Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ tín dụng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.52 KB, 16 trang )

NỘI DUNG
I. Thẻ tín dụng
1. Khái niệm thẻ tín dụng:


Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp,

được phát hành bởi một tổ chức (là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng) để cho
người tiêu dùng vay tiền để trả cho người bán hàng. Hình thức thanh tốn này
được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ khơng cần phải trả tiền mặt ngay khi
mua hang. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ
sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép
khách hàng trả dần số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ khơng phải thanh
tốn tồn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hàng tháng. Tuy nhiên, chủ thẻ
phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao
kê.

2. Đặc điểm:


Biểu tượng của tổ chức phát hành thẻ



Bản vi mạch trên thẻ (EMV chip)



Ảnh nổi 3 chiều




Mã số thẻ (16 chữ số)



Biểu tượng của loại thẻ



Thời gian có hiệu lực của thẻ

3. Cách thức hoạt động:


Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng

duyệt chấp nhận tài khoản thẻ, sau đó chủ thể có thể sử dụng nó để mua sắm tại
các điểm bán hàng chấp nhận loại thẻ


Khi mua sắm, người dùng thẻ cam kết sẽ trả tiền cho nhà phát hành

thẻ. Chủ thẻ thể hiện cam kết này bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết
của thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập một mật mã cá nhân (PIN). Ngoài

1


ra nhiều điểm bán hàng cũng chấp nhận cách thức xác minh qua điện thoại hoặc
xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là vắng thẻ hoặc vắng chủ

thẻ.



Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt

ứng trước) nếu muốn.


Người ta sử dụng nhiều hệ thống điện tử để xác minh trong vịng vài

giây tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ cịn đủ
chi trả cho lần mua sắm đó khơng. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu
đọc thẻ kết nối vào ngân hang thu nhận của người bán hàng.



Hàng tháng, chủ thẻ nhận được một bảng kê trong đó thể hiện các

giao dịch thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ. Sau khi nhận
bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại bác bỏ một số giao dich mà họ cho là không
đúng. Nếu không khiếu nại gì trước ngày đến hạn, chủ thẻ phải trả một phần tối
thiểu định trước, hoặc nhiều hơn, hoặc trả hết món nợ. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ
tính lại trên phần nợ (thường là với lãi suất cao hơn lãi suất của hầu hết những
hình thức vay nợ khác). Nhiều tổ chức tài chính có thể sắp xếp việc trả nợ tự
động, cắt tiền từ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ (nếu có đủ tiền) để tránh trễ
hạn nợ.

4. Phân loại thẻ tín dụng:
Phân loại: Gồm 2 loại: thẻ tín dụng quốc tế và thẻ tín dụng nội địa



Thẻ tín dụng quốc tế là thẻ do các tổ chức thẻ quốc tế như Visa,

MasterCard phát hành


Thẻ tín dụng nội địa là các thẻ tín dụng được các ngân hàng nhằm mục

đích sử dụng trong phạm vi nội địa


Chủ thẻ phải đảm bảo khả năng thanh tốn của mình, có 2 hình thức

đảm bảo thanh tốn phổ biến là ký quỹ và khơng ký quỹ.
+ Với hình thức ký quỹ, khách hàng phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán
thẻ từ 110% hạn mức tín dụng yêu cầu trở lên (số tiền trong tài khoản đảm bảo

2


thanh toán sẽ được hưởng lãi) hoặc thế chấp sổ tiết kiệm hoặc phong tỏa một số
tiền trong tài khỏan thanh toán của khách hàng tại ngân hàng cung cấp thẻ để
đảm bảo thanh tốn thẻ .
+ Với hình thức không ký quỹ, khách hàng phải cung cấp các giấy tờ chứng
minh thu nhập khác cho ngân hàng như bản sao hợp đồng lao động, giấy xác
nhận công tác, giấy xác nhận mức lương…
Một số loại thẻ tín dụng:



Charge Card – hay còn gọi là department store card, bao gồm tất cả các

loại thẻ tín dụng cấp phát bởi các công ty bán lẻ như: Sears, JC Penney, Macy’s,
Target, K-Mart,…, loại thẻ này hạn chế cho phếp người sử dụng chỉ được sử
dụng mua hang của công ty cấp thẻ đó mà thơi. VD: Sears chỉ nhận ở các tiệm
của Sears, khách hang sang tiệm khác mua thì khơng thể trả tiền bằng thẻ Sears
được.


