khấu thể nghiệm, từ đó ra đời sân khấu kịch
nói theo phương thức xã hội hóa, đào tạo và phát triển nhiều nghệ sỹ gạo cội
cho kịch nước nhà.
- Sân khấu kịch nói Idecaf, đơn vị kịch nói tư nhân của Huỳnh Anh
Tuấn (Công ty trách nhiệm hữu hạn Sân khấu và Nghệ thuật Thái Dương).
Đây là sân khấu kịch xã hội hóa được hình thành từ rất sớm so với nhiều sân
khấu khác, cho ra đời nhiều vở diễn tuyệt tác và để lại những dấu ấn vang
dội trong làng kịch nói Việt Nam. Ngồi ra, Idecaf cịn là sân khấu có nhiều
chính sách, chiến lược giữ vững được phong độ và ổn định qua nhiều giai
đoạn lao đao, khó khăn của kịch nói theo phương thức xã hội hóa.
- Sân khấu kịch nói Thế giới trẻ - Kịch Gia đình, đơn vị kịch nói tư
8
nhân (Công ty cổ phần dịch vụ quảng cáo Sài Gịn Phẳng). Thế giới trẻ Kịch Gia đình ra đời muộn hơn tất cả. Tuy nhiên sân khấu này đại diện cho
sức trẻ, sáng tạo và những phá cách mới mẻ cho nền kịch Việt Nam nói
chung và kịch xã hội hóa hiện đại nói riêng.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý sân khấu kịch nói xã hội
hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến nay”, luận văn đặt ra 3 câu
hỏi:
- Thực trạng quản lý sân khấu ở TP. HCM về mặt hành chính và về
nghệ thuật như thế nào?
- Định hướng, quan điểm của nhà nước về quản lý sân khấu kịch nói
theo phương thức xã hội hóa như thế nào?
- Giải pháp cần thiết để phát triển sân khấu kịch xã hội hóa trong giai
đoạn hiện nay.
5.2. Giả thuyết nguyên cứu
- Hệ thống văn bản quản lý và nền tảng quản lý sân khấu kịch xã hội
hóa ở TP. HCM đã được hình thành lâu đời.
- Quá trình quản lý còn nhiều bất cập, chưa thực sự sâu sát, hợp lý.
- Thực trạng quản lý cịn nhiều khó khăn.
- Giải pháp phát triển, giữ vững vị thế hiện nay chưa thực sự phù
hợp, cần đưa ra các giải pháp tốt hơn.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành: Nghiên cứu đối tượng bằng lý
thuyết quản lý văn hóa và vận dụng một số lý luận liên ngành Văn hóa học,
Xã hội học,.. để làm rõ đối tượng.
9
6.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa tại ba sân khấu kịch. Khảo sát về cơ sở vật chất,
nhân lực, vở diễn, kịch mục và một số vấn đề liên quan.
6.3. Phương pháp nghiên cứu điều tra xã hội học
Nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, với mục đích thu được thơng
tin từ nhiều nguồn khác nhau, luận văn sử dụng cách tiếp cận của xã hội học
văn hóa với các phương pháp cụ thể. Trong đó, luận văn sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính: quan sát, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm,…
làm rõ những giả thuyết luận văn đã đưa ra.
6.4. Thủ pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và phân loại
Tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu của các cơ quan quản lý, nhà
nghiên cứu và các số liệu của các sân khấu kịch nhằm xem xét, đánh giá các
giả thuyết, các quan điểm nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu
của luận văn.
Phân tích những cơ hội, tiềm năng, thách thức đang tồn tại đối với
công tác quản lý và đối với những người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực kịch
nói, giúp người quản lý sân khấu xã hội hóa chủ động trong cơng tác của
mình từ đó đưa ra những quyết sách định hướng phát triển, phương pháp phù
hợp đối với đối tượng.
6.5. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa các mơ hình quản
lý của sân khấu kịch này với sân khấu kịch khác, so sánh chính sách giữa các
năm của nhà nước để tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, biện pháp
khắc phục trong việc quản lý sân khấu kịch xã hội hóa một cách hợp lý và có
hiệu quả cao.
