BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC SINH
TỰ ĐỘNG HĨA HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN CẤP HUYỆN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC THƯ VIỆN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC SINH
TỰ ĐỘNG HĨA HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN CẤP HUYỆN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học thư viện
Mã số: 8320203
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THẾ DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là do chính tơi thực hiện và hồn thành trên cơ sở
được Giảng viên hướng dẫn khoa học đóng góp ý kiến về các vấn đề nghiên cứu trong
lĩnh vực thư viện.
Tôi đã tự tìm kiếm, nghiên cứu và tổng hợp phần lý thuyết trong suốt quá trình
học tập cũng như thực tiễn công tác trong ngành thư viện.
Các tài liệu tham khảo được nêu ở phần cuối của luận văn.
Luận văn không sao chép nguyên bản từ bất kỳ một nguồn tài liệu nào khác.
Nếu có vi phạm, tơi xin chịu mọi trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2021.
Học viên
Nguyễn Ngọc Sinh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Nguyễn Thế Dũng
– người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Xin gửi tới lời cảm ơn sâu sắc tới tồn thể các thầy cơ giáo khoa Thơng tin – Thư
viện trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, các thầy cơ giáo trực tiếp giảng dạy
cung cấp những kiến thức tôi đã thu thập được trong quá trình học tập tại trường, những
kiến thức đã giúp tơi hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn các tác giả có tài liệu mà tơi đã dùng để nghiên cứu, so sánh, đối chiếu
trong quá trình viết luận văn.
Xin cảm ơn thư viện tỉnh Bình Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn các đồng nghiệp trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2021.
Học viên
Nguyễn Ngọc Sinh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ............................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................9
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................11
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......13
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................13
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................13
1.1.2. Tầm quan trọng của tự động hóa hoạt động thư viện ..................................18
1.1.3. Xu hướng tự động hóa hoạt động thư viện ..................................................20
1.1.4. Điều kiện để thực hiện tự động hóa thư viện ..............................................24
1.1.5. Nội dung cơng tác tự động hóa hoạt động thư viện ....................................27
1.2. Tổng quan về hệ thống thư viện cấp huyện tại tỉnh Bình Định..........................28
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện cấp huyện .............................................30
1.2.2. Năng lực của thư viện..................................................................................32
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................37
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỰ ĐỘNG HĨA HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN CẤP HUYỆN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH ....................................38
2.1. Q trình thực hiện cơng tác tự động hóa các thư viện cấp huyện
tại tỉnh Bình Định ...............................................................................................38
2.1.1. Chủ trương, chính sách và nhận thức về tự động hóa hoạt động thư viện ..40
2.1.2. Nguồn nhân lực ...........................................................................................43
2.1.3. Người sử dụng thư viện ...............................................................................45
2.1.4. Tài nguyên thông tin, sản phẩm và dịch vụ thư viện ..................................47
2.2. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện ...........55
2.2.1. Hoạt động bổ sung và xử lý kỹ thuật tài liệu...............................................55
2.2.2. Tổ chức bộ máy tra cứu, tổ chức tài liệu và lưu thông tài liệu ....................60
2.2.3. Hoạt động thống kê thư viện .......................................................................67
2.2.4. Hoạt động phát triển và khai thác thư viện số .............................................68
2.2.5. Triển khai trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và các dịch vụ thư
viện trên không gian mạng ....................................................................................69
2.3. Đánh giá và nhận xét mức độ ứng dụng công nghệ của các thư viện cấp huyện
...................................................................................................................................71
2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá.....................................................................................71
2.3.2 Nội dung đánh giá ........................................................................................72
2.4. Nhận xét chung về cơng tác tự động hóa của các thư viện cấp huyện ...............81
2.4.1. Thành tựu và nguyên nhân ..........................................................................81
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân..............................................................................83
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................86
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC
TỰ ĐỘNG HĨA HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN CẤP HUYỆN
TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH ...............................................................................87
3.1. Chủ trương, định hướng, mục tiêu hiện đại hóa thư viện cấp huyện trong giai
đoạn 2021-2025 .........................................................................................................87
3.2. Các giải pháp chủ yếu mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác tự động hóa thư
viện cấp huyện. ..........................................................................................................88
3.2.1. Xây dựng, hồn thiện chính sách, quy chuẩn kỹ thuật về thư viện và ứng
dụng công nghệ trong thư viện. .............................................................................89
3.2.2. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bảo đảm triển khai,
vận hành thư viện số và tự động hóa các thư viện cấp huyện. ..............................91
3.2.3. Cải tạo khơng gian thư viện theo hướng hiện đại hóa .................................93
3.2.4. Đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện ............94
3.2.5. Phát triển thư viện số .................................................................................105
