Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn trung tâm văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địan bàn huyện củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.67 KB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2018

Học viên thực hiện Luận văn

Chu Thị Hồng Thúy


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2



VHTT

Văn hóa thơng tin

3

QLVH

Quản lý văn hóa

4

TP.HCM

5

VHXH

Văn hóa xã hội

6

TDTT

Thể dục- Thể thao

7

NTM


Nơng thơn mới

8

NVH

Nhà văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 7
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 8
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 8
5.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 9
8. Bố cục luận văn ......................................................................................... 10
Chương 1 ............................................................................................................ 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG
TÂM VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI ......................... 12
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................................................... 12

1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 12
1.1.1. Văn hóa, quản lý và quản lý văn hóa ................................................... 12
1.1.2. Thiết chế văn hóa và Trung tâm văn hóa............................................. 15
1.2. Cơ sở pháp lý: Các văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước về các
Trung tâm Văn hóa trong xây dựng Nơng thơn mới ................................... 16
1.2.1. Về phía Trung ương ............................................................................. 16
1.2.2. Về phía Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố .................................. 19
1.2.3. Về phía Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ............................ 20
1.3. Tổng quan về các Trung tâm Văn hóa trong xây dựng nơng thơn mới22


1.4. Hoạt động của các Trung tâm văn hóa trong đời sống cộng đồng ..... 26
1.4.1. Vai trị cơng tác quản lý hoạt động văn hóa ........................................ 26
1.4.2. Sự tác động của các hoạt động tại Trung tâm Văn hóa trong đời sống
cộng đồng ............................................................................................................ 27
1.5. Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Củ Chi ...................................... 29
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 31
Chương 2 ............................................................................................................ 33
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM VĂN HĨA ............ 33
TRONG XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI .................................................... 33
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI ................................................................ 33
2.1. Hệ thống tổ chức quản lý ...................................................................... 33
2.1.1. Về cấp độ quản lý các Trung tâm Văn hóa .......................................... 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Văn hóa ................................. 34
2.1.3. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị ..................................................... 36
2.2. Các hoạt động của các Trung tâm Văn hóa trên địa bàn huyện Củ
Chi trong xây dựng nông thôn mới ............................................................... 39
2.2.1. Tuyên truyền cổ động trực quan .......................................................... 39
2.2.2. Văn hóa văn nghệ................................................................................. 43
2.2.3. Hoạt động thể thao............................................................................... 49

2.2.4. Câu lạc bộ, đội nhóm ........................................................................... 53
2.2.5. Một số hoạt động khác ......................................................................... 55
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý hoạt động
Trung tâm Văn hóa ........................................................................................ 56
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức ................................... 56
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các hoạt động Trung
tâm Văn hóa ........................................................................................................ 57
2.4. Nhận định thực trạng hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Văn
hóa trong xây dựng Nơng thơn mới trên địa bàn huyện Củ Chi ................. 59
2.4.1. Mặt được .............................................................................................. 59


2.4.2. Mặt hạn chế.......................................................................................... 61
Chương 3 ............................................................................................................ 67
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG
TÂM VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...................... 67
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI ................................................................ 67
3.1. Quan điểm, định hướng chung và riêng ............................................... 67
3.1.1. Định hướng về công tác quản lý hoạt động các Trung tâm Văn hóa .. 67
3.1.2. Đổi mới chương trình hành động trong cơng tác quản lý các Trung
tâm văn hóa ......................................................................................................... 69
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động các Trung tâm Văn
hóa trong xây dựng nơng thơn mới ............................................................... 71
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức .............................................................. 71
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức .................................................................. 74
3.2.3. Nhóm giải pháp về hoạt động .............................................................. 79
3.3. Khuyến nghị ........................................................................................... 86
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 88
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 94

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 103


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động văn hóa có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của
con người nói chung, của người dân nói riêng; các nhu cầu văn hóa ngày càng
phong phú, đa dạng và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, điều kiện xã hội, giới tính, nghề
nghiệp, tuổi tác, thậm chí cả sở thích của từng cá thể. Để phần nào đáp ứng
nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, hệ thống các thiết chế văn hóa trong
đó có các Trung tâm Văn hóa được xây dựng từ Trung ương đến địa phương
để phục vụ nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều giá trị quý báo của dân
tộc được các thế hệ sau gìn giữ, ni dưỡng và phát huy. Mặt khác, là nơi tổ
chức các hoạt động văn hóa phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của
nhân dân, giáo dục về pháp luật để giảm thiểu các tệ nạn xã hội, từ đó phát
huy, gìn giữ bản sắc văn hóa của các dân tộc trên cả nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua huyện Củ Chi có
nhiều nỗ lực trong việc xây dựng nơng thơn mới, các tiêu chí về nơng thơn
mới được đảm bảo và thực hiện có hiệu quả mà nổi bật là các tiêu chí về văn
hóa, gồm các tiêu chí 6 (cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí 16 (văn hóa) đã
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của địa phương. Trước
năm 2005, cả huyện chỉ có một Trung tâm Văn hóa huyện, từ khi thực hiện
chủ trương xây dựng nơng thơn mới thì hệ thống các Trung tâm Văn hóa trên
địa bàn huyện bắt đầu được xây dựng từ huyện đến các xã – hiện nay, cả
huyện có 03 Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã và 02 khu văn hóa thể thao
đa năng của các xã gồm Trung tâm Văn hóa - Thể thao khu vực An Nhơn