10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn làm rõ nội hàm của khái niệm “quản lý văn hố”: Luận
văn trình bày rõ khái niệm quản lý nói chung và quản lý văn hố (QLVH) nói
riêng (mục tiêu, nội dung, phương pháp QLVH), làm rõ chủ thể và khách thể
trong QLVH.
- Luận văn trình bày những nét chính về quá trình hình thành và phát
triển của sân khấu kịch nói và sân khấu kịch nói theo phương thức xã hội hóa
ở Thành Phố Hồ Chí Minh, thực trạng quản lý văn hố ở Thành phố Hồ Chí
Minh đặc biệt là về lĩnh vực sân khấu kịch nói theo phương thức xã hội hóa:
Điểm lại những nét chính trong quá trình hình thành và phát triển của sân
khấu kịch nói nói chung và kịch nói xã hội hóa nói riêng. Nêu lên những điểm
mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn trong quản lý sân khấu kịch nói
theo phương thức xã hội hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh từ khi thành lập đến
nay, xác định nguyên nhân của tình trạng đó.
- Luận văn đặt ra những vấn đề trong thực tiễn và giải pháp nhằm
nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý sân khấu kịch nói theo phương thức xã
hội hóa trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế: Xác định những vấn đề
đang đặt ra trong thực tiễn và những giải pháp đổi mới trong bối cảnh mới.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 1 trình bày những cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận mà luận văn
sử dụng để phân tích, nghiên cứu đề tài. Luận văn trình bày các khái niệm:
quản lý, quản lý nhà nước, quản lý văn hóa, quản lý sân khấu kịch nói.
Ngồi ra, luận văn trình bày một số giới thuyết về sân kịch nói, về q trình
hình thành và phát triển tại Việt Nam, TP. HCM.
11
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà hát kịch sân khấu nhỏ, Sân khấu
kịch Idecaf , Sân khấu kịch Thế giới trẻ - Kịch Gia đình
Ở chương 2, luận văn trình bày thực trạng quản lý sân khấu xã hội
hóa ở TP. HCM, cụ thể ở 3 sân khấu: Nhà hát kịch sân khấu nhỏ, Sân khấu
kịch Idecaf và Sân khấu kịch Thế giới trẻ - Kịch Gia đình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý sân khấu kịch nói theo
phương thức xã hội hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Từ những thực trạng phân tích ở chương 2, chương 3 luận văn đưa ra
các quan điểm, định hướng cải thiện tình hình hoạt động, định hướng phát
triển. Từ đó luận văn đưa ra các giải pháp thích hợp để sân khấu kịch nói nói
chung và kịch nói xã hội hóa nói riêng giữ được vị thế.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý văn hóa
1.1.1. Khái niệm Quản lý
Trong thời kì hội nhập và đổi mới, cùng với sự phát triển của phương
thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong tư duy của con người thì sự
khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt. Xuất
phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Cho đến nay,
vẫn chưa có một thống nhất nào về định nghĩa quản lý. Luận văn xin trích dẫn
một vài khái niệm phổ biến.
Về khái niệm quản lý của một số nhà nghiên cứu trên thế giới:
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”[9,tr17]
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt
giúp con người hồn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"[29,tr267].
- Peter. F. Dalark: "định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi
trường bên ngồi nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản
lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công" [9;tr17].
Như vậy, theo các học giả, quản lý trở thành chức năng và vai trị của
tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thơng qua các doanh nghiệp góp phần xây dựng
chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát
triển". Nếu khơng có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại và
từ đó khơng thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển.
13
Về khái niệm quản lý của một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm quản lý được hiểu là
hoạt động dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tượng
khác nhau, quy luật tự nhiên hay xã hội. Những hình thức quản lý có ý thức
ln gắn liền với hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch của những tập thể lớn
hay nhỏ của con người và được thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt.