Gasoline Card – hay thẻ đổ xăng như: Texaco, Shell, BP (Bristish

Petroleum)…, loại này cũng tương tự như loại Department Store Card, khách
hang chỉ sử dụng để đổ xăng tại các cây xăng và mua đồ vặt do cây xăng của
hiệu đó bán mà thơi.
VD: bạn cầm thẻ của hang Shell thì chỉ có thể đổ xăng và mua quà vặt ở Shell
mà thôi


American Express:
+ Regular American Express Card là loại thẻ thường có màu xanh lá cây

đậm. Nếu bạn khơng có nhiều tín dụng tốt và có lợi tức thấp thì khi xin họ sẽ cấp
cho loại này. Credit line thì khơng giới hạn, tùy theo số tiền bạn có trong trườn
mục ngân hàng. Loại này bạn phải trả lệ phí hằng năm rất cao ( khoảng
$79USD/năm). Hóa đơn được gởi cho bạn mỗi tháng và trả hết 1 lần. Ví dụ:
trong tháng vừa rồi bạn xài $500 thì phải trả hết 1 lần $500
+ American Express Gold Card: Điều kiện là bạn phải có lợi tức trên
$30.000 USD/năm. Cách sử dụng cũng như loại trên.

3



+ American Express Platinum: Khác với 2 loại trên, loại này chỉ dành cho
những khách hàng được ưu đãi mà thôi, số tiền chỉ định được tiêu xài lên tới
$100.000 USD mà khơng địi hỏi khách phải có tiền trong tài khoản ngân hàng.
Bill vẫn phải thanh toán 1 lần như 2 loại trên

5. Các tiện ích của thẻ tín dụng:


Tiện lợi: Thẻ nhỏ và gọn, có thể thanh tốn dễ dàng khắp mọi nơi ( tại

Việt Nam có khoảng 42 nghìn điểm và cửa hàng chấp nhận thẻ)


Linh hoạt trong chi tiêu: Khơng như thẻ ATM, với thẻ tín dụng cho phép

người tiêu dùng có thể mua sắm hoặc rút tiền mặt mà không cần bỏ trước đồng
nào vào tài khoản, vì ngân hàng sẽ ứng trước vào đó bằng hạn mức tín dụng dao
động từ 10-100 triệu đồng tùy theo nhu cầu và mức thu nhập của chủ thẻ. Do
đó , khi bạn u thích hoặc cần một món hàng, nhưng khơng có sãn tiền mặt hay
khơng đủ tiền trong tài khoản để mua, với thẻ credit card, bạn chỉ đơn giản thanh
tốn bằng thẻ, đem món hàng về nhà và trả sau 30-45 ngày ( tùy ngân hàng)
khơng bị tính lãi.


Được chấp nhận tồn cầu: Thẻ tín dụng được phát hành bởi các ngân

hàng uy tín được chấp nhận thanh tốn tồn cầu, kể cả thanh tốn cho các giao
dịch trên thực tế lẫn trên mạng. Nếu cần tiền mặt, bạn cũng có thể dùng thẻ tín

dụng để rút ở khắp mọi nơi.


Đơn giản hóa việc chi tiêu: Hàng tháng, bạn sẽ nhận được một bàng kê

trong đó thể hiện các giao dịch của thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ. Sau khi
nhận bảng kê, bạn có quyền khiếu nại một số giao dịch mà bạn cho là không
đúng. Trước ngày đến hạn, bạn phải trả một phần tối thiểu định trước ( tại Việt
Nam khoảng 10% món nợ), hoặc rả hết món nợ (thường là với lãi suất cao hơn
lãi suất ngân hàng) và có thể tự động cắt tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn
( nếu có đủ tiền) để trả nợ thanh tốn và sẽ thơng báo lại cho bạn.


An tồn: Khi bị mất tiền mặt, bạn sẽ bị mất luôn. Nhưng với thẻ, khi bị

mất, bạn chỉ cần báo với ngân hàng của bạn để khóa thẻ lại.

4




Những giá trị cộng thêm: Để khuyến khích người sử dụng thẻ, nhiều

ngân hàng đưa ra các chương trình ưu đãi như tích điểm thưởng, liên kết với các
thương hiệu được ưa chuộng, các trung tâm mua sắm để giảm giá cho người sử
dụng thẻ của họ, quà tặng ngay khi đăng ký sử dụng thẻ.