3.2.6. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................109
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................112
KẾT LUẬN .................................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................115
PHỤ LỤC ....................................................................................................................122
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nội dung đầy đủ
Tiếng Việt
Bộ VHTT&DL
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CNTT
Cơng nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
NVTV
Nhân viên thư viện
NSDTV
Người sử dụng thư viện
QTTV
Quản trị thư viện
TĐH
Tự động hóa
TĐHTV
Tự động hóa thư viện
TVCH
Thư viện cấp huyện
TVH
Thư viện huyện
TVT
Thư viện tỉnh
TVTX
Thư viện thị xã
TĐHTVCH
Tự động hóa hoạt động thư viện cấp huyện, gọi tắt là tự
động hóa thư viện cấp huyện
VHTTTT
Văn hóa, Thông tin và Thể thao
UBND
Ủy ban Nhân dân
Tiếng Anh
AI
Artificial intelligence – Trí tuệ nhân tạo
API
Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng
dụng)
BMGF-VN
Bill & Melinda Gates Foundation-Vietnam
Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập
internet tại Việt Nam” do Quỹ Bill and Melinda Gate (Hoa
Kỳ) tài trợ
ERP
Enterprise resource planning (Hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp)
ISBD
International Standard Bibliographic Description
ISBN
International Standard Book Number
IoT
Internet of Thing (Internet Vạn vật)
MARC
Machine-Readable Cataloging
NAS
Network-attached storage
OPAC
Online public access catalog (Mục lục truy cập công cộng
trực tuyến)
QR Code
Quick Response code
RFID
Radio Frequency Identification
RSS
Really Simple Syndication
Website
Trang thông tin điện tử
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Thống kê số lượng NSDTV theo độ tuổi ở các thư viện .............................46
Hình 2.2. Sơ đồ hạ tầng mạng, thiết bị của hệ thống TĐHTV dùng chung ...............50
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình bổ sung tài liệu của các thư viện .......................................55
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình biên mục sao chép tài liệu .................................................58
Hình 2.5. Trang OPAC của TVTX An Nhơn hỗ trợ bạn đọc xác định
vị trí tài liệu tìm thấy trong thư viện............................................................62
Hình 2.6. Mẫu nhãn mã màu được áp dụng tại tại thư viện thị xã An Nhơn ..............64
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình lưu thơng tài liệu ................................................................66
Hình 3.1. Sơ đồ hạ tầng kỹ thuật thơng tin mở rộng ...................................................92
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống quản lý tịa nhà thơng minh Home Assistant (HASS) .......94
Hình 3.2. Hình ảnh thử nghiệm ứng dụng di động của thư viện thị xã An Nhơn .......99
Hình 3.3. Báo cáo biểu đồ phân tích thống kê lượt sử dụng tài liệu. ........................101
Hình 3.4. Giao diện mượn liên thư viện dành cho NSDTV được thử nghiệm
giữa hai TVTX An Nhơn và TVH Tuy Phước ..........................................102
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng người sử dụng và dân số ở các thư viện ......................................46
Bảng 2.2. Danh mục trang thiết bị và kinh phí đầu tư máy chủ ..................................49
Bảng 2.3. Số lượng máy tính tại các thư viện .............................................................49
Bảng 2.4. Số lượng thiết bị và tốc độ đường truyền của các thư viện ........................51
Bảng 2.5. Trang thiết bị của các thư viện cấp huyện ..................................................52
Bảng 2.6. Kinh phí dành cho hoạt động CNTT của các thư viện cấp huyện ..............54
Bảng 2.7. Thống kê tiêu chí bổ sung của các thư viện ................................................56
Bảng 2.8. Tỷ lệ % tài liệu được biên mục sao chép bằng công cụ hỗ trợ ..................59
Bảng 2.9. Tổng hợp nội dung website của các thư viện huyện sử dụng .....................70
Bảng 2.10. Công cụ mạng xã hội được sử dụng của các thư viện ..............................70
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ của các thư viện cấp
huyện trong các hoạt động chuyên mơn ....................................................72
Bảng 3.1. Chi phí linh kiện lắp đặt máy trả sách tự động ...........................................97
Bảng 3.2. Chi phí linh kiện lắp đặt thiết bị Kiosk cảm ứng tra cứu thông tin.............98
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ứng dụng CNTT-TT và các công nghệ mới vào quản lý hoạt động thư viện đã
làm thay đổi nhiều hoạt động trong thư viện theo hướng tự động hóa. Có thể thấy các
thư viện ở Việt Nam hiện nay đang dần chuyển dịch từ mơ hình truyền thống sang hiện
đại, chính sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng thư viện và chính
các thư viện. Ngày nay, mọi người, nhất là giới trẻ tiếp cận với rất nhiều thơng tin, nhưng
bao nhiêu thơng tin chính xác là một nguyên nhân đáng lo ngại. Việc lấp đầy tâm trí họ
bằng những thông tin sai lệch hoặc không xác thực dẫn đến một tương lai khơng tốt đẹp.
Do đó, nhu cầu của một thư viện 'có tổ chức' và 'tiên tiến', nơi mọi người có thể tìm thấy
thơng tin xác thực là rất quan trọng. Thời đại kỹ thuật số kêu gọi các phương pháp kỹ
thuật số biến thư viện trở thành một phần trong cuộc sống học tập của mỗi người.
Sự cần thiết và tầm quan trọng của tự động hóa giúp cho các thư viện được hệ thống
hóa, có tổ chức và thơng minh hơn, điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm sách nhanh
chóng và dễ dàng, khi hầu hết quy trình được tự động hóa, các nhiệm vụ được sắp xếp
hợp lý, giảm đi các công việc lặp đi lặp lại, loại bỏ bớt những nguy cơ sai sót của con
người và tăng hiệu quả đáng kể. Tự động hóa làm giảm chi phí hoạt động của thư viện
theo cách thủ công là rất cao do hàng ngày phải thực hiện nhiều thủ tục giấy tờ, ghi chép,
hơn thế nữa người sử dụng thư viện có thể tìm kiếm chỉ trong thời gian ngắn thơng qua
tra cứu trực tuyến bằng máy tính hoặc điện thoại thơng minh. Ở một khía cạnh khác, tự
động hóa giúp cho thư viện mở ra những hoạt động mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của người sử dụng khi nó tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trên môi trường internet.
Nhiều thư viện cấp huyện (TVCH) ở tỉnh Bình Định đang đối mặt với một số
thách thức để hoàn thành nhiệm vụ của họ khi hầu hết các thư viện chỉ có một người
nhân viên. Mặc dù, có tất cả những lợi thế phát triển CNTT-TT và các khả năng có sẵn
cho lĩnh vực này, các thư viện gặp khó khăn trong việc tự động hố hoạt động thư viện
(TĐHHĐTV) bởi vì họ khơng đủ kinh phí mua sắm các phần mềm thương mại, và nguồn
nhân lực để vận hành.
