Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 188 trang )

/

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ TRUNG CHÁNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT KẾ
IMPLANT - TRỤ PHỤC HÌNH LÊN SỰ THAY ĐỔI SINH HỌC
MÔ QUANH IMPLANT NHA KHOA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ TRUNG CHÁNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT KẾ
IMPLANT - TRỤ PHỤC HÌNH LÊN SỰ THAY ĐỔI SINH HỌC
MÔ QUANH IMPLANT NHA KHOA


NGÀNH: RĂNG HÀM MẶT
MÃ SỐ: 62720601

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ ĐỨC LÁNH

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở
bất kỳ nơi nào.

Tác giả luận án

Lê Trung Chánh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ ANH -VIỆT

i

DANH MỤC BẢNG

iii


DANH MỤC HÌNH

v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

viii

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 3
1.1 Thiết kế implant....................................................................................................... 3
1.2 Mô quanh implant.................................................................................................... 9
1.3 Bệnh lý quanh implant........................................................................................... 15
1.4 Đặc điểm vi khuẩn quanh implant.......................................................................... 16
1.5 Phương pháp thu thập và định lượng vi khuẩn quanh implant...............................19
1.6 Các nghiên cứu đánh giả ảnh hưởng của thiết kế implant – trụ phục hình lên mơ
quanh implant.............................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................39
2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................................ 39
2.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 39
2.3 Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu.......................................................... 40
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu................................................................................................ 40
2.5 Xác định các biến trong nghiên cứu....................................................................... 42
2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu tập số liệu................................................. 43
2.7 Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 58
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................. 65
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................... 67
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ............................................................................................ 69



3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu...................................................................................... 69
3.2 Đánh giá các chỉ số nha chu và tình trạng mơ mềm giữa 2 nhóm..........................73
3.3 Đánh giá sự tiêu mào xương quanh implant giữa 2 nhóm và các yếu tố ảnh
hưởng........................................................................................................................... 80
3.4 Đánh giá đặc điểm vi khuẩn trong mảng bám quanh implant giữa 2 nhóm............87
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 94
4.1 Đặc điểm chung nghiên cứu.................................................................................. 94
4.2 Các chỉ số nha chu và tình trạng mơ mềm quanh implant giữa 2 nhóm...............101
4.3 Sự tiêu mào xương quanh implant giữa 2 nhóm và các yếu tố ảnh hưởng...........111
4.4 So sánh đặc điểm vi khuẩn trong mảng bám quanh implant................................126
KẾT LUẬN............................................................................................................... 133
KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 136
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN
QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LUC 1: Bảng thông tin và phiếu chấp thuận cho người tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 2: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 3: Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu khoa học
PHỤ LỤC 4: Phiếu khám nghiên cứu tại thời điểm T…(T0, T3, T6, T12)
PHỤ LỤC 5: Phiếu khám nghiên cứu trước và trong khi đặt implant
PHỤ LỤC 6: Định chuẩn đánh giá độ kiên định
PHỤ LỤC 7: Các trang thiết bị, vật liệu sử dụng trong nghiên cứu
PHỤ LỤC 8: Giấy xác nhận danh sách người bệnh tham gia nghên cứu
PHỤ LỤC 9: Danh sách bệnh nhân xét nghiệm vi khuân tại công ty nam khoa
PHỤ LỤC 10: Các trường hợp lâm sàng minh họa trong nghiên cứu


PHỤ LỤC 11: Các kết quả xét nghiệm vi khuẩn minh hoạ
PHỤ LỤC 12: Chấp thuận (cho phép) của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh



i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ ANH -VIỆT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

A.actinomycetemcomitans Aggregatibacter
actinomycetemcomitans
BOP

Bleeding on Probing

C.albicanas

Candida albicans

C.gingivalis

Captocytophaga gingivalis

C.species

Capnocytophaga species


CTCB

Platform switching

Chuyển tiếp chuyển bệ

CTP

Platform matching

Chuyển tiếp phẳng

C.s
DNA

Chảy máu khi thăm khám

Cộng sự
Deoxyribonucleic acid

ĐLC

Độ lệch chuẩn

E.corrodens

Eikenella corrodens

F.nucleatum


Fusobaterium nucleatum

GI

Gingival index

Hu

Hounsfield

Min

Minimum

Giá trị tối thiểu

Max

Maximum

Giá trị tối đa

NC

Chỉ số nướu (lợi)

