Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn quản lý thiết chế văn hóa văn miếu trấn biên ở biên hòa đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 87 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8
5. Lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 8
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 9
7.1. Phƣơng pháp luận ...................................................................................... 9
7.2. Phƣơng pháp cụ thể ................................................................................... 9
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 10
9. Bố cục của luận văn .................................................................................... 10
Chương 1 ......................................................................................................... 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ........................................................... 12
VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA VĂN MIẾU TRẤN BIÊN ............................... 12
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 12
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 12
1.1.2. Quản lý Nhà nƣớc về văn hóa và doanh nghiệp quản lý văn hóa ........ 16
1.2. Tổng quan về Văn miếu Trấn Biên .......................................................... 20
1.2.1. Lịch sử hình thành Văn miếu Trấn Biên ............................................... 20
1.2.2. Các hạng mục, cơng trình của Văn miếu Trấn Biên ............................. 22
1.2.3. Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Văn miếu Trấn Biên ........... 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................... 28



2

Chương 2 ......................................................................................................... 30
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN MIẾU TRẤN BIÊN................................. 30
2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về Văn miếu Trấn Biên .................................. 30
2.1.1. Chủ thể quản lý Văn miếu Trấn Biên .................................................... 30
2.2. Công tác quản lý Văn miếu Trấn Biên..................................................... 38
2.2.1. Quản lý Văn miếu Trấn Biên trƣớc khi chuyển giao về Tổng công ty
Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai ................................................................. 38
2.2.2. Quản lý Văn miếu Trấn Biên khi chuyển giao về Tổng công ty Công
nghiệp Thực phẩm Đồng Nai .......................................................................... 41
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý Văn miếu Trấn Biên ................................... 50
2.4. Kinh nghiệm quản lý và phát huy giá trị Văn miếu ở Việt Nam và khu
vực ................................................................................................................... 53
2.4.1. Cách thức quản lý một số Văn miếu ở Việt Nam .................................. 53
2.4.2. Cách thức quản lý Khổng miếu ở khu vực ............................................ 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................... 57
Chương 3 ......................................................................................................... 59
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ........................................ 59
VĂN MIẾU TRẤN BIÊN............................................................................... 59
3.1. Những điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị của Văn miếu Trấn Biên
hiện nay ........................................................................................................... 59
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực công tác quản
lý Văn miếu Trấn Biên trong thời gian tới ...................................................... 62
3.2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai .............................................. 63
3.2.2. Đối với cơ quan quản lý chuyên ngành và phối hợp tổ chức ............... 64
3.2.3. Đối với Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai ................... 65
3.2.4. Đối với chính quyền địa phƣơng ........................................................... 66
3.2.5. Đối với Trung tâm Văn miếu Trấn Biên ............................................... 66
3.2.6. Đối với công chúng ............................................................................... 73



3

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 79
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiết chế văn hóa đóng vai trị quan trọng và là một phần khơng thể
thiếu trong đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa là
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã đề ra, đồng thời góp phần xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI).
Nhiều năm qua, ở nhiều địa phương, các thiết chế văn hóa đã được quan
tâm đầu tư và hoạt động tương đối hiệu quả, phát huy được chức năng, nhiệm
vụ, giữ vững định hướng chính trị trong hoạt động, góp phần nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực
thì một số thiết chế vẫn cịn bộc lộ những khó khăn, hạn chế nhất định, gây
lãng phí cho nguồn ngân sách của Nhà nước.
Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) cho thấy năm 2012, cả nước có 71 thiết chế văn hóa cấp tỉnh nhưng còn
tới 8 tỉnh (Phú Thọ, Điện Biên, Cà Mau, Đồng Tháp…) chỉ có bộ máy hoạt

động, khơng có địa điểm “đóng quân”. Đội ngũ cán bộ đang làm việc tại thiết
chế văn hóa cấp tỉnh cũng chỉ có 60% số người có trình độ đại học trở lên.
Không chỉ thiếu về số lượng, hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cịn rất
nhiều bất cập. Trung bình mỗi năm, kinh phí dành cho hoạt động của nhà văn
hóa cấp tỉnh là 500 - 900 triệu đồng, cấp huyện là 200 - 300 triệu đồng (bao
gồm cả lương và chi phí hành chính); kinh phí hoạt động của nhà văn hóa xã,
thơn chủ yếu do nhân dân đóng góp [19].
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa được triển khai nhằm
khắc phục tình trạng “Nhà nước hóa” các hoạt động văn hóa, khai thác các
nguồn lực sẵn có trong nhân dân, tạo điều kiện cho người dân được tổ chức,


