Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn sinh hoạt cồng chiêng của người jrai trong nghi lễ ở nhà thờ công giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.65 KB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2019
Học viên

Hà Trấn Sơn


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS.TS Nguyễn Đức Lộc
người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều hiện tốt nhất cho tôi hồn thành luận
văn này. Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong khoa
Sau Đại học, q thầy cơ Khoa Văn hóa học trường Đại học Văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và đến
khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Trường Trung cấp Văn
hóa Nghệ thuật Gia Lai đã luôn hỗ trợ, tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian
theo học tại trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu,
hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln ủng hộ,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019
Học viên thực hiện

Hà Trấn Sơn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu............................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 10
7.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 10
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 11
8. Bố cục các chương ...................................................................................... 11
Chương 1 ........................................................................................................ 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..... 13
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 13
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 13
1.1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................... 22
1.2. Tổng quan về người Jrai và địa bàn khảo sát ........................................... 25
1.2.1. Người Jrai ............................................................................................. 25
1.2.2. Tổng quan về cồng chiêng trong đời sống tinh thần tộc người Jrai ..... 29
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 47
Chương 2 ........................................................................................................ 48
NGHI LỄ CÔNG GIÁO VÀ SINH HOẠT CỒNG CHIÊNG TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP VĂN HÓA BẢN ĐỊA .................................................. 48
2.1. Bối cảnh hội nhập văn hóa bản địa của Công giáo ở Tây nguyên ........... 48


2.2. Sinh hoạt cồng chiêng trong các nghi lễ theo năm phụng vụ .................. 55

2.2.1. Mùa Vọng và lễ Giáng sinh................................................................... 63
2.2.2. Mùa chay và lễ Phục sinh ..................................................................... 67
2.2.3. Mùa thường niên ................................................................................... 68
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 71
Chương 3 ........................................................................................................ 72
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG BIẾN ĐỔI VIỆC SINH HOẠT CỒNG CHIÊNG
TRONG NHÀ THỜ CỦA GIÁO XỨ PLEICHUET, THÀNH PHỐ
PLEIKU, TỈNH GIA LAI............................................................................. 72
3.1. Sự biến đổi thánh nhạc và những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy
trong nghi lễ của giáo xứ ................................................................................. 72
3.2. Sự biến đổi cấu trúc trong các bộ chiêng ................................................. 76
3.3. Những chuyển biến trong nhận thức của giáo dân................................... 78
3.4. Nguyên nhân và sự biến đổi trong cách thức sinh hoạt hay diễn tấu cồng
chiêng .............................................................................................................. 81
3.5. Công tác nghiên cứu sinh hoạt cồng chiêng trong nhà thờ của các giáo xứ ở
Pleiku ............................................................................................................... 84
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng là mảnh đất giàu bản sắc văn
hóa của các tộc người thiểu số, là nơi sinh ra những giá trị văn hóa riêng biệt mà
chỉ ở đây mới có, trong đó có khơng gian văn hóa cồng chiêng.
Cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những nhạc cụ đặc thù trong hệ

thống nhạc cụ của nền âm nhạc Việt Nam, góp phần vào nền âm nhạc ấy những
giai điệu rộn ràng, trữ tình, vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, từ những âm điệu thanh
trong trẻo cho đến trầm hùng… taọ nên một di sản khí nhạc đa dạng và phong
phú, hết sức quyến rũ. Cồng chiêng Tây nguyên đã tồn tại cùng với truyền thống
văn hóa và lịch sử lâu đời của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung, tộc
người Jrai nói riêng và là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt
nam được UNESCO công nhận là “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể
của nhân loại “ vào ngày 15 tháng 11 năm 2005, đây cũng là di sản thứ hai của
Việt Nam được cơng nhận danh hiệu này.
Nói đến Tây ngun là nói đến nghệ thuật diễn tấu Cồng chiêng - văn hóa
Cồng chiêng, Sử thi và mái nhà Rông cao vút với những ngày hội truyền thống
tưng bừng hiếm thấy nơi nào có được. Đó là những giá trị văn hóa độc đáo, thể
hiện đầy đủ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, trong đó
cồng chiêng là một giá trị văn hóa nổi bật, đã thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước từ nhiều năm qua có ý kiến cho rằng: “Cồng
chiêng là biểu tượng văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên”. Với người Tây
nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là một tài sản vô giá. Âm nhạc
cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật độc đáo, đã từ
lâu được khẳng định vị trí trong đời sống văn hóa - xã hội Tây Nguyên qua bao
thế hệ, được khẳng định về giá trị văn hóa nghệ thuật trong khu vực, trên thế giới
mặc dù một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có cồng chiêng như Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma, các nước hải đảo: Indonesia, Philippines,


2

Malaysia với các dàn chiêng Gamelan, Gong Kebyar (Indonesia), Kulingtan
(Philippines), Khong wong yai (Thái Lan, Lào), Khong thom (Campuchia), Ky
waing (Myanma)...
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, với sự bùng

nổ của các phương tiện thơng tin đại chúng với những sản phẩm văn hóa ngoại
nhập mà Công giáo cũng là một trong những vấn đề nổi bật có tác động rất nhiều
vào văn hóa bản địa với mục đích riêng là truyền giáo… đã tác động đến sinh
hoạt trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở Việt Nam.
Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam vào năm 1533, với sự xuất hiện của
giáo sĩ Inêkhu ở làng Ninh Cường và Quần Anh huyện Nam Chân và làng Trà
Lũ, huyện Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định hiện nay. Trong gần 5 thế kỷ du
nhập và phát triển ở Việt Nam, Công giáo đã có một q trình hội nhập và tiếp
biến với văn hóa Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Về văn hóa phi vật thể, đạo
Cơng giáo đã có sự hội nhập về đức tin, hội nhập về nghi lễ và lối sống Cơng
giáo…Về văn hóa vật thể, đạo Cơng giáo thể hiện sự hội nhập của mình với văn
hóa bản địa qua các cơ sở thờ tự, tranh, tượng thờ (đức Mẹ Maria…) mang đậm
dấu ấn bản địa. Tây Nguyên cũng là một trong những vùng có sự xuất hiện của
Cơng giáo và điều đó cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa cộng đồng các dân
tộc thiểu số bản địa.
Trước bối cảnh ấy, việc tìm hiểu giá trị sinh hoạt cồng chiêng trong nghi
lễ Công giáo ở cộng đồng tộc người J’rai, biểu hiện cụ thể qua các lễ nghi tôn
giáo là cần thiết. Với lý do này, tôi chọn nghiên cứu: Sinh hoạt cồng chiêng của
người J’rai trong nghi lễ của nhà thờ Công giáo (Trường hợp nghiên cứu tại
Giáo xứ Pleichuet, Pleiku, Gia Lai) làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện nhằm:
- Tìm hiểu một cách hệ thống sinh hoạt cồng chiêng truyền thống, của
người Jrai làng Pleichuet, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.


