Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn rối loạn thông tin, thực trạng ở giới trẻ việt nam và định hướng quản lý (nghiên cứu trên đối tượng công chúng sinh viên khu vực tp hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 136 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ MAI PHƯƠNG

RỐI LOẠN THÔNG TIN,
THỰC TRẠNG Ở GIỚI TRẺ VIỆT NAM
VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ
(Nghiên cứu trên đối tượng công chúng sinh viên khu vực TP. Hồ Chí Minh)

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số:
8229042

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HĨA

Người hướng dẫn khoa học: - TS. HUỲNH VĂN THÔNG

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số:
8229042

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản thân tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã cơng bố theo đúng quy
định. Tồn bộ các trích dẫn và tài liệu tham khảo đã được ghi rõ nguồn dẫn ở mỗi trang
và phần tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả


này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 9 năm 2020
Học viên

Đặng Thị Mai Phương


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại Khoa sau Đại học – Chuyên ngành Quản lý
Văn hóa, trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, tơi đã thu nhận được rất nhiều
điều. Đó khơng chỉ là những kiến thức về văn hóa, những kinh nghiệm làm nghề,
mà cịn là tâm huyết, cơng sức của các thầy cơ trong và ngồi khoa. Những điều
q báu đó đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc học, làm nghề và thực hiện luận văn
này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, thầy đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hồn thành luận văn này.
Theo đó, để có được sản phẩm hồn chỉnh, tơi cũng cần đến sự ủng hộ và
giúp đỡ về nghiệp vụ truyền thông của rất nhiều của các anh chị, các bạn đồng
nghiệp tại các trường Đại học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Và tơi đặc biệt cảm ơn sự hợp tác, cũng như giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các
bạn trẻ đã tham gia vào cuộc khảo sát này của chúng tôi.
Cho dù đây chưa phải là một tác phẩm thật sự hồn hảo nhưng nó là sự cố
gắng của bản thân tác giả, là sự phối hợp giữa những người đồng nghiệp, là những
trải nghiệm nghiệp vụ thực tế và là sự đúc kết kinh nghiệm sống của tác giả. Tơi
trân trọng nó và vơ cùng biết ơn những người đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành tác
phẩm này.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1

2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 5

2.1.

Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 5

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 6

3.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................ 7

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................. 11

4.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 11

4.2.


Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 11

5.

LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 14

6.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................. 15

7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 15

8.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................. 16

8.1.

Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 16

8.2.

Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 17

9.

BỐ CỤC LUẬN VĂN ................................................................................................. 17


CHƯƠNG I................................................................................................................................. 19
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ RỐI LOẠN THÔNG TIN TRÊN NỀN TẢNG TRUYỀN THÔNG
ĐA PHƯƠNG TIỆN VÀ GIỚI TRẺ .......................................................................................... 19
1.1

Truyền thông đa phương tiện ....................................................................................... 19

1.2

Sự rối loạn thông tin trên nền tảng truyền thông đa phương tiện ................................ 22

1.2.1

Tin tức................................................................................................................... 22

1.2.2

Tin giả ................................................................................................................... 26

1.2.3

Rối loạn thông tin ................................................................................................. 34

1.3

Giới trẻ ......................................................................................................................... 57
Tiểu kết ........................................................................................................................... 63

CHƯƠNG 2. ............................................................................................................................... 66

THỰC TRẠNG TIN GIẢ VÀ SỰ RỐI LOẠN THÔNG TIN TRÊN NỀN TẢNG ĐA
PHƯƠNG TIỆN CỦA GIỚI TRẺ .............................................................................................. 66
2.1. Thực trạng nhu cầu tiếp nhận, chia sẻ thông tin trên nền tảng đa phương tiện của giới
trẻ TP. Hồ Chí Minh ............................................................................................................... 66
2.2. Thực trạng nhận thức về tin giả trong việc tiếp nhận và chia sẻ thông tin trên nền tảng
đa phương tiện của giới trẻ ..................................................................................................... 81
2.3. Vai trò của hoạt động nâng cao năng lực nhận biết tin giả trong việc tiếp nhận và chia
sẻ tin tức trên nền tảng đa phương tiện của giới trẻ qua góc nhìn chun gia ....................... 87
Tiểu kết ........................................................................................................................... 92


CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................ 94
GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ ................................................................................... 94
3.1

Đào tạo, nâng cao kỹ năng tư duy phản biện cho giới trẻ............................................ 94

3.2

Xây dựng bộ câu hỏi quy chuẩn để kiểm chứng thông tin .......................................... 97

3.3

Tổ chức các hoạt động truyền thông phát triển bền vững.......................................... 100

3.4

Xây dựng cơ chế quản lý dưới góc độ pháp lý .......................................................... 107
Tiểu kết ......................................................................................................................... 112


KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 120
Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................................... 120
Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................................................... 121
Website ..................................................................................................................................... 122
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 125
BẢNG HỎI KHẢO SÁT .......................................................................................................... 125


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trải qua các giai đoạn phát triển xã hội, con người luôn không ngừng sáng
tạo, tìm tịi ra những cách thức mới để giao tiếp hiệu quả. Từ nhu cầu thực tế ấy,
“truyền thông” - thuật ngữ chung để chỉ các loại hình giao tiếp khác nhau - đã trở
thành một phần quan trọng của cuộc sống. Truyền thông là công cụ để giao tiếp,
truyền thông đa phương tiện là nền tảng hiện đại duy trì, nâng cao sự giao tiếp đó.
Truyền thơng đa phương tiện mở ra một thế giới giao tiếp mới, trong đó con người
là trung tâm và truyền thơng đa phương tiện khơng chỉ cung cấp thơng tin, mà cịn
cung cấp diễn đàn cho cá nhân, tổ chức tương tác với nhau trên nền tảng kỹ thuật số.
Như chúng ta đã biết, những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã tạo
ra sự bùng nổ thơng tin trên phạm vi tồn cầu. Cùng với đó, trật tự của các loại hình
báo chí, truyền thơng đã có nhiều sự thay đổi vượt trội. Việc chuyển tải thông tin
đến công chúng không chỉ đơn thuần qua chữ viết, hình ảnh tĩnh đơn thuần được
thực hiện bởi các cơ quan báo chí truyền thơng truyền thống nữa mà thế giới các
thể loại video, audio, đồ họa động, báo điện tử,... đã trở nên phổ biến và chiếm lĩnh
thị trường truyền thông bởi sự đa dạng cộng với tính tương tác giữa người đưa tin
và người tiếp nhận thơng tin, qua đó hình thành nên các đặc tính của cơng chúng
trên nền tảng đa phương tiện hiện nay đó là:

▪ Sử dụng nhiều giác quan nghe nhìn, tưởng tượng để trải nghiệm, sản phẩm
truyền thơng đa phương tiện.
▪ Hình thành tâm thế tiếp nhận tức thời, phi định kỳ. Có khả năng hình thành
kiểu lối sống đa nhiệm, đa duy năng.