5

đầu tư và tất nhiên được hưởng lợi từ các hoạt động văn hóa. Một số mơ hình
xuất hiện thể hiện tính năng động, sáng tạo trong các hoạt động xây dựng đời
sống văn hóa, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân. Vì vậy, xã hội
hóa khơng chỉ là những vấn đề trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài, mang ý
nghĩa cấp bách, bởi nó góp phần giải quyết những khó khăn mà hoạt động văn
hóa trong cơ chế thị trường đang vấp phải, trước hết là cơ chế tài chính. Thực
tế cho thấy, thiết chế văn hóa nào huy động được nhiều nguồn xã hội hóa và
liên kết tổ chức đa dạng nhiều hoạt động thì thiết chế đó khai thác hết được
cơng năng sử dụng.
Đồng Nai là một trong số tỉnh, thành của cả nước đạt được nhiều thành
tựu khá toàn diện và sâu sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII). Trong đó, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ nhu
cầu tinh thần của người dân ngày càng được chú trọng. Tính đến tháng 11 năm
2014, tồn tỉnh có 732 thiết chế văn hóa (gồm 01 Trung tâm văn hóa cấp tỉnh,
13 Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện, thị, thành phố; 106 Trung tâm
Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng và 612 nhà văn hóa ấp, khu phố); 48

khách sạn và 372 nhà nghỉ, 20 điểm du lịch thuộc nhiều loại hình, như: Du
lịch sinh thái, du lịch thể thao, tín ngưỡng… thu hút trên 2 triệu lượt khách
đến tham quan, vui chơi, giải trí và lưu trú với doanh thu đạt 626 tỷ đồng
[53]. Nhìn chung, các thiết chế văn hóa có nguồn ngân sách đều do cơ quan
nhà nước quản lý theo phân cấp, còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao [PL
số 12].
Văn miếu Trấn Biên (VMTB) là thiết chế văn hóa đặc biệt của tỉnh
Đồng Nai thu hút được sự quan tâm của người dân trong và ngoài tỉnh. Qua
nhiều đơn vị quản lý như: Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch. Năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao VMTB
cho Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai đầu tư, khai thác dưới
sự quản lý, định hướng của tỉnh. Đây không chỉ là sự mạnh dạn của tỉnh trong


6

việc đẩy mạnh xã hội hóa thiết chế văn hóa trong nền kinh tế thị trường như
hiện nay mà còn tạo ra một “mơ hình mới”. Vì vậy, cần có những nghiên cứu
có hệ thống, coi đó là cơ sở khoa học để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình
hoạt động. Xuất phát từ đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý thiết chế văn hóa
Văn miếu Trấn Biên ở Biên Hòa - Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
chun ngành quản lý văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng quản lý và
hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa Văn miếu Trấn Biên ở Biên Hịa Đồng Nai. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp quản lý để Văn miếu Trấn
Biên phát triển đúng định hướng và đạt hiệu quả tốt nhất.
Vấn đề quản lý văn hóa nói chung, quản lý thiết chế văn hóa nói riêng
là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học xã hội quan tâm,
đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về quản lý văn hóa và quản lý
thiết chế văn hóa như: Nhiều tác giả đã nghiên cứu và biên soạn sách Quản lý

hoạt động văn hóa (1997), Chính sách văn hóa (2010), Quản lý văn hóa Việt
Nam (2012); Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập
quốc tế của tác giả Phạm Hồng Giang - Bùi Hồi Sơn (2012), bài viết “Vai trị
của hệ thống thiết chế văn hóa” của tác giả Nguyễn Thị Anh đăng trên
website http/:www.tapchicongsan.org.vn, ngày 20/8/2014 hay bài viết “Gỡ
khó cho thiết chế văn hóa cơ sở” của tác giả Hiền Dung trên website
http/:www.hanoimoi.com.vn, ngày 17/11/2012…có thể giúp người đọc hiểu
rõ hơn về hoạt động quản lý văn hóa, thiết chế văn hóa và vai trị của thiết chế
văn hóa trong đời sống xã hội, tuy nhiên các cơng trình này chưa xem Văn
miếu như một thiết chế văn hóa.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bên cạnh đó, cũng có nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu về Văn miếu
như: Văn miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội của tác giả Nguyễn


7

Quang Lộc, Phạm Thúy Hằng (2010), luận văn thạc sĩ Văn miếu - Quốc Tử
Giám và hệ thống Văn miếu, văn từ, văn chỉ của Đỗ Hương Thảo (2009), Kỷ
yếu hội thảo khoa học Văn miếu - Quốc Tử Giám và hệ thống di tích Nho học
ở Việt Nam do Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn miếu - Quốc Tử
Giám - Hà Nội biên tập (2013), Non nƣớc Việt Nam: Sách hƣớng dẫn du lịch
của tác giả Vũ Thế Bình (chủ biên) năm 2012, Hệ thống di tích Nho học Việt
Nam và các Văn miếu tiêu biểu ở B c bộ của tác giả Dương Văn Sáu (2014),
bài viết “Khai thác giá trị của Văn miếu Mao Điền (Hải Dƣơng) để phát triển
du lịch trong giai đoạn hiện nay” đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa, số 3 (24)
năm 2008 của tác giả Dương Văn Sáu… Nhìn chung, các Văn miếu đều do cơ
quan Nhà nước quản lý, ít đề cập đến vai trị và sự tham gia của các tổ chức,
doanh nghiệp đồng hành cùng Nhà nước đầu tư, quản lý Văn miếu.
Nghiên cứu về VMTB có các cơng trình: Gia Định thành thơng chí của

