Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đặc điểm tâm lí của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự liên hệ với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.98 KB, 28 trang )

Đặc điểm tâm lí của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Liên hệ với
thực tiễn
MỞ ĐẦU
Điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp
hình sự của cơ quan tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm
trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội
phạm thơng qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong những
phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong
thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm. Điều tra vụ án
hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai mà trong đó cơ quan Điều tra căn cứ
vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm
sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ,
nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ về tội
phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm để truy cứu trách nhiệm
hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm
gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là;
chuyển tồn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều
tra và đề nghị truy tố bị can. Ở giai đoạn này, đặc điểm tâm lý bị can vơ cùng phức
tạp vì vậy để làm rõ hơn, nhóm 03 xin được chọn đề bài số 05: “Đặc điểm tâm lí
của bị can trong hoạt động điều tra vụ án hình sự”.

1


NỘI DUNG
1. Khái niệm chung tâm lý của bị can
1.1. Khái niệm
Khái niệm bị can
Căn cứ vào khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định
“ Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ
của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật


của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”. Một người tham gia tố tụng với tư
cách là bị can là từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ. Bị can tham gia vào
giai đoạn điều tra, truy tố và một phần của giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố
tụng của bị can sẽ chấm dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra, viện kiểm sát,
tịa án đình chỉ vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) đối với bị can hoặc tòa án
đưa vụ án ra xét xử. Khi một người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự (bị khởi tố
bị can), họ trở thành đối tượng bị buộc tội của vụ án
Khái niệm điều tra vụ án hình sự
Điều tra vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có
thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn
2


diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay khơng truy cứu trách nhiệm hình
sự. Theo đó, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được bắt đầu từ khi có quyết định
khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc
quyết định đình chỉ vụ án của cơ quan điều tra. Đối tượng của hoạt động điều tra là
hành vi phạm tội, người phạm tội, thiệt hại do tội phạm gây ra và các tình tiết khác
có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
Hoạt động điều tra được thực hiện bằng các biện pháp điều tra khác nhau
theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định như hỏi cung bị can, lấy lời khai của
những người tham gia tố tụng khác, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ vật
chứng, tài liệu, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết
trên thân thể, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định.
Những yếu tố chi phối tâm lý của bị can
Mỗi người đều có một đặc điểm tâm lý và tình cảm riêng, do đó họ
cũng sẽ bị chi phối vì những ngun nhân khác nhau. Nhóm phân tích một số
những yếu tố chi phối đến tâm lý của bị can như sau:
Thứ nhất, hoàn cảnh phạm tội của bị can: Hoàn cảnh theo từ điển tiếng
Việt được hiểu là: “toàn thể nói chung những nhân tố khách quan có tác động đến

con người hay sự vật, hiện tượng nào đó”. Vì vậy, ta có thể rút ra khái niệm về
hồn cảnh phạm tội là “những yếu tố thúc đẩy, tạo điều kiện cho bị can có hành vi
phạm tội. Chẳng hạn: bị can phạm tội do bị lôi kéo, bị ép buộc, bị lừa đảo, do túng
thiếu, cùng quẫn, do bị xúc phạm bởi hành vi của nạn nhân, do tự ý cá nhân... mà
phạm tội.” Tùy vào từng hoàn cảnh phạm tội khác nhau mà tâm lí bi can cũng sẽ bị
ảnh hưởng .
3


Ví dụ: Bị can phạm tội do bị lơi kéo hoặc bị lừa đảo sẽ có thái độ ăn năn
hối lỗi và xuất hiện tâm lí ân hận, đau khổ trong q trình điều tra. Bởi thực sự họ
khơng có mục đích phạm tội. Cịn đối với bị can phạm tội do cố ý muốn thực hiện
hành vi phạm tội sẽ thể hiện tâm lí bất cần hơn, bởi họ đã xác định hành vi của
mình là vi phạm pháp luật ngay từ khi thực hiện hành vi.
Thứ hai, hoàn cảnh bị bắt: Bị can bị bắt quả tang khi đang thực hiện tội
phạm hay bị bắt tạm giam, bị bắt trong trường hợp khẩn cấp ... đều ảnh hưởng khác
nhau tới tâm lý bị can. Những bị can bị bắt trong trường hợp quả tang thường có
biểu hiện lo sợ, đau khổ, hoặc chán nản, bất cần. Bởi vì việc bị bắt quả tang khi
đang thực hiện tội phạm gắn liền với việc cơ quan điều tra đã thu được chứng cứ rõ
ràng về hành vi phạm tội của bị can, ở bị can khơng cịn niềm tin vào việc che giấu
tội lỗi. Trường hợp bị bắt theo lệnh truy nã, phần lớn bị can có thái độ bình tĩnh, lỳ
lợm, ngoan cố bởi vì bị can đã có sự chuẩn bị tâm thế, có dự kiến trường hợp sẽ bị
bắt. Các trường hợp khác, lúc đầu bị can thường rất hoang mang, nhưng đồng thời
vẫn còn niềm tin vào việc trốn tránh hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình
bằng cách khai báo quanh co, gian dối hoặc mua chuộc cán bộ điều tra, nhờ sự
“giúp đỡ” của một thế lực nào đó.
Thứ ba, tình trạng bị khởi tố của bị can: khi bị khởi tố và bị áp dụng
những biện pháp ngăn chặn, cũng đồng thời là lúc bị can tạm thời bị tước đi một số
quyền tự do, nhiều nhu cầu bị hạn chế, nhất là không được giao tiếp tự do với xung
quanh như trước, sự thay đổi điều kiện sống, sinh hoạt. Điều này cũng tạo nên sự