1


▪ Hình thành tâm thế chủ động tương tác, người tiếp nhận sản phẩm thể hiện
quyền lực của mình bằng cách đánh giá, bình luận và phân phối (chức
năng like, share, comment trên các trang mạng xã hội).
▪ Hình thành sự trải nghiệm, tồn cầu hố và các nhân hố trong việc tuyển
lựa tiếp nhận và diễn giải các thông tin báo chí trong truyền thơng.
Sự ra đời và phát triển nền tảng truyền thông đa phương tiện giúp cho cơng
chúng có khả năng truy cập nội dung theo u cầu vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ
nơi đâu, đồng thời cho phép người dùng tương tác với thông tin, tham gia sáng tạo,
phân phối và xuất bản thơng tin. Sự khác biệt rõ rệt nhất đó chính là tính tương tác,
việc chuyển đổi vai trị giữa nhà truyền thông và người tiếp nhận thông tin diễn ra
một cách dễ dàng hơn, thông tin không nhất thiết được sản xuất hay cung cấp bởi
những đơn vị truyền thông chính thức mà có thể do mọi tổ chức, cá nhân, hội,
nhóm… đưa ra. Hay có thể hiểu rằng, truyền thông đa phương tiện trên nền tảng
Internet cho phép người sử dụng dân chủ hơn trong cách lựa chọn và cơng bố thơng
tin, khi đó người tiếp nhận thơng tin cũng đồng thời trở thành người sản xuất thông
tin. Khi số lượng những nhà cung cấp nội dung nhiều lên và những thơng tin chính
trị xã hội được đăng tải nhiều hơn thì điều này thể hiện rằng, nền tảng truyền thơng
đa phương tiện khơng chỉ giúp người bình thường có thể tham gia vào các hoạt
động chính trị, văn hố, kinh tế, xã hội mà cịn cho thấy thực sự các thơng điệp
truyền thơng ảnh hưởng tới q trình dân chủ của một quốc gia mạnh mẽ như thế
nào. Và chắc chắn rằng, với sự xuất hiện và phát triển của lĩnh vực truyền thông đa
phương tiện sẽ dẫn đến việc thay đổi về văn hóa tiếp nhận thơng tin trong truyền thơng.

Và khơng chỉ riêng các phóng viên, nhà báo mà rõ ràng trong thời đại thế giới
phẳng với sự kết nối chặt chẽ qua mạng xã hội hiện nay, khi bất kỳ ai cũng có thể
trở thành một nhà báo công dân với chiếc máy điện thoại có camera, kết nối
Internet, tất cả chúng ta đều có khả năng lan truyền thông tin một cách nhanh nhất,
kịp thời nhất và tạo ra hiệu ứng cộng đồng mạnh nhất. Rất nhiều tin tức xuất hiện
2


rất sớm trên mạng xã hội mà nội dung do người dùng khởi tạo (user-generated
content) đang được coi là một phần đóng góp trong việc truyền tải thơng tin. Tuy
nhiên, cũng có mặt trái của nó là tạo ra “lỗ hổng” trong quy trình kiểm sốt thơng
tin khi với sự tự do, sự sáng tạo cùng với nhiều mục đích truyền thông khác nhau
đã và đang dẫn đến một thế giới mà những hoang tin có thể gây ra các thảm kịch
trong đời sống, đâu đó cũng góp phần làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.
Với những đặc tính như đã đề cập, trên hết tất cả, môi trường đa phương tiện
mà cụ thể ở đây là nền tảng Internet chính là nơi thuận lợi nhất cho sự phát triển
các phương tiện truyền thông xã hội trong đó vượt trội hơn hẳn là các mạng xã hội
với đủ thành phần dân cư tham gia, sử dụng đã tạo ra một ý thức hệ về văn hoá ứng
xử và hành động có nhiều điểm tích cực nhưng cũng khơng ít điểm tiêu cực, mà
nhất là vấn đề truyền thơng tin. Trong bối cảnh hiện nay, từ chính trị, văn hoá, kinh
tế xã hội… tất cả đều thật dễ dàng tìm kiếm và chia sẻ bởi cơng nghệ, bởi cơng cụ
kỹ thuật với các thuật tốn hiện đại. Vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều bắt gặp và trăn trở với vấn nạn tin giả (fake news), sự rối
loạn thông tin (information disorder) truyền thông - một vấn đề về các nền tảng xử
lý thông tin, một thách thức mà trong bối cảnh công nghệ hiện nay chúng ta phải
đối diện.
Có thể nói khơng sai khi cuộc sống được vận hành bởi việc cung cấp, truyền
tải và tiếp nhận tin tức. Mỗi cá nhân đều ý thức mạnh mẽ rằng mình là cơng dân
của một xã hội của một đất nước thành viên của Thế giới khi biết được những
chuyện gì đang xảy ra hàng giờ, hàng ngày. Tuy nhiên, việc tiếp cận, nhận định và

xử lý tin tức như thế nào là do nhận thức của người tiếp nhận hay cịn tùy thuộc
vào mục đích, phương thức truyền tải thông tin của nguồn tin… Trong bối cảnh
tiếp nhận tin tức rơi vào tình trạng vừa phụ thuộc, vừa bão hịa, việc xác định tin
thật, tin giả khơng chỉ là một vấn đề căn cơ của giới báo chí, ngành truyền thông

