Tải bản đầy đủ (.docx) (236 trang)

Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 236 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

TRỊNH NGỌC TỒN

QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG
TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON CĨ TỔ CHỨC
GIÁO DỤC HỊA NHẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

TRỊNH NGỌC TỒN

QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG
TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON CĨ TỔ CHỨC
GIÁO DỤC HỊA NHẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến
2. TS. Trương Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nào của các tác giả khác.

Tác giả

Trịnh Ngọc Toàn


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến toàn thể giảng viên, cán bộ, viên
chức Học viện Quản lý giáo dục đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tơi hồn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu sinh.
Tơi chân thành kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thị
Hoàng Yến và TS. Trương Thị Thúy Hằng là những người hướng dẫn khoa
học đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, những
người đã ln động viên khích lệ tơi hồn thành luận án này.


Tác giả

Trịnh Ngọc Toàn


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CBQL
GDHN

Cán bộ quản lý
Giáo dục hòa nhập

GDMN

Giáo dục mầm non

GV

Giáo viên

NV

Nhân viên

MN

Mầm non

QL

QLNT

Quản lý
Quản lý nhà trường

QLGD

Quản lý Giáo dục

VH

Văn hóa

VHNT

Văn hóa nhà trường

VHTC

Văn hóa tổ chức


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT....................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.....................................................................................xi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON CÓ TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÒA NHẬP........12
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..................................................................................12
1.1.1. Nghiên cứu về xây dựng văn hóa nhà trường trong cơ sở giáo dục............................12
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong cơ sở giáo dục...............17
1.1.3. Khái qt về các cơng trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra để tiếp tục nghiên cứu
.........................................................................................................................................21
1.2. Khái niệm công cụ của đề tài...................................................................................22
1.2.1. Quản lý...................................................................................................................22
1.2.2. Giáo dục hịa nhập trong trường mầm non................................................................23
1.2.3. Văn hóa nhà trường, Xây dựng văn hóa nhà trường..................................................24
1.2.4. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường......................................................................26
1.3. Văn hóa nhà trường trong trường mầm non tư thục có tổ chức giáo dục hòa nhập
.........................................................................................................................................27
1.3.1. Đặc điểm của trường mầm non tư thục có tổ chức giáo dục hịa nhập.......................27
1.3.2. Đặc điểm văn hóa nhà trường trong trường mầm non tư thục có tổ chức giáo dục hịa
nhập..................................................................................................................................30
1.3.3. Vai trị của văn hóa nhà trường của trường mầm non tư thục có tổ chức giáo dục hịa
nhập..................................................................................................................................33
1.4. Vận dụng bộ cơng cụ OCAI và bộ công cụ nhận diện thương hiệu nhà trường
trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập trong xây dựng văn hóa nhà
trường..............................................................................................................................38
1.4.1. Cơ sở khoa học về vận dụng bộ công cụ OCAI và bộ cơng cụ nhận diện thương hiệu
nhà trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập............................................................38
1.4.2. Hồn thiện nội dung và cách thức vận dụng bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức
OCAI và bộ cơng cụ nhận diện thương hiệu trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập
.........................................................................................................................................45


1.5. Xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa

nhập.................................................................................................................................51
1.5.1. Thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường của trường mầm non có tổ chức giáo
dục hịa nhập.....................................................................................................................52
1.5.2. Xây dựng triết lý hoạt động trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập..............54
1.5.3. Xây dựng hệ thống cấu trúc hữu hình trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập
.........................................................................................................................................55
1.5.4. Tạo dựng những quan niệm chung của trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập
.........................................................................................................................................56
1.5.5. Xây dựng bộ phận quản lý văn hóa nhà trường và đội ngũ tiên phong thực hiện xây
dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập............57
1.6. Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ
chức giáo dục hòa nhập..................................................................................................60
1.6.1. Quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non
có tổ chức giáo dục hịa nhập.............................................................................................60
1.6.2. Tổ chức xây dựng triết lý hoạt động của trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa
nhập..................................................................................................................................62
1.6.3. Chỉ đạo xây dựng hệ thống cấu trúc hữu hình trường mầm non có tổ chức giáo dục
hòa nhập...........................................................................................................................65
1.6.4. Chỉ đạo các hoạt động tạo dựng những quan niệm chung trong trường mầm non có tổ
chức giáo dục hòa nhập.....................................................................................................69
1.6.5. Đánh giá hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ
chức giáo dục hịa nhập.....................................................................................................73
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường
mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập.........................................................................75
1.7.1. Năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên........................75
1.7.2. Điều kiện cơ sở vật chất...........................................................................................76
1.7.3. Đặc thù hoạt động giáo dục mầm non hịa nhập........................................................77
1.7.4. Q trình xã hội hóa giáo dục...................................................................................78
1.7.5. Q trình tích lũy kinh nghiệm của Ban lãnh đạo nhà trường....................................78
Kết luận Chương 1.........................................................................................................80

