Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn tác động của du lịch đến đời sống văn hóa tại xã mỹ khánh, huyện phong điền, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 91 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................5
3.1. Ngồi nƣớc ...........................................................................................................5
3.2. Trong nƣớc ...........................................................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................11
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................11
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ..............................................................11
5.2. Phương pháp quan sát tham dự .........................................................................11
5.3. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc ......................................................................12
5.4. Phương pháp phân tích, so sánh ........................................................................12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................13
6.1. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................13
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................13
7. Bố cục luận văn .....................................................................................................13
Chƣơng 1 ...................................................................................................................14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .........................14
1.1. Các khái niệm liên quan .....................................................................................14
1.1.1. Du lịch .............................................................................................................14
1.1.2. Văn hóa ...........................................................................................................15
1.1.3. Văn hóa du lịch ...............................................................................................17
1.1.4. Đời sống văn hóa ............................................................................................18
1.1.5. Quản lý ............................................................................................................21


1.1.6. Quản lý văn hóa ..............................................................................................22


2

1.2. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa .......................................................23
1.2.1. Tác động đến phong tục tập quán, lễ hội ........................................................24
1.2.2. Tác động đến nghệ thuật truyền thống............................................................25
1.2.3. Tác động đến lối sống, tính cách ....................................................................27
1.3. Tổng quan về xã Mỹ Khánh ...............................................................................28
1.3.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................28
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................30
Chƣơng 2 ...................................................................................................................31
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ MỸ
KHÁNH (HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỖ CẦN THƠ) .............................31
2.1. Thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Cần Thơ, huyện Phong Điền và xã
Mỹ Khánh ..................................................................................................................31
2.1.1. Khái quát về thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ ......................................31
2.1.2. Khái quát về thực trạng du lịch ở huyện Phong Điền ....................................32
2.1.3. Thực trạng phát triển du lịch ở xã Mỹ Khánh ................................................34
2.1.4. Thực trạng quản lý về văn hóa và du lịch ở xã Mỹ Khánh hiện nay ..............40
2.2. Thực trạng tác động của du lịch đến đời sống văn hóa của ngƣời dân xã Mỹ
Khánh ........................................................................................................................42
2.2.1. Phong tục tập quán, lễ hội ..............................................................................42
2.2.2. Nghệ thuật truyền thống (kiến trúc nhà ở, âm nhạc) ......................................51
2.2.3. Lối sống, tính cách ..........................................................................................58
2.3. Đánh giá nguyên nhân thực trạng đã nêu ...........................................................61
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................64
Chƣơng 3 ...................................................................................................................65
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRONG

DU LỊCH TẠI XÃ MỸ KHÁNH (HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN
THƠ) .........................................................................................................................65
3.1. Cơ sở đề xuất định hƣớng ..................................................................................65
3.1.1. Các văn bản pháp lý ........................................................................................65


3

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch và tổ chức đời sống văn hóa của huyện Phong
Điền ...........................................................................................................................72
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch và tổ chức đời sống văn hóa của xã Mỹ Khánh
...................................................................................................................................74
3.2. Định hƣớng quản lý hoạt động văn hóa trong du lịch tại xã Mỹ Khánh ...........75
3.2.1. Định hướng về tổ chức, quản lý ......................................................................75
3.2.2. Định hướng về quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và du lịch xã
Mỹ Khánh và huyện Phong Điền ..............................................................................75
3.2.3. Định hướng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ...................................76
3.3. Giải pháp quản lý hoạt động văn hóa trong du lịch tại xã Mỹ Khánh ...............77
3.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý nhà nước về văn hóa và
du lịch ........................................................................................................................77
3.3.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục (cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du
lịch, khách du lịch) ....................................................................................................78
3.3.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực văn hóa và du lịch ..............................79
3.3.4. Giải pháp về đầu tư .........................................................................................79
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................85
PHỤ LỤC ..................................................................................................................91



4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau năm 1950, du lịch đã phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh
tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh chung đó, từ năm
1960, ngành du lịch Việt Nam đã ra đời, từng bƣớc phát triển và đến năm 1990 đã
có những khởi sắc. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh,
đạt nhiều thành tựu quan trọng và đang phấn đấu để trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn vào năm 2020.
Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng là
vùng đất mới có hơn 300 năm hình thành và phát triển. Ở đây có cảnh quan thiên
nhiên với các kiểu hệ sinh thái điển hình của vùng sơng nƣớc và nền văn hóa đa
dạng, giàu bản sắc của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer, Chăm cùng chung
sống. Với tiềm năng du lịch đa dạng, đặc sắc và các điều kiện khác thuận lợi, nên du
lịch đã đƣợc xác định là ngành kinh tế quan trọng của vùng. Phát triển du lịch sẽ tạo
một bƣớc chuyển dịch đáng kể về cơ cấu kinh tế của thành phố, từ chủ yếu là nông
nghiệp sang dịch vụ. Xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền là một ví dụ điển hình cho
sự chuyển dịch này ở địa phƣơng. Trong q trình phát triển du lịch ln có sự tác
động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến mọi mặt trong đời sống ngƣời dân địa phƣơng,
từ kinh tế, xã hội đến văn hóa. Đứng trên bình diện quản lý văn hóa, cần có sự quản
lý để khai thác những mặt tích cực, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực của du
lịch để phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và đời sống văn hóa của cộng đồng
địa phƣơng. Chính vì thế tơi đã chọn đề tài: “Tác động của du lịch đến đời sống văn
hóa tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” để thực hiện luận
văn thạc sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du
lịch đến đời sống văn hóa của ngƣời dân xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, Thành

phố Cần Thơ), tác giả luận văn đề xuất định hƣớng và giải pháp quản lý hoạt động


5

văn hóa trong phát triển du lịch nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, gia tăng các
tác động tích cực, nâng cao đời sống văn hóa ở địa phƣơng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch và quản lý văn hóa.
- Phân tích tác động của du lịch đến văn hóa.
- Khảo sát và phân tích thực trạng tác động của du lịch đến đời sống văn hóa
của ngƣời dân ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Đế xuất các định hƣớng và giải pháp quản lý văn hóa và du lịch nhằm nâng
cao đời sống văn hóa dân cƣ trên địa bàn xã Mỹ Khánh.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Ngoài nước
Các học giả nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về tác động của du lịch đối với
văn hóa, xã hội nói chung. Tác giả điểm qua một số cơng trình sau:
Tại hội nghị quốc tế về tác động xã hội của du lịch (The social impacts of
tourism) của các nhà quản lý du lịch thế giới diễn ra tại Manila (Phillipines) năm
1997, Jenkins [25], đã nêu lên những tác động mà ngành du lịch đã mang lại đối với
xã hội. Trong khi ngành du lịch đem lại những nguồn lợi ở tầm vĩ mô cho mỗi quốc
gia dƣới hình thức thu nhập ngoại tệ, thu ngân sách quốc gia thì hậu quả của các
hoạt động du lịch lại mang tính chất cục bộ địa phƣơng, tức là cộng đồng địa
phƣơng phải chịu tác động của các vấn đề ngoài ý muốn nhƣ lƣợng du khách quá
lớn, sức ép về tài nguyên, nguy cơ đối với nền văn hóa bản địa và các yêu cầu khác
của ngành du lịch đối với địa phƣơng. Những vấn đề này không phải là quá nặng nề
nếu cƣ dân địa phƣơng đƣợc hƣởng lợi từ du lịch. Trái lại, tình trạng này chắc chắn

sẽ dẫn đến thái độ bất mãn, thậm chí là thù địch đối với du khách. Bên cạnh những
chiến lƣợc nhằm tăng cƣờng lợi ích kinh tế của du lịch, các nhân tố văn hóa, xã hội,
mơi trƣờng cũng cần đƣợc quản lý một cách hiệu quả.
Việc kiểm soát những tác động văn hóa xã hội của du lịch khơng chỉ là trách
nhiệm của riêng cấp chính quyền, mà là trách nhiệm của các đơn vị hoạt động có