3

- Nghiên cứu vai trò, giá trị sinh hoạt cồng chiêng trong nghi lễ của nhà
thờ Công giáo của giáo xứ Pleichuet, từ đó xác định xu hướng vận

động và biến đổi trong sinh hoạt cồng chiêng trong lễ nghi Cơng giáo
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
* Cồng chiêng Tây Nguyên
Georges Condominas, Chúng tôi ăn rừng, Paris, 1982, Georges
Condominas tốt nghiệp trường Cao đẳng thực hành và khoa Dân tộc Đại học
Paris, tìm đến Tây Nguyên để tiến hành làm luận văn tiến sĩ của mình, qua thời
gian này ông ta đã để lại nghiện cứu là bút ký độc đáo mô tả tỉ mỉ đời sống một
làng Mnong Gar trong trọn chu kỳ một năm nông nghiệp, từ lúc hạ rừng, đốt
rẫy… cho đến khi hoàn thành mùa thu hoạch. Nghiên cứu trên mô tả tỉ mỉ một
cuộc già làng đi tìm đất làm rẫy, cách thử đất, cách khoanh rừng để tìm cái ăn
đồng thời bảo vệ rừng lâu dài và hiệu quả hơn bât cứ phương pháp khoa học nào
từng có, một cuộc đốt rẫy và tỉa lúa, một đám cưới, một đám tang, cách làm quan
tài trong rừng, đêm khóc người chết, buổi an táng, và cuộc chia của tiếp sao đó,
một vụ loạn luân và cách thức làng “phạt” đôi trai gái loạn luân, vụ tự tử của anh
chàng Tiêng đẹp trai, lễ hội lớn kết nghĩa giữa hai nhân vật có vai vế ở hai làng
lân cận, những nghi lễ ăn mừng mùa lúa mới…
Cồng chiêng Tây nguyên cũng đã được nghiên cứu bởi các tác trong nước
như Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đổng Chi (Mọi Kon Tum, Huế, 1937), nghiên cứu
là kết quả của cơng trình nghiên cứu dân tộc học nhằm giải thích nghiêm túc nếp
sống tinh thần của dân tộc Bahnar. Tác phẩm được Viện Viễn Đông Bác Cổ và
Nhà xuất bản Tri thức dịch xuất bản song ngữ Việt – Pháp dưới tựa đề Người
Ba-na ở Kon Tum (2011). Có thể nói đây là một trong những cơng trình dân tộc
học đầu tiên của Việt Nam về các dân tộc thiểu số, đó cũng là kho tri thức về lịch
sử Kon Tum và văn hóa của người Bahnar. Đây cũng là cơng trình đầu tiên của
ngành dân tộc học được viết bằng tiếng Việt.


4

Các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc như: G.S Trần Văn Khê là người

giới thiệu khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và Đờn ca tài tử được
UNESCO cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, GS. Nhạc sĩ Tô Vũ người đã
nghiên cứu về cồng chiêng từ 1984, là người truyền lửa cho các thế hệ học trị về
văn hóa dân gian của Tây Ngun, GS.
GS. TSKH Tơ Ngọc Thanh với các nghiên cứu: Tìm hiểu âm nhạc dân tộc
cổ truyền – NXB Văn hoá, 1982. Trong đó, tác giả đã đúc kết các nghiên cứu về
âm nhạc với một hệ nhạc cụ phong phú thuộc các họ nhạc cụ hơi (khèn- sáo), họ
tự thân vang (trống đồng, chiêng cồng, và có thể cả đàn đá nữa), họ nhạc cụ
màng rung (trống bịt da). Có thể nhận thấy, nghiên cứu này nghiêng hẳn về vấn
đề âm nhạc, cho ta thấy được kho tang âm nhạc dân gian của Việt Nam nói
chung và Tây Nguyên nói riêng rất phong phú, nghiên cứu góp phần chỉ ra
những giá trị của nhạc khí dân gian Việt Nam với mục đích làm nền tảng cho
cơng tác bảo tồn và phát huy những giá trị âm nhạc truyền thống dân tộc.
Fơnclo Bâhnar- Sở Văn hố thơng tin Gia lai- Kon Tum, 1988. Cơng
trình này do GS. TSKH Tơ Ngọc Thanh làm chủ biên và là người viết chính,
cùng với các tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Phạm Hùng Thoan, Vũ Thị Hoa. Cuốn
sách đã được xem như một mẫu mực về phương pháp tiếp cận và nghiên cứu về
văn hoá dân gian các dân tộc, qua nghiên cứu trên cho ta thấy thêm những giá trị
văn hóa tiêu biểu của người Bahnar ở Kon Tum, trong đó có văn hóa cồng
chiêng của họ gắn liền với cuộc sống của tộc người.
TS. Lều Kim Thanh, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền…sưu tầm và ký âm
những giai điệu dân ca, những giai điệu của dàn cồng chiêng Tây Nguyên trong
sinh hoạt hằng ngày của người dân bản địa với mục đích chuyên sâu nghiên cứu
về mảng âm nhạc dân gian. Những nghiên cứu của hai tác giả trên chủ yếu
nghiêng về nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, các tổng phổ của cơng chiêng
được ký âm, nghiên cứu của họ hú trọng về biên chế dàn cồng chiêng, cách thức
và nội dung của trình diễn cồng chiêng, cơ cấu của các dàn cồng chiêng của các