Nghiên cứu

PCR


Polymerase Chain Reaction

Phản ứng chuỗi polymerase

PD

Probing depth

Độ sâu thăm dò

PI

Plaque index

Chỉ số mảng bám

P.micros

Parvimonas micros

P.gingivalis

Porphyromonas gingivalis


ii

Viết tắt

Tiếng Anh


P.intermedia

Prevotella
intermedia
Prevotella
nigrescens

P.nigrescens

Tiếng Việt

R4

Răng cối số 4 hàm dưới

R5

Răng cối số 5 hàm dưới

R6

Răng cối số 6 hàm dưới

R7

Răng cối số 7 hàm dưới

S.gordonii


Streptococcus gordonii

T.denticola

Treponema denticola

T.forsythensis

Tannerella forsythensis

T0

Ngay sau gắn phục hình

T3

Sau gắn phục hình 3 tháng

T6

Sau gắn phục hình 6 tháng

T12

Sau gắn phục hình 12 tháng

TB

Trung bình


TPV

Tứ phân vị

TV

Trung vị

V.parvula

Veillonella parvula


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức tiêu mào xương quanh
implant giữa implant CTP với implant CTCB................................................... 26
Bảng 1.2 Các nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt về mức tiêu mào xương
quanh implant giữa implant CTP với implant CTCB........................................ 31
Bảng 2.1 Các bước tung đồng tiền lựa chọn vị trí đặt và nhóm can thiệp mỗi bệnh
nhân.................................................................................................................. 41
Bảng 2.2 Danh sách các biến số trong nghiên cứu...................................................... 42
Bảng 2.3 Phân loại mật độ xương................................................................................ 47
Bảng 2.4 Trình tự các mồi và đoạn dò sử dụng trong nghiên cứu...............................55
Bảng 3.1 Các biến số nền (n=20)................................................................................ 70
Bảng 3.2 Trung bình mật độ xương............................................................................. 70
Bảng 3.3 Phân bố đường kính và chiều dài implant trong nghiên cứu giữa 2 nhóm....72
Bảng 3.4 Phân bố độ dày mơ mềm theo chiều dọc giữa 2 nhóm................................. 73

Bảng 3.5 Chỉ số mảng bám (PI) giữa 2 nhóm tại các thời điểm T3, T6, T12...........................74
Bảng 3.6 Chỉ số nướu (GI) giữa 2 nhóm tại các thời điểm T3, T6, T12.......................................75
Bảng 3.7 Độ sâu thăm dò khe quanh implant (PD) giữa 2 nhóm tại các thời điểm T3,
T6, T12................................................................................................................................................................................76
Bảng 3.8 Chỉ số chảy máu khi thăm khám giữa 2 nhóm tại các thời điểm T3, T6, T12 78
Bảng 3.9 Tình trạng mơ mềm quanh implant giữa 2 nhóm tại các thời điểm T3, T6, T12
............................................................................................................................

79

Bảng 3.10 So sánh chiều cao niêm mạc sừng hố giữa 2 nhóm tại các thời điểm T0, T12
............................................................................................................................

80

Bảng 3.11 Tiêu mào xương giữa 2 nhóm tại các thời điểm......................................... 81
Bảng 3.12 Ảnh hưởng các yếu tố lên sự thay đổi mào xương tại T12..........................................82
Bảng 3.13 Ảnh hưởng các yếu tố lên sự thay đổi mào xương tại T12..........................................83


iv

Bảng 3.14 Sự tiêu mào xương quanh implant giữa hai nhóm tại thời điểm T12 so với T0
.......................................................................................................................................

83

Bảng 3.15 Tiêu mào xương quanh implant theo phân loại mô mềm Linkevicius (2009)
.......................................................................................................................................