hẫng hụt, trống vắng khác thường về tâm lý. Ở bị can diễn ra sự thay đổi rất lớn về
tâm lý trên tất cả các mặt nhận thức, tình cảm, ý chí và các phẩm chất cá nhân.
4


Những thay đổi đó diễn ra khác nhau ở từng bị can cụ thể nhưng nói chung đều có
ảnh hưởng lớn tới thái độ khai báo của họ.
Thứ tư, thái độ, phong cách và cách tác động lên tâm lí bị can của điều
tra viên: Thực tiễn điều tra vụ án hình sự cho thấy, Điều tra viên là người quyết
định cho sự thành bại của hoạt động điều tra vụ án hình sự. Trong quá trình gặp gỡ,
tiếp xúc giữa cán bộ điều tra và bị can bao giờ cũng để lại cho bị can những nhận
xét và đánh giá ban đầu về cán bộ điều tra. Thái độ và phong cách giao tiếp cũng
như phương pháp tác động của cán bộ điều tra có ảnh hưởng rất mạnh tới tâm lý bị
can. Nếu cán bộ điều tra có phương pháp tác động phù hợp, bị can đánh giá thái độ
và phong cách của cán bộ điều tra tốt, thì bị can sẽ có lịng tin vào cán bộ điều tra,
sẽ thay đổi thái độ khai báo theo chiều hướng tốt. Nhưng nếu cán bộ điều tra để lại
cho bị can ấn tượng xấu (sợ hãi, coi thường, khinh ghét) thì hoạt động hỏi cung sẽ
khó thu được kết quả, thậm chí khơng thể tiến hành được.
Thứ năm, tính cách của bị can sẽ có sự ảnh hưởng khá lớn đến quá trình
thẩm tra, hỏi cung bị can theo hai nghĩa tích cực và tiêu cực.
Nếu bị can có tích cách nhát gan, yếu đuối thì điều tra viên có thể sẽ khá
“thoải mái” trong q trình tra hỏi. Bị can có thể sẽ có những biểu hiện như run, vã
mồ hơi, ăn nói lắp bắp. Trong một thời gian dài dưới sự áp lực của những điều tra
viên bị can sẽ sớm khai ra những thông tin cần thiết cho q trình xét xử vụ án.
Bị can có tính cách lầm lì, ít nói thì những bị can này có lẽ sẽ thuộc
trường hợp khó khăn trong việc tra hỏi. Bên điều tra sẽ cần nhiều thời gian và cơng
sức hơn để có thể lấy được những thơng tin quý giá từ vụ án. Họ sẽ chống đỡ khá
lâu khiến cho các điều tra viên phải đau đầu vì sự lầm lì, họ có thể sẽ kiên quyết im
5



lặng hoặc trả lời một cách khơng tình nguyện, ngắn cụt làm cho việc thẩm tra đi
vào bế tắc.
Trường hợp bị can có tính cách giảo hoạt thì có thể sẽ rất dễ xảy ra
tình trạng khai man, khai láo, khơng đúng với sự thật. Bị can sẽ vịng vo, đánh lạc
hướng các điều tra viên, khai báo những thông tin khơng chính xác, thêm thắt tình
tiết nhằm có lợi cho mình với hi vọng được giảm án.
Thứ sáu, mục đích bị can muốn đạt được: Xét trường hợp bị can
mong muốn được giảm nhẹ TNHS hoặc giảm nhẹ hình phạt. Mong muốn này đã
chi phối các đặc điểm tâm lý khác và làm nảy sinh ở những bị can khác nhau
những thái độ khai báo khác nhau: Đối với những bị can phạm tội lần đầu, lỗi vô ý,
hoặc bị can bị lôi kéo, cưỡng ép hoặc do kém hiểu biết pháp luật mà phạm tội thì
mong muốn này thường thúc đẩy bị can khai báo thành khẩn để hưởng lượng khoan
hồng. Nhưng đối với các bị can thuộc dạng phạm tội chuyên nghiệp, lưu manh, côn
đồ, những bị can phạm tội cố ý và không bị bắt quả tang, thì mong muốn này lại
thúc đẩy các đối tượng khai báo quanh co, chống đối lại cơ quan điều tra ngay cả
khi cơ quan điều tra đã có đủ tài liệu làm rõ hành vi phạm tội của họ, với bản tính
đó thì họ cũng sẽ khơng hợp tác với Luật sư trong quá trình tiến hành bào chữa.
Trong thực tế, cũng có những bị can khơng trốn tránh TNHS, khơng xin giảm hình
phạt dù là mức án cao nhất. Những bị can này trong quá trình tiếp xúc với hường
có thái độ bng xi, bất cần, khơng mong muốn có người bào chữa cho mình.
Nhưng trong đa số các trường hợp, các bị can đều có mong muốn được giảm nhẹ
hình phạt.