5


tộc người ở Tây Nguyên. Trong phần phụ lục của hồ sơ đệ trình lên UNESCO
phê duyệt cho Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên có những tổng phổ
được nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền ký âm và ghi lại thành bản nhạc với quy
ước ghi nhạc Phương Tây.
Các tác giả là con em của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: Kpah Y
Lăng, Rơ Mah Del, Rơ Chăm Yơn, A Thiên Sương và một số tác tác giả người
Kinh đã gắn bó nhiều năm với mảnh đất Tây Nguyên như: Ths - Nhạc sĩ Đào
Huy Quyền, Ths, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan, NSƯT Vũ Lân v.v... cũng có các
nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc dân gian của các dân tộc ở Gia Lai và Kon
Tum. Đó là những nghiên cứu khoa học quý báu góp phần vào công tác sưu tầm,
tuyên truyền, giáo dục và quảng bá những giá trị tốt đẹp của kho tàng âm nhạc
dân gian Jrai và Bahnar.
Sau năm 1975, âm nhạc dân gian Jrai đã thu hút được nhiều nhà nghiên
cứu khoa học quan tâm. Đáng kể nhất là những bài viết của tác giả trong tỉnh,
trong nước đã được Ty văn hóa Thơng tin Gia Lai - Kon Tum cho xuất bản cuốn
Giữ gìn, phát huy vốn văn hóa truyền thống các dân tộc, năm 1981.
Năm 1985, sau liên hoan nghệ thuật cồng chiêng toàn quốc lần thứ nhất
tại thành phố Pleiku, Sở Văn hóa- Thơng tin Gia Lai- Kon Tum đã phối hợp với
Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Nghệ thuật
Cồng chiêng và cho ra Kỷ yếu hội thảo, năm 1986, tổng hợp được các bài viết
nghiên cứu về cồng chiêng, đưa ra nhiều đề xuất về bảo tồn cồng chiêng cho mai
sau.
Năm 1991, được sự đầu tư và quản lý của Ban khoa học kỹ thuật Gia Lai,
tác giả Đào Huy Quyền đã thực hiện đề tài Nhạc khí dân tộc ở Gia Lai. Cơng
trình này đã được Nhà xuất bản Giáo dục cho ra mắt bạn đọc năm 1993. Tác
phẩm này nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc và đặc biệt về nhạc cụ của người
J’rai và Bahnar ở Gia Lai.



6

Năm 2000, với khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ khoa học văn hóa, Lê
Xuân Hoan đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu Âm nhạc dân gian Jrai ở tỉnh
Gia Lai tại Hội đồng khoa học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đây cũng là
một nghiên cứu vô cùng giá trị về mặt nghiên cứu âm nhạc dân gian của người
J’rai.
* Cồng chiêng Tây Nguyên với lễ nghi tôn giáo
Pierre Dourisboure, Những người Ba Na dã man, Pari, 1853. Pierre
Dourisboure là vị linh mục sinh ra tại Briscous, miền Tây Nam nước Pháp, gần
biên giới Tây Ban Nha, linh mục này thuộc Chủng viện thừa sai Paris, nghiên
cứu trên của linh mục này là kết quả của việc học ngôn ngữ giao tiếp, kinh
nghiệm sống và nghiên cứu văn hóa của tộc người Bahnar trong q trình truyền
giáo ở Kon Trang, Kon Tum. Là một trong những linh mục đầu tiên lên vùng đất
Tây Nguyên, linh mục Pierre Dourisboure cũng để lại tập Hồi ký “Les Sauvages
Bahnars” (Dân làng hồ) được khởi sự viết tại Kon Kơ Xâm, Kon Tum năm1865
và hoàn tất vào ngày 28.01.1870 tại Chủng Viện Thừa Sai Paris. Dân Làng Hồ là
cuốn sách viết về buổi đầu gian khó trong hành trình truyền giáo lên cao nguyên
của các giáo sĩ phương, có thể tìm thấy tại đây khá nhiều thơng tin khác liên
quan đến địa lí, nhân văn của khu vực này, hồi thế kỉ 19.
Những trang viết được cho là sớm và tương đối cụ thể của người Việt về
Kon Tum nói riêng, về bắc Tây Nguyên nói chung, của người Việt, bằng tiếng
Việt, phải đến năm 1937 mới chính thức được biết đến qua cuốn Mọi
Kontum của Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi thì sẽ thấy rằng các ghi chép –
dù chỉ là điểm qua, không chủ ý - từ khá sớm (1848 trở đi, thời điểm người bản
địa tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài), sẽ thấy rằng các miêu tả, nhận
xét, bản đồ trong hồi kí này thực sự có giá trị cho sự tham khảo ngày nay.
Guerlach R.R.J.B, Cùng sống với những người dã man ở Đông Nam Kỳ
cũng là một tập sách với nội dung về kinh nghiệm sống, cách nhìn khách quan
của một linh mục với cuộc sống của những tộc người thiểu số.



7

Guillemine P, Tục đâm trâu ở người Ba Na, BAVH, 1942 là cái nhìn miêu
tả và nhận xét về tục đâm trâu của người Bahnar, trong đó có miêu tả và là kinh
nghiệm của tác giả khi được chứng kiến lễ đâm trâu với cách ăn uống, thực hành
nghi lễ và diễn tấu cồng chiêng.
Căn cứ vào các chứng cứ lịch sử và kết quả nghiên cứu thực địa trong
vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
đều thống nhất khẳng định: Cồng chiêng Tây Nguyên không phải do các cư dân
bản địa ở đây sản xuất mà là sản phẩm của quá trình giao lưu và tiếp biến văn
hóa của các dân tộc Tây Nguyên với các dân tộc trong khu vực Đơng Nam Á (kể
cả Trung quốc) trong q trình phát triển của lịch sử.
Qua những tác phẩm trên, ta thấy, cồng chiêng Tây Nguyên nói chung,
cồng chiêng Jrai nói riêng đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới chủ yếu các tác
giả nghiên cứu về âm nhạc dân gian của người J’rai, nghiên cứu về văn hóa lối
sống tự nhiên của xã hội người J’rai. Tuy vậy, ở các tác giả nêu trên thực sự
chưa nghiên cứu sâu dưới góc nhìn văn hóa học về việc sử dụng cồng chiêng
trong phụng vụ ở nhà thờ Công giáo với mục đích truyền giáo cụ thể tại một làng
người Jrai. Luận văn chọn lọc và kế thừa những nghiên cứu về âm nhạc dân gian
của người J’rai, làm cơ sở cho mảng âm nhạc trong nghiên cứu của Luận văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu sinh hoạt cồng chiêng tại các
buổi lễ trong nhà thờ Công giáo của nhóm tộc người Jrai thuộc giáo xứ Pleichuet
(thuộc nhóm J’rai H’Drung), thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát địa bàn phân bố của cộng đồng người Jrai, tại làng Pleichuet.
Ngoài ra, tiến hành khảo sát làng Pleiku Ró có nhà thờ Cơng giáo để so sánh, từ

đó có cái nhìn tồn diện về sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong lễ nghi Cơng
giáo của người Jrai tại làng Pleichuet.