Tây; Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Tân Thơng Hội; Trung tâm Văn hóa -


2

Thể thao xã Thái Mỹ; Khu văn hóa Thể thao đa năng xã Bình Mỹ; Khu văn
hóa Thể thao đa năng xã Phạm Văn Cội… hệ thống các cơ sở vật chất các
Trung tâm văn hóa được nâng cấp và đầu tư từ huyện đến các xã như cơ sở
vật chất, hệ thống các thiết bị âm thanh, ánh sáng… qua đó đã góp phần đáp
ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, giữ gìn văn hóa, rèn luyện
thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện nhất là tại các
xã xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện Củ Chi. Bên cạnh các thành tựu đã
đạt được, các Trung tâm Văn hóa tại huyện Củ Chi trong thời gian qua cịn
gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thu hút được đông
đảo nhân dân đến tham gia sinh hoạt, chưa thực hiện có hiệu quả các tiêu chí
về văn hóa và cơ sở vật chất trong q trình xây dựng dựng nông thôn mới,
chưa phát huy được nội lực so với giai đoạn hiện nay. Điều này đòi hỏi đội
ngũ cán bộ quản lý hoạt động văn hóa phải tìm ra được những giải pháp hữu
hiệu để nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả hoạt động của các Trung
tâm Văn hóa tại huyện Củ Chi trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện.
Với những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Trung tâm Văn
hóa trong xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Củ Chi” để làm luận
văn thạc sĩ chun ngành Quản lý Văn hóa của mình nhằm mong muốn góp
vào tiếng nói chung trong việc đề ra các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai
trò, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm văn hóa trong q trình xây dựng
nơng thơn mới trên địa bàn huyện.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói đời sống văn hóa cơ sở ln nhận được sự chú ý của các nhà
lãnh đạo, quản lý và các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong cả

nước. Đã có nhiều cơng trình, nhiều học giả, tác giả nghiên cứu về lý luận văn


3

hóa, đời sống văn hóa cơ sở, các thiết chế văn hóa, Trung tâm Văn hóa...
Trong đó có một số vấn đề trọng tâm:
Trần Độ (1986), Nhà văn hóa mấy vấn đề lý luận về xây dựng và hoạt
động ở đây tác giả đã đưa ra các khái niệm về nhà văn hóa, chức năng nhiệm
vụ của nhà văn hóa, tác giả đã khái quát các chức năng của nhà văn hóa, phân
biệt các loại hình nhà văn hóa đào tọa bồi dưỡng cán bộ cho nhà văn hóa, nêu
rõ vai trị và chức năng của nhà văn hóa trong giai đoạn đất nước trong quá
trình đổi mới.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa và
những giải pháp nâng cao hiệu quả trong những năm tới của Trần Cự Khu
(1993). Đề tài này đã nhấn mạnh đề cao chức năng giáo dục của nhà văn hóa,
nhà văn hóa khơng chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị, mà cịn đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt văn hóa tích cực của từng lớp nhân dân.
Năm 1996, cơng trình “Xã hội hóa hoạt động văn hóa” của tác giả Lê
Như Hoa do nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội ấn hành [41] và “Xây
dựng đời sống văn hóa các tỉnh thành phía Nam” do tác giả Vi Hồng Nhân
(chủ biên) do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội ấn hành đã cung cấp một
số dữ liệu về công tác xây dựng đời sống văn hóa các tỉnh thành phía Nam và
nắm bắt được các phương thức xã hội hóa áp dụng cho quản lý, vận hành và
tổ chức thiết chế văn hóa cơ sở có hiệu quả [54].
Năm 2002, tác giả Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn
Hy cùng biên soạn cuốn “Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, “Đại
cương cơng tác Nhà văn hóa”, trong cơng trình này, nhóm tác giả đã đề cập
đến những kiến thức lý thuyết cơ bản về vai trị, vị trí, mục tiêu, tính chất,
chức năng, nhiệm vụ và ngun tắc trong cơng tác nhà văn hóa, hệ phương