Năm 2017, Thư viện tỉnh Bình Định (TVBĐ) thực hiện kế hoạch TĐH TVCH
trên địa bàn toàn tỉnh, bằng việc xây dựng hệ thống TĐHTV dựa phần mềm nguồn mở
với mơ hình chia sẻ đến các TVCH trong tỉnh. Ở thời điểm hiện tại, kế hoạch này đã mở
1
rộng và cung cấp cho khoảng 477 thư viện cấp huyện, xã và thư viện trường học (TVTH)
trong toàn quốc. Giải pháp này đã tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng, phần mềm cho
các thư viện cũng như công sức của người làm cơng tác thư viện. Có thể nói, đây là một
giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các TVCH thực hiện TĐH các nhiệm vụ ở mức cơ bản.
Tuy nhiên, thư viện còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác với các hoạt động của
họ, vì vậy việc tìm hiểu và đánh thực trạng TĐH hoạt động thư viện cấp huyện là một
vấn đề cần thiết để tìm ra giải pháp bảo đảm tính bền vững, cũng như mở rộng khả năng
đáp ứng nhu cầu của thư viện trong hiện tại trong tương lai là cần thiết. Chính vì thế tơi
chọn đề tài: “Tự động hóa hoạt động thư viện cấp huyện tại tỉnh Bình Định” để nghiên
cứu và làm viết luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết, khảo sát thực trạng TĐH của 3 thư viện tiêu biểu mang tính
chất đại diện vùng địa lý, kinh tế - xã hội khác nhau. Luận văn đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TĐH ở 3 thư viện cấp huyện nói riêng và các
thư viện cùng cấp nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày những nội dung lý thuyết có liên quan đến đề tài và tổng quan về địa
bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu, trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác tự động hóa hoạt
động 3 thư viện cấp huyện tại tỉnh Bình Định.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tự động hóa hoạt động
ở 3 thư viện cấp huyện nói riêng và các thư viện khác trong tỉnh Bình Định nói chung.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài, trong và ngồi nước đã có các tác giả nghiên cứu, các cơng
trình được tổng quan theo từng phương diện sau:
- Nghiên cứu về lý thuyết tự động hóa thư viện
Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, sự ra đời của bộ môn “tự động hóa
thư viện” nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành thơng tin – thư viện, có một số
giáo trình nghiên cứu về tự động hóa thư viện sau:
Trong nước có nhiều tài liệu nghiên cứu về lý thuyết tự động hóa thư viện:
2
Giáo trình Tin học trong hoạt động Thơng tin – Thư viện, Hà Nội, Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001 của tác giả Đoàn Phan Tân đề cập đến vấn đề cơ bản của Tin học tư
liệu: các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin – thư viện, tự động hóa thư viện, cấu trúc
dữ liệu, lý thuyết cơ sở dữ liệu, thiết kế cơ sở dữ liệu, cấu trúc của hệ quản trị cơ sở dữ
liệu, phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin ứng dụng trong cơng tác thư viện.
Giáo trình Tự động hóa trong hoạt động thông tin – thư viện của Trần Thị Quý
và cộng sự, Nxb. Đại học quốc gia, 2005. Nội dung của tài liệu trên nêu những vấn đề
chung về tự động hố trong hoạt động thơng tin – thư viện. Giới thiệu các trang thiết bị
mới, các quy trình, các phần mềm thông tin – thư viện điện tử đang được sử dụng tại
các cơ quan thông tin – thư viện hiện đại. [43]
Tài liệu Library Automation: Core Concepts and Practical Systems Analysis,
California, Libraries Unlimited, 2014 của tác giả Bilal, Dania, đề cập đến khái niệm,
tổng quan về Tự động hóa thư viện; bao gồm các chủ đề về tự động hóa thư viện, từ thu
thập các yêu cầu của người dùng đến việc triển khai hệ thống đến đánh giá việc sử dụng
hệ thống. [56]
Trong tài liệu Managing Library Automation, tác giả Marlene Clayton đã đề cập
đến cách thiết lập TĐHTV trong bối cảnh chiến lược rộng hơn trong việc sử dụng CNTT,
tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, quản lý; tài liệu cung cấp một số sự thay đổi quan
trọng của hệ thống TĐHTV đã diễn ra trong năm năm gần đây kể từ khi phiên bản đầu
tiên 1992 được xuất bản. [59]
Theo tài liệu Library Automation for 21st Century, New Delhi, Anmol
Publications, 312p. [67], Tác giả Mahender Choudhary cho rằng tự động hóa thư viện
trong thế kỷ XXI dựa trên các hệ thống kết nối với nhau, chia sẻ tài nguyên thông tin
thông qua mạng đổi mới và đảm bảo quyền truy cập công bằng vào nhiều loại thông tin
và người dùng. Với sự phát triển của việc sử dụng mạng internet, nhu cầu thư viện ngày
càng phức tạp, nếu việc tự động hóa hiện tại của một thư viện không phù hợp với môi
trường công nghệ mới nhất của thế kỷ XXI và nếu hệ thống thư viện khơng hoạt động
bình thường, thư viện nên tìm kiếm các hệ thống thư viện mới.
- Nghiên cứu hệ thống tự động hóa thư viện
Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (2014), toàn bộ hoạt động của thư viện được
thực hiện theo một quy trình cơng nghệ. Bởi vậy, quản lý hoạt động thư viện chính là
quản lý quy trình cơng nghệ thư viện. Quy trình cơng nghệ thư viện được chia thành các
3
chu trình thư viện (chu trình đường đi của tài liệu, chu trình tra cứu thư mục, chu trình
yêu cầu của người dùng tin…). Chu trình thư viện lại được chia thành các q trình (ví
dụ, chu trình đường đi của tài liệu được hình thành từ các quá trình: tiếp nhận tài liệu,
xử lý kỹ thuật đơn giản, biên mục, mơ tả…). Q trình lại được chia thành các thao tác
thư viện (ví dụ, q trình tiếp nhận tài liệu gồm các thao tác như: kiểm tra sách mới nhập
theo chứng từ, hố đơn, đóng dấu, dán nhãn…). Thư viện hiện đại đã sử dụng phần mềm
để tự động hố quy trình cơng nghệ thư viện. Nói một cách khác, phần mềm thư viện
chính là sự mơ phỏng quy trình cơng nghệ thư viện nhờ CNTT [46].