8

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
* Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm giải quyết hai câu hỏi chính:
- Sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của người Jrai trong lễ nghi của nhà thờ
Công giáo ở Giáo xứ Pleichuet diễn ra như thế nào?
- Dưới tác động của sự thay đổi về kinh tế văn hóa xã hội ở vùng đất Tây
ngun thì xu hướng biến đổi trong sinh hoạt cồng chiêng trong nhà thờ diễn ra như
thế nào và nhận thức của cộng đồng giáo dân với việc thực hành nghi lễ tôn giáo ra
sao?
* Với hai câu hỏi nghiên cứu trên chúng tôi xin đưa ra giả thuyết sau:
Theo quan điểm của tôi, vai trị của sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của
cộng đồng người J’rai ở làng Pleichuet là nhu cầu để duy trì sinh hoạt văn hóa
truyền thống, duy trì nhận thức, thẩm mỹ, nhân sinh quan và là điều vô cùng
quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, đó như một thói quen thỏa mãn nhu
cầu giao tiếp với thần linh trong những lễ nghi truyền thống và kết nối chính họ
trong cộng đồng.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, sự vận động và biến đổi về kinh tế,
văn hóa và xã hội hiện đại ít nhiều cũng ảnh hưởng tới nhận thức, tư duy và cách
sinh hoạt truyền thống hàng ngày của họ. Việc giữ gìn các nét văn hóa truyền
thống càng được quan tâm nhiều hơn, việc sinh hoạt cồng chiêng trong nhà thờ
của cộng đồng giáo dân cũng góp phần khơng nhỏ vào việc giữ gìn văn hóa
truyền thống, chính vì vậy, cách thức sinh hoạt cồng chiêng trong nhà thờ Cơng
giáo cũng có sự biến đổi cho phù hợp với xu hướng đó, ví dụ như các lễ hội phái
sinh được tổ chức trong nhà thờ có cách thức gần giống với lễ hội truyền thống
của tộc người Jrai.

6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính liên ngành của
khoa học xã hội và nhân văn. Trong đó vận dụng linh hoạt các phương pháp
nghiên cứu của dân tộc học, nhân học văn hoá và văn hoá học. Các phương pháp


9

điền dã dân tộc học (quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm…) phân tích tài liệu, thống kê, so sánh đồng đại và lịch đại, lịch sử và
lôgic… là những phương pháp được sử dụng trong luận văn.
Thực hiện đề tài này, sau khi sưu tầm, phân tích, tổng hợp các nguồn tài
liệu từ sách, báo in, báo điện tử, tạp chí, bài giảng… chúng tơi tiến hành khảo
sát, điền dã thực tế để so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu khác nhau, từ đó làm
rõ nội dung nghiên cứu của luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và kỹ
thuật nghiên cứu như sau:
- Điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá
trình thu thập phần lớn tư liệu cho luận luận văn. Địa điểm khảo sát thực tế chủ yếu
tại giáo xứ Pleichuet, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tại các điểm nghiên cứu,
những kỹ thuật chính được sử dụng bao gồm quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm, phỏng vấn hồi cố, chụp ảnh.
Nhằm bao quát về đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, chúng tôi đã đến làng
Pleichuet thừ tháng ba năm 2018, bước đầu quan sát về cảnh quan môi trường, khu
sinh sống, một số các sinh hoạt hằng ngày của người dân Jrai để có những cảm
nhận, những thơng tin ban đầu, tương đối khái quát về đối tượng, địa bàn nghiên
cứu.
Trong quá trình điền dã, từ tháng 3/2018 đến tháng 01/2019, chúng tôi đã
tham dự quan sát, ghi chép phần thực hành nghi lễ năm lễ ở nhà thờ của giáo xứ
Pleichuet, trong đó có hai lễ lớn là Giáng Sinh, Phục sinh và lễ Tro, một lễ

thường niên, một lễ Lá. Bên cạnh đó, tơi cũng có cơ hội quan sát một lễ tại nhà
thờ gỗ Kontum với sinh hoạt của dân tộc Bahnar.
Kỹ thuật phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập các thông tin làm nền tảng
cơ bản của đề tài. Đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn chủ yếu là người có uy
tín trong các làng, bao gồm có già làng, nghệ nhân, thanh niên, thầy cúng. Với
phỏng vấn sâu chúng tôi dự định khoảng 10 cuộc phỏng vấn ở 70 hộ dân cư (có số


10

lượng từ năm thành viên) trong cộng đồng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài bên
cạnh đó sẽ tiến hành phỏng vấn các đối tượng: già làng (một), đại diện nhà thờ
(ba người), nhà nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương (một người), nghệ nhân
đánh chiêng (30 người)...sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc nhằm tìm
hiểu chi tiết về vai trò của sinh hoạt cồng chiêng với cộng đồng trong và ngoài
nhà thờ đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng cồng chiêng vào trong q
trình tiến hành lễ nghi Cơng giáo. Ghi âm cuộc các cuộc phỏng vấn (nếu được sự
đồng ý người được phỏng vấn).
Tiêu chí chọn mẫu để phỏng vấn sâu chúng tôi cũng cân nhắc đến các yếu tố
như nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, cụ thể như sau:
+ Theo nghề nghiệp chúng tôi quan tâm đến các đối tượng: những người giữ
vai trị duy trì hoạt động của nhà thờ, công chức nhà nước người Jrai sống tại làng,
người làm nơng là chính, những người hoạt động nghệ thuật.
+ Theo yếu tố lứa tuổi gồm nhóm cao tuổi (từ 40 tuổi trở lên) và trẻ tuổi (từ
15 tuổi đến 39 tuổi) trong cộng đồng để có được thêm góc nhìn về mặt tuổi tác khi
tham gia sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong nhà thờ.
+ Nhóm giới tính cũng được chú trọng khi vai trò của giới tham gia trong các
nhiệm vụ khi tiến hành lễ trong nhà thờ là khác nhau sẽ có những góc nhìn khác
nhau.
+ Ngồi ra cịn có đối tượng phỏng vấn là người Việt sống trong khu vực

nhưng không sinh hoạt trong nhà thờ.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở các lý thuyết sinh thái văn hóa, lý thuyết chức năng và đặc thù
luận lịch sử, luận văn đi sâu nghiên cứu các quan niệm, chức năng của lễ nghi,
sự thích ứng với mơi trường tự nhiên, những khía cạnh giao lưu văn hóa và chú
trọng vào việc sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong nhà thờ, đồng thời quan tâm
đến những biến chuyển trong nhận thức của người dân, biến chuyển trong thực


