Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn vai trò sư chủ trì của chùa khmer nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành cơng trình khoa học, tơi đã nhận
được sự nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các đơn vị và cá nhân. Trước tiên, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại
học, Phịng Đào tạo Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cảm ơn các Sư cùng những người có chức sắc trong Chùa và các
cơ chú anh chị Phật tử đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện để tôi tiếp cận
những tài liệu liên quan đến đề tài.
Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, anh chị em và bạn bè đã
luôn động viên, nhắc nhở và chia sẻ những lúc khó khăn nhất để tơi có thể
hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần
Hồng Liên. Cô đã không quản ngại khó khăn để giúp đỡ và động viên tơi
trong suốt q trình triển khai nghiên cứu và viết hồn chỉnh luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2019
Học viên

Danh Đa Ra


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu cứu với đề tài “Vai trị sư trụ trì Chùa
Khmer Nam Bộ (Trường hợp huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang)” là do tôi viết
và chưa được công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2019
Học viên

Danh Đa Ra



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2
4. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 5
6. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................ 6
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 14
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 14
9. Bố cục luận văn ................................................................................................... 15
Chương 1 .................................................................................................................. 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................... 17
1.1 Một số khái niệm ............................................................................................... 17
1.1.1. Khái niệm “Chùa” .......................................................................................17
1.1.2. Khái niệm Trụ trì .........................................................................................17
1.2. Quan niệm vai trị trụ trì chùa Khmer Nam Bộ ........................................... 18
1.2.1 Khái niệm “Chùa” đối với người Khmer Nam Bộ ............................................... 18
1.2.2. Tầm quan trọng của vị Trụ trì đối với người Khmer Nam Bộ ......................... 18
1.3 Đặc điểm Phật giáo Nam tông Khmer ............................................................ 20
1.3.1. Về mặt giáo lý ................................................................................................................... 20
1.3.2 Kiến trúc thẩm mỹ ............................................................................................................ 21
1.3.3 Sư sãi và phong tục chùa Nam tông Khmer ............................................................ 23
1.4 Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Kiên Giang ................................................. 24
1.5 Khái quát về huyện Gị Quao và Phật giáo Nam tơng Khmer trong huyện 26
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 30


Chương 2 .................................................................................................................. 31
VAI TRỊ CỦA SƯ TRỤ TRÌ CHÙA KHMER TRONG LỊCH SỬ ................. 31

VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ................................. 31
TẠI HUYỆN GÒ QUAO ........................................................................................ 31
2.1 Khởi nguyên tư tưởng “Chùa” và “Trù trì” được hình thành trong lịch sử
Phật giáo ...................................................................................................................31
2.1.1 Khởi nguồn “Chùa” được hình thành trong lịch sử Phật giáo ....................... 31
2.1.2 Vai trị của Sư Trụ trì trong lịch sử .......................................................................... 33
2.2 Vai trị sư trụ trì Phật giáo Nam tơng Khmer ................................................ 33
2.2.1. Điều kiện để trở thành Trụ trì ..................................................................................... 34
2.2.2 Những phẩm chất vị Trụ trì chùa Khmer ................................................................ 35
2.2.3 Chức năng - nhiệm vụ vị Trụ trì .................................................................................. 38
2.2.4 Vai trị sư Trụ trì trong việc giữ gìn di sản văn hóa Phật giáo Nam tơng
Khmer .............................................................................................................................................. 42
2.2.5 Tầm quan trọng Sư Trụ trì ảnh hường đến đời sống cộng đồng người Khmer
............................................................................................................................................................ 49
2.3 Sự biến đổi trong xã hội đương thời ảnh hưởng đến vai trò Sư Trụ trì ...... 57
2.3.1. Những biến đổi trong xã hội đương đại .................................................................. 58
2.3.2 Sự biến đổi để thích ứng với xã hội ............................................................................ 60
2.3.3 Tham gia các phong trào tại địa phương................................................................. 61
2.3.4 Tham gia các tổ chức đoàn thể trong tỉnh và tại địa phương ........................... 63
2.3.5 Vận động, tuyên truyền thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật .... 64
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 65
Chương 3 .................................................................................................................. 67
NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC GIẢM SÚT VAI TRỊ TRỤ TRÌ VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA TRỤ TRÌ TẠI CÁC
CHÙA KHMER HIỆN NAY..................................................................................67
3.1 Những nguyên nhân làm sút giảm vai trò trụ trì chùa Khmer .................... 67
3.1.1 Nguyên nhân từ bên trong ............................................................................................. 67


3.1.1 Văn hóa Khmer ................................................................................................................. 69

3.1.2 Khả năng lãnh đạo ........................................................................................................... 70
3.1.3 Thiếu sự kế tục ................................................................................................................... 71
3.1.4 Nhận thức về vai trị Trụ trì .......................................................................................... 71
3.1.5 Mâu thuẫn trong Chùa ................................................................................................... 72
3.2 Nguyên nhân từ bên ngoài................................................................................ 73
3.2.1 Nguyên nhân về văn hóa-giáo dục ............................................................................. 73
3.2.2 Nguyên nhân về kinh tế .................................................................................................. 75
3.3. Một số ý kiến đề xuất góp phần nâng cao vai trị của trụ trì ....................... 76
3.3.1 Khuyến khích Trụ trì tham gia vào các ban ngành đồn thể ............................ 76
3.3.2 Khuyến khích Trụ trì tun truyền chính sách của Nhà nước đến các Phật
tử; hịa giải các mâu thuẫn trong xã hội ............................................................................. 76
3.3.3 Khuyến khích Trụ trì vận động Phật tử đồn kết, chung tay xây dựng cơng
ích xã hội ........................................................................................................................................ 77
3.3.4 Tăng cường việc học tập giáo lý cho chư Tăng ..................................................... 77
3.3.5 Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn Trụ trì ................................................... 78
3.3.6 Tổ chức nghiên cứu và học tập về Luật Tôn giáo ................................................. 79
3.3.7 Quan tâm đến công việc Trụ trì................................................................................... 79
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 81
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99
PHỤ LỤC ...............................................................................................................110


