Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy và định hướng sử dụng đất nương rẫy tại xã cổ linh pác nặm bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG THỊ NỰ

-ề-Ạ ^ \ •

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CANH TÁC NƯƠNG RẪY VÀ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NƯƠNG RẪY TẠI XÃ CỔ LINH PÁC NẶM - BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy :

Chuyên ngành

Lâm nghiệp :

Khoa Khóa học

Lâm nghiệp :
2011 - 2015

Thái nguyên, năm
2015



ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG THỊ NỰ

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CANH TÁC NƯƠNG RẪY VÀ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NƯƠNG RẪY TẠI XÃ CỔ LINH PÁC NẶM - BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa

: Chính quy Lâm nghiệp Lâm
: nghiệp 43 - LN - N02 2011 -

Lớp

: 2015
: ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Khóa học

:


Giảng viên hướng dẫn :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực và
khách quan, nếu có gì sai xót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Xác
nhận của GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Trước hội đồng khoa học!
(Ký, ghi rõ họ và tên)

ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Lường Thị Nự

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viêm chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)

LỜI CẢM ƠN


Thực tập có vai trò rất quan trọng đối với môi sinh viên sau khi thực hiện một
khóa học. Đây là thời gian để sinh viên làm quen cọ xát với những công việc thực tế
mà sau này mình ra trường sẽ tiếp xúc, đồng thời giúp cho sinh viên hệ
lại những kiến

thức đã

họcđể áp

thống

dụng vào quá trình

nghiên cứu làm đề tài, giúp nâng cao phát huy khả năng tri thức sáng tạo của bản
thân nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của khoa Lâm
Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi thực tập tại xã Cổ Linh - Pác
Nặm - Bắc Kạn với đề tài "Đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy và định
hướng sử dụng đất nương rẫy tại xã Cổ Linh - Pác Nặm - Bắc Kạn


Trong quá trình thực hiện chuyên đề, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn
nhận được nhiều sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và sự tận tình giảng dạy
của các thầy cô giáo suốt 4 năm học vừa qua.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa
cùng toàn thể các thầy cô giáo, cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn người
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô, chú tại Ủy ban nhân dân xã Cổ Linh đã
tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại xã.
Do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề

khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ
sung của các thầy cô cùng các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày... .tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lường Thị Nự
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
AFB

: Chiến lược toàn cầu

CTNR

: Canh tác nương rẫy

ICRDF

: Trung tâm quốc tế về nghiên cứu Nông lâm kết hợp

NLKH

: Nông lâm kết hợp

NRCĐ


: Nương rẫy cố định

NRKCĐ

: Nương rẫy không cố định

NRBCĐ

: Nương rẫy bán cố định

PRA

: Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia
MỤC LỤC

Trang
5.1........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO


6

PHẦN 1
MỞ
ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường


sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã
hội, an ninh quốc gia. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ
ngành sản xuất nào. Đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là một tư liệu sản
xuất quan trọng vá không thể thay thế được. Có thể nói sự phát triển của con người
luôn gắn liền với đất. Đối với môi trường, đất được coi là nhân tố không thể thiếu
được trong việc làm sạch môi trường với tất cả các chất thải thông qua hoạt động
sống của sinh vật nói chung và con người chúng ta nói riêng.
Nhưng hiện nay, tài nguyên đất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đang bị suy thoái nghiêm trọng do bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm
phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Do dân số ngày càng tăng nhanh và nhu cầu
của con người ngày càng cao về mọi mặt nên con người đã tác động quá mức vào tài
nguyên thiên nhiên tạo nên sức ép đối với đất đai và các tài nguyên khác. Hậu quả
của các hoạt trên đã làm cho quỹ đất nông lâm nghiệp có nguy cơ suy giảm về diện
tích và thoái hóa
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 33.091.093 ha,trong đó là đất dốc, hơn
nứa Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn tập trung
theo mùa nên đất dốc chiếm vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp cả
nước, đặc biệt với người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng. Nhìn chung đời
sống của dân vùng này còn gặp nhiều khó khăn do hiệu quả sản xuất và thu nhập
thấp.


7

Đứng trước thực trạng này Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều cố gắng
trong việc cải tiến tới sản xuất nông lâm nghiệp lâu bền trên đất dốc qua việc tổ chức
các hình thức nghiên cứu và áp dụng theo khoa học hỹ thuật cho phú hợp với điều
kiện tự nhiên kinh tế xã hội và môi trường của tùng vùng nhằm phát huy mọi
tiềm năng.Trong bối cảnh đó hình thức quản lý và sử

dụng hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, bảo tồn tài nguyên môi trường được hình thành
và phát triển.
Canh tác nương rẫy (CTNR) là một hình thức canh tác lạc hậu của người dân
vùng cao với trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác còn hạn chế lạc hậu nên hiệu
quả kinh tế còn thấp, tính bền vững chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt
kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.
Cổ Linh là một xã miền núi khó khăn của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn là xã
có địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc cao, kỹ thuật canh tác của người dân chủ
yếu là canh tác nương rẫy. Các hình thức canh tác nương rẫy như nương rẫy cố định;
nương rẫy không cố định; nương rẫy bán cố định....
Xuất phát

từ thực tế trên, được

sự đồng ý của Ban Chủ

Nhiệm khoa

Lâm Nghiệp và giáo viên hướng dấn. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực trạng canh tác nương rẫy và định hướng sử dụng đất nương rẫy tại xã Cổ
Linh - Pác Nặm - Bắc Kạn”.
1.2.

Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá được hiệu quả của một số hệ thống canh tác nương rẫy của xã

Cổ Linh, phân tích nhưng thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu


-

Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất canh tác nương rẫy tại địa bàn xã.

-

Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất như địa hình, kỹ thuật
canh tác...

1.4.

Ý nghĩa của đề tài


8

1.4.1.
-

Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức đã học, làm quen với thực tế địa
phương, biết áp dụng lý thuyết và thực tế, tích lũy được nhiều kiến thức và
kinh nghiệm trong thực tế.

-

Các kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo
về đánh giá hiệu quả canh tác nương rẫy tại địa phương.


1.4.2.

Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả cao trong canh tác,
phù hợp với địa hình của xã và các giải pháp cho việc canh tác giống cây
trồng.


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Miền núi chiếm 75% diện tích đất liền Việt Nam và 21% dân số cả nước.
Trong phạm vi miền Bắc Việt Nam, sự chênh lệch về mức độ phát triển kinh tế giữa
các vùng lãnh thổ và vùng miền núi sẽ có thể tăng từ trong thập kỷ tới (Lê Trọng
Cúc, 1995) [2].
Nét đặc thù của cộng đồng các dân tộc ít người ở miền núi là sống gần rừng
và dựa vào rừng. Vì vậy, họ có hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất rất
phong phú trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, đặc
trưng của kiến thức bản địa là phạm vi sử dụng hẹp. Nó phù hợp với điều kiện văn
hóa, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nhất định
nhưng có khi lại không phù hợp với địa phương khác, dân tộc khác. Kiến thức bản
địa luôn được hình thành và liên tục biến đổi qua các thế hệ trong mối cộng đồng;
kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường và điều kiện của từng
địa phương nơi kiến thức bản địa hình thành và phát triển (Đỗ Đình Sâm và cộng sự)
[4]. Chính vì vậy, hệ thống kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệ rừng cũng rất

khác nhau giữa các địa phương, giữa các dân tộc. Do đó, để quản lý tài nguyên rừng
một cách bền vững cũng như duy trì và bảo tồn hệ thống kiến thức bản địa trong
quản lý tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần coi trọng, tìm hiểu và nghiên cứu về hệ
thống kiến thức bản địa của từng địa phương, của từng dân tộc. Trên cơ sở đó, chúng
ta cần coi trọng, tìm hiểu nghiên cứu về hệ thống kiến thức bản địa của từng địa
phương, của từng dân tộc. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể kế thừa, sử dụng và phát
huy

những

ưu

điểm

của hệ thống kiến thức bản địa

trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng một cách bền vững.
Canh tác nương rẫy là canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy
theo hướng bền vững. Thực hiện CTNR theo hình thức NLKH, sử dụng có hiệu quả


các loài cây trồng cạn chịu hạn, có năng suất cao, các loài cây họ đậu, cây có củ, cây
ăn quả, cây dược liệu, kết hợp với cây trồng nông nghiệp với cây lâm nghiệp, cây
trồng cao với cây trồng thấp, cây ngắn ngày với cây dài ngày, trồng trọt với chăn
nuôi gia súc, gia cầm, đào áo thả cá. Bằng cách đó sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái cục
bộ, có khả năng giữ được độ ẩm, cản dòng chảy, chống xói mòn đất, làm cho độ phì
của đất luôn luôn được bổ sung trong quá trình canh tác và từ nguồn phân hủy tự
nhiên của lớp thảm thực vật... Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở nhiều nơi
cho thấy, CTNR theo phương thức NLKH sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế khả quan, thu
nhập tăng


lên, đời sống được cải thiện, góp phần đáng kể vào chương trình

xóa đói giảm nghèo ở miền núi, rừng được bảo vệ tốt hơn bao gồm phát triển bền
vững cả mặt kinh tế xã hội và môi trường, cụ thể:
Bền vững kinh
trọng tâm thông qua

tế: Nghĩa là lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả làm
việc

trồng

các

loại

suất

cao và

ổn

định

cây cho

năng

được thị trường chấp nhận và đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.

Bền vững xã hội: Giải quyết được việc làm cho người dân trong mùa vụ thu
hoạch trong vùng dự án. Đông thời thu mua, tiêu thụ được số lượng sản phẩm từ mô
hình của nhân dân trong vùng dự án, giúp cho nhân dân tiêu thụ được sản phẩm có
lợi nhuận.
Bền vững về môi trường: Duy trì được hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp
vừa đem lại sản lượng đồng thời có vốn để đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống đem
lại lợi ích về mặt môi trường.
2.2.

Những nghiên cứu trên thế giới

CTNR đã được các nhà nước nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ việc phân
tích

kiến thức cổ truyền của người dân địa phương

đến những ảnh

hưởng trực tiếp của CTNR đối với môi trường.
Katherine Warner (1975) [14] đã tổng kết một số vấn đề du canh tại vùng
nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh. Theo tác giả, du canh thể hiện phản