84

Bảng 3.16 Tiêu mào xương quanh implant giữa hai nhóm tại thời điểm T12 so với T085
Bảng 3.17 Tiêu mào xương quanh implant giữa hai nhóm chiều cao niêm mạc sừng
hoá tại các thời điểm so với T0....................................................................................................................86
Bảng 3.18 Số lượng vi khuẩn giữa 2 nhóm tại các thời điểm T6, T12..........................................88
Bảng 4.1 So sánh chỉ số PI giữa các nghiên cứu....................................................... 102
Bảng 4.2 So sánh chỉ số GI giữa các nghiên cứu....................................................... 104
Bảng 4.3 So sánh chỉ số PD (mm) giữa các nghiên cứu............................................ 107
Bảng 4.4 So sánh chỉ số BOP giữa các nghiên cứu................................................... 109
Bảng 4.5 So sánh chiều cao niêm mạc sừng hoá (mm) giữa các nghiên cứu.............111
Bảng 4.6 Các nghiên cứu có kết quả tương đồng...................................................... 113
Bảng 4.7 Các nghiên cứu có kết quả khác nghiên cứu chúng tôi............................... 114
Bảng 4.8 So sánh tiêu mào xương quanh implant giữa nhóm mơ mỏng và mơ dày. .122


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thiết kế implant.............................................................................................. 3
Hình 1.2 Thiết kế implant 2 khối................................................................................... 4
Hình 1.3 Kết nối implant - trụ phục hình. A) Kết nối trong, B) Kết nối ngồi...............5
Hình 1.4 (a) Thiết kế chuyển tiếp phẳng (b) Thiết kế chuyển tiếp chuyển bệ................6
Hình 1.5 (a) Vi kẽ được đặt ngang xương. (b) Vi chuyển động và nhiễm khuẩn sẽ tạo
ra sự xâm nhập của viêm nhiễm, dẫn đến tiêu mào xương.................................. 7
Hình 1.6 “Hiệu ứng bơm” đẩy vi khuẩn ra ngồi gây ra tiêu mào xương quanh
implant................................................................................................................ 9
Hình 1.7 Mơ mềm quanh implant................................................................................ 10
Hình 1.8 Khoảng sinh học quanh implant gồm hai lớp chính: Bám dính biểu mơ và
phần hàng rào mơ liên kết bên dưới.................................................................. 11

Hình 1.9 Đo độ dày mơ mềm theo chiều dọc............................................................... 13
Hình 1.10 Đo độ dày mô mềm (a) Đo độ dày mô mềm theo chiều dọc. (b) Đánh giá
dạng sinh học mô nướu. (c) Đo độ dày mô mềm theo chiều ngang. (d) Mơ nướu
dính hay mơ sừng hố (mũi tên)........................................................................ 14
Hình 1.11 Sử dụng giấy thấm để thu thập dịch quanh implant.................................... 20
Hình 1.12 Phương pháp lấy mẫu mảng bám quanh implant....................................... 21
Hình 1.13 Độ dày mơ mềm theo chiều dọc. (a) mơ mỏng; (b) Mơ dày........................34
Hình 2.1 Mất răng 36 và răng 46 đối xứng trên cung hàm.......................................... 39
Hình 2.2 Bộ mũi khoan đặt implant Nobel Biocare.................................................... 43
Hình 2.3 Thiết kế implant. (a) Implant NobelReplace Tapered; (b) Implant
NobelReplace Conical Connection................................................................... 44
Hình 2.4 Kết nối implant - trụ phục hình. (a) NobelReplace Tapered dạng tam giác;
(b) NobelReplace Conical Connection dạng lục giác........................................ 44

Hình 2.5 Hệ thống tách chiết Nucleic acid KingFisher Flex....................................... 45


vi

Hình 2.6 Thiết bị real - time PCR CFX96 TOUCH Detection System (Biorad, Mỹ) 45
Hình 2.7 Đo mật độ xương bằng phần mềm Simplant................................................ 47
Hình 2.8 Đo độ dày mơ mềm theo chiều dọc: a) Hình ảnh trước phẫu thuật; b) Đo độ
dày sau khi lật vạt mặt ngồi............................................................................. 48
Hình 2.9 a) Cây đo khe quanh implant; (b và c) Đo khe quanh implant và ghi nhận
tình trạng chảy máu khi thăm khám implant..................................................... 49
Hình 2.10 (a) Đo chiều cao mơ sừng hố R36 (4 mm); (b) Chiều cao mơ sừng hoá R46
(4 mm) trên cùng một bệnh nhân (Nguồn: Nghiên cứu này)............................. 50
Hình 2.11 Giao diện phần mềm Digora và độ phân giải để hiệu chỉnh kích thước......51
Hình 2.12 Cách đo mức mào xương quanh implant.................................................... 51
Hình 2.13 (a và b) lấy mẫu vi sinh bằng côn giấy; (c) mẫu bệnh phẩm.......................52

Hình 2.14 Hệ chuẩn và cách quy đổi định lượng vi khuẩn (DU/ml)...........................56
Hình 2.15 Đánh giá số lượng vi khuẩn F. nucleatum (Cy5-màu tím).......................... 56
Hình 2.16 Đánh giá số lượng vi khuẩn S.salivarius (Cy5-màu tím) và S. moorei (Hexmàu xanh lá)...................................................................................................... 57
Hình 2.17 Thiết kế vị trí, chiều dài và đường kính implant bằng phần mềm Simplant.
............................................................................................................................