3


mà còn những thái độ ứng xử chủ động của mỗi cá nhân trong xã hội. Có một số vấn
đề được đặt ra như sau:
Trước tiên, nhu cầu cung cấp và tiếp nhận thông tin của xã hội hiện đại trên
các phương tiện truyền thông đại chúng là thiết yếu. Tỉ lệ tiêu thụ truyền thông tăng
cao tác động đến việc định hình nhận thức, niềm tin, thái độ của con người. Các
phương tiện truyền thông ảnh hưởng tới quá trình dân chủ của một đất nước, truyền
thơng khơng cịn gây ảnh hưởng tới văn hóa, mà truyền thơng chính là văn hoá của
mỗi quốc gia.
Thứ hai, trong kỷ nguyên kỹ thuật số với nền tảng Internet, báo chí đã có
những thay đổi mạnh mẽ. Nó khơng chỉ hình thành nên các khái niệm như: Hội tụ
truyền thơng, tịa soạn hội tụ, nhà báo đa phương tiện, tác phẩm báo chí đa phương
tiện… mà cịn thay đổi cơng chúng tiếp nhận. Thậm chí hình thành nên một kiểu
nhà báo mới xuất phát từ chính cơng chúng gọi là “Nhà báo công dân” hoạt động
dựa trên việc sử dụng các mạng xã hội. Chính vì thế mà tin tức tuy được cập nhật
nhanh chóng nhưng thiếu sự kiểm sốt, kiểm duyệt, dẫn đến sự xuất hiện của vô số
hoang tin làm ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự, an ninh xã hội.
Thứ ba, việc mỗi cá nhân có thể sở hữu một hoặc một vài tài khoản mạng xã
hội (social network) – hình thành nên mạng lưới các mối quan hệ và ngày càng phụ
thuộc vào nó khiến cho “thế giới ảo” đã thực sự là một phần ảnh hưởng đến lối
sống, sinh hoạt, văn hoá, ứng xử của đời sống xã hội. Đã xuất hiện những xu hướng
lệch chuẩn được gọi là những “chứng bệnh” - “nghiện Tivi”, “nghiện Internet”,
“nghiện Facebook”… đối với nhiều nhóm người, đặc biệt ở giới trẻ. Trong nhu cầu

tìm kiếm thơng tin, kiến thức phục vụ cho học tập, làm việc, giải trí, giao lưu, kết
bạn của giới trẻ trên Internet càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu khơng có kỹ năng
nhận diện và đọc hiểu các thông điệp truyền thông.
Và điều quan trọng nhất, thứ tư đó là hiện tượng tin giả và sự rối loạn thông
tin hiện nay đang là một vấn đề bức thiết của hầu hết các quốc gia trên toàn thế
4


giới. Sự tồn tại của các thông tin giả mạo, những thông tin không được kiểm chứng
và những hậu quả của nó ảnh hưởng khơng nhỏ đối với nền chính trị, xã hội và kinh
tế của mỗi quốc gia.
Tóm lại, tin tức giả mạo hay sự rối loạn trong các thông tin truyền mang đến
trong cuộc sống hiện đại của con người không đơn thuần chỉ là tin tức mà nó cịn
ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức và cả một dân tộc.
Là người làm công tác quản lý giáo dục của môi trường Đại học, có cơ hội
tiếp xúc, trao đổi, làm việc với đối tượng người trẻ - sinh viên, tôi nhận thấy việc
trang bị trang bị cho công dân, đặc biệt trong giới trẻ những năng lực nhận diện
thông tin trên các hình thức truyền thơng trong bối cảnh hiện tại là hết sức cần thiết.
Khi có cơ hội nghiên cứu chuyên ngành Quản lý Văn hoá của trường Đại học Văn
hố TP. Hồ Chí Minh, tơi đã lựa chọn đề tài “Rối loạn thông tin, thực trạng ở giới
trẻ Việt Nam và định hướng quản lý (nghiên cứu trên đối tượng cơng chúng sinh
viên khu vực TP. Hồ Chí Minh)”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm ra những nét cơ bản nhất về một số lý luận liên quan đến sự rối
loạn thông tin ở Việt Nam trong môi trường của thông tin tốc độ cao miễn phí dành
cho tất cả trên các nền tảng truyền thông xã hội và trên mạng Internet mà bất cứ ai
cũng có thể xuất bản tin. Cùng lúc đó, sự trỗi dậy của thị trường “truyền thông
chiến lược” và các “chiến dịch thông tin”, bao gồm tin xuyên tạc và tin nguy hại

được tung ra một cách chủ động, đã trở thành một nhân tố chính trong hệ sinh thái
thông tin. Khi quy mô và hậu quả của “rối loạn thông tin” đối với xã hội đã bắt đầu
trở thành hiện thực, tình trạng tung tin giả mạo trên mạng nhằm chia rẽ chính trị,
cổ súy cho chủ nghĩa cực đoan, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức, gây náo loạn
xã hội, làm cho đời sống tin tức trở nên tiêu cực. Rõ ràng là để xử lý vấn đề này,
những sự can thiệp, cả lớn và nhỏ, là cần thiết. Nhiều quốc gia đang lựa chọn tìm
5


kiếm những giải pháp hiệu quả, cần phải có giải pháp trong việc quản lý các khía
cạnh tin giả và sự rối loạn thông tin với những tác hại khôn lường của nó trên các
phương tiện truyền thơng xã hội. Luận văn với mục đích tìm ra một số giải cho việc
trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực đọc hiểu các thông điệp truyền
thông khi trở thành công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng của
giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh tin tức hàng ngày hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ cụ thể sau:
▪ Nghiên cứu kỹ các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
▪ Đánh giá tổng quan về thực trạng tin giả và sự rối loạn thông tin trên các
phương tiện truyền thông xã hội để thấy được thực tiễn của vấn nạn tin giả
cũng như sự rối loạn thông tin trên mọi lĩnh vực truyền thông đa phương
tiện tại Việt Nam.
▪ Khảo sát nhóm sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh về sự tác động của
thông tin khi sử dụng các phương tiện truyền thơng đa phương tiện, trong
đó nổi trội hơn hẳn là mơi trường Mạng xã hội.
▪ Phân tích giới trẻ tại Việt Nam đang có mức độ quan tâm và khơng quan tâm
đến những thơng tin gì ở trên các phương tiện truyền thông đa phương tiện.
▪ Giúp sinh viên khi tham gia mơi trường mạng Internet có thể nâng cao
năng lực nhận diện và kỹ năng đọc hiểu thông điệp truyền thông cũng như
phân biệt về những thông tin không thật, những thơng tin gây nguy hại.

Với những phân tích, nhận định và đề xuất trong quá trình nghiên cứu để đưa
ra giải pháp quản lý nâng cao khả năng nhận diện và ứng phó đối với sự rối loạn
thơng tin hiện nay.