tác giả Trịnh Hoài Đức (Lý Việt Dũng dịch và chú giải, năm 2004); 290 năm
Văn miếu Trấn Biên của tác giả Huỳnh Văn Tới, Bùi Quang Huy (chủ biên)
năm 2005; Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tiếp tục thực hiện quy hoạch và phát
huy các giá trị văn hóa Văn miếu Trấn Biên do Trung tâm Văn miếu Trấn
Biên biên tập năm 2014, luận văn thạc sĩ Văn miếu Trấn Biên của tác giả Lê
Anh Tuấn - Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh... nhưng hầu hết các đề tài, cơng trình, bài viết đều tập trung nghiên
cứu về lịch sử hình thành; các giá trị, kiến trúc nghệ thuật; công tác tổ chức
hoạt động, chưa có cơng trình nghiên cứu về cách thức và hiệu quả quản lý
Văn miếu Trấn Biên.
Nhìn chung, các cơng trình trên đã có những đóng góp nhất định trong
việc nghiên cứu về công tác quản lý văn hóa, thiết chế văn hóa; bảo tồn, phát
huy giá trị của Văn miếu và hệ thống di tích Nho học. Tuy vậy, lâu nay chưa
có cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề doanh nghiệp quản lý thiết
chế văn hóa nói chung và quản lý VMTB nói riêng. Tuy nhiên, trong quá


8

trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu, khảo
sát của các tác giả đi trước, kết hợp với những số liệu thống kê, tổng hợp và
hệ thống lại thành nội dung thống nhất để thực hiện mục đích nghiên cứu của
đề tài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cách thức và hiệu quả quản lý
thiết chế văn hóa Văn miếu Trấn Biên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu thiết chế văn hóa Văn miếu Trấn Biên tại
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2002 đến năm 2015, các định
hướng phát triển Văn miếu Trấn Biên và các giải pháp được đưa ra cho thời
gian tới. (Năm 2002, VMTB được khánh thành và đưa vào hoạt động. Số liệu
có so sánh đối chứng theo từng mốc thời gian).
5. Lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Xã hội hóa hoạt động văn hóa là cần thiết nhằm huy động các nguồn
lực, sự tham gia của các tầng lớp xã hội trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.
Thực hiện chính sách kinh tế trong văn hóa nhằm gắn văn hóa với các
hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển
văn hóa.
Thiết chế văn hóa Văn miếu Trấn Biên có vai trị quan trọng trong đời
sống xã hội. Việc chuyển đổi VMTB từ thiết chế văn hóa truyền thống do cơ
quan quản lý nhà nước quản lý sang thiết chế văn hóa do doanh nghiệp quản
lý là phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay.


9

6. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung giải quyết và làm
rõ những câu hỏi sau:
- Thiết chế văn hóa Văn miếu Trấn Biên ở Biên Hịa - Đồng Nai có vai
trị và giá trị như thế nào trong đời sống cộng đồng? Để bảo tồn và phát huy
những giá trị của VMTB cần có những điều kiện gì?
- Vai trị, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý
chuyên ngành và doanh nghiệp trong quá trình quản lý VMTB. Việc chuyển
đổi cơ quan quản lý có tác động như thế nào đến tính chất và giá trị hoạt động
của Văn miếu Trấn Biên. Tính hiệu quả và tính bền vững của mơ hình này
trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Những hạn chế, khó khăn cần khắc

phục?
- Giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Văn miếu Trấn Biên?
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Luận văn được viết trên cơ sở phương pháp luận Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và vận dụng những quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị
quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và Nghị
quyết Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
7.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp khảo sát thực địa: Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác
giả thường xuyên đến VMTB và một số Văn miếu khác để quan sát, chụp
ảnh, thu thập tài liệu, số liệu và tham gia các hoạt động được tổ chức tại đây.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn sâu những
nhà quản lý, nhà nghiên cứu về những nội dung có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học về văn hóa bằng phiếu thăm dị, đối
tượng là cán bộ, người lao động đang công tác tại Văn miếu và khách tham
quan, số lượng 150 người.


10

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: So sánh theo từng mốc
thời gian và tham khảo cách thức quản lý của một số Văn miếu khác, trên cơ
sở đó phân tích, đánh giá và kết luận.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn góp phần nghiên cứu, làm rõ giá trị của Văn miếu Trấn Biên thiết chế văn hóa đặc biệt ở xứ Đồng Nai. Đồng thời, luận văn góp phần làm
rõ vai trị quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành đối với thiết chế, trong
đó có vai trị của doanh nghiệp được giao nhiện vụ quản lý thiết chế, chứng
minh tính khả quan của chính sách phối hợp các hoạt động văn hóa với nguồn
lực kinh tế.

Từ kết quả nghiên cứu, giúp những nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình
hình hoạt động, bảo tồn và phát huy giá trị của Văn miếu, những mặt đạt được
và những mặt còn hạn chế trong cách thức quản lý. Trên cơ sở đó, luận văn đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Với kết quả nghiên cứu và những số liệu thu thập được là cơ sở để các
nghiên cứu sâu hơn về quản lý thiết chế văn hóa nói chung và quản lý VMTB
nói riêng.
9. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung luận văn chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ THIẾT CHẾ
VĂN HÓA VĂN MIẾU TRẤN BIÊN
Trong chương này, tác giả đưa ra một số khái niệm giúp người đọc hiểu
thế nào là thiết chế văn hóa, doanh nghiệp quản lý văn hóa, quản lý nhà nước
về văn hóa và doanh nghiệp quản lý văn hóa, trên cơ sở đó làm nền tảng cho
việc nghiên cứu cơng tác quản lý thiết chế văn hóa. Đồng thời, tác giả cũng
giới thiệu khái quát về thiết chế văn hóa VMTB, tổng quan giá trị vật thể và
phi vật thể của Văn miếu.