Ở Việt Nam, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quy trình ứng dụng hệ thống
TĐHTV nhằm đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng dựa trên các
phần mềm được cung cấp bởi các nhà cung cấp phần mềm:
+ Dương Thị Thu Thủy (2018). Ứng dụng phần mềm Koha tại một số trung tâm
thông tin thư viện của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.[48]
+ Phạm Thị Yến (2015). Nghiên cứu ứng dụng phần mềm thư viện điện tử Libol
tại các thư viện trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt
Nam.
Sự phát triển của CNTT ngày càng tạo điều kiện cho các thư viện dễ dàng thực
hiện tự động hóa hoạt động của mình với một phạm vi lớn hơn. Mơ hình hệ thống
TĐHTV dùng chung mang lại những lợi ích to lớn và là xu hướng của các thư viện đang
áp dụng. Một vài nghiên cứu ở ngoài nước đã đề cập đến một hệ thống thư viện dùng
chung cho các thư viện với mục đích giúp tiết kiệm chi phí hoạt động và làm việc hiệu
quả hơn.
Báo cáo dự án “Mạng lưới thư viện công cộng Kerala” của Jayakrishnan, J S
(2013), đề cập đến một mơ hình hệ thống TĐHTV có thể được cải thiện bằng cách ứng
dụng CNTT và tạo điều kiện cho sự tham gia của các thư viện. Mạng Thư viện Cơng
cộng Kerala (KPLNET) và việc sử dụng chung gói TĐHTV trong tất cả các thư viện
công cộng. [63]
Báo cáo dự án “OpenBiblio ở Armenia: Tự động hóa dành cho các thư viện nhỏ”
của Zargaryan, Tigran (2011) [72]. Cung cấp một chương trình cải thiện cơ sở hạ tầng
CNTT ở các thư viện nông thôn, đề xuất các công cụ TĐH cập nhật có thể được tải
xuống miễn phí từ các trang web của nhà phát triển và dễ dàng điều chỉnh để đáp ứng
4
các yêu cầu của địa phương. Một trong những yếu tố là sự sẵn sàng của các lãnh đạo thư
viện trong việc bắt đầu tự động hóa các quy trình của thư viện, để có thể ln chuyển
sách bằng cơng nghệ hiện đại, bắt đầu sử dụng mục lục trực tuyến thay vì mục lục phích,
khi cơng nghệ đã có sẵn.
Bài viết “Khám phá việc sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa thư viện”
của các tác giả Burney, S. M. A., Naveed-e-Sehar, Burney, S., & Tariq, H., PhD. (2019)
[58] cung cấp một mơ hình mới với sự khác biệt giữa các hệ thống TĐHTV sẵn có và
mơ hình đề xuất. Đưa ra khuyến nghị về kiến trúc triển khai, công nghệ phát triển và cơ
sở hạ tầng của một hệ thống tự động hóa dành cho cho các thư viện công cộng ở Karachi
(Pakistan). Các thư viện công cộng tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là quản lý tri thức
gắn kết trong cộng đồng của họ bằng cách hình thành một trung tâm chia sẻ và phổ biến
kiến thức phù hợp.
- Nghiên cứu hoạt động ứng dụng CNTT của thư viện cấp huyện
Một số bài báo và đề tài liên quan đến khách thể nghiên cứu là thư viện cấp huyện
ở Việt Nam.
“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp nâng cao hiệu quả
tổ chức, hoạt động của thư viện cấp huyện”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 2011 của tác giả Lê Văn Viết (Chủ nhiệm đề tài). [53]
Đề tài trên đã xây dựng cơ sở lý luận, đề ra những giải pháp, lộ trình, các bước
đi cụ thể để ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả CNTT vào tất cả TVCH ở nước ta.
Nhóm nghiên cứu của đề tài đã cung cấp sản phẩm phần mềm quản lý thư viện, được
phát triển trên cơ sở CDS/ISIS 2.3 do UNESCO cung cấp miễn phí. Phần mềm đã được
thử nghiệm tại thư viện huyện Tây Hồ từ tháng 9-11/2011 được một hội đồng gồm các
nhà quản lý, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tin học của TVQGVN, Thư viện Hà
Nội, Vụ Thư viện đồng ý nghiệm thu với những nhận xét về ưu và nhược điểm.
Kiều Thuý Nga (2017), Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống thư viện cơng cộng. Tạp chí Thư viện Việt Nam. – 2017, Số
1, Tr. 4-11 [33].
Vĩnh Quốc Bảo (2020), Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt
động thư viện công cộng tại Việt Nam. Tham luận, Kỷ yếu Hội thảo phục vụ xây dựng
đề án Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện ở Việt Nam
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tr. 41-51
5
[21]. Bài tham luận đề cập đến những chương trình hoặc dự án về ứng dụng khoa học
và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin của các thư viện công cộng tại Việt Nam
trong những năm gần đây. Tác giả cũng đã nhận xét về tự động hóa thư viện cấp huyện
tại tỉnh Bình Định là “mơ hình ứng dụng phần mềm quản trị thư viện mã nguồn mở đầu
tiên và duy nhất (cho đến thời điểm hiện nay) – đáp ứng hiệu quả đối với các thư viện
qui mơ nhỏ như quận/huyện, xã.
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến thư viện cấp huyện đã đưa ra giải
pháp các thư viện cần phải có sự đầu tư mạnh về hạ tầng thông tin cũng như yêu cầu đòi
hỏi phải đầu tư nguồn nhân lực tại chỗ để vận hành một hệ thống TĐHTV.
“Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện cấp quận,
huyện ở thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ của Phạm Hoàng Minh Ngọc (2012).
“Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện quận huyện
thành phố Hồ Chí Minh”, Tập san Thơng tin và thư viện phía Nam 2016, Số 41, tr. 61 –
70 của NCS. Trần Văn Hồng, ThS. Trần Minh Tâm [24], đề cập đến mục đích của việc
ứng dụng cơng nghệ thông tin trong thư viện; Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông
tin của thư viện quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đưa ra các giải
pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện quận, huyện thành
phố Hồ Chí Minh.