6


3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tin giả - Fake news đã và đang trở thành một vấn đề toàn cầu, cả thế giới
khuynh đảo bởi sự tác động mạnh mẽ của tin giả. Năm 2017, “Fake news” đứng ở
top đầu trong danh sách “những từ được dùng nhiều nhất tại Mỹ” do từ điển Collins
Dictionary của Anh lựa chọn. Theo Independent, việc sử dụng từ “Fake news” đã
tăng 365% kể từ năm 2016 đặc biệt sau khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm
chức vào hồi tháng 01/2017, ông đã sử dụng từ “Fake news” để chỉ trích truyền
thơng và hàng loạt cáo buộc tin giả mạo có sự nhúng tay của Nga hồi năm 2016.
Ranh giới giữa thật và giả trong các bản tin của báo chí Mỹ cũng đã châm ngòi cho
một cuộc chiến vẫn đang âm ỉ giữa ông chủ Nhà Trắng và rất nhiều đài truyền hình,
tịa soạn ở Hoa Kỳ hiện nay.
Ở Ấn Độ và nhiều nước khác ở Châu Á, Trung Đông, Châu Phi, tin tức giả
mạo thường nhắm vào chủ đề tôn giáo với ý đồ chính trị. Những tin tức sai sự thật
được tạo ra với chủ ý tạo mâu thuẫn trong các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Hậu
quả của vấn nạn tin giả trong lĩnh vực tôn giáo, sắc tộc là rất nguy hiểm bởi từ
những bản tin, bài báo giả, những cộng đồng tơn giáo có thể thù ghét, xung đột,
chiến tranh với nhau, từ đó tạo ra những khu vực bất ổn quy mô lớn. Cuộc xung
đột giữa Israel và thế giới Ả Rập kéo dài hàng chục năm qua, mà trong đó có phần
trách nhiệm của giới truyền thông là một trong những bài học rất lớn mà thế giới
cần lưu tâm.
Ở Việt Nam, xảy ra hàng loạt các thông tin không chuẩn xác, các thông tin giả
mạo gây hoang mang dư luận trên các trang mạng xã hội… Tin giả thậm chí có thể

có mặt ngay trên báo in, báo điện tử, truyền hình chính thống hoặc lan truyền trên
Internet. Trên thực tế biết bao nhiêu cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, bị bôi nhọ danh
dự, thậm chí là vướng vào hàng loạt các vụ án điều tra do tin tức giả gây nhiễu loạn.
Trong bài viết “Đấu tranh cho sự thật giữa đại dịch tin giả” (Contending for the
truth amidst the Fake news epidemic) trên trang chủ của phong trào Lausanne
7


Movement, tác giả Tony Watkins đã thảng thốt mở đầu rằng: “Chúng ta bây giờ
đang sống trong một xã hội “hậu sự thật” (post-truth)”. Theo như bài tham luận của
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Hội nghị Báo chí Toàn quốc ngày 26/12/2017
ở TP.HCM với tiêu đề: “Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của
báo chí” do ơng Lê Quốc Minh trình bày, ơng cho rằng trong cuộc chiến chống tin giả
thì vai trị và trách nhiệm xã hội của báo chí cần được xem xét một cách nghiêm túc.
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới để tìm hiểu về fake news - tin giả để có
các giải pháp điều chỉnh. Unesco - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên
hiệp Quốc cũng đã xuất bản Sổ tay Giáo dục và đào tạo Báo chí mang tên
“Journalism,‘Fake news” and Disinformation: A Handbook for Journalism
Education and Training”. Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã đưa ra rất nhiều
chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực tin giả chẳng hạn như: “Fake News as a Critical
Incident in Journalism” Edson C.Tandoc Jr. (2018); “Where ‘fake news’ flourishes:
a comparison across four Western democracies” Edda Humprecht (2018); “Priming
and Fake News: The Effects of Elite Discourse on Evaluations of News” Emily
Van Duyn et al. (2018); hoặc “Fake news: Acceptance by demographics and
culture on social media” Giselle Rampersad et al. (2019). Đặc biệt hơn đó là những
nghiên cứu về tin giả liên quan đến Mạng xã hội trong thời đại công nghệ nổi bật
như nghiên cứu của Hunt Allcott và Matthew Gentzkow (2017) trong chủ đề
“Social Media and Fake News in the 2016 Election” (một nghiên cứu sau cuộc bầu
cử Tổng thống Mỹ năm 2016).
Phương tiện truyền thông xã hội để tiêu thụ tin tức là con dao hai lưỡi. Một

mặt, chi phí thấp, dễ truy cập và phổ biến thơng tin nhanh chóng khiến mọi người
tìm kiếm và tiêu thụ tin tức từ phương tiện truyền thông xã hội. Mặt khác, nó cho
phép truyền tin tức một cách rộng rãi. Tin tức giả là tin tức chất lượng thấp với
thơng tin sai lệch có chủ ý, sự lan truyền rộng rãi của tin tức giả có khả năng tác
động cực kỳ tiêu cực đến cá nhân và xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội gần
8


đây đã trở thành một nghiên cứu mới nổi đang thu hút sự chú ý rất lớn. Phát hiện
tin tức giả trên phương tiện truyền thông xã hội đưa ra các đặc điểm và thách thức
độc đáo khiến thuật toán phát hiện hiện tại từ phương tiện truyền thông tin tức
khơng hiệu quả hoặc khơng thể áp dụng. Vì vậy vấn đề phát hiện tin tức giả trên
phương tiện truyền thông xã hội vừa thách thức vừa là trách nhiệm của các nhà
khoa học để khảo sát, đánh giá và tìm giải pháp tồn diện về việc phát hiện tin tức
giả trên phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm các đặc điểm tin tức giả về tâm
lý học và lý thuyết xã hội… Qua quá trình nghiên cứu cụm từ “tin giả” khơng đủ
để mơ tả tính chất phức tạp và những diễn biến của tin tức trên nền tảng công nghệ
số ngày càng phát triển, không đơn thuần là tin giả, là tin không được kiểm chứng
mà trong thực tế còn tồn tại những tin tức ngụy tạo với mục tiêu riêng, những tin
tức cố tình được tạo ra để mạo danh về một vấn đề nào đó hay đơn giản là trong
một sự việc đang là tiêu điểm của xã hội, các tin tức rị rỉ khơng có sự kiểm chứng
lại thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Các nghiên cứu của Claire
Wardle, PhD and Hossein Derakhshan With research support from Anne Burns and
Nic Dias 9/2017) về lĩnh vực “Information disorder: Toward an interdisciplinary
framework for research and policy making” hoặc “Thinking about ‘information
disorder’: formats of misinformation, disinformation, and mal-information” Claire
Wardle and Hossein Derakhshan (2018).
Các quốc gia trên thế giới đều đang ráo riết tìm kiếm giải pháp để chế ngự tin
giả và sự rối loạn thông tin. Singapore thành lập một ủy ban đặc biệt, chuyên đánh
giá tác động của tin tức giả mạo trên mạng Internet. Gần 40 đơn vị truyền thông tại

