Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Giải pháp tăng cường thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới cấp xã huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TIẾN THIỆP

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI TIÊU CHÍ MÔI
TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP
XÃ HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Thiệp

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Viết Đăng, người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nông nghiệp & Chính sách, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức tại Phòng tài
nguyên và môi trường huyện Văn Lâm, phòng kinh tế hạ tầng huyện Văn Lâm và đơn vị
các xã, thị trấn trong địa bàn huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Thiệp

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ii
Mục lục ...........................................................................................................................iii
Danh mục bảng .................................................................................................................
v Danh mục hình .................................................................................................................
vi

Trích

yếu

luận

..........................................................................................................vii

văn
Thesis


abstract.................................................................................................................. ix Phần
1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.
2

Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................

1.2.1.
2

Mục tiêu chung ...................................................................................................

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.
3

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................

1.4.
3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................


1.4.1.
3

Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................

1.4.2.
3

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................

1.5.
4

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới ......................................................................................... 5
2.1.
5

Cơ sở lý luận về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ................

2.1.1.

Khái niệm về môi trường và tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới .............................................................................................................. 5

2.1.2.


Đặc điểm, vai trò, mục tiêu và nguyên tắc thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới ......................................................................... 17

2.1.3.
23

Nội dung thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới..........

2.1.4.

Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới
.................................................................................................................... 29
3


2.2.
31

Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới ...........

2.2.1.

Kinh nghiệm trong quản lý môi trường nông thôn ở một số quốc gia trên
thế giới .............................................................................................................. 31

2.2.2.

Kinh nghiệm thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn
mới tại một số địa phương trong nước ............................................................. 35


4


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm áp dụng cho huyện Văn Lâm ......................................... 40

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 42

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 42

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 51

3.2.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 51

3.2.2.


Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................... 52

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 54

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 54

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 56
4.1.

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
văn lâm ............................................................................................................. 56

4.1.1.

Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện tiêu chí môi trường .............. 56

4.1.2.

Thành lập bộ máy chỉ đạo................................................................................. 57

4.1.3.

Tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện bảo vệ môi trường....... 60

4.1.4.


Huy động các nguồn lực cho hoạt động thực hiện tiêu chí môi trường trên
địa bàn huyện .................................................................................................... 66

4.1.5.

Thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới .................. 72

4.1.6.

Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí môi trường tại huyện Văn Lâm ..................... 88

4.2.

Giải pháp tăng cường thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện văn lâm ............................................................... 90

4.2.1.

Định hướng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Văn Lâm............................................................................. 90

4.2.2.

Một số giải pháp tăng cường thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới.......................................................................................... 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 101
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 101


5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

5.2.1.

Đối với Trung ương ........................................................................................ 101

5.2.2.

Đối với tỉnh Hưng Yên ................................................................................... 102

5.2.3.

Đối với huyện Văn Lâm ................................................................................. 102

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 103
Phụ lục ........................................................................................................................ 106

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu, thời tiết huyện Văn Lâm giai đoạn
2010 – 2015................................................................................................... 43
Bảng 3.2. Tình hình đất đai của huyện Văn Lâm qua 3 năm 2013 – 2015 ................... 46
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Lâm, 2013- 2015 .................. 48
Bảng 3.4.
50


Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Văn Lâm qua 3 năm 2013 – 2015 ......

Bảng 3.5. Phân bổ mẫu điều tra khảo sát ...................................................................... 53
Bảng 4.1. Quy hoạch đất xây dựng bãi chôn lấp rác thải và điểm đặt thùng
Container gom rác thải trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................... 56
Bảng 4.2.
57

Mức hỗ trợ xây dựng các bãi chôn lấp và điểm Container thu gom rác thải .....

