BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC
KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC
KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : QTKD
Mã số
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý thầy cô,
Em tên Nguyễn Thị Minh Nguyệt, là học viên cao học khóa 19 – Lớp Quản trị kinh
doanh đêm 5 – Trường Đại học Kinh tế Tp HCM.
Em xin cam đoan luận văn “MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC ” là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn
nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác trước đây.
TP.HCM, ngày 01 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
TÓM TẮT LUẬN VĂN
-
Nghiên cứu thực hiện nhằm : (a)Xác định những yếu tố tác động ý định mua
bao bì phân hủy sinh học khu vực thành phố Hồ Chí Minh.(b)Đánh giá thực
trạng tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học và bao bì thông thường.(c)Đưa ra
những giải pháp cho một số công ty sản xuất bao bì phân hủy sinh học giải bài
toán thị trường túi nylon tự hủy sinh học.
-
Trình bày lý thuyết về bao bì, túi nylon khó phân hủy và tự hủy sinh học.
-
Trình bày cơ sở lý thuyết, mô hình hành vi tiêu dùng. Kiểm chứng mô hình, bổ
sung các yếu tố cần thiết và lược bớt những yếu tố không phù hợp trong mô
hình hành vi tiêu dùng túi nylon tự hủy sinh học.
-
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thực hiện khảo sát: phỏng
vấn nhóm tập trung và phỏng vấn cá nhân chuyên sâu để lấy thông tin về các
yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng túi nylon tự phân hủy sinh học.
-
Đánh giá thực trạng tiêu dùng túi nylon khó phân hủy và túi nylon tự hủy sinh
học. Đưa ra giải pháp giải bài toán thị trường túi nylon tự hủy sinh học.
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Cụm từ
viết tắt
TNLTHSH
HDPE
LDPE
PE
Thuật ngữ
Nhựa tự hủy
Nhựa tự hủy
học
Nhựa tự hủy theo
cơ chế oxy hóa
Nhựa tự hủy theo
cơ chế thủy phân
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2-1 Mô hình hành vi của người mua (Philip Kotler, 2001)..................................... 18
Hình 2-2 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (Philip Kotler)
................................................................................................................................................................... 19
Hình 2-3 Mô hình đo lường giá trị cảm nhận khách hàng của Sanchez et al..............24
Hình 2-4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu....................................................................... 25
Hình 3-1Quy trình nghiên cứu....................................................................................................... 26
Hình 3-2 Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức................................................................. 29
Hình 4-1 Mô hình kết quả............................................................................................................... 47
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Đặc tính và ứng dụng của hai loại PE thông dụng sản xuất túi nylon.........8
Bảng 2-2: So sánh túi nylon thông thường và túi nylon tự hủy sinh học.......................18
Bảng 3-1 Bảng mã hóa dữ liệu....................................................................................................... 32
Bảng 4-1 Thống kê theo giới tính................................................................................................. 33
Bảng 4-2 Thống kê theo độ tuổi.................................................................................................... 34
Bảng 4-3 Thống kê theo trình độ................................................................................................... 34
Bảng 4-4 Thống kê theo nghề nghiệp.......................................................................................... 35
Bảng 4-5 Độ quan trọng với từng tiêu chí................................................................................. 35
Bảng 4-6 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị xã hội..................................................... 36
Bảng 4-7 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị chất lượng............................................ 37
Bảng 4-8 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị nhân sự................................................. 38
Bảng 4-9 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá cả.................................................................. 39
Bảng 4-10 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị cảm xúc.............................................. 40
Bảng 4-11Kết quả Cronbach's Alpha nhóm ý định mua sắm............................................. 41
Bảng 4-12 Kết quả phân tích nhân tố EFA................................................................................ 43
Bảng 4-13:Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc....................44
Bảng 4-14 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình.............................. 45
Bảng 5-1 Giải pháp giảm thiểu túi nylon khó phân hủy trên toàn thế giới...................52
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC THUẬT NGỮ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu:................................................................................................................. 2
3. Mục tiêu của đề tài................................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài...................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 6
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 6
2.GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI BAO BÌ................................................................................ 6
2.1 Khái niệm bao bì:................................................................................................................ 6
2.2 Các loại bao bì và quy trình sản xuất:......................................................................... 7
2.2.1Các loại túi nylon....................................................................................................... 7
2.2.2 Quy trình sản xuất túi nylon khó phân hủy:.................................................... 9
2.2.3.Quy trình sản xuất túi nylon tự hủy sinh học:.............................................. 10
2.3Tác hại của túi nylon không phân hủy sinh học:.................................................... 13
Đối với môi trường nước:............................................................................................... 15
Đối với môi trường đất:................................................................................................... 15
Đối với động vật: .........................