58

Hình 2.18 (a,b,c) Thiết kế máng phẫu thuật bằng phần mềm 3 Shape........................ 59
Hình 2.19 a) Chụp hình trong miệng trước phẫu thuật; (b và c) Mẫu hàm nghiên cứu.
............................................................................................................................

59

Hình 2.20 (a) Trước phẫu thuật; (b) Thử máng hướng dẫn phẫu thuật........................60
Hình 2.21 Phẫu thuật đặt implant chuyển tiếp phẳng.................................................. 61
Hình 2.22 Phẫu thuật đặt implant chuyển tiếp chuyển bệ............................................ 62
Hình 2.23 Hình ảnh X quang kỹ thuật số ngay sau phẫu thuật.................................... 62
Hình 2.24 Bộ dụng cụ giữ phim làm sẵn và khóa cắn cá nhân.................................... 63
Hình 2.25 Quy trình lấy dấu phục hình....................................................................... 64
Hình 2.26 Chụp phim sau gắn phục hình và lưu trữ.................................................. 65


vii


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Tóm tắt quy trình nghiên cứu...................................................................... 68

Biểu đồ 3.1 Phân loại mật độ xương giữa 2 nhóm....................................................... 71
Biểu đồ 3.2 Phân loại độ dày mơ giữa 2 nhóm............................................................ 73
Biểu đồ 3.3 Tần suất xuất hiện các vi khuẩn giữa 2 nhóm tại 2 thời điểm...................91


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mức độ tiêu mào xương xung quanh implant là một trong các tiêu chí đánh giá sự
thành cơng hay thất bại của implant nha khoa sau khi gắn phục hình 1. Theo
Albrektsson (1986) tiêu chuẩn thành cơng của implant nha khoa bao gồm implant
không di động trên lâm sàng, khơng có hình ảnh thấu quang quanh implant trên phim X
quang, khơng có các triệu chứng đau, nhiễm khuẩn, tổn thương thần kinh, rối loạn cảm
giác, tiêu mào xương theo chiều dọc ít hơn 1,5 mm trong năm đầu tiên và tiêu ít hơn
0,2 mm trong những năm tiếp theo1.
Các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu mào xương
quanh implant trong năm đầu tiên sau tải lực như: tình trạng sức khoẻ bệnh nhân, giải
phẫu vùng mất răng (đặc điểm mô mềm, mô xương), thiết kế implant, liên quan đến
phẫu thuật, phục hình2,3. Trong các yếu tố này, kết nối giữa implant với trụ phục hình
được xem là yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến sự thay đổi mào xương quanh
implant3,4.
Hiện nay có hai dạng kết nối giữa implant với trụ phục hình. Thiết kế thứ nhất là
implant chuyển tiếp phẳng có đường kính của trụ phục hình bằng với đường kính bệ
implant. Thiết kế thứ hai là implant chuyển tiếp chuyển bệ có đường kính trụ phục hình
nhỏ hơn so với đường kính bệ implant, giúp làm tăng khoảng sinh học theo chiều
ngang và di chuyển vi kẽ ra xa phần tiếp xúc xương theo chiều đứng. Với ưu điểm của
thiết kế này, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy implant chuyển tiếp chuyển bệ có đáp
ứng với mơ xương và mô mềm tốt hơn so với implant chuyển tiếp phẳng 5,6,7,8. Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại cho thấy không có sự khác biệt giữa hai loại thiết kế
9,10,11


. Ngồi ra, mô mềm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu mào

xương quanh implant hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và kết quả còn gây
tranh cãi12,13,14.
Tại Việt Nam, cấy ghép implant nha khoa đã và đang được áp dụng rộng rãi trong
điều trị phục hồi mất răng bán phần hay toàn bộ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về implant
vẫn còn hạn chế và cho đến nay chưa có nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nào đánh giá