Pháp và nhiều nước trên thế giới đã công bố dự án chung trong việc kiểm chứng sự
thật, mang tên “CrossCheck”. Chính quyền Malaysia đã hình sự hóa tội tung tin
giả trên mạng. Nga thường khuyến cáo các công dân của mình hạn chế sử dụng các
mạng xã hội của nước ngồi để khơng bị ảnh hưởng bởi các thơng tin xấu, độc,
khơng thể kiểm chứng. Trung Quốc thì khơng cho phép bất cứ mạng xã hội nào
của nước ngoài được hoạt động trong nước, thay vào đó, họ sử dụng các mạng xã
9


hội riêng vừa để kiểm soát an ninh mạng vừa coi đó là biện pháp hạn chế tin giả;
và Việt Nam Luật An ninh mạng có hiệu lực kể từ 01/01/2019 để kiểm sốt hành
vi tạo dựng, lan truyền thơng tin giả mạo gây nguy hại.
Tin giả là một câu chuyện cũ, được hậu thuẫn bởi công nghệ mới. Huy động
và thao túng thông tin là một đặc điểm của lịch sử có đã từ lâu trước khi báo chí
hiện đại thiết lập các tiêu chuẩn định nghĩa tin như một thể loại dựa trên các quy
tắc cụ thể về sự liêm chính. Nhưng thế kỷ 21 đã chứng kiến sự vũ khí hóa thơng tin
ở quy mơ vơ tiền khống hậu. Cơng nghệ mới hùng hậu khiến cho việc thao túng
và chế tạo nội dung trở nên đơn giản, và các mạng xã hội khuếch đại khủng khiếp
những sự giả dối được rêu rao bởi các nhà nước, các chính trị gia dân túy, và các
doanh nghiệp khơng trung thực, trong khi cơng chúng thì lại dễ dãi chia sẻ thông
tin. Các nền đã tảng trở thành mảnh đất màu mỡ cho tin tuyên truyền được số hóa.
Sự chọc phá, sự ngụy tạo, bịa đặt, mạo danh tạo thông tin, sự châm biếm, rị rỉ
thơng tin… dẫn đến thơng tin không đơn thuần là tin sai sự thật mà
Các nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều tập trung vào việc tìm ra các
giải pháp tối ưu nhất cho các giải pháp kiểm soát, hạn chế tin giả và sự rối loạn
thông tin trên nền tảng truyền thông đa phương tiện, chính vì thế mà vấn đề đặt ra
là làm thế nào để nhận diện tin giả, sự rối loạn thơng tin, để có thái độ ứng xử và
xử lý thông tin sai lệch, nhất là trên mạng xã hội trong bối cảnh không gian mạng
ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích tốt nhưng cũng mang lại nhiều
thách thức to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới.

Việt Nam hiện tại, sự tác động của thông tin truyền thông đến chính trị, văn
hố, xã hội đang là những vấn đề nổi cộm và việc cần thiết phải trang bị những
kiến thức, kỹ năng để nhận diện tin giả, sự rối loạn thơng tin để có thái độ hành xử
hợp lý, đảm bảo được môi trường truyền thông mang đến sự tích cực trong việc gìn
giữ và hội nhập văn hóa… Một số nghiên cứu về quản lý văn hoá trong lĩnh vực
truyền thông được đề cập đến khá nhiều, tập trung vào nghiên cứu về mạng xã hội,
10


thái độ sử dụng mạng xã hội của người trẻ cũng như việc mạng xã hội tác động đến
người trẻ như thế nào đã được nghiên cứu rất nhiều nhất là trong lĩnh vực báo chí
truyền thơng. Ví dụ như: “Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến
kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh” của các tác giả Lê Thị Thanh Hà, Trần Tuấn Anh, Huỳnh Xn Trí
trên Tạp chí Khoa học cơng nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) 104 -112; hoặc nghiên
cứu về “Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung cấp chuyên
nghiệp trường Trung cấp Đông Dương Tp.HCM” của tác giả Bùi Ngọc Hân –
Trường Đại học Sư phạm TP. HCM; Nghiên cứu “Tác động của Mạng xã hội đến
giới trẻ” của Bùi Thu Hoài – Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
Gia Hà Nội; hoặc một nghiên cứu về “Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng
xã hội đối với công chúng Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Hà My - Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên trong các khóa
luận tốt nghiệp cũng như luận văn thạc sỹ của sinh viên học viên trường Đại học
Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh hầu như chưa đề cập trực tiếp đến vấn nạn tin giả và
các giải pháp quản lý, mà đa phần là các nghiên cứu về văn hoá trong lĩnh vực nghệ
thuật, lĩnh vực hành vi của con người, của tộc người...
Như vậy có thể khẳng định rằng, cho tới thời điểm hiện tại chưa có đề tài
nghiên cứu nào trong lĩnh vực quản lý văn hoá của Việt Nam đặt ra vấn đề nghiên
cứu về Tin giả và sự rối loạn thông tin trong truyền thông để đưa ra các giải pháp
quản lý trên đối tượng công chúng là giới trẻ.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề rối loạn thông tin trên báo chí truyền thơng đa phương tiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào đối tượng sinh viên đang học từ năm 1 đến năm 4 tại các
trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lứa tuổi sinh viên trong
11