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với cộng đồng Khmer, vị trụ trì là một người rất đặc biệt, được mọi
người tơn kính, q như người cha thứ hai, người thầy, người có thể chia sẻ
khi cuộc sống của mình được thăng hoa hay gặp phiền não. Bên cạnh đó, vị

trụ trì cũng là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với việc giữ gìn di sản văn
hố truyền thống của cộng đồng. Vì trụ trì là người đứng đầu ngơi Chùa,
giữa ngơi Chùa và văn hố Khmer Nam bộ có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Người Khmer xem ngơi Chùa là trung tâm văn hố của cộng đồng. Tuy
nhiên, nhiều năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, vai trị của vị trụ
trì trong ngơi Chùa Khmer đã dần mất đi ý nghĩa và vị trí của nó đã có trong
q khứ. Chính vì vậy chúng tơi tìm hiểu lại vấn đề này nhằm mục đích góp
phần vào việc quản lý tốt cho các ngơi Chùa Khmer hiện nay, vốn đa số là
những di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa và tơn giáo, là việc làm cần thiết
và có ý nghĩa thực tiễn nhất.
Hằng năm, tại các tỉnh thành trong cả nước, ban tri sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam có mở lớp bồi dưỡng khố trụ trì, với mục đích ơn lại giáo lý
của Đức Phật và đồng thời cập nhật những thông tin mới về những vấn đề
của thời đại, giúp nâng cao nhận thức cho các vị trụ trì. Có thể nói, giáo hội
và các cơ quan có liên quan, đã xem vai trị của trụ trì có tầm ảnh hưởng lớn
trong cộng đồng Phật giáo. Tuy vậy, số lượng trụ trì là những người có uy
tín, có tuổi đời cao như trước kia, hiện nay đã dần giảm bớt. Vì vậy, tìm hiểu
lại vai trị của vị trụ trì Chùa Khmer hiện nay cũng là việc làm cần thiết,
nhằm có cơ sở khoa học trong việc bổ sung nhân sự, nâng cao nhận thức vai
trị của vị trụ trì đang và đương đảm nhiệm cơng việc của mình.Đây là việc
làm có ý nghĩa, khơng chỉ về mặt lý luận, mà còn cho cả thực tiễn.


2

Ngoài ra, bản thân người thực hiện luận văn là một tu sĩ Khmer, sinh ra
và lớn lên trong vùng Khmer ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, lại đang trụ
trì ngơi Chùa Khmer ở miền Đơng Nam Bộ, chúng tơi ln trăn trở trước các
biến đổi nhanh chóng trong ngơi Chùa Khmer, nhất là vị trí của vị trụ trì, ít
nhiều cũng đã có những thay đổi so với trước kia.

Chính vì những lý do nêu trên, chúng tơi đã chọn đề tài: “Vai trị sư trụ
trì Chùa Khmer Nam Bộ (Trường hợp Huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang), để
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài, chúng tơi muốn làm sáng tỏ hơn những thay đổi
trong vị trí trụ trì Chùa Khmer trong bối cảnh xã hội bên ngồi Chùa đã thay
đổi nhanh chóng, từ sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục cả nước, cho đến
sự hội nhập khu vực và Quốc tế của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Đồng
thời, chúng tôi cũng mong muốn làm rõ, phân tích các yếu tố liên quan là
những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến vai trò của sư trụ trì trong xã hội
đương thời của cộng đồng Khmer, mà cụ thể là tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên
Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của vị trụ trì trong xã hội
đương thời của cộng đồng người Khmer Nam Bộ
Để làm rõ được vai trò này trong xã hội đương đại, chúng tôi cần phải trở về
với vai trị của các vị trụ trì trong q khứ cụ thể là hơn 20 năm gần đây, để
có thể so sánh, chỉ ra những biến đổi và nguyên nhân của sự thay đổi này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Chùa Khmer ở Huyện Gò Quao
tỉnh Kiên Giang.


3

3.2.1. Không gian nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi chọn địa bàn khảo sát ở huyện Gò Quao, tỉnh
Kiên Giang vì đây là nơi tơi đã từng sống trong ngôi chùa Khmer thời gian
dài hơn 10 năm và đã từng trăn trở, đặt ra vấn đề về vai trò của vị trụ trì hiện

nay như thế nào, trước một xã hội có nhiều biến đổi nhanh chóng này. Chúng
tơi cũng mở rộng để so sánh với tình hình hoạt động của các vị trụ trì thuộc
một số thành phố khác như: Rạch Giá, Hà Tiên và một số huyện khác trong
tỉnh.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Khảo sát tình hình và họat động của các vị trụ trì trong chùa Khmer ở
huyện Gò Quao, cụ thể là từ năm 2010 đến 2019.
4. Lý thuyết nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng thuyết “Chức Năng luận” để nghiên
cứu vai trò, chức năng của vị trụ trì trong ngơi chùa Khmer Nam Bộ.
Thuyết Chức năng (Functionalism theories) có hai nhánh chính: chức
năng về tâm lý (quan điểm của B. Malinowski) và chức năng xã hội (quan
điểm của Emile Durkheim và Radcliffe-Brown).
Theo Malinowski, trong môi trường bất trắc và kết quả càng bấp bênh,
đầy rủi ro, khơng an tâm thì con người càng cần đến tín ngưỡng, lễ nghi,
cúng kiếng, phù phép, bùa chú và nhiều lễ hội… để trấn an. Đó là chức năng
tâm sinh lý của lễ nghi và những phong tục.
E. Durkheim trong cơng trình “Những hình thái sơ đẳng của đời sống
tôn giáo” 1 (Les formes élémentaires de la vie religieuse), ông nghiên cứu
chức năng của tôn giáo đối với xã hội. Theo ông, sự tồn tại của tôn giáo

Emile Durkheim (1858 – 1917) được xem là người đầu tiên xây dựng khái niệm chức năng một cách hệ
thống và áp dụng vào nghiên cứu khoa học.
1


4

trong xã hội chứng tỏ nó có một chức năng, góp phần duy trì sự thống nhất
đạo đức trong xã hội.