ứng của con người khi gặp khó khăn trong việc xây dựng một số hệ thống nông
nghiệp sinh thái ở trong rừng nhiệt đới. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới có đặc trưng
chung là đất dễ bị thoái hóa nhưng đa dạng về hệ động thực vật cực kỳ phong phú
cung cấp ít dinh dưỡng nhưng lại có hàng loạt các loại cây có khả năng cạnh tranh
đối với cây lương thực, thực phẩm. Qua cách phát đốt thảm thực vật rừng người dân
du canh đã tìm cách loại trừ các loại cây cạnh tranh, tập trung chất dinh dưỡng để
thâm canh các loại cây lương thực. Đó là một tác động tích cực vào rừng để đạt tới

quá trình diễn thế mới có ích cho người dân. Tuy nhiên, đối với người nông dân du
canh tổng hợp, đó chỉ là sự can thiệp tạm thời vào hệ sinh thái rừng. Diễn thế bắt đầu
tái diễn trong nhiều trường hợp các phương thức du canh lại tích cực góp sức vào
quá trình tái tạo vào rừng. Dạng du canh tổng hợp không phá rừng mãi mãi, nó thay
thế rừng bằng một loại diễn thế cây tái sinh mà đối với người du canh lại sinh lợi
nhiều hơn là rừng tự nhiên ban đầu.
Jordan (1980) [13] đã nghiên cứu sự rửa trôi của các chất Kali, Magie và Nitơ
trong năm đầu trồng hoa màu như khoai mì, dứa, điều và cây khoai mỡ. Các
chất dinh dưỡng trong đất CTNR giảm dần do hoa màu được

thu

hoạch mang đi qua hệ thống, chất hữu cơ bị ô xi hóa mất đi, do bị rửa trôi hay bị xói
mòn lôi cuốn theo dòng chảy trên bề mặt. khi các chất dinh dưỡng giảm đến mức mà
năng suất hoa màu quá thấp không thỏa mãn nhu cầu của người canh tác thì đất
nương rẫy sẽ bị bỏ hóa và một mảnh đất quay trở lại để phát đốt canh tác thì dinh
dưỡng trong đất lại cạn kiệt dần và năng suất của hoa màu càng thấp dần, thời gian
canh tác trên đất nương rẫy càng ngắn dần lại.
Viện quốc tế và môi trường Anh quốc (1991) [8] cũng rất chú ý đến việc
nghiên cứu về nông nghiệp du canh. Do vậy, Viện đã chủ quản và điều hành một dự
án về đánh giá thực trạng du canh của 3 nước Lào, Việt Nam, Thái Lan vời nguồn
tại trợ kinh phí bởi Bộ ngoại giao Hà Lan. Ở Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu
nương rẫy du canh ở miền bắc Thái Lan, các kiểu sử dụng đất thay thế du canh (cây


ăn quả, rau cải bắp, lâm sản ngoài gỗ...). Các kết quả nghiên cứu đề cập tới các vấn
đề có liên quan tới tính bền vững các kiểu sử dụng đất thay thế như chính sách,
quyền sở hữu đất, quản lý cộng đồng, chuyển giao kỹ thuật phù hợp, quản lý sâu
bệnh, độ phì đất và sử dụng nguồn lâm sản ngoài gỗ.
Tổ chức nghiên cứu nông lâm kết hợp ICRAF (1999) [12] cũng quan tâm

nghiên cứu nông nghiệp du canh thực hiên chương trình: “Thay thế nông nghiệp du
canh: chiến lược toàn cầu (AFB)”. Cốt lõi chương trình là áp dụng các phương thức
NLKH trong sử dụng đất và thực hiện thí điểm tại một số nước (Thái Lan) để phát
triển cho các nước lân cận. Ngoài ra trong thời gian gần đây ICRAF cũng quan tâm
nghiên cứu nông nghiệp du canh dưới góc độ sử dụng đất bỏ hóa trong các điều kiện
khác nhau. Những ý kiến thảo luân của các nước đều cho rằng nông nghiệp du canh
trong giai đoạn hiện nay là không bền vững gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và là
một trong những nguyên nhân gây nên mất rừng ở nhiều nước. Các vấn đề được
quan tâm phân tích là làm sao có thể nâng cao được lợi ích của ngươi du canh, giảm
bớt sức ép tới rừng. Các giải phát tập trung đề nghị là:
-

Giao quyền sở hữu rừng tới dân du canh địa phương.

-

Chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ cộng đồng về kỹ thuật và vốn để phát triển
hệ thống nông lâm kết hợp và thị trường.

-

Thực hiện các chính sách đất đai phù hợp và xây dựng kế hoạch sử dụng đất,
đảm bảo giảm sức ép tới rừng và di dân tới các vùng còn rừng.

-

Khuyến khích phát triển các xí nghiệp địa phương quy mô nhỏ để thu hút và
tao công ăn việc làm cho người dân địa phương.

-


Cải thiện, mở mang cơ sở hạ tầng.

-

Giúp đỡ tích cực chương trình khuyến nông khuyến lâm.
Ở Indonexia từ những năm 1970 chính phủ nước này đã thực hiện các

chương trình định canh để hạn chế nông nghiệp du canh. Mục tiêu là trong 5 năm sẽ
định cư 500.000 hộ gia đình, nhưng trong thực tiến sau 18 năm mới


định canh 123.000 hộ.
Ở Trung Quốc nhà nước cũng rất quan tâm tới công tác định canh, định cư và
đã đạt đước những thành tựu đáng kể mà Việt Nam có thể học tập được kinh nghiệm
như: ở Vân Nam, Quảng Tây đã tiến hành 600.000 ha cao su chịu lạnh để thay thế
canh tác du canh, thu hút người dân du canh và các hoạt động sản xuất này hoặc phát
triển cây trồng, thu hoạch tam thất chiếm sản lượng lớn cung cấp cho thị trường
trong nước và ngoài nước.
Ở Lào, Myanma, Ân Độ, Malayxia... cũng đã thực hiện các chương trình dự
án hạn chế và thay thế nông nghiệp du canh trong nhiều năm nhưng kết quả thu
được còn hạn chế.
2.3.