6

liên quan đến du lịch, điển hình là việc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đƣa ra kế
hoạch xây dựng lực lƣợng đặc nhiệm giám sát mại dâm trẻ em và mại dâm du lịch
(Tourism and Child Prosituation Watch Task Force) tại đại hội quốc tế về phòng
chống khai thác tình dục trẻ em vì mục đích thƣơng mại (World Congress against
Commercial Sexual Exploitation of Children) tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển
tháng 8/1996 [41]. Việc xóa bỏ những ảnh hƣởng ngồi ý muốn của du lịch về mặt
văn hóa, xã hội cũng nhƣ trong các lĩnh vực khác là mối quan tâm chung của các
nhà đầu tƣ du lịch trên thế giới. Nếu hành động này không đƣợc thực hiện, thế giới
sẽ đối mặt với thực tế các điểm đến du lịch có thể sẽ quay lƣng lại với các hoạt động
du lịch và khách du lịch sẽ cảm thấy họ khơng đƣợc chào đón. Điều này sẽ dẫn đến
sự giảm sút về lƣợng khách du lịch và theo đó giảm sút về lợi ích kinh tế. Chỉ riêng
lý do này cũng đã cho thấy sự cần thiết phải xem xét vấn đề phát triển du lịch theo
hƣớng lạc quan hơn, thúc đẩy các tác động tích cực, kiểm sốt và giảm thiểu các tác
động tiêu cực.
Một hình thức tƣơng đối mới của du lịch là tập trung vào lợi ích xã hội của
nƣớc chủ nhà. Phổ biến nhất là các hoạt động có liên quan đến hoạt động tình
nguyện hoặc hỗ trợ kinh tế cho các cộng đồng địa phƣơng. Tại Ấn Độ, Global
Exchange đã thực hiện hai chƣơng trình trách nhiệm xã hội kết hợp các nghiên cứu
về những nỗ lực của địa phƣơng đối với sự tăng trƣởng và phát triển bền vững cùng
với công việc tình nguyện. Mandore Guest House ở Ấn Độ cũng đã sắp xếp các
cơng việc tình nguyện và nhà ở tƣơng tự, với ý định tạo nên các nền văn hóa đa

dạng cùng với nền chính trị - xã hội [21].
Milman và Pizam (1988), cũng đã có bài nghiên cứu về “tác động xã hội của
du lịch vào trung tâm Florida”. Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra nhận
thức của ngƣời dân miền trung Florida trong những hậu quả và tác động về phƣơng
diện văn hóa, xã hội của du lịch. Một cuộc khảo sát qua điện thoại của 203 hộ
Central Florida tiết lộ rằng ngƣời dân không chỉ đƣợc hỗ trợ mức độ hiện tại của
ngành du lịch mà cịn ủng hộ việc mở rộng nó. Ngƣời dân cho rằng du lịch đã đem
đến những lợi ích đáng kể cho cộng đồng của họ [32].


7

Với đề tài “Tác động xã hội của du lịch”, King, Pizam và Milman (1993) đã
tiến hành khảo sát nhận thức của 199 hộ gia đình có sinh kế gắn với công nghiệp du
lịch. Họ cho rằng du lịch nên đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy những
tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đối với đời sống văn hóa, xã hội của họ ở
những khía cạnh khác nhau [36].
3.2. Trong nước
* Nghiên cứu về đời sống văn hóa
Nghiên cứu về đời sống văn hóa đƣợc nhiều tác giả, học giả, nhà khoa học
chuyên ngành văn hóa trong nƣớc tìm hiểu.
Các nghiên cứu chủ yếu đã đề cập đến vấn đề đời sống văn hóa và việc xây
dựng đời sống văn hóa trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc và tiến lên cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, trong q trình hội nhập và phát triển. Tác giả có thể điểm qua một số
tác phẩm nhƣ “Đời sống văn hóa ở cơ sở thực trạng và những vấn đề cần giải
quyết" (1991), “Lối sống trong đời sống đơ thị hiện nay” (1993) của Viện Văn hóa
xuất bản, Nguyễn Viết Chức với “Xây dựng tƣ tƣởng, đạo đức lối sống và đời sống
văn hóa ở thủ đơ Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc” (2001), Vũ Khiêu với “Văn hóa Việt Nam xã hội và con ngƣời” (2005) [11],
Phan Hồng Giang (chủ biên) với “Đời sống văn hóa ở nơng thôn đồng bằng sông

Hồng và sông Cửu Long” [19]... đều là những cơng trình đề cập đến nhiều mặt của
đời sống văn hóa nói chung.
Trong khn khổ chƣơng trình khoa học cơng nghệ cấp nhà nƣớc về phát
triển văn hố - con ngƣời và nguồn nhân lực, đề tài khoa học “KX 05.03” nghiên
cứu về “Đời sống văn hóa và xu hƣớng phát triển văn hóa vùng đơ thị và khu cơng
nghiệp trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã cung cấp những phƣơng
pháp luận và cách tiếp cận vấn đề trong nghiên cứu đời sống văn hoá, nhất là từ góc
độ nghiên cứu phát triển chính sách quản lý đời sống văn hoá. Trong phạm vi đề tài,
nhóm nghiên cứu đã xuất bản cơng trình “Đời sống văn hóa đơ thị và khu cơng
nghiệp Việt Nam”, do nhà xuất bản Văn hóa - Thơng tin ấn hành năm 2005 [38].
Tác phẩm đã cung cấp một bức tranh khá tồn diện về đời sống văn hóa tinh thần
của ngƣời dân, trong đó thiên về sự tiêu dùng văn hóa.