11

hành nghi lễ, lý giải những biến đổi, những hiện mang tính khoa học. Qua đó,
cho thấy sự dịch chuyển của một nét văn hóa vơ cùng đặc trưng, của cư dân bản
địa trên địa bàn giáo xứ Pleichuet. Nghiên cứu sinh hoạt cồng chiêng của người
Jrai trong nhà thờ Công giáo ở làng Pleichuet là những cứ liệu vi mô, đồng thời
đây cũng là những trải nghiệm để kiểm chứng các lý thuyết khi nghiên cứu về
sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
gắn với Công giáo hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu góp phần chỉ ra vai trò của sinh hoạt cồng chiêng trong nhà
thờ gắn với việc duy trì truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở làng
Pleichuet nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng
khác. Kết quả nghiên cứu góp phần chỉ ra các giá trị văn hóa hữu ích giúp cho cơ
quan chức năng làm cơ sở định hướng, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở địa
phương.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu trong lĩnh vực văn
hóa, và góp phần làm tài liệu học tập và giảng dạy ở các chuyên ngành văn hóa.
8. Bố cục các chương
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được

chia thành ba chương: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được chia thành ba chương.
Chương một: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Trình bày cơ sở các lý thuyết nghiên cứu được vận dụng trong luận văn bao
gồm các lý thuyết về sinh thái học văn hóa, lý thuyết chức năng, thuyết đặc thù
luận lịch sử. Đồng thời, đưa ra các khái niệm, từ khóa liên quan đến chủ đề của
luận văn. Tại chương một cũng trình bày về tổng quan về vị trí địa lý, dân cư,
kinh tế xã hội của giáo xứ Pleichuet, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, nêu khái
quát về vai trò của cồng chiêng và thực trạng cồng chiêng trong khu vực người
Jrai sinh sống ở Gia Lai.


12

Chương hai: Nghi lễ Công giáo và sinh hoạt cồng chiêng trong bối cảnh
hội nhập văn hóa bản địa.
Trình bày đặc điểm của tín đồ và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong nhà
thờ giáo xứ, trên cơ sở đó nắm bắt cách thức và diễn biến cách sinh hoạt cồng
chiêng trong nhà thờ của người Jrai tại giáo xứ Pleichuet. Miêu thuật và xác định
những giá trị văn hóa, giá trị nhân văn trong quá trình thực hành nghi lễ mà sinh
hoạt cồng chiêng được lồng ghép vào.
Chương ba: Xu hướng vận động và biến đổi của sinh hoạt cồng chiêng
trong nhà thờ của giáo xứ Pleichuet, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, chương ba xác định những xu hướng biến
đổi và làm rõ những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi cách thức sinh hoạt trong
nhà lễ nghi nhà thờ chú trọng vào phần nhạc lễ; chỉ ra những vấn đề trong cơng
tác nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên gắn với Công giáo hiện nay.



13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Bản sắc (Tiếng Anh: identity) từ góc độ tâm lý học xã hội, xã hội học và
nhân học là khái niệm và nhận thức của một cá thể về ba đối tượng: chính cá thể
đó (nhận đồng cá nhân), cá thể khác hoặc một nhóm xã hội (ví dụ như nhận đồng
quốc gia, nhận đồng văn hóa và thường được gọi là màu cờ sắc áo).
Bản sắc dưới góc độ tâm lý xã hội liên quan đến các khái niệm hình ảnh
cá nhân (hình mẫu tinh thần của một người về chính họ), tự tin cá nhân và bản
thể cá nhân. Từ đó, Peter Weinreich, giáo sư Tâm lý học, đại học Ulster, định
nghĩa: “Bản sắc của một cá thể là tổng thể của phân giải cá nhân, qua đó cách
mà cá thể phân giải chính mình ở hiện tại được tiếp tục từ cách cá thể phân giải
chính mình trong q khứ, cũng như truyền cảm hứng cho tiến trình phân giải
chính mình trong tương lai”. Định nghĩa này cho phép ta định nghĩa các khái
niệm liên quan đến bản sắc, ví dụ như: “Bản sắc tộc người (ethnic identity) được
định nghĩa như một phần của tổng thể phân giải cá nhân trên một số phương
diện thể hiện sự tiếp nối giữa một phân giải cá nhân của tổ tiên trong quá khứ và
một phân giải cá nhân trong tương lai có liên quan đến tộc người đó”. (Peter
Weinreich, 1986)
Theo nghĩa từ điển (Hán Việt), bản sắc được giải thich như sau: bản là
gốc, cái thuộc về phần mình, gốc đầu mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo. Bản
sắc cịn có một nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn có. Trong tiếng Anh, bản sắc
là identity có nghĩa là đồng nhất. Sự đồng nhất hố làm nên bản sắc của một đối
tượng. Với những nét nghĩa nêu trên, chắc chắn sẽ đưa đến nhiều cách giải thích
khác nhau về cụm từ “bản sắc văn hố”.