Những nghiên cứu ở Việt Nam

Khái niệm về đất dốc ở đây để chỉ vùng trung du và miền núi, ở nước ta
chúng liên kết thành một dải liên tục từ Đông Bắc (Quảng Ninh) qua Tây Bắc (Lai
Châu) rồi vươn dài theo dãy Trường Sơn vào tận miền Đông Nam Bộ. Theo Nguyễn
Tử Xiêm và Thái Phiên, (1990) [7], Việt Nam có 121 huyện vùng cao gồm 2061 xã

87 huyện miền núi gồm 1763 xã. Miền núi và vùng cao phân bố ở 39 trong 61 tỉnh
toàn quốc, là địa bàn sinh sống của 54 dân tộc anh em, mối dân tộc có một nền văn
hóa đặc sắc, tập quán sử dụng đất và canh tác nông lâm nghiệp cũng có những nét
riêng. Tổng diện tích miền núi và vùng cao cả nước là 20.509.100 ha, chiếm 63 %
diện tích toàn quốc, trong đó Tây Nguyên có 5.509.000 ha.
Theo Trần Đức Viện (1996) [6], khó khăn lớn nhất cho việc phát triển trên
vùng đất dốc là địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, suối sâu, đèo dốc hiểm trở,
độ dốc lớn, tạo ra nhiều vùng sinh thái khác biệt. Độ dốc lớn, mưa tập trung, tỷ lệ
che phủ rừng thấp làm cho đất đai bị xói mòn nghiêm trọng, rất

nhanh

chóng mất sức

sỏi đá

sản xuất,diện tích đất xói mòn trơ

không ngừng mở rộng. Xói mòn không chỉ tước mất cơ hội kiếm ăn của người dân
trên đất dốc mà còn đe dọa người dân dưới vùng hạ lưu. Quản lý tốt đất, nước và


dinh dưỡng sẽ tăng năng xuất cây trồng, lương thực và cải thiện môi trường. Vì vậy,
khái niệm về tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất đã được Nguyễn
Xuân Quát (1994) [3] đưa ra bao gồm 3 phương diện: Bền vững về kinh tế, được sự
chấp nhận của xã hội và bền vững về môi
đai bao gồm

tổ


trường, quản lý bền vững

về

đất

hợp các công nghệ,

chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan
tâm môi trường để đồng thời duy trì nâng cao sản lượng; giảm rủi ro sản xuất; bảo
vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước; có hiệu quả
lâu dài và được xã hôi chấp nhận.
Việt nam là một trong những quốc gia có quá trình nương rẫy du canh lâu đời
và phổ biến ở vùng đồi núi với cả 3 hình thức: quay vòng, tiến triển, hỗ trợ. Nông
nghiệp nương rẫy là nguyên nhân chính dấn đến việc mất đi một diện tích
rừng

nhiệt đới. Những

dải

đồi trọc phân

lớn

bố rộng lớn, nhất là

Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, chính là hậu quả của quá trình nương rẫy từ xa
xưa...Tính cho đến 6-7 thập niên gần đây năm 1913 độ che phủ của rừng toàn quốc
là 40,7%, năm 1975 giảm xuống còn 28,6% đến sau 1995 mới tăng dần lên đến nay

khoảng 37%. Tuy nhiên, trong đó ngoài một số rừng tự nhiên tăng lên là do giảm
tiêu chuẩn của rừng từ độ tàn che tối thiểu là 0,3 xuống còn 0,1. Rừng mất đi nhanh
chóng có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nương rẫy khai hoang
không hợp lý.
Miền núi và vùng cao có vai trò cực kỳ quan trọng phát triển kinh tế xã hội,
ổn định chính trị và an ninh quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến sự hưng thịnh chung
của đất nước. Đây là vùng có nhiều

tiềm năng và đa dạng về

nguồn nhân lực, hầu hết các loại đất được gọi là tiềm năng nông nghiệp đều nằm ở
vùng này. Những khó khăn của miền núi và vùng cao là địa hình bị phân cắt, đất
dốc, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế còn mang nặng tính tự
cung tự cấp, người dân còn nghèo. Miền núi và vùng cao phải được ưu tiên nghiên


cứu riêng và có chính sách phát triển đắc biệt. Để thành công, các dự
triển

phải luôn đông bộ,

không

án

phát

thể chỉ hạn chế

trong giải pháp kỹ thuật mà phải tính đến các dịch vụ hỗ trợ tổng hợp về vốn, chế