Sử dụng cho các thanh tốn đặc biệt: Với thẻ tín dụng, bạn có thể mua


hàng trực tuyến trên các Website bán hàng có chấp nhận hình thức thanh tốn
bằng thẻ tín dụng, book khách sạn, vé máy bay trực tuyến… trong khi không thể
làm điều này bằng tiền mặt.

6. Nhược điểm của thẻ tín dụng


Thẻ tín dụng đang “tiềm tàng nguy cơ” gây vỡ nợ cho nhiều người và

còn nhiều vấn đề bất ổn khác phát sinh. Đa phần những người có nguy cơ vỡ nợ
là giới trẻ, họ dùng thẻ tín dụng chi tiêu một cách hoang phí trong cuộc sống
hàng ngày mà khơng để ý đến thực tế mình có bao nhiêu tiền trong tài khoản.
Đây chính là một gánh nặng cho xã hội khi chính phủ phải bao cấp cho những
người này các khoản tài chính khá lớn.

7. Một số hình ảnh về thẻ:

5


II. Thẻ tín dụng quốc tế Master Card:
1. Tổ chức thẻ quốc tế MC:
- MasterCard Worldwide (NYSE: MA) là một cơng ty đa quốc gia có trụ sở ở
Purchase, New York, Mỹ. Khắp thế giới, lĩnh vực kinh doanh của cơng ty
này là thực hiện nghiệp vụ thanh tốn giữa các ngân hàng của người mua
và người bán sử dụng debit và credit card thương hiệu "MasterCard" để
mua sắm. MasterCard Worldwide là một công ty đại chúng kể tử năm
2006. Kể từ khi IPO lần đầu, MasterCard Worldwide là một tổ chức quốc tế
bao gồm hơn 25.000 định chế tài chính ấn hành thẻ của nó.

-

Thẻ Tín Dụng MasterCard® được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới với
hơn 25 triệu điểm giao dịch mang logo MasterCard® và các chương trình
ưu đãi hấp dẫn.

-

Bốn thập kỷ qua đã chứng kiến một sự chuyển biến đáng kể trong khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới trả tiền cho các hàng hóa
và dịch vụ mà họ cần. Sự gia tăng của ngành cơng nghiệp thanh tốn điện
tử đã giúp tăng trưởng kinh tế vượt qua biên giới, mang lại lợi ích cho tất
cả các nơi trên thế giới.

-

MasterCard mang lại cái nhìn sâu sắc và đổi mới vào quá trình thanh tốn
để làm cho thương mại dễ dàng hơn, nhanh hơn, liền mạch hơn, có ý
nghĩa hơn và an tồn hơn.

Q trình hình thành và phát triển:

- Bắt đầu vào năm 1966 khi một nhóm các ngân hàng tạo ra một hiệp hội
thành viên thuộc sở hữu mà sau này trở thành MasterCard. Năm 1968
công ty mở rộng sự hiện diện của Mexico, Nhật Bản và châu Âu, đánh dấu
sự bắt đầu của sự cam kết của mình để trở thành mạng thanh tốn hàng
đầu thế giới.
-

Thơng qua những năm 1980, MasterCard tiếp tục xây dựng trên lời hứa

này, mang lại những lợi thế của thanh toán điện tử đến các vùng mới và
các thị trường trên toàn cầu. MasterCard đã trở thành thẻ thanh toán đầu
tiên phát hành tại nước Cộng hịa nhân dân Trung Quốc, và cơng ty cũng

6


tung ra Maestro ®, chương trình ghi nợ trực tuyến đầu tiên của thế giới
toàn cầu thực sự, trong quan hệ đối tác với quốc tế Europay.
-

Thập kỷ tới thanh tốn điện tử trở nên tích hợp chặt chẽ hơn nữa vào cuộc
sống của người dân, một sự thay đổi hoạt động của MasterCard là đầu tư
vốn vào phát triển công nghệ mới cải thiện thuận tiện, tốc độ và hiệu quả.
MasterCard cũng phát động chiến dịch quảng cáo "vô giá", nâng cao
thương hiệu của người tiêu dùng và sự khác biệt kết nối của công ty với
người tiêu dùng.

-

Khám phá các cách thức mới để cung cấp giá trị dịch vụ chất lượng cho
khách hàng, MasterCard đưa ra MasterCard Advisors vào năm 2001, cung
cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Cùng
năm đó, MasterCard đã hoàn thành nâng cấp,tăng cường khả năng xử lý
các giao dịch một cách an toàn và ngay lập tức trên tồn thế giới.