Đối với con người: .......................
Đối với kinh tế- xã hội: ................
2.4Công dụng của túi nylon tự hủy si
2.5Mô hình nghiên cứu: ....................
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..............................................................
3.Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................
3.1Quy trình nghiên cứu ...................
3.1.1.Nghiên cứu định tính sơ bộ .
3.2Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ...
3.3Thực hiện nghiên cứu định lượng
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................
4. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................
4.1Thống kê mô tả nhóm yếu tố cá nh
4.2Kiểm định thang đo Cronbach’s A
4.3Phân tích nhân tố khám phá EFA .
4.4Phân tích hồi quy ..........................
4.4.1 Phương trình hồi quy:........................................................................................... 46
4.5 Kết luận về kết quả nghiên cứu:.................................................................................. 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý................................................................ 50
5. 1 Thực trạng:............................................................................................................................... 50
5.2 Một số hàm ý............................................................................................................................ 52
5.2.1. Kiến nghị với Bộ Tài Nguyên và Môi trường................................................... 52
5.2.2. Đối với người tiêu dùng............................................................................................. 53
5.2.2.1 Yếu tố giá trị cảm xúc....................................................................................... 53
5.2.2.2Yếu tố giá trị chất lượng:................................................................................... 54
5.2.2.3Yếu tố giá trị xã hội:............................................................................................ 56
5.2.2.4Yếu tố giá thành:.................................................................................................. 57
5.2.2.5Yếu tố giá trị nhân sự:........................................................................................ 57
5.2.2.6Các yếu tố cá nhân............................................................................................... 58
5.3 Những đóng góp của đề tài:................................................................................................ 59
5.4
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi
Phụ lục 2: Phân tích nhân tố
Phụ lục 3:Phân tích nhân tố biến phụ thuộc
Phụ lục 4: Phân tích hồi quy
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Theo báo Công an nhân dân ngày 18/05/2009: “Trung bình Thành phố Hồ Chí
Minh thải ra khoảng 50 tấn túi nilon/ngày nhưng chỉ thu gom được khoảng 40
tấn/ngày, còn lại không thể kiểm soát được. 10 tấn bao nilon/ngày "mất kiểm soát"
là một con số không nhỏ và ảnh hưởng của nó tới môi trường, tới sức khỏe con
người thật kinh khủng”.[1]
Trước đây, quĩ tái chế chất thải (QTCCT) lo lắng không tìm ra công ty sản xuất
túi tự hủy thì hiện nay đã có nhiều công ty sản xuất như : Hợp tác xã bao bì cơ khí
Phương Nam, Công ty Nhựa Việt Nam, Công ty CP xử lý môi trường Việt Trung,
Công ty TNHH Phúc Lê Gia,…
Tuy nhiên, còn nhiều quan ngại về sản phẩm khá mới này như: bao bì phân hủy
sinh học liệu có tự hủy thực sự hay không? Có đảm bảo thân thiện với môi trường
hay chỉ là rã ra thành từng mảng và tồn tại dai dẳng từ thế kỷ này qua thế kỷ khác?
Nhiều yếu tố về văn hóa, xã hội, tâm lý, cá nhân tác động đến hành vi tiêu dùng sản
phẩm này, họ ngại sử dụng sản phẩm lạ. Dẫn đến các sản phẩm túi tự hủy vẫn còn
xa lạ với người Việt Nam nói chung và với Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đa
số sản phẩm túi tự hủy do các công ty trong nước sản xuất lại chỉ được thị trường
nước ngoài ưa chuộng. Điều đó cho thấy hành vi tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học
trong nước ta cần được nghiên cứu, cần được quan tâm để làm sao các sản phẩm tốt
cho con người, thân thiện với môi trường này cần được sử dụng rộng rãi, tiếp cận
đến từng gia đình, từng cá nhân trong đất nước Việt Nam.