Mục đích, nội dung, cơ chế và phương pháp quản lý xã hội tuỳ thuộc vào chế
độ chính trị - xã hội. [33, tr.580].
Theo tác giả Phan Hồng Giang trong cơng trình Quản lý văn hóa Việt
Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế: Quản lý chính là lập kế
hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ huy, tiến hành, kiểm soát… Định nghĩa quản lý
nên phản ánh khách quan đặc trưng cơ bản của hoạt động quản lý, thể hiện
bản chất quản lý, hay có thể nói, trong định nghĩa về quản lý nhất định phải
đề cập đến bản chất của quản lý là theo đuổi năng suất, hiệu quả. [17, tr.19]
Như vậy, theo các học giả quốc tế và trong nước, mọi hoạt động quản
lý đều thường phải do 5 yếu tố cơ bản sau cấu thành:
- Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: Do ai quản lý?
- Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: Quản lý cái gì?
- Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: Quản lý vì cái gì?
- Mơi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: Quản lý trong hoàn
cảnh nào?
- Biện pháp quản lý: Quản lý bằng cách nào?
Khái niệm quản lý là một lĩnh vực đặc thù của quản lý nói chung. Nhìn
chung, như ta đã khái quát ở trên, quản lý là một hoạt động nhằm đảm bảo sự
vận hành của một hệ thống, một tổ chức một cách liên tục, đúng chức năng.
1.1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước
Như một yếu tố tất yếu, quản lý xuất hiện trong quá trình tồn tại và
14
phát triển của xã hội loài người, để đáp ứng những vấn đề cấp bách. Có nhiều
dạng quản lý, nhiều dạng chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận động và
phát triển của xã hội. Một trong số đó là dạng quản lý rất cơ bản, đặc thù quản lý nhà nước.
Theo tác giả Phạm Kim Thư, “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý
do nhà nước làm chủ thể định hướng điều hành, chi phối, v.v... để đạt được
mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Quản lý nhà
nước là sự quản lý bằng quyền lực của nhà nước, ý chí nhà nước, thông qua
bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nhất
định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao” [32, tr27].
Theo tác giả Phan Huy Đường (2015), trong Quản lý nhà nước về kinh
tế, “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể định
hướng điều hành, chi phối, v.v... để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong
những giai đoạn lịch sử nhất định” [16,tr40].
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), khái
niệm Quản lý nhà nước được xác định“là dạng quản lý xã hội mang tính
quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các
quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các
mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ
của Nhà nước” [36, Tr3].
1.1.3. Khái niệm Quản lý văn hóa
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa cũng là một lĩnh vực
tiến lên theo tỷ lệ thuận. Về bối cảnh chung, ngày nay, hoạt động văn hóa
nghệ thuật của các nước, tuy ở những mức độ khác nhau, nhưng đều chịu ảnh
hưởng sâu sắc của công nghệ mới, của nền kinh tế tri thức và q trình tồn
cầu hóa. Có thể nói, các tổ chức văn hóa nghệ thuật đang hoạt động trong một
15
mơi trường biến động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì
vậy những vấn đề về kiểm soát và quản lý sự phát triển của lĩnh vực văn hóa
đang được chú trọng. Trước hết để hiểu được nội hàm của quản lý nhà nước
về mặt văn hóa, luận văn đưa ra một số khái niệm.
Quản lý nhà nước về văn hoá: Là sự tác động chủ quan bằng nhiều
hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan Đảng, Nhà nước,
đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản
lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hoá)
nhằm đạt được mục tiêu mong muốn (bảo đảm văn hoá là nền tảng tinh thần
của xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng sống của người
dân…) [8].
