Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tiểu luận Văn Hóa Ẩm Thực Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA: KINH TẾ


TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

VĂN HĨA ẨM THỰC VIỆT NAM

Bình Dương, ngày .. tháng .. năm 20..


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA: KINH TẾ


BÀI THI CUỐI KÌ

VĂN HĨA ẨM THỰC LÀO CAI

Bình Dương, ngày .. tháng .. năm 20..


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM............................................................................1
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................4
NỘI DUNG....................................................................................................................... 5


Chương 1 : Cơ sở lý luận.................................................................................................5
1.1. Khái niệm........................................................................................................5
1.1.1.......................................................................................................................... Văn hóa
5
1.1.2......................................................................................................................... Ẩm thực
5
1.1.3................................................................................................... Văn hóa ẩm thực
5
1.2. Chức năng của văn hóa ẩm thực.......................................................6
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu...............................................6
1.3. Vị trí, tài nguyên - yếu tố làm nên bản sắc văn hóa ẩm
thực Lào Cai............................................................................................................6
1.4. Sự sáng tạo của con người trong văn hóa ẩm thực...............7
Chương 3: Đặc trưng ẩm thực tại Lào Cai....................................................................7
1.1. Đặc sản Lào Cai...........................................................................................7
1.2. Ẩm thực ngày lễ -tết..............................................................................15
1.3. Ẩm thực ngày thường............................................................................20
Chương 4: Vấn đề văn hóa ẩm thực Lào Cai đối với du lịch trong tỉnh...................22
1.1. Vai trị của văn hóa ẩm thực đối với khả năng khai thác
du lịch...................................................................................................................... 22
1.2. Ưu điểm của văn hóa ẩm thực trong việc phát triển du
lịch 24


1.3. Hạn chế của văn hóa ẩm thực trong việc phát triển du
lịch 25
1.4. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Lào Cai............26
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................31
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................32



LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của
người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường
đại học đến nay, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, xin gửi đến quý cô Võ Thị Ngọc
Thanh ở Trường Đại học Bình Dương đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho sinh viên trong suốt
thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ
chức cho chúng tôi được tiếp cận với mơn học rất hữu ích đối với sinh
viên ngành Việt Nam học. Đó là mơn học “Văn hóa ẩm thực Việt Nam”.
Xin chân thành cảm ơn cơ Võ Thị Ngọc Thanh đã tận tâm hướng
dẫn qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo
luận về những vấn đề liên quan đến văn hóa ẩm thực. Nếu khơng có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của cơ thì bài tiểu này rất khó có thể
hồn thiện được. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn cô.
Bài tiểu luận được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tuần.
Bước đầu đi vào tìm hiểu về Văn hóa ẩm thực Việt Nam, kiến thức của
chúng tơi cịn hạn chế và cịn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, khơng tránh khỏi
những thiếu sót là điều chắc chắn, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của quý cô để kiến thức của chúng tôi trong lĩnh vực
này được hoàn thiện hơn.

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng
ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác
nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngay
từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới
có câu: “có thực mới vực được đạo”, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, “học
ăn, học nói, học gói, học mở”
Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con
người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hòan
thiện hơn. Vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon
mặc đẹp”. Ẩm thực đã khơng cịn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa
hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, dun dáng
và cốt cách.
Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất
để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Qua đó
góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi
chúng ta.
Qua đề tài này, chúng tôi muốn giới thiệu với tất cả mọi người về
một nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người Việt Nam, nét
đẹp trong văn hóa ẩm thực. Nước Việt Nam hình chữ “S”, trải dài trên
nhiều vĩ độ, chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền có những đặc
trưng riêng về đặc điểm tự nhiên, sinh hoạt, sản xuất và phong tục tập
qn. Từ đó hình thành nền văn hóa ẩm thực riêng cho từng miền. Do
thời gian và vốn kiến thức của nhóm cịn khá hạn hẹp nên nhóm sẽ tập
trung nghiên cứu đề tài “ Văn hóa ẩm thực Lào Cai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu những đặc trưng trong văn hóa
ẩm thực của Lào Cai dựa trên những cơ sở, gốc hình thành và phát
2