phạm vi luận văn này nghiên cứu có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi được gọi chung là
giới trẻ theo quy định của Luật Thanh niên 2005. Theo báo cáo của Tổng cục Thống
kê năm 2018, thanh niên Việt Nam là 23,3 triệu người, chiếm 24,6% dân số cả
nước. Đây cũng là độ tuổi mà con người đang tạo dựng những nền tảng quan trọng
cho sự trưởng thành của mình. Bên cạnh việc hồn thiện thể chất, hồn thiện tính
cách thì đây cịn là độ tuổi có rất nhiều biến động về tâm sinh lý và đang trong quá
trình tìm kiếm, định hướng những giá trị bản thân, nghề nghiệp và ước mơ cuộc đời.
Xét ở khía cạnh tâm sinh lý đặc thù của giới trẻ thì thanh niên là đối tượng
ưa thích và nhanh làm quen với những tiến bộ khoa học cơng nghệ thơng tin. Bên
cạnh đó là một nhu cầu rất lớn của giới trẻ trong việc tìm hiểu về thế giới, giao lưu
kết bạn, chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, những người xung quanh. Nhu cầu trau dồi kiến
thức và kỹ năng cho công việc, nghề nghiệp, khám phá và khẳng định phẩm chất
của mình cũng như nhu cầu mong muốn thể hiện bản sắc cá nhân của giới trẻ.
Nhưng nhiều hơn hết vẫn là nhu cầu giải trí, chính vì thế, trong bối cảnh hiện nay,
một cách khách quan nhất ta có thể thấy được mật độ sử dụng các phương tiện
truyền thông kiểu mới ở giới trẻ đã và đang trở thành một thói quen khơng thể thiếu
trong đời sống hàng ngày. Sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và cuộc
cách mạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã làm cho thanh thiếu niên có
những chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và lối sống trên nhiều phương diện. Giới
trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông như một công cụ học tập, trau dồi kiến

thức cũng như tư vấn, chia sẻ… hình thành nên cách tư duy, nhận thức luôn mới,
luôn cập nhật. Bên cạnh đó, phương tiện truyền thơng với đặc tính lưu trữ khổng
lồ chính là nơi để các bạn trẻ tìm kiếm và hình thành cách đánh giá, tìm kiếm giá
trị bản thân cũng như thế giới quan xung quanh.
Trước một thế giới mạng hỗn độn, nhiều giá trị thật - ảo lẫn lộn, nhiều luồng
thơng tin đúng – sai khó phân định đã tạo ra các ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến giới
trẻ, có nhiều cơ hội cũng như thách thức lẫn nguy cơ tác động trực tiếp hình thành
12


lên lối sống của giới trẻ ngày nay. Chính vì những đặc tính của giới trẻ mà trong
phạm vi nghiên cứu chúng tơi lựa chọn nhóm cơng chúng là sinh viên để có những
góc nhìn đa chiều cho thấy sự tác động của thơng tin nói chung và sự rối loạn thơng
tin nói riêng trên nền tảng đa phương tiện.
Đối với các chuyên gia, tôi tham vấn quan điểm của họ về việc đánh giá thực trạng
của tin giả và sự rối loạn thông tin đang tràn lan trên mạng xã hội. Đồng thời ghi nhận
những đề xuất, góp ý và những giải pháp định hướng trong quản lý tin tức hiện nay.
Không gian nghiên cứu: Do điều kiện và thời gian làm nghiên cứu hạn chế,
bài nghiên cứu này chỉ khảo sát và phỏng vấn các sinh viên tại chín (09) trường
Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Đại học Cơng nghệ thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn Lang, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại
học Hoa Sen, Đại học Hồng Bàng, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Tôn Đức
Thắng, Đại học Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng và Đại học FPT. Đây là các
trường nằm ở các địa bàn ở trung tâm thành phố và ngoài trung tâm, các sinh viên
tham gia khảo sát tập trung chủ yếu vào lứa tuổi từ 18 đến 26 nên chúng tôi nhận
định nó có thể đại diện cho giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Với tổng số phiếu phát ra là 900 phiếu, số phiếu thu về là 863 phiếu trong đó
số phiếu hợp lệ là 813 phiếu của sinh viên hiện đang theo học các chuyên ngành
khác nhau như :
▪ Ngành Kỹ thuật: 108 sinh viên tham gia khảo sát

▪ Ngành Công nghệ: 133 sinh viên tham gia khảo sát
▪ Ngành Xã hội: 149 sinh viên tham gia khảo sát
▪ Ngành Kinh tế - Tài chính: 182 sinh viên tham gia khảo sát
▪ Ngành Văn hóa - Nghệ thuật: 155 sinh viên tham gia khảo sát
▪ Các ngành khác: 86 sinh viên tham gia khảo sát
13


Thời gian khảo sát và phỏng vấn: từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020.
5. LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu của mình, chúng tơi sử dụng thuật ngữ “ Rối loạn thông tin”
từ nghiên cứu về Tin giả của hai tác giả Claire Wardle và Hossein Derakhshan
trong cơng trình “Information Disorder: Toward an interdisciplinary framework
for research and policy making” được tài trợ bởi Anne Burns và Nic Dias năm
2017. Nội hàm của thuật ngữ “Tin giả” (Fake news) cho thấy hiện tượng tin tức sai
sự thật, được làm giả không thể bao qt được các hình thức thơng tin gây hậu quả,
nhất là trong bối cảnh tin tức được cung cấp tức thời, đa chiều, tương tác cao trên
nền tảng truyền thông đa phương tiện. Việc sử dụng thuật ngữ, “Rối loạn thông tin”
mà các tác giả Claire Wardle và Hossein Derakhshan đề xuất cho phép chúng tôi
nhận diện được đầy đủ hơn các hình thức cung cấp, và chia sẻ thông tin gây hậu
quả trong bối cảnh truyền thông trên nền tảng đa phương tiện hiện nay. Thuật ngữ
“Rối loạn thông tin” mà chúng tôi sẽ làm rõ ở trong phần cơ sở nghiên cứu, một
mặt cho phép truy nguyên về động cơ của việc cố ý đưa tin sai, và gây hãm hại đối
tượng tiếp nhận, chia sẻ, một mặt phân loại dạng tin tức này thành ba phạm trù “tin
sai”, “tin xuyên tạc”, “tin nguy hại”. Tin sai là thông tin không đúng sự thật, những
người phát tán nó lại nhầm tưởng nó là thật. Tin xuyên tạc là thông tin không đúng
sự thật và người phát tán nó biết rõ điều này. Tin xuyên tạc là một lời nói dối cố ý,
có chủ đích, nhằm vào những người bị những kẻ ác ý chủ động lừa dối. Tin nguy
hại; thông tin, dựa trên hiện thực, nhưng được dùng để gây hại cho một cá nhân, tổ

chức hay quốc gia.Tất cả ba hiện tượng này đều gây ra hiện tượng “rối loạn thông
tin” thách thức, gây hậu quả đến người tiếp nhận và chia sẻ.
Trong phần khảo sát của mình, chúng tơi sử dụng lại khái niệm “tin giả” vì
đây là nội dung câu hỏi dành cho đối tượng giới trẻ chưa có kiến thức nền tảng về
tin tức, truyền thông. Sử dụng khái niệm thông dụng hơn này giúp chúng tôi khảo