biến, thị trương, đào tạo nguồn nhân lực...
Ở Việt Nam, hàng năm nương rẫy phá mất hàng chục nghìn ha rừng. Từ năm
1972, Chính phủ đã có pháp lệnh cấm phá đất rừng mưu sinh để làm nương rẫy và
đề ra các biện pháp định canh định cư ở miền núi, thực hiện các loại nương rẫy luân
canh của các dân tộc Dao, Mông, Thái, Tày. ở vùng núi thấp và chân núi cao; các
nương rẫy cày cuốc của dân tộc Mông, Dao Đỏ và những loại nương rẫy canh tác lâu
dài của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Đông Trường Sơn và Đông Nam Bộ,
đồng thời khuyến khích khai phá đất dốc và ruộng bậc thang, lập các vườn rừng,
trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây gỗ để bảo vệ đất rừng, từng bước phục hồi
rừng.
Diện tích nương rẫy của đồng bào dân tộc ít người thuộc các tỉnh vùng cao có
khoảng 1,2 triệu ha, phân bố rộng trên địa hình dốc lớn, có độ cao từ 300m trở lên
trong đó tập trung ở vùng Tây Bắc chiếm 43% tổng diện tích 1,2 triệu ha nương rẫy
trong toàn quốc, vùng Đông Bắc chiếm 36% [11] tổng diện tích 1,2 triệu ha nương
rẫy thống kê trên bao gồm:
- 840 ngàn ha nương rẫy cố định, trong đó: khoảng 360 ngàn ha của đồng bào
H’Mông, Dao phổ biến là ruộng bậc thang, được canh tác lúa nước 1 hoặc 2 vụ tùy
thuộc vào khả năng cung cấp nước tự nhiên với năng suất khoảng 1-2 tấn/ha/vụ,
phân bố ở độ cao trên 700m và chủ yếu thuộc khu vực quy hoạch rừng phòng hộ đầu
nguồn. Còn lại khoảng 480 ngàn ha phân bố phân tán với quy mô nhỏ ở độ cao 300700m, điệu kiện tự nhiên và điệu kiện thị trường thuận lợi hơn.
- 360 ngàn ha nương rẫy luân canh (trông cây nông nghiệp ngắn ngày một
thời gian sau đó để hoang hóa), trong đó: khoảng 240 ngành điều kiện canh tác nông
nghiệp khó khăn, năng suất cây trồng rất thấp, phương thức canh tác chủ yếu là phá


đốt thực bì trong mùa khô để gieo trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Đây là khu vực
phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu với độ cao trên 700m và độ dốc trên 25% là nơi
sinh sống của trên 100 ngàn người dân tộc H’Mông, Dao... còn lại khoảng 20 ngàn
ha phân bố ở các khu vực núi đá, độ dày tầng đất mỏng.
Viện khoa học Lâm Nghiệp (2001) [9] đã phân tích khá sâu sắc về tập quán

CTNR ở Tây Nguyên và chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý đất trông. Giới thiệu
kết quả bước đầu khảo nghiệm 4 mô hình sử dụng hợp lý đất trồng. Giới thiệu
kết quả bước đầu khảo nghiệm 4 mô hình

sử dụng cây họ đậu để

năng suất cây trồng nông nghiệp. Với mục đích cùng học hỏi và trao đổi kinh
nghiệm với các nhà nghiên cứu, các cộng tác viên và các nông dân đại diện cho một
số địa phương có kinh nghiệm về hiện trạng CTNR và quản lý đất bỏ hóa và nhóm
dự án đã trình bày tổng quan về tình hình CTNR qua các thời kỳ phát triển của đất
nước như sau:
Vào giai đoạn từ năm 1943 đến năm 1960, rừng Việt Nam còn nhiều (có
14.324.000 ha, tỷ lệ che phủ là 43,8%) và chưa được quản lý, đây là giai đoạn hưng
thịnh nhất của nên nông nghiệp du canh thế kỷ XX. Người dân du canh tự do phát
nương làm rẫy, khai thác sản phẩm từ rừng nên đời sống của đồng bào no đủ, ở giai
đoạn này đã có những đồng bào định canh định cư lâu đời và đến thời điểm này
không chịu sự bóc lột của thực dân phong kiến nữa nên đã có sự phát triển trong đời
sống văn hóa tinh thần, nhất là một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Sơn
La, Bắc Kạn, Thái Nguyên, đó là bản làng của người Mường, Tày, Nùng... mặc dù
canh tác du canh ở giai đoạn này phát triển cực thịnh nhưng chưa ảnh hưởng nhiều
đến rừng, mà vấn đảm bảo phần nào tính bền vững của du canh truyền thống đối với
cân bằng sinh thái. Đặc điểm của CTNR ở giai đoạn này là thời gian bỏ hóa dài và
rừng quanh bản làng được quản lý tập thể theo hình thức cộng đồng với các hình
thức luận tục riêng. Mối bản làng có cách quản lý rừng như hình thức “Rừng ma”
hoặc “Rừng thiêng” nơi cấm khai thác, săn bắn, phát nương làm rẫy. Đây cũng chính


là những khu rừng đầu nguồn bảo vệ cuộc sống của họ. Canh tác du canh vẫn được
đảm bảo nghiêm ngặt những kỷ luật cổ truyền và đảm bảo thời gian bỏ hóa tương
đối dài.

Sang giai đoạn 1960 - 1980 là giai đoạn cải cách ruộng đất, đi vào làm ăn tập
thể. Ở thời kỳ này chính sách chung

của Nhà nước là hạn chế phát

nương làm rẫy, tập trung khai thác ruộng nước nên đã hạn chế được việc du canh.
Năm

1967 thực hiện chính sách của Nhà nước về vận động đồng bào

dân tộc miền núi định cư, đồng bào miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới, cùng
với

việc mở rộng diện tích

ruộng bậc thang để trồng lúa nước đã làm

tăng sản lượng lúa nước và khuyến khích khai hoang trồng cây công nghiệp và cây
ăn quả lâu năm ở vùng núi, một loạt các nông trường và lâm nghiệp quốc danh đã
được thành lập. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh, đời sống đồng bào trở nên khó khăn,
thiếu đói hơn giai đoạn trước. Thiếu đói lương thực đồng bào quay trở lại phá rừng
làm nương rẫy, thời gian này nạn phá rừng diễn ra mạnh và bắt đầu gây mất cân
bằng về sinh thái làm mất tính bền vững. Năm 1976, nhà nước bắt đầu ra chính sách
trồng rừng. Nhà nước cung cấp cây giống, gạo cho dân để trồng và chăm sóc nhưng
hiệu quả thấp, đồng thời gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Do đó đời
sống của đồng bào tiếp tục gặp nhiều khó khăn cũng là tình trạng chung của nông
dân cả nước.
Giai đoạn 1981 - 1987 đây là giai đoạn bắt đầu áp dụng chỉ thị khoán 100 của
Trung Ương đó là giao khoán thẳng đến người dân, tuy nhiên chỉ thị này chỉ phù hợp
với nông dân ở đồng bằng còn với người nông dân ở miền núi lại ít phù hợp. Do