triển các món ăn tiêu biểu của các dân tộc anh em. Tìm hiểu vai trị và
ý nghĩa của văn hóa ẩm thực Lào Cai đối với khả năng khai thác du
lịch. Phân tích những mặt ưu điểm cũng như hạn chế của văn hóa ẩm
thực trong việc phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đưa ra những định
hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch Lào Cai thơng qua
nguồn tài ngun văn hóa ẩm thực này trong tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tập hợp, hệ thống hoá tư liệu liên quan đến ẩm thực để phân tích,
đánh giá, đối chiếu, so sánh.
Tìm hiểu thêm những trang thơng tin chính thống về văn hố ẩm
thực Lào Cai
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Văn hóa ẩm thực tỉnh Lào Cai”
Để thực hiện một đề tài nghiên cứu cần xác định rõ phạm vi nghiên
cứu, việc này giúp thực hiện đề tài nghiên cứu diễn ra dễ dàng và tốt
hơn. Ở đề tài này phạm vi nghiên cứu của tơi có hai phần là: phạm vi
không gian và phạm vi thời gian. Phạm vi khơng gian của Văn hóa ẩm
thực Lào Cai, cụ thể ở đề tài này là tỉnh Lào Cai. Phạm vi thời gian ở
đây là mốc thời gian tôi nghiên cứu đề tài này và chúng tôi chọn mốc
thời gian là hiện nay.

3


NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lý luận
1.1.

Khái niệm


1.1.1.

Văn hóa

 Theo UNESCO (tài liệu năm 1995): Văn hóa là tập hợp những
phong thái, tập quán, tín ngưỡng, là nền tảng, là chất keo không
thể thiếu cho sự vận hành nhuần nguyễn của xã hội. Nó là hiện
thân những giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể biến đổi
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với
dân tộc kia (UNESCO)
 Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần
Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
 Ở một số cách nhìn nhận khác, người ta xem văn hóa là một hệ
thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích
lũy trong hoạt động thực tiễn, cụ thể là qua quá trình tương tác
giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của
con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn
hóa được con người gìn giữ, sử dụng phục vụ đời sống con người
và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.1.2.

Ẩm thực

Ẩm thực (chữ Hán: 飲食 , ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, ẩm
thực nghĩa đen là ăn uống) là một hệ thống đặc biệt về quan điểm

truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế
biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó thường
được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành.
1.1.3.

Văn hóa ẩm thực
4


Văn Hóa Ẩm Thực bao gồm tồn bộ mơi trường văn hóa dinh
dưỡng của con người, như cách trang trí và cách thức ăn uống, nghi
thức và nghi lễ, thực phẩm như biểu tượng của sự tinh khiết hay tội lỗi,
hoặc đặc sản khu vực và do đó nhận dạng văn hóa.
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc
sống. Đối với người Việt, ẩm thực khơng chỉ là nét văn hóa về vật chất
mà cịn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được
nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc
với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Văn hoá ẩm thực Ăn uống là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu
được của con người, nhằm duy trì sự sống, tái sản xuất sức lao động và
phát triển. Đồng thời ăn uống còn là một phạm trù văn hố. Ăn uống
khơng chỉ phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh
hưởng bởi những yếu tố về phong tục, tập quán và tín ngưỡng, góp
phần tạo nên văn hố của một dân tộc hay một địa phương.
1.2.

Chức năng của văn hóa ẩm thực

 Chức năng phản ánh sự thích nghi với mơi trường tự nhiên, hệ
sinh thái.

 Chức năng giao tiếp.
 Chức năng tôn giáo tín ngưỡng trong ẩm thực.
 Chức năng y học.
 Chức năng kinh tế.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.3.