14


sát được thực trạng thói quen tiếp nhận và chia sẻ thông tin trên nền tảng truyền
thông đa phương tiện hiện nay một cách thuận lợi hơn.
6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Dựa trên kinh nghiệm học tập, môi trường làm việc, sự theo dõi đời sống xã
hội, mối quan tâm lâu dài với đề tài nghiên cứu, khi xác định câu hỏi nghiên cứu
nhằm định hướng cho nghiên cứu này, chúng tơi cũng sớm hình thành những giả
thuyết nghiên cứu. Đó là hậu quả nghiêm trọng từ sự rối loạn thông tin đã và đang
diễn trên nền tảng truyền thông đa phương tiện mà cụ thể là việc tiếp nhận tin tức
chia sẻ tin tức qua báo mạng, báo mạng xã hội, báo chí di động. Đó là thực trạng
thờ ơ, tự coi tin giả là một phần tất yếu không thể loại bỏ, chẳng thể nhận diện trên
nền tảng truyền thông đa phương tiện mà giới trẻ thường xuyên tiếp xúc. Những
câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
▪ Câu hỏi 1: Hậu quả sự rối loạn thông tin trên nền tảng truyền thông đa
phương tiện?
▪ Câu hỏi 2: Thực trạng nhận thức về tin giả trong bối cảnh tiếp nhận và
chia sẻ thông tin trên nền tảng truyền thông đa phương tiện của sinh viên
Tp. Hồ Chí Minh?
▪ Câu hỏi 3: Đâu là giải pháp để giúp sinh viên TP. Hồ Chí Minh nhằm định
hướng nâng cao nhận thức nhận diện thông tin trên môi trường truyền
thông đa phương tiện hiện nay?

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, luận văn này kết
hợp các phương pháp nghiên cứu sau để làm sáng tỏ các vấn đề đã nêu ra.
▪ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tôi tiếp cận, tổng hợp và phân tích dựa
trên các nguồn sách trong và ngồi nước, các trang web chính thức của

15


báo chí - truyền thơng để làm rõ các khái niệm, phân loại và các báo cáo
về sự rối loạn thông tin đã xuất hiện vừa qua.
▪ Phương pháp nghiên cứu định tính: Tiến hành sử dụng phỏng vấn sâu,
quan sát, tham dự các cuộc thảo luận nhóm của các sinh viên về vấn đề tin
giả trên mạng Internet để thu thập thơng tin. Sau đó, luận văn tiến hành
phân tích - tổng hợp để đưa ra đánh giá về thực trạng và hệ quả của vấn đề
tin giả đang tràn lan trên mạng Internet. Việc sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính nhằm mục đích mang lại những thơng tin về việc nhận thức
của sinh viên nhằm đưa ra những đánh giá và kết luận về việc phân biệt
tin giả và tin thật của sinh viên hiện nay. Thời gian của mỗi cuộc phỏng
vấn, thảo luận phụ thuộc vào nội dung cần trao đổi. Mỗi cuộc phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm được ghi chép với sự cho phép của những người
được tham gia phỏng vấn. Các ghi chép sau đó được chọn lọc là tài liệu cho
luận án. Một số trường hợp nhạy cảm, tên của thông tin viên được thay đổi.
▪ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Bảng hỏi được thiết kế gồm các nội
dung liên quan đến mức độ tiếp cận tin tức, theo dõi các thể loại tin tức và
thăm dò nhận thức của sinh viên về việc phân biệt tin giả trên mạng
Internet. Việc kết hợp với nguồn tư liệu định tính, nguồn tư liệu qua khảo
sát sẽ giúp đề tài có điều kiện phân tích sâu, so sánh, đối chiếu các thơng
tin. Mẫu điều tra chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại chín

(09) trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

8.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn làm rõ một số lý luận về sự rối loạn thơng tin và các khía cạnh của
thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội ở Việt Nam cũng như ở trên thế
giới; về giải pháp quản lý thông tin của các cơ quan chính quyền, báo chí, truyền
hình Việt Nam.
16


8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần đưa ra những nét cơ bản nhất về về các giải pháp quản lý
thông tin, nâng cao năng lực nhận diện và ứng phó với tin tức giả mạo của giới trẻ
ở Việt Nam hiện nay. Song song với đó, luận văn có thể sẽ trở thành tài liệu tham
khảo cho các nhà quản lý, các nhà báo, các bạn sinh viên và những người quan tâm
tới đề tài này.
9. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Bố cục luận văn của chúng tôi gồm ba phần chính tương ứng với ba chương:
Phần 1: Tổng quan chung
Phần 2: Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự rối loạn thông tin trên nền tảng truyền thông
đa phương tiện và giới trẻ
Trong chương 1, thông qua hoạt động nghiên cứu tại bàn: đọc hiểu, lược thuật,
diễn giải, chúng tôi giới thiệu những thuật ngữ và đặc tính thiết yếu làm nền tảng
bối cảnh báo chí truyền thông Việt Nam. Thông qua thuật ngữ “Truyền thông đa
phương tiện” ở đó các sản phẩm truyền thơng được phân phối trên nền tảng Internet
không chỉ được kiến tạo bởi nhiều phương tiện mà cịn tạo ra mơi trường tương tác
năng động. Tiếp đến, nổi bật trong bối cảnh báo chí truyền thơng đa phương tiện,

chúng tơi trình bày vấn nạn tin giả hay phạm vi bao trùm hơn đó là sự rối loạn
thông tin. Đồng thời chúng tôi cũng hướng đến việc nghiên cứu đặc tính tâm sinh
lý, hành vi xã hội của nhóm đối tượng giới trẻ.
Chương 2: Thực trạng sự rối loạn thông tin trên nền tảng truyền thông đa
phương tiện của giới trẻ
Trong chương 2, chúng tơi trình bày kết quả khảo sát về thực trạng tiếp nhận,
lan truyền tin giả ở giới trẻ. Thông qua việc biểu đồ hóa 19 câu hỏi khảo sát, chúng
tơi đã đưa ra những kết luận về thực trạng nhận thức về tin giả trong việc tiếp nhận
17