2

ảnh hưởng của thiết kế implant - trụ phục hình lên sự thay sinh học mơ quanh implant
trong đó đánh giá vai trị của chiều cao niêm mạc sừng hố và độ dày mô mềm theo
chiều dọc, đặc biệt là yếu tố vi sinh gây ra sự thay đổi sinh học quanh mơ implant ở
người Việt. Chính vì vậy, để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant - trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học
mơ quanh implant nha khoa” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá các chỉ số nha chu (PI, GI, PD, BOP), tình trạng mơ mềm tại các
thời điểm sau 3, 6, 12 tháng gắn phục hình ở mỗi nhóm và giữa hai nhóm implant
chuyển tiếp phẳng và nhóm implant chuyển tiếp chuyển bệ ở bệnh nhân mất răng cối
hàm dưới.
2. Đánh giá sự tiêu mào xương quanh implant trên phim X quang quanh chóp tại
các thời điểm ngay sau gắn phục hình và sau 3, 6, 12 tháng ở mỗi nhóm và giữa hai
nhóm chuyển tiếp phẳng và nhóm chuyển tiếp chuyển bệ và một số yếu tố ảnh hưởng.
3. Đánh giá số lượng và tần suất của vi khuẩn Aggregatibacter
actinomycetemcomitans, Treponema denticola, Fusobaterium nucleatum, Tannerella
forsythia, Porphyromonas gingivalis, Streptococcus salivarius, Solobacterium moorei
trong mảng bám quanh implant tại các thời điểm 6, 12 tháng sau gắn phục hình giữa
nhóm chuyển tiếp phẳng và nhóm chuyển tiếp chuyển bệ.



3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Thiết kế implant nha khoa
Thuật ngữ “Thiết kế implant” dùng để chỉ về cấu trúc đại thể và vi thể của hệ
thống implant như hình dạng, kiểu kết nối giữa implant và trụ phục hình, kiểu ren xoắn
và bề mặt implant.
1.1.1 Thiết kế đại thể của implant nha khoa
Hiện nay, implant phổ biến trong nha khoa là implant trong xương dạng chân
răng. Implant trong xương dạng chân răng có hai loại: một khối và implant hai khối,
trong đó implant hai khối thường được sử dụng rộng rãi hơn so với implant một khối
(Hình 1.1).

Hình 1.1 Thiết kế implant
(Nguồn: Lê Đức Lánh 2014)15

Implant một khối có phần trụ phục hình gắn liền với implant và chỉ áp dụng
quy trình cho một lần phẫu thuật có hay khơng có lật vạt. Implant một giai đoạn
được bộc lộ ra khoang miệng ngay sau khi đặt implant.
Implant hai khối gồm có hai phần: phần thân implant đặt trong xương và phần
mang phục hình (trụ phục hình) được nối từ thân implant qua niêm mạc để nâng đỡ
và/hoặc giữ phục hình. Implant hai khối được che phủ bởi mơ mềm ngay sau khi cấy
ghép và cần phải thực hiện phẫu thuật thứ hai để bộc lộ implant sau 4 đến 6 tháng15.


4

Với thiết kế implant hai khối, phần chuyển tiếp giữa bệ implant và trụ phục hình

có hai hình thức (Hình 1.2):

-

Chuyển tiếp phẳng (CTP) là khi đường kính của trụ phục hình được kết nối

vào implant có đường kính bằng với đường kính của bệ implant.

-

Chuyển tiếp chuyển bệ (CTCB) là khi đường kính của trụ phục hình được kết

nối vào implant có đường kính nhỏ hơn so với đường kính của bệ implant.

Hình 1.2 Thiết kế implant 2 khối
(Nguồn: Nobel Biocare Procedures Manual 2014)
Có hai hình dạng kết nối trụ phục hình vào implant là kết nối ngồi và kết nối
trong (Hình 1.3). Trong kết nối ngồi, phần gắn kết sẽ lồi lên trên phần bệ implant.
Trước đây, kết nối ngoài là loại kết nối được sử dụng rộng rãi nhất. Ngoài ưu điểm
của thiết kế này là giúp implant vặn vào đúng vị trí khi khoan xương, nó cịn có cơ
chế chống xoay, giúp trụ phục hình có thể đặt vào và lấy ra dễ dàng, đồng thời thích
hợp với nhiều hệ thống implant khác16.
Tuy nhiên, kết nối lục giác ngồi cũng có một số nhược điểm như chiều cao
của phần lục giác ngồi chỉ có 0,7 mm, được cho là quá thấp không đủ để kháng lại
lực xoay và lực sang bên tác động lên trụ phục hình 16. Kết quả có thể tạo ra sự khơng
khít sát khi trụ phục hình được vặn chặt vào implant với lực torque >30 Ncm và nếu
lực torque <30 Ncm sẽ tạo ra vi dịch chuyển, kẽ hở ở vùng bờ mép và lỏng vít. Khi
giao