pháp cơng tác nhà văn hóa. Đây được xem là những cẩm nang giúp cho người


4

cán bộ văn hóa nắm được hệ thống phương pháp chun mơn trong hoạt động
quản lý thiết chế văn hóa ở nơng thơn [2, 3].
Năm 2004, cơng trình “Mấy cảm nhận về văn hóa” của tác giả Đinh
Xuân Dũng do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành đã tập trung vào các
thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện, đưa ra các nội dung nhằm củng cố, xây
dựng và phát huy tác dụng của các thiết chế văn hóa này [20, 161].
Năm 2005, tác giả Nguyễn Hữu Thức có cơng trình “Về văn hóa và xây
dựng đời sống văn hóa” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành [74]; năm
2010, cơng trình “Xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở
(2005-2010)” của Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, do
nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin ấn hành cùng cung cấp nhiều kiến thức bổ ích
trong công tác xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở [18].
Phan Hồng Giang và Bùi Hồi Sơn đồng chủ biên (2012), Quản lý văn
hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế [39], đã đề cập đến
nhiều mặt của hoạt động quản lý văn hóa ở nước ta trong điều kiện, hoàn cảnh
mới bao gồm cả những vấn đề lý luận về quản lý văn hóa nói chung, những
kinh nghiệm về quản lý văn hóa của một số nước trên thế giới và trong khu
vực, thực trạng quản lý của các lĩnh vực văn hóa như mỹ thuật, nhiếp ảnh,
xuất bản, báo chí, thư viện, di sản văn hóa… Tuy nhiên, vì cùng lúc đi vào
hàng loạt các lĩnh vực khác nhau của văn hóa nên việc nghiên cứu thực trạng
cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị mang tính khái quát, chưa chuyên
sâu, cụ thể cho từng lĩnh vực như: sân khấu, điện ảnh… Cũng bàn về quản lý
văn hóa trong thời kỳ hội nhập, tác giả Lương Hồng Quang trong bài viết “Tổ
chức nghệ thuật và vấn đề quản lý tài chính” (2004) [20], đề cập quản lý tài
chính là nhiệm vụ rất quan trọng đối với nhà quản lý trong tổ chức nghệ thuật,

đồng thời phân tích điểm giống và khác nhau trong quản lý tài chính của tổ


5

chức lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận trong các tổ chức nói chung và tổ
chức nghệ thuật nói riêng.
Tác giả Nguyễn Thu Hiền có bài viết “Nâng cao hiệu quả hoạt động
các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn”, đăng trên trang điện tử của Báo
Nhân Dân ngày 09/8/2015. Tác giả này cho rằng, dù không ít thiết chế văn
hóa hoạt động kém hiệu quả, nhưng thực tế nếu khơng có thiết chế văn hóa,
thể thao thì khơng thể tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khơng thể xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh
việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ở nơng thôn không chỉ dừng ở chỗ
xây dựng một cái nhà là xong, mà phải xây dựng nội dung hoạt động, tổ chức
các hình thức hoạt động thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Trên
cơ sở đó, tác giả đề xuất để thiết chế văn hóa, thể thao có nội dung và hình
thức hoạt động phong phú, hấp dẫn, đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã chú ý khâu then chốt là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, củng cố
tổ chức bộ máy.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động quản lý thiết chế văn hóa cho
đến nay cũng đã được nghiên cứu trong một vài cơng trình và hội thảo chuyên
đề như: “Tài liệu về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Sở văn hóa Thể
thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh”; Báo cáo kết quả khảo sát nghiên
cứu của đề tài “Tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa, thể thao của nhân dân
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh” và Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao
hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa góp phần xây dựng thành phố Hồ
Chí minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Nhìn chung,
các cơng trình, hội thảo này tập trung nghiên cứu về thực trạng xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở hiện nay trên địa bàn thành phố trong đó có đề cập đến

các hoạt động của các trung tâm văn hóa trong việc góp phần nâng cao chất
lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, các cơng trình