-

MasterCard tích hợp với Europay quốc tế vào năm 2002, thiết lập một cấu
trúc thống nhất tồn cầu của cơng ty và cũng có thể trở thành một công ty

cổ phần tư nhân. Đến năm 2005, MasterCard đã cam kết một chiến lược
mới, tập trung vào khách hàng, xếp theo hàng tư vấn và chế biến khả năng
của mình với vai trị lâu dài của nó như là một cơng ty mẹ. Mơ hình kinh
doanh ba tầng kết tinh định vị của công ty như một bộ xử lý nhượng quyền,
và cố vấn đặt nền móng cho q trình chuyển đổi mơ hình quản trị minh
bạch hơn và cung cấp công ban đầu trong năm 2006.

-

Hôm nay và xa hơn nữa, MasterCard trên toàn thế giới tiếp tục cung cấp
một sự kết hợp độc đáo về chun mơn, cái nhìn sâu sắc ngành cơng
nghiệp hàng đầu này và các nguồn tài ngun trên tồn cầu tích hợp các
công ty thúc đẩy để cung cấp dịch vụ tốt hơn. MasterCard cam kết đổi mới
và phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ tiện ích cho thị trường

2. Thành viên phát hành và thanh toán thẻ:


Trong xu thế kinh tế hố tồn cầu, đối với ngân hàng thì việc cung cấp

các dịch vụ thanh toán tiện lợi cho khách hàng ngày càng được chú trọng. Mặc
khác, Việt Nam đang hội nhập, việc ứng dụng công nghệ hiện đại dần được mở
rộng. Từ đó sự cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn.

7




Mastercard là loại thẻ đã rất phổi biến ở nước ngồi, có khoảng 25


triệu điểm giao dịch có biểu tượng Master card trên thế giới, nay đã được du
nhập vào Việt Nam. Hiện nay hầu như các ngân hàng ở Việt Nam đều có sản
phẩm thẻ này. Ví dụ như: Ngân hang Á Châu, ngân hàng Sacomebank, ngân
hàng Vietcombank, ngân hang HSBC… Tuỳ vào chiến lược của mỗi ngân hàng
mà tiện ích, điều kiện đăng ký và cách thức đăng ký sẽ có những điểm khác nhau
... Nhưng về cơ bản thì đều giống nhau như: Thẻ Mastercard có thể thanh toán
tiền mua hàng hoá và dịch vụ trên internet, các siêu thị.... hay các nơi chấp nhận
thẻ POS trên tồn thế giới, ngồi ra cịn có những chương trình khuyến mãi cho
chủ thẻ này....

III. Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ tín dụng quốc tế Master Card ở
Việt Nam

1. Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng Master Card tại Việt Nam
Việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế không tránh khỏi các bất cập.



Thứ nhất là việc thu phí chuyển đổi ngoại tệ của các ngân hàng khá

cao. Gần như tất cả các ngân hàng đều thu phí chuyển đổi ngoại tệ (Khi dùng thẻ
thanh tốn hàng hóa/dịch vụ bằng ngoại tệ sẽ bị thu phí chuyển đổi từ VND sang
ngoại tệ).
+ Kể từ đầu năm 2011, hầu hết các ngân hàng đều tăng mức phí này, điển
hình như Techcombank ngày 25/1/2011 thu phí 2,5%/tổng số tiền thanh toán, đến
ngày 18/3/2011 tới đây tăng lên 4,5%/tổng số tiền thanh tốn. Cịn tại hầu hết các
ngân hàng khác, mức phí dao động từ 2% - 4,5%/tổng số tiền thanh toán và tùy
thuộc vào loại thẻ (Visa hay Master card…).


+ Cá biệt, đối với ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, mỗi giao dịch
nước ngồi thu thêm 10% phí trên tổng số tiền giao dịch (giao dịch 1000$ thu
100$ tiền phí), nếu rút tiền mặt ở nước ngồi thì khách hàng phải nộp thêm
75.000 đồng và phí dịch vụ ở các ngân hàng khác. Với HSBC phí giao dịch ngoại
tệ là 7%, mới hạ xuống 4,5%/tổng số tiền giao dịch từ ngày 04/03/2011.