Bảng 4.3. Các hình thức tuyên truyền người dân tham gia bảo vệ môi trường............. 61
Bảng 4.4. Nội dung tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường................................... 63
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được tuyên
truyền, vận động trong các hộ dân ................................................................
65
Bảng 4.6. Thực trạng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn huyện Văn Lâm....... 66
Bảng 4.7. Đánh giá mức sẵn lòng tham gia hoạt động cải tạo môi trường ................... 67
Bảng 4.8. Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch NTM ........................ 69
Bảng 4.9. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động BVMT cấp huyện ............................... 71
Bảng 4.10. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện ................................ 73
Bảng 4.11. Tổng hợp hoạt động của các mô hình dịch vụ thực hiện tiêu chí chất
thải nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................................. 74
Bảng 4.12. Tình hình dân cư và bố trí các khu vực dịch vụ đời sống xã hội trong
khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 75
Bảng 4.13. Tình hình thu gom rác thải của hộ dân huyện Văn Lâm ............................... 76
Bảng 4.14. Tình hình xử lý rác thải mềm của hộ dân huyện Văn Lâm........................... 80
Bảng 4.15. Tình hình xử lý rác thải rắn của hộ dân ........................................................ 83
Bảng 4.16. Tỷ lệ doanh nghiệp có hệ thống xử lý môi trường ở huyện Văn Lâm
năm 2015 theo các ngành nghề ..................................................................... 85

Bảng 4.17. Thực trạng thực hiện tiêu chí quy hoạch và xây dựng nghĩa trang trên
địa bàn huyện Văn Lâm ................................................................................ 87
Bảng 4.18. Thực trạng vi phạm môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh ............... 89
Bảng 4.19. Mức phí VSMT đề xuất tại huyện Văn Lâm ................................................ 99
5


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Nguyên tắc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ... 22
Sơ đồ 4.1. Phân cấp thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Văn Lâm... 58
Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường tại huyện Văn Lâm
................... 59
Sơ đồ 4.3. Cơ cấu tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm thực tiêu chí MT ............................ 89

6


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Tiến Thiệp
Tên Luận văn: Giải pháp tăng cường thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới cấp xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới, đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới ở cấp xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường việc thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở cấp

xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
Tác giả đã thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp về thực thi tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới ở cấp xã huyện Văn Lâm thông qua các tài liệu, báo cáo
đã được công bố và thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với 90
hộ dân và 30 cán bộ quản lý, công nhân công ty môi trường trên địa bàn huyện. Từ các
số liệu thu thập được tác giả sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp so sánh để phân tích thực trạng những kết quả đạt được và
những tồn tại hạn chế cần khắc phục trong thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới ở địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Toàn huyện Văn Lâm có 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn. Tính tới thời điểm hiện tại
100% số xã trên địa bàn đã thực hiện xong công tác quy hoạch chung xây dựng nông
thôn mới, tổng điện tích đất quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải và điểm đặt thùng
Container thu gom rác thải với tổng diện tích 21,92 ha. Công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức của các cấp chính quyền, người dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc thực thi tiêu chí môi trường đã được huyện quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình
thức cụ thể như tích cực tham gia hưởng ứng phong trào “Vệ sinh môi trường nông
thôn”, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vân động nhân dân thực hiện
Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn huyện,.... Định kỳ
hàng năm các tổ chức xã hội tổ chức các phong trào trồng cây xanh công cộng, trồng
cây trên đường giao thông, đường trục chính nội đồng. Về thực tế kết quả các tiêu chí
môi trường, trên địa bàn huyện mới chỉ có 6% số hộ được dùng nước máy, còn lại đều
sử dụng nước giếng khoan. Công tác thu gom và xử lý rác thải mặc dù đã đạt được
những kết quả nhất định, đường làng ngõ xóm đã cơ bản sanh sạch đẹp, tuy nhiên tại
một số nơi, đặc biệt là ở các làng nghề vẫn còn hiện tượng người dân vất rác thải không
đúng nơi quy định, tình trạng bao bì, chai lọ trong sản xuất nông nghiệp vẫn bị thải

vii


thẳng ra môi trường. Đối với các cơ sở sản xất kinh doanh, trên địa bàn huyện có gần