6

này chưa đi sâu vào việc phân tích, đánh giá sâu vai trò, hiệu quả hoạt động
của các thiết chế văn hóa trong đó có các Trung tâm văn hóa nói chung và
trong việc tham gia vào q trình xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại
thành của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Riêng về vấn đề nghiên cứu các Trung tâm Văn hóa trong xây dựng
nơng thơn mới của tác giả chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể về
Trung tâm Văn hóa trong xây dựng Nơng thơn mới trên địa bàn huyện Củ
Chi. Vì vậy đề tài sẽ tập trung làm rõ các hoạt động của các Trung tâm Văn
hóa hiện nay và đưa ra những vấn đề hoạt động kém hiệu quả.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu của các nhóm đề tài, cơng trình
khoa học nêu trên là những tư liệu tham khảo có giá trị. Những cơng trình đó
đã đề cập đến quản lý và tổ chức các hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở ở
nhiều góc độ khác nhau như: các khái niệm về văn hóa, thiết chế văn hóa,
cơng tác quy hoạch, tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao…
Kế thừa có chọn lọc trực tiếp từ các cơng trình, đề tài nghiên cứu về
hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở ở tác giả đi sâu vào việc
khảo sát, phân tích, nhận định thực trạng công tác quản lý, tổ chức hoạt động
của các Trung tâm Văn hóa –Thể thao xã trong xây dựng nông thông mới tại
huyện Củ Chi. Thông qua đó, đánh giá được những mặt mạnh, mặt hạn chế
của công tác quản lý hoạt động các Trung tâm Văn hóa trên địa bàn huyện Củ
Chi. Từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng và phát
huy hiệu quả hoạt động của hoạt động các Trung tâm Văn hóa trong xây dựng
nơng thơn mới tại huyện Củ Chi trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của các Trung tâm Văn
hóa ở huyện Củ Chi trên các phương diện: công tác tổ chức hoạt động, đánh
giá mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động các Trung tâm văn hóa; trên cơ sở đó đề


7

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các Trung tâm Văn
hóa tại huyện Củ Chi, góp phần vào việc xây dựng nơng thơn mới tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là:
- Làm rõ vai trị của các Trung tâm Văn hóa trên địa bàn huyện Củ Chi
trong xây dựng nông thôn mới.
- Điều tra khảo sát, phân tích và nhận định thực trạng cơng tác quản lý
hoạt động của các Trung tâm Văn hóa tại huyện Củ Chi.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng
và phát huy hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Văn hóa tại huyện Củ Chi.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý hoạt động của các Trung tâm
Văn hóa ở các xã trên địa bàn huyện Củ Chi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động của các Trung tâm Văn hóa trên địa bàn
huyện Củ Chi từ năm 2010 đến năm 2017.
Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến năm 2017 (tác giả chọn từ năm 2010
vì năm 2010 huyện Củ Chi được chọn làm đề án xây dựng thí điểm mơ hình
nơng thơn mới và từ năm 2011 mơ hình này nhân rộng đến 20 xã trên địa bàn
huyện).
Phạm vi khơng gian: Trung tâm Văn hóa - Thể thao khu vực An Nhơn
Tây, Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Tân Thông Hội, Trung tâm Văn hóa –

Thể thao xã Thái Mỹ gọi tắt các Trung tâm văn hóa (các TTVH).


8

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã có vai trị như thế nào đối với
đời sống tinh thần của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới
hiện nay trên địa bàn huyện Củ Chi ?
- Công tác quản lý hoạt động các Trung tâm Văn hóa –Thể thao xã hiện
nay được địa phương thực hiện ra sao và mang lại hiệu quả gì?
- Những nguyên nhân nào đã tác động đến hiệu quả hoạt động của các
Trung tâm Văn hóa –Thể thao xã trong xây dựng nông thôn mới hiện nay ?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Các Trung tâm Văn hóa đóng là nơi sinh hoạt, học tập, sáng tạo, trao
đổi, hưởng thụ, giữ gìn văn hóa, cố kết cộng đồng của người dân Củ Chi hiện
nay.
- Công tác tuyên truyền là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt
động của các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã trong xây dựng nông thôn
mới.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Văn hóa – Thể
thao trong xây dựng nơng thơn mới thì phải đánh giá thực tiễn hoạt động để từ
đó có cái nhìn khái qt và đưa ra các giải pháp có tính đồng bộ và khả thi.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp sau:
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa, quản lý văn
hóa, xã hội học văn hóa, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính
thao tác: Khảo sát thực tế, sưu tầm, xử lý tài liệu, thống kê, phân tích, tổng
hợp để thực hiện đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu định tính