6


Trong trường hợp bị can mong muốn che giấu hành vi phạm tội.Khi đó
bị can khơng chịu khai báo sự thật hoặc khai báo sai sự thật nhằm mục đích đánh
lạc hướng điều tra viên dẫn đến việc đình chỉ hoạt động điều tra và không bị truy

cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này bị can thương cung cấp những thông tin
giả tạo hoặc những bằng chứng ngoại phạm đã chuẩn bị từ trước đã được tính tốn,
cân nhắc rất kỹ từ trước. Trường hợp này thường xảy ra ở các đối tượng phạm tội
chuyên nghiệp, có đầu óc nhạy bén và trí thơng minh cao nhưng lại lựa chọn con
đường phạm pháp.
- Những biểu hiện tâm lý phổ biến
Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, bị can thường có tâm lý rất
căng thẳng và phức tạp bởi vì lúc đó uy tín của bị can, cũng như địa vị xã hội, hình
ảnh trong mắt mọi người có liên quan trực tiếp đến bản thân bị can nhưng như toàn
xã hội đã bị đánh mất. Trạng thái tâm lý gây ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hành
vi của bị can trong quá trình điều tra vụ án.
Cụ thể, một số những trạng thái tâm lý mà các bị can có thể trải qua đó
là:
Thứ nhất, trạng thái tâm lý hoang mang, lo sợ: Bị can có trạng thái
tâm lý này do sự sợ hãi thúc đẩy bên trong. Bị can lo sợ bản thân sẽ bị khởi tố, sẽ
phải đi tù nhiều năm, trong lúc bị tạm giam sẽ phải sống chung với những đối
tượng lưu manh, giang hồ trong nhà tạm giữ. Đây có thể coi là trạng thái tâm lý
chung của mọi bị can.
7


Thứ hai, trạng thái tâm lý chán, thất vọng, bi quan: Đây cũng là
một trạng thái tâm lý đặc trưng của bị can. Những bị can này sẽ cho rằng việc mình
bị khởi tố bị can là cuộc đời đã đặt dấu chấm hết, khơng cịn ánh sáng nữa, mọi hi
vọng sụp đổ, chịu sự trừng phạt của pháp luật là điều khơng thể tránh khỏi…Do đó,
ở những bị can này ln có thái độ phó mặc cho số phận, khơng quan tâm đến hoạt
động điều tra, thậm chí có thể thúc đẩy họ có phản ứng tiêu cực đó là tự sát. Ở
trạng thái tâm lí này, họ thường từ chối giao tiếp, từ chối tiếp xúc, do đó khó tiến
hành hoạt động trợ giúp pháp lý, bào chữa trở nên khó khăn vơ cùng.
Thứ ba, trạng thái tâm lý ân hận, đau khổ: Phần nhiều bị can xuất

hiện trạng thái đau khổ, ân hận về hành vi phạm tội của mình sau khi đã bị khởi tố.
Trạng thái tâm lý này thường xuất hiện ở những bị can nhất thời phạm tội phạm tội
do lỗi vô ý hoặc phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh… Đối với
những bị can này, sau khi phạm tội thường đã tự nhận thức được sai lầm của mình,
do đó họ rất ân hận và có mong muốn được sửa chữa, khắc phục phần nào hậu quả,
lỗi lầm mà mình đã gây ra. Khi ở vào trạng thái tâm lý này, bị can thường có thái
độ khai báo thành khẩn hơn, điều này giúp ích rất nhiều cho hoạt động thẩm tra.
Thứ tư, trạng thái tâm lý mâu thuẫn trong nội tâm: Một mặt, bị can
muốn tiếp xúc với điều tra viên để thăm dị, tìm hiểu thơng tin về vụ án. Mặt khác,
bị can lại rất sợ tiếp xúc với điều tra viên, cố tình lẩn tránh tiếp xúc. Bởi vì họ sợ bị
trừng phạt đồng thời họ muốn có thời gian để tìm cách đối phó, lựa chọn cách xử
sự cho mình. Đối với từng trường hợp cụ thể, sự mâu thuẫn này lại tăng lên gấp
bội, bởi những hoàn cảnh mà bị can cho rằng điều tra viên đang sắp sửa vạch trần
8