8


+ Việc thu phí này khiến nhiều người sử dụng cảm thấy khá bất tiện bởi
tính ra, mức chênh lệch 4,5% hồn tồn khơng nhỏ. Nếu lấy tỷ giá bình qn liên
ngân hàng ngày 16/3/2011 là 20.658 đồng/USD thì tính ra người sử dụng sẽ phải
trả với tỷ giá khoảng 21.587 đồng/USD (chênh lệch 4,5% tiền phí).

(*)

Phí

của

tổ

chức

thẻ

Visa/Master

card


tùy

từng

thời

kỳ

(**) Thẻ ATM hiện tại chỉ được sử dụng tại máy ATM của Ngân hàng Standard
Chartered tại các nước: Hồng Kông, Singapore, UAE, Bahrain, Malaysia, Trung
Quốc, Philippines và Pakistan.
HSBC hạ phí chuyển đổi ngoại tệ xuống 4,5% từ ngày 04/3/2011.



Thứ hai là việc đảm bảo an tồn về thơng tin, nhất là đối với các khách

hàng sử dụng thẻ tín dụng. Việc sử dụng thẻ để thanh toán trên internet cũng dễ

9


bị hacker lấy cắp mã PIN và tài khoản nếu người dùng bất cẩn sử dụng tại các
máy tính cơng cộng hoặc bị gài phần mềm gián điệp tại máy tính mình mà khơng
biết. Mỗi năm thế giới mất hàng tỷ đơ la từ các thẻ tín dụng bị tin tặc đánh cắp
thơng tin.
+ Một số thẻ tín dụng mã PIN được ghi ngay trên mặt sau của thẻ tín dụng,
do đó khách hàng phải đảm bảo ln theo dõi quá trình quẹt thẻ của nhân viên
thu ngân, hoặc nếu mất thẻ phải báo ngay lại cho ngân hàng để khóa thẻ.




Thứ ba, việc chứng minh thu nhập để mở thẻ credit (có sao kê bảng

lương, chứng minh thu nhập khác, hóa đơn điện nước, hộ khẩu..v..v) là một
phiền phức giấy tờ thủ tục với nhiều người . Thông thường, hạn mức đối với thẻ
tín dụng gấp đơi thu nhập hàng tháng của khách hàng (đối với khách hàng khơng
có thế chấp).
+ Tại Vietcombank, nếu phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở tài sản bảo đảm,
khách hàng sẽ phải mở tài khoản deposit với mức thế chấp là 125% (ví dụ tài
khoản có 12,5 triệu đồng được tiêu 10 triệu đồng). Tài sản bảo đảm: tiền mặt, sổ
tiết kiệm, phong tỏa tài khoản tiền gửi tại Vietcombank, các loại giấy tờ có giá trị
do VCB/các ngân hàng/tổ chức tài chính khác phát hành….
+ Đối với phát hành thẻ trên cơ sở tín chấp, chỉ chấp nhận đối với tài khoản
trả lương qua Vietcombank, Hợp đồng lao động và/hoặc giấy xác nhận của tổ
chức/công ty về thu nhập của các nhân đề nghị phát hành thẻ, cam kết của công
ty/ tổ chức (theo mẫu của VCB).
+ Còn trong trường hợp như của VIB, khách hàng thế chấp bằng hình thức
phong tỏa tài khoản, sổ tiết kiệm thì tỷ lệ Giá trị tài sản đảm bảo/Hạn mức tín
dụng là 110% (có 110 đồng được tiêu 100 đồng); Bất động sản hoặc tài sản cầm
cố, thế chấp khác, tỷ lệ giá trị TSĐB/Hạn mức tín dụng là 150%. Tín chấp: Đối
với doanh nghiệp: Hạn mức tối đa lên đến 200 triệu; đối với cá nhân: Hạn mức
linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, theo đó hạn mức tối đa cấp
lần đầu là 200 triệu, hạn mức tối đa cấp các lần tiếp theo là 300 triệu.