9

Chúng tôi đã tiến hành cuộc phỏng vấn sâu dành cho nhiều đối tượng
chuyên gia trong ngành văn hóa tại huyện Củ Chi. Phỏng vấn các đối tượng
để biết thêm thông tin các vấn đề liên quan đến hoạt động của các Trung tâm
Văn hóa về hoạt động và tổ chức. Thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn
với những đối tượng trên là cơ sở để giải thích những khó khăn và tồn tại hoạt
động của các Trung tâm văn hóa trên đại bàn huyện Củ Chi hiện nay, các đối
tượng phỏng vấn.
Trưởng phịng Văn hóa - Thơng tin huyện: 1 người.
Ban Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Củ Chi: 03 người.
Phó chủ tịch khối văn xã của Ủy ban Nhân dân các xã Thái Mỹ, An
Nhơn Tây, Tân Thông Hội: 03 người.
Chủ nhiệm các Trung tâm Văn hóa - Thể thao các xã: 03 người.
Bên cạnh đó tác giả cịn thực hiện phỏng vấn với một số người dân đến
liên hệ công việc tại các Trung tâm Văn hóa đồng thời tiến hành quan sát,
khảo sát thực tế, số lượng người dân được phỏng vấn là 10 người.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
Sử dụng điều tra bản hỏi 150 phiếu đối với cán bộ công chức, viên
chức (50 phiếu đối với cán bộ văn hóa và 50 phiếu dành cho cán bộ, viên
chức các Trung tâm Văn hóa) và 50 phiếu đối với người dân đến tham gia,
liên hệ tại các Trung tâm Văn hóa và để thu thập và phân tích số liệu liên
quan ngồi ra tác giả cịn khảo sát, thu thập các số liệu, ghi chép, chụp ảnh,
khảo tả và hệ thống hóa tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về mặt lý luận
Góp phần làm sáng tỏ vai trị của các Trung tâm Văn hóa trong việc tổ

chức các hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho quần chúng nhân
dân, đồng thời góp phần thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương V (khóa


10

8) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
- Về mặt thực tiễn
+ Những giải pháp được đề xuất là cơ sở khoa học để các nhà quản lý
văn hóa tham khảo và vận dụng vào tình hình thực tế tại địa phương.
+ Mặt khác, thực hiện đề tài này cũng là một cách để hưởng ứng
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020, đồng thời góp phần thực hiện thành cơng đề án xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động các Trung tâm Văn
hóa và tổng quan về huyện Củ Chi trong xây dựng nông thôn mới
Trong chương 1, tác giả đã thao tác hóa các khái niệm, nêu một số khái
niệm liên quan đến nội dung đề tài đề, đưa ra cái nhìn cụ thể và quan điểm về
thiết chế văn hóa, khái niệm trung tâm văn hóa cũng như nêu đưa ra vai trò
của Trung tâm văn hóa trong đời sống xã hội, trình những sơ lược tổng quan
tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Củ Chi; Khái quát về các Trung
tâm Văn hóa trên địa bàn huyện Củ Chi.
Chương 2: Tình hình hoạt động của các Trung tâm Văn hóa trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Củ Chi
Chương này tác giả đưa ra những kết quả khảo sát, quan sát, thực tiễn
của mình về thể thực trạng tổ chức các hoạt động của các Trung tâm Văn hóa

tại một số xã trên địa bàn huyện Củ Chi: việc quản lý văn hóa; các nguồn lực
tham gia hoạt động; củng như đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng


11

hoạt động của công tác quản lý hoạt động của các Trung tâm văn hóa trên địa
bàn huyện Củ Chi.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các Trung
tâm Văn hóa trong xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Củ Chi.
Trong chương này, tác giả nêu rõ mục tiêu đề ra giải pháp, các căn cứ
thực tế để đề ra các giải pháp (bao gồm giải pháp chung và các giải pháp cụ
thể) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động của các
Trung tâm Văn hóa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Củ Chi.


12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TRUNG TÂM VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Văn hóa, quản lý và quản lý văn hóa
- Văn hóa
Văn hóa liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con
người, đây là một nghĩa rộng nên có nhiều góc độ nhìn nhận văn hóa một
cách khác nhau. Ở góc độ nhân học quan niệm văn hóa của E.B TyLor (1871)
như sau: “....Văn hóa là một tồn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thẩy những năng lực khác nhau

và những tập quán khác nhau mà con người chiếm lĩnh với tư cách là thành
viên của xã hội” [78, 7].
Theo tác giả Nguyễn Đức Từ Chi xét văn hóa ở hai góc độ. Góc độ thứ
nhất là góc độ hẹp mà tác giả gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này
văn hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội. Nhưng, ông không mặn mà
với cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nơng dân cày ruộng giỏi nhưng
khơng biết chữ vẫn bị xem là “khơng có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây
là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Cịn góc nhìn thứ hai là xét từ góc nhìn dân
tộc học. Với góc nhìn này, văn hóa được xem là tồn bộ cuộc sống - cả vật
chất, xã hội, tinh thần - của từng cộng đồng [13, 565-565]; và văn hóa của
từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc
người khác nhau trong những môi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi
phối mạnh mẽ bởi sự kiểm sốt của xã hội thơng qua gia đình và các tổ chức
xã hội, trong đó có tơn giáo.