14

Bản sắc văn hóa (Tiếng Anh: cultural identity) là bản thể hay cảm giác
thuộc về một nhóm nào đó. Nó là một phần của khái niệm về bản thân và nhận
thức về bản thân của một người, và có liên quan đến quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo,
giai cấp xã hội, thế hệ, địa phương hay bất cứ loại nhóm xã hội nào có văn
hóa riêng biệt. Bản sắc văn hóa đặc trưng cho cả cá nhân và nhóm đồng nhất về
văn hóa với các thành viên có chung bản sắc văn hóa. (Moha Ennaji, 2005)
Trong q trình tồn tại và phát triển, bản sắc văn hoá là yếu tố mang sức
mạnh tinh thần dân tộc, giúp dân tộc vượt qua những thử thách của lịch sử, bởi
vì “bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ
bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn
tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy
nhất, tính thống nhất, tính nhất qn so với bản thân mình trong q trình phát
triển” (Trần, 2006). Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc đã và đang được nhiều quốc gia dân tộc coi trọng và có những giải pháp cụ
thể trong q trình phát triển.
Giá trị văn hóa: Trong báo cáo tại Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập
do Đề tài KX. 03.14/06-10 (Chương trình KX.03/06-10) và Khoa Văn hóa học
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh) tổ chức ngày 17-17/9/2009 tại Biên Hịa (Đồng Nai), với nội
dung: Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền thống trong đổi
mới và hội nhập, GS. TS Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Giá trị văn hoá (Cultural
Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng
một khi hệ giá trị văn hố đã hình thành thì nó lại có vai trị định hướng cho các
mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy. Nó
chính là một thứ vốn xã hội (Social Capital)(Ngơ Đức Thịnh, 2008). Như thế,
khi nói bản chất của giá trị hay nói tới vai trị định hướng, chi phối, điều tiết của
hệ giá trị thì về thực chất chúng ta đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con



15

người. Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người với
tự nhiên, với xã hội.
Cồng chiêng của người Jrai: Theo Rơmah Del (Rơmah, 1986), người
Jrai ở huyện Ayun Pa, Krông Pa, Phú Nhơn gọi cồng chiêng một ching, và nếu
trọn một bộ họ cũng gọi ching. Cịn người Jrai ở huyện Chư Prơng, Chư Păh và
một số nơi khác thì gọi khác hẳn. Bộ cồng gồm ba cái hoặc sáu cái (ania, mung,
mong) dùng để đệm họ gọi một chêng. Loại này thì có núm. Cịn loại bằng,
khơng có núm gồm có 9 hoặc 15 cái (có ba cái chủ chốt là: bơ\t, pơyơng, đuôl)
dùng để thực hiện giai điệu. Nếu trọn một bộ đầy đủ gồm 16 cái thì gọi là "Ching
chêng" ứng với danh từ "chiêng cồng" theo cách gọi của người Kinh gọi.
Còn Rơ Châm Yơn (Rơ, 1981) lại cho rằng: người Jrai phân biệt, bộ
chiêng trum là bộ chiêng chính dùng trong lễ đâm trâu; có bộ chiêng mnhum
dùng trong lễ tiệc vui, có bộ chiêng arap dùng trong lễ bỏ nhà mồ… Đây là tiêu
chuẩn chính để đặt tên các bộ chiêng. Tuy nhiên, tùy theo mỗi nhóm địa phương,
ý nghĩa của tên các bộ chiêng lại không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn bộ
chiêng trum của người Mthur vùng Krơng Pa thì lại cịn được dùng cả trong lễ
bỏ nhà mồ nữa.
Nghệ nhân: Theo từ điển tiếng Việt, nghệ nhân là một danh từ chỉ người
chuyên nghề biểu diễn một bộ môn nghệ thuật hoặc chuyên làm một nghề thủ
cơng mĩ nghệ có tài nghệ cao.
Để vinh danh và trân trọng những cống hiến mà các nghệ nhân đã cống
hiến cho văn hóa nước nhà, chính phủ đã ban hành văn bản công nhân Nghệ
nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú, như là một sự động viên khích lệ bên cạnh
đó cịn là việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc biệt. Tiêu chuẩn
xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
được quy định tại Điều 6 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh

hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể.


16

Nghệ nhân chỉnh chiêng: Nghệ nhân chỉnh chiêng hay người điều khiển
giàn chiêng là nhạc cơng giỏi, có khả năng thẩm âm, biết phát hiện và chỉnh sửa
thanh âm lạc điệu của từng chiêng để đạt được âm thanh chuẩn của cả giàn
chiêng. Nghệ nhân chỉnh chiêng không chỉnh âm cho các chiếc chiêng sai âm,
mà còn chỉnh âm cho các giàn chiêng mới. Nghệ nhân chỉnh chiêng được coi là
báu vật dân gian sống, bao hàm tính truyền thống và tính khoa học.
Một trong những yếu tố quan trọng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
nói chung, của dân tộc Jrai ở tỉnh Gia Lai nói riêng, là vai trò của những Một
trong những yếu tố quan trọng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung,
của dân tộc Jrai ở tỉnh Gia Lai nói riêng, là vai trị của những người thợ chỉnh
chiêng, hay nói như cách nói của đồng bào là những người "lên dây chiêng". Tuy
nhiên những người thợ có khả năng chỉnh sửa mang lại những âm thanh “chuẩn”
cho các bộ chiêng Jrai không nhiều và thường được “cha truyền con nối”. Vì
vậy, mơi trường truyền dạy chỉnh sửa cồng chiêng truyền thống cũng là mơi
trường cộng đồng. Ví dụ như trường hợp của gia đình Siu Ngin.
Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, ông Siu Ngin (1912-2004), dân tộc
Jrai, tên thường gọi là ama H'num lúc đó ở bn Sơ Ama Mơlơng, xã Ia Piar,
tỉnh Phú Bổn (nay là xã Chrôh Pnan, huyện Phú Thiện) thường lên nhà ơng
Alích ở quận lỵ Lệ Trung (nay là Đak Đoa) lại mua những "lá" chiêng do Alích
mua của người Kinh. Sau khi mua những "lá" chiêng này về, Alích gị chỉnh lại
âm thanh theo u cầu thang âm của các dân tộc rồi bán cho người Jrai, Bahnar
trong vùng. Sau nhiều lần lên mua chiêng và học được nghề chỉnh chiêng từ ơng
Alích, Siu Nghin đã tự đi mua chiêng trực tiếp từ người Kinh về chỉnh lại theo
thang âm rồi bán cho những người quanh vùng có nhu cầu. Siu Nghin đã truyền

nghề cho những con trai của mình. Trong số các con ơng, sau này có Nay Phai
(ama San) đã trở thành người duy nhất uy tín về việc gị chỉnh để mang lại âm
thanh cho nhiều loại cồng chiêng của những tộc người khác nhau sinh sống trong
vùng tam giác của 3 tỉnh Gia Lai - Đak Lăk- Phú Yên. Còn em trai của Nay Phai