tội lỗi của họ. Bị can muốn lẩn tránh giây phút đáng sợ này song lại cũng muốn
xem giây phút đó có thực sự xảy ra hay khơng.
Thứ năm, trạng thái tâm lý nhẹ nhõm: Trạng thái này xuất hiện khi
bị can đã bị điều tra viên buộc tội và họ hiểu rằng mình bị buộc tội vì lý do gì, họ
sẽ kết thúc ở đâu. Khi đó, họ đã chấp nhận được rằng mình sẽ phải chịu hậu quả gì
do hành vi phạm tội của mình và khơng cịn khúc mắc gì nữa.
2. Đặc điểm tâm lý tội phạm qua các giai đoạn điều tra vụ án hình sự
2.1. Về mặt nhận thức
Trong quá trình điều tra, hoạt động nhận thức, tư duy của bị can hết sức
phức tạp và thường gây ra sự căng thẳng thần kinh dai dẳng. Vì vậy, các giao tiếp
tâm lý trong điều tra thường là phương tiện làm giảm căng thẳng của bị can. Điều
này có thể dẫn đến việc bị can khai báo về tất cả những gì làm họ lo lắng, băn
khoăn hoặc lựa chọn hình thức chống lại những cuộc tiếp xúc đối với điều tra viên.
Trong hoạt động hỏi cung

Trong quá trình hỏi cung, bị can thường tự xây dựng cho mình nhiều mơ
hình tư duy khác nhau về vụ án hình sự để đối phó với Cơ quan điều tra: có sự pha
trộn giữa thật và giả, có xu hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đến mức thấp
nhất, đổ lỗi cho nạn nhân, hoàn cảnh. Bị can thường tư duy theo hướng có lợi nhất
cho bản thân, cố gắng tìm mọi cách để thối thác trách nhiệm.

9


Bị can có xu hướng thành khẩn khai báo nếu họ phạm tội trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh, với lỗi vơ ý, khung hình phạt thấp,…vì họ nhận thức
được rằng họ có cơ hội được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Ngược lại, nếu bị
can thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng,…
thì bị can sẽ ngoan cố, nhất định khơng chịu khai báo. Ví dụ thực tế cho thấy, hỏi
cung bị can trong các vụ án buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý thường gặp
khó khăn. Bởi vì, khung hình phạt của loại tội này rất nghiêm khắc nên bị can
thường khai báo ngoan cố, nhỏ giọt.
Trong hoạt động đối chất (Trường hợp bị can yêu cầu được đối chất)
Trường hợp này đối chất chính là phương tiện tự vệ của bị can. Việc bị can
yêu cầu được đối chất là nhằm gây tác động tâm lý đối với những người đã khai ra
những tình tiết bất lợi cho họ. Vì vậy cơ cấu của quan hệ đối chất trong trường hợp
này đã hoàn toàn thay đổi nếu như trong đối chất để vạch trần tính chất gian dối
của người khai man nào đó, yếu tố bất ngờ được coi là yếu tố đảm bảo sự thành
cơng của đối chất, thì ở trường họp đối chất theo yêu cầu của bị can, tính bất ngờ
khơng cịn giá trị nữa. Bị can nhận thức được rằng cuộc đối chất theo yêu cầu của
họ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nên họ cần phải chuẩn bị kỹ càng về các phương
pháp tác động đối với điều tra viên và với người tham gia đối chất.
Trong hoạt động nhận dạng

10



Nhận dạng là hoạt động điều tra, trong đó điều tra viên đưa người, vật hoặc
ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can xác nhận người, vật hoặc ảnh
đó.
Hoạt động nhận dạng chỉ đạt được kết quả khi đã tiến hành đầy đủ các hoạt
động hỏi cung, nhất là khi người nhận dạng đã khai báo một cách chính xác, trung
thực. Nếu ở bị can đã có những chuyển biến tốt về tình cảm đạo đức - nhận thức rõ
sai lầm thì cuộc đối chất sẽ diễn ra hết sức thuận lợi;
Nhận thức của người chưa thành niên
Những người chưa thành niên còn rất non nớt về kiến thức xã hội và ý thức
pháp luật. Nhận thức và quan niệm về pháp luật chưa hình thành đầy đủ hoặc bị
lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ. Vì thế, nhiều em thường thờ ơ, lãnh đạm
đối với các quy định của pháp luật. Hay nói cách khác nhận thức pháp luật của
phần lớn người chưa thành niên phạm tội biểu hiện ở mức độ thấp.
Trong quá trình tri giác và đánh giá những gì đã tri giác được, bị can sẽ có
xu hướng pha trộn giữa sự thật, trí tưởng tượng.Nhiều trường hợp bị can chưa thành
niên khai tô vẽ hoặc thay đổi lời khai do bị tác động, căn vặn của điều tra viên hoặc
Luật sư.
2.2. Về trạng thái xúc cảm, tình cảm
Trong hoạt động hỏi cung bị can:

11


Người phạm tội dù là phạm tội lần đầu hay tái phạm đều có trạng thái tâm
lý căng thẳng, ln lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến việc họ bị phát hiện, bị bắt và
chịu hậu quả pháp lý nhất định. Sự căng thẳng này sẽ càng cao khi vụ án có thêm
những đồng phạm khác. Bởi khi một trong những đồng phạm bị bắt thì họ sẽ tố
giác, khai ra hành vi phạm tội. Một số bị can khác thì xuất hiện trạng thái ân hận,

dằn vặt và cảm thấy tội lỗi về hành vi phạm tội của mình. Trạng thái tâm lý này
thường xuất hiện ở trong trường hợp phạm tội do lỗi vô ý hoặc phạm tội trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh mà họ không thể kiềm chế được. Đối với những bị
can này, sau khi phạm tội họ thường nhận thức được sai lầm của mình, họ ân hận
và mong muốn khắc phục phần nào hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra.
Ở một khía cạnh khác, có nhiều người phạm tội cố gắng ổn định cảm xúc,
bên ngoài tỏ ra bình tĩnh, lì lợm nhưng thực chất trong lịng đang rất sợ hãi, hỗn
loạn. Họ tự xây dựng cho mình nhiều mơ hình tư duy khác nhau về vụ án hình sự;
lập trình sẵn ra những câu trả lời hết sức hồn hảo có sự pha trộn giữa thật và giả
hay những câu trả lời có xu hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Người phạm tội
sẽ trả lời rất trơn tru, lưu loát các câu hỏi của cơ quan điều tra, thể hiện rõ sự thành
khẩn khai báo.
Ngoài ra, trong một số trường hợp người phạm tội cảm thấy yên tâm bởi ở
một số vụ án như buôn bán người, hiếp dâm, cưỡng dâm... nạn nhân chủ yếu là phụ
nữ và trẻ em. Nạn nhân cũng như gia đình nạn nhân khơng dám tố giác hành vi
phạm tội; họ sợ con cái mình bị ảnh hưởng về tâm lý và cũng một phần sợ bị trả
thù. Hơn nữa, nếu nạn nhân là trẻ em thì người phạm tội lại càng cảm thấy yên tâm
12


hơn vì cho rằng trẻ em chưa có đủ nhận thức, ngơn ngữ, khả năng phịng vệ cũng
như việc khai thác thơng tin là rất khó khăn.
Trong hoạt động đối chất:
Đối chất là giao tiếp tâm lý đặc trưng được diễn ra cùng một lúc giữa hai
hay nhiều người trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều
người để xác định sự thật vụ án. Mục đích của đối chất là giải quyết các mâu thuẫn,
xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật vụ
án; có thể đối chất giữa bị can này với bị can khác hoặc giữa bị can với bị hại hoặc
giữa bị hại và người làm chứng.
Trong hoạt động đối chất, bị can thường có những trạng thái xúc cảm, tình

cảm sau:
Thứ nhất, bị can thường có sự căng thẳng về tâm lý, đơi khi dẫn tới trạng
thái tinh thần bị kích động. Nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý này là do sự tác
động của điều kiện ngoại cảnh như sự xuất hiện Điều tra viên, KSV, người tham
gia đối chất là người thân quen với bị can; cùng với đó là sự xuất hiện của những
thơng tin mới mang tính bất ngờ, có liên quan tới vụ án khiến bị can không thể
lường trước được như sự thay đổi lời khai của các bị can khác trong các vụ án có
đồng phạm hay sự xuất hiện của những sự kiện mới, tài liệu mới.
Thứ hai, bị can có sự chuẩn bị trước về tâm lý, ngoan cố che dấu hành vi
phạm tội và có ý thức chống đối cơ quan điều tra. Bị can giả vờ khơng quen biết
hay có quan hệ với người đối chất, chối cãi, phủ nhận lời khai của người đối chất.
13