Trong nước, một số dự án thực hiện TĐH TVCH ở một số tỉnh đã triển khai thực
hiện:
Dự án Thư viện điện tử trên nền điện toán đám mây, thư viện tỉnh Đồng Nai
(2012). Dự án đã thực hiện mơ hình tự động hóa thư viện cấp huyện ở tỉnh Đồng Nai
ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây sử dụng Hệ điều hành Vmware tạo ra 14 server
ảo quản trị các CSDL của 1 Thư viện trung tâm, 11 Thư viện cơ sở và 01 Thư viện công
ty cao su được quản lý chung tại trụ sở Thư viện tỉnh, từ đó máy tính tại các thư viện
thành viên chỉ là thiết bị đầu cuối, tồn bộ cơng tác hàng ngày từ việc bổ sung tài liệu,
cập nhật CSDL đến kiểm kê, cấp thẻ, phục vụ bạn đọc đều được làm việc qua giao diện
của trình duyệt web bằng phần mềm VEBRARY 4.0, bạn đọc có thể tìm kiếm tài liệu
và thông tin không phải qua hệ thống OPAC nội bộ tại các Thư viện cơ sở trước đây mà
là qua website của Thư viện tỉnh Đồng Nai.
Thư viện tỉnh Cà Mau, thư viện tỉnh Bình Phước cũng đã ứng dụng mơ hình
TĐHTV tương tự như tỉnh Đồng Nai với phần mềm VEBRARY để triển khai đến các
6
TVCH. Mơ hình hệ thống quản lý thư viện tập trung với phần mềm EmicLib được thực
hiện trong năm 2020 với các thư viện cấp quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh; phần
mềm ILIB cũng được thực hiện tại các thư viện quận, huyện ở Tp. Đà Nẵng.
Đặc điểm chung của cơng tác “tự động hóa thư viện” ở các địa phương trên đều
sử dụng phần mềm thương mại với kinh phí đầu tư lớn để thực hiện, đặc điểm thứ hai
là các thư viện cấp huyện khơng có tính chủ thể và có một vị trí độc lập trên môi trường
mạng khi người sử dụng thư viện các huyện phải vào cổng thông tin của thư viện tỉnh
để thực hiện tra cứu.
Công tác TĐH hoạt động TVCH tại tỉnh Bình Định là một mơ hình mới được
tổng hợp ở các khía cạnh: ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây, ứng dụng mã nguồn
mở, cung cấp tài nguyên biên mục sẵn... Có thể nói đây là một bài tốn tháo gỡ khó khăn
cho các TVCH trong điều kiện khó khăn về kinh phí cũng như nguồn nhân lực. Mặc dù
TĐH hoạt động TVCH tại tỉnh Bình Định đã giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản trong
quá trình hoạt động, trước bối cảnh hiện nay đòi hỏi thư viện phải từng bước hiện đại
hóa, thực hiện mục tiêu thống nhất, chuẩn hóa, hội nhập chia sẻ tài nguyên thơng tin
mới có thể nâng cao chất lượng hoạt động một cách tồn diện và hiệu quả. Hiện nay
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về tự động hóa hoạt động thư viện cấp huyện tại tỉnh
Bình Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tự động hóa hoạt động thư viện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các thư viện cấp huyện ở tỉnh Bình Định.
Các thư viện cấp huyện và tương đương tại tỉnh Bình Định có điều kiện và hiện
trạng tự động hóa tương đồng. Do vậy luận văn tập trung nghiên cứu q trình thực hiện
cơng tác tự động hóa ở 3 thư viện: Thư viện thị xã An Nhơn, đại diện cho thư viện các
huyện ở vùng đô thị - đồng bằng; Thư viện huyện Hoài Ân, đại diện cho thư viện các
huyện ở các vùng vừa có đồng bằng, vừa là vùng trung du, miền núi; Thư viện huyện
Vĩnh Thạnh, đại diện cho thư viện ở các huyện thuộc vùng miền núi khó khăn. Các thư
viện được nghiên cứu khảo sát tại tỉnh Bình Định cũng có tính chất tương đồng với đại
diện với đa số các thư viện cấp huyện khác trong cả nước
7
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 6/2016 cho đến nay. Đây là thời điểm thư viện tỉnh
Bình Định bắt đầu xây dựng kế hoạch thực hiện tự động hóa toàn bộ thư viện cấp huyện
trên địa bàn tỉnh.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Q trình tự động hóa hoạt động thư viện cấp huyện tại tỉnh Bình Định được
thực hiện như thế nào?
- Cần có giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thực hiện tự động hóa hoạt động thư
viện cấp huyện tại tỉnh Bình Định phù hợp với các nhiệm vụ của thư viện trong giai
đoạn hiện nay?
5.2. Giả thiết nghiên cứu
Với câu hỏi nghiên cứu “Quá trình tự động hóa hoạt động thư viện cấp huyện tại
tỉnh Bình Định được thực hiện như thế nào?”, có 3 giả thiết được đặt ra:
- Nếu các TVCH tại Bình Định thực hiện tốt TĐH, với khả năng áp dụng những
nền tảng cơng nghệ mới mang lại, thư viện có cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động của
mình khi nó mang lại nhiều lợi ích về chi phí, nguồn nhân lực; cải thiện chất lượng của
các dịch vụ do thư viện cung cấp, khả năng mở rộng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
mới.
- Nếu như các TVCH tại Bình Định thực hiện TĐH không tốt, ứng dụng CNTT
trên dựa trên nền tảng cũ, hệ thống không phù hợp, mô hình khép kín... Các yếu tố khó
khăn như hạn chế về ngân sách, chi phí cao của hạ tầng CNTT-TT, kỹ năng CNTT-TT
không đầy đủ, cơ sở hạ tầng điện, viễn thơng sẽ đẩy các thư viện vào nhiều tình thế bất
lợi.