mức nộp sản nông nghiệp quá cao đã không động viên được người dân đầu tư và
quản lý sử dụng đất. Nhiều nơi ruộng lúa bỏ hoang, người dân phát rừng làm nương
rẫy hoặc khai thác gỗ lấy tiền. Đây là thời kỳ rừng bị tàn phá nặng nề, thời gian bỏ
hóa bị rút ngắn còn 6 - 7 năm. Do vậy dần mất tính bền vững và ổn định, làm đời
sống đồng bào tiếp tục khó khăn hơn nữa.


Từ năm 1988 đến sau này khi có chủ trương khoán 10, sau đó chính sách giao
đất nông nghiệp và lâm nghiệp với quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân,
đã khuyến khích người dân đầu tư vào sản xuất, tự giác làm ăn,
học hỏi kinh nghiệm sản xuất của nhau, không ỉ lại trông chờ vào Nhà nước vì thế
người dân miền núi cũng phải bước vào vòng quay của cơ chế đổi mới này. Những
mô hình sản xuất NLKH ra đời dần dần thay thế cho CTNR truyền thống đã bước
đầu mang lại hiệu quả kinh tế, đần dần cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư
miền núi. Tuy nhiên với điều kiên đặc biệt khó khăn như ở các vùng núi nước ta thì
không phải mọi người đều có thể nhanh chóng bắt kịp và chuyển đổi cách làm ăn.
Nói chung nhiều đồng bào không có điều kiện để đảm bảo cuộc sống họ vấn tiếp tục
du canh, cho dù có thể họ vấn biết rằng du canh không những không đảm bảo được
cuộc sống của họ mà còn làm suy thoái nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, ngăn
cản sự tái tạo lại của rừng do thời gian bỏ hóa quá ngắn (chỉ 2-3 năm) và làm xuống
cấp môi trường nhưng họ vấn phải làm vì không còn lựa chọn nào khác.
Thực trạng đất

dốc của chúng ta thật đáng lo ngại: chỉ có 9.4 triệu ha

đất có rừng còn 13,5 triệu ha là đất trống đồi núi trọc. Trong tổng số diện tích đất
nông nghiệp của cả nước là 7 triệu ha, vùng núi có 2,7 triệu ha, nhưng đây là nơi
sinh sống của 24 triệu người, hầu hết thuộc các dân tộc thiểu số vùng cao. Trong số
2,7 triệu ha đất nông nghiệp ở vùng núi nước ta có tới 1,4 triệu ha đang là nương
rẫy, trong đó khu vực miền núi đã chiếm gần một nửa.



Bảng 2.1: Diện tích đất nương rẫy ở Việt Nam

Vùng

Miền núi phía Bắc

Diện tích đất

Diện tích đất

nông nghiệp

nương rẫy

(1000ha)

(1000ha)

% Diện tích
đất nương rẫy
so với đất nông
nhiệp

1.257,4

644,6

51,3


Duyên hải Bắc Trung Bộ

305,3

213,4

69,9

Duyên hải Nam Trung Bộ

195,1

176,0

90,2

Tây Nguyên

375,9

215,7

57,4

Đông Nam Bộ

548,9

178,0


32,4

Tổng số

1.427,7
2.682,6
(Nguồn: Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp Việt Nam 1993)
Theo Đỗ

Đình Sâm và

cộng sự (1994) [4],

301,2

diện tích đất nương rẫy

(gồm cả diện tích bỏ hóa cho chu kỳ canh tác sau) chiếm khoảng 3,5 triệu ha với số
người CTNR là khoảng 3 triệu người trên cả nước, trong đó có khoảng 2,2 triệu
người đã định cư còn lại là 0,8 triệu người vấn sống du canh, du cư, chủ yếu là người
H’Mông và người Dao với số hộ đói nghèo chiếm tới 20-30 %. Đặc điểm của nông
nghiệp du canh của nước ta là tồn tại ở tất cả các vung miền núi từ Bắc vào Nam, tỷ
lệ gia tăng dân số ở vùng này cao (3- 3,5%), quy mô gia đình lớn (7-9) người. Sự gia
tăng dân số tự nhiên cao cùng với phong trao di dân lên miền núi từ miền xuôi đã tạo
sức ép to lớn lên tài nguyên miền núi và làm cho tình hình khó khăn lại càng khó
khăn hơn.
Ở nước ta, tài liệu nghiên cứu về CTNR còn rất ít, một số tài liệu đề cập đến
hoạt động nương rẫy ở các góc độ khác nhau, có thể tổng hợp như sau:
Đỗ Đình Sâm (1996) [5] đã tổng kết 3 kiểu du canh ở Việt Nam là: du canh

tiến triển, du canh quay vòng và du canh bổ sung. Theo tác giả, cần phải phân tích,
nhìn nhận nông nghiệp du canh trong trạng thái động liên quan đến các yếu tố môi
trường, xã hội trong quá khứ và hiện tại. Có như vậy mới có cái nhìn đúng đắn về


nông nghiệp du canh và tìm ra những giải pháp phù hợp. Tác giả nhận định: ở tất cả
các nước vùng nhiệt đới cũng như ở Việt Nam các điều kiện môi trường, xã hội đảm
bảo cho nông nghiệp du canh là: dân số giảm sút mạnh do nhiều nguyên nhân tác
động; diện tích đất bỏ hóa thường được chuyển đổi mục đính sử dụng khác; súc ép
kinh tế thị trường.
Tất cả nguyên nhân đó dấn đến nông nghiệp du canh truyền thống thay đổi về
bản chất, không còn bền vững và mang nhiều đặc điểm của nhiều kiểu du canh tiến
triển.
-