Vị trí, tài nguyên - yếu tố làm nên bản sắc văn hóa

ẩm thực Lào Cai
Lào Cai - mảnh đất tọa lạc nơi nóc nhà Đơng Dương này có nhiều
điều đáng để chúng ta khám phá:
Nổi tiếng với Sapa – thành phố trên mây, và nhiều điểm đến hấp
dẫn khác như Y Tý, Bắc Hà,… , Lào Cai là một trong những địa danh
5


thu hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam, nơi mà biết bao phượt thủ
ước ao đặt chân đến. Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng
trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam.
Có khoảng 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất
phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa.
Với đặc trưng cư trú theo khu vực nên ẩm thực của đồng bào các dân
tộc ở Lào Cai giống như một chiếc bản đồ mà nếu khơng tới đó bạn sẽ
khó được mục sở thị hương vị chính gốc.
Lào Cai khơng chỉ sở hữu nét đẹp hoang vu của đại ngàn hay những
thửa ruộng bậc thang ngút ngàn mà còn khiến người ta xao xuyến với
những lễ hội đậm nét truyền thống của các dân tộc nơi đây. Hơn nữa,
ẩm thực Lào Cai cũng để lại nhiều dư vị độc đáo, khó quên trong lòng
bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến.

1.4.

Sự sáng tạo của con người trong văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực Lào Cai bắt nguồn từ những sản phẩm sẵn có của
địa phương và do người địa phương chế biến vì vậy ln có những vị
đặc trưng và hấp dẫn đối với khách du lịch. Chính vì được chế biến từ
những nguyên liệu tự nhiên, có sẵn tại địa phương nên đã phần nào tạo
nên sự khác biệt, mới lạ cho du khách từ những vùng miền khác tới
đây. Cùng với đó là sự đa dạng về văn hóa nhờ sự kết hợp của các
cộng đồng dân tộc tạo nên. Tất cả dung vị lại với nhau tạo nên một sự
hài hòa, một nét riêng biệt, một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực nơi
đây.
Chương 3: Đặc trưng ẩm thực tại Lào Cai
1.1.

Đặc sản Lào Cai

Để hiểu rõ văn hóa bản địa thì du khách cần phải đi sâu khám phá
văn hóa ẩm thực của đồng bào nơi đây. Ẩm thực là nét văn hóa đặc
trưng cho mỗi một vùng miền, một dân tộc, nó là thứ để phân biệt giữa
vùng miền này với vùng miền khác. Vì mỗi một nơi có một gia vị cuộc
6


sống khác nhau mà thể hiện rõ nhất là trong văn hóa ẩm thực tạo nên
những đặc sản vùng miền rất riêng biệt.
Thắng cố
Thắng cố là một món ăn của người Mơng ở miền núi phía Bắc, được
làm từ xương gia súc (xương trâu, xương bò, phổ biến nhất là ngựa)

ninh nhừ cùng thịt và lục phủ ngũ tạng của chúng. Các loại xương, thịt,
ngũ tạng đều được làm sạch và để riêng từng loại. Nồi nước dùng được
những người đầu bếp kỳ công chế biến, múc từng muỗng bọt đổ đi để
nước xương thêm phần thanh và trong. Khi xương nhừ thì mới cho thịt
vào nồi, đến khi thịt chín tới thì cho lịng, dạ dày, tim gan vào thì các
ngun liệu mới đảm bảo chín đều, khơng bị q nát. Món thắng cố
ngày nay đã ít nhiều khác đi hương vị truyền thống do có thêm các gia
vị tẩm ướp trộn lẫn, do đó nếu du khách đã cất cơng tới đây thì hãy
tham gia các dịp chợ phiên mùa đơng để thưởng thức được món thắng
cố thơm ngon đúng điệu.
Với người Mông, thắng cố không chỉ là một món ăn ngon, thể hiện
sự khéo léo, sành ăn mà cịn chứa đựng những nét đẹp văn hóa của
đồng bào dân tộc vùng cao.
Hiện nay, thắng cố đã trở thành món ăn ngon, quen thuộc của các
tộc người vùng cao. Khi trời càng lạnh thì thắng cố lại càng ngon, ngon
hơn bình thường khi có thêm bát rượu ngơ ấm nồng. Nhìn nồi thắng cố
to khi sơi nổi lên những tảng thịt, tảng mỡ trông thật hấp dẫn. Đây là
một món ăn nhiều đạm nhưng chỉ như vậy mới có thể làm ấm lịng
những người đi chợ xa, nhất là vào những ngày đông lạnh giá.
Rượu ngô Bắc Hà
Rượu ngô Bắc Hà cũng là một trong những sản vật độc đáo của
vùng cao.Được chế biến từ những hạt ngô thơm ngọt, tuy nhỏ nhắn
nhưng lại là nguyên liệu chính tạo ra những hũ rượu thơm ngon, nồng
nàn.
7