Ở góc độ văn hóa: Ơng Malinowski cho rằng: “tất cả thực hành và thể
chế văn hóa, dù ở dưới dạng nào và bất luận nó được thực hành như thế nào,
đều đóng vai trị như là cơng cụ cho việc thỏa mãn các nhu cầu sinh học và
tâm lý cơ bản mang tính phổ quát của các cá nhân trong xã hội”. Trong luận
văn này, chúng tôi sẽ quan tâm đến nhu cầu về “sự vận động và phát triển”.
Theo ơng, văn hóa: “phải được hiểu như một phương tiện có mục đích mang
tính chức năng hay cơng cụ” [63, tr.22]. Để làm rõ hơn trong việc nghiên
cứu đề tài luận văn này, chúng tôi vận dụng thêm quan niệm của các nhà
chức năng luận.
Sự nhấn mạnh đến tính cá nhân của văn hóa, đối với Durkheim “Các
cá nhân được coi như là những con người luôn làm theo những đòi hỏi của
cộng đồng, theo truyền thống, theo ý kiến của đám đông…một cách thụ
động” [63, tr.22].
Ngược lại với Durkheim, Malinowski cho rằng “con người hay các cá
nhân không phải là cỗ máy tự động do xã hội lập trình ra, mà họ ln chủ
động tham gia vào việc thay đổi các luật lệ xã hội đang tồn tại” [63, tr.22] .
Vì sao chúng tơi chọn hai quan niệm trái ngược nhau làm cơ sở lý luận,
tôi cho rằng cả hai quan niệm đều đúng, tùy theo trường hợp khác nhau, tùy
theo mỗi cá nhân có sự chọn lựa và đưa ra quyết định như thế nào? Một con
người có thể tồn tại cùng hai quan niệm trên, và trường hợp này trong cuộc
sống ngồi xã hội khơng phải là hành động hiếm thấy. Các chùa Khmer khi
xây dựng, thường chọn số lẻ trong quy cách hay trong thiết kế xây dựng như
chánh điện, trai đường, tăng xá.... đều chọn theo quy cách là: 3 gian, 5 gian,
7 gian, 9 gian, lớn nhất là 11 gian. Ví dụ: Như có Chùa Sóc Ven mới xây


5

dựng tăng xá theo chiều rộng với quy cách 4 gian. Cho nên mới hình thành
những quan niệm như trên.

Để đi tìm những vấn đề đang xảy ra ở cộng đồng người Khmer, xoay
quanh vai trò và chức năng của vị trụ trì trong quá khứ và hiện tại, đã có sự
thay đổi như thế nào, lý thuyết chức năng là một trong những công cụ giúp
chúng tôi giải quyết được những câu hỏi đang đặt ra trong luận văn này.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Những quy định cần có của một trụ trì là những gì?
- Trong xã hội đương đại, vai trị của vị trụ trì đã có những thay đổi gì?
- Với vị trí đặc thù của mình, các vị sư trụ trì Chùa Khmer Nam Bộ nói
chung, các sư trụ trì ở huyện Gị Quao nói riêng, tiếp cận và thích ứng với xã
hội đương đại như thế nào, để thể hiện vai trị của mình đối với cộng đồng và
xã hội?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Để trở thành một trụ trì, cần phải tuân thủ theo một số quy định đã đề
ra.
- Trong xã hội đương đại, vai trị của vị trụ trì đã có những thay đổi lớn,
từ tuổi tác, đến thời gian trụ trì trong Chùa và nhất là ảnh hưởng của họ đối
với Phật tử.
- Với vị trí đặc thù của mình, các vị sư trụ trì chùa Khmer Nam bộ nói
chung, các sư trụ trì ở huyện Gị Quao nói riêng, cần thiết tiếp cận và thích
ứng với xã hội đương đại bằng nhiều cách khác nhau như: nâng cao nhận
thức, trình độ, năng lực của cá nhân; phát huy vai trò nịng cốt của người trụ
trì để thể hiện chức năng, vai trị, vị trí của mình đối với cộng đồng và xã
hội.


6

6. Lịch sử nghiên cứu
Chúng tôi chia mục này thành 2 nhóm cơng trình: Những cơng trình đề

cập đến chùa chiền; Phật giáo Khmer ở Nam bộ, Kiên Giang và những cơng
trình đề cập đến vai trị của tu sĩ và của vị trụ trì chùa Khmer trong lịch sử.
6.1. Những cơng trình đề cập đến chùa chiền, Phật giáo Khmer ở
Nam bộ và Kiên Giang
Nhóm cơng trình này khá nhiều sách đề cập đến, nhưng chúng tôi chỉ
nêu một vài sách cơ bản như:
Lê Hương (1969), Người Việt Gốc Miên, Nxb Sài Gịn, là cơng trình
nổi tiếng, cơng phu về người Khmer ở Việt Nam. Tác giả đi sâu phân tích về
nguồn gốc Vương quốc Phù Nam, miền Nam Việt Nam; về dân số, sinh hoạt
xã hội, sinh hoạt tơn giáo, tổ chức đời sống, về văn hóa - giáo dục, kinh tế
của người Khmer. Mặt khác, sách cũng giới thiệu lễ nghi, phong tục gắn với
truyền thuyết.
Đề tài cấp Nhà nước mang mã số KX 04-12 được triển khai vào năm
1994 do PGS.TS Phan Xuân Biên làm chủ nhiệm: “Luận cứ khoa học cho
việc xác định chính sách đối với cộng đồng người Khmer và người Hoa ở
Việt Nam”. Trong phần về việc xác định chính sách đối với người Khmer,
các tác giả đã nêu lên một số kiến nghị cho việc thực hiện chính sách dân tộc
đối với người Khmer Nam Bộ để có thể đạt được hiểu quả tốt.
Sơn Phước Hoan (1999-2000), Chuyên đề nghiên cứu khoa học của cơ
quan Đặc trách Dân tộc ở Nam bộ về “Vai trò của Chùa đối với đời sống văn
hoá của đồng bào Khmer Nam bộ”. Đây là đề tài khái quát về người Khmer
và Phật giáo Nam tông Khmer trong quá trình lịch sử và phát triển của tộc
người Khmer Nam bộ, cùng với tôn giáo mà họ đang tơn thờ. Trong đề tài có
nêu lên định hướng và đề xuất giải pháp cụ thể đối với người Khmer Nam
bộ.