Trước đây, đã có khá nhiều nghiên cứu về tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học
trong thị trường nội địa nhưng vẫn còn thiếu những nghiên cứu cụ thể trên cơ sở
khoa học. Vì vậy, đề tài “MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được
tác giả lựa chọn để có thể đi sâu vào khai thác tận gốc rễ nguyên nhân vì sao hành vi
tiêu dùng người Việt Nam rất ít khi lựa chọn sản phẩm bao bì phân hủy sinh
2
học. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần đưa sản phẩm túi tự hủy đến gần nhất với
người tiêu dùng Việt Nam, giúp các doanh nghiệp sản xuất có được thị trường nội
địa rộng lớn và thực hiện được ý nghĩa lớn nhất là giảm thiểu chất thải cho môi
trường, hướng tới mục tiêu “Vì một thế giới tồn tại và phát triển bền vững”.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
-
Các nhân tố nào tác động đến ý định mua bao bì phân hủy sinh học?
-
Có sự tác động nào của những yếu tố đó đến ý định mua bao bì phân hủy
sinh học?
3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động hành vi của người tiêu dùng ở khu vực
thành phố Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tìm ra giải pháp đưa bao bì phân hủy sinh
học vào thị trường Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và giải bài toán thị
trường nội địa cho các doanh nghiệp sản xuất. Mục tiêu cụ thể được trình bày như
sau:
-
Xác định những yếu tố tác động hành vi tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học khu
vực thành phố Hồ Chí Minh.
-
Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đối với hành vi mua bao bì phân hủy
sinh học.
-
Đưa ra những kiến nghị cho một số công ty sản xuất bao bì phân hủy sinh học,
làm sao để bao bì phân hủy sinh học có thể thay thế được bao bì thường một
cách phổ biến nhất, hiệu quả nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu:
o
Các yếu tố tác động đến ý định mua bao bì phân hủy sinh học.
3
-
Đối tượng khảo sát:
o
Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn 4 chuyên gia trong đó: 03 chuyên
gia làm tại doanh nghiệp sản xuất bao bì phân hủy sinh học và 01
quản lý siêu thị có sử dụng bao bì phân hủy sinh học.
o
Nghiên cứu định lượng: khảo sát 200 người đã từng mua túi nylon tự
hủy sinh học, trong đó có 04 phiếu hỏng và 196 phiếu hợp lệ.
-
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng. Cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng cách phỏng vấn trực tiếp với
các đối tượng là các nhà quản lý cấp cao và cấp trung của doanh nghiệp, các
chuyên gia trong ngành sản xuất túi nilon và các siêu thị lớn sử dụng nhiều
túi nilon.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: thống kê thông tin và xác định độ
mạnh/ yếu của các yếu tố tác động đến ý định mua túi nylon tự hủy sinh học của
khách hàng. Thang đo Likert năm mức độ (từ 1 là rất không đồng ý đến
5 là rất đồng ý) được sử dụng để đo lường giá trị các biến số.
Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận
tiện. Sử dụng bảng câu hỏi để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần
thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên. Bảng câu hỏi chính thức có
thể tìm thấy ở phần phụ lục của luận văn này.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 18..
Thang do được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA. Sau khi đánh giá sơ bộ, kiểm định mô hình lý thuyết
bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.
4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận:
o
Đề tài giúp học viên tiếp xúc thật tới các vấn đề của doanh nghiệp và
thị trường, áp dụng các kiến thức vào công tác nghiên cứu, đưa ra giải
pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.
o
Ý nghĩa về kinh tế: Luận văn đưa ra các giải pháp hữu ích dựa trên cơ
sở khoa học nhằm giải bài toán thị trường nội địa cho các công ty sản
xuất nylon tự hủy. Trong khi họ đang gặp khó khăn vì ít được thị
trường nội địa chấp nhận, mà hầu hết các sản phẩm phải xuất khẩu ra
nước ngoài.
o
Ý nghĩa về môi trường, xã hội: túi nylon không tự hủy gây ra một tác
hại khủng khiếp đến môi trường sống của mỗi chúng ta, của toàn xã
hội, gây nguy hiểm đến sự tồn vong của đất nước, của thế giới và
những thế hệ tương lai. Bao bì phân hủy sinh học là sản phẩm thay thế
cho túi nilon thường tốt nhất, thân thiện với môi trường. Vì vậy, sự
cần thiết đưa sản phẩm này đến thị trường nội địa có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với thành phố nói riêng và đất nước Việt Nam nói
chung.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 phần chính:
-
Chương 1: Tổng quan đề tài
o
Phần mở đầu sẽ giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa của luận văn .