Cụ thể trong lĩnh vực nghệ thuật, quản lý văn hóa được xác định là
một hoạt động đặc thù. Tuy mang tính đa ngành, có mối quan hệ chặt chẽ với
khoa học quản lý nói chung và nhiều ngành như xã hội học, nhân học, kinh tế
học... quản lý văn hóa vẫn chứa đựng nhiều sự khác biệt so với hoạt động
quản lý của các ngành khác. Bản chất các hoạt động giao dịch trong quản lý
văn hóa khơng phải là bán hàng như trong quản lý kinh tế mà là thiết kế các
hợp đồng về nghệ thuật. Chính vì vậy, Viện Văn hóa Thơng tin và Dự án
Quỹ Ford đã xác định thuật ngữ Quản lý Văn hóa Nghệ thuật: “Quản lý văn
hóa nghệ thuật có thể được định nghĩa như việc quản lý phi lợi nhuận nhằm
tạo ra các cơ hội tiếp xúc giữa nghệ sĩ và công chúng, nhằm không chỉ giới
thiệu nghệ thuật đến công chúng mà còn đảm bảo cho sự phát triển của nghệ
thuật, thúc đẩy năng lực sáng tạo của nghệ sĩ và hỗ trợ tiềm năng phát triển
và sức sáng tạo của cộng đồng” [29;tr.185].
Theo tác giả Phan Hồng Giang, QLVH bao gồm những nội dung
chính sau:
+ Xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội,
16
đạo đức…), những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hoá - là cơ
sở của việc xác lập nội dung và phương thức QLVH…- (trong các văn kiện
chính thức của Đảng, Hiến pháp, trong Chiến lược phát triển văn hố của
Chính phủ).
+ Bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện chức năng QLVH từ Trung ương
đến địa phương và theo các lĩnh vực.
+ Cơ chế phối hợp liên ngành (Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, cơ cấu dân
sự…).
+ Hệ thống pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị,
Văn bản hướng dẫn, Quy chế, Quy tắc, Quy định…).
+ Hệ thống chính sách trên từng lĩnh vực (lối sống, nếp sống, văn học
- nghệ thuật, di sản văn hoá, văn hoá dân tộc…) và theo địa bàn lãnh thổ
(Trung ương - địa phương, đô thị - nông thơn, đồng bằng - miền núi, trong
nước - ngồi nước…). Cần lưu ý đến tầm quan trọng của các chính sách đầu
tư phát triển các nguồn lực (đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực) và
phương tiện cho văn hố.
1.1.4. Về thuật ngữ “xã hội hóa”
Thuật ngữ xã hội hóa trong những năm gần đây khơng hồn tồn
giống với thuật ngữ xã hội hóa khi nó ra đời. Xã hội hóa là thuật ngữ đã được
các nhà kinh tế học, xã hội học, giáo dục học, văn hóa học vào những năm
đầu thế kỷ XX sử dụng nhằm biểu đạt một số vấn đề thuộc các lĩnh vực
nghiên cứu của mình.
Theo Từ điển Bách khoa tồn thư mở Wikipedia, thuật ngữ xã hội hóa
trước đây là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học. Hiện nay, nó
được hiểu theo hai nghĩa:
17
– Là sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội vào một số hoạt động
mà trước đó chỉ có một ngành, một đơn vị chức năng nhất định thực hiện (ví
dụ: xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế…)
Ở nghĩa này Cơlin Fasen đã chỉ rõ: Xã hội hố là một q trình động
viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực và chủ động vào một lĩnh vực
xã hội nào đó, huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của
Nhà nước và của nhân dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển xã hội.
– Xã hội hoá dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ con người sinh vật
sang con người xã hội. Ví dụ quan niệm của G.En Daweit cho rằng: Xã hội
hoá được hiểu chung như là một q trình biện chứng, trong đó mỗi người với
tư cách là một thành viên của xã hội trở nên có năng lực hành động trong xã
hội và mặt khác, thơng qua q trình này duy trì và tái sản xuất xã hội.
Khái niệm xã hội hóa được hiểu từ ý nghĩa thứ nhất của xã hội hoá.