7

Trần Hồng Liên (2001), Phát triển cộng đồng tộc người Khmer ở tỉnh

Sóc Trăng thơng qua một số tổ chức đồn thể xã hội”, Tạp chí KHXH số 3
trang 101-103. Bài viết chỉ ra phương thức phát triển tộc người Khmer thơng
qua các đồn thể tổ chức xã hội. Bài viết nhấn mạnh đến tầm quan trọng và
vị trí của đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc nâng cao đời sống cộng đồng
tộc người Khmer.
Đồn Văn Nơ (2002), Người Khmer ở Kiên Giang, Nxb Văn hóa dân
tộc. Sách giới thiệu khái quát về người Khmer tại một tỉnh của Tây Nam bộ,
giúp chúng tơi có cái nhìn khái qt về người Khmer toàn tỉnh để so sánh với
người Khmer tại huyện Gò Quao thuộc tỉnh Kiên Giang.
Trần Hồng Liên (chủ biên) (2002), Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc
Trăng, Nxb Khoa học xã hội. Trong đó tác giả có bài viết về Phật giáo trong
người Khmer Sóc Trăng - Hiện trạng và giải pháp và Phát triển cộng đồng
Khmer ở Sóc Trăng thơng qua một số tổ chức đoàn thể xã hội, theo Trần
Hồng Liên, mạng lưới phát triển cộng đồng Khmer bao gồm các tổ chức
đoàn thể xã hội như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, Ban Dân tộc,
Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội ĐKSSYN, thì Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng là
một tổ chức đồn thể quan trọng, góp phần vào việc nâng cao cuộc sống vật
chất và tinh thần cho cộng đồng Khmer. Có thể thấy, tác giả Trần Hồng Liên
đã tìm hiểu một cách khái quát về vai trò Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng. Qua
bài viết, giúp chúng tơi phân tích, làm rõ vai trò của Hội ĐKSSYN trong đời
sống văn hóa của người Khmer Tây Nam bộ.
Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội. Giới thiệu về người Khmer Nam bộ với nhiều
cách tiếp cận: nhân học, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử, văn hóa và tơn
giáo. Thành cơng nhất của cơng trình là những tư liệu, ghi chép của tác giả
về văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer. Tác giả cũng đề cập đến


8


đời sống xã hội hiện nay của người Khmer khi đất nước đang trên đường hội
nhập với khu vực và thế giới.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân
tộc Khmer Nam bộ” (2004), do Vụ văn hóa Dân gian tổ chức tại Hà Nội, là
tập hợp các tham luận về thực trạng xây dựng đời sống văn hóa cho vùng
dân tộc Khmer trong giai đoạn hiện nay và đưa ra các giải pháp khắc phục.
TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Nguyễn Thanh, ThS. Lễ
Hải Thanh (2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nxb Tổng hợp Tp. HCM,
2005. Trong cuốn sách này tác giả đã tổng hợp và hệ thống lại những lý luận
về tôn giáo; lịch sử ra đời và nội dung cơ bản của tôn giáo. Đồng thời trong
tác phẩm, tác giả còn đề cập đến phương pháp nghiên cứu tơn giáo. Đây là
chìa khóa góp phần vào đề tài nghiên cứu hình dung ra cái khung cần nghiên
cứu và nghiên cứu như thế nào.
Phan An (2006), The suistablity of Khmer traditional socio-political
organization in mekong Delta, Vietnam. Kỷ yếu: Đơ thị hóa các tộc người ở
Đơng Nam Á, Đại học Kobe, Nhật Bản, 2006.
Đây là bài viết của tác giả Phan An cho chương trình nghiên cứu khoa
học của Quỹ Giáo dục Nhật Bản tài trợ. Bài viết đề cập đến sự tương thích
giữa những cấu trúc xã hội truyền thống của người Khmer ở Đồng bằng sông
Cửu Long, mà hơm nay vẫn cịn một vai trị và vị trí nhất định, giúp vào việc
điều hành xã hội người Khmer hiện đại. Những yếu tố quản lý xã hội truyền
thống của người Khmer như tính cộng đồng, tính dân chủ, vai trò của cộng
đồng và cả vai trò của Phật giáo, cho đến nay vẫn còn những giá trị, mà xã
hội hiện đại cần lưu ý vận dụng, nhằm tăng cường hiệu quả hơn cho sự phát
triển ổn định và bền vững.
Phật Giáo Khmer Nam Bộ-Những vấn đề nhìn lại (2008), của Nguyễn
Mạnh Cường, Nxb Tơn giáo. Đây là chuyên đề nghiên cứu sâu về dân tộc


9


Khmer, mô tả đời sống tinh thần của người Khmer Nam bộ gắn liền với Phật
giáo, những định hướng và đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp với tâm
tư, nguyện vọng của người Khmer. Tác giả cũng đề cập đến vai trò của
trường Chùa đối với đời sống giáo dục văn hóa Khmer, vai trị của Sư sãi đối
với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của người Khmer, vai trò của Phật
giáo trong quản lý cộng đồng phum sóc, vai trị của Chùa trong đời sống
người Khmer, một số nghi thức tụng niệm kinh kệ trong Phật giáo Nam tông
Khmer.
Nguyễn Mạnh Cường (2009), Chùa Khmer trong đời sống văn hóa của
đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, Tạp chí nghiên cứu Tơn giáo số 1.
Vài suy nghĩ góp phần vào việc bảo tồn bản sắc văn hóa Khmer trong
bối cảnh mới trong Kỷ yếu hội thảo Dân tộc ở Nam bộ năm 2009. Những
vấn đề nổi bật, những đáp ứng của chính sách và nghiên cứu, được tổ chức
tại Viện KHXH vùng Nam bộ 2009. Bài tham luận của Trần Hồng Liên nêu
lên một số chính sách đối với vùng dân tộc Khmer Nam bộ và cũng lưu ý
trong việc thực hiện chính mất bản sắc văn hóa dân tộc, do tách họ khỏi
phum sóc cũ.
Di tích và danh thắng điểm đến du lịch Kiên Giang của Đồn Thanh
Nơ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010. Nội dung tác phẩm gồm 8
chương, trong đó có chương VII giới thiệu một số danh thắng thuộc các
huyện Tân Hiệp, Gò Quao, Giồng Riềng. Qua nội dung tác phẩm này chúng
ta sẽ hiểu được khái quát về các di tích thắng cảnh ở Kiên Giang, đặc biệt là
huyện Gị Quao, nơi có liên quan đến đề tài luận văn chúng tôi đang khảo
sát…
Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan được Hà Văn Tấn dịch,
Phan Huy Lê giới thiệu, tái bản vào năm 2011 do Nxb Thế Giới. Ơng cho
rằng người Khmer đã có mặt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm.