10





Thứ tư, khách hàng phải trả phí thường niên quản lý thẻ, ví dụ ở HSBC

là 300.000 đồng/năm, ở VCB đối với thẻ Visa hạng Vàng là 200.000
đồng/thẻ/năm, hạng chuẩn là 100.000 đồng/năm, tại ACB Maser card/Visa phí
thường niên đối với thẻ chuẩn là 300.000 đồng/năm, thẻ vàng là 400.000
đồng/năm…

+ Trao đổi với CafeF, Ths.Trần Trọng Quốc Khanh – Giám đốc trung tâm
Vàng Á Châu nguyên trưởng phòng ngoại hối ACB cho biết mức phí thẻ thanh
tốn cao là do số người sử dụng rất ít. Nếu số lượng người sử dụng tăng lên thì
chắc chắn mức phí sẽ giảm xuống nhiều. Khi đó người dân sẽ khơng phải ra
ngân hàng mua ngoại tệ mặt để đi cơng tác. Nó cũng là cách minh bạch hóa chi
tiêu nhất là các chi tiêu núp dưới danh nghĩa cơng tác phí, hay chi phí hợp lý
khác. Dù sao, đây là giải pháp tốt nhất đối với các nhu cầu cấp bách đối với
người dân hiện nay khi không mua được USD tại các NHTM.

2. Phịng ngừa giả mạo thẻ
a. Một số hình thức giả mạo thẻ
 Giả mạo trong hoạt động phát hành thẻ
Đơn phát hành thẻ giả mạo: Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng có
đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo do không thẩm định kỹ các thông
tin khách hàng cung cấp trên hồ sơ xin phát hành thẻ. Thơng tin khơng chínhx ác
dẫn đến những khó khăn cho ngân hàng khi muốn liên hệ với chủ thẻ và đặt
ngân hàng trước nguy cơ tổn thất tín dụng khi chủ thẻ sử dụng thẻ nhưng khơng
có đủ khả năng thanh tốn hoặc chủ thẻ cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền của
ngân hàng.
Thẻ giả: Thẻ có thể được làm giả dưới các hình thức: Thơng tin dập nổi trên thẻ
bị sửa lại, thẻ bị mã hóa lại băng từ, thẻ trắng nhưng đã được mã hóa băng từ
hoặc thẻ bị làm giả hoàn toàn dựa trên các dữ liệu của thẻ thật. Thẻ giả được sử
dụng sẽ gây tổn thất cho ngân hàng phát hành bởi vì theo quy định của tổ chức

thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch

11


mang mã số BIN của Ngân hàng phát hành. Đây là loại hình rủi ro có tỷ lệ cao,
thường được tội phạm thẻ sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất.


Thẻ bị dập nổi lại: là loại thẻ giả mà các thông tin trên thẻ được dập lại bằng

công nghệ đơn giản trên nền phôi thẻ bị mất cắp, thất lạc.Các thông tin an
ninh trên thẻ giống như thẻ thật nhưng có thể dể dàng kiểm tra và phát hiện
bằng mắt thường. Có thể phát hiện thẻ giả khi đối chiếu thông tin in nổi ở mặt
trước thẻ với các thông tin in chìm trên băng chữ ký mặt sau của thẻ hoặc với
dữ liệu trên băng từ khi đọc thẻ qua máy EDC.


Thẻ bị mã hóa lại băng từ: là loại thẻ giả mà các thông tin trên băng từ đã bị

mã hóa lại trong khi vẫn giữ nguyên các thông tin dập nổi trên thẻ và thường
được sử dụng tại các ĐVCNT có trang bị máy EDC. Loại hình thẻ giả mạo này
thường có liên quan đến tội phạm có tổ chức vì u cầu sử dụng cơng nghệ
hiện đại hơn. Chúng ta có thể phát hiện được thẻ giả bằng cách so sánh dữ
liệu trên băng từ khi đọc thẻ qua máy EDC với các thông tin dập nổi trên thẻ.


Thẻ trắng: là loại thẻ mơ phỏng đầy đủ chức năng của một thẻ ghi nợ, thẻ tín

dụng, được sử dụng tại ĐVCNT cấu kết với tội phạm thẻ hoặc tại các điểm

bán hàng tự động không được kiểm sốt chặt chẽ. Do loại hình này thực hiện
với sự cấu kết thông đồng chặt chẽ của ĐVCNT nên rất khó phát hiện. Thẻ
trắng cũng đã được mã hóa nhưng không hề dập nổi các thông tin lên mặt
trước của thẻ như: ngân hàng phát hành, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ
thẻ…….