17

là Nay Dri (sinh năm 1966) hiện ở thôn Ama San, xã Ia Mơ Rơn, huyện Ia Pa
cũng là một nghệ nhân chỉnh chiêng giỏi trong vùng.
Người Jrai tin rằng chỉ có những người được "Yàng cho âm thanh" của
cồng chiêng mới làm được nghề này. Lúc đầu, mỗi khi chỉnh một chiếc cồng
hoặc chiêng người thợ phải cần đến 2 - 3 người cùng thử để so âm. Nhiều khi gị
đi, gị lại vẫn khơng có được âm thanh như ý muốn. Khi đã là một thợ lành nghề,
"âm thanh đã ở sẵn trong đầu" - như cách nói của các nghệ nhân –thì lúc người
thợ cần là nó hiện ra ngay.
Tơn giáo hay đạo có thể được định nghĩa là một hệ thống văn hóa của các
hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa
điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với
các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự
đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tơn giáo (Morreall,
John, Sonn, Tamara, 2013).
Trong

tiếng

Anh:

tôn


giáo

là religion -

xuất

phát

từ

tiếng

Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tơn kính thần linh" hay
"bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào
đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu
nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đơi khi đồng nghĩa với tín
ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng
liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan
đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tơn giáo chia thế giới thành hai
phần: thiêng liêng và trần tục (Những ý niệm này được nhà xã hội học nổi tiếng
người Emile Durkheim (1858-1917) đưa ra để phân tích cơ sở của tơn giáo.).
Tín ngưỡng Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín
ngưỡng được giải thích: “Lịng ngưỡng mộ mê tín đối với một tơn giáo hoặc một
chủ nghĩa” (Đào Duy Anh, 1996). Tương tự, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do
Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng nghĩa là: “Tin tưởng vào một tơn giáo: Tự do tín


18

ngưỡng” (Văn Tân (Chủ biên), 1991). Như vậy, ở nghĩa từ ngun, tín ngưỡng

chính là niềm tin tơn giáo ở mỗi con người.
Nghi lễ: Theo nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại sự
kiện cụ thể đặc biệt nào mà với tồn bộ khía cạnh hoạt động của con người. Trong
chừng mực nào đó nó chuyển tải các thơng điệp địa vị văn hóa và xã hội của các cá
nhân, bất kỳ một hành động nào có khía cạnh nghi lễ” (Barfield, 2006).
Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong
tín ngưỡng, trong sinh hoạt tơn giáo thơng qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc
thái văn hóa dân tộc. Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể
hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với
một hay nhiều người khác, và đối với một hay nhiều thần linh, đấng cao cả siêu
nhiên.
Khi bàn về nghi lễ, GS. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “Nghi lễ tôn giáo được
thực hành thường gắn liền với một thực thể siêu linh hay một thế giới vơ hình nào đó
liên quan đến niềm tin tôn giáo hoặc do tôn giáo quy định và thường biểu hiện chức
năng tâm lý trong đời sống của tín đồ. Nghi lễ có thể dùng để giải tỏa những nỗi bất
an của con người ở cuộc sống trần tục, cũng có thể đưa con người đến gần hơn với
thế lực siêu nhiêu mà họ tin tưởng” (Đặng, Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo
ở Việt Nam hiện nay, 2007)
Nghi lễ được hình thành từ rất sớm trong đời sống con người. Các nhà
nghiên cứu xác định các nghi lễ xã hội vốn đã được thể hiện khởi đầu từ thời đại
đồ đá mới (upper paleotic) cách đây khoảng 10.000 năm. Theo sách Chu Lễ
(Thiên Thu Quan, Tư Nghi), sách Công Dương truyện (Thiên Hy Công nhị
niên), sách Hán Thư (Chu Bột truyện) nói về cách thực hiện nghi lễ rất chi tiết từ
giao tế đến đối nhân xử thế và vô số nghi lễ kể cả nghi thức tơn giáo. Như vậy,
nó đã có một lịch sử lâu dài, đa dạng phong phú, tạo nên một nền văn hóa tín
ngưỡng, tơn giáo của từng dân tộc.


19


Nghi lễ được thực hiện trong tín ngưỡng, tơn giáo thường gồm các bài tán,
tụng, được phụ họa bằng các khí cụ âm nhạc như chng, trống, đàn, kèn… Đời
nhà Chu (557 trước CN) đã sử dụng cách đánh chuông rộng rãi và 1.000 năm sau
đó việc đúc đại hồng chung, xây dựng lầu chuông trở nên phổ biến, nổi bật là đời
Tùy (năm 609) với các đại hồng chung có kích cỡ lớn; vào đời Đường, đời Tống
ở Trung Quốc đã có thơng lệ dùng trống trong sinh hoạt và trong lễ lạc, đặc biệt
là ở các Thiền môn. Ấn Độ cổ đại đã dùng trống rất sớm và là khí cụ nổi bật nhất
trong các cuộc tế lễ. Như vậy, Nghi lễ và khí cụ lễ nhạc đã phát triển rất sớm và
được phổ biến rộng rãi ở các nước phương Đông.
Trong thời đại ngày nay, nền khoa học hiện đại càng phát triển, nhu cầu
của con người về đời sống vật chất được nâng lên ở tầm cao, cho nên đời sống
đạo đức ở một bộ phận người dân bị suy giảm, nhiều lễ nghi ít được quan tâm,
đơi khi lễ nghi bị thương mại hóa. Từ đó đã cho chúng ta thấy nếu đời sống vật
chất và tâm linh mất đi sự cân bằng thì khơng ít hệ lụy được bộc phát như tệ nạn
xã hội, bạo hành gia đình, bạo lực học đường v.v… đã, đang xảy ra và ngày càng
gia tăng. Đây là một trong những thảm trạng làm cho nền đạo đức con người
băng hoại. Trước thực trạng nầy, các nhà văn hóa, các nhà xã hội, nhất là các tôn
giáo đang nỗ lực đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm để cân bằng giữa đời
sống vật chất và đời sống tâm linh, góp phần cải thiện đạo đức xã hội ngày một
tốt đẹp hơn.
Thánh nhạc: Tra cứu cuốn Từ Điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Từ
Điển Bách Khoa năm 2003, người ta chỉ thấy một mục từ duy nhất liên quan
đến thánh nhạc là “thánh ca.”
Theo Huấn thị về Âm nhạc trong Phụng vụ, thì Thánh nhạc được định
nghĩa như sau: “Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác để dùng trong các cử
hành Phụng vụ, gồm tính thánh thiện và hình thức tốt đẹp”.
Có thể hiểu là âm nhạc dùng trong thánh lễ, trong nhà thờ và các nghi lễ
công giáo cũng như trong các sinh hoạt đạo đức của tín hữu. Vì là nhạc nên