300 doanh nghiệp và hợp tác xã cùng hàng ngàn hộ cá thể, tuy nhiên chỉ 19,23% số cơ
sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải rắn, và 6,01% cơ sơ có hệ thống xử lý nước thải,
đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường vừa gây ảnh hưởng đến
hoạt động của cơ sở sản xuất. Công tác quy hoạch và xây dựng nghĩa trang đã được
quan tâm, tuy nhiên, bên cạnh nghĩa trang liệt sĩ được quy hoạch, xây dựng một cách
bài bản, thì nghĩa trang nhân dân ở các địa phương trên địa bàn huyện hầu như chưa
được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí môi trường đã
được thực hiện ở cả ba cấp chính quyền thôn, xã và huyện. Qua kiểm tra cho thấy hiện
nay chỉ có 93% cơ sở sản xuất cam kết không gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên hiện
nay các báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được công khai để người dân biết
và có sự kiểm tra chéo thông tin. Việc kiểm tra của cấp chính quyền thôn chưa thực sự
sát sao, do đó vẫn còn tình trạng người dân không thực hiện đúng theo quy định việc thu
gom và xử lý chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất của mình.
Một số giải pháp nhằm tăng cường thực thi thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới trện địa bàn huyện Văn Lâm bao gồm: Tăng cường
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thực hiện tiêu chí môi trường trên
địa bàn huyện; Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của cộng
đồng trong công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử
lý vi phạm làm ảnh hưởng tới môi trường; Áp dụng biện pháp kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tăng nguồn vốn đầu tư cho
công tác bảo vệ môi trường…

8


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Tien Thiep
Thesis title: Solutions to strengthen enforcement of environmental criteria in the
construction of new rural commune, Van Lam District, Hung Yen Province
Major:Economic Management


Code: 60.34.04.10

Research theoretical basis and practical implementation of environmental
criteria in building new rural areas, assess the status of implementation of
environmental criteria in the new rural construction in Van Lam district, Hung Yen
province, from which propose measures to strengthen the enforcement of environmental
criteria in the new rural construction in Van Lam district, Hung Yen province in the
coming time.
The author has collected the secondary data and primary enforcement of
environmental criteria in the new rural construction in Van Lam district through the
documents, published reports and through direct interviews by questionnaires to 90
households and 30 management staff, the company's environmental work in the district.
From the data collected by the author using the method of analysis included descriptive
statistical method, comparative method to analyze the situation of the achievements and
shortcomings to overcome limitations in practice implementation of environmental
criteria in the new rural construction in Van Lam district, Hung Yen province.
Van Lam district has 11/11 communes and towns in the province. Up to the
present time 100% of communes in the province have done the planning of new rural
construction, the total land area planning landfills and garbage bins set point Container
for garbage collection total area of 21.92 hectares. Propaganda to raise awareness of the
authorities, the people of purpose, meaning and importance of the implementation of
environmental criteria have been districts concerned, carried out in various forms such
as area specific participate in response to the "rural Sanitation", corrective thinking in
wait, dependence on the State, motivate people to implement emulation movement
"Together to build a new countryside" in the area district, .... every year the society
organizes the movement of public tree planting, planting of trees on roads, main roads
inland. About the results of the examination of the environmental criteria, in the district,
only 6% of households use tap water, the rest were using well water. The collection and
treatment of waste although has achieved certain results, hamlet roads were basically

being clean, but in a place, especially in the villages are still phenomenal people do not
throw garbage at the prescribed places, the status of packaging, bottles in agricultural

9


production has been discharged directly into the environment. For business-establish
production base, the district has nearly 300 enterprises and cooperatives with thousands
of individual households, but only 19.23% of the production base systematic solid waste
handling , and 6.01% of the systematic application of wastewater treatment, this is the
main cause leading to environmental pollution recently affecting the operation of
production facilities. The planning and construction of the cemetery was concerned,
however, beside the cemetery of martyrs is planning to build a basically, the public
cemeteries in the localities in the district hardly get adequate attention. The inspection
of the implementation of environmental criteria have been made in all three levels of
government villages, communes and districts. Through examination showed that only
93% of current production facility commitments do not pollute the environment, but
now the report of environmental impact assessment has not been publicly so that people
know and have the test cross information. The inspection of the village authorities are
not really close, so that the local people still do not comply with the provisions for the
collection and treatment of waste in daily life and in their production.
A number of measures to strengthen the enforcement of environmental criteria
implemented in the new rural construction in the district Van Lam include: Enhancing
training to improve the quality of human resources in the implementation of local
environmental criteria districts; Promoting advocacy, raising awareness and the role of
the community in environmental protection; Strengthen inspection, supervision,
handling violations affecting the environment; Apply economic measures, restructuring
the economy towards environmentally friendly, increase capital investment for
environmental protection ...