-
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
o
Giới thiệu tổng quan về sản phẩm bao bì phân hủy sinh học và ý nghĩa
quan trọng của nó, giới thiệu một số công ty sản xuất bao bì phân hủy
sinh học và bao bì thông thường.
5
o
Trình bày cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết nghiên
cứu giá trị cảm nhận của khách hàng và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
o
Dựa trên mô hình và giả thuyết nghiên cứu từ chương 2, tác giả tiến
hành xây dựng quy trình nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu.
o
Thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ: tác giả trình bày chi tiết phần
thảo luận với chuyên gia .
o
Trình bày quy trình thu thập và xử lý số liệu.Thực hiện phương pháp
nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát người tiêu dùng với số
mẫu: 196 mẫu.
-
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này tác giả trình bày phần giới thiệu mô tả thống kê mẫu,
sau đó là kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố và Cronbach alpha.
Sau khi kiểm định thang đo, tác giả thực hiện kiểm định mô hình, kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá các yếu tố thông qua hồi quy .
-
Chương 5: Thực trạng và một số hàm ý nhằm đẩy mạnh hành vi tiêu
dùng bao bì phân hủy sinh học tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh
o Đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng tiêu dùng bao bì phân
hủy sinh học tại thành phố Hồ Chí Minh.
o Dựa vào thực trạng để đề xuất các giải pháp để nâng cao hành vi
tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học tại thị trường thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
o
Nêu những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tóm tắt chương 2:
Trong chương này tác giả trình bày các vấn đề như sau:
- Tóm tắt các khái niệm về bao bì, túi nylon, công thức túi nylon.
- Trình bày công dụng và tác hại của túi nylon thông thường, túi nylon tự hủy. So
sánh đặc tính kỹ thuật, công dụng, giá thành, ưu và khuyết điểm của hai loại túi
này.
- Trình bày quy trình sản xuất của túi nylon thông thường, túi nylon tự hủy của
một số công ty sản xuất.
- Tóm tắt lý thuyết về hành vi tiêu dùng và lý thuyết nghiên cứu giá trị cảm nhận
của khách hàng
- Cuối cùng, dựa trên mô hình nghiên cứu ban đầu, từ cơ sở lý thuyết và đặc điểm
đối tượng nghiên cứu phân tích đề xuất mô hình nghiên cứu.
2.GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI BAO BÌ
2.1 Khái niệm bao bì:
Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng các
sản phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm.[2]
Quán triệt quan điểm phát triển kinh tế xã hội của Đảng thời kỳ 2001-2010:
Trong lĩnh vực sử dụng bao bì hàng hoá cần phải quán triệt quan điểm: phát huy
các chức năng vốn có của bao bì, sử dụng bao bì hàng hoá một cách hiệu quả nhất,
vừa đảm bảo mở rộng lưu thông hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá
trên thị trường trong nước và ngoài nước. Gắn liền hiệu quả kinh doanh của từng
đơn vị thương mại với hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, định
hướng và nâng cao trình độ thẩm mỹ tiêu dùng của nhân dân.
Hiện nay, loại bao bì được sử dụng phổ biến nhất chính là túi nylon.
7
2.2 Các loại bao bì và quy trình sản xuất:
Túi nylon là một loại bao bì dẻo dùng để chứa đựng và vận chuyển thức ăn, hóa
chất, nước,…. Loại túi nylon phổ biến là những túi nylon mua sắm hàng hóa với
thành phần chính là Polyethylene (còn gọi là túi xốp).
Polyethylene là chất dẻo(PE) thông dụng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày
của chúng ta. PE là một loại nhựa dẻo phổ biến của ngành công nghiệp hóa chất và
sản xuất các sản phẩm tiêu dùng.
2.2.1Các loại túi nylon
a.Túi nylon khó phân hủy: Gồm 2 loại chính: HDPE, LDPE.
Túi HDPE ( túi nylon có tỷ lệ Polyethylene cao) còn gọi là túi xốp mỏng,
không dán nhãn, thường dùng trong siêu thị, cửa hàng và đại lý thức ăn.