Một số trường hợp khác, bị can từ chối khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối.
Trường hợp bị can khai báo gian dối khi tiếp xúc bất ngờ với người đối chất có lời
khai đúng thường thì bị can sẽ bị đánh mạnh vào tư tưởng vô cùng mạnh mẽ; họ sẽ
bị lúng túng, không kịp chuẩn bị lời khai để đối phó lại với người tham gia đối
chất.
Thứ ba, bị can từ chối khai báo, không để lộ cảm xúc của bản thân ra ngồi.
Trong q trình đối chất bị can khơng nói gì, ln có ánh mắt sắc lạnh, nhìn chằm
chằm hay chớp mắt liên tục.
Trong hoạt động nhận dạng:
Nhận dạng là hoạt động điều tra, khi cần thiết, Điều tra viên có thể đưa
người, ảnh hoặc vật cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can nhận dạng.
Trong trường hợp bị can là đối tượng nhận dạng: bị can sẽ sẽ cố tỏ ra bình
tĩnh, gương mặt biểu lộ cảm xúc bình thường để người nhận dạng không quan sát
bản thân họ quá lâu và không nhận ra họ. Trong một số trường hợp khác, bị can
chột dạ khi thấy người nhận dạng là người làm chứng hay bị hại, họ sẽ căng thẳng,
lo sợ và sự căng thẳng, lo sợ đó được biểu hiện rõ ra bên ngồi như run, mắt chớp

liên tục, khơng dám nhìn thẳng, liên tục quan sát xung quanh xem mọi người làm
gì, có để ý mình hay khơng… Điều này được thấy rõ ở những bị can phạm tội lần
đầu hoặc những bị can phạm tội lúc chưa thành niên.
Trong trường hợp bị can là người nhận dạng: Phần lớn các bị can khi gặp
đối tượng nhận dạng thì sẽ hoang mang, lo sợ hoặc kích động vì hồi tưởng đến
14


những hành vi phạm tội của mình; một số khác có những mâu thuẫn trong nội tâm
giữa cái thiện và cái ác, cảm thấy có lỗi dẫn tới bị can giữ im lặng hay khơng dám
nhận dạng. Ở khía cạnh khác, những bị can có tâm lý vững hay những bị can phạm
tội nhiều lần, có tính chun nghiệp, có tổ chức thì sẽ khơng biểu lộ cảm xúc và tỏ
ra là không nhận ra các đối tượng nhận dạng.
2.3. Về hành vi xử sự
Bị can thường có trạng thái tâm lý rất căng thẳng và phức tạp. Trạng
thái, tâm lý gây ảnh hưởng lớn đến hành vi và thái độ.
Trạng thái, tâm lý gây ảnh hưởng lớn đến hành vi và thái độ. Hành vi xử sự
của bị can được quy định bởi một số các yếu tố sau:
- Những thiếu sót tâm lý - xã hội của cá nhân;
- Các đặc điểm tâm lý của tội phạm đã xảy ra;
- Kinh, nghiệm tiếp xúc của bị can đối với cơ quan điều tra;
- Hệ thống tiếp xúc cụ thể và các mối quan hệ trong hoạt động điều tra;
- Tác động của điều tra viên đến bị can;
- Lượng thơng tin về q trình điều tra vụ án của cơ quan điểu tra mà bị can
nắm được;
- Điều kiện ngoại cảnh khi tiến hành điều tra;.
- Sự nhận thức của bị can về tội lỗi của mình đến đâu.
Sự tác động của hoạt động điều tra đối với tâm lý bị can được hình thành
trên cơ sở tâm lý và quá trình phát triển của cá nhân bị can. Đối với công tác điều
15



tra, các yếu điểm về tâm lý xã hội của bị can có ý nghĩa rất quan trọng. Những yếu
điểm này thường được bộc lộ trong quá trình hành động của bị can, hoặc trong
quan hệ giữa bị can với người khác.
Cách xử sự của bị can còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tâm lý khác. Ví
dụ: khi bị can nhận định rằng hành vi phạm tội do mình gây ra sẽ khơng bị phát
hiện, và khơng bị trừng trị... thì thái độ của họ trước cơ quan điều tra là yên tâm và
tự tin. Trái lại, một khi họ nhận thức được rằng hành vi của họ sớm hay muộn sẽ bị
phát giác, họ nhất định bị trừng trị thì thái độ của họ trước cơ quan điều tra sẽ mất
đi tính tự tin, đàng hồng, đồng thời luôn lo lắng, chờ đợi. Ở trường hợp thứ nhất,
bị can mong muốn chinh phục điều tra viên, xây dựng quan hệ tốt với điều tra viên,
chủ động đặt các vấn đề xoay quanh hành vi phạm tội..., ở trường hợp thứ hai bị
can hoàn toàn bị động và quan hệ giữa họ với điều tra viên là quan hệ do một bên
duy trì.
Cách xử sự của bị can trong điều tra rất đa dạng. Nó có thể là tích cực hồn
tồn, có thể là tiêu cực, hoặc pha trộn giữa tích cực và tiêu cực. Những biểu hiện
này phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố sau đây:
- Loại hệ thần kinh;
- Thái độ đối với tội phạm đã xảy ra, sự ăn năn về hậu quả đã gây ra;
- Khí chất của cá nhân;
- Ke hoạch hành động;
- Lợi ích cá nhân;
- Mục đích.