Thẻ bị làm giả hồn tồn: là sản phẩm thẻ giả tinh vi nhất, là hoạt động của

tội phạm thẻ có tổ chức. Thẻ rất hồn chỉnh với băng từ được mã hóa dựa
trên việc lấy cắp dữ liệu trên băng từ của thẻ thật và trên phơi thẻ có đầy đủ
những yếu tố như thẻ thật. Thẻ gỉa chỉ bị phát hiện nếu thực hiện đầy đủ
chính xác quy trình chấp nhận thanh tốn thẻ
Thẻ mất cắp, thất lạc: Rủi ro xảy xa khi thẻ bị mất cắp, thất lạc và bị sử dụng
trước khi chủ thẻ thơng báo cho ngân hàng phát hành để có các biện pháp chấm
dứt sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ bị mất cắp thất lạc cũng có thể bị tội phạm thẻ

12


sử dụng làm thẻ giả như trường hợp thẻ giả. Đơi khi giả mạo có liên quan đến
chủ thẻ cố tình báo mất thẻ và sau đó sử dụng thẻ.
Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi: Là trường hợp thẻ bị
đánh cắp hoặc bị lợi dụng thực hiện giao dich trong quá trình chuyển từ ngân
hàng phát hành đến chủ thẻ. Việc xác định thẻ bị ăn cắp trên đường mất nhiều
thời gian do khoảng thời gian chủ thẻ nhận được thẻ và gửi xác nhận cho ngân
hàng thường kéo dài, đôi khi chủ thẻ khiếu nại là khơng nhận được thẻ thì ngân
hàng mới phát hiện được.
Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Rủi ro này phát sinh khi ngân hàng phát hành
nhận được những yêu cầu thay đổi thông tin của chủ thẻ, đặc biệt là thay đổi địa

chỉ của chủ thẻ. Do không xác minh kỹ nên ngân hàng phát hành đã gửi thẻ về
địa chỉ như yêu cầu mà không đến tay chủ thẻ thật. tài khoản của chủ thẻ thật đã
bị người khác lợi dụng sử dụng
 Giả mạo trong hoạt động thanh toán thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo: Đơn vị chấp nhận thẻ cố tình đăng ký các thơng
tin khơng chính xác với ngân hàng thanh tốn. Ngân hàng thanh tốn sẽ chịu tổn
thất khi khơng thu được những khoản đã tạm ứng cho những ĐVCNT này trong
trường hợp ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ hoặc cố tình tạo ra các hố đơn hoặc
giao dịch giả mạo để chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Đơn vị chấp nhận thẻ thơng đồng với tội phạm thẻ: Có hai hình thức thơng đồng
của đơn vị chấp nhận thẻ:


CPP – Common Purchase Point: Là hiện tượng một đơn vị chấp nhận thẻ

hoặc một địa điểm được xác định là lưu trữ dữ liệu thẻ và sử dụng vào mục
đích tạo các thẻ giả hoặc thực hiện các giao dịch giả mạo. Đơn vị chấp nhận
thẻ có thể nhận thức hoặc khơng nhận thức được hành vi này


POC – Point of Compromise: Đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ

chấp nhận thanh toán những thẻ giả ( thẻ bị sửa đổi, thẻ trắng, thẻ
skimming…)

13


Thanh tốn hàng hóa dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại ( Mail order,
telephone order ) : Đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu

của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại và thanh tốn trên cơ sở các thơng tin như:
loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ…… Đơn vị chấp nhận thẻ và ngân
hàng thanh tốn có thể chịu tổn thất nếu như chủ thẻ thực không phải là khách
đặt mua hàng của ĐVCNT và giao dịch đó bị từ chối thanh toán.
Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ sửa đổi thơng tin trên các hóa đơn thẻ hoặc in
nhiều hóa đơn thanh tốn của một thẻ. Trong trường hợp này nhân viên khi
thực hiện giao dịch đã cố tình in nhiều hóa đơn thanh tốn thẻ nhưng chỉ giao
một bộ cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên sẽ mạo nhận
chủ thẻ hồn tất giao dịch và nộp các hóa đơn thanh tốn còn lại để đòi tiền,
chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Ngồi ra nhân viên tại ĐVCNT cũng có thẻ sửa
đổi hoá đơn giao dịch, ghi tăng giá trị giao dịch mà không được sự đồng ý của
chủ thẻ để lấy tiền tạm ứng của ngân hàng
Sao chép và tạo băng từ giả ( Skimming ): Trên các thiết bị đọc thẻ tại ĐVCNT
có thể bị cài thêm thiết bị để thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thật
thanh tốn tại các ĐVCNT hoặc nhân viên ĐVCNT có thể câu kết với các tổ chức
tội phạm đọc dữ liệu thẻ thật bằng các thiết bị chuyên dùng riêng
b. Nguyên nhân