11

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN MIẾU TRẤN BIÊN
Trong chương này, tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác
quản lý VMTB. Từ thực tiễn hiệu quả hoạt động, phân tích những mặt đạt
được và những hạn chế trong công tác quản lý; so sánh với một số Văn miếu
khác.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VĂN
MIẾU TRẤN BIÊN
Trong chương này, tác giả xác định những điều kiện để bảo tồn và phát

huy các giá trị của Văn miếu Trấn Biên hiện nay, từ đó đưa ra những giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn Văn miếu.


12

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA VĂN MIẾU TRẤN BIÊN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Thiết chế văn hóa
Thiết chế văn hóa là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành văn
hóa Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có
nhiều cách hiểu khác nhau về thiết chế văn hóa, nhiều người chỉ đơn giản
nghĩ đó là cơ sở vật chất. Sự nhầm lẫn này đã dẫn đến sự phiến diện trong
việc đầu tư hoặc tổ chức các hoạt động. Vậy thiết chế văn hóa là gì?
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Thiết chế văn hóa là chỉnh thể
văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: Cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự,
quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngơi nhà hoặc cơng trình văn
hóa chƣa đủ để gọi là thiết chế văn hóa” [34, tập 4, tr. 230].
Trong đó, cơ sở vật chất là những cơ sở, điều kiện cần có tối thiểu cho
các hoạt động văn hóa, các sinh hoạt cộng đồng diễn ra và quan trọng nhất là
không gian sinh hoạt cộng đồng. Bộ máy tổ chức nhân sự là tổ chức gồm
những người tham gia điều hành và tổ chức các hoạt động của thiết chế. Quy
chế hoạt động là những quy định được xây dựng để làm cơ sở cho thiết chế
hoạt động. Và kinh phí hoạt động do ngân sách của Nhà nước cấp hoặc nhân
dân đóng góp một cách tự nguyện và các nguồn tài trợ, hỗ trợ hợp pháp khác.
- Quản lý thiết chế văn hóa
Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy

góc độ khoa học cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Từ thế kỷ


13

XXI, các quan niệm về quản lý ngày càng phong phú. Các trường phái quản
lý đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: Kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [18, tr.22].
Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trƣờng tốt giúp
con ngƣời hồn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định” [43, tr.22].
Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hƣớng
dẫn các quá trình xã hội và hành vi của con ngƣời nhằm đạt tới mục tiêu đã
đề ra” [24].
Từ những định nghĩa về quản lý nêu trên cho thấy, để hình thành nên
hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý?
Sau đó xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cách thức quản lý: quản lý
như thế nào? Và cuối cùng xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì?
Cịn quản lý thiết chế văn hóa là gì? Nhìn chung, chúng ta thường hiểu,
quản lý thiết chế văn hóa là cơng việc của Nhà nước được thực hiện thông
qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, quản lý thiết chế văn
hóa.
Trong đề tài, tác giả xác định quản lý thiết chế văn hóa là sự tác động
của chủ thể quản lý (Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân...) lên thiết chế văn
hóa về cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn
kinh phí bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhằm đạt được mục
tiêu quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa. Như vậy về

bản chất, quản lý thiết chế văn hóa là quản lý các hoạt động của con người
hay cộng đồng xã hội có thể tác động ở cả hai chiều đến thiết chế.


14

- Doanh nghiệp quản lý thiết chế văn hóa
Để hiểu được định nghĩa “Doanh nghiệp quản lý thiết chế văn hóa”,
trước hết chúng ta tìm hiểu về định nghĩa “Doanh nghiệp nhà nước”.
Theo Luật doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2014: Doanh nghiệp nhà nước
là tổ chức do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động
kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các
quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh
doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý [48].
Thông thường, chỉ thấy quản lý của doanh nghiệp đối với hoạt động
kinh doanh, ít thấy nói đến quản lý của doanh nghiệp nhà nước đối với thiết
chế văn hóa, vì chủ yếu các doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ kinh
doanh, ít khi được giao nhiệm vụ quản lý đối với thiết chế văn hóa.
Theo đó, có thể hiểu doanh nghiệp quản lý thiết chế văn hóa là doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân tham gia đầu tư nguồn kinh phí, điều hành, thực
hiện các hoạt động đối với thiết chế văn hóa trong sự quản lý của cơ quan
quản lý Nhà nước, nhằm hài hịa mục đích phục vụ cộng đồng và lợi nhuận.
Thời gian gần đây, doanh nghiệp quản lý thiết chế văn hóa được thành
lập ở nhiều địa phương trong cả nước và hoạt động tương đối hiệu quả. Tại
Đồng Nai, có thể kể đến các doanh nghiệp như: Tổng Công ty Cao su Đồng
Nai (quản lý Trung tâm Văn hóa Suối Tre), Cơng ty TNHH 1TV Đầu tư Phát triển Bửu Long (quản lý Danh thắng Bửu Long), Cơng ty TNHH Khu du
lịch sinh thái Vườn Xồi, Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền…
- Xã hội hóa hoạt động văn hóa
XHH là một q trình thơng qua đó con người hình thành nên tính cách

của mình, học được cách ứng xử trong một xã hội hay một nhóm. Nói cách
khác, chính là q trình con người sinh vật học hỏi để trở thành con người xã


