Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào hoạt động giảng dạy môn đạo đức lớp 2 – kntt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 10 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 2
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
2. NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 4
2.2. Thực trạng ...................................................................................................... 5
2.3. Các biện pháp gây hứng thú học sinh học tập các chuẩn mực hành vi đạo
đức ........................................................................................................................ 5
2.3.1. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học đạo đức ........................... 5
2.3.2. Sử dụng hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai nhân vật trong dạy đạo đức .. 9
2.3.3. Tổ chức trò chơi trong dạy đạo đức .......................................................... 14
2.3.4. Tổ chức hình thức làm phóng viên, nhà báo trong dạy đạo đức ............... 17
2.3.5. Dạy đạo đức thông qua các hoạt động ...................................................... 21
2.4. Kết quả đạt được .......................................................................................... 26
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 27
3.1. Kết luận ........................................................................................................ 27
3.2. Kiến nghị...................................................................................................... 28

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc
biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho
học sinh, giúp các em có ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng
ngày. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua cách ứng xử. Điều
này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với


thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày. Đó
là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo
đức của học sinh Tiểu học .
Ở bậc tiểu học, học sinh được ví như tờ giấy trắng, ta vẽ lên tờ giấy đó những gì
thì các em sẽ có bức tranh đó. Chính vì vậy việc hình thành nhân cách cho các em
là rất quan trọng. Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh
tiểu học. Đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho
học sinh thành con người có nhân cách phát triển tồn diện như: Hình thành và
rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học,
giáo dục những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức (có tri thức đạo đức
và niềm tin đạo đức)…. để các em có những phẩm chất đạo đức quan trọng của
cơng dân Việt Nam.
Hiện nay chất lượng đạo đức có phần bị suy giảm, trong trường hiện tượng nói
tục, chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, học sinh lười học cũng nhiều
hơn trước, ….Có những gia đình cha mẹ mải lo kiếm tiền, chạy theo danh vọng
mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái. Chính sự thiếu quan tâm giáo dục của
gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu, đạo đức bị giảm sút.
Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo
dục “trí dục” mà xem nhẹ giáo dục “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao. Xuất phát từ
thực tế và từ sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo đạo đức cho
học sinh tiểu học, tôi đã băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ cần phối kết hợp với đồng
nghiệp trong nhà trường tìm ra giải pháp làm thế nào để đổi mới được phương
2


diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày sao cho
câu chuyện dí dỏm, gây xúc cảm. Để cung cấp đầy đủ các hành vi chuẩn mực đạo
đức thuộc phạm vi bài học, giúp học sinh dùng các biểu tượng để vận dụng vào
thực hành. Giáo viên kể chuyện phải kết hợp hình ảnh với giọng điệu, cử chỉ phù
hợp với tích cách nhân vật để gây sự chú ý ,thu hút sự tập trung của học sinh.

Ví dụ: Dạy bài 6 “Nhận lỗi và sửa lỗi” (trang 29 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức
với cuộc sống), giáo viên có thể kể câu chuyện gần gũi với học sinh như Kể chuyện
Lenin (nhân vật chính là cậu bé Vơ-va)
Hồi ấy, Vơ-va mới lên 8 tuổi, rất hay đùa nghịch. Một hôm Vô-va theo mẹ đến
chơi nhà cơ. Ở nhà cơ có rất nhiều trẻ cùng Vô-va chơi đùa vui vẻ. Vô-va vô ý xơ
vào bàn, làm bình hoa rơi xuống đất.
Khi nghe tiếng "choang", cơ chạy vào. Thấy bình đã vỡ, cơ hỏi các cháu:
- Cháu nào đánh vỡ bình hoa?
Các cháu đều nói:
- Khơng phải cháu, khơng phải cháu!
Ba tháng trơi qua, ko cịn ai nhớ đến chuyện cái bình hoa vỡ. Một đêm, thấy Vơva vẫn cịn thao thức, mẹ liền hỏi:
- Sao con chưa ngủ?
Vơ-va ồ lên khóc và kể hết chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi Vô-va:
- Ngày mai, con viết thư và nhận lỗi với cô. Cô sẽ tha thứ cho.
Mấy ngày sau, Vô-va nhận được thư của cô. Cô viết: "Biết tự nhận lỗi, cháu là
đứa bé ngoan".