16


Xử sự tích cực của bị can tùy thuộc vào những nguyên nhân nhất định, có
thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, hoặc kìm hãm quá trình này.

Chẳng hạn khi bị can nhận rõ lỗi lầm của mình, hối hận về hành vi đã gây ra và
mong muốn bồi thường thiệt hại... ở trường hợp này, bị can tích cực giúp đỡ điều
tra viên thu thập chứng cứ. Đồng thời chủ động chỉ nơi cất giấu tang vật phạm
pháp, tài sản đã chiếm đoạt... Sự bộc lộ tính tích cực của bị can trong trường hợp
này rất cần sự tác động, uốn nắn kịp thời của điều tra viên.
Trong trường họp khác, sự bộc lộ tính tích cực của bị can có thể xuất phát
từ nhận thức rằng sự chủ động khai báo của họ có thể dẫn đến việc đình chỉ hoạt
động điều tra và khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các tội khác của họ vẫn
được che giấu... ở trường họp này, sự tích cực của bị can được thể hiện bằng việc
họ cung cấp những thông tin giả tạo, đã được tính tốn cân nhắc kỹ. Sự tích cực
của bị can còn thể hiện trong sự mong muốn nắm được nội dung hoạt động của
điều tra viên và các cộng sự của họ.
Trong hoạt động điều tra, sự chủ động tích cực của bị can cịn phụ thuộc
vào q trình chuẩn bị điều tra và xử lý các tình huống mới xuất hiện trong khi
điều tra. Thông thường đối với các tội phạm mà lỗi của bị can là cố ý trực tiếp hoặc
cố ý gián tiếp thì bị can thường tìm mọi cách che giấu tội phạm, và chống lại hoạt
động của các cơ quan điều tra (trước và sau khi bị bắt...).
Trong suốt quá trình điều tra, ở bị can ln ln có những trạng thái tâm lý
hết sức phức tạp. Trạng thái tâm lý này thường dẫn đến những biến động đặc biệt
khi tiếp nhận thơng tin. Ví dụ, mỗi một lời nói, cử chỉ của điều tra viên đều được bị
can coi như là một loạt những cử chỉ biểu thị về những thông tin mà điều tra viên
17


có được, vì vậy bị can ln bị cuốn hút vào các cử chỉ này và bộc lộ tâm lý của
mình. Xuất phát từ đặc điểm này mà điều tra viên cần chú ý thay đổi tin tức, tìm
các thơng tin có giá trị tác động tâm lý đối với bị can.
Trong quá trình điều tra, hoạt động tư duy của bị can hết sức phức tạp và
thường gây ra sự căng thẳng thần kinh dai dẳng. Vì vậy, các giao tiếp tâm lý trong
điều tra thường là phương tiện làm giảm căng thẳng của bị can. Điều này có thể

dẫn đến việc bị can khai báo về tất cả những gì làm họ lo lắng, băn khoăn hoặc lựa
chọn hình thức chống lại những cuộc tiếp xúc đối với điều tra viên. Trong những
hoàn cảnh như vậy điều tra viên cần tạo ra cơ sở tiếp xúc thuận lợi để đánh giá
đúng hành vi của bị can.
Trong quá trình điều tra, ở bị can thường xuất hiện mâu thuẫn nội tâm. Một
mặt, bị can muốn tiếp xúc với điều tra viên để thăm dị, tìm hiểu thơng tin về vụ án.
Mặt khác, bị can lại rất sợ tiếp xúc với điều tra viên, cố tình lẩn tránh tiếp xúc...
Bởi vì họ sợ bị trừng phạt đồng thời họ muốn có thời gian để tìm cách đối phó, lựa
chọn cách xử sự cho mình. Đối với từng trường hợp cụ thể, sự mâu thuẫn này lại
tăng lên gấp bội, bởi những hoàn cảnh mà bị can cho rằng điều tra viên đang sắp
sửa vạch trần tội lỗi của họ. Bị can muốn lẩn tránh giây phút đáng sợ này song lại
cũng muốn xem giây phút đó có thực sự xảy ra hay khơng. Trong q trình điều tra
nhiều khi xuất phát từ mong muốn nhận được thơng tin nào đó ở điều tra viên mà
bị can đã chủ động đặt vấn đề tiếp xúc với điều tra viên. Bị can có thể tạo ra kế
hoạch gặp gỡ điều tra viên một cách tự nhiên, để rồi biến điều tra viên thành nguồn
cung cấp thông tin cho họ.