15

hội. Như vậy, xã hội hóa bắt đầu từ khi con người ta sinh ra và chỉ kết thúc
khi con người khơng cịn tồn tại.
Thuật ngữ xã hội hóa trong khoa học xã hội nói chung, xã hội học nói
riêng khơng đồng nhất với khái niệm xã hội hóa đang được sử dụng phổ biến
ở Việt Nam hiện nay như: xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế,
hay thể thao... Theo đó, XHH hoạt động văn hóa là sự huy động các nguồn
lực, sự tham gia của các tầng lớp xã hội trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo ngày càng cao của nhân dân, đồng hành
cùng sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập của đất nước và được hưởng lợi
bằng chính sự tham gia của mình.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn những nhìn nhận chưa đúng về xã hội hóa.
Có nhiều người cho rằng, mục đích chính của xã hội hóa là giảm nhẹ ngân
sách đầu tư từ Nhà nước. Đây là một vấn đề cần phải làm rõ, vì nếu khơng
nhận thức đúng, rất dễ biến xã hội hóa thành thương mại hóa hoặc tư nhân
hóa.
Xã hội hóa hoạt động văn hóa nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu, định
hướng của Đảng về văn hóa. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế và
tăng cường quản lý văn hóa bằng cách hồn thiện cơ chế chính sách, tăng
nguồn lực đầu tư, tăng cường lực đầu tư cho các mục tiêu ưu tiên, chương
trình quốc gia về phát triển văn hóa.
- Chính sách văn hóa
UNESCO định nghĩa: “Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên
t c hoạt động, các cách thực hành, các phƣơng pháp quản lý hành chính và
phƣơng pháp ngân sách của Nhà nƣớc dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn

hóa nghệ thuật”.
Với thực tiễn của Việt Nam, chính sách văn hóa được hiểu là tổng thể
những nguyên tắc thể hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối,
phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa. Chính sách văn hóa đặt ra


16

các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hóa phù hợp với mục tiêu
phát triển văn hóa chung của đất nước [31].
Các chính sách về quản lý và phát triển văn hóa hiện nay có thể kể đến:
sáng tạo các giá trị văn hóa; bảo tồn, phát huy tài sản văn hóa; phát triển văn
hóa cơ sở; giao lưu văn hóa quốc tế; hiện đại hóa kỹ thuật và phương thức sản
xuất, phân phối sản phẩm văn hóa; đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn
nghệ sỹ; đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hóa; nâng
cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hóa…
Chính sách văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà
nước về văn hóa nhưng chính sách văn hóa khơng thể thay thế pháp luật. Nhà
nước ban hành các văn bản pháp luật về văn hóa nhằm phát huy tác dụng của
văn hóa tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần
của con người.
1.1.2. Quản lý Nhà nước về văn hóa và doanh nghiệp quản lý văn
hóa
- Đường lối, chủ trương về xây dựng và phát triển văn hóa
Trong suốt q trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác
định phát triển kinh tế phải ln gắn liền với phát triển văn hóa, giáo dục. Có
thể nói Đề cương văn hóa năm 1943 là văn kiện đầu tiên khẳng định vị trí, vai
trị quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng, trong đó nêu rõ quan
điểm Dân tộc - Khoa học - Đại chúng trong đường lối văn hóa của Đảng.
Tuy nhiên, theo từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam, quan điểm và

đường lối, chính sách của Đảng về văn hóa có sự thay đổi uyển chuyển, linh
hoạt phù hợp với thực tế khách quan. Kể từ năm 1986 trở lại đây, cùng với sự
đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng ta đã có những nhận thức mới về vai trị của
văn hóa. Các văn kiện đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới nhất quán khẳng định
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, là mục tiêu của sự phát


17

triển. Để hiện thực hóa vai trị của văn hóa, một trong những nhiệm vụ được
Đảng quan tâm đó là xây dựng các chính sách văn hóa phù hợp.
Thực tế cho thấy, mọi chính sách của Đảng về văn hóa đều được xây
dựng trên cơ sở yêu cầu thực tiễn khách quan ổn định chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội trong điều kiện mở cửa, hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp
quyền, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời chú ý yếu tố
phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, yếu tố đa dân tộc, đa văn hóa.
Điều đó được thể hiện qua các kỳ đại hội của Đảng: Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986), Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), Ðại hội Đảng lần thứ VIII (1996),
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Đại hội Đảng lần thứ X (2006), Đại hội Đảng
lần thứ XI (2011) và Đại hội Đảng lần thứ XII (2016). Mục tiêu chung của
các kỳ đại hội là phát triển bền vững văn hóa, xã hội; gắn kết chặt chẽ, hài
hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, cơng
bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong đó về lĩnh vực văn hóa, Đảng ta xác định tăng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Chủ động
hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa, quảng bá văn hóa Việt Nam, tiếp nhận
có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện và mơi trường văn hóa
lành mạnh, văn minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục

các biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
các thiết chế văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã hội.
Đồng thời, năm 1998, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định rõ quan điểm: “Chính sách
kinh tế trong văn hóa nhằm gắn văn hóa với các hoạt động kinh tế, khai thác
tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa, đồng thời đảm bảo