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON CĨ TỔ CHỨC GIÁO DỤC HỊA NHẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.............................................................81
2.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, hoạt động giáo dục
mầm non và giáo dục hòa nhập ở các trường mầm non của thành phố Hải Phòng.....81


2.1.1. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội..........................................................................81
2.1.2. Hoạt động giáo dục mầm non..................................................................................82
2.1.3. Hoạt động giáo dục hòa nhập ở các trường mầm non...............................................83
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát.......................................................................................86
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................................86
2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................................86
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát..................................................................................87
2.2.4. Phương pháp tổ chức khảo sát..................................................................................88
2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng..................................................90
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về văn
hóa nhà trường..................................................................................................................90
2.3.2. Thực trạng về xây dựng triết lý hoạt động của các trường mầm non có tổ chức giáo
dục hòa nhập.....................................................................................................................94
2.3.3. Thực trạng về việc thực hiện các tiêu chí chung của cấu trúc hữu hình các trường mầm
non có tổ chức giáo dục hịa nhập......................................................................................96
2.3.4. Thực trạng về việc thực hiện các tiêu chí về cơ sở vật chất trường mầm non có tổ chức
giáo dục hịa nhập.............................................................................................................98
2.3.5. Thực trạng về thực hiện văn hóa nhà trường trong trường mầm non có tổ chức giáo
dục hịa nhập...................................................................................................................107
2.3.6. Thực trạng nhận diện mơ hình văn hóa nhà trường của các trường mầm non có tổ chức
giáo dục hịa nhập...........................................................................................................117
2.4. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ

chức giáo dục hịa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng........................................122
2.4.1. Thực trạng về quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường trong các
trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập................................................................122
2.4.2. Tổ chức xây dựng triết lý hoạt động của trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa
nhập................................................................................................................................124
2.4.3. Chỉ đạo xây dựng hệ thống cấu trúc hữu hình trường mầm non có tổ chức giáo dục
hịa nhập.........................................................................................................................125
2.4.4. Chỉ đạo các hoạt động tạo dựng những quan niệm chung trong trường mầm non có tổ
chức giáo dục hịa nhập...................................................................................................126
2.4.5. Đánh giá hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ
chức giáo dục hòa nhập...................................................................................................129
2.5. Thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập...........................................131


2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các
trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng. .134
2.6.1. Điểm mạnh............................................................................................................134
2.6.2. Điểm hạn chế........................................................................................................137
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................................139
Kết luận chương 2.........................................................................................................141
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON CĨ TỔ CHỨC GIÁO DỤC HỊA NHẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG...........................................................142
3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp.......................................................................142
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ..........................................................................142
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển.......................................................142
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp.........................................................................142
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.........................................................................143
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.........................................................................143

3.2. Các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có
tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng....................................143
3.2.1. Tổ chức xây dựng triết lý hoạt động của trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa
nhập gắn với văn hóa cộng đồng địa phương...................................................................143
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng quy trình vận dụng Bộ cơng cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI và
Bộ cơng cụ nhận diện thương hiệu trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập trong
quản lý văn hóa nhà trường mầm non..............................................................................151
3.2.3. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về xây dựng văn hóa nhà
trường dựa vào năng lực..................................................................................................156
3.2.4. Tổ chức phát triển nội dung giáo dục trường mầm non dựa trên xây dựng những câu
chuyện chia sẻ giá trị cốt lõi nhà trường cho trẻ................................................................163
3.2.5. Tổ chức đổi mới đánh giá các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường mầm non có tổ
chức giáo dục hòa nhập gắn với phản hồi cải tiến.............................................................170


3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp..............................................................................173
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp..................................175
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..........................................................................................175
3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm.................................................................175
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm.........................................................................................175
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất......175
3.5. Thử nghiệm giải pháp............................................................................................179
3.5.1. Mục đích thử nghiệm.............................................................................................179
3.5.2. Đối tượng thử nghiệm............................................................................................179
3.5.3. Thời gian, địa điểm thử nghiệm..............................................................................179
3.5.4. Nội dung thử nghiệm.............................................................................................179
3.5.5. Kết quả thử nghiệm...............................................................................................181
Kết luận Chương 3.......................................................................................................189
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................................190
1. Kết luận......................................................................................................................190

2. Khuyến nghị...............................................................................................................192
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................195
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN
LUẬN ÁN......................................................................................................................204
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Mơ tả đặc trưng kiểu văn hóa tổ chức của Kim Mameron& Robert
Quinn..................................................................................................41

Bảng 1.2.

Bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI hồn thiện.........................45

Bảng 2.1.

Nhận thức về mức độ cần thiết của việc xây dựng VHNT trong các
trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập......................................91

Bảng 2.2.

Nhận thức về vai trò của VHNT trong các trường mầm non có tổ
chức giáo dục hịa nhập........................................................................92

Bảng 2.3.

Thực trạng xây dựng triết lý hoạt động của các trường mầm non có

tổ chức giáo dục hịa nhập....................................................................95

Bảng 2.4.

Đánh giá thực hiện các tiêu chí chung của cấu trúc hữu hình của các
trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập......................................96

Bảng 2.5.

Thực trạng về việc thực hiện các tiêu chí về cơ sở vật chất trường
mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập.................................................99

Bảng 2.6.

Thực trạng về việc thực hiện văn hóa nhà trường của cán bộ quản lý
trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập.....................107

Bảng 2.7.

Thực trạng về việc thực hiện văn hóa nhà trường của giáo viên, nhân
viên trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập..............111

Bảng 2.8.

Thực trạng thực hiện văn hóa nhà trường của cha mẹ trẻ trong các
trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập....................................114

Bảng 2.9.

Thực trạng về việc thực hiện văn hóa nhà trường của trẻ trong các

trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập....................................116

Bảng 2.10.

Mơ hình văn hóa nhà trường của các trường mầm non có tổ chức
giáo dục hịa nhập..............................................................................118

Bảng 2.11.

Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường
trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập.....................122

Bảng 2.12.

Thực trạng tổ chức xây dựng triết lý hoạt động trong các trường
mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập...............................................124


Bảng 2.13.

Thực trạng chỉ đạo xây dựng hệ thống cấu trúc hữu hình trong các
trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập....................................125

Bảng 2.14.

Thực trạng chỉ đạo các hoạt động tạo dựng những quan niệm chung
trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập.....................127

Bảng 2.15.


Thực trạng đánh giá hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong
các trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa nhập..............................129

Bảng 2.16.

Thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý xây dựng văn
hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hịa
nhập..................................................................................................132

Bảng 3.1.

Đánh giá tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất.............................176

Bảng 3.2.

Đánh giá tính khả thi của giải pháp đã đề xuất.....................................177

Bảng 3.3.

Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về nhận thức và hành vi VHNT
của CBQL trước thử nghiệm..............................................................182

Bảng 3.4.

Kết quả đánh giá về nhận thức và hành vi VHNT của CBQL sau thử
nghiệm..............................................................................................185


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1.


Mơ hình văn hóa tổ chức của Kim Mameron& Robert Quinn................41

Sơ đồ 1.2.

Hệ thống đánh giá văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có
tổ chức giáo dục mầm non hịa nhập bằng bộ công cụ nhận diện
thương hiệu và bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI...................43

Biểu đồ 2.1. So sánh mức độ nhận thức của CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ về
VHNT.................................................................................................90
Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ thực hiện VHNT của đội ngũ CBQL, GV, NV, cha
mẹ trẻ và trẻ của các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập
.........................................................................................................119
Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ thực hiện triết lý hoạt động và mức độ thực hiện các
tiêu chí hệ thống cấu trúc hữu hình của các trường mầm non có tổ
chức giáo dục hòa nhập......................................................................120
Biểu đồ 2.4. So sánh kiểu VHNT hiện tại và kiểu VHNT mong muốn của các
trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập....................................121