10

Đây được xem là cơng trình đầu tiên giới thiệu về người Khmer Tây Nam
bộ.
Hà Thị Thùy Dương (2013), Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa của người Khmer ở Tây Nam bộ đăng trên tạp chí Dân tộc học số 62013. Qua bài viết này, chúng tơi sẽ tham khảo để có thể đề xuất những kiến
nghị phù hợp khi thực hiện chương 3 của luận văn.
Trần Hồng Liên (2014), Sự chuyển đổi tôn giáo trong người Khmer ở
Trà Vinh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo số 5. Bài viết trình bày khái
qt sự chuyển đổi tôn giáo trong người Khmer ở Trà Vinh, đặc biệt từ 10
năm trở lại đây: nêu lên một số nguyên nhân từ những biến đổi trong sinh
hoạt của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer đưa đến tình trạng cải đạo; dự báo
xu hướng truyền đạo vào cộng đồng người Khmer thời gian tới.
Bài viết nêu lên thực trạng, một số biểu hiện của việc thiếu nhận thức
về luật Di sản văn hóa của tăng ni, phật tử Phật giáo Nam tông Khmer hiện
nay, đặc biệt chú trọng đến những vấn đề đặt ra trên phương diện luật pháp
tôn giáo, nghiên cứu trường hợp cụ thể trong tỉnh Trà Vinh, qua đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về luật pháp cho người Khmer
trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Khmer. Tham luận cho rằng:
“việc cần làm chính là sớm nâng cao nhận thức về luật pháp cho người
Khmer, từ đó họ sẽ ý thức hơn về những giá trị của các di sản văn hóa do các
thế hệ người Khmer đi trước để lại, họ sẽ bảo tồn chúng trên tinh thần tự
nguyện, với mục đích cuối cùng là để tri ân, báo ân tiền nhân và nhằm xiển
dương những vốn văn hóa độc đáo, đặc thù của tộc người mình”. Bài viết rất
có giá trị cho chúng tôi tham khảo khi nhận định và đề xuất việc nâng cao
vai trị của vị trụ trì trong ngơi chùa Khmer hiện nay.
Tục đi tu báo hiếu của người Khmer ở Sóc Trăng: giá trị và biến đổi
(2017), của Huỳnh Hiếu Trung trên Tạp chí Khoa học và Phát triển công



11

nghệ. Bài viết đề cập đến tập quán đi tu báo hiếu của người Khmer ở Sóc
Trăng, thể hiện những giá trị văn hóa, giáo dục trong cộng đồng. Tuy nhiên,
do sự thay đổi của bối cảnh xã hội, việc đi tu khơng cịn được xem trọng như
trước đây, thể hiện qua sự suy giảm số lượng sư sãi, việc giáo dục trong nhà
Chùa và nhu cầu về tri thức của thanh niên Khmer, tác động của công nghệ
thông tin…
Trần Hồng Liên (2018), Chuyển đổi và tái chuyển đổi tôn giáo trong
người Khmer ở Tây Nam bộ hiện nay. Trong sách “Văn hóa các dân tộc thiểu
số tại chỗ vùng Tây Nam bộ. Những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững
”. Nxb Khoa học xã hội. Bài viết nêu lên thực trạng chuyển đổi tôn giáo từ
Phật giáo Nam tông của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long sang đạo
Tin Lành; đặc biệt đi sâu nghiên cứu trường hợp tại 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc
Trăng và Vĩnh Long, đồng thời cũng nêu lên một số nguyên nhân và giải
pháp trước thực trạng một số người Khmer sau thời gian chuyển sang đạo
Tin Lành, đã bị sự chối bỏ của cộng đồng Khmer, nên quay về với tôn giáo
cũ.
Bùi Công Ba – Phạm Xuân Nam (2015), Nét đẹp và các giá trị ngôi
chùa, tháp Phật giáo Nam Tông Khmer ở Kiên Giang, tài liệu Sở Văn hóaThể thao-Du lịch Kiên Giang. Bài viết này đã nói lên vai trò và chức năng
của Chùa Khmer khá đầy đủ, đề cập đến 76 Chùa Khmer tỉnh Kiên Giang.
Chúng tôi rất hài lịng về đề tài của ơng Bùi Cơng Ba – Phạm Xn Nam, vì
tài liệu đã góp phần tạo cơ sở lý luận cho chúng tôi khi nghiên cứu về trụ trì
Chùa Khmer.
Bùi Cơng Ba – Phạm Xn Nam (2015), “Thực trạng các di tích lịch
sử- Văn hóa chùa – Tháp Phật giáo Nam tông Khmer ở Kiên Giang”, báo
cáo chuyên đề 1, Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch. Với phần đề tài này, công