20

thánh nhạc cũng thuộc bộ môn âm nhạc, cũng phải tuân theo những luật lệ của
âm nhạc, và đáp ứng những địi hỏi của âm nhạc. Ngồi ra, thánh nhạc lại còn
phải hội đủ ba điều kiện sau đây là thánh thiện, nghệ thuật và phổ biến.
Ngồi ra cịn có một số khái niệm khác liên quan đến sinh hoạt văn hóa cồng
chiêng trong trong nhà thờ của giáo xứ Pleichuet như: Văn hóa, văn hóa truyền
thống...
Thánh lễ (Ngày lễ Thánh) là phụng vụ thờ phượng Thiên Chúa được
thực hiện trong nhiều dạng của Kitô giáo.
Thánh lễ được tiến hành (dâng lễ) bởi một hay nhiều linh mục hay Giám
mục với sự tham dự của các giáo dân. Thánh lễ tiến hành bởi nhiều linh
mục/Giám mục gọi là Thánh lễ đồng tế, trong đó có một vị là Chủ tế. Thông
thường Thánh lễ được tiến hành trong nhà thờ, nhưng cũng có thể tiến hành ở
nơi khác như bệnh viện, trường học, nhà riêng.
Tùy theo điều kiện, các nhà thờ có lịch Thánh lễ riêng. Tuy mỗi ngày các
linh mục đều dâng Thánh lễ, các giáo dân chỉ buộc dự Thánh lễ vào ngày chủ
nhật và các ngày lễ trọng do Giáo Hội quy định. Những ngày thường trong tuần,
mỗi nhà thờ thơng thường chỉ có một hoặc hai Thánh lễ vào sáng sớm hay buổi
chiều. Ngày chủ nhật do có nhiều giáo dân tham dự, các nhà thờ có nhiều Thánh
lễ hơn. Vào chiều thứ bảy, các Thánh lễ muộn vào buổi chiều có thể thay cho
Thánh lễ ngày Chủ Nhật.
Năm Phụng vụ: (hay cịn gọi là Lịch Kitơ giáo) là chu kỳ thời gian xác
định bằng các mùa phụng vụ với những nghi thức và lễ hội đặc trưng của Kitô
giáo, được tổ chức bám sát với diễn tiến nội dung trong Kinh Thánh (Theo Giáo
lý Hội thánh 1711). Năm phụng vụ thực tế dựa vào chu kỳ thời gian của năm
Dương lịch để chia thành các mùa phụng vụ mà từng mùa những nghi thức khác
nhau, được biểu hiện qua những đề tài thuyết giáo, các đoạn Kinh Thánh chọn
lọc, màu lễ phục, kiểu trang trí nhà thờ… thậm chí có thể quan sát qua tâm trạng



21

từng tín đồ. Năm Phụng Vụ có thể là năm A, năm B hoặc C được lặp đi lặp lại 3
năm một lần, mỗi năm như vậy sẽ quy định các bài đọc khác nhau.
Theo huấn thị của Hội thánh “Năm Phụng Vụ” là chu kỳ thời gian một
năm Hội Thánh “cử hành mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô từ nhập thể, Giáng
Sinh, đến Thăng thiên, Hiện Xuống, sự mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và
ngày Chúa lại đến” (PV số 102). “Nguồn mạch” và “Đỉnh Điểm” của Năm
phụng vụ là Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, mầu nhiệm nầy được báo
trước trong các biến cố Cựu Ước và được đào sâu nơi các mầu nhiệm mà Giáo
Hội mừng kính sau này. Trong chiều dài lịch sử, truyền thống Giáo Hội Công
giáo đã cho thấy những sự khác nhau về hình thức Phụng vụ. Ban đầu, phụng vụ
của Hội Thánh tiên khởi chỉ triển khai mầu nhiệm Vượt Qua như là tâm điểm
của phụng vụ và là nội dung căn bản của sứ điệp Tin Mừng. Dần dần, phụng vụ
thêm vào những mầu nhiệm khác của Chúa Giêsu nhưng tất cả đều tập trung vào
mầu nhiệm Tử Nạn và Phục sinh là nội dung duy nhất của phụng vụ.
Năm Phụng Vụ được chia thành năm giai đoạn khác nhau nhưng có mối
quan hệ đặc biệt với nhau. Mỗi giai đoạn mô tả những khoảnh khắc đa dạng về
mầu nhiệm của Đức Kitô.
Mùa Vọng: Theo niên lịch Cơ Đốc, Mùa Vọng khởi đầu vào Chúa Nhật
thứ tư trước ngày kỷ niệm Chúa giáng sinh và kết thúc vào đêm 24 tháng 12.
Ngày bắt đầu Mùa Vọng do đó có thể nằm trong khoảng thời gian từ ngày 27
tháng 11 đến ngày 3 tháng 12, vào Chúa Nhật gần nhất trước ngày 30 tháng 11.
Nếu ngày 25 tháng 12 trùng vào Chúa Nhật, Mùa Vọng khởi đầu vào Chúa Nhật
27 tháng 11. Trong suốt mùa Vọng, lễ phục mang màu tím nói lên sự hốn cải
trơng đợi ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Mùa Giáng Sinh: Mùa này kéo dài khoảng hơn hai tuần, từ ngày 25/12 (lễ
Giáng sinh bắt đầu từ chiều hôm trước) đến hết lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Mùa Chay: Mùa Chay là mùa sửa soạn mừng lễ Phục Sinh, một thời gian

rất quan trọng cho đời sống thiêng liêng của Hội Thánh và của mỗi tín hữu. Mùa


×