Rượu được nấu từ một nguyên liệu duy nhất là hạt ngô. Giống ngô
này được trồng trên nương của người H’mông. Ngô nơi đây tuy nhỏ hạt
nhưng lại rất chắc, có màu vàng tươi và giàu dinh dưỡng. Có lẽ do kết

tinh từ hương đất trời của vùng núi cao heo hút nên những hạt ngơ ấy
mới có thể tạo ra được thứ rượu ngô tuyệt ngon. Để nấu được rượu
ngon đúng chuẩn, người dân tộc còn phải kết hợp ngô cùng một loại
men đặc biệt chế từ hạt hồng my (thứ hạt gần giống như hạt kê). Điều
đặc biệt nữa là uống rượu ngô khi say không hề thấy chống váng đau
đầu, rượu ngơ cịn là một bí quyết độc đáo để chống lại cái lạnh mỗi
khi đông về của người vùng cao.
Rượu rất nồng, rất nóng nhưng uống vào thì ngọt và thơm mùi ngơ.
Người ta nói rằng bản Phố (bản người H’mông Hoa cách Bắc Hà khoảng
4km) có một nguồn nước tinh khiết rất quý được lấy từ suối Háng Dế
nên người dân bản mới cất được loại rượu ngon đến thế. Cịn ngơ thì
trồng trên nương đem về luộc lên nhưng đừng luộc quá lửa, sau đó
đem trộn cùng loại men hồng my đặc biệt, ủ trong thùng gang khoảng
một tuần là dùng được. Trong những ngày đó, người ta cứ đốt lửa âm ỉ
dưới thùng để hơi rượu bốc lên lắng tụ lại và chảy ra ngồi, cứ 10 cân
ngơ thì sẽ thu được 3 lít rượu. Ngày nay, người dân Bản Phố và cả Bắc
Hà ít ai cịn trồng loại cây hồng my đó nữa, rượu được ủ từ men tổng
hợp nhiều hơn nên hương vị rượu khơng cịn được nồng đậm như
truyền thống nữa.
Rượu Sàn Lùng
Với thành phần chính là gạo nương cùng một số loại thảo mộc vùng
cao. Theo người Dao, đây là thứ rượu được mệnh danh là rượu tiên ban
xuống dòng Pò Sèn quanh năm trong mát này. Khi thưởng thức, người
ta sẽ thấy tinh thần nhẹ nhõm, sảng khoái chứ không cảm thấy đau
nhức đầu như một số loại rượu khác. San Lùng có nghĩa là “Tam Long”,
tức 3 con rồng. Theo truyền thuyết dân tộc Dao bản địa thì rượu San
Lùng từng được nấu để cúng lên thần tiên, trời đất; vì vậy, rượu được
8