Túi LDPE ( túi nylon có tỷ lệ Polyethylene thấp) là những túi dày hơn, có dán
nhãn, dùng trong các cửa hàng bán sản phẩm chất lượng cao hơn. [2]
Đặc tính
Điểm nóng chảy
Độ kết tinh
Tính dẻo
Tỷ trọng
Độ bền
Thời gian phân
hủy
Quy trình sản xuất
8
Tính chất hóa học
Ứng dụng
Bảng 2-1: Đặc tính và ứng dụng của hai loại PE thông dụng sản xuất túi nylon
b.Túi nylon tự hủy sinh học:
Loại túi nylon phân hủy bằng cơ chế sinh học do tác động của các vi sinh vật.
Theo thông tư 07/2012/TT-BTNMT ngày 04/07/2012 của Bộ tài nguyên môi
trường quy định tại điều 8 :
Túi nylon thân thiện với môi trường phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Túi ni lông có một trong hai đặc tính kỹ thuật sau:
a) Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn
20 cm (xăngtimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế
hoạch thu hồi, tái chế;
b) Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02)
năm.
2. Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như
sau: Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu):
50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg.
3. Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
9
2.2.2 Quy trình sản xuất túi nylon khó phân hủy:
Túi LDPE:
Sản xuất bằng phản ứng trùng hợp cộng đòi hỏi:
- Nhiệt độ gần 1000C -3000C
- Áp suất rất cao 1500-3000 at
- Oxy hay peroxide hữu cơ ( dibutyl peroxide,benzonel peroxide hay diethyl
peroxide) đóng vai trò là chất khơi mào. Chất khơi mào là chất được thêm vào với
một lượng nhỏ và bị phân hủy bởi nhiệt hay ánh sáng để sản sinh ra gốc tự do . Gốc
tự do được tạo thành khi liên kết cộng hóa trị bị phá vỡ và electron liên kết rời khỏi
các nguyên tử bị phá vỡ. Bởi vì liên kết O-O rất yếu nên dễ bị phá vỡ và các gốc tự
do dễ dàng sinh ra từ oxy và peroxides.
- Benzene hoặc chlorobenzene dùng như là dung môi vì polymer và monomer (
ethene) hòa tan trong những hợp chất này ở nhiệt độ và áp suất sử dụng. Nước và
một số chất khác có thể được dùng để làm giảm nhiệt của phản ứng trùng hợp tỏa
nhiệt nhiều.
CH2=CH2
+
R
------->
Ethene
CH2=CH2
+
CH2 -CH2 –R
CH2 -CH2 -R
initiator
-------> CH2-CH2-CH2-CH2-R
Qúa trình sẽ tiếp tục cho đến khi tạo thành polyethylene [-CH 2 -CH2-]n
Túi HDPE:
Cách 1:Sản xuất bằng phản ứng trùng hợp cộng đòi hỏi:
- Nhiệt độ gần gần 3000C
- Áp suất 1 at
- Xúc tác oxide kim loại nhôm
- Sau khi trùng hợp, polymer( polythene) được thu lại qua sự làm lạnh hay bay hơi
dung môi.
10
Cách 2: Sản xuất bằng phản ứng trùng hợp phối trí đòi hỏi:
- Nhiệt độ 50 – 70 0C.
- Áp suất thấp.
- Xúc tác phối trí được chuẩn bị ở dạng keo huyền phù bằng phản ứng giữa ankyl
nhôm và Titan chloride ( TiCl4) trong dung môi Heptane ( C7H16).
- Polymer được hình thành ở dạng bột hay hạt không tan trong dung dịch phản ứng.
khi phản ứng trùng hợp kết thúc, thì thêm nước hoặc alcol để đốt cháy chất xúc tác.
Cuối cùng lọc, rửa và sấy khô polymer.
Kết luận:
Theo ông Norihisa Hirata – chuyên gia về mảng phân loại rác tại nguồn của dự án
3R-HN: “ túi nylon hầu như không bị phân hủy khi chôn dưới đất, trừ khi bị đốt
cháy hay có phản ứng hóa học nào đó”. Do đó mà túi nylon có thể phải mất hàng
ngàn năm mới có thể phân hủy vào môi trường do nó được cấu tạo từ polyme là một
chất rất khó phân hủy.
2.2.3.Quy trình sản xuất túi nylon tự hủy sinh học:
Để chứng minh túi nylon tự hủy sinh học thân thiện môi trường, chúng ta hãy xem
xét quy trình sản xuất loại túi này:
Quy trình của Công ty CP Văn Hóa Tân Bình Alta :
Tương tự như bao bì thường nhưng cần những thiết bị chuyên dùng tương thích
để tạo sản phẩm phân hủy.