8

Những năm gần đây, tác giả Đinh Thị Vân Chi (chủ biên) (2015), với
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa, mơi trƣờng văn hóa” [10],
đã tập hợp những bài tham luận đƣợc chọn lọc từ cuộc hội thảo “Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về đời sống văn hóa, mơi trƣờng văn hóa” do viện Văn hóa tổ
chức, với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn
hóa và mơi trƣờng văn hóa ở nƣớc ta hiện nay.
* Nghiên cứu về tác động của du lịch đến đời sống văn hóa
Trong nghiên cứu về du lịch và tác động của du lịch, vấn đề tác động của
hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa nằm trong phạm vi tìm hiểu tác động của du
lịch đến văn hóa, xã hội nói chung. Tác giả điểm qua các cơng trình nghiên cứu của
những tác giả sau:
Phạm Trung Lƣơng (2001), trong “Tài nguyên và môi trƣờng du lịch Việt
Nam” [30] đã phân tích cụ thể tất cả các tác động của hoạt động du lịch đến tài
nguyên và môi trƣờng ở chƣơng III. Theo tác giả, môi trƣờng ở đây bao gồm môi

trƣờng tự nhiên và môi trƣờng nhân văn (văn hóa – xã hội). Hoạt động du lịch tác
động đến tài nguyên thiên nhiên, tác động đến phát triển kinh tế, tác động đến chất
lƣợng cuộc sống, tác động đến văn hóa – xã hội. Ở khía cạnh văn hóa, tác giả cho
rằng hoạt động du lịch ảnh hưởng và làm thay đổi truyền thống, tôn giáo và ngôn
ngữ. Theo Phạm Trung Lƣơng, ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến các khía cạnh
văn hóa – xã hội “khó có thể định lƣợng đƣợc” vì phần lớn đó là tác động gián tiếp.
Hoạt động du lịch tác động đến văn hóa theo hai hƣớng: hƣớng thứ nhất, du lịch là
phƣơng tiện bảo tồn văn hóa truyền thống, hƣớng thứ hai lại tác động ngƣợc lại.
Chƣơng VI, giáo trình “Tổng quan du lịch”, Tiến sĩ Trần Văn Thông (2006),
[51] đã đề cập đến vấn đề tác động của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và
mơi trƣờng. Tác giả phân tích cụ thể 4 tác động chính của du lịch: tác động đến kinh
tế, tác động đến văn hóa, tác động đến mơi trƣờng, tác động đến chính trị. Về tác
động đến văn hóa, theo Trần Văn Thơng, du lịch có tác động thúc đẩy xây dựng văn
minh tinh thần, bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian, thúc đẩy mở cửa giao lưu và
phát triển khoa học kỹ thuật.


9

Nguyễn Thị Hồng Vân (2007), trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành du lịch
“Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu Hịa Bình và các giải pháp phát triển (nghiên cứu trƣờng hợp 4 bản: Bản Lác, bản
Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)” [57], đề cập vấn đề tác động của du lịch đến đời
sống văn hóa – xã hội của một dân tộc ít ngƣời cụ thể, dân tộc Thái ở Mai Châu,
Hịa Bình. Tác giả phân tích tác động của du lịch đến văn hóa – xã hội ở nhiều khía
cạnh như trang trí nhà cửa, trang phục, ẩm thực, mối quan hệ trong gia đình, phân
cơng lao động,…, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững
và góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá - xã hội tốt đẹp trong cộng
đồng ngƣời Thái ở Mai Châu - Hịa Bình. Nội dung khai thác ở đây gồm 2 khía
cạnh văn hóa và xã hội. Tuy nhiên tác giả chƣa đề cập cấu trúc của yếu tố đời sống
văn hóa – xã hội.

Với mục tiêu đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch lên
mơi trƣờng xã hội nhân văn, tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm kịp thời ngăn
chặn những tác động tiêu cực do hoạt động du lịch tạo nên, Phan Trƣờng Khanh
(2009), đã thực hiện đề tài nghiên cứu về “Tác động của du lịch đến môi trƣờng xã
hội nhân văn của khu du lịch núi Sam Châu Đốc” [27]. Theo tác giả, du lịch là nhu
cầu tất yếu của con ngƣời trong cuộc sống. Chính vì hiệu quả kinh doanh của du
lịch mà nhiều tỉnh đã đặt du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có An Giang.
Tuy nhiên, do quản lý và kiểm sốt chƣa chặt chẽ của nhà nƣớc trong du lịch đã làm
phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực: suy thối mơi trƣờng văn hóa, mất an ninh trật tự,
tệ nạn xã hội,… Điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến bản sắc văn hóa truyền thống
dân tơc, mỹ quan tự nhiên khu du lịch,… Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động
du lịch tại núi Sam Châu Đốc góp phần tạo cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập
cho người dân địa phương, làm thay đổi bộ mặt đô thị, phát triển kinh tế. Du lịch
góp phần tăng khả năng nhận thức, là cầu nối các nền văn hóa, tình hữu nghị, là sứ
giả hịa bình. Bên cạnh đó du lịch cũng đem lại nhiều vấn nạn. Vì vậy, theo tác giả
cần khắc phục tình trạng lộn xộn, yếu kém trong quản lý các mặt trên, làm trong
sạch và lành mạnh môi trƣờng du lịch, đảm bảo phát triển bền vững.


10

Dự án Chƣơng trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Mơi
trƣờng và Xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ (dự án EU, 2011), đã xây dựng Bộ
tài liệu đào tạo Du lịch có trách nhiệm dành cho các Đào tạo viên tiến hành triển
khai cơng tác đào tạo, tập huấn về Du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam [14]. Trong
bài 1: Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm, chủ đề 2 đã đề cập đến các tác động
của du lịch: tác động đến xã hội, tác dộng đến môi trƣờng và tác động đến kinh tế.
Các tác giả cũng cho thấy hai mặt tác động của du lịch: mặt tích cực và mặt tiêu
cực. Yếu tố văn hóa đƣợc lồng ghép trong yếu tố xã hội. Tiếp cận theo hướng tích
cực, Du lịch sẽ khôi phục các phong tục tập quán và truyền thống địa phương, bảo

tồn các giá trị lịch sử, tăng nhu cầu đối với sản phẩm địa phương, mang lại sự tiến
bộ trong giáo dục đời sống. Tiếp cận theo hƣớng tiêu cực, du lịch gây ra xung đột
văn hóa, thƣơng mại hóa các nền văn hóa truyền thống, sự căng thẳng trong các mối
quan hệ xã hội.
Bùi Thị Hải Yến và nhóm tác giả (2012), trong “Du lịch cộng đồng” [64]
nghiên cứu tác động của du lịch theo hƣớng đánh giá tác động của các dự án quy
hoạch phát triển du lịch đến tài nguyên và môi trƣờng. Tài nguyên và môi trƣờng ở
đây các tác giả chia làm hai loại: tài nguyên và môi trƣờng du lịch tự nhiên và tài
nguyên và môi trƣờng du lịch nhân văn. Các tác động của du lịch lên tài nguyên du
lịch nhân văn chủ yếu gồm tác động lên các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề
truyền thống, văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật ẩm thực,…
Các tác giả cũng phân chia ra mặt tác động tích cực và mặt tác động tiêu cực. Đánh
giá tác động của du lịch đến tài nguyên môi trƣờng là bƣớc quan trong trọng việc
lập dự án quy hoạch phát triển du lịch, góp phần bảo tồn, tơn tạo tài nguyên, môi
trƣờng du lịch. Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trƣờng bao
gồm tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.
Trần Thúy Anh và các đồng nghiệp (2014), trong “Giáo trình du lịch văn
hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” [2] cũng nghiên cứu tác động của du lịch
đến văn hóa, xã hội nhƣng đi theo hƣớng “đánh giá tác động của du lịch”. Nhóm tác
giả đã đƣa ra các nguyên tắc, phƣơng pháp, chỉ tiêu, kỹ thuật đánh giá các tác động
của du lịch đến văn hóa, xã hội. Việc đánh giá tác động phải đƣợc thực hiện trong