Đề cập đến ý nghĩa này, tháng 10 năm 1998, Hội thảo quốc gia xây dựng
chiến lược vận động xã hội cho chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường
do Bộ Y tế – Unicef tổ chức, cho rằng: “Xã hội hoá là một quá trình tập hợp
tất cả các liên minh xã hội nhằm nâng cao nhận thức và nhu cầu của người
dân về một chương trình phát triển trong một lĩnh vực nhất định để hỗ trợ cho
việc cung ứng các nguồn lực và dịch vụ và để tăng cường sự tham gia của
cộng đồng một cách tự lực và bền vững” [45]. Trong luận văn này, chúng tôi
hiểu theo nghĩa thứ nhất và nghĩa của tổ chức Unicef nêu ra.
1.1.5. Quản lý nghệ thuật biểu diễn và Quản lý hoạt động sân khấu
kịch nói
a. Quản lý nghệ thuật biểu diễn
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau vì
vậy đến nay chưa có một khái niệm đầy đủ, chính xác. Mỗi khái niệm đưa ra
chỉ bao hàm được một khía cạnh nào đó. Tác giả Đình Quang quan niệm rằng
18
nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật tổng hợp, là một cơng trình tập thể. Tổng
hợp vì nó bao gồm cả giá trị văn học, hội họa, âm nhạc, vũ đạo; thể hiện ra
trong câu ca, nhạc nền, điệu bộ, dáng múa, phục trang, ánh sáng... Tập thể vì
đây là cơng sức góp lại của nhiều người, từ đạo diễn, tác giả, diễn viên đến
nhạc sĩ...[23;tr6] Tác giả Trần Trí Trắc thì cho rằng nghệ thuật biểu diễn là sự
thể hiện sáng tạo của nghệ sỹ trước khán giả, là tiếng nói từ trái tim đến trái
tim, từ tình cảm đến với tình cảm và trở thành một bảo tàng sống của dân tộc
[23;tr7]. Trong hệ thống văn bản luật của nhà nước cũng nêu rõ biểu diễn và
tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình,
tiết mục, vở diễn đến với cơng chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên
nghiệp, thể hiện hình tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác
phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc...
Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật là “Một quá trình đi từ chỗ
nắm được, nắm đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng cái cần có và biết tìm
mọi biện pháp khả thi, tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái cần có” [23,tr5].
Quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật là tổng lực của nhà
nước trong các phạm vi, nhằm tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành
nghệ thuật biểu diễn trong những nhiệm vụ, mục đích cụ thể.
b. Quản lý hoạt động sân khấu kịch nói
Điều 1 Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
“Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và
du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh
vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo quy định của pháp
luật”.
19
Theo Nghị định này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan
chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về các lĩnh vực mà hoạt
động của nó diễn ra trên phạm vi rộng, với tính chất đa ngành, trong đó có
ngành nghệ thuật biểu diễn.
Quản lý hoạt động của sân khấu kịch nói là cơng việc thuộc lĩnh vực
quản lý văn hóa. Hoạt động của sân khấu kịch nói được quản lý bởi cơ quan
nhà nước và lãnh đạo của sân khấu kịch nói đó, cụ thể là Cục Nghệ thuật Biểu
diễn và các sở Văn hóa Thể thao tỉnh, thành phố.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, Đảng
và nhà nước đã chủ trương đổi mới toàn diện, tạo nên một sự biến đổi và phát
triển mạnh mẽ cho tồn bộ đời sống xã hội, trong đó có văn hóa nghệ thuật.
Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ngày càng đáp ứng kịp thời, linh hoạt thị hiếu,
nhu cầu khác nhau của cơng chúng. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn trở nên
sinh động, phong phú với những hình thức, thể loại đa dạng, nội dung hấp
dẫn... tạo sinh khí và sắc thái mới cho đời sống tinh thần xã hội. Trong bối
cảnh đó, việc uốn nắn, điều chỉnh, quản lý của các cơ quan Nhà nước có chức
năng đã và đang trở thành một tất yếu khách quan, tạo môi trường thuận lợi
cho ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển, góp phần tạo nên sự ổn định về
chính trị, đem lại hiệu quả kinh tế.