1
0


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay không
riêng gì ở thành phố, các khu công nghiệp, mà ngay ở địa bàn nông thôn tình
trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên bức xúc. Quá trình gia tăng dân số và đói
nghèo ở vùng nông thôn đã gây sức ép rất lớn đến việc sử dụng tài nguyên ngày
càng nhiều gây tác động lớn đến hệ sinh thái và môi trường. Cùng với đó, vấn đề
đô thị hóa cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường nông thôn, hệ lụy của vấn đề đó là
nông thôn đang trở thành sân sau của đô thị, gây ảnh hưởng đến môi trường sống
của người dân nông thôn.
Để góp phần đưa vùng nông thôn phát triển một cách toàn diện, bền vững,
đáp ứng yêu cầu về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí thứ 17 là tiêu chí về môi
trường. Như vậy, một địa phương khi được công nhận là nông thôn mới khi đã
đạt được các tiêu chí về môi trường, bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu
chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các
hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo
quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Văn Lâm là huyện nằm về phía tây Bắc tỉnh Hưng Yên, phía Bắc và tây
Bắc giáp thành phố Hà Nội. Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn ; tổng diện tích tự
nhiên là 7.443,25 ha. Dân số hiện nay trên 117.064 người, mật độ phân bố dân số
2

bình quân trên địa bàn huyện là 1.571 người/ km . Huyện có một số tuyến đường
2


chính như Quốc lộ 5A (Chiều dài qua huyện khoảng 7 km ), đường sắt Hà Nội –
Hải Phòng, đường 196, đường 206, và tuyến đường 19 chạy dọc theo chiều dài
huyện. Tính đến 31/8/ 2015 trên địa bàn huyện đã có 10/11 xã, thị trấn được
UBND tỉnh cho phép tiếp nhận đầu tư 254 dự án với diện tích xin thuê khoảng
1087,08ha ( trong đó công ty thực hiện tiêu chí khai thác khu công nghiệp Phố
Nối A tính là 01 dự án vì các dự án thuê lại đất của công ty thực hiện tiêu chí
khai thác khu công nghiệp Phố Nối A thuộc thực hiện tiêu chí của ban thực hiện
tiêu chí các khu công nghiệp tỉnh và không tính các dự án thuê nhà xưởng) và
nhiều làng nghề truyền thống sản xuất gây ô nhiễm môi trường như tái chế phế
liệu nhựa ở thôn Minh Khai – thị trấn Như Quỳnh, tái chế kim loại màu – xã Chỉ

1


Đạo, làng nghề đậu phụ ở thôn Xuân Lôi – xã Đình Dù; làng nghề sản xuất đồ gỗ
tại thôn Ngọc – xã Lạc Đạo; làng nghề đúc đồng Lộc Thượng – xã Đại Đồng,
lành nghề chế biến thuốc nam, thuốc bắc tại xã Tân Quang.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của huyện. Tuy nhiên với thực
trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn như hiện nay, việc thực hiện tiêu chí số 17
trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đối với địa phương tương
đối khó khăn. Bởi lẽ, hiện nay tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
theo quy chuẩn quốc gia trên địa bàn nông thôn chưa bảo đảm yêu cầu, tỷ lệ đạt
thấp. Các hộ chăn nuôi gia đình dù đã xử lý môi trường nhưng vẫn không triệt để
gây thất thoát xả thải ra môi trường. Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận mà “bán
rẻ lương tâm”, bất chấp tính mạng và sức khỏe của người dân, còn có hành vi che
giấu sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, các cơ sở sản xuất kinh
doanh đa phần nhỏ lẻ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, việc xử lý môi trường là tự phát,
chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường; các làng nghề chưa được quy
hoạch, gây ô nhiễm môi trường; ý thức của chủ doanh nghiệp chưa cao, còn tư