11

bối cảnh văn hóa – xã hội nhất định, chứa đựng nhóm yếu tố bị ảnh hƣởng. Các tác
giả đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá cụ thể về văn hóa, xã hội: giá trị cuộc sống, văn
hóa truyền thống, trật tự an tồn xã hội, vệ sinh mơi trường.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng hoạt động du lịch, thực trạng đời sống văn hóa (phong tục tập
quán, nghệ thuật truyền thống, lối sống tính cách) của cƣ dân xã Mỹ Khánh và thực
trạng quản lý hoạt động văn hóa trong du lịch tại xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền,
Thành phố Cần Thơ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu sự thay đổi của một số nét văn hóa (phong tục tập
quán, nghệ thuật truyền thống, lối sống tính cách) trong đời sống văn hóa của dân
cƣ xã Mỹ Khánh do tác động của hoạt động du lịch trong những năm qua.
- Về khơng gian: tồn bộ xã Mỹ Khánh.
- Về thời gian:
+ Phân tích thực trạng ảnh hƣởng của du lịch đến đời sống văn hóa của cƣ
dân xã Mỹ Khánh giai đoạn 2010-2016.
+ Đề xuất định hƣớng và giải pháp quản lý nhằm hạn chế tác động tiêu cực
của phát triển du lịch đến đời sống văn hóa của cƣ dân xã Mỹ Khánh trong thời gian
sắp tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Tác giả thu thập số liệu, tài liệu tham khảo cơ bản có tính định hƣớng lý
thuyết, làm nền tảng cho hệ thống cơ sở lý luận. Hệ thống tài liệu tham khảo này
thu thập, truy suất từ các nguồn nhƣ sách, giáo trình, bài giảng chuyên ngành, từ các
trang thông tin điện tử chuyên môn.
5.2. Phương pháp quan sát tham dự
Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để thu thập tài liệu số liệu sơ cấp, có tính
chun mơn của đề tài.


12

Dựa trên 2 danh sách đƣợc cung cấp tại ủy ban nhân dân xã Mỹ Khánh: 01
danh sách ngƣời dân có tham gia hoạt động du lịch và 01 danh sách ngƣời dân

không tham gia hoạt động du lịch, chọn ngẫu nhiên đơn giản trong mỗi danh sách
01 gia đình để quan sát tham dự. Hộ gia đình ngƣời dân có tham gia hoạt động du
lịch: quan sát và tham dự trong môi trƣờng hoạt động du lịch và môi trƣờng sinh
hoạt hàng ngày. Hộ gia đình ngƣời dân khơng tham gia hoạt động du lịch: quan sát
và tham dự trong mơi trƣờng sinh hoạt hàng ngày.
Ngồi ra, trong q trình thực địa, tác giả cịn quan sát, tham dự, ghi chép về
cuộc sống, hoạt động, cảnh quan của cộng đồng dân cƣ liên quan đến đề tài.
5.3. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc
Phƣơng pháp phỏng vấn cấu trúc đƣợc sử dụng nhằm thu thập tài liệu số liệu
sơ cấp, có tính chun mơn về văn hóa, du lịch của đề tài từ các cơ quan quản lý
nhà nƣớc (phỏng vấn cán bộ địa phƣơng) và ngƣời dân địa phƣơng. Bên cạnh việc
phỏng vấn cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng, tác giả còn phỏng vấn khách du lịch
đến tham quan du lịch tại xã Mỹ Khánh nhằm tìm hiểu nhu cầu, loại hình du lịch ƣa
thích của du khách.
* Số lƣợng mẫu phỏng vấn:
- Cán bộ địa phƣơng: phỏng vấn định tính, 04 mẫu, 04 buổi phỏng vấn
(Phịng Văn hóa và Thơng tin huyện Phong Điền, Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể
thao, Trung tâm Xúc tiến - Thƣơng mại - Du lịch, Ủy ban nhân dân xã Mỹ Khánh).
- Ngƣời dân có tham gia hoạt động du lịch: phỏng vấn định tính, 25 mẫu.
- Ngƣời dân khơng tham gia hoạt động du lịch: phỏng vấn định tính, 25 mẫu.
- Khách du lịch đến xã Mỹ Khánh: phỏng vấn định lƣợng, 75 mẫu.
5.4. Phương pháp phân tích, so sánh
Tác giả so sánh và phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp với tài liệu, số liệu sơ
cấp, nhằm tìm ra những kết quả cho vấn đề nghiên cứu: đời sống văn hóa của ngƣời
dân địa phƣơng trƣớc khi phát triển du lịch và sau khi phát triển du lịch.


13

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài “Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa tại xã Mỹ Khánh, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ” tổng quan có chọn lọc và góp phần làm sáng tỏ
một số vấn đề lý luận về tác động của việc phát triển du lịch đến đời sống văn hóa
của cƣ dân nơi có hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, đề tài cịn đề xuất một số giải
pháp chủ yếu để quản lý hoạt động văn hóa trong phát triển du lịch, đặc biệt là loại
hình du lịch văn hóa nhằm mục đích đƣa hoạt động du lịch gắn với văn hóa đi vào
khn khổ, hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hƣởng tiêu cực của du lịch đến đời
sống văn hóa của cƣ dân địa phƣơng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc
về văn hóa và du lịch ở xã Mỹ Khánh trong công tác quản lý hoạt động du lịch và
các hộ gia đình ở địa phƣơng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch nhằm hạn chế
các tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến văn hóa. Ngồi ra, kết quả nghiên
cứu còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành quản lý văn hóa và du lịch trong
học tập.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (6
trang), phụ lục (30 trang), phần nội dung luận văn (70 trang) chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu. (17 trang)
- Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch và đời sống văn hóa ở xã Mỹ
Khánh (huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ). (36 trang)
- Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp quản lý hoạt động văn hóa trong du
lịch tại xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ). (17 trang)


14

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Du lịch
Trong tiếng Việt, “du lịch” là từ gốc Hán, trong đó “du” là “đi chơi”, “lịch”
là “trải nghiệm”. Du lịch đƣợc hiểu là thực hiện một chuyến đi xa với mục đích vui
chơi, thƣởng ngoạn, trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu thiên nhiên và văn hóa [9].
Tuyên bố Lahay (Hà Lan) về du lịch đã nêu: “Du lịch là một hoạt động cốt
yếu của con ngƣời và của xã hội hiện đại. Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình
thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con ngƣời, đồng thời là
phƣơng tiện giao lƣu trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời” [9].
Theo I.I.Pirojnic: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rảnh
rỗi liên quan tới sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xun
của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [51].
Theo Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tƣợng
phát sinh trong các cuộc hành trình và lƣu trú của những ngƣời ngoài địa phƣơng,
nếu việc lƣu trú đó khơng thành cƣ trú thƣờng xun và khơng liên quan đến hoạt
động kiếm lời [9].
Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Canada năm 1991 đã đƣa ra định
nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của con ngƣời đi tới một nơi ngoài nơi ở thƣờng
xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian đƣợc các tổ chức du
lịch quy định trƣớc, mục đích của chuyến đi khơng phải là để tiến hành các hoạt
động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” [9].
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con ngƣời ngồi nơi cƣ trú thƣờng xun của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian
nhất định” [40].