- Hiện nay mạng lưới cung ứng dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển
mạnh mẽ, mở rộng với hàng ngàn máy ATM và POS. Nhưng công nghệ
hỗ trợ lại chưa cao. Các tổ chức thẻ quốc trế triển khai các cơng cụ xác
thực do tội phạm thẻ có khá đủ thông tin về thẻ bị lợi dụng.Trong khi tổ
chức tội phạm với những thủ đoạn mới, sử dụng các thiết bị cơng nghệ
hiện đại, có sự móc nối với nước ngoài lại càng nhiều. Tỷ lệ giả mạo
trong các giao dịch thanh tốn thẻ tại Việt Nam có lúc cao gấp 3 lần thế
giới và gấp gần 10 lần khu vực.

14



-

Thẻ nói chung và thẻ Master card nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá
mới mẻ đối với ngân hàng Việt Nam nên chưa có đầy đủ các chế tài xử
lý.

- Để có thể phịng ngừa rủi ro cho việc sử dụng thẻ Master card cần rất
nhiều sự hợp tác từ khách hàng và đơn vị chấp nhận thẻ, nhưng hiện
nay sự hợp tác này tại Việt Nam vẫn còn rất thấp. Người sử dụng nhiều
khi vẫn chưa hiểu hết công dụng của Master card, và chưa ý thức được
vai trị của mình trong việc bảo mật thơng tin thẻ, phòng tránh giả mạo
thẻ.
-

Sự phối hợp của các ngân hàng trong hoạt động trong quản lý rủi ro
còn hạn chế.

-

Việc sử dụng Master card mang lại rất nhiều tiện ích cho doanh nghiệp
trong việc thanh toán tuy nhiên để phòng ngừa rủi ro giao dịch giả mạo,
doanh nghiệp phải áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro nội bộ, tuy
nhiên các phương án xác thực khách hàng chặt chẽ lại tạo nhiều phiền
phức cho khách hàng dẫn tới việc hạn chế mua hàng.

-

Về trình độ chun mơn: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
là một nghiệp vụ mới, cán bộ chưa được đào tạo chuyên nghiệp và có
bài bản về lĩnh vực này. Chủ yếu cán bộ tiến hành cơng việc bằng kinh

nghiệm có được trong quá trình làm việc và qua sách vở nên không thể
tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu cũng như đơi khi khơng có phản ứng
kịp thời đối với những biến động mới xảy ra.

Đề xuất giải pháp
− Hoàn thiện tổ chức hoạt động Quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ.
− Nâng cao trình độ chun mơn đạo đức cán bộ thẻ.
− Xây dựng hệ thống chấm điểm và phân loại khách hàng.
− Thông tin hướng dẫn sử dụng thẻ an toàn.
− Thiết lập các hạn mức sử dụng và chấp nhận thẻ

15


− Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra công tác thanh toán thẻ tại
các ĐVCNT.
− Theo dõi các báo cáo hoạt động thẻ và chương trình quản lý rủi ro toàn
cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế.
− Phát hành thẻ chip thay thế thẻ mã hoá bằng băng từ.
− Xây dựng hệ thống dự phòng cho hoạt động thẻ.
− Phối hợp với các tổ chức kinh doanh thẻ trong nước và quốc tế trong
công tác ngăn ngừa và phát hiện rủi ro.
− Thắt chặt quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, đặc biệt là các
mảng kinh doanh thẻ nội địa, nhằm giảm tổn thất kinh doanh, củng cố
lịng tin của cơng chúng và xây dựng thị trường thẻ hoạt động lành
mạnh.
− Cần nghiên cứu xây dựng chuẩn riêng về thẻ thanh toán hoặc áp dụng
các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật, an toàn dữ liệu trong lĩnh vực kinh
doanh thẻ tại Việt Nam.
− Hội Thẻ ngân hàng cần khuyến khích, hỗ trợ các hội viên chuyển đổi từ

thẻ từ sang thẻ chip với lộ trình phù hợp,
− Sử dụng các hệ thống giám sát giao dịch thẻ, công cụ quản lý rủi ro
hiện đại, nhằm kiểm soát tốt rủi ro mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh
doanh không bị gián đoạn...

16



×