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục - đào
tạo; xác định giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội. Vai trò của giáo dục được thể hiện trước hết với thế hệ trẻ, trong đó, trẻ em ở bậc
học GDMN cần phải được quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ, GDMN là bậc học đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân, là tiền đề quan trọng, làm nền tảng cho các bậc học

sau này. Trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về giáo dục mầm non đều cho rằng:
sự phát triển trong những năm đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của cả cuộc
đời con người, đặc biệt là giai đoạn từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn vàng để con người
phát triển và hoàn thiện, mọi tác động giáo dục trong giai đoạn này góp phần quan
trọng trong việc hình nên nhân cách sau này của đứa trẻ.
Trong số trẻ em học tập tại các trường MN, hiện nay, số trẻ khuyết tật đến
trường ngày càng gia tăng. Theo báo cáo khảo sát tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia
đình năm 2018 cho thấy, tỷ lệ trẻ khuyết tật ở tuổi MN ở nước ta là 2,74%. Như vậy,
ước tính cả nước hiện có khoảng 141.745 trẻ khuyết tật độ tuổi MN; và ở Hải Phịng
có khoảng 3.199 trẻ khuyết tật ở độ tuổi MN. [14] Đây là nhóm trẻ chịu nhiều thiệt
thịi, địi hỏi phải được giáo dục bằng phương thức phù hợp, tinh tế. Trong đó,
GDHN là một phương thức giáo dục mang lại hiệu quả cao cho trẻ khuyết tật nói
chung và đặc biệt đối với trẻ khuyết tật ở lứa tuổi mẩm non.
Giáo dục hòa nhập là một xu thế tất yếu chung của xã hội hiện nay. Trên thế
giới, GDHN đã đưa vào thành chính sách với tất cả trẻ em, đến nay đã có 158 quốc
gia thơng qua Cơng ước Liên hiệp quốc về Quyền của người khuyết tật, trong đó điều
24 cam kết thực hiện hệ thống GDHN cho tất cả mọi người. Ở Việt Nam, Nhà nước
ta cũng đã khẳng định “GDHN là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người
khuyết tật”. [41] Năm 2005, Bộ GD&ĐT đã cam kết với định hướng về GDHN trên
cả nước.
Lý luận và thực tiễn cũng đã chứng minh, GDHN không những mang lại lợi
ích cho trẻ khuyết tật mà cịn cho cả trẻ bình thường.


2

Tuy nhiên đến nay, việc thực hiện GDHN nói chung cũng như GDHN trong
các trường MN ở nước ta còn nhiều hạn chế, trong đó, những rào cản xã hội trong
thực hiện GDHN là một thách thức không nhỏ như: điều kiện mơi trường sống chưa
phù hợp, tính thực thi pháp luật chưa cao và đặc biệt là vẫn còn đó thái độ kỳ thị của

xã hội.Vì vậy, làm thế nào để xóa bỏ được những rào cản GDHN trong các trường
MN có tổ chức GDHN nhằm nâng cao chất lượng GDHN là một vấn đề thách thức
lớn đối với các nhà QLGD.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo: “Đổi mới chương trình nhằm phát
triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ
và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực,
phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và
ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và
đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…”. Đồng thời các định hướng xây dựng văn
hóa nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã
xác định: Văn hóa nhà trường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách
và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển tồn diện đức - trí - thể - mỹ,
ngành Giáo dục đã tập trung chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc
giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, ứng xử văn hóa và kỹ năng sống cho học sinh.
Văn hóa nhà trường là bao gồm các thành tố, các hoạt động của trường học, cùng các
yếu tố liên quan nhưng cốt lõi là hệ thống các chuẩn và hệ các giá trị, trong đó bao
gồm quy tắc ứng xử trong hoạt động dạy, học và các quan hệ ứng xử khác, khi những
điều đó đạt tới chuẩn mực và các giá trị được xác định thì lúc đó đạt tới giá trị của
văn hóa.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, Nghị quyết 33/NQ-TW của Trung ương về Xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Quyết


3

định số 1299/QĐ-TTg của Chính Phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử

trong trường học giai đoạn 2018-2025” Thủ tướng Chính phủ, ngày 03/10/2018 với
mục tiêu “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm xây dựng
văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn
hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng
lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo;
góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực,
đồn kết, cần cù, sáng tạo”. [8]
Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đánh giá sơ kết 05 năm thực
hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW trong đó đã phân tích đánh giá cụ thể những kết
quả đạt được, những tồn tại hạn chế đồng thời cũng chỉ ra những nhiệm vụ tiếp tục
triển khai trong giai đoạn tiếp theo. Xác định mơi trường văn hóa có vai trị quan
trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ
trong giai đoạn hiện nay, do đó cần tập trung nghiên cứu những luận cứ khoa học và
nhận diện nội dung cơ bản, cùng các mơ hình, giải pháp về xây dựng mơi trường văn
hóa đáp ứng u cầu phát triển bền vững đất nước. Mục tiêu hướng đến là xây dựng
trường học thực sự là “môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức,
trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý
thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách
nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước
Xây dựng mơ hình VHNT tích cực là giải pháp hữu hiệu cho các trường MN
có tổ chức GDHN hồn thành tốt nhiệm vụ GDHN. VHNT giúp nhà trường trở thành
một biểu tượng văn hóa đặc trưng mang phong cách riêng, tạo ra mơi trường GDHN
thân thiện, đầy tính nhân văn. Mơi trường giáo dục mà ở đó, cả trẻ khuyết tật và trẻ
bình thường đều được bình đẳng phát huy hết năng lực trí tuệ cá nhân, các em có cơ
hội để thể hiện lòng nhân ái, được thực hành những kỹ năng sống cần thiết để thích
nghi với cuộc sống thực tiễn phong phú, đa dạng. Vì vậy, VHNT đã xóa bỏ đi những
rào cản hịa nhập trong nhà trường, nâng cao chất lượng GDHN. Với tư cách vừa là



4

mục tiêu vừa là một công cụ QL, VHNT tác động đến tồn bộ q trình QL nhà
trường. Văn hố nhà trường được coi như một phương thức giáo dục tích cực, tạo ra
một mơi trường QL ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với mơi trường bên
ngồi để phát triển bền vững; đồng thời, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong,
hướng tới mục tiêu giáo dục tồn diện.
Để xây dựng VHNT thành cơng, các trường MN có tổ chức GDHN cần quan
tâm đến cơng tác QL xây dựng VHNT của trường mình. Bởi mục tiêu cuối cùng của
QL xây dựng VHNT trong các trường MN có tổ chức GDHN là nhằm hướng tới việc
xây dựng VHNT cho nhà trường đó một cách hiệu quả thơng qua sự tác động của
nhà QL. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về QL xây dựng VHNT trong các trường MN có
tổ chức GDHN hiện nay ở nước ta cũng như tại Hải Phịng cịn ít được chú ý; hoặc
do nhận thức vấn đề còn hạn chế nên dẫn đến việc xây dựng VHNT đa số cịn nặng
về hình thức, khơng mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển nhà trường cũng như
nâng cao chất lượng GDHN.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
trong các trường mầm non có tổ chức GDHN trên địa bàn thành phố Hải Phòng”
được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý xây dựng VHNT của trường mầm
non có tổ chức giáo dục hịa nhập và thực trạng quản lý xây dựng VHNT của các
trường MN tư thục có tổ chức giáo dục hịa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng,
luận án đề xuất các giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
của các trường mầm non trong bối cảnh đổi mới hiện nay.


5

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động xây dựng VHNT trong trường MN có tổ chức GDHN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xây dựng VHNT trong các trường MN có tổ chức GDHN trên địa
bàn thành phố Hải Phòng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng VHNT trong trường MN có tổ
chức GDHN;
4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng về quản lý xây dựng VHNT trong các trường
MN có tổ chức GDHN trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng VHNT trong các trường MN có tổ chức
GDHN trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và
tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong luận án;
4.4. Thử nghiệm Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
quản lý về xây dựng văn hóa nhà trường dựa vào năng lực
5. Giả thuyết khoa học
Trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non nói chung và nhà
trường MN có tổ chức giáo dục hịa nhập nói riêng một cách hiệu quả cần xác định
được vai trị chủ trì- phối hợp của các bên tham gia trong quá trình thực hiện các nội
dung quản lý như: quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng VHNT trong các trường MN
có tổ chức GDHN, quản lý xây dựng triết lý hoạt động của các trường MN có tổ chức
GDHN, quản lý xây dựng hệ thống cấu trúc hữu hình trường MN có tổ chức GDHN,
quản lý các hoạt động tạo dựng những quan niệm chung trong trường MN có tổ chức
GDHN, quản lý đánh giá hoạt động xây dựng VHNT trong các trường MN có tổ
chức GDHN,….dựa trên các quy trình xây dựng VHNT. Nếu đề xuất và thực hiện
được các giải pháp đổi mới quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường
MN có tổ chức GDHN trên địa bàn thành phố Hải Phịng mang tính cấp thiết và khả
thi đáp ứng được các u cầu: 1) Có nội dung, quy trình và các tiêu chí đánh giá