5

diện giữa xương và implant bị bộc lộ, nguy cơ tích tụ vi khuẩn ở các vi kẽ, sự khơng
ổn định về kết nối có thể dẫn đến tiêu mào xương.

Hình 1.3 Kết nối implant - trụ phục hình. A) Kết nối trong, B) Kết nối
ngồi (Nguồn: Palacios-Garzón 2020)17
Để khắc phục vấn đề trên, người ta thiết kế ra kết nối nằm bên trong và lõm
xuống từ bệ implant. Có nhiều kiểu kết nối trong như hình lục giác, hình nón, bát giác,
ba múi, rãnh trong hoặc kết hợp. So với kết nối ngoài, kết nối trong được cho là giúp
tăng cường liên kết với trụ phục hình nhờ tăng độ ổn định, khả năng đề kháng lực sang
bên và phân phối lực tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy cả 2 hệ thống kết
nối trong và ngoài đều có sự tương đồng về kiểu phân phối lực theo chiều đứng, vi kẽ
và sự khơng khít sát hồn toàn theo chiều ngang18.
1.1.2 Implant chuyển tiếp chuyển bệ
Hiện nay thiết kế implant CTCB được sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Cơ chế
implant CTCB cho phép vi khuẩn di chuyển ra xa mơ xương theo chiều ngang, hướng
về phía implant (Hình 1.4). Tác dụng của nó tương tự như đề xuất việc đặt implant
CTP trên mào xương khoảng 1mm nhằm cô lập vi kẽ nhưng trong trường hợp này thì
vi kẽ đã được cơ lập theo chiều ngang.
Khái niệm implant CTCB liên quan đến một trụ phục hình có đường kính nhỏ
hơn so với đường kính bệ implant. Cấu hình này tạo nên một vịng khắc bao quanh
implant, làm tăng khoảng sinh học theo chiều ngang. Cơ chế hoạt động của implant


6

CTCB là chuyển vị trí vi kẽ của kết nối implant - trụ phục hình ra xa phần tiếp xúc
đứng giữa xương và implant. So với quy trình phục hồi thông thường sử dụng thiết kế
implant CTP, implant CTCB được cho là sẽ hạn chế việc tiêu mào xương quanh

implant và để đạt hiệu quả thì độ rộng của kết nối implant - trụ phục hình ít nhất là 0,4
mm19,20.

Hình 1.4 (a) Thiết kế chuyển tiếp phẳng (b) Thiết kế chuyển tiếp chuyển bệ
(c) Độ rộng của kết nối implant - trụ phục hình implant CTCB; để có hiệu quả địi

hỏi ít nhất là 0,4 mm
(Nguồn: Linkevicius 2019)21
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã báo cáo về tác động tích cực của cơ chế CTCB
lên sự ổn định mào xương quanh implant. Canullo và cộng sự (c.s) (2010) thực hiện
một nghiên cứu đánh giá sự tiêu mào xương quanh implant với các hình dạng kết nối
chuyển tiếp khác nhau. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự chênh lệch giữa bệ
và trụ phục hình càng lớn thì sự tiêu mào xương quanh implant càng ít. Để đạt hiệu
quả thì chênh lệch đường kính giữa implant và trụ phục hình ít nhất là 0,4 mm19,20.
1.1.3 Thiết kế phần cổ implant
Phần cổ của implant bao gồm kết nối implant – trụ phục hình được xem là thành
phần quan trọng của implant, giúp lưu giữ phục hình và tạo vùng chuyển tiếp truyền
tải lực lên thân implant. Kết nối implant - trụ phục hình khơng chỉ ảnh hưởng đến
implant về mặt cơ học mà còn liên quan đến các đáp ứng sinh học của mơ cứng và mơ
mềm, nơi có sự hiện diện của vi kẽ. Thiết kế phần cổ implant thường có các dạng sau:
nhẵn hoặc nhám, có ren hoặc khơng có ren.



×