- Nếu như các TVCH tại Bình Định khơng thực hiện TĐH. Chắc chắn rằng nguy
cơ các thư viện sẽ ngày càng tụt hậu và suy giảm người sử dụng. Hành vi và cách thức
sử dụng thông tin của mọi người đã thay đổi cùng với sự phát triển cơng nghệ, khi thư
viện khơng có sự thay đổi và thích ứng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Với câu hỏi “Cần có giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thực hiện tự động hóa
hoạt động thư viện cấp huyện tại tỉnh Bình Định phù hợp với các nhiệm vụ của thư viện
trong giai đoạn hiện nay”, giả thiết được đặt ra:
Để nâng cao hiệu quả tự động hóa thư viện cấp huyện tại tỉnh Bình Định cần phải
thực hiện các giải pháp: vận dụng chủ trương chính sách nhà nước để thực hiện tự động
8
hóa, lập chiến lược và kế hoạch tự động hóa cho mạng lưới thư viện công cộng trên địa
bàn, tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, tăng cường hoạt động nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện, tăng cường hoạt động chia sẻ và khai
thác tài nguyên thông tin, hỗ trợ ứng dụng tự động hóa cho các thư viện cấp huyện.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu cụ thể
như sau:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài gồm có: sách,
bài trích báo – tạp chí, bài viết trên website, luận văn, luận án, cơng trình nghiên cứu,
các kỷ yếu hội thảo, hội nghị, các số liệu điều tra, khảo sát nhằm tìm hiểu về tình hình
nghiên cứu về tự động hóa và các vấn đề có liên quan, qua đó đúc kết và kế thừa dựa
trên những kết quả của các nhà nghiên cứu trước đó để sử dụng trong đề tài của tác giả.
+ Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập các số liệu cần thiết của các TVCH từ hệ thống TĐHTV như: số bản
sách, số tên sách, số bạn đọc, lượt tài liệu phục vụ, lượt sử dụng tài liệu... nhật ký của
hệ thống được ghi nhận bao gồm thời gian cụ thể của các dữ kiện thư mục, bản sách,
người sử dụng thư viện, các giao dịch mượn trả của tài liệu và người sử dụng.
Lý do tác giả thu thập và xử lý dữ liệu:
Thu thập được nhiều dữ liệu chính xác như số bản sách, số tên sách, số bạn đọc,
lượt tài liệu phục vụ, lượt sử dụng tài liệu... nhật ký của hệ thống được ghi nhận bao
gồm thời gian cụ thể của các dữ kiện thư mục; là cơ sở để cho việc phân tích, đánh giá
các yếu tố tác động đến hoạt động chuyên môn của thư viện và là cơ sở để thực hiện
đánh đánh giá thực trạng tự động hóa ở từng hoạt động chuyên môn cụ thể.
Cách thực hiện:
Sau khi thu thập dữ liệu từ hệ thống tự động hóa, thu thập dữ liệu từ các văn bản,
từ thực tiễn. Người thực hiện nghiên cứu xử lý chúng theo từng nhiệm vụ nghiên cứu
được đặt ra. Trong quá trình xử lý dữ liệu, các phương pháp truyền thống được sử dụng
như phân tích, thống kê, so sánh nhằm để làm cơ sở cho các nhận định hoặc đánh giá ở
các hoạt động chuyên môn và các yếu tố tác động đến TĐHTV.
+ Phiếu điều tra bằng bảng hỏi
9
Tác giả thiết kế mẫu phiếu hỏi dành cho nhóm đối tượng tham gia khảo sát để
thu thập các số liệu, thông tin.
Lý do tác giả chọn phiếu điều tra bằng bảng hỏi
Thu thập được nhiều dữ liệu thông qua phiếu khảo sát; là cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá thực trạng tự động hóa ở từng hoạt động chuyên môn cụ thể.
Cách thực hiện
Tác giả xây dựng bảng khảo sát gắn liền với nội dung nghiên cứu của đề tài, các
dữ liệu được chọn lọc đảm bảo tính ngắn gọn, dễ hiểu, các gợi ý đáp án bao quát được
khả năng trả lời của người tham gia khảo sát.
+ Phương pháp quan sát
Tác giả tiến quan sát thực tế quy trình các hoạt động tại các thư viện, thực hiện
việc đo lường thời gian làm việc của nhân viên thư viện thực hiện xử lý kỹ thuật tài liệu.
Lý do tác giả thực hiện
Số liệu thời gian được thu thập là cơ sở cho việc phân tích so sánh và đánh giá
năng suất hiệu quả của hoạt động xử lý kỹ thuật tài liệu dựa trên sự tác động của các
thành phần vật liệu, thiết bị và công cụ, tiện ích hỗ trợ.
Cách thực hiện
Tác giả thực hiện quan sát quy trình và thực hiện đo lường thời gian từng bước
cụ thể trong quy trình xử lý kỹ thuật tài liệu. Thời gian rút ngắn ở các bước thực hiện là
cơ sở để thực hiện phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bởi sự tác động của thiết
bị, cơng nghệ.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích các yêu cầu, nhiệm vụ được quy định
trong các văn bản liên quan quy định các nhiệm vụ chuyên môn của thư viện.
Lý do tác giả thực hiện
Đây là cơ sở để đánh giá từng hoạt động chuyên môn của thư viện đáp ứng hay
chưa đáp ứng, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp khắc phục và nâng cao
hiệu quả hoạt động thư viện và hiện đại hóa thư viện.
Cách thực hiện
Xây dựng các tiêu chuẩn và chỉ báo (indicator) là các yêu cầu về tiêu chuẩn, về
nhiệm vụ hoạt hoạt động bên trong.
10
Ở mỗi hoạt động thư viện được tổng hợp, phân tích lựa chọn ra các yêu cầu riêng
từ các văn bản pháp quy để đánh giá mức độ đáp ứng hoặc không đáp ứng các yêu cầu
nhiệm vụ. Kết quả so sánh dựa trên các chỉ báo so sánh là cơ sở chính để phân tích và
xác định nguyên nhân.