Loại bao bì tự hủy này đang được sử dụng và có xu hướng ngày càng phổ biến trên
thế giới nhằm thay thế các túi nylon trước đây. Nó sử dụng công nghệ phân hủy
d2w.
Công nghệ d2w:
o Là công nghệ tự hủy sinh học oxo. Cấu trúc phân tử giảm đi theo thời
gian với chất xúc tác là khí oxy (do đó gọi là oxo), quá trình này được đẩy
nhanh hơn bằng cách gia tăng nhiệt độ và sự ảnh hưởng của tia cực tím. Cấu
trúc phân tử của sản phẩm có chứa d2w sẽ giảm xuống dưới 40.000
11
daltons và rồi thì không còn là nhựa nữa mà trở thành nguồn thực phẩm
cho các vi sinh vật bám theo nó ( do đó gọi là tự huỷ sinh học) Một khi vật
liệu được sản xuất và có hiện diện của oxy thì quá trình phân rã tách lớp là
đương nhiên, d2w không lệ thuộc vào ánh sáng hay nhiệt độ và quá trình
diễn tiến khi có khí oxy. Bạn không cần phải chôn vùi các sản phẩm có
chứa d2w để khởi đầu tiến trình tự huỷ.
o Công nghệ d2w phá vỡ cấu trúc phân tử của PE và PP. Phần còn lại là
lượng nhỏ CO2, nước và sinh khối (biomass). Nó không để lại các mảnh
hay chứa các kim loại nặng. Chất d2w thích hợp để sử dụng làm bao bì
thực phẩm trực tiếp phù hợp bản hướng dẫn của Cộng Đồng Châu Âu số
2002/72/EU đã tu chỉnh và chương 21 của Điều Lệ Liên bang về Mã FDA
của Mỹ.
o Sản phẩm có chứa phụ gia d2w sẽ tự phân hủy sinh học oxo, Thực nghiệm
liên quan khẳng định rằng đất vẫn an toàn và không có chất thải độc còn
sót lại khi d2w đã hoàn toàn phân huỷ.
Quy trình của công ty RKW Lotus:
Từ năm 2008, Công ty RKW Lotus đã bắt đầu sản xuất các loại túi tự hủy
cung cấp cho các thị trường châu Âu, trung bình hơn 200 tấn túi tự hủy oxo
biodegradable/ tháng, với giấy chứng nhận Licensee Certificate số 3101209559.
Theo nhu cầu của các khách hàng, công ty đã sử dụng phụ gia tự hủy EPI, một loại
phụ gia tự hủy đầu tiên và đứng đầu thế giới do Canada sản xuất. Chất phụ gia này
làm cho quá trình phân hủy của túi nhựa nhanh hơn và phân hủy thành CO 2, nước
và chất sinh khối biomass, theo cơ chế tự nhiên như sau:
Cao phân tử hydrocarbon như nhựa polyolefins (nhựa PE và nhựa PP) vẫn bị
oxy hóa một cách chậm rãi bằng quá trình gọi là tự hủy oxy hóa, tức là các
phản ứng liên tục của gốc tự do, dưới tác động của ánh sáng và nhiệt độ thích
hợp, oxy ngoài môi trường kết hợp với carbon và hydro trong các phân tử
nhựa, dẫn đến kết quả những liên kết cao phân tử của màng nhựa bị cắt đứt:
12
o
Kích thước các phân tử của polymer bị giảm xuống, và oxy kết dính
với các mẩu phân tử vỡ vụn;
o
Tính chất cơ học của màng nhựa thay đổi, giảm đi lực căng, lực giãn
kéo và độ dẽo;
o
Màng nhựa thay đổi từ tính chất kỵ nước (hydrophobic) sang tính chất
ưa nước (hydrophilic);
o
o
Miếng nhựa giòn phân rã thành những mảnh nhỏ.
Mặc dù nhựa polyolefin (PE và PP) không tự phân hủy sinh học được
vì kích thước phân tử quá lớn và không thấm nước, nhưng các mẫu
nhựa đã rã nhỏ và thấm nước thì phân hủy sinh học được.