1.2. Giới thuyết về sân khấu kịch nói
1.2.1. Một số quan niệm về kịch
Khi nhắc đến nghệ thuật sâu khấu, chúng ta không thể nào khơng nhắc
đến loại hình kịch. Với q trình hình thành và phát triển lâu dài cả trên thế
giới lẫn tại Việt Nam, kịch là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa nhân
loại.
Theo Từ điển Bách khoa tồn thư mở Wikipedia, “Kịch là một môn
nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn
20
học”. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hành động", là
sự kết hợp giữa 2 yếu tố bi kịch và hài kịch. Theo quan niệm của các nhà
nghệ thuật học Hy Lạp, kịch được coi là một thể loại thơ ca, sự kịch tính được
đối chiếu với các giai thoại sử thi và thơ ca từ khi Thơ của Aristotle (năm 335
trước Công nguyên) - tác phẩm đầu tiên của thuyết kịch tính ra đời. Kịch
được chia thành hai yếu tố: kịch bản văn học và nghệ thuật biểu diễn. Tuy
nhiên, dù kịch bản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác,
nhưng kịch chủ yếu để biểu diễn trên sân khấu, đó cũng chính là đặc trưng
tiêu biểu của bộ môn nghệ thuật này. Kịch dùng các hành động kịch, thơng
qua các xung đột tính cách xảy ra trong q trình xung đột xã hội để thể hiện
hành động cuộc sống. Những hành động cuộc sống này được khái quát và
trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn.
Mỗi vở kịch thường chỉ trên dưới ba giờ đồng hồ và còn tuỳ kịch ngắn, kịch
dài. [45]
Các nhà nghiên cứu lớn trên thế giới như Hegel và Bielinxki đều quan
niệm kịch là một nghệ thuật tổng hợp giữa tự sự và trữ tình “Kịch là sự thống
nhất giữa nghệ thuật tự sự và nghệ thuật trữ tình” [41, tr.118]. O.G.Brockett,
một nhà viết kịch thế giới quan niệm: Kịch là một trong những nghệ thuật phù
du nhất, khách quan nhất, phức tạp, phức hợp nhất. Kịch có tính phù du vì
“…một sáng tạo sân khấu chỉ tồn tại khi nó được biểu diễn trong nhà hát”
[28;tr126]. Cái được diễn, những trích đoạn sân khấu như những lát cắt của
cuộc đời thật, nó được người xem cảm nghiệm trong một khoảnh khắc và lập
tức nó trở thành q khứ. Chính vì thế, kịch là một trong những loại hình
nghệ thuật có tác động mạnh nhất đến người xem. Là một loại hình nghệ
thuật, kịch mang bản chất là sự sáng tạo, là một hình thức khám phá cuộc
sống của nhà văn. Qua ngòi bút và con mắt nhìn đời, cộng với lăng kính nghệ
thuật, người nghệ sĩ thể hiện cái nhìn về cuộc đời, về con người. Chính vì thế,
21
để khám phá ra mạch nguồn tư tưởng mà người nghệ sĩ muốn thể hiện khơng
gì khác hơn là đi sâu vào tìm hiểu chính bản thân tác phẩm.
Trong cơng trình Những cơng trình lý luận và phê bình văn học
(2005), nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã cho rằng “nội dung và hình thức tác
phẩm văn học vừa là hệ quả của sự thống nhất nội tại của các yếu tố tác
phẩm, lại vừa là quy luật chỉnh thể của tác phẩm” và “bao quát hơn cả chỉnh
thể tác phẩm được nhận thức qua khái niệm “thế giới nghệ thuật”, trong đó
tác phẩm được xem như một lĩnh vực tồn tại đặc thù, có khơng gian thời gian
riêng, có các quy luật nghệ thuật đặc thù chi phối các quan hệ liên kết của tất
cả mọi yếu tố của tác phẩm [26, tr.245]. Một chỉnh thể tác phẩm bao gồm rất
nhiều các yếu tố, người ta chia các yếu tố này thành các cấp độ khác nhau,
gồm có: cấp độ ngơn từ, cấp độ hình tượng, cấp độ kết cấu, cấp độ chỉnh thể.