Thời gian sử dụng đất canh tác dài hơn, thời gian bỏ hóa ngắn lại.

-

Xác lập quyền sở hữu đất bỏ hóa và chuyển nhượng lại cho người khác.

-

Tranh thủ làm nương rẫy ở nơi khác ngoại phạm vi đã định canh của bản
làng, ý thức du canh quay vòng không còn như trước đây.

-

Di dân tự do tới nơi còn rừng để tiếp tục làm nương rẫy.
2.4.


Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

2.4.1.

Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý: Xã Cổ Linh nằm ở phía Nam của huyện Pác Nặm.
Phía Bắc giáp xã Bộc Bố, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm.
Phía Nam giáp xã Cao Tân, huyện Pác Nặm.
Phía Đông giáp xã Xuân La, xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm.
Phía Tây giáp xã Hồng Thái, huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Xã có diện tích tự nhiên là 3.968.32ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp là
1102.33 ha, đất sản xuất nông lâm nghiệp là 303.54 ha, đất phi nông nghiệp là
162.73 ha, đất chưa sử dụng là 2394.94 ha.
Về hệ thống giao thông của xã Cổ Linh đã có đường nhựa liên xã, là một
điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và trao đổi hàng hóa. Còn hệ thống giao
thông liên thôn chủ yếu là đương đất, về mùa mưa đường lầy lội gây khó khăn cho
việc đi lại.


* Đặc điểm địa hình: Độ cao tuyệt đối là 100m đến 600m, độ cao tương đối là
50m đến 500m. Vùng sản xuất nương rẫy cao từ 50m đến 500m, với độ dốc
tương đối lớn, hiểm trở, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên tái sinh, giao
thông đi lại khó khăn, chủ yếu là đường mòn.
*

Đặc điểm khí hậu: Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt
trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước
đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9

trong năm nhiệt độ trung bình trong năm là 220C đến 280C. Nhiệt độ cao nhất
từ 350C đến 370C. Nóng nhất vào tháng 5 đến tháng 7. Tổng lượng mưa bình
quân là 1346mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 4 5 6 7 với lượng mưa
chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình là 84 - 85% gây nhiều
khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Lượng mưa trung bình của năm 2013 ở xã Cổ Linh trong khoảng 138,38 mm.

Cũng như chế độ nhiệt, mưa ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa trùng với mùa
nắng trong năm kéo dài tù tháng 5 đến tháng 7 với 80% - 90% lượng mưa cả năm.
Thời gian còn lại ít mưa. Trong mùa mưa có những tháng có thể mưa tới 10 - 15
ngày, thuộc vùng mưa ít của tỉnh, có khi gần như cả tháng không có mưa hoặc chỉ là
mưa phùn, mưa mù.
Mùa khô thường xảy ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Do ảnh
hưởng khí hậu vùng núi cao nên về mùa khô thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm. Do ảnh hưởng bởi địa hình phức tạp, độ
dốc lớn nên thường xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.


Bảng 2.2. Yếu tố khí tượng năm 2013 của xã Cổ Linh
Số giờ nắng (h)

Lượng mưa

Độ ẩm không

6
9

130


(mm)
85

khí (%)
89

165

98,5

82

13

158

103

18
23

160
145

120
254

80
85


6
7

32

136

246

82
90

32

148

251

95

8
9

20
17

129.5

128


87

134

10

14

80
85

11

10

106
98

110
95,1
90

87

12

6
Trung bình

81

138,38

85

Tháng
1
2
3
4
5

Nhiệt độ (0)

95.8
133.775

85.5

\--------------------- 7—1----------------------------------------------------------------- 1------------------------------------------------ ĩ 1---------------------

(Nguồn: Thống kê khí hậu của UBND xã Cổ Linh)
* Đặc điểm tài nguyên đất
-

Đất ruộng: Là do tích tụ phù xa của suối. Đất có tầng phù xa dày, có màu
xám đen, hàm lượng đạm, lân và kali ở

mức trung bình, loại đất này

thích hợp cho các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu.

-

Đất đồi: Là feralit màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình,
nghèo dinh dưỡng và ở nơi có độ dốc tương đối lớn. Loại đất này thích hợp
cho các loại cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.