tưởng chạy theo lợi nhuận... là những nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường.
Thêm vào đó, việc quan tâm quy hoạch nghĩa trang đạt chuẩn, tăng cường trồng
cây xanh để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường; mỗi xã cần phải có nơi thu
gom, xử lý nước thải, chất thải, biết rằng, đây là vấn đề khó thực hiện triệt để do
quỹ đất cũng như kinh phí hạn hẹp.
Chính vì các lý do trên, việc bảo vệ môi trường hiện không chỉ là nhiệm
vụ chính trị của địa phương nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới
mà còn là vấn đề cấp thiết trong việc xây dựng một khu vực nông thôn phát triển
bền vững, ổn định và bảo đảm chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân. Xuất
phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
tăng cường thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới cấp xã
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn
mới, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc thực thi tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới cấp xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn
cấp xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Đề ra một số giải pháp tăng cường thực thi tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới cấp xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới là gì? Có điểm gì
giống và khác nhau so với tiêu chí môi trường nói chung?
- Các quy định hiện hành trong thực thi tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay?
- Các nội dung thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
hiện nay bao gồm những gì?
- Hiện trạng thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm trong thời gian qua? Các kết quả đạt được và
tồn tại hạn chế cần khắc phục?
- Các giải pháp nào áp dụng để tăng cường thực thi tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm trong thời
gian tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thực thi tiêu chí môi trường trong quá
trình xây dựng nông thôn mới cấp xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Đối tượng điều tra: Các công ty, tổ chức thu gom, thực hiện tiêu chí môi
trường ở nông thôn; Các hộ nông dân đang sinh sống tại các xã đang xây dựng
nông thôn mới; Cán bộ huyện, xã.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường và những giải pháp
đẩy mạnh thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng dựng nông thôn mới cấp
xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

3


- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi các xã xây dựng nông
thôn mới ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập số liệu có liên quan từ năm 2013 2015 để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá, so sánh.

1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Vận dụng và bổ sung vào lý luận, các khái niệm, phương pháp và nội
dung thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Đây là nguồn
tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, môi
trường nông thôn và thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
- Đã luận giải thực trạng, đề ra các giải pháp nhằm tăng cường thực thi
tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các cơ quan
hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới cấp xã của huyện Văn Lâm và
tỉnh Hưng Yên.
- Là nghiên cứu đầu tiên về thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, có sự kết
hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống phù hợp với đặc điểm địa bàn và
nội dung đề tài nghiên cứu.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI TIÊU
CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Khái niệm về môi trường và tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
* Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Tuy nhiên
nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến định nghĩa đưa ra trong luật bảo vệ
môi trường của Việt nam, có những khái niệm đáng chú ý sau đây:

Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik “môi trường địa lí là bộ phận
tự nhiên của Trái Đất bao quanh con người, xã hội loài người trong lúc này ở vào
tình trạng phối hợp hành động với bộ phận tự nhiên đó một cách trực tiếp, nghĩa
là bộ phận tự nhiên đó có liên quan gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản
xuất của con người” (trích dẫn bởi Nguyễn Thế Chính, 2003).
Theo định nghĩa của UNESCO được đưa ra năm 1981 thì “môi trường của
con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người
tạo ra, trong đó con người sống và bằng lao động của mình, khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người”
(trích dẫn bởi Nguyễn Thế Chính, 2003).
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: ”Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật” (Quốc hội, 2014).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người. Là tập hợp tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến
các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội
loài người và các thể chế. Môi trường theo nghĩa hẹp có thể được xem xét theo
các nội dung khác nhau như: Môi trường tự nhiên (thường gọi tắt là môi trường)

5


chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố vật chất liên quan đến chất lượng
cuộc sống của con người; Môi trường xã hội là xem xét đến các yếu tố xã hội tác
động trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống (Phùng Hữu Phú và cs, 2016).
Cũng đề cập tới khái niệm môi trường tự nhiên, theo tác giả Nguyễn Thế
Chính (2003): “Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước,
ánh sáng mặt trời, động thực vật… Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài

nguyên tự nhiên cho ta như không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cây, chăn nuôi, các loại khoáng sản cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng,
đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp giải trí tăng khả năng sinh lý
của con người.” (Nguyễn Thế Chính, 2003).
Như vậy, môi trường sống của con người theo định nghĩa rộng là tất cả
các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như
tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã
hội... Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu môi trường
theo nghĩa hẹp là môi trường tự nhiên, bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân
tố vật chất liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người.
* Tiêu chuẩn môi trường
Để có những căn cứ nhằm đánh giá chất lượng của môi trường phải sử
dụng các tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực,
giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để thực hiện tiêu chí môi
trường.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và thực hiện tiêu chí được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và thực hiện tiêu chí được các cơ quan nhà nước và các tổ
chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường (Quốc
hội, 2014).
Tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học
liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức thực hiện tiêu chí
6