13

Định nghĩa về văn hóa của UNESCO (1982) cũng có ý nghĩa tương tự
như trên văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ
và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người những hệ thống giá trị, những tập tục và
tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lý tính, có đầu óc phê phán, nhận thức vấn đề...Chính nhờ văn hóa mà
con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tịi khơng biết mệt mỏi về
những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình mới mẻ, những cơng
trình vượt trội bản thân [78].
- Quản lý

Quản lý là hoạt động cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã
hội. Quản lý giúp các hệ thống xã hội thích nghi được với mơi trường, nắm
bắt các cơ hội để tồn tại và phát triển. Có thể xem quản lý là hoạt động đặc
biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội, gắn liền với quá
trình phát triển. Quản lý cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học liên
ngành. Trong khoa học tự nhiên, quản lý được định nghĩa như sau: quản lý là
sự điều khiển, định hướng, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình và căn cứ
vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc, luật tương ứng để cho hệ thống
hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý, nhằm đạt được
mục đích đã định trước. [43, 52].
Xét dưới góc độ tiếp cận quản lý theo việc thực hiện những mục tiêu đề
ra thì: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của các nhà
quản lý là nhằm hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt
được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá


14

nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, cịn
kiến thức có tố chức về quản lý là một khoa học [43, 33].
Vậy có thể hiểu quản lý là sự điều khiển chiến thuật, là quá trình đi từ
chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có, thấy được, thấy đúng cái cần có. Biết
tìm mọi biện pháp khả thi và tối ưu đưa ra từ cái nhìn hiện thực lên cái cần có.
Quản lý trong xã hội chính là quản lý con người, ở đây chủ thể và
khách thể quản lý là con người. Vì vậy trong quản lý xã hội nói chung và
quản lý văn hóa nói riêng, phải quản lý trên nguyên tắc tôn trọng, định hướng
tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển.
- Quản lý văn hóa
Hoạt động văn hóa là những hoạt động mang tính chất giúp con người

lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng, là các hoạt động ngoại
khóa, sân chơi bổ ích, những hội thi, hội diễn… Hoạt động văn hóa cịn là
những hoạt động của con người nhằm tác động vào những yếu tố cấu thành
nên văn hóa gồm lĩnh vực: vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong suốt chiều dài lịch sử, để lại dấu ấn từng thời đại, từng quốc gia, dân
tộc. Các hoạt động văn hóa góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh
thần của con người, duy trì, phát huy và tôn vinh cái đẹp, những giá trị nghệ
thuật, đạo đức lối sống của con người. Hoạt động văn hóa tích cực còn ngăn
chặn, hạn chế, bài trừ các tệ nạn xã hội ngồi ra nó cịn là vũ khí sắc bén về tư
tưởng văn hóa tuyên truyền các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng,
Pháp luật của Nhà nước tới nhân dân.
Từ khái niệm về quản lý và các hoạt động văn hóa tại các Trung tâm
văn hóa huyện Củ Chi tác giả đưa ra nhận định của mình về quản lý văn hóa
như sau: “Quản lý văn hóa là hoạt động của cơ quan, đơn vị văn hóa trong
lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa. Hoạt
động văn hóa là một dạng hoạt động xã hội quan trọng, tất yếu phải có sự


15

quản lý của nhà nước, bao gồm: quản lý đối với văn hóa nghệ thuật, với văn
hóa - xã hội, với di sản văn hóa”.
1.1.2. Thiết chế văn hóa và Trung tâm văn hóa
- Thiết chế văn hóa
Thuật ngữ “thiết chế văn hóa” được sử dụng rộng rãi trong ngành văn
hoá ở Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ XX. Cũng như thiết chế xã hội, thiết
chế văn hóa đảm trách nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa - xã hội, được cấu
trúc trong một hệ thống bao gồm:
(1) Hệ thống các thiết chế văn hóa, tổ chức văn hóa có nhiệm vụ xây


dựng những chuẩn mực văn hóa, quy tắc hoạt động văn hóa.
(2) Hệ thống thiết chế văn hóa, tổ chức văn hóa có nhiệm vụ tổ chức,