- Phương pháp nghiên cứu định tính
+ Phương pháp phỏng vấn
Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp các cá nhân đang phụ trách tại các thư viện
huyện trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm thu thập những thơng tin cần thiết về thực trạng
tự động hóa thư viện. Qua đó đánh giá được những mặt thuận lợi, khó khăn trong quá
trình triển khai tại các thư viện cấp huyện; đề xuất giải pháp thiết thực nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả tự động hóa ở các thư viện trong thời gian sắp tới.
Lý do tác giả chọn phương pháp phỏng vấn
Thu thập nhanh những dữ liệu cần thiết; Thông qua buổi phỏng vấn tác giả có
thể nắm bắt được thêm những thơng tin hữu ích giúp cho việc thực hiện đề tài.
Cách thực hiện phỏng vấn
Bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng có cấu trúc với các câu hỏi được xác định
rõ ràng. Tác giả lắng nghe quan tâm đến điều người được phỏng vấn trả lời, sử dụng
máy ghi âm để lưu lại thông tin làm nguồn tư liệu chính xác, tin cậy về các nội dung
phỏng vấn.
Phân tích dữ liệu
Tác giả sẽ lắng nghe lại nội dung đã được ghi âm, sử dụng phần mềm Microsoft
Word để chuyển dạng nội dung thành văn bản nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm hệ thống lý luận về tự động hóa
hoạt động thư viện.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- TĐHTV tốt sẽ nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của các TVCH tại
Bình Định.
- Nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích cho rất nhiều thư viện có quy mơ nhỏ trong cả
nước có thể thực hiện TĐH trong điều kiện cịn gặp nhiều khó khăn về kinh phí cũng
11
như nguồn nhân lực, giúp cho các có quy mơ nhỏ có khả năng cải thiện hoạt động và
dịch vụ của chính họ.
- TĐHTV giúp cho cơ quan cấp trên trực tiếp của thư viện có thể quản lý thư viện
tốt hơn và đưa ra các quyết định tức thời với những dữ liệu, dữ kiện được cung cấp theo
thời gian thực, hỗ trợ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động thư viện. Hơn thế nữa, nó
cịn giúp cho các cơ quan quản lý TVCH đưa ra những định hướng, những kế hoạch dài
hạn và chiến lược đúng đắn làm tăng tính hiệu quả hoạt động của ngành thư viện, bằng
việc thu thập các số liệu trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời và minh bạch.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể:
Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho cán bộ thư viện, giảng viên, sinh viên ngành
thông tin – thư viện.
Cung cấp một hệ thống TĐHTV nguồn mở miễn phí làm cơng cụ đào tạo, thực
hành cho sinh viên.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung
của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng công tác tự động hóa hoạt động thư viện cấp huyện tại tỉnh
Bình Định
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác tự động hóa hoạt động thư
viện cấp huyện tại tỉnh Bình Định.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
- Tự động hóa
Các thuật ngữ “Tự động hóa (Automation)” hoặc “Tự động hóa (automated)” đều
được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại “αὐτόματος” (autómatos) có nghĩa là thứ gì đó
có sức mạnh của chuyển động tự phát hoặc tự chuyển động [73]. Thuật ngữ “Tự động
hóa (Automation)” được giới thiệu lần đầu tiên bởi DS Harder vào năm 1936, lúc đó là
với Cơng ty General Motor ở Hoa Kỳ. Ơng đã sử dụng thuật ngữ tự động hóa có nghĩa
là tự động xử lý các bộ phận giữa các quy trình sản xuất cải tiến [74].
Nhận thức và quan điểm “tự động hóa” đối với một đối tượng như một sự vật, hệ
thống, máy móc, thiết bị có sự thay đổi theo tiến trình phát triển lịch sử. Tự động hóa
(Automated) cịn được giải thích với ý nghĩa “biến đổi một cái gì đó trở nên tự động”.
Cách tiếp cận trên hướng đến đối tượng (object) được đặt trong phạm vi “nhìn thấy
được” và có cái nhìn gần gũi với các lĩnh vực cơ học và điều khiển học.
Thuật ngữ “tự động hóa” có thể được bao gồm trong lĩnh vực khác nhau và các
lĩnh vực kiến thức khác nhau mà có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng nhất,
ALA Thuật ngữ Thư viện và Khoa học Thông tin định nghĩa tự động hóa là “hiệu suất
của một hoạt động, một loạt hoạt động hoặc một quy trình bằng cách tự kích hoạt, tự
kiểm sốt,hoặc phương tiện tự động. Tự động hóa ngụ ý việc sử dụng các thiết bị xử lý
dữ liệu tự động trên một máy tính hoặc các thiết bị tiết kiệm sức lao động khác” [60, tr.
24]. Đối với Bierman, đó là “việc sử dụng máy tính và cơng nghệ liên kết để cách mạng
hóa ý nghĩa của thư viện và xác định lại sự tồn tại của chúng” [57]. Từ điển tiếng Anh
Oxford (2012) định nghĩa tự động hóa là “ứng dụng điều khiển tự động cho bất kỳ ngành
công nghiệp hoặc khoa học nào bằng cách mở rộng, sử dụng các thiết bị điện tử hoặc cơ
khí để thay thế sức lao động của con người” [68, tr. 42]. Hiệp hội Tự động hóa Quốc tế
(ISA) định nghĩa Tự động hóa là “việc tạo ra và ứng dụng công nghệ để giám sát và
kiểm soát việc sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ”[78]. Theo Nguyễn Văn
Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, Tự động hóa (automation) là ứng
dụng cơng nghệ tiên tiến vào q trình sản xuất cơng nghiệp nhằm chuyển hầu hết hoặc
tồn bộ hoạt động sản xuất của con người cho máy móc [32, tr. 582].