và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống
tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và
ven biển, nước thải v.v...
Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v...
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản
xuất nông nghiệp.
Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng
sinh học.
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử,
văn hoá.
Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng
sản trong lòng đất, ngoài biển v.v... (Quốc hội, 2014).
Hiện nay nước ta có trên 200 tiêu chuẩn môi trường quy định về chất
lượng môi trường, đây là cơ sở để chúng ta đo mức độ chuẩn của môi trường,
đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá mức độ vi phạm môi trường có liên quan.
Tuy nhiên trong phạm vi đề tài chúng tôi sử dụng tiêu chí số 17 trong bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới làm căn cứ đánh giá thực trạng môi trường
nông thôn.
* Ô nhiễm môi trường
Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam thì “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật (Quốc hội, 2014).
Từ khái niệm về tiêu chuẩn môi trường, ô nhiễm môi trường được định
nghĩa là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Như vậy, ta có thể thấy khái niệm ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào hai yếu tố:
tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác
động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như làm thay đổi gen di

truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức khỏe con
người. Tác động cũng có thể mang tính hóa học như ảnh hưởng của mưa axit đối
với các công trình, nhà cửa...

7


Quan niệm của thế giới cho rằng ô nhiễm môi trường được hiểu là việc
chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây
hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất
lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải dạng khí (khí
thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý,
sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ
được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác
nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật
liệu. (Nguyễn Thế Chính, 2003).
Ô nhiễm môi trường được chia làm ba loại chính đó là ô nhiễm môi
trường nước, ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường đất. Ngoài
ra, sự mất cân bằng sinh thái, sự giảm sút của mức độ đa dạng sinh học hay hàm
lượng chất thải rắn cao cũng là những loại ô nhiễm môi trường.
* Quản lý môi trường
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Theo
một số tác giả, quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính là về môi trường
và quản lý của các doanh nghiệp, các khu dân cư về môi trường.
Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội
dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp,
khu vực dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là
tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo
ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe của người lao động, dân cư sống trong khu vực
chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất.

Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổng hợp
các biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với
mục đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu
cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng
của trái đất -“phát triển bền vững”.
Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ môi
trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững
và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội” (Phan Như Thúc, 2002).
Cũng theo Phan Như Thúc (2002), quản lý môi trường được thực hiện
bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ,

8


xã hội, văn hóa, giáo dục... Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp
với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường
được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản
xuất, hộ gia đình,...
Mục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự
cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, phát
triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm
năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương
lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu
phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi
theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia
Như vậy có thể đi đến khái niệm về Quản lý môi trường là quá trình được
thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật,
công nghệ, văn hóa, giáo dục... Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích
hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
2.1.1.2. Khái niệm nông thôn mới

* Khái niệm nông thôn mới
Để tìm hiều về khái niệm nông thôn mới trước hết ta phải hiểu rõ khái
niệm về nông thôn. Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều
góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của
nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những
đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ
chế kinh tế... vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được thực hiện tiêu chí bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân
dân xã (Bộ nông nghiệp & PTNT, 2009). Và mới đây nhất Bộ Nông nghiệp &
PTNT đã đưa ra khái niệm về nông thôn tại Thông tư số 41/2013/TTBNN&PTNT theo đó “Nông thôn là phần lãnh thổ được thực hiện tiêu chí bởi
cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” (Bộ nông nghiệp & PTNT, 2013).
Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới là một chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước, được các chính quyền các cấp từ trung ương tới địa phương, các
ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, tập thể và cá nhân quan tâm,