Quá trình tự hủy được chia thành hai giai đoạn:
o
Giai đoạn 1: nhựa phân rã thành những mẫu nhựa nhỏ có thể thấm
nước theo cơ chế oxy hóa như trên .
o
Giai đoạn 2: các mẫu nhựa nhỏ này được các vi sinh vật trong môi
trường phân hủy sinh học, thải ra CO 2, nước và chất sinh khối
biomass, cũng giống như các loại nguyên vật liệu tự nhiên như lá cây,
rơm rạ hay cao su tự nhiên.
- Trong khi quá trình oxy hóa/tự hủy của nhựa polyolefins (PE và PP) xảy ra trong
thời gian rất dài, do đó cần thiết là phải thêm vào các phụ gia thúc đẩy quá trình tự
hủy hai giai đoạn này nhanh chóng hơn nhằm quản lý được lượng rác thải nhựa có
nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên.
- EPI đã được nghiên cứu và phát triển gần 20 năm theo tiêu chuẩn TDPA (Total
Degradable Plastic Additives). Phụ gia này được thêm vào túi nhựa từ 2% đến 10%,
tùy theo ứng dụng riêng biệt và bảo đảm tính năng của nhựa đúng theo yêu cầu.
- EPI là nhà phát triển, cấp phép và phân phối các phụ gia nhựa phân hủy hoàn toàn
(TDPA ®). Công nghệ EPI đã được thiết kế để kiểm soát và quản lý vòng đời của sản
phẩm làm từ nhựa phổ biến nhất được sử dụng bởi xã hội hiện đại.
13
- EPI làm việc với các trường đại học hàng đầu, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp
rất lớn với kỹ thuật và nhân viên chuyên nghiệp trong việc phát triển và thử nghiệm
của TDPA ® và các sản phẩm kết hợp. Gồm có:
Đại học Blaise Pascal, Pháp
Trung tâm Quốc gia d'Evaluation de
Photoprotection (CNEP), Clermont
Ferrand, Pháp
Đại học Pisa, Khoa Hóa và Hóa học công
nghiệp, Pisa, Ý
Viện quốc tế Pira, Leatherhead, Surrey, Vương quốc Anh
Hiệp hội nghiên cứu Cao su và chất dẻo, Vương quốc Anh
MJ Carter và Associates, Vương quốc Anh
Đại học Leeds, Vương quốc Anh
Cal Recovery, Vương quốc Anh
Đại học Loeben, Áo
Hệ thống xử lý chất thải hữu cơ, Bỉ
- Xác minh hiệu suất phân hủy sinh học của sản phẩm kết hợp TDPA ® đã được thực
hiện bởi các chuyên gia nổi tiếng và đặc biệt là Giáo sư Emo Chiellini (Đại học
Pisa), Tiến sĩ Graham Swift (Tư vấn Polymer), Giáo sư Jacques Lemaire (CNEP) và
Giáo sư Norman Billingham ( Đại học Sussex).
- Công ty RKW Lotus là đối tác chính thức của EPI trong việc sản xuất túi tự hủy
thân thiện môi trường oxo biodegrdable.
2.3 Tác hại của túi nylon không phân hủy sinh học:
Túi nylon gây ô nhiễm vô cùng lớn đối với môi trường sống, ảnh hưởng rất xấu
tới sức khỏe con người và động, thực vật, gây nên những tác hại rất khủng khiếp đối
với môi trường hiện tại và tương lai vì túi nylon tồn tại trong môi trường với thời
gian rất dài, có khi lên tới hàng trăm năm, đe dọa nghiêm trọng sự sống trên trái đất
dai dẳng nhiều thế kỷ. Từ đó, túi nylon gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế- xã hội,
văn hóa du lịch,… của cả một đất nước.
14
PGS.TS Trần Văn Sung, nguyên viện trưởng Viện Hóa học cho biết, trước đây, viện
này đã cho kiểm nghiệm hai mẫu thìa nhựa (loại nhựa cao cấp hơn để làm túi nilon).
Kết quả cho thấy, hàm lượng chì (26mg/kg), cadimi (1mg/kg) và các chất độc khác
cao gấp nhiều lần mức cho phép. Khi quan sát bằng kính hiển vi, các chuyên gia còn
phát hiện có carbonat được trộn lẫn với hàm lượng trên 20%, trong khi đó mẫu của
nước ngoài là 0%. Carbonat có nhiều trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng
kim loại nặng. Trong các loại thìa trên còn có nhiều ô rỗng là nơi trú ngụ của
vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, nếu túi nilon và đồ đựng thức ăn nhựa làm từ rác thải y
tế thì nguy cơ độc hại và nhiễm bệnh sẽ cao gấp nhiều lần.