12


trình đã nêu lên vai trị của ngơi chùa khá phong phú. Tác giả đã dành 2 trang
nói về vai trị của ngơi chùa Khmer.
Nguyễn Thị Thanh Trúc (2018), Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của
đồng bào Khmer ở huyện Gò Quao (Kiên Giang) từ năm 1975 đến năm
2017, luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử, trường Đại học Vinh. Tác giả đã
nghiên cứu về đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo của
người Khmer huyện Gị Quao khá phong phú. Trong đó, phần khái quát về
đời sống văn hóa-xã hội, thể hiện con số khá cụ thể, sẽ góp một phần quan
trọng trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
6.2. Những công trình đề cập đến vai trị của vị trụ trì chùa Khmer
trong lịch sử
Nguyễn Nghị Thanh (2012), Vài nét về biến động của Phật giáo Nam
tông Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long, Tạp chí nghiên cứu Tơn giáo, số 8.
TS. Nguyễn Mạnh Cường, ThS. Nguyễn Thị Thanh (2012), Đôi nét về biến
động của Phật giáo Nam tông Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tơn giáo-Tín
ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Phương Đông,
Tp. HCM. Ở phần trang 99, trang 153 tác giả đã nhấn mạnh đến vai trị của
sư trụ trì trong việc nâng cao và vai trị trung tâm văn hóa - xã hội ngơi chùa
Khmer. Đồng thời tác giả cịn so sánh độ tuổi sư trụ trì trẻ tuổi của các tỉnh
có xu hướng tăng. Trong tác phẩm này tuy không đi sâu vào vấn đề của trụ
trì, nhưng đã nhắc đến vấn đề của trụ trì ở nhiều khía cạnh. Ở góc độ nghiên
cứu về người Khmer, tác giả đã có những nhận định rất sâu sắc và thiết thực
khi đưa ra giải pháp. Tác phẩm rất cần thiết đối với luận văn này, đối với
những người nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ.
Nguyễn Khắc Cảnh (2013), Các thiết chế tự quản trong xã hội nông
thôn truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Tạp chí phát triển khoa học và



13

công nghệ, số 16. Bài viết cho thấy cơ cấu tổ chức của người Khmer Nam
bộ, trong đó có thiết chế tơn giáo. Đây là cơng trình giúp tác giả khảo cứu, kế
thừa, để so sánh với xã hội Khmer đương thời.
Phước Giác năm 2017, đã viết bài Vai trò người trụ trì đăng trong Tập
san Hoa Đàm số 50. Bài viết tuy ngắn gọn nhưng súc tích, nêu lên được vai
trị, nhiệm vụ của người trụ trì và nhận định rằng vai trị này rất quan trọng,
có ảnh hưởng và quyết định đến sự tồn vong của Phật pháp.
Thiền sư Đức Huy trùng biên, Việt dịchThích Phước Sơn và Lý Việt
Dũng (2008), “Bách trượng thanh quy”, tập 1, tập 2, Nxb Phương Đông, Tp.
HCM. Trong tác phẩm đề cập đến nhiều nội dung của vị trụ trì, từ khái niệm,
các cơng việc của vị trụ trì, nghi thức bổ nhiệm trụ trì và nhiều nghi thức
khác trong truyền thống cần phải biết. Có thể nói, sách đã tổng hợp khá đầy
đủ về vai trị của vị trụ trì trong truyền thống Bắc truyền. Tuy tác phẩm
không đề cập đến vai trị của sư trụ trì trong truyền thống Khmer, nhưng
cũng giúp chúng tôi hiểu thêm một vài khái niệm và góp phần định hình
được các cơng việc của vị trụ trì.
Danh Út (2014), “Biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sĩ Phật giáo
Nam tơng Khmer tỉnh Kiên Giang, từ sau năm 1986 đến nay”, luận văn thạc
sĩ ngành Văn hóa Khmer Nam bộ, trường Đại học Trà Vinh. Tác giả đã có
cái nhìn khác về đời sống văn hóa của người Khmer ở Kiên Giang và đi sâu
vào lĩnh vực tu sĩ người Khmer.
Thích Tấn Đạt (2005), “Vai trị của một vị trụ trì”, tài liệu thuyết giảng
tại khóa bồi dưỡng trụ trị Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Tiền Giang. Tác giả
đã khái quát một số vấn đề căn bản về vai trị trụ trì theo hệ tư tưởng Bắc
truyền, nhấn mạnh đến vai trò của trụ trì được xem như là sứ giả Như Lai
“tác Như Lai xứ, hành Như Lai sự”. Tôi cho rằng, đây là tài liệu khá hữu ích
đối với việc tìm hiểu về vai trị của vị trụ trì.



14

Như vậy, các tài liệu nghiên cứu về đời sống; kinh tế; văn hóa; xã hội;
tín ngưỡng tơn giáo của người Khmer Nam bộ, được các nhà nghiên cứu viết
rất nhiều, khá phong phú. Nhưng đối với vấn đề về vai trị vị trụ trì Chùa
Khmer Nam bộ cịn hạn hẹp. Bên cạnh đó, cũng khơng ít tài liệu thuyết
giảng khóa bồi dưỡng trụ trì đều dựa vào sách “Bách Trượng Thanh Quy” và
các tài liệu trên mạng cũng thế, tất cả đều bắt đầu bằng câu “Trụ pháp vương
gia, trì Như Lai Tạng”, tuy có đề cập đến những vấn đề ngày nay, nhưng cốt
lõi vẫn khơng ngồi tơng chỉ của sách.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện trong việc điền dã
dân tộc học, quan sát tham dự tại các chùa Khmer, thực hiện phỏng vấn sâu
14 vị trụ trì Chùa, 6 cuộc phỏng vấn Phật tử Khmer và 02 lãnh đạo ban
ngành chức năng có liên quan để tìm hiểu về vai trị người trụ trì trong sự
tương tác với xã hội hiện nay, tất cả có 22 cuộc PVS.
- Phương pháp của các ngành khác: Thống kê học, Tôn giáo học, Sử
học… để có thể thực hiện các biểu bảng, số liệu có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: được thực hiện để so sánh, đối chiếu
số liệu và họat động của trụ trì tại các vùng khác nhau, thuộc các xã trong
huyện Gò Quao và các nơi khác.
- Phương pháp sử học: trong việc sưu tầm tổng hợp sử liệu, khảo chứng
sử liệu và trình bày có hệ thống vai trị của vị trụ trì qua các thời kỳ lịch sử,
theo lịch đại và đồng đại.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1 Ý nghĩa khoa học
Vai trị của vị trụ trì chùa Khnmer ở Nam bộ đã có trong lịch sử được
trình bày một cách khá đầy đủ trong luận văn, trình bày một cách khoa học,
có hệ thống, đồng thời cũng nêu lên những bất cập, sự biến đổi vai trò ấy