và chia sẻ thông tin trên nền tảng đa phương tiện của giới trẻ. Đồng thời, chúng tơi
cũng trình bày kết quả của việc phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực
báo chí truyền thơng để tham khảo cho việc xác định nguyên nhân của thực trạng
tiếp nhận, chia sẻ tin giả ở giới trẻ. Thông qua những kết quả khảo sát, chúng tơi
cũng bước đầu tìm hiểu về khía cạnh luật pháp, chế tài, sự quản lý của nhà nước về
vấn đề này.
Chương 3: Giải pháp định hướng quản lý
Trong chương 3, dựa trên việc nghiên cứu, phân tích kết quả của chương 1 và
chương 2, chúng tôi đề xuất bốn giải pháp lớn nhằm cải thiện vấn nạn tiếp nhận và
chia sẻ tin giả ở giới trẻ. Đó là các giải pháp về ứng dụng đào tạo, xây dựng truyền
thông phát triển bền vững và cơ sở pháp lý. Chúng tôi mong muốn không chỉ dừng
lại trong phạm vi luận văn này mà còn được ứng dụng cụ thể trước hết trong môi
trường đào tạo mà bản thân tác giả đang công tác.
Phần 3: Kết luận

18


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ RỐI LOẠN THÔNG TIN TRÊN NỀN TẢNG
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VÀ GIỚI TRẺ
1.1

Truyền thông đa phương tiện
Trải qua các giai đoạn phát triển xã hội, con người ln khơng ngừng sáng

tạo, tìm tòi ra những cách thức mới để giao tiếp hiệu quả. Từ nhu cầu thực tế ấy,
“truyền thông” - thuật ngữ chung để chỉ các loại hình giao tiếp khác nhau - đã trở
thành một phần quan trọng của cuộc sống. Truyền thông là công cụ để giao tiếp,
truyền thông đa phương tiện là nền tảng hiện đại duy trì, nâng cao sự giao tiếp đó.
Truyền thơng đa phương tiện mở ra một thế giới giao tiếp mới, trong đó con người
là trung tâm và truyền thông đa phương tiện khơng chỉ cung cấp thơng tin, mà cịn
cung cấp diễn đàn cho cá nhân, tổ chức tương tác với nhau trên nền tảng kỹ thuật số.
Như chúng ta đã biết, những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của Internet
đã tạo ra sự bùng nổ thơng tin trên phạm vi tồn cầu. Cùng với đó, trật tự của các
loại hình báo chí, truyền thơng đã có nhiều sự thay đổi vượt trội. Việc chuyển tải
thông tin đến công chúng không chỉ đơn thuần qua chữ viết, hình ảnh tĩnh đơn
thuần được thực hiện bởi các cơ quan báo chí truyền thơng truyền thống nữa mà
thế giới các thể loại video, audio, đồ họa động, báo điện tử,... đã trở nên phổ biến
và chiếm lĩnh thị trường truyền thơng bởi sự đa dạng và tính tương tác giữa người
đưa tin và người tiếp nhận thông tin.
Khái niệm về Đa phương tiện (Multimedia) có nghĩa là“việc sử dụng nhiều
hơn một loại phương tiện (đặc biệt là audio, video và các chương trình tương tác)
để truyền thơng” – Theo từ điển Oxford (Oxford Dictionaries). Khái niệm “Đa
phương tiện” được rất nhiều tác giả đề cập đến trong rất nhiều tài liệu, giáo trình...
và tùy vào lĩnh vực, khái niệm này được định nghĩa khơng hồn tồn giống nhau,
ví dụ như, nhà xuất bản McGraw Hill cho rằng “Đa phương tiện là bất kỳ sự kết
19



hợp của văn bản, đồ họa nghệ thuật, âm thanh, hình ảnh động và video được phân
phối bởi máy tính”; Hay trong cuốn sách nổi tiếng về Đa phương tiện “Multimedia
– Making it work” có khái niệm “Đa phương tiện là bất kỳ sự kết hợp giữa văn
bản, nghệ thuật, âm thanh, hình ảnh động, video được truyền tải, phân phối với
người xem bằng máy tính hoặc qua các phương tiện điện tử hay số hóa”. Một khái
niệm nữa theo như PGS, TS. Nguyễn Văn Dững cho rằng“đa phương tiện chính là
khả năng kết hợp các tài liệu văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, hình động và tài
liệu in ấn có thể được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm thay đổi sự chú ý
và truyền đạt một cách hiệu quả thơng điệp của bạn.”
Vậy khi tìm hiểu về đa phương tiện, thì có thể hiểu theo 03 khía cạnh đó là:
▪ Thứ nhất, là sự tích hợp đa mã ngơn ngữ biểu đạt, có thể bằng chữ viết,
các loại hình ảnh, âm thanh tổng hợp, đồ họa...
▪ Thứ hai, là sự tương tác - tương tác trực tiếp, đồng thời, đa chiều, liên tục,
trong mọi thời điểm, không gian
▪ Thứ ba là kỹ thuật - hội tụ và ứng dụng tối đa các tính năng kỹ thuật mới.
Đa phương tiện là xu thế tồn cầu, vì lẽ đó các cơ quan báo chí, truyền thơng
trên thế giới cũng như Việt Nam đều hướng đến và phụ thuộc vào tình hình của
mỗi nơi mà có những định hướng phát triển khác nhau. Nhìn chung, do sự phát
triển của công nghệ thông tin (nổi bật nhất là công nghệ mạng Internet) song song
với nhu cập tiếp nhận thông tin của cơng chúng ngày càng tăng, báo chí đa phương
tiện kích thích nhiều giác quan của cơng chúng, đem lại cho họ cảm giác tiếp cận
thông tin một cách chân thực, sống động. Không chỉ sử dụng thị giác để đọc chữ
và xem hình ảnh, video mà cơng chúng cịn dùng thính giác để nghe âm thanh...
Ngồi ra họ còn cảm nhận, bàn luận, chia sẻ, phản hồi lại các thông tin mà họ tiếp
nhận được một cách nhanh chóng.

20



×