6

VHNT rõ ràng; 2) Đảm bảo nguyên tắc và quy trình vận dụng Bộ cơng cụ đánh giá
VHTC OCAI gắn với Bộ công cụ nhận diệu thương hiệu trường MN có tổ chức
GDHN trong việc cải tiến vận dụng nhằm đánh giá kiểu văn hóa trong tổ chức, làm
rõ tính đối tượng trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường chính là các thành tố
hữu hình của VHNT. Sự tiếp cận hai bộ công cụ để xác định được các thành tố cấu
trúc của VHNT và tác động động đến từng thành tố của VHNT này nhằm tạo ra
những thay đổi về VHNT của trường MN có tổ chức GDHN; 3) Đội ngũ CBQL và
GV có năng lực quản lý và xây dựng VHNT trường mầm non đáp ứng được u cầu
của trường MN có tổ chức GDHN thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng
VHNT trong các trường MN có tổ chức GDHN hiện nay.
6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Cần xây dựng cơ sở lý luận về quản lý xây dựng VHNT trong các trường MN tư
thục có tổ chức GDHN dựa trên các nguyên tắc, quy trình xây dựng VHNT MN và
các tiêu chí của Bộ công cụ đánh giá VHTC OCAI và Bộ nhận diện thương hiệu
trường MN có tổ chức GDHN như thế nào?
6.2. Thực trạng QL xây dựng VHNT trong các trường MN tư thục có tổ chức GDHN
trên địa bàn thành phố Hải Phịng đang có những điểm mạnh, điểm hạn chế như thế
nào?
6.3. Cần có các giải pháp như thế nào để quản lý xây dựng VHNT trong các trường
MN tư thục có tổ chức GDHN trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm khắc phục
những điểm yếu trong xây dựng VHNT đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay?
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác QL hoạt động xây dựng VHNT của hiệu trưởng các
trường MN tư thục có tổ chức GDHN trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Về địa bàn khảo sát
Các nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hải Phòng:
- 15 trường MN tư thục có tổ chức GDHN ở thành phố Hải Phịng

Về đối tượng khảo sát:


7

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên mơn các trường MN tư thục
có tổ chức GDHN;
- Giáo viên, NV các trường MN tư thục có tổ chức GDHN;
- Cha mẹ trẻ các trường MN tư thục có tổ chức GDHN;
8. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận
Luận án sử dụng các cách tiếp cận chủ đạo sau:
-

Tiếp cận lý thuyết tham dự

Luận án tiếp cận theo lý thuyết tham dự thể hiện vai trị chủ trì- phối hợp của của
các bên liên quan như: Nhà đầu tư, Nhà trường, Cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội,…
trong quản lý xây dựng VHNT trường MN có tổ chức GDHN theo các quy trình
khoa học dựa trên các tiêu chí của của Bộ cơng cụ đánh giá VHTC OCAI và Bộ nhận
diện thương hiệu trường MN có tổ chức GDHN.
- Tiếp cận mục tiêu:
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận mục tiêu chung của QL là nhằm xây
dựng, duy trì và phát triển đối tượng được QL là hoạt động xây dựng VHNT trong
các trường MN có tổ chức GDHN, góp phần nâng cao chất lượng GDHN.
Với mục tiêu QL này, chủ thể QL phải quan tâm tới các yếu tố có thể tác động
tới hoạt động xây dựng VHNT trong các trường MN có tổ chức GDHN để triển khai
các hoạt động nhằm đảm bảo những yếu tố này trong quá trình QL hoạt động xây
dựng VHNT. Những yếu tố này rất đa dạng, từ năng lực, phẩm chất của đội ngũ
CBQL, GV, NV; đặc thù hoạt động GDMN hòa nhập; các điều kiện cơ sở vật chất

cho đến các quá trình xã hội hóa và tích lũy kinh nghiệm của nhà trường.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện nội dung QL, chủ thể QL chủ động
tạo ra sự tác động có định hướng, có kế hoạch, tạo sự thay đổi của đối tượng QL phù
hợp với mục tiêu QL đề ra. Sự tác động này của chủ thể QL bao gồm các biện pháp
QL xây dựng VHNT trong các trường MN có tổ chức GDHN.
- Tiếp cận cấu trúc đối tượng dựa theo các tiêu chí của Bộ cơng cụ đánh giá
VHTC OCAI và Bộ nhận diện thương hiệu trường MN có tổ chức GDHN.



×