18

yêu cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc”.
Bên cạnh đó, Điều 60 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 cũng nêu rõ: Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng
nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương
tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước, xã hội tạo mơi trường
xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người
Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lịng u nước, có tinh thần đồn kết, ý
thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
Và để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của
nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Luật
Di sản văn hóa năm 2013 xác định: Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn
hóa thuộc sở hữu nhà nước; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể,
sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức khác về di sản
văn hóa theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá
nhân trong và ngồi nước đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di
sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Ngồi ra, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm
đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ


19

và các giải pháp chủ yếu; là cơ sở hoạch định quy hoạch, kế hoạch để từng
bước thực hiện việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra trong chiến lược là xây dựng con
người toàn diện; xây dựng đời sống văn hóa, mơi trường văn hóa; bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa dân tộc; phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật;
phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tơn giáo, tín ngưỡng...
Mục tiêu trọng tâm của chiến lược là hướng mọi hoạt động văn hóa vào
việc xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng,
trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo; tuân thủ pháp luật; có ý thức cộng
đồng, lịng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, lối sống văn hóa. Tiếp tục
đẩy mạnh cơng tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa
dân tộc, đi đơi với việc tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm
phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại. Đồng
thời, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực
cho phát triển văn hóa, coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư
cho phát triển bền vững.

- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tham gia quản lý thiết chế
văn hóa
Để nâng cao hiệu quả cơng tác xã hội hóa đối với các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường, ngày
30/5/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP. Nghị quyết
nêu rõ:
Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm
và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa.
Nhà nước áp dụng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở
thực hiện xã hội hóa để khuyến khích đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, nâng
cao chất lượng dịch vụ.


20

Cơ sở thực hiện XHH được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động nhằm
huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tiếp tục hoàn thiện hoặc ban hành mới quy chế hoạt động của các loại
quỹ; thể chế hóa vai trò và chức năng của các tổ chức xã hội, các doanh
nghiệp tham gia vào q trình xã hội hóa.
Hồn thiện việc phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động và trách nhiệm
của các địa phương. Các địa phương căn cứ vào cơ chế, chính sách chung,
quyết định cơ chế, chính sách cụ thể cho địa phương, xây dựng quy hoạch
phát triển XHH đối với từng lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao
trên từng địa bàn.
1.2. Tổng quan về Văn miếu Trấn Biên
1.2.1. Lịch sử hình thành Văn miếu Trấn Biên
Văn miếu xuất hiện ở nước ta đầu tiên vào năm 1070 đời vua Lý Thánh
Tông, được lấy làm nơi thờ Khổng Tử và các bậc Thánh hiền. Sau đó vào

năm 1076, vua Lý Nhân Tông thành lập Quốc Tử Giám kế bên Văn miếu, đây
là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước theo tư tưởng Nho giáo, với những nét
đặc trưng của Nho giáo như: xây dựng quy tắc ứng xử cho gia đình và xã hội,
lấy ngũ ln với thuyết chính danh và chữ “nhân” làm chuẩn mực cho mọi
sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Sau này đến thời Nguyễn, các vua nhà
Nguyễn đóng đơ ở Huế nên nhà Quốc học được dời vào Huế, Văn miếu chỉ
còn chức năng thờ tự các bậc Thánh hiền.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn
thống kê đến thời Nguyễn cả nước ta có 28 Văn miếu được xây dựng ở kinh
đô và các tỉnh, thành, dinh trấn. Hầu hết các Văn miếu đều có chức năng kép
vừa tôn vinh Nho học vừa là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước [49]. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh một số Văn miếu đã bị tàn phá, hiện nay


21

chỉ có khoảng 10 tỉnh, thành phục dựng, trùng tu Văn miếu và phần lớn do
các cơ quan Nhà nước quản lý [PL số 11].
VMTB là Văn miếu được xây dựng sớm nhất ở Nam bộ, là một trong
những thiết chế thuộc hệ thống thiết chế Nho học Việt Nam, thể hiện sự tiếp
nối của hệ thống Văn miếu hàng tỉnh dưới Văn miếu Thăng Long và Văn
miếu Huế. Sự ra đời của VMTB đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc
hình thành nền giáo dục Nho học ở vùng đất mới phương Nam, gắn liền với
truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng hiền tài.
Văn miếu được chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng vào năm Ất Mùi
(1715) ở địa phận thơn Bình Thành và thơn Tân Lại huyện Phước Chánh,
cách phía Tây trấn 2 dặm rưỡi.
“Đời vua Hiển Tông năm Ất Mùi thứ 25 (1715), Trấn thủ dinh Trấn
Biên là Nguyễn Phan Long, Ký lục Phạm Khánh Đức lựa chỗ đất dựng lên
ban đầu, phía Nam hƣớng đến sơng Phƣớc, phía B c dựa theo núi rừng, núi