15

trong xã hội đương đại. Bên cạnh đó cũng nêu lên được một số hạn chế của
luận văn.
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ nguồn tư liệu nghiên cứu, luận văn là tư liệu đáng tin cậy cho sinh
viên khoa “Văn hóa các dân tộc thiểu số” các trường đại học; cho Giáo hội
Phật giáo Việt Nam và cho các ban ngành liên quan trong việc quản lý tôn
giáo và tham khảo để đề ra chính sách tơn giáo khả thi.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU
Chương này tập trung vào việc trình bày một số khái niệm có liên quan
đến đề tài; giới thiệu khái quát về Phật giáo tỉnh Kiên Giang và cuối cùng là
cung cấp cái nhìn bao quát về huyện Gò Quao, về Phật giáo Nam Tơng ở Gị
Quao và một số hoạt động nổi bật của chính quyền về văn hóa-giáo dục, y tế
cho người Khmer ở Gị Quao.
Chương 2: VAI TRỊ CỦA TRỤ TRÌ CHÙA KHMER TRONG
LỊCH SỬ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI TẠI
HUYỆN GỊ QUAO
Chương này trình bày những yếu tố cần thiết để có thể trở thành một vị
trụ trì trong ngơi Chùa Khmer, vốn đã được quy định và đã được thực hiện
trong quá trình phát triển lịch sử tại các Chùa Khmer ở Nam bộ. Đồng thời,
chúng tơi cũng nêu lên những biến đổi vai trị của vị trụ trì trong xã hội
đương đại.



16

Chương 3: NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC SÚT GIẢM VAI TRÒ
TRỤ TRÌ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO VAI
TRỊ CỦA TRỤ TRÌ TẠI CÁC CHÙA KHMER HIỆN NAY
Chương này sẽ nêu lên một số nguyên nhân, đề xuất giải pháp, kiến
nghị góp phần nâng cao vai trị của trụ trì tại các Chùa Khmer hiện nay, đặc
biệt là tại huyện Gò Quao thuộc tỉnh Kiên Giang.


17

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm
Một đất nước mà không có lãnh đạo nước đó sẽ rối loạn; Một gia đình
mà khơng có người chủ chốt thì gia đình đó không nề nếp. Cũng như thế,
một ngôi chùa mà không có vị trụ trì, ngơi Chùa đó sẽ khơng thể thực hiện
được vai trị hoằng dương chánh pháp. Chính vì vậy, ngơi chùa cần có vị trụ
trì lãnh đạo, điều hành mọi công việc. Ngôi chùa hưng thịnh là nhờ trụ trì
thực hành sứ mạng hoằng dương chánh pháp.
1.1.1. Khái niệm “Chùa”
Chùa: từ này đã xuất hiện trong tạng kinh, hay trong bộ kinh Pháp Cú,
có hai cách gọi gắn liền với chức năng của nó.Khái niệm này là cổ xưa và
trong các văn bản tiếng Phạn và tiếng Pali đầu tiên, nó có nghĩa là bất kỳ sự
sắp xếp không gian hoặc phương tiện cho niềm vui và giải trí.Thuật ngữ này
đã phát triển thành một khái niệm kiến trúc,trong đó nó dùng để chỉ khu nhà
ở dành cho các nhà sư có khơng gian chung đặc biệt là trong Phật giáo.
1.1.2. Khái niệm Trụ trì

Trụ trì:Trong tiếng Pali (Phạn ngữ) gọi là Adhikāra (ph.a. A-Thik-karăc), là người giữ trách nhiệm trong Chùa, người bố thí cao thượng, quyền
lực, người quản lý, luật lệ, điều hành, người chịu trách nhiệm.
Ở góc độ khác, trụ trì được hiểu là “Trụ pháp vương gia, trì Như Lai
Tạng”. Trụ trì là trưởng tử của Đức Như Lai, thì phải biết làm trịn trọng
trách của mình trong xã hội. Bởi trụ trì nương người mà giữ pháp, khiến cho
Phật pháp trụ vững chắc khơng bị hoại. Giới, định, tuệ là cơng cụ trì Pháp
(giữ pháp), còn tăng chúng, ruộng vườn các vật dụng…. là tứ tài để trì pháp”
[77, tr. 403]. Như vậy, trụ trì Chùa là người thực hiện vai trị chức năng của
mình; thực hiện vai trị chức năng của Chùa; đồng thời thực hiện các thiết


18

chế tơn giáo, văn hóa, xã hội mà mình được tiếp nhận. Cho nên, các vị trụ trì
mang yếu tố khác nhau, tùy theo giai đoạn diễn biến của lịch sử.
1.2. Quan niệm vai trị Trụ trì Chùa Khmer Nam Bộ
1.2.1 Khái niệm “Chùa” đối với người Khmer Nam Bộ
Ngôi chùa đối với người Khmer mang một tình cảm sâu sắc vì Chùa là
nơi thờ Phật, nơi lưu giữ hài cốt của tổ tiên và điều mong ước của con người
đang sống là khi mất đi được gia nhập vào Chùa để hòa cùng với đời sống
Phật pháp, cho nên người Khmer có câu “Sống gửi thân, chết gửi cốt”. Mỗi
ngơi Chùa là một cơng trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu trong khn viên, ẩn
mình dưới tán lá của những cây cổ thụ như: cây dầu, cây sao hay cây thốt
nốt. Vì thế, ngơi Chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, cộng đồng, lưu
giữ những giá trị văn hóa của người Khmer và là nơi các Sư sãi sinh sống.
Vì vậy, người Khmer gọi Chùa là “Woat”: Woat từ này có nhiều nghĩa
khác nhau, nhưng người Khmer mang ý nghĩa là thực hành, là nơi thực hành
việc tu tập. Ngồi ra, “Chùa” cịn được gọi là Āvāsa: (Pali Ph.a: a va săc,
Khmer:អាវាស: Ph.a: avas): nơi ở, nhà, Tịnh xá …
Mặt khác, đối với một số nhà nghiên cứu thường cho rằng: “ Chùa