nấu hết sức công phu, những giọt rượu ngon không chỉ mang ý nghĩa
ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa.
Những loại thảo dược vùng cao cũng là yếu tố quan trọng khiến cho
rượu trở nên thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Lúa được dùng làm rượu San
lùng là loại lúa được trồng trên các ruộng bậc thang. Điều đặc biệt, lúa
được hái về sẽ đem ngâm nước đến khi nảy mầm rồi mới được đem
vào hầm với lá thảo mộc để làm rượu.
Người Dao cho rằng, uống chút rượu vào buổi sáng sẽ khiến người ta
cảm thấy khỏe khoắn, xua đi mọi mệt nhọc trong công việc. Các bạn
lưu ý là không nên dùng rượu khi bụng đang đói, nếu muốn thưởng
thức rượu buổi sáng thì trước đó các bạn nên dùng chút điểm tâm, nếu
khơng thì sẽ khơng tốt cho sức khỏe.
Rượu táo mèo
Rượu Táo Mèo là thứ rượu đặc sản của người H’Mông – SaPa , cùng
với rượu Lan Sùng – Bát xá và rượu ngô- Bắc Hà, rượu Táo Mèo là một
trong các đặc sản khác lạ của Lào Cai. Rượu Táo Mèo có màu nâu sóng
sánh và vị thơm ngọt đặc trưng, được ngâm ủ từ một loại táo rừng mọc
hoang trên dãy núi Hòang Liên sơn.
Táo mèo bắt đầu ra hoa vào cuối mùa xuân khoảng vào tháng 3-4
và có quả vào mùa thu. Khi đến đây du khách có thể mua táo mèo tươi
trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, đây là lúc táo mèo
được người Mông bày bán khắp các chợ ở Sa Pa.
Để làm ra một loại rượu táo mèo thơm ngon là cả một quá trình của
người dân nơi đây. Táo mèo được dùng ngâm rượu là những tría táo
với được hái xuống quả to, trịn và đều. sau đó gọt bỏ vỏ, bỏ qua vào
nước cho đỡ chát rồi hong ra mẹt cho se mặt. Thường thường người ta
phải bổ đôi từng quả táo ra để bỏ những con sâu bệnh trong ruột. Cho
táo mèo vào bình thủy tinh, ngâm với đường sau một thời gian nước
cốt táo đường được chắt ra chai khác để lại quả táo và sau đó với ngâm
cùng rượu cho tới khi táo nổi trên rượu, sau 2 tuần sẽ có thể có được

9


bình rượu táo mèo cực ngon và thơm phức mang một hương thơm đặc
trưng và hoang dại của trái táo mèo.

Công dụng:
Rượu táo mèo là một trong những đồ uống dân dã của người dân
vùng núi Tây Bắc. Quả táo mèo có tác dụng giúp giảm cân, ăn uống
ngon miệng, hạ mỡ máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan, hạ lipid máu rõ rệt
và giảm xơ vữa động mạch.
Quả táo mèo hình trứng, ăn có vị chua chát. Loại quả này có tác
dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi. Nó cũng giúp hạ mỡ
máu, giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim. Ngồi ra, táo
mèo cịn có tác dụng góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phịng chống
tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.
Giúp ăn uống ngon miệng: Trong trái táo mèo có vị chua ngọt, tính
hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hố tích, giúp
tiêu hố do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu
là điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em
ăn sữa khơng tiêu… Đây chính là tác dụng giúp ăn uống ngon miệng
của vị thuốc này.
Hạ mỡ máu, kháng khuẩn,bảo vệ gan
Nhiều thử nghiệm chứng minh tác dụng bảo vệ tim mạch của táo
mèo: tăng cường tuần hoàn tim và não bộ trong các trường hợp nghẽn
mạch, đau thắt ngực, tăng huyết áp, chậm nhịp tim. Các amin trong
quả có tác dụng tăng cường hoạt động của cơ tim.
Táo mèo là loại rượu dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Quả táo mèo
thấm đẫm hương vị của đất trời, của nắng và gió vùng cao nên có đủ
vị chua ngọt và chát đắng. Quả táo mèo được ngâm ủ rất kỹ, rồi chắt

thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Rượu táo mèo ban đầu uống cảm giác