sông thanh tú, cỏ cây tƣơi tốt. Năm Giáp Dần thời Trung hƣng (1794), Lễ bộ
Nguyễn Hồng Đô khâm mạng giám đốc trùng tu, giữa làm Đại Thành điện và
Đại Thành mơn, phía Đơng làm Thần miếu, phía Tây làm Dục Thánh từ,
trƣớc xây tƣờng ngang, phía tả có cửa Kim Thanh, phía hữu có cửa Ngọc
Chấn, chính giữa sân trƣớc dựng gác Kh Văn treo trống, chng trên đó,
phía tả có Sùng Văn đƣờng, phía hữu có Duy Lễ đƣờng... Trong thành, trăm
hoa tƣơi đẹp… cành nhánh liền nhau rợp bóng, thân tàng to lớn sum suê.
Thƣờng năm, chọn ngày Đinh hai mùa xuân và thu, vâng mạng vua, Tổng
trấn quan hành lễ, phân hiến hai bên thì dùng Trấn quan và Đốc học quan, kỳ
dƣ đều là bồi tế, lệ đặt 50 lễ sanh và 50 miếu phu, đều lo làm phận sự” [27].
Từ nguồn tư liệu khác cho biết thêm: “Đầu đời Trung hƣng nhà vua
thƣờng đích thân làm lễ, về sau sai quan tế thay. Năm Tự Đức thứ 5 (1852),
Văn miếu Trấn Biên đƣợc tu bổ, chính đƣờng và tiền đƣờng đều năm gian;
dựng thêm hai dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy năm gian; đền Khải Thánh, chính


22

đƣờng và tiền đƣờng đều ba gian, một tòa cửa giữa ba gian, một tòa cửa
trƣớc một gian, một tòa kho đồ thờ ba gian, một tòa Khuê Văn các có hai
tầng, ba gian hai chái; phía trƣớc biển “Đại Thành điện” đổi làm “Văn miếu
điện” và “Khải Thành điện” đổi làm “Khải Thánh từ” [49].
Những tư liệu trên cho thấy, Văn miếu từ khi xây dựng và trải qua
nhiều giai đoạn nhưng ln giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội
của vùng đất phương Nam lúc bấy giờ.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng Biên Hịa, năm 1861, VMTB đã bị phá
hủy. Mặc dù bị hủy hoại (sau 146 năm tồn tại), xong dấu ấn của Văn miếu
vẫn cịn in đậm trong tâm trí của người dân nơi đây và được ghi chép rõ ràng
trong các tư liệu lịch sử [PL số 1, hình số 1]. Chính vì vậy, việc phục dựng lại
VMTB của tỉnh Đồng Nai là một chủ trương đúng đắn gắn liền với dịp kỷ

niệm 300 năm vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai hình thành và phát triển (16981998) đồng thời là một sự kiện văn hóa - lịch sử - chính trị đáp ứng lòng
mong mỏi của nhân dân. Ngày 14 tháng 02 năm 2002, VMTB được khánh
thành và đi vào hoạt động. Văn miếu được phục dựng nhằm mục đích khuyến
học, tôn vinh hiền tài, nối kết truyền thống với hiện đại, văn hóa phương Nam
với dịng mạch văn hóa Thăng Long - Đại Việt.
Hiện nay, quần thể kiến trúc Văn miếu được xây dựng tương đối hoàn
chỉnh trở thành thiết chế văn hóa quan trọng, tổ chức nhiều hoạt động lễ hội,
văn hóa, giáo dục và được sự quan tâm lãnh đạo, quản lý của chính quyền
tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Các hạng mục, cơng trình của Văn miếu Trấn Biên
Cơng trình VMTB được phục dựng lại theo mô tả của Trịnh Hồi Đức
trong sách Gia Định thành thơng chí; sử dụng kiểu nhà truyền thống, vật liệu
bền, mái cong có cải tiến; chạm khắc hoa văn, màu sắc hợp với tín ngưỡng
dân gian, phối cảnh hài hòa giữa thiên tạo và nhân tạo; lấy tư tưởng văn hóa
thời đại Hồ Chí Minh làm hạt nhân kết nối truyền thống và hiện đại, bản sắc


23

Đồng Nai và dịng mạch văn hóa Thăng Long [PL số 1, hình số 2], gồm các
khu:
Thứ nhất, khu sinh hoạt truyền thống rộng 2 hecta với các hạng mục
Văn miếu môn, Nhà bia truyền thống, Khuê Văn các, Thiên Quang tỉnh, Nhà
Truyền thống, Nhà Đề danh, Đại Thành môn, Nhà thờ Khổng Tử, Văn vật
khố, Thư khố và Bái đường.
Trong các hạng mục trên, Bái đường là cơng trình kiến trúc quan trọng
nhất của quần thể kiến trúc VMTB. Bái đường được xây dựng trang trọng
theo kiểu nhà ba gian hai chái. Gian chính điện là bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí
Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam. Gian
bên tả (từ ngồi vào) thờ các vị danh nhân văn hóa tiêu biểu cho dân tộc Việt

Nam như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn và
Nguyễn Du. Đây là những vị quan thanh liêm từng giữ nhiều chức vụ rường
cột trong triều đình, là những nhà giáo dục, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân
tộc. Gian bên hữu thờ các vị danh nhân văn hóa, các nhà giáo gắn bó với vùng
đất Nam bộ xưa, như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Gia Định Tam Gia
(Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định), Bùi Hữu Nghĩa và
Nguyễn Đình Chiểu. Tuy việc chọn lựa các đối tượng thờ trong Văn miếu có
khác so với các Văn miếu trong cả nước, xong vẫn đảm bảo hình thức cửa
Khổng sân Trình thờ Khổng tử và các bậc hiền triết Nho giáo; thờ các danh
nhân văn hóa của cả nước và vùng miền, điều đó thể hiện sự tiếp nối mạch
nguồn văn hóa dân tộc, hướng đến tương lai. Đặc biệt trong Bái đường còn
trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước được rước về từ Đền Hùng (Phú Thọ) biểu
trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. Ngồi ra, cịn có Bia Tiến
sĩ, Trống hội Thăng Long (quà tặng của Văn miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội),
Bia đá Văn miếu, chiêng đồng, Đại hồng chung…
Hàng ngày, Văn miếu Trấn Biên mở cửa đón khách thập phương vào
dâng hương, tưởng niệm, thể hiện lòng thành đối với các biểu tượng văn hóa