7


Ví dụ: Dạy bài 4 “Yêu quý bạn bè” (trang 18 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức
với cuộc sống)
Cuối giờ giáo viên có thể kể câu chuyện ngắn sau để khắc sâu giá trị của tình bạn:
“Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới
một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa
đùa nghịch trên lưng sư tử. Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy
chuột nhắt mắng: “ Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tể rừng
xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta”.Chuột nhắt sợ hãi van xin
“xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ trả ơn ngài vào một
ngày nào đó”. Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng

thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi. Vài
tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó
khơng thể nào thốt được. Sư tử gầm lên kêu cứu “Cứu với, cứu với”, vang động
khắp khu rừng.
8


dụng sẽ có tác dụng tích cực nhằm thay đổi hình thức học tập và thơng qua trị
chơi học tập khơng khí lớp học sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến
thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đầu giờ học để gây hứng thú học tập cho học
sinh (nội dung chơi phải liên quan đến nội dung bài học). Hay có thể tổ chức trị
chơi ở giữa giờ học để thay đổi khơng khí lớp học. Hay tổ chức trò chơi ở cuối
giờ để củng cố, khắc sâu những hành vi đạo đức chuẩn mực mà học sinh cần học
tập. Mục đích tổ chức trị chơi có thể là khởi động, giới thiệu bài; có thể là để học
sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài có thể để rèn luyện thái độ, kĩ năng ứng xử
cho học sinh; có thể để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Để tổ chức trò chơi trong dạy học đạo đức đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý
những điểm sau:
+ Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học.
+ Giáo viên phải nêu cách chơi và luật chơi một cách rõ ràng. (Giáo viên hướng
dẫn chơi thử)
+ Trò chơi phải được cả lớp cùng tham gia. Có thể khơng trực tiếp tham gia chơi
nhưng cũng phải tiếp nhận được yêu cầu và có phương án trả lời để vừa tham gia
cổ vũ vừa có thể nhận xét được kết quả của bạn.
+ Giáo viên phải chốt được kiến thức kĩ năng đã được củng cố qua mỗi trò chơi.

+ Sau khi chơi xong giáo viên phải có nhận xét đánh giá kịp thời, toàn diện về
kết quả, về ý thức tham gia chơi và cũng qua trò chơi ta rèn luyện được đạo
đức và nhân cách cho học sinh.

Ví dụ: Dạy bài 3 “Kính trọng thầy giáo, cơ giáo” (trang 14 Đạo đức 2 sách Kết
nối tri thức với cuộc sống). Tổ chức thảo luận nhóm và chơi trị chơi tiếp sức.
Các nhóm tiếp sức nhau lên viết tên các hoạt động thể hiện sự tôn trọng, yêu
thương thầy giáo, cơ giáo.
Hình thức: (Trị chơi tiếp sức), GV cho ba đội chơi (tương ứng với ba tổ)
Luật chơi: ba tổ tương ứng với ba đội số lượng bằng nhau và trong cùng một thời
gian do giáo viên quy định, các thành viên lần lượt thứ tự từ đầu đến cuối lên viết
15


tên các hoạt động thể hiện sự tôn trọng, yêu thương thầy giáo, cô giáo, đội nào
viết được nhiều trong thời gian quy định thì đội đó sẽ thắng cuộc.