18


Sau khi bị điều tra viên buộc tội, trạng thái tâm lý của bị can có thể là nhẹ
nhõm, thoải mái. Điều này chỉ xảy ra khi họ hiểu rằng mình bị buộc tội vì lý do gì,
số phận của họ sẽ kết thúc ở đâu. Do xuất phát từ nhận thức rằng kết quả của hoạt
động điều tra phụ thuộc rất nhiều vào điều tra viên song cũng phụ thuộc rất nhiều
vào lời khai của họ, cho nên bị can hay ba hoa, nhiều lời về tình tiết vụ án và cho
rằng điều tra viên ngoài chức năng điều tra cịn có chức năng chứng nhận vì vậy họ
thường kể lể một cách dài dòng về bản thân với mục đích là làm cho điều tra viên
dành những xác nhận có lợi cho họ.
3. Vụ án thực tiễn
3.1. Vụ án sát hại Dung Hà (Vũ Hoàng Dung)

Dung Hà là đối tượng hình sự có nhiều tiền án, tiền sự và cầm đầu một
băng nhóm tội phạm xã hội đen ở Hải Phòng. Tháng 10 năm 1998, Dung Hà
chuyển vào làm ăn tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ khi đặt chân vào thành phố
Hồ Chí Minh, Dung Hà đã có ý định tranh giành lãnh địa, đe dọa vị trí “thống lĩnh
giang hồ” của trùm giang hồ Năm Cam. Năm Cam đã ra lệnh cho Hải “bánh” phải
tiêu diệt Dung Hà.
Rạng sáng 2/10/2000, Dung Hà bị giết trên đường Bùi Thị Xuân (Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh). Ngay lập tức, Cơng an thành phố Hồ Chí Minh tung một
lực lượng lớn tập trung tìm nắm thơng tin vụ án. Nhiều nguồn tin cho thấy đây là
vụ thanh tốn giữa các băng nhóm xã hội đen, do Năm Cam dàn dựng. Tuy nhiên,
nhiều tháng trôi qua vẫn chưa có kết quả điều tra nào khả quan.

19


Vào thời điểm đó, thế giới ngầm thành phố đồn rằng, Dung Hà bị đàn em
cũ là Hải “bánh” sát hại. Cơ quan cơng an cũng hiểu Hải là chìa khóa để phá vụ án
này và qua đó mới đi vào được thế giới của Năm Cam. Song phải đến ngày
29/5/2001, khi hắn tham gia vụ đánh người tại nhà hàng Tân Hải Vân trên đường
Nguyễn Trãi, công an mới có cơ sở để tạm giam Hải "bánh".
Tâm lý của bị can Hải Bánh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
Về mặt nhận thức:
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, từ khi 13 tuổi, Hải "bánh" đã nếm mùi tù tội về
tội trộm cắp và đánh lộn: 6 tiền án, 3 tiền sự, là đối tượng "tiền án nhiều hơn tiền
mặt" và "ở tù nhiều hơn ở nhà". Chính vì vậy, Hải Bánh có kinh nghiệm khi đối
mặt với cơ quan điều tra. Khi đó Hải Bánh bị bắt vì liên quan tới vụ ẩu đả tại nhà
hàng Tân Hải Vân, do đó y biết rõ thời hạn tạm giam chỉ tối đa 6 tháng. Trong thời
hạn 5 tháng 24 ngày ở nhà tạm giữ Công an quận 1, qua Chí Hịa và Trại giam
T.16B Hải Bánh ngoan cố không chịu khai báo, thái độ của y ln ln là "khơng
nghe, khơng thấy, khơng biết gì về vụ giết Dung Hà…" Hơn nữa, vì cho rằng “đã

vào trong giang hồ thì phải tuân thủ theo một số nguyên tắc định sẵn, trong đó việc
tuân thủ “luật im lặng” chính là thước đo giá trị của người trong giang hồ” nên khi
chưa biết sự bạc nghĩa của Năm Cam, Hải Bánh kiên quyết giữ bí mật về vụ việc
sát hại Dung Hà. Đến trước khi ra tòa, Hải Bánh vẫn u cầu luật sư của mình
khơng được tranh cãi với luật sư của Năm Cam. Hải Bánh nói rằng: “Tội của tơi
đến đâu sẽ nhận đến đó, biết điều gì sẽ khai cái đó. Dù có phải nhận án tử nhưng
tuyệt đối không được cãi vã, không được đổ tội cho nhau. Đã dấn thân vào giang

20



×