24

được thờ phụng. Vào các ngày lễ trọng như Tết Nguyên đán, ngày Quốc
khánh 02/9, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11… Ban Tổ chức hành lễ theo nghi
thức cổ truyền và hiện đại với những sinh hoạt phù hợp với nội dung ngày lễ.
Việc tế lễ gắn với các hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, đa dạng phục
vụ nhu cầu tín ngưỡng và giải trí của cơng chúng.
Thứ hai, cụm dịch vụ Hội quán Trấn Biên
Hội quán Trấn Biên được đầu tư xây dựng vào năm 2013, với khơng
gian mở, hài hịa với tổng thể kiến trúc VMTB, trở thành địa điểm trao đổi
học thuật, tổ chức các sự kiện văn hóa, giao lưu các câu lạc bộ nghệ thuật,

làng nghề truyền thống.
Thứ ba, khu công viên
Gồm vườn tượng danh nhân văn hóa, vườn tượng nghệ thuật, cơng viên
cây xanh, vườn thực vật rừng Đông Nam bộ, đường nội bộ và các hồ nước.
Thứ tƣ, những nội dung trong định hƣớng phát triển Văn miếu Trấn
Biên giai đoạn 3
Trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai tiếp tục đầu tư, phát triển VMTB
đúng với vai trò là Văn miếu của vùng đất Nam bộ, đồng thời đây không chỉ
là thiết chế văn hóa riêng biệt mà cịn gắn kết với Danh thắng Bửu Long và
các địa điểm sinh hoạt văn hóa trong vùng tạo nên tổng thể khu du lịch văn
hóa, sinh thái, tâm linh thu hút đơng đảo du khách; trở thành điểm nhấn hài
hòa trong tổng thể khơng gian của vùng đất địa linh Bửu Long nói riêng và
Biên Hịa nói chung, tạo nên thương hiệu của Đồng Nai trong bản đồ du lịch
cả nước.
Bên cạnh đó phát triển VMTB gắn với quy hoạch tổng thể, phát triển
bền vững, hài hịa cơng trình thiên tạo và nhân tạo, phát huy lợi thế, kết nối
không gian đô thị hiện đại với hệ thống giá trị sinh thái, văn hóa, lịch sử, với
phương châm lấy việc phát huy giá trị văn hóa - bảo vệ mơi trường làm mục
tiêu phát triển, lấy hoạt động văn hóa, du lịch làm hoạt động chủ đạo.


25

Tiếp tục thực hiện các hạng mục cơng trình đã quy hoạch, thực hiện
hoạt động đề danh và tôn vinh hiền tài.
1.2.3. Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Văn miếu Trấn Biên
- Giá trị lịch sử
Giá trị đầu tiên của VMTB là giá trị lịch sử. Để xây dựng quốc gia độc
lập và hưng thịnh phải có một hệ thống triết học làm nền tảng, một thể chế tổ
chức xã hội vững mạnh và một nền giáo dục để đào tạo nhân tài cho đất nước.

Để đáp ứng nhu cầu đó, nhà Lý đã chọn Nho giáo, một học thuyết chính trị,
đạo đức ra đời trước đó gần 2000 năm và đã du nhập vào nước ta từ lâu.
Vì vậy, quá trình hình thành và phát triển hệ thống Văn miếu trong cả
nước nói chung qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, ở mỗi thời có những nét
riêng nhưng nhìn chung đều mang giá trị văn hóa lịch sử to lớn. Trong đó,
việc cách nay đã hơn ba thế kỷ (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu chủ trương
xây Văn miếu trên vùng đất Trấn Biên không chỉ cho thấy sự sáng suốt của
người đứng đầu Đàng Trong mà còn cho thấy nguyên lý xuyên suốt của sự
nghiệp dựng nước luôn coi trọng việc kế thừa truyền thống văn hiến gắn với
sự nghiệp mở mang bờ cõi của dân tộc. Đây cũng là trong những thiết chế
Nho học minh chứng cho truyền thống trọng học, trọng hiền tài.
- Giá trị tâm linh
VMTB nói riêng và các di tích Nho học nói chung là nơi tơn vinh đạo
học và là một hình thức khuyến học, duy trì thuần phong mỹ tục của dân tộc
Việt Nam. Trong suy nghĩ của người Việt, tầng lớp trí thức đứng trên cùng
trong quan niệm về thứ bậc xã hội: sĩ, nông, cơng, thương mà khoa cử là con
đường chân chính để trở thành kẻ sĩ. Trên đất nước ta trước đây, nơi nào có
người đi học nơi đó xây Văn miếu, các tỉnh có Văn miếu ở tỉnh, các huyện có
Văn miếu ở huyện, các xã có Văn chỉ để thờ ông tổ đạo Nho, các tiên hiền và
những người khoa bảng đã khuất của địa phương mình. VMTB thờ Khổng tử,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân đạo cao đức trọng của dân tộc cũng


×