15


Du lịch là lĩnh vực hoạt động rất đa dạng, phức tạp nên có nhiều cách phân
loại khác nhau, tùy theo yếu tố phân loại nhƣ theo mục đích (tham quan, nghỉ ngơi,
chữa bệnh,...), theo phạm vi lãnh thổ (trong nƣớc, quốc tế), theo địa bàn (biển, núi,
nông thôn, đô thị), theo phƣơng tiện (bằng xe đạp, bằng xe ô tô, bằng máy bay,
bằng tàu hỏa), theo thời gian (ngắn ngày, dài ngày), theo tính chất hoạt động (khám
phá, mạo hiểm, chuyên đề, kết hợp), phân loại tổng hợp (du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái).
Trong khn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng khái niệm du lịch theo
Luật Du lịch Việt Nam (2005) và phân loại du lịch theo hƣớng tổng hợp (du lịch
văn hóa, du lịch sinh thái).
1.1.2. Văn hóa
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa ở Phƣơng Tây, thuật ngữ “văn hóa” có
nguồn gốc từ tiếng La tinh là “culture” với nghĩa gốc chỉ sự trồng trọt, canh tác
nông nghiệp. Sau đƣợc hiểu thành trau dồi, bồi dƣỡng giáo dục con ngƣời (trồng
ngƣời). Trong thời kỳ cận hiện đại, văn hóa đƣợc sử dụng phổ biến để chỉ trình độ
học vấn, tri thức [49]. Ở phƣơng Đơng, văn hóa đƣợc hiểu nhƣ một khái niệm chỉ
các phong tục tập quán, lễ hội, nhân cách, sáng tác nghệ thuật,… “Văn” có nghĩa
gốc là làm cho đẹp hơn; “hóa” có nghĩa gốc là biến đổi, biến hóa [49]. Văn hóa là
biến đổi cho đẹp hơn: làm đẹp ngôn từ trong văn học, làm đẹp trong trang trí, kiến
trúc, nghệ thuật, làm đẹp trong lối sống,… Đẹp đã bao hàm trong nó cái “chân –
thiện – mỹ”, có cả sự trung thực, sự tốt lành, ích lợi, hiệu quả.
Trong quan niệm Mác-xít, văn hóa là những biến đổi của bản thân con ngƣời
với tƣ cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của con ngƣời; văn hóa xuất hiện từ
lao động, hiện ra nhƣ một nhiệm vụ thực tiễn biến đổi các quan hệ qua lại giữa con
ngƣời với thế giới và giữa con ngƣời với nhau. Con ngƣời khơng phải tự nhiên mà
có văn hóa, văn hóa có đƣợc nhờ q trình tu dƣỡng, tự kỷ luật với bản thân, chế
ngự các bản năng tự nhiên, vốn có của con ngƣời. Văn hóa khơng chỉ có nghĩa là sự
thay đổi của cái bên ngồi, cảnh quan tự nhiên nhờ con ngƣời mà nó trở thành cảnh
quan văn hóa - mà cịn đồng thời thay đổi cái tự nhiên bên trong, nhƣ là cái tự nhiên

trong bản thân con ngƣời.


16

Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (1952) đã từng thống kê 164 định nghĩa
khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới. E.B Tylor (1871),
ngƣời tiên phong trong việc nỗ lực đƣa ra định nghĩa văn hóa một cách hồn chỉnh,
cho rằng văn hóa “là một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những năng lực hay tập quán khác do con
ngƣời có đƣợc với tƣ cách thành viên của xã hội” [62].
Với tƣ cách là tổ chức của Liên hiệp quốc về Văn hóa, UNESCO đã đƣa ra
định nghĩa chính thức về văn hóa trong các cơng ƣớc quốc tế, với nỗ lực phổ qt
hóa cách hiểu về văn hóa một cách chung nhất trên tồn cầu. Hiện nay, UNESCO
đang nhìn nhận văn hóa với một ý nghĩa rộng hơn, coi văn hóa nhƣ một phức thể,
tổng thể các đặc trƣng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm, khắc họa
nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia, xã hội.
Theo UNESCO, văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân
và cộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy
đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu
tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Trong Tun bố Tồn cầu về Đa dạng
văn hóa năm 2001, UNESCO định nghĩa văn hóa là “tập hợp những đặc trƣng về
tinh thần, vật chất, trí tuệ và xúc cảm của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong
xã hội. Văn hóa chứa đựng, bên cạnh nghệ thuật và văn chƣơng, cả cách sống,
phƣơng thức chung sống, các hệ thống giá trị, các tập tục và tín ngƣỡng”.
Hồ Chí Minh trong quan niệm về văn hóa của mình đã khẳng định: “Vì lẽ
sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, lồi ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [62].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII
“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” đã nêu rõ: Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo,
đấu tranh kiên cƣờng dựng nƣớc và giữ nƣớc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
là kết quả giao lƣu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh trên thế giới để


17

khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Tóm lại, có thể hiểu, văn hóa là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống
và không ngừng vƣơn tới cái Chân - Thiện - Mỹ, từ đó hình thành nên những sắc
thái riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Như vậy, văn hóa bao gồm tất cả những
yếu tố cấu thành nên đời sống con người. Văn hóa khơng chỉ hàm ý ám chỉ đời sống
tinh thần, văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt tâm linh, tơn giáo. Văn hóa cịn chính là sự
ứng xử của con người với thiên nhiên, con người với con người và với cộng đồng
rộng lớn. Văn hóa là phƣơng thức con ngƣời thể hiện những tri thức bản địa đã
đƣợc đúc kết qua nhiều thế hệ, và những phƣơng thức sinh kế để con ngƣời tồn tại
và phát triển. Là sản phẩm do con ngƣời tạo ra, đƣợc hình thành và ni dƣỡng
cùng với q trình sống của lồi ngƣời, và đến lƣợt nó, văn hóa lại chi phối, quyết
định sự tồn tại, bản sắc và sự phát triển bền vững của một cộng đồng ngƣời.
1.1.3. Văn hóa du lịch
Bàn về thuật ngữ “văn hóa du lịch”, nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra các khái
niệm, định nghĩa, cách hiểu khác nhau.
Bùi Thanh Thủy dẫn theo Đổng Ngọc Minh, Vƣơng Lơi Đình (2001): “Văn
hóa du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hóa và du lịch mà là sự kết
hợp giữa du lịch và văn hóa, là kết quả tinh thần và vật chất do tác động tƣơng hỗ
lẫn nhau giữa 3 loại: nhu cầu văn hóa và tinh thần của chủ thể du lịch (du khách),

nội dung và giá trị văn hóa của khách thể du lịch (là tài nguyên du lịch có thể thỏa
mãn sự hƣởng thụ tinh thần và vật chất của ngƣời du lịch), ý thức và tố chất văn hóa
của ngƣời mơi giới phục vụ du lịch (hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, ngƣời thiết
kế sản phẩm, nhân viên phục vụ…) sản sinh ra” [53].
Theo nhóm tác giả Trần Thúy Anh trong cơng trình Ứng xử văn hóa trong du
lịch, thì văn hóa du lịch tạm hiểu là khái niệm về dân trí và quan trí, về thế ứng xử
của ngƣời Việt Nam nói chung, ứng xử của các cán bộ công nhân viên ngành Du
lịch nói riêng. Khách du lịch họ muốn lịng hiếu khách, chủ nhà hồ hởi đón tiếp