hướng dẫn các cá nhân và cộng đồng thực thi theo những chuẩn mực xã hội,
quy tắc văn hóa đã được xác lập.
Theo đó, Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa thể thao, Nhà thiếu nhi,
Cung Văn hóa lao động, Bảo tàng, Thư viện… thuộc hệ thống thiết chế thứ
hai có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn các hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu
của cá nhân và cộng đồng.
Các Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã phường, khu phố hoặc Nhà
văn hóa - Khu Thể thao liên ấp là thiết chế văn hóa cơ sở, tức là thiết chế cấp
nhỏ nhất theo phân cấp hành chính (Trung ương, tỉnh/thành, quận/ huyện,
xã/phường) hiện nay.
- Trung tâm Văn hóa
Trung tâm Văn hóa là một thiết chế văn hóa, là nơi thu hút quần chúng
tham gia các hoạt động văn hóa xã hội chủ yếu diễn ra trong thời gian rỗi,
nhằm bồi dưỡng, nâng cao, hoàn thiện nhân cách và thỏa mãn nhu cầu văn
hóa của họ.
Theo các tác giả trong cuốn “Đại cương cơng tác Nhà văn hóa” thì:


16

Nhà văn hóa - Trung tâm Văn hóa, hiểu theo nghĩa thông thường là nơi
diễn ra các hoạt động văn hóa của quần chúng, được lặp đi, lặp lại theo một
chu kỳ thời gian nhất định. Các hoạt động đó bao gồm từ sản xuất đến tiêu thụ
các sản phẩm văn hóa trong thời gian rỗi. Nhà văn hóa - Trung tâm Văn hóa
mang tính tổng hợp, nó bao gồm hoạt động của các câu lạc bộ và các loại hình
hoạt động văn hóa khác như: Lễ hội, hội chợ, triển lãm, thông tin tuyên truyền
cổ động, hoạt động giải trí (nói chuyện thời sự, chun đề…), biểu diễn nghệ

thuật, các hoạt động vui chơi, giải trí… Nhưng để có được những hoạt động
văn hóa quần chúng đó một cách tốt đẹp, Nhà văn hóa - Trung tâm Văn hóa
cịn là nơi đảm trách việc dàn dựng, hướng dẫn chính những phong trào hoạt
động văn hóa văn nghệ quần chúng ấy [2, 17-19].
1.2. Cơ sở pháp lý: Các văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước về
các Trung tâm Văn hóa trong xây dựng Nơng thơn mới
Để tiến thành cơng việc quản lý, tất yếu phải dựa vào các phương tiện và
chính sách về pháp luật, tài chính, nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn
nhân lực… nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đề ra. Xuất phát từ vai trị,
vị trí của thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, trong những năm
gần đây, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành từ cấp Trung
ương đến địa phương nhằm cụ thể hóa chủ trương đó, cụ thể:
1.2.1. Về phía Trung ương
Văn hóa giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển. Trong xây dựng nông thôn mới, mục tiêu cuối cùng chính là nâng
cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần cho người dân ở nơng
thơn. Chính vì vậy, việc xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế
văn hóa, thể thao, sẽ góp phần tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng
cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa. Nghị quyết Đại
hội Đảng tồn quốc lần thứ XI đã nêu rõ: “Xây dựng và tăng cường hiệu quả


17

hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở tất cả các cấp, đồng thời có kế
hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số cơng trình văn hóa,
nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các Trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của đất nước..” [28]
Chủ trương xây dựng cơ sở vật chất văn hóa đã có Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ
tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Cụ thể: tiêu chí số 06 quy định: Nhà văn

hóa và Khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (chỉ
tiêu đạt) và Tỷ lệ thơn có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thơn đạt quy định của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (chỉ tiêu 100%). Đến năm 2016, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
giai đoạn 2016 - 2020 cho phù hợp theo tình hình mới. Trong đó, đã điều
chỉnh tiêu chí số 06 thành 03 nội dung: Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa
năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của tồn xã; Xã có
điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định
(cả hai chỉ tiêu này do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều
kiện thực tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng dân tộc); tỷ lệ
thơn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ
cộng đồng đạt 100%.
Căn cứ vào tiêu chí này, từ năm 2010 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đã ban hành nhiều Thông tư để hướng dẫn việc thiết lập và xây
dựng cơ sở vật chất tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Nhà Văn hóa


Khu

Thể

thao ấp, tại các địa phương như Thông tư số

12/2010/TTBVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ
chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã [9], Thơng tư
số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 quy định mẫu về tổ