Ví dụ: Dạy bài 2 “Em yêu quê hương” (trang 9 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức
với cuộc sống), giáo viên tổ chức cho các nhóm đố vui: Tìm những hình ảnh về
Việt Nam trong các tranh minh họa đã chuẩn bị.
Hình thức chơi: (Tiếp sức)
Luật chơi: GV phát tranh ảnh đã chuẩn bị cho các nhóm, yêu cầu học sinh tìm
những tranh nói về đất nước và con người Việt Nam (thi xếp nhanh, xếp đúng
trong thời gian quy định). Nhóm nào xếp chính xác và đúng thời gian thì nhóm
đó sẽ được tun dương.
Tổ chức trị chơi sẽ tạo cho khơng khí lớp học vui tươi, thoải mái và gây hứng thú
học tập cho học sinh. Từ đó giúp học sinh lĩnh hội các chuẩn mực hành vi đạo đức
qua bài học một cách dễ dàng.

16


mà mình muốn tun truyền tới các bạn từ đó sẽ nâng cao được chất lượng giờ
học đạo đức.


2.3.5. Dạy đạo đức thông qua các hoạt động
Học sinh tiểu học nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Như vậy, các em đã lĩnh hội những chuẩn mực
hành vi đạo đức thơng qua quan sát và tìm hiểu. Song, đó chỉ là trên lí thuyết cịn
việc thực hành những hành vi đạo đức đã được học vào các hoạt động cụ thể trong
cuộc sống là vấn để chúng ta cần quan tâm. Qua các hoạt động, học sinh được bộc
lộ kiến thức đã học. Từ đó sẽ giúp học sinh có các kĩ năng, đồng thời học sinh
phát triển được năng lực của mình. Mặt khác qua các hoạt động cịn giúp cho học
sinh tính chủ động, rèn cho học sinh tính mạnh dạn trong q trình giao tiếp, giúp
các em hình thành được ý thức đạo đức. Từ đó giúp học sinh xây dựng niềm tin
đạo đức và bước đầu thực hiện được các hành vi đạo đức đúng đắn phù hợp với
lứa tuổi. Qua các hoạt động cịn xây dựng cho học sinh tính tích cực tham gia các
21


hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc
sống, với quê hương đất nước.
Thực tế học sinh đã được trải nghiệm qua rất nhiều hoạt động do Nhà trường, các
đoàn thể, lớp tổ chức như:
- Trước giờ ăn học sinh được tự xếp khay thức ăn của mình, Học sinh tự quét trực
nhật, sắp xếp bàn ghế, tự quản cổng trường,…

Hoạt động tự quản cổng trường
Qua hoạt động này giúp học sinh tự tin hơn và có được một số kiến thức và kĩ
năng cơ bản để phục vụ bản thân, hợp tác và chia sẻ. Học sinh yêu lao động và
biết quý trọng thành quả lao động.
- Tham gia những buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề do Nhà trường, các khối
lớp tổ chức như: Vui Tết trung thu, Giao lưu nói chuyện về Anh bộ đội Cụ Hồ,
Vui Tết đón xn, ủng hộ tết vì người nghèo, Chăm sóc và viếng nghĩa trang liệt

sĩ…Các khối lớp phối kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại
khóa theo chủ đề, chủ điểm.

22


Hình ảnh Giao lưu nói chuyện về Anh bộ đội Cụ Hồ
Với những hoạt động này các em được hòa nhập vui chơi, thể hiện tình đồn kết
và hiểu hơn về ngày lễ tết, về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam,…. Giáo
dục cho học sinh ý thức tham gia cơng việc chung (tự giác và có trách nhiệm với
cơng việc tập thể). Ngồi các hoạt động gắn với chủ điểm học sinh còn được tham
gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:
- Tham quan du lịch giáo dục (tại Ngã ba Đồng Lộc và quê Bác ở Nghệ An)
Các khối lớp phối kết hợp với nhà trường, Công ty du lịch để chọn địa điểm đến
và lên kế hoạch cụ thể cho chuyến dã ngoại.
Qua thăm quan giúp học sinh tăng thêm sự hiểu biết về Bác Hồ, về lịch sử dân tộc
và thể hiện lịng tơn kính, nhớ ơn với Bác, những người đã ngã xuống vì độc lập
dân tộc. Bên cạnh đó cịn tạo điều kiện để học sinh được hòa nhập và yêu quý
thiên nhiên.

23


30



×