18

khách, tạo cho khách mọi sự dễ dàng, không phiền nhiễu, từ khâu xuất nhập cảnh,
đổi tiền, đi lại, ăn ở, dẫn khách tham quan, thuyết minh,...[44].
Dƣơng Văn Sáu (2013) đƣa ra khái niệm về văn hóa du lịch nhƣ sau: “Văn
hóa du lịch là một hệ thống các giá trị đƣợc du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch,
cộng đồng dân cƣ và nhà nƣớc tích lũy và sáng tạo qua biểu hiện tƣơng tác giữa các
thành tố trên trong hoạt động du lịch và với tài nguyên du lịch” [43].
Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2016): “Văn hóa du lịch là một bộ mơn
khoa học nghiên cứu về mối quan hệ ứng xử của các nhóm đối tƣợng: du khách, nhà
cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cƣ và quản lý Nhà nƣớc liên quan đến du
lịch thông qua việc tiếp cận, phát huy, thụ hƣởng và bảo tồn các giá trị của tài
nguyên du lịch” [44].
Trong nghiên cứu đề tài, tác giả đi theo định hƣớng khái niệm văn hóa du
lịch của nhóm tác giả Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2016).
1.1.4. Đời sống văn hóa
“Đời sống văn hóa” là một khái niệm hiện nay đang đƣợc sử dụng rất nhiều
nhƣng để đƣa ra một định nghĩa rõ ràng về “đời sống văn hóa” là gì thì cho đến nay
vẫn chƣa có một định nghĩa nào thật hồn chỉnh. Dƣới nhiều góc nhìn khác nhau,
các cách tiếp cận khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số quan niệm

khác nhau về “đời sống văn hóa”.
Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, đời sống đƣợc định
nghĩa là “hoạt động của con ngƣời về một lĩnh vực nào đó nói chung” [63]. Ngồi
nghĩa trên, đời sống còn đƣợc hiểu là phƣơng tiện để sống, lối sống, lối sống của cá
nhân, tập thể (đời sống xa hoa, đời sống cần kiệm…). Đời sống của con ngƣời bao
gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣng có liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn
nhƣ: đời sống kinh tế, đời sống chính trị, đời sống xã hội, đời sống văn hóa… [63].
Đời sống văn hố là cụm từ mới đƣợc sử dụng rộng rãi ở nƣớc ta vào những
năm 80, 90 của thế kỷ XX. Tiền thân của cụm từ “đời sống văn hóa” là cụm từ “đời
sống mới”, đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong bài viết có tựa đề “Đời sống
mới”, cơng bố năm 1947. Trong “Đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản
Việt Nam” (1995), Đảng cho rằng, đời sống văn hố chính là những hành vi sống


19

biểu hiện một trình độ văn hố, bao gồm các hoạt động của xã hội, của tập thể, của
từng cá nhân, nhằm mục đích văn hóa hố tức là hồn thiện con ngƣời [6].
Theo Hoàng Vinh (1996), đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội,
bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn
hóa) cũng nhƣ các yếu tố văn hóa động thái (con ngƣời và các dạng hoạt động văn
hóa của nó). Xét về một phƣơng diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức
văn hóa hiện thực và cả các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [49].
Năm 2000, Giáo trình “Lý luận văn hoá và đƣờng lối văn hoá của Đảng” đƣa
ra khái niệm: "Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố
văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng nhƣ các
yếu tố văn hóa động thái (con ngƣời và các dạng hoạt động văn hóa của nó) [22].
Năm 2005, cuốn “Lý luận văn hoá và đƣờng lối văn hoá của Đảng” cho rằng
đời sống văn hoá bao gồm 4 yếu tố: văn hoá vật thể và phi vật thể; cảnh quan văn
hoá; văn hoá cá nhân; văn hoá của các "tế bào" trong mỗi cộng đồng, từ đó đƣa ra

khái niệm: “Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể
những yếu tố hoạt động văn hoá vật chất và tinh thần, những tác động qua lại lẫn
nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hố trong cộng đồng,
trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con ngƣời” [25].
Nguyễn Hữu Thức (2007) có đƣa ra một định nghĩa khác: Đời sống văn hóa
đƣợc hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh động các hoạt động của con ngƣời
trong mơi trƣờng sống để duy trì đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng
tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng
sống của chính con ngƣời [54].
Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con ngƣời tác
động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hƣớng con ngƣời
vƣơn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân,
thiện, mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con ngƣời. Đời sống văn hóa là
q trình diễn ra sự trao đổi thơng qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất
lƣợng sống của con ngƣời. Đó là quá trình các yếu tố văn hóa mà con ngƣời tiếp thu


20

đƣợc tác động vào đời sống vật chất để con ngƣời biến đổi môi trƣờng tự nhiên tạo
lập môi trƣờng nhân văn, làm ra đƣợc nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động
vào đời sống tinh thần để con ngƣời thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu
cầu về tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây
dựng một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời
sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phƣơng thức
lựa chọn hƣớng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình.
Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa. Kế thừa các giá trị truyền
thống tốt đẹp của các thế hệ đi trƣớc tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những
giá trị mới. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới, bởi lẽ con ngƣời ln

ln có khát vọng vƣơn lên cái tốt đẹp, chỉ có mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn đổi
mới mong đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Nói về các thành tố (các lĩnh vực) của đời sống văn hóa, hiện nay có rất
nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể như:
Trong một nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Trƣờng Cao đẳng Văn hố
thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đời sống văn hoá là tổng thể những yếu tố văn hoá
vật thể, phi vật thể và nhân cách văn hoá bao quanh con ngƣời, gây ra sự tác động
lẫn nhau giữa các cá nhân trên phạm vi khơng gian nào đó, trực tiếp hình thành lối
sống và nếp sống con ngƣời ở đó [11]. Thể thống nhất này gồm 4 loại yếu tố: những
yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể hiện diện ở mỗi cộng đồng; những yếu tố cảnh
quan văn hoá (tự nhiên và nhân tạo); những yếu tố văn hoá cá nhân (học vấn, sở
thích, sinh hoạt và xử lý thời gian, nếp sống...); những yếu tố văn hố của các vi
mơi trƣờng trong những cộng đồng (gia đình, tập thể nhỏ về lao động, học tập...).
Theo Lƣơng Văn Kế, các yếu tố cấu thành của đời sống văn hóa gồm lễ hội
truyền thống; đời sống tôn giáo; nghề thủ công mỹ nghệ; bảo tàng và danh thắng;
báo chí, phát thanh và truyền hình; sân khấu và điện ảnh; nghệ thuật tạo hình và
kiến trúc [26]. Quan điểm trên của tác giả Lƣơng Văn Kế cho thấy các yếu tố cấu
thành nên đời sống văn hóa nghiêng về những yếu tố văn hóa vật thể.
Trong Giáo trình "Lý luận văn hố và đƣờng lối văn hố của Đảng" hệ cử
nhân chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, cấu trúc của