Cấp độ hình tượng bao gồm các bộ phận như nhân vật, cốt truyện, không
gian, thời gian… Trong kịch, có một loại khơng gian, đó chính là không gian
do đối thoại gợi nên và thời gian là thời gian của hành động kịch. Theo Đỗ
Đức Hiểu “Không gian của kịch bản bao gồm nhân vật, đồ đạc, bài trí và
khơng gian ngồi sân khấu hay khơng gian tưởng tượng, do đối thoại gợi lên.
Thời gian bao gồm thời gian diễn xuất và thời gian của hành động kịch” [28,
tr.4].
1.2.2. Sự hình thành và phát triển sân khấu kịch nói ở Sài Gịn –
TP.HCM
a. Kịch nói Sài Gịn – TP.HCM từ khi hình thành đến 1975
Kịch nói là loại hình nghệ thuật của phương Tây, được du nhập vào
nước ta từ những năm cuối thế kỉ XIX, bằng con đường xâm lược của thực
dân Pháp. Theo nhiều tài liệu lịch sử, Sài Gòn là mảnh đất đầu tiên kịch nói
bước vào ngơi nhà mới, bởi lẽ lúc bấy giờ nơi đây được biết đến với sự năng
động, cởi mở bậc nhất khu vực Nam Bộ. Theo Võ Văn Nhơn, trong Văn học
22
Quốc ngữ trước 1945 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gịn, năm 2007, thì
Tuồng cha Minh (1881) chưa rõ tác giả là vở kịch nói đầu tiên viết bằng chữ
quốc ngữ ở Sài Gòn. Trải qua q trình thích ứng với văn hóa, thăng trầm xã
hội của Sài Gịn, kịch nói đến nay đã mang một phong vị riêng, để lại dấu ấn
đặc sắc trên vùng đất này.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Lưu Trung Thủy, kịch nói Sài Gịn được
tiếp thu hồn tồn từ phương Tây và chủ yếu qua hai con đường: hoạt động
biểu diễn sân khấu và hệ thống đào tạo của Pháp tại thuộc địa. Sở dĩ kịch nói
được mang đến nước ta là vì mục đích giải trí cho qn đội Pháp, các đồn
kịch tại chính quốc đã sang Việt Nam trình diễn từ cuối thế kỷ XIX [31].
Theo tác giả Vương Hồng Sển trong Sài Gòn năm xưa cho biết từ năm
1863 đã có gánh hát Tây qua diễn tại Sài Gòn. Sau khi Rạp lớn (nhà hát thành
phố) được xây dựng hồn thành vào năm 1900 thì mỗi mùa đều có đồn kịch
từ Pháp sang trình diễn. Những buổi trình diễn này phục vụ đối tượng binh
lính, cơng chức người Pháp nhưng những công chức người Việt cũng được
đến xem. Chính họ là những người Việt đầu tiên được tiếp xúc với thể loại
chưa từng có trong truyền thống văn học và sân khấu của dân tộc. Trong khi
đó, ở hệ thống đào tạo, các trích đoạn kịch của Molierè được đưa vào sách
giáo khoa dạy tiếng Pháp. Học sinh ban đầu là tập đọc rồi tổ chức dựng kịch
để trình diễn trong các buổi lễ của nhà trường.
Giai đoạn năm 1933- 1934 và năm 1937-1938, theo nhiều tài liệu của
Giáo sư Hồng Như Mai, có hai nhóm kịch tài tử được thành lập đáng lưu ý
tại Sài Gịn là Đức Hồng Hội và Bắc kỳ đồn. Bắc kỳ đoàn diễn dưới sự
hướng dẫn của Claude Bourin, dựng các vở Tiền (Khái Hưng), Cái Tủ Chè
(Vũ Trọng Can) và một số vở phỏng dịch theo kịch Pháp. Bắc kỳ đồn đã gây
được ít nhiều tiếng vang và đã ra biểu diễn tại Hà Nội. Có lẽ, đáng chú ý và