Đối với môi trường không khí:
Theo Viện đánh giá môi trường vòng đời sản phẩm, việc sản xuất 2 túi nylon
sẽ tạo ra 1,1g chất làm ô nhiễm không khí, góp phần gây ra mưa axit và sương khói.
Trong suốt quá trình sản xuất túi nylon sẽ sinh ra khí CO 2 gây ô nhiễm môi trường
không khí.
15
Đối với môi trường nước:
Sau khi sử dụng, một phần túi nylon con người thường vứt bừa bãi túi nylon
ra kênh, rạch, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước và mất cảnh quan thiên nhiên.
Đồng thời gây tác hại rất lớn đến sức khỏe những người sử dụng nguồn nước từ
sông ngòi, hay các sinh vật sống tại đây.
Túi nylon còn gây ngẹt cống rãnh, sông ngòi, ngăn cản hệ thống thoát nước gây ùn
tắc và hiện tượng ngập lụt. Đồng thời túi nylon gây tù đọng, là nơi trú ẩn của ruồi
muỗi sinh bệnh tật.
Trong môi trường biển, rác nylon phủ đáy biển, với đặc tính khó phân hủy nó khiến
cho vùng biển đó trở thành vùng biển chết
.
Đối với môi trường đất:
Túi nylon tồn tại trong môi trường với thời gian rất dài, có khi lên tới hàng
trăm năm, vì vậy ngăn cản sự sống của các vi sinh vật trong đất, gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường đất, làm cho đất ở khu vực chứa nhiều nylon ngày
càng mất đi độ dinh dưỡng và trở thành vùng đất chết hoặc gây xói mòn đất do
nylon ngăn cản oxy đi qua.
Ngoài ra, trong môi trường nóng ẩm, nylon là môi trường thuận lợi cho các
loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi gây ô nhiễm cho môi trường và sinh bệnh tật.
Ở vùng đồi núi, túi nylon làm giảm độ dinh dưỡng của đất, cây cối giảm thiểu . Từ
đó, gây hiện tượng xói mòn và lở đất.
16
Đối với động vật:
Túi nylon gây hại đối với động vật :
-
Gây ô nhiễm môi trường sống của
chúng - Gây ô nhiễm thức ăn và sinh bệnh tật
- Ăn phải túi nylon và chết do không tiêu hóa được.
Rất nhiều túi nylon rải rác quanh môi trường sống của động vật trên cạn. Và điều
hiển nhiên rằng chúng dễ ăn phải túi nylon và chết. Tại Ấn Độ, có trường hợp bác
sỹ thú y phải mổ dạ dày của một con bò và lôi ra 46kg túi nylon trong dạ dày của
nó. Có khoảng 100 con bò chết mỗi ngày tại Ấn Độ.
Đối với con người:
Những tác hại của túi nylon đối với sức khỏe con người là những tác hại
nghiêm trọng nhất. Quá trình sản xuất túi nylon liên quan đến việc sử dụng dầu mỏ,
than đá, khí tự nhiên, dẫn đến phát sinh ra nhiều khí độc. Túi nylon gây ô nhiễm
môi trường đất, nước, đưa nhiều chất độc hại vào môi trường sống, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự sống của động vật, thực vật và con người, gây ra các bệnh thần
kinh, ung thư, phổi,….
Túi nylon làm cho cống rãnh ngẹt, gây tù đọng nước, tạo ra nhiều vi khuẫn lan
truyền gây viêm não, ký sinh trùng, muỗi gây bệnh và đáng lưu ý nhất là bệnh sốt
rét và sốt xuất huyết.
Đối với kinh tế- xã hội:
Tác hại nghiêm trọng đối với cảnh quan, môi trường gây ảnh hưởng trực
tiếp đến ngành du lịch- một ngành là ngành kinh tế mũi nhọn của một số nước.
Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, ý thức người dân đối
với việc xử lý rác, túi nylon còn chưa cao, nên tình trạng túi nylon tràn ngập mọi nơi
đã gây những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng:
Năm 2005, tại Thành phố Mumbai Ấn Độ, đã xảy ra trận lũ lụt nặng nề khiến cho
1000 thương vong, tổn thất vô cùng đau lòng và họ đã cho rằng đó là do túi nylon