21

đời sống văn hoá đƣợc xác định bao gồm: con ngƣời văn hoá, hoạt động văn hoá và
sản phẩm văn hố [22].
Ở một phƣơng diện khác, có thể xác định cấu trúc của đời sống văn hố từ
góc độ diện mạo của các hoạt động văn hoá. Tiếp cận từ phƣơng diện này, chúng ta
thấy đời sống văn hoá gồm: con ngƣời văn hoá, các sản phẩm văn hoá của cá nhân
và cộng đồng, các thiết chế văn hoá, các hoạt động văn hố, các giá trị văn hố.

Tóm lại: Đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con
ngƣời trong môi trƣờng sống với sự hỗ trợ của các thiết chế văn hóa và sản phẩm
văn hóa để duy trì, đồng thời tái tạo, sáng tạo, hƣởng thụ và lƣu giữ, phát huy các
giá trị, các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, nâng cao chất lƣợng cuộc
sống của con ngƣời theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không
ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao
chất lƣợng sống của chính con ngƣời. Tổng hợp các lý luận trên, theo quan điểm
của tác giả khi vận dụng vào khuôn khổ nghiên cứu đề tài, tác giả giới hạn và đề
xuất cấu trúc của “đời sống văn hóa” gồm các yếu tố: Phong tục tập quán, lễ hội,
nghệ thuật truyền thống (kiến trúc, âm nhạc), lối sống, tính cách.
1.1.5. Quản lý
Theo các lý luận của Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2014), quản lý là một
hoạt động nhằm đảm bảo sự vận hành của một hệ thống, một tổ chức một cách liên
tục, đúng chức năng thông qua quá trình ban hành văn bản, tổ chức thực hiện, kiểm
tra giám sát. Để tiến hành công việc quản lý, chúng ta phải dựa vào các phƣơng tiện
và chính sách về luật pháp, tài chính, nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân
lực… để đạt đƣợc những mục tiêu quản lý đề ra.
Quản lý với tƣ cách là một khoa học, trong đó quản lý dựa trên cơ sở vận
dụng các quy luật phát triển của các đối tƣợng khác nhau, quy luật tự nhiên hay xã
hội. Những hình thức quản lý có ý thức ln gắn liền với hoạt động có mục tiêu, có
kế hoạch của những tập thể lớn hay nhỏ của con ngƣời và đƣợc thực hiện qua
những thể chế xã hội đặc biệt. Mục đích, nội dung, cơ chế và phƣơng pháp quản lý
xã hội tuỳ thuộc vào chế độ chính trị - xã hội. Ngồi ra, khái niệm quản lý còn đƣợc


22

định nghĩa nhƣ một công việc nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí, thống nhất các hoạt
động trong một tổ chức cụ thể.
Quản lý có 3 mức độ: Quản lý vĩ mô (Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội): đƣờng

lối, chủ trƣơng, luật; Quản lý trung mô (bộ - ngành, tỉnh): thông tƣ hƣớng dẫn,
quyết định, chỉ thị; Quản lý vi mô (cơ sở: sở, ban ngành địa phƣơng): thực hiện.
Mỗi mức độ quản lý có những cách thức quản lý khác nhau, ra quyết định khác
nhau. Về chủ thể, đối tƣợng và khách thể của quá trình quản lý, phải xác định rõ: ai
là ngƣời quản lý (chủ thể)? Ai là ngƣời chịu sự quản lý (đối tƣợng)? Những ngƣời
liên quan (khách thể)? Việc xác định rõ sẽ tạo thuận lợi cho q trình quản lý.
1.1.6. Quản lý văn hóa
Qua tìm hiểu, phân tích lý luận của các nhà nghiên cứu nhƣ Hoàng Sơn
Cƣờng (1998), Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2014), Lê Hồng Lý (2010)…, tác
giả đã rút ra đƣợc những nhận định cơ bản về khái niệm “Quản lý văn hóa”. Quản
lý văn hóa là khái niệm quản lý áp dụng trong lĩnh vực văn hoá. Quản lý văn hóa là
q trình xây dựng đƣờng lối chính sách và tổ chức hoạt động nhằm bảo tồn và phát
huy tốt nhất giá trị của văn hóa Việt Nam; đồng thời tiếp thu những tinh hoa của
văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa dân tộc.
Văn hóa bao gồm 3 thành tố: Giá trị vật chất và tinh thần (văn hóa vật thể và
văn hóa phi vật thể); Những hoạt động văn hóa để tạo thành các giá trị văn hóa mới;
Con ngƣời (vừa là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo, vừa là chủ thể của q
trình sáng tạo đó). Quản lý văn hóa phải là sự quản lý cả 3 thành tố đó.
Quản lý văn hóa là quản lý một q trình vận động, biến đổi khơng ngừng.
Quản lý văn hóa là sự định hƣớng, tạo điều kiện, tổ chức điều hành cho văn hóa
phát triển khơng ngừng theo hƣớng có ích cho con ngƣời, giúp cho xã hội lồi
ngƣời khơng ngừng đi lên. Quản lý văn hóa có một số đặc điểm sau:
- Quản lý văn hóa khơng chỉ là quản lý Nhà nƣớc (theo chiều từ trên xuống),
mà còn là sự tự quản lý của từng ngƣời, từng gia đình, tập thể, làng xóm, theo chuẩn
mực chung của Nhà nƣớc (theo chiều từ dƣới lên).
- Quản lý văn hóa khơng chỉ là quản lý các vật hữu hình mà cịn quản lý
những cái vơ hình nhƣ tình cảm xã hội, tƣ tƣởng của con ngƣời.