13
“Tự động hóa” được giải thích theo với ý nghĩa “Ứng dụng cơng nghệ vào q
trình hoạt động” dưới góc nhìn nhà quản lý và kinh tế học, hướng đến việc giám sát và
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, tổ chức; đây cũng là mục đích
của mỗi đơn vị và tổ chức hướng đến. “Tự động hóa” trong lĩnh vực thư viện nhắm đến
mục tiêu nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. “Công nghệ” ở phạm vi rộng hay
“Công nghệ thông tin” ở phạm vi cụ thể, thì “Tự động hóa” trong nghiên cứu được mang
nghĩa là sự “Ứng dụng Công nghệ” hay “Ứng dụng Công nghệ thông tin” để cải tiến
hoạt động thay vì mang ý nghĩa làm biến đổi một cái gì đó trở nên “tự động”.
- Tự động hóa thư viện
Tự động hóa thư viện, được định nghĩa là ứng dụng của máy tính để thực hiện
các hoạt động quản lý sử dụng thư viện truyền thống như bổ sung, lưu thơng, biên mục,
kiểm sốt tài liệu, tra cứu, tổ chức tài liệu.... TĐH được sử dụng để giảm lượng thời gian
của nhân viên dành cho các hoạt động lặp đi lặp lại. Các thư viện có những hoạt động
khác nhau thì TĐH của các thư viện cũng khơng giống như nhau.
Reitz (2004) đã định nghĩa TĐHTV là “Việc sử dụng hệ thống máy tính để hồn
thành nhiệm vụ ban đầu được thực hiện bằng tay trong các thư viện. Bắt đầu từ những
năm 1960 với sự phát triển của hồ sơ danh mục có thể đọc được bằng máy (MARC),
q trình tự động hóa đã mở rộng để bao gồm các chức năng cốt lõi của việc bổ sung,
biên mục và kiểm sốt thơng tin trách nhiệm, kiểm sốt xuất bản phẩm nhiều kỳ, lưu
thơng và kiểm kê, cho mượn liên thư viện và chuyển giao tài liệu.” [70, tr. 406]
Theo Cohn, Kelsey và Fields (1997), TĐHTV đã được định nghĩa là “các hệ
thống tích hợp” tính tốn một loạt các chức năng thư viện truyền thống bằng cách sử
dụng cơ sở dữ liệu chung [61, tr. Ix], mặc dù điều này nói chung vẫn đúng, nhưng sự
thay đổi cơng nghệ nhanh chóng buộc phải kiểm tra lại ý nghĩa của nó để “tự động hóa
thư viện”.
TĐH là một q trình sử dụng máy tính để dễ dàng làm việc và tiết kiệm sức lực
và thời gian của con người. Mục đích chính của TĐHTV, nhằm giải phóng các thủ thư
và nhân viên thư viện và cho phép họ đóng góp ý nghĩa hơn cho việc truyền bá kiến
thức và thông tin.
Theo TCVN 12074:2013 “Hoạt động thư viện – thuật ngữ và định nghĩa chung”
đã định nghĩa tự động hóa thư viện (library automation) là “q trình sử dụng máy tính,
thiết bị ngoại vi và máy móc khác để tiến hành các quá trình thư viện một cách tự động”
14
[18, tr. 19]. Trong thư viện hiện đại, tuỳ vào cấp độ ứng dụng CNTT mà quy trình cơng
nghệ thư viện được thực hiện tự động hoá ở mức độ ít hay nhiều. Ví dụ, ở cấp độ sơ
khai bên cạnh các quá trình và thao tác được thực hiện bằng phương pháp thủ cơng
(đóng dấu, dán mã vạch…) đã có một số các q trình và các thao tác được thực hiện
bằng phương pháp hiện đại (ví dụ, mơ tả, phân loại tài liệu…). Nhìn chung, thư viện
hiện đại đã sử dụng phần mềm để tự động hoá quy trình cơng nghệ thư viện.
Nói một cách đơn giản, khi chúng ta sử dụng máy móc để thu thập, xử lý, lưu trữ
và truy xuất thông tin và thực hiện các công việc thư viện khác với sự trợ giúp của các
máy móc được gọi là TĐHTV. TĐHTV là ứng dụng của máy tính và cũng là các cơng
cụ được kết nối để xử lý dữ liệu trong thư viện. Việc TĐH cũng có thể được áp dụng
cho một số quy trình văn phịng.
TĐHTV khơng phải là thực hiện tất cả mọi hoạt động của thư viện, có những
hoạt động thư viện có thể TĐH theo quy trình, có những hoạt động chỉ có thể TĐH ở
một vào thao tác của quy trình thực hiện.
- Hệ thống quản trị thư viện
Hệ thống QTTV là hệ thống giúp TĐH quy trình nghiệp vụ thư viện, hỗ trợ triển
khai các sản phẩm và dịch vụ thư viện. Các hệ thống đều có đặc điểm chung là gồm
nhiều phân hệ chức năng, dùng khổ mẫu biên mục đọc máy MARC 21 để mô tả tài liệu
và chạy trên môi trường Internet, cho phép truy cập thông tin thư mục trên mạng OPAC.
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10274:2013 “Hoạt động thư viện – Thuật ngữ
và định nghĩa chung”, mục 3.4.4, định nghĩa Hệ quản trị thư viện là một bộ tích hợp
trình ứng dụng được thiết kế để tiến hành các chức năng nghiệp vụ và kỹ thuật của thư
viện tự động hóa [18].
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12844:2019 về Thông tin và tư liệu – Nhận
dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện, mục 3.5 định nghĩa “Hệ thống quản trị
thư viện là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp dành cho thư viện, được
sử dụng để theo dõi các mặt hàng sở hữu, đơn đặt hàng được thực hiện, các hóa đơn
thanh tốn, và khách hàng quen người đã mượn”[19]. Theo định nghĩa này, một số
chuyên gia thư viện khơng chấp nhận thuật ngữ “doanh nghiệp” vì họ xác định thư viện
không phải là một doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ “hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (ERP)” là một thuật ngữ chung được định nghĩa là “một loại giải pháp
phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp một doanh nghiệp, một tổ chức có
15