Khmer là nơi tu hành của các Sư sãi, là nơi thực hành các nghi lễ tơn giáo và
các lễ hội có liên quan đến tơn giáo của bà con người Khmer trong sóc” [66,
tr.35]. “ Chùa là ngôi nhà lớn, nơi diễn ra mọi sinh hoạt của đời sống cá
nhân mỗi người và cộng đồng phum sóc” [90, tr.76]. Theo chúng tơi, vấn đề
cốt lõi của Chùa mang tính Phật giáo, từ quá khứ cho đến tương lai, Chùa
phải mang tính giáo dục, trong đó giáo dục con người hướng thiện là điều cốt
yếu, nếu khơng thực hiện chức năng giáo dục thì khơng phải là “Chùa”.
1.2.2. Tầm quan trọng của vị Trụ trì đối với người Khmer Nam Bộ
Đối với người Khmer: “Chùa” là nơi tôn nghiêm, đồng thời là nơi dạy
chữ Pali và giáo lý của đạo Phật cho thanh thiếu niên Khmer tu học, để trở


19

thành những người “tốt đạo đẹp đời”, có tri thức và đức hạnh phục vụ cộng
đồng xã hội. Chùa Khmer được coi như một thiết chế văn hóa trong phum
sóc, là nơi sinh hoạt văn hóa Phật giáo; văn nghệ; thể thao và các trò chơi
dân gian cho bà con Phật tử vào các dịp lễ tết.
Đại bộ phận người Khmer theo Phật giáo Nam Tông, lấy Chùa làm nơi
sinh hoạt tơn giáo tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần và tâm
linh. Phật giáo Nam Tông từ lâu đã trở thành báu vật tinh thần vô giá của dân
tộc Khmer. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các giá trị tinh thần, những tinh hoa
của đạo Phật luôn gắn chặt với bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng
đồng phum sóc. Chùa là sợi dây vơ hình nối kết với đồng bào và tương tác
cho nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Trước xu thế tác động của nền
văn hóa ngoại lai thời hội nhập, thì Chùa là nơi giữ gìn ngơn ngữ, chữ viết,
phong tục và lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc Khmer.
Đối với người Khmer mỗi Chùa đều có vị trụ trì được xem như là
người đại diện cho cộng đồng, được mọi người đặc niềm tin khá quan trọng.
Với sự quan trọng đó, được thể hiện qua cách gọi truyền thống của người

Khmer:
Chau A-Thik-ka (ចៅអធិកា): người bố thí cao thượng, quyền lực, nội dung,
người quản lý, luật lệ, điều hành, người chịu trách nhiệm; Chau A vas
(ចៅអាវាស): chủ Chùa; Săng-krech (សង្គ្រាជ): từ này được biến thể của từ Săng-khắcrech (សង្ឃរាជ): vua sãi, là người lớn nhất trong chùa, có khả năng thực hiện
nhiều công việc; Mê-Woat (ចេវត្ត): chủ Chùa; Lơk-Kru (ចោកគ្រូ): thầy, vì sư trụ trì
là người thầy hướng dẫn các đệ tử tu và học; Pres- têch-chăc-kun (គ្រះចត្ជៈគ្រះរុណ):
là người lớn, người có quyền năng, người có đức tính cao thượng. Đức tính


20

này thường xuất phát từ việc tu tập; hành trì nghiêm mật về giới luật, thường
sử dụng để gọi các vị Hịa Thượng; Lơk-thum (ចោកធំ): Sãi cả, Sư cả.
Chính vì thế các học giả cho rằng: “Vị Sãi cả là người có tuổi, có đức
độ, thời gian tu hành tại Chùa lâu năm và có sự hiểu biết về Phật học cũng
như văn hóa truyền thống của người Khmer. Ơng cũng là người có khả năng
giao tiếp, ứng xử nhanh nhẹn” [65, tr.41]. “Vị Sãi cả - có tầm quan trọng to
lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống, hoạt động của cộng đồng Khmer ở
một phạm vi không gian nhất định”.
Như vậy, sư trụ trì Chùa Khmer là người thực hiện vai trị chức năng
của mình; thực hiện vai trò chức năng của Chùa; đồng thời thực hiện các
thiết chế tơn giáo; văn hóa; xã hội.... mà mình được tiếp nhận.
1.3 Đặc điểm Phật Giáo Nam Tông Khmer
Như chúng ta đã biết giáo lý căn bản nhất của đạo Phật khơng ngồi tư
tưởng diệt khổ, tu đạo để đến Niết Bàn, mặc dù hai hệ phái Bắc tông và Nam
tơng có sự khác nhau về tư tưởng nhưng giáo lý căn bản dường như đồng
nhau bởi vì Bắc Tơng thực chất là sự phát triển trên nền của Phật giáo
Nguyên thủy. Điều này dẫn đến nguyên do như trên.
Phật giáo Nam tơng nói chung hay Phật giáo Nam tơng Khmer nói
riêng đều dựa vào giáo lý Tứ Thánh đế làm nồng cốt, vì thế chúng ta thấy

một vài đặc trưng nổi bật.
1.3.1. Về mặt giáo lý
Đức Phật Thích Ca sau khi giác ngộ, bài pháp đầu tiên mà Ngài giảng
dạy không phải với tư cách các lý thuyết siêu hình hay là những bài luận về
đức tin, mà là các phạm trù theo đó chúng ta phải thể nghiệm trực tiếp đi đến
sự giác ngộ. Bài pháp đầu tiên mà Ngài thuyết giảng:
Khổ đế: khổ, sự khơng hài lịng, khơng thoả mãn, sự căng thẳng về tâm
lý… nói lên sự khổ của cuộc đời mà con người phải gánh chịu.


×