10


như uống nước ngọt có ga, nhưng càng uống càng ngất ngây và đậm
đà khó cưỡng lại được.
Lợn cắp nách
Nếu các bạn có dịp đến phiên chợ vùng cao Lào Cai, chắc chắn các
bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân địa phương bày bán những
con lợn có trọng lượng không lớn, thường được cho vào gùi hay xách
tay, thậm chí cắp vào nách di chuyển cho tiện… Vì vậy, tên gọi: Lợn
“cắp nách” có lẽ bắt nguồn từ những sự việc này.
Lợn cắp nách là một món ăn đặc biệt tại Sa Pa, ở nơi đây, những chú
lợn vốn khơng cần phải chăm sóc hay ăn cám tổng hợp mà người ta để
chúng tự kiếm thức ăn cho mình như các loại rau dại trong vườn, trong
rừng, thậm chí là ngơ, khoai, sắn. Những chú lợn đó do sớm phải thích
nghi với mơi trường sống nên có sức đề kháng tốt và rất khỏe mạnh.
Trọng lượng chỉ trên dưới 20kg.
Người ta có thể chế biến lợn “cắp nách” thành nhiều món ăn hấp
dẫn, nhất là món lợn quay. Đầu tiên, lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để
nguyên con mà nướng hoặc quay trực tiếp trên bếp lửa. Nhìn miếng
thịt mỏng tang,bì lợn giịn tan, thịt nạc mềm, ngọt lịm. Vì khơng phải là
lợn ni, đặc biệt thức ăn của những chú lợn vùng cao này chỉ tồn cây
cỏ, ngũ cốc tự nhiên chứ khơng phải cám tổng hợp nên thịt của chúng
rất chắc, thơm và ngọt.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món ăn độc đáo của vùng Tây Bắc, đặc biệt là
trong văn hóa ẩm thực của người Thái đen. Món thịt này thường được
làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi

Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu
con chì và thái dọc thớ, rồi tẩm ướp bằng các loại lá rừng cùng các loại
gia vị như sả, ớt, gừng và mắc kén – một loại hạt tiêu rừng của người
dân tộc thiểu số vùng cao, rồi xâu thành từng xiên, treo lên cao và
dùng than củi hun cho thịt chín săn lại. Với miếng thịt trâu thành
11


phẩm, mùi khói gần như vẫn cịn ngun, song lại khơng gây khó chịu.
Cách chế biến độc đáo này khiến cho miếng thịt trở nên thơm ngon
hơn và bảo quản cũng được lâu hơn.
Thanh thịt đỏ sậm tuy bên ngoài khô ráo nhưng bên trong ngọt
mềm và vẫn giữ được hương vị đặc trưng của thịt trâu. Từng thớ thịt
qua thời gian càng trở nên đậm đà, cộng với vị cay, thơm của các gia
vị, quyện với mùi khói om khiến món ăn càng trở nên đặc biệt. Khi
thưởng thức, các bạn nên giã nhẹ miếng thịt trâu để nó trở nên mềm
hơn rồi xé nhỏ như mực nướng, chấm với chút tương ớt cay để gia tăng
hương vị.
Ngày nay, khi mức độ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ngày một
phát triển, thịt trâu gác bếp không chỉ bó hẹp trong bữa ăn của người
Thái mà cịn theo chân những vị khách đến khắp mọi miền.
Mận Bắc Hà
Chắc hẳn không ai không biết đến sự nổi tiếng của Mận Bắc Hà. Đây
là loại mận mà thiên nhiên ban phát riêng cho vùng núi nơi đây. Bởi lẽ,
loại cây này chỉ sinh trưởng ở cao nguyên Bắc Hà Lào Cai ở độ cao
900m so với mặt nước biển . Quả mận có vị chua ngọt khác hẳn với
những loại mấn có trên Việt Nam. Ngồi ra cấu tạo của mận Bắc Hà
cũng khác so với mận vùng khác bởi quả mận khi cắn với sự giịn
thanh, ngọt hậu.
Mận chín có mùa, nhưng khơng phải chỉ mùa mận chín mới đẹp. Nếu

các bạn đi lên Bắc Hà vào tháng giêng Âm Lịch đổ đi, sẽ thấy một cảnh
tượng hiếm có, khi ấy cả thung lũng Bắc Hà đã phủ trắng màu của hoa
mận. Vẻ đẹp tinh khôi, trong trắng của hoa mận cũng là sẽ khiến du
khách thấy nao lòng. Chụp một bức tranh với bạt ngàn hoa mận trắng
chính là dấu ấn đặc biệt của vùng đất nơi đây.
Mùa mận chín: Những chùm mận chín lấp lo trên sườn đồi cùng
khung cảnh nắng nhẹ của tháng 6-7 sẽ khiến bạn nao lòng đến lạ.
12