9


thực hiện. Theo Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì Nông thôn mới được hiểu là:
- Nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội – nông thôn ổn định. Giàu bản sắc văn hóa dân tộc
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường (Ban Chấp hành TW, 2008).
Như vậy, theo Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, nông thôn mới

là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Nông thôn mới có năm nội dung cơ bản. Thứ nhất là nông thôn có làng xã
văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng
hóa. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao. Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển. Năm là xã hội
nông thôn được thực hiện tiêu chí tốt và dân chủ. Những nội dung trên có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình thực hiện cần phải giải quyết đồng bộ
và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò người nông dân trong công
cuộc xây dựng nông thôn mới ở nước ta ngày càng văn minh, hiện đại .
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới là căn cứ để các địa phương chỉ đạo
việc xây dựng, phát triển nông thôn mới; là cơ sở để đánh giá công nhận xã đạt
tiêu chuẩn nông thôn mới (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009). Như vậy, theo quy
định trên của Bộ Nông nghiệp & PTNT thì có thể hiểu xã nông thôn mới là
những xã đạt 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Khi đề cập đến NTM, chúng ta cần phải phân biệt với nông thôn cũ. Có sự
khác biệt nào giữa NTM và nông thôn cũ? Thực tế, mới và cũ ở đây không phải
là một trạng thái đối lập và tách biệt như bản thân thuật ngữ vốn ám chỉ. Sự phát
triển từ nông thôn cũ sang NTM không phải là bước nhảy từ trạng thái A sang
10


trạng thái B hoàn toàn khác, mà là một quá trình tiến triển biện chứng từ A lên
A+. Các tiêu chí đề ra các ngưỡng (biểu thị ở các thang đo ví dụ như tỷ lệ (%),
đạt/không đạt, có/không có) mà ở đó một xã thoát khỏi nông thôn cũ và tiến lên

NTM (Bùi Quang Dũng và cs, 2015).
Thực tế, định nghĩa NTM cần gắn với khái niệm XDNTM, trong đó, khái
niệm đầu là mục tiêu, đích đến, khái niệm sau là hành động cần thực hiện. Nghị
quyết 24/2008/NQ-CP về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày 28 tháng 10 năm 2008, tóm lược
nội dung XDNTM là “xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo
hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái gắn
với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ” (Chính phủ, 2008).
Theo Trường chính trị Trần Phú Hà Tĩnh (2013) thì Nông thôn mới là
nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không
ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông
dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát
triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát
triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ
và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái
được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững
an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Như vậy, NTM là một trạng thái phát triển cao, toàn diện của xã hội nông
thôn, kết hợp đầy đủ các khía cạnh từ kinh tế, sản xuất tới phát triển văn hóa,
giáo dục, môi trường, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và hệ thống chính trị.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên thì việc xây dựng mô hình phát triển
nông thôn mới được xác định là một quá trình chuyển đổi căn bản chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ hướng cung sang hướng vào nhu cầu thị
trường và xã hội. Đồng thời đảm bảo sự tham gia tối đa của người dân vào quá
trình phát triển theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm,
dân kiểm tra, dân thực hiện tiêu chí thành quả và dân hưởng lợi". Đây là cơ sở để
phát huy nội lực, hướng vào xây dựng tính bền vững cho việc phát triển.
Mô hình nông thôn mới là tập hợp các hoạt động qua lại để cụ thể hoá các

chương trình phát triển nông thôn; mô hình nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực

11


khan hiếm về tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản
phẩm hay dịch vụ trong một thời gian xác định và thỏa mãn các mục tiêu về kinh
tế, xã hội và môi trường cho sự phát triển bền vững ở nông thôn.
Đây là quan điểm có tính khái quát và có tính mạch lạc về mô hình phát
triển nông thôn mới. Như vậy mô hình phát triển nông thôn mới có đặc điểm
chung nhất là gắn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
* Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn
nhằm tạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật
chất, văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ
sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân. Căn cứ vào
điều kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ,
khả năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thôn
mới cho phù hợp.
Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây dựng nông
thôn mới là việc thực hiện 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, bao gồm:
2.1.1.3. Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn
mới;
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Tiêu chí 2: Giao thông

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT;
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT;
- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa;
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện.
Tiêu chí 3: Thủy lợi
12


- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh;
- Tỷ lệ km kênh mương do xã thực hiện tiêu chí được kiên cố hóa.
Tiêu chí 4: Điện
-

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
Tiêu chí 5: Trường học
- Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở
vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL;
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ
VH-TT-DL.
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
- Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.
Tiêu chí 8: Bưu điện
- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông;

- Có Internet đến thôn.
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
- Nhà tạm, dột nát;
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Tiêu chí 10: Thu nhập
- Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của
tỉnh. Tiêu chí 11: Hộ nghèo
- Tỷ lệ hộ nghèo.
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
- Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

13


×