-

Tình hình sử dụng đất của xã.
Do địa hình núi dốc, đất đai chia cắt phức tạp hình thành các tiểu khí hậu

khác nhau về điều kiện tự nhiên và môi trường tập quán sản xuất. Do đó quá trình


sản xuất nông - lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
* Các loại tài nguyên khác.
-

Nước

mặt: Có các hệ thống các suối, ao của xã phân bố tương đôi

đồng đều ở các thôn bản trên địa bàn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân. Song do các suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh
lệch lưu lượng nước theo mùa. Nhất là mùa khô thường gây hạn hán, còn mùa mưa
thường xảy ra lũ quét, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
-

Nước


ngầm: Xã chưa có

điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về

trữ
lượng và chất lượng. Nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã cho thấy trữ lượng
và chất lượng nước ở độ sâu 20m khá dồi dao, có quanh năm và chất lượng tương
đối tốt.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt, xong
do tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân, gây nên chất lượng nước chưa tốt.
Đồng thời cần bảo vệ phát triển rừng và môi trường để bảo vệ nguồn sinh thủy.
-

Tài nguyên rừng:
Theo hiện trạng năm 2013 diện tích rừng của xã là 1410,65 ha, rừng sản xuất

là 872,29 ha, rừng phòng hộ là 230,04 ha. Rừng đã bị khai thác cạn kiệt, động vật
quý hiếm gần như không còn. Với diện tích rừng hiện có, kết hợp với kế hoạch trồng
rừng mới, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển, do đó lâm nghiệp là ngành kinh
tế quan trọng của xã trong những năm tới.
-

Tài nguyên nhân văn:
Tính tới 2013 dân số toàn xã là 3971 nhân khẩu và 788 hộ. Gồm 4 dân tộc

anh em cùng sinh sống như: Dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông.
Là xã đặc biệt khó khăn của huyện. Xong cấp ủy, chính quyền và nhân dân
địa phương đã thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới
trong khu vực


dân cư, góp phần vượt qua những khó khăn thử


thách. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện,
tỉnh

và trung ương. Bộ mặt của xã ngày càng khởi

sắc, bước đầu đã

đạt được những thành tựu quan trọng trên mặt trận kinh tế - xã hội và văn hóa. Giữ
vững an ninh trật tự - an toàn xã hội.
2.4.2.

Điều kiện kinh tế xã hội

* Dân số
Dân số

toàn xã là 3971 nhân

khẩu. 788 hộ phân bố không đồng

đều
trong đó (nam 2028, nữ 1943) phân bố rải rác các làng bản trong xã.
* Lao động, việc làm
Dân số trong độ tuổi lao động của xã Cổ Linh khoảng 2016 người, chiếm
50,77% dân số toàn xã, lao động ngành nông lâm nghiệp 1860 người, chiếm 92,26%
tổng số lao động. Lao động phi nông nghiệp khoảng 156 người, chiếm 7,74%.
Nguồn lao động của xã khá dồi dào, xong phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở

khu vực nông thôn miền núi cao, chất lượng nguồn lao động còn thấp, số lao động
đã qua đào tạo kỹ thuật tay nghề hiện nay mới chiếm 14% tổng số lao động. Trong
thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã nhất là nhu cầu lao
động cho phát triển nông lâm nghiệp thì đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ người
lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư.
* Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã trong những năm qua đã có những chuyển
biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cả xã có 3 trường học,
trong đó.
Trường mầm non có 1 (21 giáo viên, 260 học sinh).
Trường tiểu học có 1 (51 giáo viên, 468 học sinh).
Trường PTDTBT - THCS có 1 (32 giáo viên, 243 học sinh).
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học: Mẫu giáo (trẻ 5 tuổi) đạt 100%, phổ cập


trung học đạt 100%, tỷ lệ trẻ em 6 tuổi đạt 100%, tỷ lệ học sinh lớp 5 vào lớp 6 đạt
100%, hoàn thành chương trình trung học đạt 100%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt
100%.
Trong những năm gần đây hệ thống giáo dục đào tạo đã có bước phát triển,
đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao trình
độ dân trí cộng đồng dân cư. Xong bên cạnh đó còn có những hạn chế và khó khăn
nhất định như: Cơ sở vật chất của một số trường còn tạm bợ, nhất là các thôn vùng
sâu, vùng xa, số lượng giáo viên thiếu, yếu, chất lượng đào tạo chưa đồng đều,
phương tiện đồ dùng học tập và giảng dạy còn nhiều thiếu thốn, việc đào tạo ngành
nghề chưa được quan tâm.
* Y tế
Trong những năm gần đây công tác y tế đã được quan tâm, tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất. Đến nay trên địa bàn xã đã có một trạm y tế của xã với 4 giường
bệnh. Có 5 cán bộ gồm: 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1điều dưỡng, 1 hộ sinh và 1 cấp phát thuốc,
hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng được duy trì thường xuyên, thực hiện

tốt các chương trình quốc gia. Tiêm chủng mở rộng, đối tượng tiêm chủng đầy đủ
năm 2013: 114/116 đạt 98,2%, tiêm UV2 cho phụ nữ có thai: 66, sởi: 111. Chương
trình chăn sóc sức khỏe sinh sản, khám thai: 206 người. Phòng chống HIV/AIDS
triển khai theo kế hoạch trong năm. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, đã
khám chữa bệnh cấp thuốc cho 4153 lượt người trong đó đối tượng BHYT người
nghèo là 2143, trẻ em là 1192, người đang công tác, hưu trí là 65. Tuy nhiên trạm y
tế xã có một số khó khăn cơ bản như cán bộ y tế chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ
thường xuyên, cơ sở vật chất còn thiếu, địa bàn rộng, đi lại khó khăn nên công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn chưa được chu đáo.
Ngoài ra tại các thôn đều có y tá thôn bản làm nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ chăm
sóc

sức khỏe cho cộng đồng. Đây là đội ngũ sát với thực

dân trong thôn, tuy nhiên năng lực còn rất nhiều hạn chế.
* Văn hóa

tế của nhân


×