Không khi se lạnh, đặc biệt của tiết trời Bắc Hà chính là điểm nhấn cho
những bạn muốn khám phá nét riêng vùng trời Tây Bắc.
Phở chua
Phở truyền thống Bắc Hà gồm có phở chua, phở trộn và phở chan
với nhiều nguyên liệu dùng chung, trong đó, phở chua nổi tiếng hơn cả
và hầu như không "đụng hàng" ở bất kỳ đâu. Bánh phở đã tạo nên một
sự khác biệt rất lớn không thể lẫn giữa Bắc Hà với các địa phương
khác. Bánh phở ở đây khơng có màu trắng như thường thấy mà hơi nâu
nâu, do được tráng từ loại gạo đỏ đặc biệt của địa phương, trồng ở xã
Lùng Phình. Theo người dân, loại gạo này nấu cơm rất cứng, nhưng khi
làm bánh phở lại mềm và thơm.
Với phở chua, yếu tố quyết định vị ngon chính là nước chua. Theo
truyền thống, nước chua được làm từ việc ngâm, trộn rau cải với nước
đường và chắt lọc được nước chua. Đây là cả một quy trình khắt khe,
mà chất lượng của nước chua phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người
làm.
Một bát phở chua gồm có bánh phở mới tráng cịn ấm nóng, thịt lợn
xá xíu, rau sống thái nhỏ, lạc và cuối cùng chan một ít nước chua.
Trước khi ăn, bạn nên bỏ thêm một ít muối hạt vì phở chua sẽ hơi nhạt
so với khẩu vị chung của mọi người. Phở chua phải ăn lạnh mới ngon,

nên thích hợp ăn vào mùa hè. Mùa đơng đến Bắc Hà bạn có thể gặp
khó khăn khi muốn tìm món này vì nhiều hàng khơng bán phở chua.
Xơi bảy màu Nùng Dín
Đến Lào Cai, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thúng xôi bảy màu
thơm dẻo và rực rỡ. Trông những thúng xôi rất bắt mắt với nhiều màu
sắc sặc sỡ nhưng hoàn toàn được làm bằng những nguyên liệu dễ kiếm
từ cỏ cây, hoa lá. Vì vậy, các bạn đừng ngần ngại mà hãy mua ngay
cho mình một gói xơi bảy màu để thưởng thức chút hương vị giản dị
của người miền cao.
13


Xơi bảy màu là món ăn của người Nùng Dín (Mường Khương, Lào
Cai). Món ăn này trước đây chỉ có trong những ngày lễ Tết. Với giá trị
ẩm thực mang yếu tố tâm linh sâu sắc, mỗi màu xôi là màu của một
tháng trong cuộc chiến diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 năm xưa.
Người vùng cao cho rằng màu xanh lá là màu của mùa xuân, màu
đỏ thẫm là biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hi sinh
tại nơi đây, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi
chính là biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín…
Người Nùng Dín quan niệm rằng các ngày lễ, tết nếu ăn xơi bảy màu
thì mọi điều may mắn, tốt lành sẽ đến. Giờ đây, xôi bảy màu được bán
rộng rãi cho khách du lịch ở Sa Pa, các bạn có thể dễ dàng tìm mua xơi
bảy màu và thưởng thức “tác phẩm màu sắc” độc đáo này. Xôi bảy
màu thường ăn kèm với muối vừng đen hay “sang chảnh” hơn là với
thịt gà rừng nướng.
Thịt gừng Nùng Dín đặc sản Bắc Hà
Phiên chợ Bắc Hà có nhiều sản vật độc đáo của người miền cao,
trong đó mình rất ấn tượng với món thịt gừng của người Nùng Dín.
Đúng như tên gọi, đây là món ăn được chế biến với rất nhiều gừng nên