18


chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp [8]; Thông tư
05/2014/TT-BVHTTDL ban hành ngày 30/5/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6
của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL [8].
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cịn ban hành Cơng văn
4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20 tháng 11 năm 2012 về việc hướng dẫn thực
hiện tiêu chí số 06 của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới [11] liên quan
đến diện tích đất sử dụng cho thiết chế văn hóa - thể thao để tránh lãng phí
như sau: Tùy theo điều kiện của từng địa phương, diện tích đất quy hoạch của
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp được tính
là tổng diện tích của các cơng trình phục vụ văn hóa, thể dục - thể thao với
diện tích tối thiểu đã quy định trong Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL
ngày 22/12/2010 và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các cơng trình văn hóa, thể dục - thể thao
khơng nhất thiết phải xây dựng tập trung tại một địa điểm mà có thể xây dựng
tại nhiều địa điểm của khu dân cư [9]. Công văn số 4322/BVHTTDL-VHCS,
ngày 25 tháng 10 năm 2016 về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, đã tập
trung chỉ đạo “Hoàn thiện hệ thống Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã, Nhà
văn hóa-khu thể thao thơn, bản. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu
chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã; 70% số thơn có Nhà văn hóa - Khu thể thao thơn”.
Những chủ trương, chính sách nêu trên đã thể hiện sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước đối với vấn đề xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa
để phục vụ cho u cầu xây dựng nơng thơn mới. Việc xây dựng thiết chế văn
hóa cơ sở đã khó, để duy trì và phát huy hết hiệu quả của nó lại càng khó hơn,
địi hỏi sự chung tay vào cuộc của tồn xã hội. Vì vậy, để thực hiện có hiệu
quả chủ trương của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở



19

cần phải tăng cường phát huy tối đa tác dụng của Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã và Nhà văn hố ấp, liên ấp, để góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư, thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới ngày một tiến bộ.
1.2.2. Về phía Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố
Trong những năm qua, Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố cũng đã có
nhiều văn bản chỉ đạo góp phần quan trọng trong việc định hướng công tác tổ
chức, quản lý Trung tâm Văn hóa nhằm phục vụ cho mục miêu xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn các huyện ngoại thành, trong đó có huyện Củ Chi,
cụ thể:
Từ năm 2008 đến nay, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành
nhiều chủ trương chỉ đạo tập trung xây dựng hoàn thành chương trình nơng
thơn mới đối với các huyện ngoại thành, cụ thể như: Chương trình số 43CTr/TU ngày 20/10/2008 về thực hiện Nghị quyết 26 Hội nghị lần thứ 7, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn;
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX (từ ngày 05 đến
08/10/2010), đã đưa Chương trình xây dựng nơng thơn mới là 01 trong 18 chỉ
tiêu chủ yếu của thành phố, chỉ đạo “xây dựng mơ hình nơng thơn mới xã hội
chủ nghĩa văn minh, giàu đẹp, kinh tế phát triển và giữ gìn, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường”; Nghị quyết Thành ủy số 04-NQ/TU
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 5 (khóa IX), ngày 12
tháng 7 năm 2011, trong đó nêu chỉ tiêu phấn đấu: chú trọng đầu tư và huy
động các nguồn lực trong các thành phần kinh tế và nhân dân để hồn thành
sớm Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015.
Nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu “Củng cố và nâng cao chất
lượng thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới” đề ra trong Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020, ngày 19 tháng
8 năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Quyết định số 4296/QĐ-



20

UBND, về Ban hành Bộ tiêu chí về nơng thơn mới theo đặc thù vùng nơng
thơn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, quy định cụ
thể nội dung tiêu chí số 06 phải đạt ba tiêu chí: đạt tiêu chí xã có nhà văn hóa
hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao
của tồn xã; đạt tiêu chí Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em
và người cao tuổi theo quy định và 100% ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh
hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
Bên cạnh đó, nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống cơng
trình phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa – thể thao trên địa bàn các xã xây
dựng nông thôn mới đảm bảo theo tiêu chí số 06, ngày 25 tháng 11 năm
2016, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 6183/QĐUBND về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn vùng nơng thơn Thành phố Hồ
Chí Minh. Phấn đấu đạt tiêu chí Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã (liên xã,
cụm) được hoàn thiện đầy đủ đáp ứng như cầu hoạt động và có bộ máy hoạt
động hiệu quả theo Quy chế về tổ chức và hoạt động do Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành tại Quyết định số 4360/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 8 năm
2014.
Với những chủ trương, chính sách nêu trên của thành phố đã góp phần
tạo điều kiện cho chính quyền địa phương các quận, huyện trên địa bàn trong
có huyện Củ Chi xây dựng và đưa vào hoạt động các Trung tâm văn hóa –
thể thao, góp phần hồn thành tiêu chí số 06. Tuy nhiên, việc hoạt động cũng
như những đóng góp của các thiết chế văn hóa trên trong q trình xây dựng
nơng thôn mới của xã vẫn chưa thật sự phát huy tác dụng, vẫn cịn một số bất
cập trong q trình hoạt động.
1.2.3. Về phía Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
Ngày năm 2009, Huyện ủy Củ Chi đã ban hành Quyết định số 2310-



×