23


- Quản lý văn hóa khơng chỉ căn cứ vào số lƣợng thành phẩm mà chủ yếu ở
tính sáng tạo, ở cái mới bồi đắp cho tâm hồn con ngƣời, đáp ứng đƣợc sự đòi hỏi
mới của xã hội.
- Quản lý văn hóa khơng thể theo lối tƣ duy cứng nhắc dập khn, mà phải
dựa trên những hồn cảnh cụ thể, những trƣờng hợp cụ thể để xem xét. Vì các sáng
tác của văn nghệ sĩ tuy phản ánh những nguyện vọng, tình cảm chung của nhân dân
nhƣng thơng qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ.
- Văn hóa là phản ánh của sự phát triển xã hội, nhƣng không phải lúc nào
giữa kinh tế và văn hóa cũng phát triển theo cìng một pha. Vì thế, Quản lý văn hóa
khơng thể là sự chuyển dịch của mơ hình quản lý kinh tế – xã hội.
Hoạt động quản lý văn hoá bao gồm các mảng cơ bản sau: Quản lý đối với
văn hoá nghệ thuật; quản lý đối với văn hoá - xã hội; quản lý đối với di sản văn hố.
Định vị quản lý văn hóa trong khn khổ nghiên cứu của luận văn là quản lý văn
hóa - xã hội (cụ thể là quản lý hoạt động văn hóa trong du lịch). Chủ thể quản lý ở
đây là các cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa và du lịch ở xã Mỹ Khánh và huyện
Phong Điền. Đối tƣợng chịu sự quản lý ở đây là các hoạt động văn hóa đƣợc sử
dụng để phát triển, phục vụ du lịch và các hoạt động du lịch. Hệ thống văn bản pháp
lý đƣợc sử dụng là Luật Du lịch (2005), Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009), Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn
hóa – Thể thao và Du lịch,...
1.2. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa
Mơi trƣờng văn hóa ln chịu sự tác động của hoạt động kinh tế - xã hội nói
chung và hoạt động phát triển du lịch nói riêng. Những tác động này có thể là tích
cực, song cũng có thể là tiêu cực nếu nhƣ khơng có những giải pháp phù hợp về tổ
chức quản lý. Tác động tích cực là những tác động thúc đẩy sự phát triển của sự vật
hiện tƣợng, đƣa sự vật hiện tƣợng đi lên theo chiều hƣớng tốt đẹp. Ngƣợc lại, tác
động tiêu cực là tác động kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tƣợng, đƣa sự vật
hiện tƣợng đi theo chiều hƣớng xấu.



24

Hoạt động của ngành kinh tế du lịch là hoạt động khai thác các tiềm năng du
lịch: tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội, tiềm năng du lịch nhân
văn, trong đó có văn hóa, nhằm mục đích phục vụ kinh doanh du lịch. Các tác động
của hoạt động du lịch trong rất nhiều trƣờng hợp là tác động quay vịng gần nhƣ
khép kín. Khách du lịch đến một điểm hay một khu du lịch nào đó càng đơng thì nơi
đó càng tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh doanh. Song do lƣợng khách quá đông
nhiều khi lại tạo nên sức ép đối với hoạt động du lịch nhƣ tình trạng quá tải vào
mùa lễ hội. Sự gia tăng sức hút du lịch làm tăng khả năng giao lƣu văn hóa đồng
thời cũng dẫn đến sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, trong nhiều trƣờng hợp tạo nên
suy thoái các thành tố của văn hóa. Để tạo ra mơi trƣờng văn hóa đa dạng, phong
phú, hấp dẫn khách du lịch, hoạt động du lịch đã có sự đầu tƣ cho bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa đặc sắc của các cộng đồng cƣ dân địa phƣơng, đặc biệt ở các khu
vực dân tộc ít ngƣời. Sự hấp dẫn du khách của các giá trị văn hóa truyền thống đã
kích thích lịng tự hào về di sản văn hóa cha ơng của cƣ dân địa phƣơng, từ đó họ có
ý thức hơn trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch
cịn nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa địa phƣơng thơng qua việc thu hút lao
động, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế nên ngƣời dân an tâm trong cuộc sống,
có thời gian chăm lo phát triển văn hóa, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu,… Tuy nhiên,
hoạt động du lịch cũng ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống văn hóa. Thơng qua việc
tiếp xúc với du khách cũng nhƣ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thƣởng thức văn hóa
của khách du lịch, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị thay đổi, mai một, bị thƣơng
mại hóa, nhiều loại hình văn hóa bị sân khấu hóa. Hoạt động du lịch có thể gián tiếp
gây chia rẽ cộng đồng, phân hóa giàu nghèo, phân chia lợi ích nhóm.
Tổng hợp các lý luận của các học giả nhƣ Trần Thúy Anh (2014), Phạm
Trung Lƣơng (2001), Trần Diễm Thúy (2009), Bùi Thị Hải Yến (2012), những tác
động của hoạt động du lịch tới đời sống văn hóa chủ yếu là ở phong tục tập quán, lễ

hội, nghệ thuật truyền thống (kiến trúc, âm nhạc), lối sống,...
1.2.1. Tác động đến phong tục tập quán, lễ hội
* Tác động tích cực:


25

Du lịch tạo cơ hội giao lƣu văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa.
Thơng qua việc gặp gỡ, giao tiếp với du khách làm cho nhận thức về nhiều mặt của
cƣ dân địa phƣơng đƣợc nâng cao, nhiều hủ tục lạc hậu dần bị loại bỏ, giúp cho đời
sống vật chất và tinh thần của dân cƣ đƣợc nâng cao. Du lịch cũng giáo dục ý thức
bảo vệ mơi trƣờng cảnh quan và các di tích. Du lịch tạo công ăn việc làm, thu nhập
cho ngƣời dân địa phƣơng, tạo nguồn kinh phí để đầu tƣ trở lại cho lễ hội.
Việc tiến hành nghiên cứu, khảo sát, thống kê, và đầu tƣ cho khôi phục nhiều
lễ hội văn hóa truyền thống ở các địa phƣơng trong cả nƣớc, đặc biệt là các lễ hội
lớn, mang tính chất quốc gia của ngành du lịch đã góp phần khơng nhỏ trong bảo
tồn, phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống.
* Tác động tiêu cực:
Do các lễ hội thƣờng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, mang tính mùa vụ,
lƣợng dân cƣ và du khách đến tham dự đông, nếu không đƣợc tổ chức quản lý, khai
thác khoa học, chặt chẽ, hiệu quả sẽ gây ra những tác động tiêu cực, tạo ra sức ép
môi trƣờng nhƣ du khách xả rác bừa bãi, ô nhiễm môi trƣờng, ồn ào, một số tệ nạn
xã hội phát sinh trong thời gian tổ chức lễ hội: mất trật tự an ninh, trộm cắp, cƣớp
giật, ăn xin, bán hàng rong,…
Để thu hút, hấp dẫn du khách, nhiều trò chơi hiện đại, nhiều loại hình văn
hóa nghệ thuật cũng đƣợc đƣa vào biểu diễn, nhiều giá trị văn hóa của lễ hội bị thay
đổi, cải biến làm giảm sự hấp dẫn và ý nghĩa của lễ hội, làm mất đi không khí của lễ
hội.
Giá cả của các dịch vụ bán tại lễ hội thƣờng cao hơn nhiều so với giá trị thực
đã làm cho lễ hội bị thƣơng mại hóa, mất đi giá trị vui nhộn, linh thiêng và giáo dục.

Do tiếp xúc gặp gỡ với du khách thông qua việc tham gia vào các hoạt động du lịch,
cung ứng sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu du khách làm nhiều
phong tục tập quán truyền thống bị mai một. Du lịch gây ra căng thẳng, xung đột do
sự khác biệt về văn hóa (sốc văn hóa).
1.2.2. Tác động đến nghệ thuật truyền thống
* Tác động tích cực:


×