mùi thơm rất đặc trưng, ăn vào mùa lạnh rất thích.
Thường niên, mỗi dịp Tết đến, người Nùng Dín lại mổ lợn đón xn.
Nhà nhà đều sẵn sàng chuẩn bị thịt để chế biến các món ăn cho mấy
ngày Tết. Ngồi món thịt làm nhân bánh thì người Nùng Dín cịn làm
thêm món thịt gừng (hay cịn gọi là nứt sinh theo tiếng Nùng Dín). Thịt
gừng đơn giản, đơn giản hơn nhiều chế biến nhưng lại chứa đựng
những mùi vị rất độc đáo.
Nấm chân chim đặc sản Bắc Hà
Nấm chân chim còn gọi là nấm phiến chẻ – một sản phẩm độc đáo
chỉ có ở Bắc Hà (Tỉnh Lào Cai) nên các bạn rất khó tìm thấy ở vùng
miền khác. Nấm khơng những có mức giá trị dinh dưỡng cao mà còn là
14


một một loại dược liệu q. Nhìn bề ngồi của nấm khá đơn giản hơn
nhiều nhận biết ở vị trí chúng khơng có cuống, mũ dạng quạt – vỏ hến,
có lớp lơng mịn màu trắng xám phủ ngồi, mép mũ hơi cuộn vào trong.
Thịt nấm có màu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non thì có
màu trắng, khi già thì chuyển màu hồng thịt. Ngồi giá trị dinh dưỡng
cao, nấm ăn rất ngon bởi vị thơm ngọt đặc biệt quan trọng.
Nấm được để trong gùi hoặc bày trên các tấm vải, trải trên thảm cỏ,
được bán với giá rất bình dị. So với những loại rau xanh ở chợ, nấm
chân chim luôn luôn được bán hết nhanh nhất. Người ta thường mua
nấm về xào hoặc nấu canh với thịt.
Thịt lợn muối vùng cao
Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến và được chế trở thành nhiều món
khác nhau. Trong các món ngon được chế biến từ thịt lợn thì thịt lợn
muối treo gác căn phịng nhà bếp là một trong những món ngon trong
danh mục quán ăn của đồng bào vùng cao Tỉnh Lào Cai.
Từ lâu, thịt lợn đã được nghe biết là một món ăn quen thuộc dân dã

với những người dân Việt Nam và cũng là một thứ thực phẩm có rất
nhiều cách thức chế trở thành các món ăn nhất. Ở miền cao Sa Pa có
món thịt lợn muối rất thú vị, ngồi vị béo của thịt thì món ăn này cịn
nổi bật mùi thơm của khá nhiều loại lá gia vị nữa.
Khi ăn, tất cả chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của
giềng và ớt, vị thơm của quế. Thịt lợn muốilàm giảm đi độ béo và ngấy
của mỡ. Khi ăn, tất cả chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã
ăn quá nhiều món ăn khác mà khơng có cảm giác ngon.
Nem măng đắng người Tày
Để làm món nem này, người ta thường lấy những chiếc măng vầu
đắng, đem luộc chín rồi lột lấy những tấm lá bánh tẻ mềm và dai. Điều
đặc biệt quan trọng, măng được sử dụng như chiếc bánh đa nem thơng
thường trong món nem rán ở miền xi.
15


Phần nhân của nem măng đắng được làm từ thịt gà băm nhỏ. Muốn
có món nem ngon thì phải chọn loại gà tơ, trọng lượng không thật to.
Thịt và xương đem băm nhỏ cùng củ kiệu, lá hẹ và các gia vị như hạt
tiêu, nước mắm. Tất cả phần nhân được gói trong lá măng đắng rồi
đem rán vàng.

16



×